nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

TPP, ABENOMICS VÀ TRỤC CHÂU Á CỦA HOA KỲ

Bài đọc liên quan:
+ Bi kịch chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
+ 9 tuyên bố chung của Việt Nam và Hoa Kỳ
+ Bàn về kỷ vật của chủ tịch nước trao cho TT Obama

Bài viết của 2 ông Andre Stein và Miro Vassilev, là những chủ tịch của Quỹ Đầu tư Toàn cầu Cryptos, một Quỹ vĩ mô toàn cầu của New York. Stein là thành viên của New York thuộc tổ chức Sáng kiến Chính sách đối ngoại và Vassilev là một thành viên ở dự án An ninh Quốc gia Truman.

Bài viết gốc: The TPP, Abenomics and America’s Asia Pivot


Các cuộc đàm phán TPP là rất quan trọng cho cả tương lai của Nhật Bản và chính sách châu Á của Hoa Kỳ.

Nhật Bản gia nhập các đối tác đàm phán hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương được cho là sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ của Hoa Kỳ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thập kỷ qua. Điều này là do tính bền vững của quyền lực chiến lược dài hạn của Hoa Kỳ ở châu Á và nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe để hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản là hoàn toàn phụ thuộc vào việc cùng nhau hợp tác này. Nếu không có một Nhật Bản hồi sinh kinh tế, châu Á sẽ ngày càng hút ra khỏi vòng tay của Hoa Kỳ và rơi vào quỹ đạo kinh tế và chiến lược của Trung Hoa. Trục Châu Á của Washington sẽ không hoàn thiện nếu không có một quyền lực Nhật Bản ở TPP, cả hai đều hỗ trợ liên minh chính trị và an ninh ngày càng tăng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và hoạt động như một hiệp ước chống lại kinh tế đối với Trung Hoa.

Cũng như Liên Xô dựa trên một kho vũ khí quân sự lớn cho quyền lực của nó, ảnh hưởng của Trung Hoa xuất phát chủ yếu từ nền kinh tế. Cho đến nay, Hoa Kỳ có tương đối ít đòn bẩy kinh tế trong trục châu Á của nó, chỉ một vài ngoại lệ của hiệp định thương mại tự do (FTA: Free Trade Agreement) với bạn bè chắc chắn nhất của nó như: Úc, Singapore và Hàn Quốc. Thay vào đó, Washington đã tập trung chủ yếu vào các nỗ lực chính trị và quân sự, cho dù cải thiện mối quan hệ băng giá với cựu thù như Việt Nam hoặc triển khai bổ sung các nguồn lực phòng thủ tên lửa đạn đạo khu vực.

Nếu được thực hiện, TPP bao gồm cả Nhật Bản lấp vào khoảng trống kinh tế này trong chính sách châu Á của Hoa Kỳ sẽ làm tăng luồng thương mại giữa các thành viên của nó, làm cho các thành viên ít phụ thuộc vào thương mại với Trung Hoa và qua đó tăng cường vị thế kinh tế của họ so với láng giềng khổng lồ của họ. Quan trọng hơn là, sự tham gia của Nhật Bản là nền kinh tế lớn nhất châu Á trong TPP làm nhân ảnh hưởng mạng lưới kinh tế của hiệp ước. Nó cũng kéo Hoa Kỳ trở lại trong ván bài tự do thương mại, mà trong đó Trung Hoa đã ký kết, hoặc đang theo đuổi, Hiệp định tự do thương mai với một số nước thành viên TPP bao gồm Singapore, Úc, New Zealand và Chile.

TPP cũng bổ sung các mối quan hệ an ninh của Washington. Các nước TPP chủ yếu là đồng minh quân sự thân cận của Hoa Kỳ cùng chia sẻ mối quan tâm về - và thường chịu gánh nặng của – sự vênh váo hiếu chiến quân sự khu vực của Trung Hoa. Sự phụ thuộc của Tokyo trên tuyến hàng hải nhập khẩu dầu khí tạo một trục bản lề cho những nỗ lực phối hợp về những chính sách an ninh và năng lượng khu vực, bao gồm cả những nỗ lực đần độn chướng tai gai mắt của Trung Hoa đang đe dọa các thành viên TPP trong những tuyên bố biên giới hàng hải và các nguồn dầu và khí đốt nằm dưới đáy biển.

Chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á dựa trên việc trẻ hóa nền kinh tế của Nhật Bản, do đó phụ thuộc vào chương trình kinh tế ba mũi nhọn của ông Abe. Hai yếu tố đầu tiên của Abenomics là, tài chính và tiền tệ, nó đã hình thành và được thiết lập để tiếp tục trong tương lai gần. Đây là việc dễ dàng của chính sách kinh tế làm giảm cơn đau đối với người bệnh bằng thuốc đắng. Nới lỏng tiền tệ khổng lồ của Ngân hàng Nhật Bản (nhiều hơn so với những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ), chi tiêu thâm hụt kỷ lục và tăng kỳ vọng lạm phát là những liều thuốc kích thích đầu tiên cho nền kinh tế Nhật Bản. Như mùi cà phê khi bụng đói, lấp bụng bằng 1 ly cà phê(java fix) mạnh mẽ lúc đầu, nhưng cuối cùng thì không có hiệu quả. Nên đây là lý do tại sao Abe dự định thực hiện cải cách cơ cấu trong nước để đánh thức giấc ngủ vĩnh viễn nền kinh tế Nhật Bản từ hai thập kỷ qua.

Về chính trị, ông Abe dựa vào các cuộc đàm phán TPP như một chiếc xe để lái chương trình nghị sự cải cách cơ cấu này. Tấm ván trung tâm của những cải cách này đang được cải thiện khả năng cạnh tranh của Nhật Bản và giành lại lợi thế cạnh tranh xuất khẩu. TPP sẽ dẫn đến chi phí thấp hơn cho hàng hóa nhập khẩu, tăng cường tiếp cận khu vực cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản và giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào thương mại với Trung Hoa. Tuy nhiên tăng xuất khẩu này đòi hỏi thực hiện thành công những sáng kiến trong nước còn tranh cãi, bao gồm tăng tỷ lệ thuế tiêu thụ, nâng sự tham gia của lực lượng lao động, giảm giá điện thông qua bãi bỏ quy định, và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thách thức lớn nhất đối với Thủ tướng Chính phủ Nhật là đang cắt giảm thuế quan của Nhật Bản và các hàng rào phi thuế quan đối với mặt hàng chủ lực quan trọng như gạo, cho vùng nông thôn đã bỏ phiếu cho đảng Dân chủ Tự do, và những ý kiến đối lập trong đảng của ông. Không ngạc nhiên, khi ông Abe đã nói rằng ông sẽ phần nào bảo vệ ngành nông nghiệp trọng điểm để thuyết phục các nghị sĩ của mình hòng hỗ trợ phần còn lại của chương trình nghị sự của mình.

Chính trị trong nước của Nhật Bản sẽ ngày càng xác định sự thành công hay không của TPP. Hoa Kỳ và các đồng minh hoạch định chính sách, trong khi thừa nhận những lợi ích kinh tế quốc gia của riêng mình, nên cố gắng hết sức để hỗ trợ ông Abe trong chương trình cải cách của ông ta. Nhật Bản nên được phép chậm hơn trong việc giảm dần thuế quan nông nghiệp của mình trong một khoảng thời gian dài – để khuyến khích cả việc cải cách nông nghiệp trong nước dài hạn trong khi phải ngăn chặn một cuộc nổi dậy hàng loạt trong đảng Dân chủ Tự do làm cho có thể kết thúc sự tham gia của Nhật Bản trong TPP. Duy trì một sự im lặng có tính xây dựng trên sự mất giá của đồng Yên, đặc biệt là trong việc làm ngơ như không biết(great unknown of the post-Bernanke era) của thời kỳ hậu Bernanke(*), cũng sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản và phục vụ như một liều thuốc giảm đau khi cơn đau của cải cách cơ cấu đạt được.

Sự thất bại của Abenomics, trong đó có cải cách cơ cấu thúc đẩy các cuộc đàm phán TPP của Nhật Bản, có thể gây ra rủi ro ổn định toàn cầu nghiêm trọng. Nếu Abe thất bại ngay tại Nhật Bản, cải cách cơ cấu sẽ bị trì hoãn và nó sẽ làm thất bại bất kỳ hy vọng nào cho sự phục hồi của Nhật Bản. Có hai kịch bản đáng lo ngại - cả hai đều xấu cho Nhật Bản và bạn bè của mình. Đầu tiên là, không thực hiện được cải cách, chương trình nới lỏng tiền tệ lớn của ông Abe sẽ kết hợp với kích thích kinh tế thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến tình trạng lạm phát, nó là một phức hợp khủng khiếp của tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng còi cọc và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Thứ hai là, do gánh nặng nợ nần khổng lồ của Nhật Bản ở mức 230% GDP, chỉ tăng 2% trong lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản sẽ nâng những chi phí dịch vụ nợ của ngân sách nhà nước đến 100%. Kịch bản này là một khả năng thực sự cho những thâm hụt thương mại và tăng trưởng chậm chạp dai dẳng của Nhật Bản. Trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến một cuộc tháo chạy đối với trái phiếu Nhật Bản – vì nhà đầu tư nước ngoài đã bị mất tình trạng trú ẩn an toàn, với những con số suy giảm để bảo vệ cho Nhật Bản đón lấy cơ hội.

Một trong những kịch bản sẽ nguy khốn là Nhật Bản vỡ nợ với những chi nhánh toàn cầu khổng lồ, thì ngay cả cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro cũng không nghĩa lý gì, chứ đừng nói đến các cuộc đàm phán TPP cũng chỉ là rác rưởi. Tồi tệ nhất là, một Nhật Bản tuyệt vọng về kinh tế có khả năng sẽ làm cho nước Nhật đi theo con đường chủ nghĩa dân tộc độc hại, đó là điều trớ trêu làm cho Nhật Bản rơi sâu hơn vào vòng tay của Trung Hoa, làm phá hoại chiến lược châu Á của Hoa Kỳ.

@The Diplomat 06 August, 2013

Ghi chú:
(*)the great unknown of the post-Bernanke era: Ý tác giả là Hoa Kỳ và đại diện là Fed sau khi Bernanke kết thúc nhiệm kỳ vào tháng giếng 2014, dù ai lên làm chủ tịch Fed cũng nên làm ngơ cho việc Nhật Bản phá giá đồng Yên như Bernanke đã làm khi Nhật Bản tung 180 tỷ đô la trong chương trình nới lỏng tiền tệ đầu năm nay, để giúp ông Abe thực hiện được cải cách cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản có những điều làm tổn hại đến các nhà tài phiệt Nhật Bản. Nó sẽ giúp Nhật Bản hoàn thành sớm ký kết hiệp định TPP cũng là giúp cho Hoa Kỳ trong ván bài kinh tế chống lại Trung Hoa.

Asia Clinic, 17h57' ngày thứ Sáu, 09/8/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét