nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

KHI TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM MẤT

Ai đã từng sống ở miền Nam trước 1975 đủ để biết đọc thì cũng biết khẩu hiệu này ở các nơi công sở: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm, vì nó nằm ngay cả trên Quốc hiệu quân đội của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Thế nhưng, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không đủ khả năng để thực hiện khẩu hiệu này, sau khi cố tổng thống Ngô Đình Diệm và gia quyến ông bị tận diệt bỡi nhiều lý do, mà ngày nay vẫn còn nằm trong bí mật của lịch sử, để rồi miền Nam Việt Nam là "bên thua cuộc và bỏ cuộc".

Ngày nay "bên thắng cuộc" đang giẫm lên con đường của "bên thua cuộc và bỏ cuộc", không thực hiện được khẩu hiệu tối thượng này, khi danh lợi đang làm mờ mắt các nhóm lợi ích.

Hầu như hôm nay - cái thời đại mà người ta bảo rằng vinh quang và chói lọi nhất - bất cứ cái gì cũng bị các nhóm lợi ích thâu tóm, ngay cả hạt lúa giống ngay trên quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới này cũng bị các nhóm lợi ích nhảy vào để kiếm ăn, mà quên đi Tổ quốc, Danh dự và Trách nhiệm của một công dân. Khi ông giáo sư Võ Tòng Xuân phát biểu: “Một lý do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc, không nên trồng giống lúa Việt Nam”.

Ngay cả làm văn hóa như việc trùng tu ngôi mộ của Thần Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cũng chỉ vì tiền, nên tốn kém đến 19 tỷ đồng để phá nát di tích lịch sử một thời của người mở cõi. Ngay cả xe điện chạy quanh phố cổ Hà Nội mà, quận Hoàn Kiếm cũng có 71% cổ phần như lời ông chủ tịch quận này xác nhận. Quận là ai? Nhà nước là ai? Đảng là ai? Tất cả đều mơ hồ trong những ngôn từ để các nhóm quyền lợi tận hưởng, lời thì chả thấy nói năng, nhưng lỗ thì dân còng lưng trả thuế, phí bất hợp lý.

Lại nhớ câu chuyện, hôm trước có anh bạn Việt kiều chuyên nhập khẩu rác cao cấp về Việt Nam thua lỗ chổng gọng vì không bán được, đành bỏ cuộc. Số là anh làm hồ sơ mở một công ty chuyên xuất nhập khẩu, trong đó có lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu rác. Món hàng rác mà anh chọn là nhựa phế thải ở các bãi rác Hoa Kỳ mà có thể tái chế trở lại thành hạt nhựa PE - Polyethylene. Nhưng khi nhập khẩu về thì bán không ai dám mua, vì nó đã là của để dành cho các công ty khác, mà ngay cả nhà sản xuất tái chế cũng không dám tự nhập khẩu về để sản xuất, dù có được phép nhập để giảm giá thành sản phẩm.

Gần đây trong dân chúng, thông tin đại chúng, quốc hội, và cả những người lãnh đạo cao cấp trong đảng cầm quyền nói công khaiu về các nhóm lợi ích. Ai cũng phát biểu "đầy quyết tâm" xóa các nhóm lợi ích. Nhưng qua cuộc họp quốc hội thông qua "hiến pháp sửa đổi 2013" hôm 28/11/2013 cho thấy, các nhóm lợi ích đã trở thành tập thể đồng thuận lợi ích nhóm cầm quyền, ngay cả rác cũng không chừa. Cho nên, Tổ quốc, Danh dự và Trách nhiệm không còn giá trị trong hiện tại của tập thể nhóm lợi ích.


Khi Tổ Quốc, Danh Dự và Trách nhiệm bị bỏ rơi vì lợi ích, tha hóa thì ắt sẽ vong thân hơn là dấn thân và thăng hoa ắt sẽ trở thành sự sụp đổ theo như chủ nghĩa hiện sinh đã được thế giới công nhận và trao giải Nobel văn chương cho Jean Paul Sartre năm 1964.

Asia Clinic, 9h39' Chúa nhựt, 01/12/2013

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

SƠ LƯỢC HIỆN TƯỢNG HỌC VÀ HIỆN SINH HỌC VỚI VĂN HÓA NGHỆ THUẬT MIỀN NAM TRƯỚC 1975

Bài đọc liên quan: 

Gần đây có diễn đàn hội thảo về Bùi Giáng trở lại, cũng có lắm người ca tụng, và cũng có thiểu số người đánh giá không cao về ông, vì họ không có đủ kiến thức để nhìn ông đúng với những gì ông viết.

Lâu nay, kể cả trước 1975 và sau 1975 ở cả 2 miền Nam và Bắc, khi nói đến nhà thơ Bùi Giáng thì đa phần là ca tụng ông lên mây. Một số người thì lại đánh giá khác, chỉ là thiểu số, là thơ Bùi Giáng không hay, và khó hiểu, thậm chí không biết ông viết gì.

Những người ca tụng đa phần cũng chỉ là ca tụng vì thấy những người hiểu biết ca tụng rồi mình cũng ca tụng theo kiểu Gustave le Bon - tâm lý đám đông vô thức.

Những người đặt vấn đề thơ ông không hay, khó hiểu, thậm chí không hiểu ông viết gì, thì đa phần không nắm được trào lưu triết học ở miền Nam vào 2 thập niên 1960 và 1970 có 2 trường phái xâm nhập vào nền văn hóa miền Nam đầy khói lửa, và chết chóc vì chiến tranh Bắc Nam lúc bấy giờ là: 

1. Chủ nghĩa Hiện sinh - Existentialism đại diện lúc đó là Jean Paul Sartre; và 

2. Hiện tượng học - Phenomenology đại diện lúc đó là Martin Heidegger 

Do hậu quả chiến tranh làm con người cần tìm nơi trú ẩn về tư duy, tâm linh, v.v... mà trong đó, Bùi Giáng và Phạm Công Thiện là 2 dịch giả, và tác giả chuyển tải bằng dịch thuật, và viết nhiều về 2 trường phái này ở miền Nam Việt Nam thời đó. 

Đặc biệt, về Phenomenology - Hiện tượng học - là một trường phái triết học mô tả thực tại khách quan bằng lối ví von ngôn từ ẩn dụ, mà chỉ tác giả mới hiểu mình nói gì. Nó được 2 ông Bùi Giáng và Phạm Công Thiện đưa vào hầu hết các tác phẩm văn thơ, cũng như những dịch phẩm của họ cho chương trình đào tạo ở đại học. Đa phần những người viết theo trường phái hiện tượng học đều bị cho là, điên chữ làm cho mù nghĩa.

Trường phái triết học Hiện tượng học ra đời từ thời Edmund Husserl nghiên cứu về nhận thức luận của cái nằm bên dưới nhận thức của con người trong một hoàn cảnh cụ thể trong cuốn Logical Investigations (Nghiên cứu về lý luận) (1901). Sau này được các nhà triết học phương Tây đi sâu vào sự trú ẩn tâm lý trong ngôn ngữ, hành vi, và bao nhiêu vấn đề khác của khoa học tự nhiên và xã hội rất phức tạp.

Bên cạnh Hiện tượng học thì Chủ nghĩa hiện sinh cũng mô tả thực khách quan trần trụi của đời thường, để đưa ra một nhân sinh quan, một triết lý sống cho thực tại. Thời bom đạn ấy, chủ nghĩa hiện sinh không chỉ ảnh hưởng đến đời sống thanh niên miền Nam, mà còn cả Hoa Kỳ và toàn cầu. Những tha hóa, thăng hoa; dấn thân, vong thân; đạo và đời; danh và lợi, phong trào Hippy của thanh niên, v.v... trong thời chiến ác liệt.

Nếu ai đọc bản dịch về Phenomenology của ông Bùi Giáng dịch thì cực kỳ khó nhằng, không khác gì tự đọc tác phẩm Kinh dịch của Ngô Tất Tố dịch ra Việt ngữ từ bản gốc tiếng Hán.

Cũng vậy, nếu ai đã từng đọc những cuốn mà ông Phạm Công Thiện viết như: Ngày sinh của Rắn, hay Mặt trời không bao giờ tắt, v.v... thì sẽ cực kỳ khó hiểu với những ngôn từ, những chương chỉ có một câu văn không biết ông nói gì? Ví dụ như: "Ôi! vàng rơi cây ngô đồng!" chiếm 1 chương trong sách! Không ai hiểu ông muốn lấy cây ngô đồng để nói cái gì? vàng rơi có phải l;à lá vàng rụng mùa thu? Vậy thì cây ngô đồng mùa thu lá rụng, thì ẩn ý của ông muốn nói cái gì? Đó là hiện tượng học.

Còn ông Bùi Giáng thì, Hỏi về tiểu sử, Bùi Giáng trả lời: "Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu/ Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa./ Gọi tên là một hai ba,/ Ðếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm." Không ai hiểu ông nói cái gì? Nhưng có thể mơ hồ hiểu ông muốn nói, ông đến từ hư vô và sẽ trở về từ cõi hư vô. 

Cho nên, muốn hiểu Bùi Giáng, Phạm Công Thiện và Trịnh Công Sơn thì phải hiểu về lịch sử, thời cuộc, và sự ảnh hưởng nền triết học hiện đại đến văn học nghệ thuật miền Nam 2 thập niên 1960-1970. Đặc biệt là Hiện tượng học - Phenomenology. 

Thế hệ những ông này đưa Phenomenology vào xã hội Việt Nam khi nó là một trào lưu thế giới lúc bấy giờ. Nên cách viết của 3 ông này thường điên chữ làm mù nghĩa mà chỉ có ai chơi thân mới hiểu. Mỗi ông có một cách diễn đạt khác nhau. Trong 3 ông thì nhạc sĩ họ Trịnh là viết tương đối dễ hiểu hơn về Phenomenology trong cách diễn đạt bằng nhạc mà là thơ là triết.


Với Bùi Giáng, ông là một nhà thơ, một dịch giả nổi tiếng ở miến Nam trước 1975. Và cũng không ngần ngại xem ông là một triết gia.


Với Phạm Công Thiện, trước hết ông là một nhà ngôn ngữ học - ông từng tự cho mình là hiểu và biết quá nhiều ngoại ngữ đến nỗi, ông tự phong mình và người ta cũng phải công nhân ông là người có ngoại ngữ vân vân - từ những giai thoại về ông mà hầu hết sinh viên Văn khoa thời ấy học ông. Sau nữa là dịch giả, nhà thơ, nhà văn theo trường phái hiện tượng học.


Với Trịnh Công Sơn trước tiên là nhạc sỹ tài danh. Nhưng nhạc của ông quan trọng nhất là lời. Lời nhạc của Trịnh không chỉ là thơ, mà còn là một triết lý nhân sinh kết hợp giữa Phật học với Hiện tượng học để vẽ lên những câu vô nghĩa, nhưng khi ghép lại thì ai cũng hiểu bàng bạc thân phận của con người trong một kiếp nhân sinh.

Nếu Trịnh Công Sơn chỉ đơn thuần là người của công chúng showbiz ở miền Nam, thì 2 ông Bùi Giáng và Phạm Công Thiện là những người của công chúng, họ còn là những người của công chúng trí thức miền Nam trước 1975. Vì 2 ông còn là giảng viên đại học nổi tiếng ở các trường đại học Văn Khoa và Vạn Hạnh thời bấy giờ. Cả 3 họ đều có ảnh hưởng lớn cho thế hệ thanh niên thời chiến của miền Nam.

Nếu nói đúng ra thì 2 ông Bùi Giáng và Phạm Công Thiện đã có công đưa hiện tượng học vào miền Nam. Ông Trịnh Công Sơn bị ảnh hưởng trường phái này, và dùng ngôn từ ẩn dụ để diễn tả thực tại khách quan về nội tâm và thân phận của con người kết hợp với Phật học để thành thơ, nhạc và triết lý nhân sinh.

Cả 3 người có quan điểm nhân sinh như những triết gia về chủ nghĩa hiện sinh pha trộn hiện tượng học trong đời sống miền Nam lúc bấy giờ.

Tất cả họ, hiện tượng học, và chủ nghĩa hiện sinh thời 1960 đến giữa 1970s là kết quả của cuộc nội chiến Nam Bắc và sự giằng xóc tâm linh, tư duy thời đại mà thành một bức tranh đại diện cho nền văn hóa nghệ thuật khai phóng miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975.

Asia Clinic, 12h15' ngày 29/11/2013

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

BỐN KỶ LỤC VỀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM


Bài đọc liên quan:
+ Nhân trị hay vi hiến pháp trị?
+ Hiến pháp và thực tế Việt Nam
+ Hiến pháp, tên nước và chiếc mặt nạ của thể chế chính trị

Biểu quyết hiến pháp sửa đổi 1992 diễn ra sáng hôm nay có 4 kỷ lục thế giới đáng để quan tâm, và sẽ đi vào lịch sử dân tộc, dù tương lai đất nước này có như thế nào. Nên phải ghi ra đây để cho hậu thế.

Kỷ lục thứ nhất là, đúng 9h53' hôm nay có 488 đại biếu quốc hội, chiếm 97,99% tham gia bấm nút biểu quyết hiến pháp 1992 sửa đổi chỉ trong 9". Một kỷ lục biểu quyết có thể ghi vào Guinness toàn cầu.

Kết thúc biểu quyết chỉ có 2 người không biểu quyết. Với tỷ lệ 97.59% tán thành hiến pháp sửa đổi, không có ai không tán thành, chỉ có 2 người không biểu quyết. Một kết quả đồng thuận cao mà không có bất kỳ một tổ chức của chính quyền lập pháp nào trên thế giới có thể đồng thuận cao như thế. Một kỷ lục Guinness thứ hai.

Ngay cả Hoa Kỳ, hay bất cứ quốc gia văn minh trên thế giới nào cũng không thể có con số trong mơ như thế này. Nó nói lên nhiều điều đáng phải suy nghĩ. Nhưng có một điều đáng để lo ngại là, sao lúc nào sự đồng thuận của các chính khách đều rất cao, mà tình hình xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa lại không được như biểu quyết?

Đây là thời khắc lịch sử của dân tộc. Hiến pháp Việt Nam thời đại mới thay đổi như thay áo. Vì sau chỉ 68 năm mà nước Việt có đến 5 hiến pháp khác nhau: 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Kỷ lục Guinness thứ 3 của một quốc gia non trẻ chỉ mới 68 năm thành lập mà thay đổi hiến pháp đến 5 lần. Trung bình 13 năm 7 tháng 06 ngày thì hiến pháp nước Việt thời đại mới thay đổi một lần.

Kỷ lục thứ tư và quan trọng nhất là, chưa bao giờ hiến pháp được tôn trọng bằng nghị quyết của đảng cầm quyền như ông tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam đã tuyên bố. Thế thì, mất 40 ngày và trung bình mỗi ngày tiêu tốn 1 tỷ đồng để bàn định thay đổi hiến pháp để làm gì?


Khó cho nhà cầm quyền, đất nước và dân tộc Việt thật.

Asia Clinic, 11h15' ngày thứ Năm, 28/11/2013

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

NHỮNG CẢI CÁCH MỚI CỦA TRUNG HOA: LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

Bài dịch của Chu Giang Sơn gửi cho blog.

Bài đọc liên quan:


Bài viết của William H. Overholt, ông  là nghiên cứu viên cao cấp của  Fung Global Institute  và trung tâm châu Á của Đại học Harvard.

HONGKONG - Vào ngày 12 tháng 11, hội nghị trung ương 3 khóa 18 của ủy ban trung ương đảng cộng sản Trung Hoa đã phát đi thông báo chính thức tiến đến các chính sách kinh tế thị trường là: thả nổi lãi suất và tự do hóa tiền tệ, cải tổ hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, làm rõ ràng hơn về quyền sở hữu đất đai của người nông dân, và đơn giản hóa các thủ tục hộ khẩu cho người nhập cư vào các đô thị.

Dấu ấn đằng sau quyết định này là một cuộc khủng hoảng tiềm tàng. Sự thành công của Trung Hoa đến từ xuất khẩu giá rẻ dựa trên lao động giá rẻ, cơ sở hạ tầng được xây dựng bởi các doanh nghiệp nhà nước với nguồn vốn từ các quỹ tín dụng lãi suất thấp, và ngân sách nhà nước thu được  từ bán đất. Nhưng lao động sẽ không rẻ nữa, việc xây dựng những con đường để kết nối các thành phố lớn sẽ nhường cho việc xây dựng các trung tâm thương mại lớn trong các đô thị nhỏ, và việc bán đất từ việc cướp đất của dân đã đạt đến giới hạn không thể cho phép cả về khía cạnh kinh tế và sự chấp thuận của người dân.

Việc neo giá Nhân Dân tệ rẻ mạt cùng với các nhà đầu tư nhỏ đã thổi lên nguy cơ bong bóng tài sản và dư thừa hàng hóa công nghiệp. Nếu không có những thay đổi căn bản, Trung hoa sẽ đối mặt với tăng trưởng kinh tế chậm hơn, mất khả năng tạo công ăn việc làm, không có khả năng cải tổ và bong bóng vỡ.

Giải pháp là Trung hoa phải chuyển dịch nhanh chóng từ mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu sang mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng nội địa; từ đầu tư cơ sở hạ tầng chuyển sang tiêu thụ; từ sở hữu các tập đoàn kinh tế nhà nước cỡ lớn chuyển sang các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, từ công nghiệp chuyển sang dịch vụ, và rộng hơn, là từ quản lý tập trung có chỉ huy của nhà nước chuyển sang quản lý theo sự điều chỉnh của thị trường.

Tất cả các nước châu Á thành công đã thực hiện sự chuyển đổi  này. Hàn quốc và Đài Loan là những hình mẫu. Nhưng sự thay đổi này đòi hỏi phải có những đau đớn mạnh mẽ. Các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ mất đi lợi thế về vốn tín dụng giá rẻ, mất đi ưu đãi được cấp đất, mất đi sự bảo vệ của một chế độ chuyên chế và đặc quyền nhà xưởng. Đảng và các nhóm lợi ích nhà nước sẽ mất dần quyền lực và ăn chia.

Hầu hết các chính quyền địa phương trong tình trạng đặc biệt thất vọng. Họ đang mang một núi nợ khổng lồ, mà chỉ được trả dần bằng việc cướp đất của dân để nâng giá và bán để trả nợ. Dù đã ép giá bất động sản và đàn áp để cướp đất, nhưng giờ đây, họ phải đối mặt với lãi suất cao, thuế bất động sản, nông dân đòi hỏi quyền lợi mạnh mẽ hơn, và các yêu cầu cao hơn cho các dịch vụ xã hội đối với người mới đến định cư. Sự thất vọng của quan chức địa phương và giám đốc điều hành các doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra sự cản trở lớn cho cải cách.

Trong một báo cáo tổng thể của các nhà lãnh đạo của Trung hoa đang theo đuổi cải cách còn đầy mâu thuẫn. Theo một chuyên gia kinh tế, khi được hỏi về những cản trở trước hội nghị quan trọng thì ông nói rằng, “Vào phút cuối hội nghị các lãnh đạo của chúng tôi đều hiểu các con số, ý nghĩ  của các con số rất rõ ràng”.

Thông báo các nghị quyết của hội nghị lần thứ trung ương 3 đã lấy khuôn mẫu của một báo cáo với nhiều nguyên tắc chung chung, nó làm nhiều nhà quan sát lo ngại vì thiếu tính chi tiết. Nhưng vai trò của Đảng cộng sản Trung hoa chỉ là thiết lập sự định hướng cho chính sách, thực thi các nghị quyết này là nhiệm vụ của chính phủ. Và  Đảng cũng thành lập Ủy ban an ninh quốc gia và Tiểu ban cải cách kinh tế Trung ương để phối hợp và thực thi các nghị quyết này. 

Khi thực hiện sẽ là cuộc đấu tranh lâu dài, với sự  cản trở có phần dữ dội, các cải tổ chủ yếu đã thực hiện rồi. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 hiện thời đã thực thi tăng lương hàng năm với mức trung bình là 13,4%, năm nay, lương cũng sẽ tăng lên ở mức trung bình là 18%, nó sẽ đào thải các ngành công nghiệp có tính lỗi thời hay dư thừa. Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ đang  tập trung vào một vài trong nhóm lợi ích ở các ngành công nghiệp mạnh nhất, như nhóm dầu khí, như vậy sẽ làm yếu đi sự kháng cự của họ để cải tổ.

Quan trọng nhất, các kết quả kinh tế ngày càng trở lên phù hợp với các mục tiêu của nhà cầm quyền. Ngành dịch vụ đã chiếm một tỷ trọng nhiều hơn về sản phẩm và lao động so với công nghiệp - chẳng hạn như, công ty mạng Alibaba đã thu hút lượng  khách hàng cả cá nhân lẫn doanh nghiệp nhỏ với một tỷ lệ khó tưởng tượng so với trước đây, và tăng trưởng gần đây thì tiêu dùng  nội địa đã nhiều hơn một chút so với xuất khẩu. Cải tổ không chỉ còn là một kế hoạch mà nó đang diễn ra.

Nền kinh tế mở của Trung Á và Đông Nam Á (đặc biệt là Việt Nam) đang vận hành tốt, và cải cách sẽ là mở cửa sâu rộng hơn với quốc tế. Các nghị quyết của hội nghị trung ương 3 của đảng cộng sản Trung Hoa tiếp theo sau các giải pháp của khu vực thương mại  tự do Thượng Hải vào tháng 9, nó đã mở ra một thời kỳ mới cho đầu tư nước ngoài và cho phép các giao dịch tài chính và dòng vốn lớn. Sự tự do hóa dòng vốn được dự định sẽ trở thành một chính sách quốc gia, thông qua các trung tâm tài chính tin cậy ở Thượng hải.

Đối với giao thương hàng hóa, khu mậu dịch tự do mới được dự định sẽ thành lập trực tiếp toàn diện với Singapore và Hong Kong. Trung Quốc lo ngại sẽ phụ thuộc vào các trung tâm trung chuyển này trong trường hợp xảy ra xung đột. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chính sách này sẽ mở rộng cơ hội đầu tư của họ đồng thời giảm bớt sự kiểm soát nước ngoài; các công ty nước ngoài đối với nền kinh tế Trung Hoa, chẳng hạn, các công ty nước ngoài có thể chỉ nắm giữ cổ phần thiểu số trong các lĩnh vực viễn thông, khi đó thì công ty nước ngoài chi phối như Monsanto sẽ đối diện với khó khăn.

Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt với nhiệm vụ chính trị đầy  thách thức trong việc thúc đẩy nhiều chương trình cải cách quan trọng của đảng cộng sản Trung Hoa trước sự đối lập khốc liệt của các nhóm lợi ích trong đảng cầm quyền trong khi kinh tế đang trì trệ. Tăng cương vào sự kiểm soát của Đảng - thông qua kiểm soát các doanh nghiệp Nhà nước, thanh tra chính phủ, và các phản biện của các cơ quan truyền thông và học viện. Ông Tập đang phát huy tất cả khả năng của mình để thúc đẩy cải tổ kinh tế, đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro của thách thức từ các lực lượng chống đối.

Với tất cả điều trên, ông Tập đã xác định để tránh tình trạng bi kịch như đã xảy ra trước đây của các nhà lãnh đạo Trung Hoa như Hồ Diệu Bang  và Triệu Tử Dương, những người đã mất hết sự nghiệp sau cuộc thanh trừng lớn trước các đối thủ của họ vì tin tưởng rằng cải cách kinh tế và chính trị sẽ hủy hoại sự kiểm soát của Đảng. Bởi vậy, ít nhất ở thời điểm này, Trung Hoa sẽ chỉ tập trung vào mặt khác của một con sóng dữ, đó là cải cách kinh tế, còn cải tổ chính trị chỉ được giới hạn ở các cơ quan chức năng của chính quyền để gia tăng hiệu quả và nỗ lực giảm thiểu tham nhũng. (Đã có một vài động thái hướng đến cải cách, trong đó có một quyết định loại bỏ sự kiểm soát của chính trị địa phương đối với các thẩm phán tòa án).

Nhưng Trung hoa sẽ ngày càng khó khăn khi trì hoãn việc đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn để có thể xoa dịu các đòi hỏi của dân chúng vì sự công bằng, trong đó bao gồm cả việc thành lập một hệ thống tư pháp độc lập với đảng cầm quyền, nó có thể chứng minh được rằng nó không kém phần quan trọng hơn việc tái cấu trúc nền kinh tế. Mặt khác, các nhà lãnh đạo hoặc là phải chấp nhận trao đổi thông tin với dân chúng nhiều hơn so với việc ngăn chặn và kiểm soát hoặc là phải ngày càng tăng cường các cuộc đàn áp đẫm máu tốn kém như lâu nay.

Những hy vọng cho phần cải cách chính trị là có thể diễn ra ở nhiệm kỳ thứ hai của ông Tập Cận Bình, khi có sự tham gia của những lãnh đạo cấp cao có xu hướng cải cách như thành viên ủy ban thường vụ trung ương Đảng Uông Dương hay phó chủ tịch Lý Nguyên Triều. Còn bây giờ, dĩ nhiên, Trung Hoa vẫn phải tập trung vào một mặt trận lớn khác là cải cách kinh tế.

Asia Clinic, 13h11' ngày thứ Ba, 26/11/2013

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

MỘT PHÚT CHẠNH LÒNG

Bài đọc liên quan:

Mỗi dân tộc có một niềm tự hào riêng dặc thù. Có dân tộc tự hào vì đổ máu hàng triệu dân để làm nên lịch sử và thống nhất đất nước như Việt Nam. Có dân tộc tự hào vì tinh thần Hiệp Sĩ Đạo như Nhật Bổn, v.v...

Nhớ cách đây hơn 2 năm, trận sóng thần kinh hoàng hôm 11/3/2011 với độ cao đạt đến hàng chục mét đã dẫn đến tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của tỉnh Fukushima. Mặc dù đói và rét, nhưng hình ảnh người già đến trẻ con của người Nhật vẫn kiên nhẫn đứng xếp hàng để lãnh từng gói thức ăn viện trợ. Ngày ấy, có những tấm gương trẻ thơ làm dậy lòng cả thế giới. Tất cả đó là biểu hiện một nền văn hóa văn minh, rất đánh tự hào, mà cả thế giới phải cuối đầu kính phục. Nó cũng nói lên được vì sao nước Nhật vượt qua được nỗi đau bị Hoa Kỳ tàn phá hai nơi Hiroshima và Nagasaki bằng bom nguyên tử, để xây dựng lại đất nước chỉ 25 năm sau trở lại vị thế cường quốc thế giới.

Hôm nay, những tù nhân Phillipines tự nguyện trở lại nhà tù ở tỉnh Leyte, sau thảm họa siêu bão Haiyan vừa mới cướp đi hơn 5.000 sinh mạng dân ở thành phố Tocloban. Tù nhân là tội phạm xã hội, nhưng ý thức được mình xứng đáng để phải chịu hình phạt với tội của mình là một điều đáng để chúng ta suy ngẫm. Vì đâu dễ có được sự giáo huấn nhà tù nào làm được một sự thật, mà trên thế giới này không phải ở đâu cũng có được. Mặc dù, siêu bão đã làm cho người dân Tocloban thiếu đói, trộm cướp để có miếng ăn, cũng là một nguyên nhân làm cho những tù nhân tự nguyện quay lại nhà tù để có miếng ăn sống qua ngày.

Văn hóa của một gia đình, dòng tộc, hay của một quốc gia là cái mà học cả đời không hết được. Vì nó là thói ăn, nết ở, thuần phong mỹ tục, cách cư xử hằng ngày, v.v... của một dân tộc trải qua bao nhiêu biến cố lịch sử, thể chế chính trị mà thành. Nó quyết định sự phát triển trường tồn và hùng cường của dân tộc, chứ không phải trình độ học thức, hay bất kỳ cái gì khác quyết định.

Nhìn lại nước Việt hôm nay, văn hóa suy đồi, chính trị nhiễu nhương, kinh tế suy sụp, con người lắm đảo điên mà không thể chạnh lòng cho tương lai của con người và đất nước.

Asia Clinic, 11h44' Chúa nhựt, 23/11/2013

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

50 NĂM NHƯ MỘT GIẤC MƠ

Ngay sau khi bị trúng đạn vào 12h30' trưa ngày 22/11/1963, Tổng thống Mỹ Kennedy được vào phòng cấp cứu, của Parkland Memorial Hospital ở thành phố Dallas, Texas. 

Khoảng 13h30' cùng ngày, người phát ngôn Nhà Trắng Malcolm Kilduff thông báo với các phóng viên Tổng thống Kennedy đã qua đời. Trước đó nửa tiếng, các bác sỹ đã thông báo thông tin này nhưng Kilduff trì hoãn để đợi cho Phó Tổng thống Lyndon Johnson lên chuyên cơ của tổng thống, chiếc Air Force One, an toàn.


Và vào lúc 14h38' ngày 22/11/1963, Lyndon Johnson, cùng vợ Lady Bird (trái), với Jacqueline Kennedy ở bên phải, tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ ngay trên Air Force One trên đường trở về Washington. Tuyên thệ do thẩm phán Sarah Hughes chủ trì trên Không lực Một. Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Robert F. Kennedy nói với Johnson rằng ông sẽ phải tuyên thệ trước khi trở về Washington. 

Nước Mỹ có nhiều sự cố có một không hai trên thế giới. Và nước Mỹ cũng là nước xứng đáng để đứng đầu thế giới vì một vùng đất dành cho sự sáng tạo.

Chỉ sau vụ ám sát cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Ngô Đình Diệm, đúng 3 tuần. Số phận của 2 vị tổng thống ở 2 quốc gia khác nhau cả về văn hóa, kinh tế, quốc phòng, v.v... nhưng cùng chung nhau một mục đích chặn đứng làn sóng cộng sản tràn khắp châu Á lúc bấy giờ lại có kết cuộc không khác nhau.

Nếu cố tổng thống Ngô Đình Diệm kết thúc bi thảm bằng sự ra đi gần cả dòng tộc vì nhiều uẩn khúc cho đến giờ này chưa được giải bày, thì cái chết của John Fitzgerald Kennedy cũng vẫn còn nằm trong bóng tối của nhiều giả thuyết, và dòng tộc Kennedy cũng dần tàn lụi theo thời gian.

Con người dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới cũng cùng chung bản chất, cùng một chí hướng tốt đẹp. Song các chính khách đã làm cho chí hướng tốt đẹp đó đi theo những ngả rẽ, để rồi thế giới không cùng một sự tương đồng. Đó mới là một thế giới sinh động đầy mâu thuẩn, trắc trở, khổ đau, hạnh phúc, bi và hùng, v.v... không bao giờ chấm dứt.

Giờ này đúng 50 năm trước. Câu chuyện như một giấc mơ. Những đứa trẻ sinh ra thời ấy giờ tóc đã điểm sương ngồi nhớ lại một thời khắc bi thương và đầy sóng gió của cả 2 dân tộc Việt và Hoa Kỳ. Hai ngả rẽ khác nhau, hai dân tộc đi theo 2 con đường trái ngược, để rồi định hình 2 vị trí cách biệt nhau về thứ hạng toàn cầu, về sức sáng tạo, về sức mạnh tự thân và về tất cả, cũng chỉ vì duy nhất sự khác biệt về văn hóa và tư duy.

Nước Mỹ cũng đang đắm chìm trong khó khăn của anh nhà giàu ngồi trên Air Force One mà khóc. Nước Việt càng tệ hại hơn, như ông nông dân đang khóc trên những luống cày đầy cả thiên tai và nhân tai do tự con người gây ra.

Năm mươi năm qua, chưa bao giờ trên trái đất có một phút giây nào ngừng nghỉ tiếng bom rơi, đạn lạc. Năm mươi năm qua con người vẫn một bản chất: tư hữu và quyền lực, và thế giới vẫn cứ bất công cho đến khi nào loài người còn tồn tại trên quả đất này. Đó là thuyết tiến hóa của vân vật.

Asia Clinic, 14h26' ngày thứ Năm, 22/11/2013

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

CẬP NHẬT NHỮNG PHÁT BIỂU ĐI VÀO LỊCH SỬ CỦA KỲ HỌP QUỐC HỘI THỨ 6 KHÓA 13

Tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam phát biểu hôm 23/10/2013 trước toàn thể đại biểu Quốc Hội về vấn đề sửa đổi hiến pháp: "...Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa...". Thưa ông đảng trưởng, thế thì đất nước dân tộc ta đang đi đâu? Có phải đi lang thang, tức là đi đó, đi đây mà không có mục đích, thưa ông?

Trong trả lời chất vấn của ông bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng với đại biểu quốc hội Ngô Văn Minh về trách nhiệm xả lũ làm chết dân, tai hại đến kinh tế quốc dân ai chịu trách nhiệm? Ông Vũ Huy Hoàng trả lời“Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”. Có lẽ, câu trả lời bóng gió này là đúng nhất, chí lý nhất trong tất cả những trả lời chất vấn của các quan phụ mẫu trong kỳ họp quốc hội này. Nhưng làm cách nào để bỏ đi tình trạng khi ăn ốc thì chỉ một số ít nhóm quyền lợi ăn, còn khi đổ vỏ thì lại không ai chịu trách nhiệm đổ vỏ, thưa ông bộ trưởng? Nhưng, có lẽ cách nói vòng vo ai muốn hiểu sao cũng được là cách trả lời "tốt nhất" của thời đại hiện nay ở nước Việt?

“Tại sao chúng ta đầu tư lôm côm, lãng phí thế này? Rất đơn giản, bởi vì lâu nay các cơ quan dân cử không thể kiểm soát được đầu tư” - Đại biểu Trần Du Lịch đã nói như vậy tại buổi thảo luận về dự án Luật Đầu tư công. Thưa ông đại biểu, dân đen chúng tôi có được cử bất kỳ cán bộ nào của đảng cầm quyền đâu, mà ông nói thế thì tội cho dân đen chúng tôi quá.

Trả lời câu hỏi của một đại biểu “Bao giờ thì trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam có thể nằm trong top đầu các nước ASEAN”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói: “Với tiềm lực khoa học công nghệ Việt Nam hiện nay, có thể tự tin nói rằng trong một số ngành khoa học công nghệ liên quan đến nông nghiệp như nghiên cứu giống lúa thì chúng ta đã có thể vượt nhiều nước trong khu vực, trong đó có cả Thái Lan”. Thưa ông bộ trưởng, thế tại sao xếp hạng trí tuệ toàn cầu của Việt Nam so với toàn cầu lại báo động đỏ, và so với Thái Lan thì ta đứng thứ 57 còn ta đứng thứ 76 là sao? Nông dân thì chế tạo được máy móc phục vụ nông nghiệp, còn nhà khoa học thì không có gì để giúp cho lúa gạo nông dân bán được giá, mà để cai đầu dài của đảng ăn chia làm nông dân thua lỗ, phải bỏ ruộng đi kiếm ăn xứ khác là sao?

Trước câu hỏi của hàng loạt đại biểu liên quan đến thông tin “30% công chức không làm được việc”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nói đó chỉ là “dư luận”. "Và chỉ có 1% cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ thôi." Trong khi đó, chính ông Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Xuân Phúc đã công nhận từ đầu năm 2013 là: "30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về".  Sao lại có chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược vậy các quan phụ mẫu?

Bà bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xin nhân dân bao dung với ngành Y vì 4 lý do, trong đó có do "những mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến quan điểm bất chấp tất cả để kiếm được nhiều tiền". Vì cơ chế thị trường hay vì cơ chế chính trị tạo điều kiện để con người tha hóa và tham nhũng thưa bà? Cái nguyên nhân sao bà không dám nói, mà bà đi nói ra cái hậu quả của vấn đề nhức nhối của chế độ hiện tại ở Việt Nam? Triết học duy vật biện chứng về cặp phạm trù nhân quả ngày xưa bà được học không đúng rồi, thưa bà.
Phát biểu của ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại phiên họp quốc hội lần này: “Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tôi sau khi trao đổi với Hội đồng dân tộc, Ủy ban Dân tộc và với Bộ Nội vụ thì đã căn cứ vào các chủ trương chính sách của Đảng và của Quốc hội, đã có chính sách cử tuyển, dự bị đại học và tuyển thẳng cho 125 huyện nghèo và 23 huyện có tỷ lệ nghèo cao trên phạm vi cả nước. Chúng tôi đã chỉ đạo tất cả các nhà trường trong toàn hệ thống là tôn trọng và đáp ứng tối đa yêu cầu về đào tạo cử tuyển của các địa phương. Trách nhiệm về việc phân công cho các cháu thuộc đối tượng này sau tốt nghiệp thuộc về các địa phương”. Tại sao phải có sự ưu tiên bất công bằng trong đào tạo như vậy ông bộ trưởng có biết không? Tại sao ở các quốc gia khác không có kiểu ưu tiên như Việt Nam, nhưng những vùng xa xôi hẻo lánh vẫn có người ở, thậm chí có người đã từng là giáo sư danh tiếng ở các trường đại học trên thế giới vẫn đến đó để ở. Đó mới là cách để tìm ra câu trả lời tốt nhất mà chế độ này cần phải học hỏi và làm theo, thưa ông.

Trong kỳ họp quốc hội này, ông bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh không được quốc hội sắp xếp lịch trả lời chất vấn. Nhưng các đại biểu vẫn đòi nợ những câu hỏi cũ từ hơn 1 năm trước mà ông chưa chịu trả lời, vì hoặc "quên" hoặc nhiều việc quá nên chưa trả lời được. Nhưng trong thảo luận ở tổ riêng lẻ, ông trả lời về khối nợ công như sau: "Chỉ cần tách nợ địa phương ra khỏi nợ chính phủ, sau một năm xử lý, nợ xây dựng cơ bản đã giảm được khoảng 50%, từ 85.000 tỷ đồng xuống chỉ còn 43.000 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại. Như vậy, khối nợ còn lại các địa phương phải chịu trách nhiệm xử lý. Đây là cố gắng rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nhất là sau Chỉ thị 1792 ban hành cuối năm 2011”. Xin hỏi ông bộ trưởng, thế nợ công chính quyền địa phương và nợ công của chính quyền trung ương là không phải nợ công? Đất nước Việt chia làm loạn sứ quân hồi nào vậy cà?

"Tăng giá cước 3G là việc làm bình thường trong cơ chế thị trường nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh cũng như để tăng đóng góp cho Nhà nước", đó là ý kiến của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son trước nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Thưa ông bộ trưởng 4T, có phải ý ông nói rằng, chúng ta đang độc quyền, nên chúng ta muốn tăng thì tăng lo gì dân không xài? Tôi chưa thấy ở đâu trên thế giới, và thời đại nào, cũng như sách giáo khoa kinh tế học nào dạy rằng để cạnh tranh trên thị trường thì tăng giá hàng hóa, mà chỉ có hạ giá thành hàng hóa và tăng chất lượng sản phẩm mà thôi, thưa ông?

Trả lời câu hỏi ép cung của trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Trương Hòa Bình Chánh án TAND Tối cao trả lời rằng: "Việc ép cung, nhục hình nếu có phải được chứng minh. Vụ án ông Chấn không thể kết luận ngay là có ép cung, cán bộ nào vi phạm đều phải xử lý, tùy vào mức độ, nếu vi phạm pháp luật phải xem xét trách nhiệm hình sự về vi phạm hoạt động tư pháp. Nếu không phải chúng ta không thể kết luận bởi còn liên quan đến tinh thần, ý chí tấn công trấn áp tội phạm. Nếu không khéo sẽ làm nhụt ý chí của những người đang làm nhiệm vụ trên mặt trận đầy khó khăn gian khổ này.” Nhưng thưa ông, chứng cứ làm gì còn sau 10 năm lao tù? Và ai đứng ra bảo vệ cho người oan sai, khi tình hình luật pháp ở ta đang nhập nhèm, và việc điều hành đất nước không phải bằng luật, mà bằng nghị định và nghị quyết, trong khi đó nghị định và nghị quyết thì đầy lỗi sai.

Chiều nay, 14h50' ngày 21/11/2013, ông thủ tướng chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu về vấn đề lạm phát có xảy ra, nợ công có an toàn không khi nâng chỉ tiêu ngân sách? Ông thủ tướng khẳng định rằng: "Nợ công nước ta vẫn trong giới hạn an toàn và ổn định, theo đánh giá của các tổ chức uy tín trên thế giới. Chính phủ sẽ quản lý tốt để tình trạng lạm phát trong mức cho phép của quốc hội đề ra, sử dụng hiệu quả vốn vay, nợ trung hạn và tích lũy trả nợ, đảm bảo thực hiện đúng chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia. Tốc độ nợ xấu đã chậm lại, đã lành mạnh hơn, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn nhiều so với quy định. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn còn cao với mức 4,62% tính tới cuối tháng 10.2013”.

Nhưng thưa ông thủ tướng, người dân chúng tôi muốn biết rõ nợ công thực là bao nhiêu % GDP, và những con số thực về phương pháp trả nợ của quốc gia có được không? Chúng tôi muốn nghe cụ thể, chứ không chung chung như thế này. Như thế nào là an toàn, những con số đó có bắt dân đen chúng tôi phải còng lưng đóng những loại thuế phí vô lý mà, từ những nghị định của chính phủ đưa ra trong tương lai hay không?

Trong giờ giải lao các nhà báo đã phỏng vấn ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về vấn đề an toàn của thủy điện. Ông trả lời: "Công trình (thủy điện) nào đã đầu tư, nhưng không hợp lý cũng phải dừng…”. Nhớ mới ngày nào cũng chính ông nói với báo chí rằng: "Tất cả các dự án đầu tư thủy điện đều đã được nghiên cứu khảo sát rất kỹ lưỡng về an toàn và làm lợi cho xã hội, rồi mới cho thực hiện. Cho nên tất cả các đập thủy điện đều an toàn". Tin chào buổi sáng 22/11/2013, ông còn tuyên bố rằng: "Theo báo cáo từ các chủ đập thủy điện, việc xả lũ theo đúng quy trình. Chuyện lũ lụt là do thiên nhiên, không phải do xả lũ thủy điện, mà ông là người quản lý trực tiếp." Ngay cả thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt đập rò rỉ lớn ông cũng nói an toàn. Sao nay ông lại nói thế?


Sau khi thông qua bản hiến pháp 1 tuần, mà nội dung của hiến pháp 2013 về bản chất không có gì thay đổi. Ông Nguyễn Đức Kiên phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội. Ông này tuyên bố hiến pháp mới 2013 đã khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng thưa ông Kiên, thế hiện nay kinh tế nhà nước là nơi để rửa tiền và tẩu tán tài sản của quan tham ông có biết không?

Đến hôm nay thì, đảng viên cộng sản ở Việt Nam và lãnh đạo Việt nam nói láo không biết xấu hổ nữa rồi?

(Còn tiếp tục cập nhật đến hết kỳ họp quốc hội dài nhất lịch sử nước Việt)

Tư Gia, 22h09' ngày thứ Tư, 20/11/2013

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

MUỐI IODE CẦN CHO AI, VÙNG MIỀN NÀO Ở VIỆT NAM?

Bài đọc liên quan:
+ Quá trọng 1
+ Quá trọng 2
+ Cần hiểu đúng thực phẩm chức năng

Đến hôm nay thì người dân Việt Nam từ người hiểu biết đến người ít hiểu biết đều hiểu rằng Iode là một chất hữu ích của cơ thể. Nhưng hiếm ai, ngoài ngành y khoa, hiểu về tác dụng không tốt của nó. Vấn đề hữu ích, tôi không cần nhắc qua ở bài viết này. Ở đây, tôi chỉ nói đến tai hại của muối Iode đối với cộng đồng người Việt trong nước sau 18 năm Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iode Quốc gia thực hiện từ 1995 cho đến nay.

Hiện nay, mỗi ngày tôi phải mất ít nhất 150 phút để trả lời và diễn giải cho người dân đến khám bệnh vì một số rối loạn do thừa Iode, từ chương trình rất "thiếu khoa học" này. 

Có bệnh nhân đến chỉ vì run tay. Có bệnh nhân đến chỉ vì đánh trống ngực. Có bệnh nhân đến vì mất ngủ. Có bệnh nhân đến vì cảm giác vướn ở cổ. Có bệnh nhân đến vì mệt. Có người còn than rằng, bác sỹ ơi sao người em mấy tháng nay nó như có lửa đốt, nhìn chồng muốn chửi chồng, nhìn con muối đánh cho con cái bạt tai. Rất nhiều lý do người bệnh đến vì ăn muối Iode. Họ đã phải đi khám và điều trị từ bác sỹ thần kinh, đến bác sỹ ung bướu, và cả bác sỹ tim mạch nổi danh, đi nhiều bệnh viện lớn bé, nổi danh đình đám. Nhưng tất cả họ đều có những xét nghiệm cận lâm sàng hầu như bình thường, tốn kém rất nhiều tiền cho bác sỹ và các phòng xét nghiệm. Họ lo lắng buồn phiền cũng chỉ vì thừa Iode mà các bác sỹ chuyên khoa sâu không hề nghĩ ra, mặc dù nó chỉ cần một lời khuyên ngắn gọn: "Ngưng ngay ăn muối Iode. Vì ông/bà không cần dùng muối Iode!".

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng ngày trẻ em dưới 6 tuổi cần 90 mcg i-ốt; trẻ 6 – 12 tuổi cần 120 mcg i-ốt; trẻ em dạy thì và người trưởng thành cần 150 mcg i-ốt; phụ nữ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ cần 250 mcg i-ốt (cho cả mẹ và bào thai hoặc con).

Cũng theo WHO, lượng i-ốt bài xuất qua nước tiểu ở trẻ em tuổi học đường dưới 100 mcg trong 1 lít nước tiểu là thiếu i-ốt, dưới 50 mcg trong 1 lít nước tiểu là thiếu mức độ trung bình, và dưới 20 mcg trong 1 lít nước tiểu là thiếu nặng (ở phụ nữ có thai nếu i-ốt bài xuất qua nước tiểu dưới 150 mcg trong 1 lít nước tiểu là thiếu i-ốt).

Cũng theo WHO, thu nhận i-ốt hàng ngày cao nhất mà cơ thể dung nạp được là 1000 mcg và mức thu nhận i-ốt ở người trưởng thành hàng ngày không nên vượt quá 500 mcg. Lượng i-ốt bài xuất qua nước tiểu ở trẻ em trên 200 mcg trong 1 lít nước tiểu phản ảnh thu nhận i-ốt cao hơn nhu cầu, và trên 300 mcg trong 1 lít nước tiểu là thừa i-ốt.

Thiếu i-ốt trong các giai đoạn khác của cuộc sống gây thiểu năng giáp, giảm khả năng hoạt động tinh thần, bướu cổ… Thừa i-ốt, đặc biệt thừa i-ốt ở những cá thể đã có các rối loạn về chức năng tuyến giáp trước đó có thể gây bướu cổ, thiểu năng giáp, thậm chí cường giáp…

Trong thực tế, người ta đã phát hiện thừa i-ốt gây ra khoảng 10% bướu cổ ở những người dân sống tại quần đảo Hokkaido (Nhật Bản), nơi có thu nhận i-ốt hàng ngày lên đến 2000 mcg (chủ yếu i-ốt được cung cấp từ các thực phẩm chế biến từ rong biển).

Đất nước Việt Nam dài và hẹp từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, lưng tựa Trường Sơn, đầu đội Hoàng Liên Sơn, mặt nhìn ra biển Đông dài hơn 3400km. Câu này bất kỳ một học sinh tiểu học nào cũng rõ. Đó là một điều kiện vô cùng thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi. Một trong những ưu đãi đó là, hầu hết các vùng miền trên cả nước không thiếu hải sản, thủy sản, thực phẩm chứa hàm lượng Iode cao. Ngoại trừ cao nguyên, vùng sâu núi cao Iode bị nước lũ, mưa xói mòn vì hậu quả nhân tai xả lũ thủy điện gây ra ở miền Trung mấy hôm nay cả nước chứng kiến và đau lòng, không tả xiết.

Hay nói cách đơn giản là, tất cả những địa phương tiếp giáp biển không cần ăn muối Iode. Và cứ mỗi tháng mỗi người trưởng thành trung bình chỉ cần ăn 10kg thủy hải sản nước mặn và rong biển cùng với thức ăn thường ngày thì không cần phải dùng muối Iode. Nhưng từ năm 1995 đến nay, nhà nhà, người người ăn muối Iode. Và hậu quả là, có những người mắc Hội chứng thừa Iode chỉ vì nhân tai. Vì mỗi người, nhu cầu mỗi ngày chỉ cần từ khoảng 150microgam đến 1.000microgam(1mg) Iode tùy theo hoàn cảnh và lứa tuổi. Nhiều nhất là cho phụ nữ mang thai và tuổi bắt đầu dậy thì đến trưởng thành mỗi ngày chỉ cần 1mg Iode!

Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình ở TPHCM dùng muối Iode từ năm 1999 đến năm 2012 theo thống kê của Trung Tâm Dinh Dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh

Ở Việt Nam, chỉ nên dùng thêm muối Iode ở cao nguyên trung phần và vùng núi cao phía Bắc và Tây Bắc. Những nơi mà cả đời người dân không được sống với biển. Nhưng dù không sống với biển, mà họ sống gần sông hồ nước mặn, hoặc họ thường xuyên ăn hải sản biển thì cũng không cần ăn muối Iode.

Người ta thấy rằng một số hải sản, thực phẩm sau đây có hàm lượng Iode cao trong 100gam hải sản thực phẩm:

1. Tảo bẹ: 1mg

2. Tảo tía (khô): 1800 μg

3. Rau chân vịt: 164μg

4. Rau cần: 160μg

5. Cá biển: 80μg

6. Muối biển: 2μg

7. Sơn dược: 14μg

8. Muối ăn có iốt: 7600μg

9. Cải thảo: 9.8μg

10. Trứng gà: 9.7μg

Nhưng không có nghĩa là mọi thực phẩm là không có Iode, mà bất kỳ thực phẩm nào cũng có Iode, chỉ khác nhau ở hàm lượng ít nhiều. Nên khi dùng muối Iode không nên dùng thường quy, mà phải biết dùng xen kẻ với muối ăn thường khi thực phẩm hằng ngày có hàm lượng cao hay thấp Iode.

Như vậy, nếu dân mình hiểu biết được những kiến thức thông thường này thì sẽ biết là có nên dùng muối Iode hay không, khi nào và ở nơi nào trên đất nước Việt. Và nếu lạm dụng muối Iode thì sẽ gây ra Hội chứng thừa Iode, vì hàm lượng Iode trong muối Iode nhân tai là cao nhất trong mọi thực phẩm có trên quả đất này.

Và một đất nước mà hơn 80% diện tích đều tiếp giáp với biển thì có cần phải có một sự hiểu biết có tính thường thức về sử dụng muối Iode một cách đơn giản, dễ hiểu và đầy đủ để không bị tai hại của tình trạng thừa Iode do phong trào phát động ăn muối Iode của Quốc Gia.

Asia Clinic, 9h58' ngày thứ Ba, 19/11/2013

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

GLOBAL WITNESS KÊU GỌI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ RÚT VỐN RA KHỎI TẬP ĐOÀN HAGL VÌ ĐÃ KHÔNG TÁI THIẾT CÁC VÙNG ĐẤT ĐÃ CHIẾM

Bài đọc liên quan:

Xin cảm ơn một bạn đọc blog gửi đến blog, và đề nghị không nêu tên.


Hôm nay, 14/11/2013, Global Witness vừa lên tiếng về việc tập đoàn cao su khổng lồ HAGL của Việt Nam đã không thực hiện các cam kết về môi trường và quyền con người tại các đồn điền của họ ở Lào và Campuchia. Những nhà hoạt động của chiến dịch này cho hay tập đoàn HAGL đang gây ra các rủi ro tài chính và tổn hại uy tín của các nhà đầu tư, trong đó có Ngân hàng Deutsche Bank (Tập đoàn tài chính và ngân hàng toàn cầu của Đức) và Tổ chức tài chính quốc tế - International Finance Corporation (một tổ chức con của Ngân hàng thế giới World Bank). Các nhà hoạt động này kêu gọi các tổ chức tài chính trên nên rút vốn. 

Tháng 5 năm 2013, Cuộc điều tra về Các ông trùm cao su (Rubber Barons) của Global Witness đã phanh phui sự tàn phá về xã hội và môi trường trong và xung quanh các đồn điền của HAGL ở Lào và Campuchia, trong đó có việc chiếm dụng đất đai của các cộng đồng địa phương và phá hủy nhiều khu rừng rộng lớn. Mặc dù tập đoàn này đã cam kết giải quyết các vấn đề bức bối trên nhưng chưa có nhiều bằng chứng thực tế cho bất kỳ tình trạng được cải thiện nào. 

Bà Megan MacInnes của Global Witness cho biết “HAGL rất giỏi trong việc đưa ra các cam kết nhưng rất tệ trong việc giữ cam kết. Tập đoàn này hối hả nói với chúng tôi và mọi người rằng họ nghiêm túc trong việc thay đổi cách thức của họ, tuy nhiên bằng chứng hiện tại cho thấy rằng việc chặt phá rừng vẫn còn đang diễn ra và người dân từng bị sang bằng đồng ruộng vẫn còn đang phải vật lộn để kiếm miếng ăn”. 

Global Witness đưa ra hạn định 6 tháng cho HAGL và các nhà đầu tư của tập đoàn này để xử lý các vấn đề được nêu trong các báo cáo và các tập phim Các ông trùm cao su (Rubber Barons). Sau cuộc gặp ban đầu với Global Witness vào tháng 6, tập đoàn HAGL đã ban hành thông báo tạm dừng việc giải tỏa và trồng trọt trong các khu đất khai thác trong vòng 4 tháng, và đồng ý sẽ đến các khu vực bị ảnh hưởng để thảo luận và giải quyết các vấn đề mà người dân địa phương đang phải chống chọi. 

Tuy nhiên, Global Witness đã tiến hành phỏng vấn 7 khu làng xung quanh các khu khai thác của HAGL ở Campuchia hồi tháng 8. Người dân ở 3 trong số các ngôi làng này khẳng định rằng tập đoàn này chưa hề đến làng của họ trong khi 4 ngôi làng còn lại cho biết các nhân viên của HAGL từ chối thảo luận về các tranh chấp đất đai hoặc các khu rừng. 6 trong số những ngôi làng được hỏi cho biết tình trạng đốn rừng trong và xung quanh các đồn điền của HAGL vẫn diễn ra bất chấp thông báo tạm dừng. Các phân tích vệ tinh độc lập giữa tháng 7 và tháng 8 về độ bao phủ của rừng xung quanh các khu khai thác của HAGL cho thấy tình trạng diện tích bao phủ của rừng đang giảm đi. 

Trong suốt cuộc gặp thứ 2 với Global Witness hồi tháng 9, HAGL đồng ý một cuộc kiểm tra độc lập về các khu đồn điền của tập đoàn này để giải quyết các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, tập đoàn này vẫn chưa chịu thực hiện cam kết, thay vào đó là quyết định tập trung vào “các chương trình xã hội”. Điều này có vẻ không hơn gì một hoạt động quảng bá hình ảnh để đánh bóng tên tuổi. 

Bà Megan MacInnes nói rằng “Tháng 11 này đánh dấu thời điểm kết thúc hạn định 6 tháng đối với tập đoàn này trong việc giải quyết dứt điểm mớ lộn xộn. Việc không có thiện chí của HAGL cho tới nay đã không cho chúng tôi lựa chọn nào khác ngoài việc phải kết luận rằng tập đoàn này ít có ý định giải quyết các vấn đề đã được nêu hoặc thực hiện các trách nhiệm của họ một cách nghiêm túc” và cũng cho biết “Dân làng đang phải chịu đựng từng ngày về hậu quả của các khu khai thác của HAGL, và rất ý thức về các nguy cơ về môi trường và xã hội mà tập đoàn này đang gây ra. Chúng tôi thiết nghĩ các nhà đầu tư cũng nên quan tâm vấn đề này và cũng nên rút vốn.”

Khi được Global Witness hỏi hôm 13 tháng 11 năm 2013, HAGL đã phủ nhận về tình trạng thiếu triển khai các cam kết. Tập đoàn này nói rằng họ đã cung cấp việc làm và đã triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội (bao gồm việc xây đường, trường học và trạm y tế), tuy nhiên mùa lũ và đợt bầu cử quốc gia ở Campuchia đã cản trở công ty tiếp cận với các cộng đồng bị ảnh hưởng. HAGL khẳng định thông báo tạm ngừng việc khai thác của họ đã được tuân thủ, và miêu tả các bằng chứng do Global Witness cung cấp “không đáng tin cậy”. Hơn nữa, HAGL cho biết họ “đang tìm kiếm một đơn vị cố vấn độc lập để giúp HAGL khảo sát và cố vấn cho HAGL cải thiện các vấn đề liên quan đến cộng đồng” nhưng các cố vấn này phải đi cùng với nhân viên của tập đoàn để “đảm bảo tính độc lập về kết quả khảo sát của đơn vị tư vấn.” 

Các cuộc đàm phán giữa Global Witness với một tập đoàn thứ hai của Việt Nam, cũng đã được đề cập đến một trong các Ông trùm cao su - Tập đoàn cao su Việt Nam - vẫn đang tiếp diễn.

Asia Clinic, 12h13' ngày thứ Sáu, 15/11/2013

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

TƯƠNG LAI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ AN NINH TOÀN CẦU TRONG MỘT THẾ KỶ TỚI

Bài đọc liên quan:
+ Thuận lợi và khó khăn cho tương lai Việt Nam
+ Quay về hệ thống Bretton Woods
+ Độc lập năng lượng trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau
+ Thế giới vào năm 2030
+ Trọng tâm Thái Bình Dương của Obama
+ Kế hoạch 383 của Trung Hoa chỉ là mỵ dân và thế giới
+ Tương lai Trung Hoa về đâu?

Thế kỷ XXI là thế kỷ của an ninh năng lượng, nguồn nước sạch và lương thực. Mọi biến động về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, chiến tranh,... trên toàn cầu đều xoay quanh 3 lĩnh vực chính này. Cho đến lúc này, sự cạnh tranh khốc liệt vẫn diễn ra bỡi 2 cường quốc Hoa Kỳ và Trung Hoa. Đâu đó trên thế giới vẫn còn ảo tưởng một Trung Hoa thống trị thế giới vào khoảng 2026. Họ đang thực hiện một kế hoạch gọi là 383 để cố làm được điều ấy vào 2020. Nhưng vô vọng vì trong khi họ tiến trong nền chính trị què quặt, thì Hoa Kỳ đã đi đến chỗ mà Trung Hoa không bao giờ đạt được dù trong giấc mộng Trung Hoa.

Nhưng năm 2010, Hoa Kỳ tuyên bố rút dần khỏi túi dầu thế giới - Trung Đông - để xoay trục sang Thái Bình Dương, sau khi từ bỏ Thái Bình Dương để sang Trung Đông 4 thập kỷ qua thông cáo Thượng Hải, để ký hiệp định Paris rút khỏi quân đội ở Đông Dương, giao quyền cai trị mãnh đất này cho Trung Hoa. Đây là dấu mốc quan trọng mà ít ai quan tâm lý do nào Hoa Kỳ quay lại Thái Bình Dương. Có 3 lý do cơ bản cần đưa ra để hiểu rõ nguyên nhân quay lại của Hoa Kỳ.

Thứ nhất là từ trước năm 2010, Hoa Kỳ - vùng đất của sáng tạo - đã tìm ra phương pháp biến đá thành dầu. An ninh năng lượng của Hoa Kỳ trong vòng 1 thế kỷ tới xem như không còn là vấn đề để quan tâm.

Lý do thứ hai là sự trổi dậy hung hãn của Trung Hoa nhằm làm bá chủ châu Á, và toàn cầu, đang cần sự có mặt của Hoa Kỳ, cũng giống như sự trổi dậy của Iran, Iraq và Liên Xô ở vùng Trung Đông vào đầu thập niên 1970s của thế kỷ trước.

Và cuối cùng là, một Hoa Kỳ trở lại thời kỳ hoàng kim khi tìm ra dầu hỏa, để giữ vững ngôi vị quán quân của siêu cường về mọi lĩnh vực, khi Hoa Kỳ sẽ là quốc gia xuất khẩu dầu hỏa số 1 thế giới vào năm 2020. Nó sẽ tác động đến những thay đổi cục diện của từng khu vực trên toàn cầu.

Về mặt kinh tế và chính trị toàn cầu, khi Hoa Kỳ trở thành quốc gia số 1 xuất khẩu dầu hỏa, thì giá dầu sẽ giảm, nhân loại sẽ được hưởng thụ nguồn cung năng lượng thêm 1 thế kỷ nữa, mà không phải lo lắng các túi dầu, khí sẽ cạn kiệt trong vòng nửa thế kỷ tới.

Sau khi Hiệp Định Bretton Woods bị Đức và Nhật từ bỏ vào năm 1970, nhờ vào sự che chở của Hoa Kỳ để lo phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới II. Tháng 8 năm 1971, tổng thống Nixon đã quyết định không neo đồng đô la Mỹ vào vàng, thả nổi đồng đô la Mỹ để điều hành kinh tế toàn cầu. Từ đó, một thế giới hỗn loạn về kinh tế cứ diễn ra khoảng 7-8 năm một lần, do sự phát triển không có kế hoạch ở các khu vực, quốc gia trên thế giới. Từ đó, giá dầu được neo vào vàng và đồng đô la vạn năng là 2 yếu tố quyết định chủ chốt. Dĩ nhiên, do nhu cầu năng lượng mà một số yếu tố như, đình công, chiến tranh, giảm sản xuất, phát hiện thêm mỏ dầu, v.v... cũng là những yếu tố làm ảnh hưởng giá dầu trên toàn cầu.

Khi giá dầu biến động thì làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, kể cả chính trị các quốc gia xuất và nhập khẩu dầu. Cụ thể là, giá dầu lên thì các quốc gia nhập khẩu dầu sẽ khó khăn, còn các quốc gia xuất khẩu dầu được hưởng lợi; và ngược lại. Nhưng khi Hoa Kỳ đã đảm bảo an ninh năng lượng cho chính họ, thì cả thế giới cũng được hưởng sự an toàn năng lượng với giá rẻ.

Trong khi đó, kinh tế châu Âu đang vật lộn với một mô hình United States of European với dị biệt văn hóa, và chưa chuẩn hóa về luật pháp để được một sự đồng thuận như United States of America. Kinh tế Hoa Kỳ khủng hoảng 2008, kéo theo kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng, đặc biệt, nền kinh tế dựa vào tăng trưởng do đầu tư công và xuất khẩu của Trung Hoa cũng đang vật vã. Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng kinh tếthị trường lao động tăng trưởng mạnh bất ngờ vào tháng 10/2013 này, và họ đang xem xét có nên tung những gói kích thích kinh tế - QE3 - sau 5 năm vật lộn với suy giảm kinh tế. Và Hoa Kỳ còn hy vọng sẽ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, giảm tỷ lệ thất nghiệp về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên - 3-5% - nhờ vào luật đầu tư của chính quyền Obama.

Vấn đề này cho chúng ta thấy những dấu hiệu tốt cho kinh tế toàn cầu, và những kết quả của nó ảnh hưởng đến từng quốc gia, khu vực trong tương lai.

Giá vàng ngày 12/11/2013 là 1269.80usd/oz sau khi đã giảm 16usd/oz qua đêm.

Đầu tiên là giá dầu và vàng sẽ giảm trong dài hạn 7 năm tới, khi Hoa Kỳ đạt mức xuất khẩu dầu số 1 toàn cầu, và sẽ còn giảm tiếp, có thể về cái mốc của cuối thập niên 1990s - dầu ở mức 40USD/thùng, và vàng ở mức 400USD/ounce. Vì năm 1980 khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng 52 con tin ngoại giao với Iran, dầu đã từng lên giá cao và vàng đã từng đạt mốc 850USD/oz, nhưng đến 1990 thì vàng chỉ còn 230USD/oz, và dầu chỉ còn 20USD/thùng!

Giá vàng update ngày giáng sinh 24/12/2013: 1199.10usd/oz. Tính ra hơn 1 tháng qua vàng giảm 70usd/oz, và trong năm 2013 này vàng giảm 460usd/oz, sau khi kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng 4,1% cao hơn dự kiến là 3,6%/năm 2013 này. Ai có vàng thì bán tháo đi đừng chần chờ.

Thứ hai là Hoa Kỳ vẫn khẳng định siêu cường số 1 toàn cầu trong ít nhất một thế kỷ tới. Một thế kỷ tới số phận của thế giới vẫn nằm trong tầm chiến lược của Hoa Kỳ.

Hai vấn đề lớn trên sẽ là yếu tố quyết định để các quốc gia nhỏ bé chọn tầm nhìn an ninh quốc phòng và nền kinh tế chính trị đúng đắn cho riêng mình, để dân giàu nước mạnh. Vì chỉ sau 25 năm kể từ khi Hoa Kỳ bảo trợ an ninh quốc phòng cho Đức và Nhật sau chiến tranh thế giới II, họ đã phát triển kinh tế vượt bậc, chiếm lĩnh thị phần thế giới, và đòi xóa bỏ Hiệp định Bretton Woods, hòng muốn cạnh tranh với đồng đô la trên thị trường toàn cầu.

Mặc dù an ninh lương thực và nguồn nước sạch đóng vai trò lớn cho toàn cầu trong thế kỷ tới, nhưng nó chỉ có giá trị để Trung Hoa lấy làm mối đe dọa láng giềng. Và một số quốc gia châu Phi, Trung Đông, cũng như châu Á cần phải biết trân quý những gì thiên nhiên ban phát, thì có thể ổn định được trong vòng một thế kỷ tới.

Đối với Việt Nam cho đến giờ này chưa là một quốc gia phát triển bằng sáng tạo, mà vẫn còn là một nước đang phát triển chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, và bán rẻ sức lao động, tài nguyên là chủ yếu. Mặc dù, định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam đến 2020 là một nền kinh tế công nghiệp, nhưng tỷ trọng công nghiệp có được vẫn nhờ cậy vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ là gia công lắp ráp, chưa tự sản xuất được bất kỳ một mặt hàng công nghiệp nào có thể cạnh tranh với thế giới.

Nếu Việt Nam có đủ những lãnh đạo có khả năng lèo lái quốc gia, thì lúc này là cơ hội ngàn vàng để tính cho quốc gia dân tộc một chặn đường dài trong một thế kỷ tới về việc quy hoạch phát triển ngành mũi nhọn: nông, ngư nghiệp vẫn còn đang chiếm 80% nuôi sống dân Việt. Đồng thời chọn lựa một hình thái chính trị kinh tế phù hợp để chung sống hòa bình và thịnh vượng. Bằng không, khó lường trong tương lai gần của đất nước sẽ đi về đâu, trong kiếp nạn kinh tế, chính trị và văn hóa đang suy đồi đến đáy như bây giờ.

Asia Clinic, 11h22' ngày thứ Ba, 12/11/2013

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

BI KỊCH CỦA KẺ SỸ GIỮA ĐÁM BẦN NÔNG

Tôi hầu như không ca ngợi hay khen ai ở chế độ xã hội chủ nghĩa này, đặc biệt là những quan lại triều đình hiện nay.

Tôi biết ông Nguyễn Thiện Nhân qua cố GSBS Nguyễn Thiện Thành - bố ông - ngòai ra tôi chưa bao giờ tiếp xúc hay quen biết ông Nhân. Hôm nay ông từ nhiệm cương vị phó thủ tướng để về lo cho người già và người nghèo ở Mặt trận tổ quốc. Một cơ quan mà ai cũng hiểu là về an vị để chờ tuổi hưu. Âu đó cũng là cái nghiệp giống bố của ông, khi cuối đời nghiên cứu và chữa trị ngành lão khoa - lo cho người già.

Nhiều người đồn đại rằng, ông vô tài, không làm được cái gì cho ra hồn, đánh trống bỏ dùi, làm dang dở rồi lại đi, nên không bộ nào dung nạp được ông. Ngày ông ra Hà Nội lãnh chức thượng thư bộ Học, ông ở chưa yên vị, thì lên phó thủ tướng chăm lo văn thể mỹ, giờ thì vừa vào nhóm 16 người thinktank, lại đến chỗ để chờ ngày lãnh lương hưu.

Nhưng tôi lại thấy khác, những cái ông Nguyễn Thiện Nhân làm được tuy dở dang, nhưng ông để lại những dấu ấn vô cùng quan trọng, mà ít ai thấu hiểu và thấy nó là những viên gạch đặt nền tảng cho công cuộc phục hưng đất nước.

Ngày ông làm bộ trưởng giáo dục và đào tạo, với 3 không, ông đánh động tất cả mọi cấp bậc giáo dục và không chừa bất kỳ ai, ngành nghề nào, cấp bậc nào trong chính quyền. Từ vấn nạn sách giáo khoa sai trái, đến chạy bằng cấp, mua bằng giả, học trường dõm để mua chức quyền. Có lẽ mọi việc ông dang dở cũng từ đây, và cũng từ đây, ông đơn độc giữa bầy sói vô học, thiếu văn hóa, háu đói, tranh ăn.

Chính việc dám nhìn thẳng vào sự thật một nền giáo dục thui chột này nó là động lực để chính bản thân tôi lao vào viết báo và viết blog một cách say sưa, không kiêng dè, sợ sệt bằng những bài tố cáo những trường đại học dõm, giả danh, những nhân vật vô học đứng ra làm cò mồi để buôn bằng bán chức tước. Rồi sau đó, tôi mới có loạt hơn 50 bài về học bổng du học ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến. Loạt bài này hằng năm đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp được cho các cháu mỗi năm đạt đến cả triệu đô la Mỹ vào gói học bỗng du học bậc đại học.

Sau đó, tôi lại tiếp tục phản biện cho tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội: kinh tế, chính trị, y học, văn hóa, môi trường, chính sách, v.v... như một con tằm phải nhả tơ không mệt mỏi.

Khi ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu từ nhiệm, và nhận trách nhiệm mới, song ông Nhân gửi lời cảm ơn và xin thôi không phát biểu. Điều này đã nói lên cho nhân dân hiểu rất nhiều.

Suy cho cùng, trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam hiện nay, để kiếm được có một người có thân thế gia đình dòng tộc và bản thân có những thành quả học tập, rèn luyện học vị, lẫn học hàm bằng nổ lực thực sự của bản thân như ông Nhân là hiếm. Nhưng cũng chính vì thế mà, ông không thể làm việc được với họ. Kẻ sỹ sống giữa bầy sói khác nào đem dao phay mổ trâu mà thái mớ hành hẹ? 

Chữ Nhân làm sao đi với lũ bất nhân? Chữ Thiện làm sao sống cùng với lũ lưu manh? Thôi thì ông cũng đã đến lúc yên lặng để làm kẻ sỹ thất thời lỡ vận như bao tiền nhân mà sách sử đã ghi vậy.

Đơn độc giữa bầy sói mà chưa bị sói ăn thịt cũng là may mắn lắm rồi, ông cựu thượng thư bộ Học ạ. Chúc ông may mắn trong những năm tháng còn lại, nơi chính trường hôi tanh mùi xác chết của hàng triệu dân nước Việt đã ngã xuống, để có hôm nay mùi tanh tưởi.

Asia Clinic, 14h20' ngày thứ Hai, 11/11/2013

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

KẾ HOẠCH 383 CỦA TRUNG HOA CHỈ LÀ MỴ DÂN VÀ THẾ GIỚI

Bài đọc liên quan:

Với bẫy thu nhập trung bình, và tình trạng hủy hoại tài nguyên, thiên nhiên đã buộc chính quyền mới của Trung Hoa phải cải cách. Hội nghị lần thứ 3 đang diễn ra tại Bắc Kinh trong 3 ngày 9 đến 12/11/2013 đã đưa ra một đề án gọi là 383. Với mộng ước tăng gấp đôi thu nhập trung bình từ hơn 6.000USD/đầu người lên đến 12.616USD/đầu người trong vòng 10 năm tới cho hơn 1,3 tỷ dân, để chiếm vị trí quán quân của cường quốc kinh tế số 1 toàn cầu cho giấc mộng Trung Hoa.

Vậy kế hoạch 383 có những gì về mặt bản chất và hiện tượng chúng ta cần nghiên cứu để nhìn thấy tư tưởng của thế hệ thứ 6 Trung Hoa đang muốn gì? Họ sẽ làm gì? Và tương lai kinh tế, chính trị của Trung Hoa, khu vực và toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng ra sao. Đó là 3 câu hỏi cần nên giải quyết trong ngắn và dài hạn đối với các cường quốc và nước nhỏ, không chỉ trong khu vực và trên toàn thế giới.

Với 383, đầu tiên, nó mô tả mối quan hệ giữa ba thành phần chính của nền kinh tế Trung Quốc: Chính phủ, doanh nghiệp, và thị trường. 

Thứ hai, nó xác định 8 lĩnh vực quan trọng của cải cách: quản lý, chính sách cạnh tranh, đất đai, ngân hàng tài chính, tài chính công, tài sản nhà nước, đổi mới, và tự do hóa thương mại và tài chính quốc tế. 

Thứ ba, nó làm nổi bật ba mục tiêu tương quan: giảm bớt áp lực bên ngoài cho thay đổi chính sách trong nước, xây dựng toàn diện xã hội thông qua một chương trình an sinh xã hội cơ bản, và giảm tình trạng không hiệu quả, bất bình đẳng, và tham nhũng thông qua cải cách ruộng đất ở nông thôn.

Về hiện tượng, đây là một sự cải cách to lớn nhất, mà chính quyền Trung Hoa đang tuyên truyền rằng kể từ năm 1978, sau khi Đặng Tiểu Bình đưa Trung Hoa có 3 thập kỷ tăng trưởng thần kỳ. Nhưng, thực chất là, họ Đặng dễ dàng thành công hơn thế hệ hiện tại. Vì chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung, tự cấp với dân số đông nhất thế giới, giá nhân công rẻ, sang nền kinh tế thị trường định hướng mang màu sắc văn hóa phong kiến Trung Hoa, giao lưu mở cửa đầu tư với toàn cầu, sẽ dễ dàng hơn việc mà thế hệ hiện nay sẽ làm.

Về mặt bản chất, cái mà chính quyền hiện nay ở Trung Hoa hoàn toàn không cải cách gì. Về kinh tế, họ vẫn khẳng định sở hữu công tư liệu sản xuất. Về chính trị để bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền tiếp tục tham nhũng, và độc quyền kinh tế ăn chia, họ tiếp tục giữ một chế độ chính trị đơn nguyên tập quyền phong kiến kiểu mới.

Dưới cái nhìn triết học, thế hệ thứ 6 đang cai trị ở Trung Hoa dưới hiện tượng của màu cờ cộng sản, nhưng bản chất là tư bản hoang dã, một kiểu rượu cũ, nhưng bình mới.

Cũng dưới cái nhìn triết học, thế hệ thứ 6 đang cầm quyền của Trung Hoa đang giơ ra chiêu bài mỵ dân và cả thế giới là cải cách, nhưng đó chỉ là hiện tượng, còn bản chất thì họ vẫn giữ nguyên bản chất của một tập đoàn phong kiến kiểu mới để tiếp tục ăn chia tài nguyên, mồ hôi nước mắt của nhân dân Trung Hoa như các thế hệ trước đây.

Qua Trung Hoa, chúng ta cũng dễ dàng thấy 2 việc lớn đối với Việt Nam nói riêng, và khu vực và thế giới nói chung như sau:

Thứ nhất là, các chuyến công du của lãnh đạo mới của Trung Hoa, trong đó có Việt Nam là ý đồ xoa dịu, và áp đặt ý muốn cai trị của họ đến các quốc gia láng giềng, và trên toàn cầu. Điều này thể hiện qua, hiến pháp Việt Nam hầu như không thay đổi gì, dù đã tốn tiền bạc, sức người trong 1 năm qua, mà quốc hội Việt Nam đang tốn kém của cải đóng thuế của dân để bàn chuyện ngoài lề luật pháp như: bác sỹ Cát Tường hủy xác bệnh nhân sau tai biến; chuyện phù thủy giả danh ăn chia tiền chính sách đi tìm liệt sỹ; v.v...

Thứ hai là, các quốc gia láng giềng của Trung Hoa cần phải cảnh giác về giấc mộng bá chủ châu Á, và đi đến bá chủ toàn cầu trong sự trổi dậy trong hung hãn của Trung Hoa.

Asia Clinic, 9h24' Chúa nhựt, 10/11/2013

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

THIÊN ĐỊA NHÂN - NƯỚC VIỆT CÒN GÌ?

Bài đọc liên quan:

Một quốc gia hưng hay vong thì 3 yếu tố nền tảng báo hiệu là: Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa. Tào Tháo được chữ thiên thời mà chỉ gầy cơ nghiệp một đời. Lưu Bị chỉ được chữ nhân mà cũng nên cơ nghiệp một đời. Tôn Quyền được chữ địa lợi cũng làm nên nghiệp một đời. Nhưng muốn vững bền thì cả 3 phải cùng hưng thịnh.

Nhìn lại nước Việt hôm nay, lòng người ly tán, niềm tin vào chế độ đã mất sạch. Cái mất đến nỗi phải vận động hành lang quốc hội rằng, các đại biểu quốc hội không nên bàn vấn đề tham nhũng trong cuộc họp dài nhất trong lịch sử nước Việt đến 41 này đang diễn ra ở Hà Nội.

Về thiên thời thì chỉ mới vào đầu tháng 10 âm lịch, nhưng đã có 13 cơn bão ập vào đất nước. Cơn bão số 13 - Haiyan - được xem là siêu bão sẽ đổ vào từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Khu vực ảnh hưởng có thể lũ lớn từ Thánh Hóa đến Khánh Hòa. Nơi mà có khoảng hơn 100 đập thủy điện lớn nhỏ đang xả lũ gây cuốn trôi học trò, mà chính quyền không báo trước.

Về địa lợi to lớn án ngữ một mặt tiền dài nhìn ra biển, dù đất nước ta có diện tích nhỏ, nhưng lại đang đương đầu với giấc mộng Trung Hoa làm bá chủ châu Á. 

Đây chỉ là một đúc kết ngắn để nhìn, và để rút ra những bài học gì cho hiện tại và cho tương lai đất nước. Rõ ràng Thiên, Địa và Nhân hôm nay của nước Việt chẳng còn gì ngoài ly tán, hiểm họa và tai ương. Nhưng quốc hội đã họp 12 ngày, mà chưa cho thấy có ánh sáng cuối đường hầm cho đất nước, và dân tộc, mà chỉ bàn nhau những câu chữ tối nghĩa, đánh tráo khái niệm để tốn tiền thuế của dân.

Khi một vương triều có dấu hiệu suy sụp thì thiên thời không còn, địa lợi trở thành hiểm họa và nhân tình bất hòa. Đó là quy luật của cuộc sống sinh động ngàn đời đã đúc kết mà thành.

Asia Clinic, 18h11' ngày thứ Bảy, 08/11/2013