nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

NHÂN TRỊ HAY VI HIẾN PHÁP TRỊ?



Là một người dân, nên tôi chỉ biết lập pháp - Quốc Hội - là cơ quan quyền lực nhất của một xã hội. Nơi đây quyết định mọi thông điệp từ hành pháp đến tư pháp ban ra để áp dụng cho một xã hội.

Nhưng gần đây các cơ quan hành pháp lại có những quy định, những ý định sẽ thực hiện mà không hoặc chưa thông qua quốc hội. Trong khi đó thì, quốc hội lại đi kiến nghị cơ quan hành pháp, hoặc cơ quan hành pháp không đủ năng lực quản lý thì ra quy định o ép dân, mà không cần thông qua quốc hội.

Hơn tháng trước, một ông bí thư đảng kiêm chủ tịch thành phố Đà nẵng ra hàng loạt quy định tạm dừng nhập cư mới vào nội đô Đà Nẵng và bảo rằng không vi hiến.

Cụ thể là, bên bộ giao thông vận tải là một bộ phận của cơ quan hành pháp lại đi kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành pháp cao nhất là thủ tướng chính phủ nâng giá thu phí giao thông lên 5% mỗi năm, mà không hoặc chưa thông qua quốc hội, và các đại điểu quốc hội lại đi kiến nghị lại bộ giao thông vận tải nên thông qua biểu quyết của quốc hội và khảo sát ý kiến người dân.

Thật tình tôi không hiểu bộ giao thông vận tải muốn gì, khi trong mỗi lít xăng sử dụng dân đã đóng đến 1/3 chi phí cho nhiều thứ phí rồi.

Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tôi tới nay, tôi chưa nghe có chuyện Quốc hội kiến nghị với chính phủ, mà chỉ nghe chính phủ kiến nghị Quốc hội, và Quốc hội hoặc đồng thuận hoặc phủ quyết, chỉ mới nghe dưới thời Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có chuyện ngược đời này.

Cách đây vài hôm, trả lời trước quốc hội, bộ trưởng y tế rất thẳng thắn rằng, để giải quyết tình trạng quá tải các bệnh viện, bộ sẽ ra quy định để cấm người dân điều trị bệnh vượt tuyến, đồng thời bộ y tế sẽ xử phạt những bệnh viện tuyến trung ương nào điều trị bệnh nhân bị bệnh nhẹ

Thật tình tôi không hiểu bà bộ trưởng muốn gì? bệnh lý thì có rất nhiều, nhưng một nguyên tắc cơ bản là có bệnh điều trị ngoại trú và bệnh phải điều trị nội trú - phải nhập viện. Khi người bệnh cần nhập viện thì luật hành nghề y quốc tế, và cả về y đức, người thầy thuốc phải cho bệnh nhân nhập viện, không được phân biệt giai cấp, chủng tộc, thù hay bạn, nói chung là nguyên tắc đầu tiên của lời thề Hippocrates - Không được làm hại đến người bệnh. Cấm là cấm làm sao? có vi phạm y đức và lời thề Hippocrates không?

Ngoài ra, chuyện phân tuyến và cấm đoán của bộ y tế, cũng như việc thu phí giao thông, mà không thông qua ý dân và quốc hội. Việc này có vi phạm hiến pháp của một nhà nước mà, lâu nay đảng cầm quyền vẫn cứ hô hào là, nhà nước do dân, vì dân và dân làm chủ không?

Làm lãnh đạo là ăn lương của dân để giải quyết vấn đề quốc kế dân sinh theo lòng dân và theo sự đồng ý của cơ quan đại diện cao nhất của dân - Quốc Hội - chứ đâu phải làm lãnh đạo là, khi khả năng điều hành yếu kém do tầm nhìn thấp là ra nghị quyết, nghị định, quy định vi hiến để đưa xã hội trở thành những nhà tù. Không biết tôi nói thế có đúng không?

Người dân cần lãnh đạo biết tôn trọng pháp luật, biết minh bạch những thông tin về quốc kế dân sinh, mà đặc biệt là lý do tiêu tiền của dân, để làm gương cho bá tánh, chứ dân không cần lãnh đạo vi phạm hiến pháp và pháp luật để dẫn đến một xã hội hỗn loạn.Xem ra xã hội Việt khó trở thành một xã hội pháp trị?

Asia Clinic, 15h02' ngày thứ Bảy, 31/3/2012

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

NHỮNG RẠN NỨT CỦA KHỐI CÁC QUỐC GIA BRICS


Bài viết cùng tác giả:

Bài viết liên quan:


Bài viết gốc: TheCracks in the BRICS

Bài viết của ông Brahma Chellaney, ông là Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở New Delhi, là tác giả của cuốn sách “Juggernaut châu Á và Nước: chiến trường mới của châu Á.

NEW DELHI - Khi chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh hàng năm mới nhất của mình tại New Delhi vào ngày 28-29 tháng Ba, nhóm BRICS - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Hoa, và Nam Phi - vẫn còn là một khái niệm trong việc tìm kiếm một bản sắc chung và hợp tác thể chế hoá. Đó là điều không đáng ngạc nhiên, vì là những quốc gia có những hệ thống chính trị rất khác nhau, những nền kinh tế, những mục tiêu quốc gia, lại có vị trí địa lý ở những nơi khác nhau của thế giới. Tuy nhiên, năm nền kinh tế mới nổi tự hào về việc họ đã tạo ra một sáng kiến toàn cầu quan trọng đầu tiên không thuộc phương Tây.

Việc thiếu mặt bằng chung giữa các nước trong khối BRICS đã gợi cho những người hoài nghi gọi nhóm này bằng một từ viết tắt không thực tế. Tuy nhiên, với những người ủng hộ thì, nó là một sản phẩm của sự chuyển giao quyền lực đang diễn ra toàn cầu hiện nay, và có tiềm năng để phát triển thành một công cụ quan trọng trong việc hình thành kiến ​​trúc quản trị toàn cầu - là bà đỡ của một trật tự thế giới mới.

Sau hết là, các nền kinh tế trong khối BRICS có khả năng là nguồn quan trọng nhất của tăng trưởng toàn cầu trong tương lai. Họ đại diện cho hơn 1/4 diện tích của Trái đất, hơn 41% dân số, gần 25% GDP của thế giới, và gần một nửa của tất cả các nguồn dự trữ ngoại hối và vàng. BRICS, trên thực tế, cũng có thể được gọi là R-5(1), sau khi đồng tiền của các thành viên - đồng rúp(nga), real (Brazil), rupee (Ấn Độ), renminbi (nhân dân tệ của Trung Hoa), và đồng rand (Nam Phi).

Tại hội nghị thượng đỉnh New Delhi, các nhà lãnh đạo BRICS sẽ thảo luận về những sáng kiến tạo ra các tổ chức liên kết, đặc biệt là có một ngân hàng phát triển chung mà có thể giúp huy động tiết kiệm giữa các nước. Hiện nay, các nước BRICS chỉ là một khối lỏng lẻo không chuẩn mực. Nếu các nhà lãnh đạo của nhóm thất bại trong việc thực hiện tiến trình thành lập một cơ cấu tổ chức, họ sẽ đi đến việc cho vay bằng tín dụng thư sẽ đưa đến bất đồng và khối này đơn thuần là một "nơi chỉ có nói" cho những quốc gia quá đa dạng, nó làm quyền lợi của họ bị chia sẻ, và không có bất kỳ một quy mô nào có thể chuyển thành một kế hoạch chung để hành động.

Năm ngoái khối 4 nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Hoa) đã trở thành BRICS với việc bổ sung của Nam Phi. Khái niệm BRIC, hình thành vào năm 2001 bởi Jim O'Neill(2) của Goldman Sachs, ông này đưa ra bao gồm bốn quốc gia ban đầu, cho đến năm 2008, khi các ngoại trưởng gặp nhau bên lề một cuộc họp ba bên Nga-Ấn Độ-Trung Hoa (RIC). Thêm vào đó, Brazil đã mở đường cho hội nghị thượng đỉnh BRIC đầu tiên trong năm 2009, một cách thú vị, nó làm nên (piggyback: peak-a-back) Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) họp tại Yekaterinburg của Nga, năm đó.

Hiệp hội đã giúp SCO
- vẫn phần lớn là các doanh nghiệp Trung-Nga - để nhận được sự công khai hơn, nhưng nó để lại các nước BRIC một không gian nhỏ để bắt đầu xây dựng một kế hoạch hành động thống nhất. Việc mở rộng tiếp theo bao gồm Nam Phi đã làm cho BRIC thành một nhóm toàn cầu, đe dọa một sáng kiến khác được đưa ra lúc ấy không thích hợp, là hình thành lập nhóm các nước IBSA (Ấn Độ, Brazil, và Nam Phi).

Đối với Brazil, Nga, Ấn Độ, và Nam Phi, nhóm BRICS đóng vai trò như một diễn đàn để nhấn mạnh sức mạnh gia tăng kinh tế của họ và giới thiệu sự xuất hiện của họ như là người chơi toàn cầu. Tuy nhiên, đối với Trung Hoa, họ không cần sự công nhận như là một cường quốc đang lên của thế giới, BRICS là một thực tế hiển nhiên - không chỉ là biểu tượng - mà là lợi ích. Kết quả là, Trung Hoa thực sự đã tạo ra cho mình thành một chiếc bóng bao trùm lên cả khối BRICS, ví dụ như, Trung Hoa đã công khai đòi hỏi để kiểm soát ngân hàng phát triển chung được đề xuất hình thành của nhóm - một việcđối với Ấn Độ và Nga, đặc biệt là miễn cưỡng chấp nhận.

Vào thời điểm khi Trung Hoa đang bị áp lực vì bảo hộ giá trị của đồng Nhân dân tệ để duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu, các khuôn khổ BRICS cung cấp một nền tảng để mở rộng vai trò quốc tế của đồng tiền của . Là một phần của nhiệm vụ của cho một loại tiền tệ toàn cầu mà có thể cạnh tranh với đồng đô la hoặc đồng euro, một Trung Hoa giàu tiền mặt có kế hoạch mở rộng các khoản cho vay đồng nhân dân tệ cho các thành viên BRICS khác.

Cho vay và kinh doanh trong đồng Nhân dân tệ có khả năng để tăng cường vị thế quốc tế của Trung Hoa và giúp Trung Hoa lấn át các thành viên hơn nữa. Tuy nhiên, hạ thấp tiền tệ và ẩn trợ cấp xuất khẩu đã phá hoại hệ thống sản xuất ở các nước BRICS khác, đặc biệt là đối với Ấn Độ và Brazil.

Những người ủng hộ khái niệm BRICS dù sao vẫn hy vọng rằng nhóm có thể phục vụ như là một chất xúc tác cho cải cách thể chế toàn cầu. Với tình hình các thỏa thuận quốc tế còn lại hầu như đứng yên từ giữa thế kỷ XX (ngay cả như với các cường quốc kinh tế không phải của phương Tây và những thách thức kinh tế phi truyền thống đang nổi lên), thế giới cần nhiều sự góp phần hơn là kiểu như những bước đi miễn cưỡng và không mạch lạc như hiện nay. Ví dụ, sự hình thành G-20, là một ngẫu hứng thiết kế để trì hoãn việc cải cách tài chính thực sự.

Trong thực tế, các biện pháp nhún nhường thực hiện phân phối thay đổi quyền lực toàn cầu đã bị giới hạn hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế, với các nước nòng cốt có quan điểm cứng rắn trong quan hệ quốc tế - về hòa bình và an ninh - đã duy trì sự bảo thủ độc quyền của một số ít các quốc gia.

Trung Hoa không phải là quốc gia có chung tư duy với các nước khác trong BRICS khi nói đến cải cách thể chế toàn cầu. Nó là một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại (revisionist) liên quan đến kiến ​​trúc tài chính toàn cầu, nó đang đòi hỏi phải có một sửa chữa lớn đối với hệ thống Bretton Woods(3). Nhưng Trung Hoamột cường quốc mà hiện nay đối với hệ thống Liên hiệp quốc, kiên định phản đối mở rộng thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Trung Hoa muốn đất nước duy nhất của châu Á với một ghế thường trực ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - một lập trường mà đặt Trung Hoa xung đột với Ấn Độ.

Nếu các nước BRICS hình thành một nhóm gây áp lực trong quan hệ quốc tế, họ phải đồng ý về những gì họ tin là đạt được mục tiêu chính trị và kinh tế. Ví dụ, họ đã thống nhất chung về sự thất vọng của họ - nhưng đề xuất của họ không được đáp ứng - về tình trạng đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới. Thật vậy, mối quan hệ song phương đối với họ là quan trọng nhất mỗi nước BRICS có với Hoa Kỳ, chứ không phải là ý nguyện chung của BRICS.

Trên tất cả là, khái niệm BRICS là đại diện, là sự mong muốn của các thành viên để làm cho trật tự toàn cầu tốt hơn. Nhưng không chắc chắn liệu các thành viên của nhóm sẽ phát triển thành một nhóm thống nhất với mục tiêu và cơ chế thể chế đã được xác định. Trong những ngày tới, chúng ta có thể tìm hiểu xem cho tới bao giờ thì các nước BRICS sẽ làm được nhiều hơn một từ viết tắt dễ nhớ hay chỉ là với một việc làm vô ích như đã diễn ra trong những năm qua.

Project Syndicate 2012

Ghi chú của người dịch:
1. R-5: Theo tác giả là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của 5 đồng tiền ở 5 nước trong nhóm BRICS như đã chua thêm trong bài viết của người dịch.

2. Jim O'Neill: là một nhà kinh tế học và là chủ tịch của Tập đoàn ngân hàng đầu tư và chứng khoán Goldman Sachs. Ông nổi tiếng với lý thuyết đưa ra khối 4 nước mới nổi BRIC hồi năm 2001 với bài viết: "The World Needs Better Economic BRICs." Sau này bài viết này đã phát triển thành một cuốn sách có tên là: "Building better global economic BRICs"

3. Hệ thống Bretton Woods: xem lại bài: Quay về hệ thống Bretton Woods.

BS Hồ Hải dịch - Tư Gia – 21h52' Chúa Nhật, 25/3/2012

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

TẦM NHÌN QUY HOẠCH THỦY ĐIỆN

Bài đọc liên quan:

Bất kỳ ai là người Việt, hay kể cả những du khách đến với Hội An cũng được nghe câu ca dao trở thành câu hát: "Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm/Rượu Hồng Đào chưa uống đã say". Say tình, say nghĩa và say cả nét e ấp của người con gái xứ Quảng. Nhưng đất cũng làm say lòng người, khi vùng đất này là đất của địa linh nhân kiệt, của Ngũ Hành Sơn và đất của đá vôi, nên chưa mưa đã thấm là vậy.

Với kiến thức khoa học bậc phổ thông thôi, bất kỳ người nào cũng có thể hiểu đất đá vôi mềm và tan ra khi thấm nước. Nên vùng xứ Quảng này mới có Động Phong Nha Kẽ Bàn nổi tiếng cho du lịch, ngoài khu phố cổ Hội An một thời sầm uất giao thương.

Câu chuyện đập thủy điện Sông Tranh 2 nứt và rò nước, cho đến nay các cơ quan chức năng chỉ làm việc an lòng dân là chính, mà chưa có một phương án giải quyết triệt để. Nó làm tôi nhớ những chuyến về miền Trung nắng cháy đầu, mưa thối đất ngày nào. Nếu ai có dịp về miền Trung Trung Bộ thì chỉ cần đến Sa Huỳnh xứ Quảng Ngãi đã thấy hiển hiện một màu trắng xóa của cát pha đất đá vôi chạy suốt hết vùng xứ Quãng.

Cách đây hơn một năm, tôi đã có viết một số bài ảnh hưởng xấu của thủy điện đến môi sinh và động đất. Mặt trái của thủy điện rất nhiều, không chỉ riêng có biến đổi môi sinh. Nếu ai đã từng quan tâm đến tác hại của thủy điện thì đều nắm những tác động của con đập Hoover hay còn gọi là đập Boulder chắn dòng Calorado hồi thập niên 1930s, nó đã gây tác hại không chỉ một miến Tây Bắc Mexico mà cả vùng Tây Nam nước Mỹ như thế nào?

Cũng cách đây gần một năm động đất đã xảy ra ở phía Bắc huyện Trà My xứ Quảng Nam đã minh chứng một cách khoa học hùng hồn rằng việc khảo sát các đập thủy điện vùng này có vấn đề. Báo chí còn lên tiếng do những cảnh báo của các nhà khoa học rằng tình trạng động đất còn xảy ra 5 năm nữa quanh vùng đập thủy điện Sông Tranh 2. Nhưng rồi câu chuyện đã bị lãng quên. Đó là cái nét văn hóa rất đặc trưng kiểu nông dân của nước  Việt, để lâu cứt trâu hóa bùn.

Cả tuần nay tin nóng cứ dồn về cái đập thủy điện Sông Tranh 2 nứt, nước chảy từ những khe nứt thành dòng như thác nước tự nhiên. Các cơ quan liên đới, kẻ thì lên tiếng do khe dãn nhiệt hở nước thoát ra là chuyện bình thường. Người đi kiểm tra cấp cao thì cho là đập thủy điện Sông Tranh 2 sai mọi giai đoạn. Nhưng chưa thấy ai quan tâm đến giai đoạn khảo sát địa chất, để đánh giá nền móng về mặt cơ học xứ Quảng có đủ tiêu chuẩn để làm thủy điện hay không?

Làm nhà phải xây móng. Đi học phải nắm kiến thức cơ bản là quan trọng nhất để biết mình học cái gì, sử dụng kiến thức đó cho việc gì, để biến kiến thức thành ý tưởng, rồi vạch ra phương án khả thi, và thực hiện phương án ấy tối ưu nhất. Nên khâu khảo sát địa chất là quan trọng bậc nhất trong tất cả các khâu cho xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, kết cấu công trình.

Nước chảy thì đá phải mòn. Đó là quy luật.

Bê tông mà thấm thì, nếu bê tông có cốt thép, thép sẽ sét rĩ, khi sắt rĩ thì sắt nởvà co bong tróc, làm quá trình bung nứt bê tông tiếp tục nặng thêm. Nếu bê tông không có cốt thép thì độ xói mòn khe nứt do nước gây ra còn nhanh hơn và tương lai của cái đập ai cũng có thể đón nó sẽ như thế nào?

Với cột nước tỉnh hơn 100 mét và áp lực của hàng trăm triệu mét khối nước ở hồ thủy điện Sông Tranh 2, liệu đập thủy điện này có sức chịu đựng đến bao lâu nữa trên một nền đất đá vôi đang ngậm nước. Nhưng người ta đang dùng vải trộn với xi măng và phụ gia trám vào khe nứt, sau khi khoan lên vết nứt, và người ta còn khoan "giải áp" làm thành những vòi nước giải áp cho khe nứt, với cái gọi là biện pháp an toàn. 

Nên nhớ rằng việc dùng keo trám vết nứt đốt hầm Thủ Thiêm khác với cái cách trám vết nứt của đập thủy điện Sông Tranh 2. Một là phát hiện trước khi dìm đốt hầm xuống nước, nên việc trám nứt là chủ động. Còn một là khe nứt sau khi bị động đất gây ra, việc trám khe nứt là việc thụ động, khó có khả năng để kết dính.

Nứt do động đất gây ra, nhưng ông tổng giám đốc công trình 5.000 tỷ vẫn ngụy biện là khe dãn nhiệt. Công nhân trám thủ công không thể kết dính như vieo clip của đài truyền hình Việt Nam đưa tin. Nhưng đến hôm nay thì đã là nứt đập chứ không là do khe dãn nhiệt như ông tổng giám đốc công trình đã phát biểu.

Có mấy vấn đề đặt ra ở câu chuyện không chỉ đập Sông Tranh mà cho cả tất cả các chiếc đập khác quanh vùng xứ Quảng.

Thứ nhất là, quan sát mấy ngày qua trên phương tiện truyền thông đại chúng, tôi có cảm nhận là các cơ quan liên đới đến khảo sát để làm sao đổ tội cho nhau và/hoặc cùng nhau chia nhỏ tội của mình, sau khi có lệnh của thủ tướng, hơn là đưa ra phương án giải quyết cấp kỳ khi mùa mưa sắp đến ở miền đất đầy đau thương và oanh liệt này.

Thứ hai là, cần có một sự quan tâm đến những con đập còn lại từ Bình Định đến Nghệ An để đánh giá vấn để khảo sát địa chất, thiết kế, xây dựng và thám sát công trình. Điều này phải làm xong trong năm nay để có hướng giải quyết trong tương lai. Và cũng đã đến lúc chính phủ phải rà soát lại bản đồ địa chất một cách chuẩn mực không chỉ cho thủy điện, mà còn cho quy hoạch các thành phố, khu đô thị trong tương lai lâu dài.

Thứ ba là, quan trọng nhất và cấp kỳ nhất trong ngắn hạn phải đình chỉ phát điện, tiến hành xả đập có tính toán lưu lượng để không ảnh hưởng đến thượng và hạ nguồn. Đồng thời bắt đầu trồng rừng thượng nguồn, để giữ đất và giữ nước khi mùa mưa đến. Sau khi xả đập, thì phải tiến hành đặt mìn hủy đập để ngăn chặn hậu họa nếu xảy ra, thì nó còn thảm khốc hơn sự cố vỡ đập Bản Kiều ở tỉnh Hồ Nam Trung Hoa năm 1975, không chỉ với 171 ngàn dân tử nạn. Vì phía dưới đập Sông Tranh 2 là cả một khu phố cổ Hội An và biển Đông, với bao di tích có giá trị hơn trăm lần cái đập thủy điện Sông Tranh 2, nếu tính về cả kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, v.v...

Với những phát thảo đơn sơ của một người không chuyên ngành bằng hiểu biết của kiến thức khoa học phổ thông. Tôi chỉ có thể đề nghị với chính phủ phải nhanh chân trước khi mùa mưa năm nay đến với khúc ruột miền Trung. Hãy dẹp tất cả mọi phàn nàn, ngụy biện và những giải pháp mỵ dân, mà phải bắt tay vào việc hủy đập cấp kỳ khi chưa muộn. Vấn đề khoa học sâu hơn hãy để tính sau. Thà mất 5.000 tỷ còn hơn mất đến 5 triệu tỷ trong tương lai bất định đang treo lơ lửng không chỉ đất Quãng Nam, mà còn cả một đất nước sau này. Tôi nói thế không biết có đúng không?

Asia Clinic, 11h36' ngày thứ Sáu, 23/3/2012

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

SỰ TRÓI BUỘC CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI CẢI CÁCH KINH TẾ CỦA TRUNG HOA


Bài viết liên quan của tác giả khác:
Bài viết của chủ blog:


Bài viết của ông Bùi Mẫn Hân (裴敏欣: Minxin Pei). Ông là Giáo sư về Chính Quyền học tại Claremont McKenna College.Ông là người Trung Hoa có 2 quốc tịch Mỹ và Hoa, ông vẫn giữ quốc tịch Trung Hoa, nhưng vẫn đang sống và làm việc ở Mỹ.

CLAREMONT, CALIFORNIA - Khi những tư vấn kinh tế bị từ chối vì thực trạng chính trị, thìlẽ những lời tư vấn là không hữu ích. Lịch sử của các tổ chức tài chính đa quốc gia như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) bị xem là rác rưởi do những quy định chính sách kinh tế có thể khả thi về mặt kỹ thuật thiện chí đã bị các nhà lãnh đạo chính trị bỏ qua. Nhưng điều đó không ngăn cản được những cố gắng của các tổ chức.

Nỗ lực mới nhất của các tổ chức này là báo cáo về Trung Hoa đến năm 2030 vừa mới công bốđược nhiều hoan nghênh của Ngân hàng Thế giới: Xây dựng một xã hội thu nhập cao hiện đại, hài hòa và sáng tạo(China 2030: Building a Modern, Harmonious, and Creative High-Income Society)(1). Theo như tư vấn kinh tế kỹ thuật, báo cáo cho rằng Trung Hoa khó mà đứng vào nhóm các quốc gia hàng đầu. Báo cáo đưa ra một chẩn đoán chi tiết, chu đáo, và trung thực của những khiếm khuyết về cấu trúc và thể chế của nền kinh tế Trung Hoa, và kêu gọi cải cách mạnh mẽ và chặc chẽ để loại bỏ những trở ngại cơ bản đối với tăng trưởng bền vững.

Thật không may, trong khi báo cáo của Ngân hàng Thế giới đã đặt ra một tiến trình về kinh tế rõ ràng để các nhà lãnh đạo Trung Hoa nên theo đuổi vì lợi ích của Trung Hoa, mặc dù Ngân hàng đã tránh né câu hỏi quan trọng nhất: Liệu chính phủ Trung Hoa thực sự chú ý đến lời khuyên của mình và chịu uống thuốc đắng, cho hệ thống chính trị độc đảng của đất nước?

Ví dụ, trong số những cải cách cấp bách nhất cho Trung Hoa đến năm 2030 được đề nghị là phải giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Điều này có thể đạt được bằng cách loại bỏ các đặc quyền cho các doanh nghiệp nhà nước (state-owned enterprises: SOEs), chẳng hạn như vốn trợ cấp và sự độc quyền trong kinh doanh, và bằng cách cho phép tự do khu vực tư nhân hơn. Tuy nhiên có một hiếu kỳ là, những tác giả của bản báo cáo dường như quên rằng điều này sẽ dẫn đến việc ngăn cấm tiêu xài đối với Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Hoa (Chinese Communist Party: CCP: ĐCSTH), dù nó không làm tai hại cho Đảng cầm quyền.

Những doanh nghiệp nhà nước khổng lồ của Trung Hoa có thể có một số lợi ích kinh tế to lớn, nhưng giá trị thực dụng của chúng chỉ là chính trị. ĐCSTH sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để cung cấp những công ăn việc làm tốt và những đặc quyền đặc lợi cho các đảng viên. Khoảng 80 triệu thành viên của ĐCSTH, thì có hơn 5 triệu giữ vị trí điều hành trong các công ty nhà nước hoặc chi nhánh. Bao cấp trong thanh toán về quản lý và quản trị địa phương, nơi màcông ăn việc làm bị phụ thuộc vào sự duy trì can thiệp của nhà nước trong nền kinh tếhiện nay, cải cách kinh tế kiểu của Ngân hàng Thế giới sẽ gây nguy hiểm đến gần 10triệu những kẻ ngồi mát ăn bác vàng của chính phủ Trung Hoa (official sinecures).

Có rất ít nghi ngờ rằng giảm quyền lực của các doanh nghiệp nhà nước sẽ làm cho nền kinh tế Trung Hoa hiệu quả và năng động hơn. Nhưng rất khó để tưởng tượng rằng một chế độ độc đảng (a one-party regime)sẽ sẵn sàng để phá hủy nền tảng chính trị của nó.

Cải cách tài chính là một ưu tiên khẩn cấp khác được nhấn mạnh cho Trung Hoa đến năm 2030. Hệ thống tài chính tụt hậu của Trung Hoa (người nghèo bị đánh thuế nhiều hơn những người giàu) đòi hỏi phải tận thu quá mức cho chính quyền trung ương, nhưng lại chi phí tương đối ít cho các dịch vụ xã hội. Về danh nghĩa, gộp chung cả 2 loại thu từ thuế và không thuế(2) được thu thập từ cả hai chính phủ trung ương và địa phương vượt quá 35% của GDP. Tuy nhiên, số lượng lớn các khoản thu lại chi cho quản lý, đầu tư tài sản cố định, an ninh nội địa, quốc phòng, và các đặc quyền đặc lợi xa hoa đủ loại - gồm: giải trí, những cuộc liên hoan ăn chơi, nhà ở, xe hơi, và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao - cho các quan chức chính phủ.

Trung Hoa đến năm 2030 cho thấy rằng Trung Hoa nên từng bước tăng chi tiêu của mình về các dịch vụ xã hội khoảng 7-8% của GDP trong vòng 20 năm tới. Nhưng tại sao ĐCSTH nên làm như vậy? , mức thuế tổng thể thực tế tại Trung Hoa đã khá cao, có nghĩa là tăng gấp đôi chi tiêu xã hội từ cấp độ hiện tại mà không cần tăng thêm các loại thuế. Việc này sẽ yêu cầu cắt giảm nghiêm trọng trong những chi tiêu chủ yếu cho việc mang lại lợi ích của giới tinh hoa cầm quyền.

Minh bạch ngân sách mà Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo sẽ có khả năng không thực hiện được cũng vì lý do trên. Hiện tại chi tiêu công là quá sai lệch đối với các tầng lớp tinh hoa cầm quyền, nó làm ĐCSTH sẽ có nguy cơ đang mất đi tính hợp pháp của nó nên ngân sách chính phủ trở thành đối tượng để xăm soi của cộng đồng.

Làm cho Trung Hoa trở thành một xã hội "hài hòa" - Mục đích tư vấn của báo cáo về việc giảm sự bất bình đẳng- rõ ràng là một mục tiêu mong muốn. Tuy nhiên, nó là một khẩu hiệu chán ngán, thậm chí cả theo tiêu chuẩn Trung Hoa. Phát triển nóng bởi các nhà cầm quyền Trung Hoa trong nhiều năm trước đây, chiến lược "xã hội hài hòa" đã mang lại, ở mức tốt nhất vẫn là một thay đổi khiêm tốn trong chính sách. Sự thất vọng và xung đột xã hội đối với những nhà lãnh đạo chính trị cấp sở - tước đạt quyền công dân, đàn áp, tham nhũng phổ biến, thói vô trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, và xà xẻo các tổ chức và chính sách nhà nước - vẫn không thay đổi.

Giải quyết những nguyên nhân cơ bản của sự bất mãn xã hội và hiệu quả kinh tế không bền vững đòi hỏi không chỉ bằng lời tư vấn và lời kêu gọi các tầng lớp tinh hoa cầm quyền, mà còn phải thay đổi cái thực trạng chính trị của Trung Hoa bắt buộc những người được hưởng lợi từ hiện trạng chính trị Trung Hoa phải từ bỏ đặc quyềnđặc lợi của họ vì lợi ích của đất nước.

Chỉ có hai khả năng phát triển có thể dẫn đến kết cục này. Một là trao quyền chính trị cho ngườidân Trung Hoa. Nhưng dân chủ lại con số không đối với Trung Hoa, vì nó đã được xác định rõ ràng để bảo vệ chế độ độc đảng của Trung Cộng.

Nhưng than ôi, giới tinh hoa cầm quyền Trung Hoa gần như chắc chắn gạt bỏ khuyến cáo Trung Hoa đến năm 2030 của Ngân hàng Thế giới vì chính trị không mong muốn và không thích hợp. Điều này khiến khả năng thứ hai là sự thay đổi chính trị trông chờ vào sự may mắn của một cuộc khủng hoảng đe dọa đến hệ thống, nó sẽ mang lại một Trung Hoa sụp đổ để quay sang giải quyết các bệnh lý Ngân hàng Thế giới đã chẩn đoán rõ ràng.

Ghi chú của người dịch:
1. China 2030: Building a Modern, Harmonious, and Creative High-Income Society: là một hội thảo được tổ chức vào ngày 26/02/2012 vừa qua của World Bank tại Bắc Kinh dành cho tầm nhìn Trung Hoa đến 2030. Người dịch xin bonus 3 bảng về hội nghị này để các nhà chiến lược kinh tế chính trị học Việt Nam tham khảo, vì nó cần thiết cho kinh tế chính trị Việt Nam. Suy cho cùng Trung Hoa và Việt Nam đang là 2 nền chính trị và kinh tế đồng bệnh tương lân trong những xã hội đang bị mắc chứng tâm bệnh tập thể về cả chính khách và nhân dân. Tôi chèn link vào các dòng chữ của 3 tài liệu sau, các bạn chỉ việc nhấp chuột vào links này sẽ xuất hiện một cửa sổ khác để download về in ra mà đọc:
+ Bảng tóm tắt bằng slide trình bày ở hội nghị China 2030: Building a Modern, Harmonious,and Creative High-Income Society. Gồm 12 slides trình chiếu chuyển sang PDF.
+ Video và bảng gốc của World Bank và các đường dẫn tài liệu lên trang ngày 27/02/2012.

2. tax and non-tax revenues: Thu nhập của chính phủ từ 2 khoảng là, thứ nhất là nhóm doanh thu từ các loại phí, thuế - gọi là tax revenue. Nhóm này là tiền từ đóng thuế các tổ chức và doanh nghiệp làm ăn cả tư và công, các loại phí cầu đường, thuế bất động sản, phí môi trường, v.v... Thứ hai là nhóm thu từ không phải đóng thuế - gọi là non-tax revenue - nhóm không đóng thuế là nhóm khai thác tài nguyên thiên nhiên đất nước bán để tiêu dùng, bán môi trường cho đầu tư để tiêu dùng với cái gọi là đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, cho vay tiền của ngân hàng nhà nước, cho thuê đường truyền, băng thông internet, hay các loại tiền phạt vi phạm luật pháp quốc gia, v.v…

BS Hồ Hải dịch – Asia Clinic – 14h23’ ngày thứ Ba, 20/3/2012

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

TÂM BỆNH CỦA CỘNG ĐỒNG

Bài viết liên quan:

Cuối tháng 2/2012 tại hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt Nam, ông tổng bí thư đảng đưa ra một nghị quyết thuộc chuyên đề nghiên cứu tiến sĩ của ông thời còn làm nghiên cứu sinh ở trường đảng.

Đầu tháng 3/2012, tại trường đảng cộng sản Trung Hoa, ông Tập Cận Bình, người sẽ nắm đảng và nắm vận nước Trung Hoa trong nhiệm kỳ tới, làm theo cái việc của ông tổng bí thư Việt Nam - chỉnh đốn đảng, soi và tự soi. Sau sự kiện mà 22 năm qua, lần đầu tiên Trung Hoa thâm hụt kỷ lục về thương mại, và câu chuyện tìm ra 7 thành viên của thế hệ thứ 5, vào thường vụ bộ chính trị thay thế cho 7 người thuộc thế hệ thứ 4, sẽ về hưu trong đại hội đảng cộng sản Trung Hoa lần thứ 18 vào cuối năm nay.

 Đám đông vô thức dân Bắc Hàn bị tầng lớp tinh hoa lãnh đạo dẫn dắt tư duy trở thành những con tâm bệnh khóc than trong bão tuyết thương tiếc khi đưa tang vị lãnh tụ vĩ đại Kim Đệ Nhị được xem là một tâm bệnh của xã hội Bắc Hàn ngày nay

Cách đây vài hôm, sau cuộc tập trận bắn đạn thật giữa 2 đồng minh Mỹ - Hàn, Bắc Triều Tiên công bố sẽ phóng tên lửa tầm xa theo hướng về phía Nam, khi mà viện trợ 240 ngàn tấn lương thực của Mỹ cứu đói Bắc Hàn ký chưa ráo mực, để chứng tỏ quyền lực của lãnh tụ trẻ Kim Đệ Tam vừa lên thay cha để tiếp tục lèo lái chế độ phong kiến quân phiệt ở Bắc Hàn gần 60 năm qua.

Bên kia bờ đại dương của châu Mỹ xa xôi, ông Hugo Chavez, chi phí cho một đợt điều trị ung thư tái phát, 22 ngày, của mình ở Cu Ba lên đến 110 ngàn thùng dầu hỏa, để còn tiếp tục có thể ra tranh cử tổng thống Venezuela nhiệm kỳ tới.

Cách nay 1 năm, cuộc cách mạng hoa Nhài bùng lên ở Trung Đông và Bắc Phi với bằng chứng sức mạnh dân sự bắt đầu nở rộ trên toàn cầu nhờ vào thế giới phẳng. Bằng nhiều hình thức thay đổi xã hội nhẹ nhàng như Tunisia, Sudan. Mức độ nặng hơn có đổ máu như ở Ai Cập với sự ra đi của ông Mubarak. Nặng hơn nữa, với cái chết của Gaddafi ở Libya. Và hiện vẫn còn ám ảnh nặng nề và diễn tiến có tính tội phạm thảm sát dân tộc ở Syria do al Assad Đệ Nhị.

Cũng một năm qua, ở Miến Điện, một nhà nước chuyên chính xã hội chủ nghĩa quân phiệt, nhưng vẫn giữ hình thái chính trị đa nguyên của giới quân đội cầm quyền trong suốt hơn 60 năm qua. Họ đã chuyển mình bằng cách đổi tên nước từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Myanmar sang thành Liên Bang Myanmar, thả tù nhân dân chủ và đại diện trí tuệ của nhân loại, mời gọi và hòa hợp hòa giải dân tộc Myanmar chung tay xây dựng quê hương. Tất cả những hành động trí tuệ này được thực hiện bỡi một thế hệ lãnh đạo sinh ra ở thập niên 1940s, xuất thân từ tầng lớp thượng lưu, được đào tạo chính quy ở các trường nổi tiếng của phương Tây. Một cuộc chuyển hướng đại diện cho trí tuệ và nhân bản của thời đại.

Tất cả những sự kiện trên, dưới con mắt nghề y, là biểu hiện một bệnh lý tâm thần không chỉ của một cá thể, mà của những tập thể tâm bệnh, có nguyên nhân từ bản chất của con người - tư hữu và quyền lực. Bắt đầu từ tư hữu và quyền lực của một cá nhân tinh hoa biết sử dụng quyền lực tối thượng của con người là tư duy tới hạn - critical thinking - để sai khiến đám đông vô thức theo ý chí của mình, bằng truyền thông đại chúng, giáo dục, và bóp méo văn hóa dân tộc, thông qua chủ nghĩa dân tộc cực đoan kết hợp thế quyền với thần quyền phủ dụ đám đông, duy trì quyền lợi của mình, dưới một hình thái xã hội sai lầm về chính trị. Nó gieo rắc nỗi cùng khổ lên đám đông vô thức bị xỏ mũi kéo lê những quãng đời nô lệ cho cái tư hữu và quyền lực cho giới tinh hoa.

Trong y học, có thực bệnh và tâm bệnh. Đời làm nghề y của thầy thuốc không sợ thực bệnh, mà chỉ sợ tâm bệnh. Càng sợ loại tâm bệnh mà người bệnh đã biết nguyên nhân nhờ thầy thuốc đã giải thích, nhưng bệnh nhân lại không muốn chữa nguyên nhân, mà lại đi chữa triệu chứng vì cái tư hữu và quyền lực của mình. Nỗi sợ ấy với thầy thuốc to lớn hơn khi tâm bệnh loại này không ở một cá nhân, mà nó lây lan đến gần như toàn xã hội.

Gần đây có một số tổ chức đã dùng hình ảnh phản cảm quảng cáo bao cao su OK lồng vào câu chuyện Đường Tăng Tam Tạng thỉnh kinh. Một hành động phạm vào sắc giới và dục giới của nhà Phật có ý đồ làm tâm bệnh của xã hội Việt trầm trọng hơn

Với Miến Điện, Tunisia và Sudan là những con tâm bệnh cả tầng lớp tinh hoa lẫn đám đông vô thức cùng ý thức được vai trò và sức mạnh của mình để cùng nhau chữa bệnh. Kết quả cả xã hội lành mạnh mà ít hoặc không có máu chảy đầu rơi.

Nhưng với những tập thể tâm bệnh như Ai Cập, Libya, Syria thì cả 2 phía tầng lớp tinh hoa và đám đông nô lệ phải trả giá đắt khi phải máu chảy đầu rơi vẫn chưa giải quyết được tâm bệnh. Vậy những quốc gia còn lại, như Bắc Hàn, Venezuela, Trung Hoa, v.v... dường như cho đến nay, ở cả 2 phía, tầng lớp tinh hoa và đám đông vô thức vẫn còn đắm chìm trong một tâm bệnh tập thể, chưa có hướng đi?

Chỉ khi nào, việc nâng dân trí và chấn hưng dân khí làm cho người dân hiểu được quyền lực dân sự của mình là to lớn. Quyền lực ấy chỉ đơn giản là biết sử dụng cái của mình có - tư duy tới hạn, critical thinking - mà không bị kẻ khác lấy và lợi dụng nó để biến họ thành nô lệ. Lúc đó, tâm bệnh của các xã hội này sẽ không còn. Lúc đó hình thái chính trị xã hội chính trị sai lầm sẽ mất đi, vì giới tinh hoa không còn dám ăn cắp tư duy tới hạn của đám đông vô thức để phục vụ cho tư hữu và quyền lực của mình.

Asia Clinic, 11h26' ngày thứ Hai, 19/3/2012

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

TƯ DUY GIÁO DỤC TRONG CÁCH HỌC VÀ DẠY

Bài viết liên quan:
+ Phản biện tích cực và phản biện tiêu cực

Thiết tưởng không cần viết về đề tài tư duy, nhưng thấy cần phải viết để cho thế hệ mai hậu, chứ không phải viết cho thế hệ đã trở thành loài bò sát và nhai lại, nên phải viết.

Như trong loạt bài giáo dục trong hơn 3 năm qua tôi đã viết. Nó gồm nhiều chuyên mục từ tư duy giáo dục đến tư duy xã hội đến săn tiền người khác, nước khác để học. Nên tôi xin bắt đầu từng mục để thấy giáo dục nước ta nó đã lạc hậu đến đâu?

Để hiểu, thực hiện và đánh giácách học và dạy thì cần phải hiểu mỗi bậc học ngày nay, người học và người dạy cần có gì và yêu cầu gì?

Săn tiền người khác, nước khác để học là cái cần thiết cho mọi người. Muốn săn được tiền để người khác, nước khác cho mình ăn học là việc khó. Mức độ khó tỷ lệ nghịch với các cấp học càng cao - tức là tìm học bổng ở phổ thông khó hơn đại học, và đại học khó hơn sau đại học - vì ở mức học nhỏ thì nhà tài trợ chưa thể hoặc rất khó đánh giá hiệu quả của một thí sinh trong tương lai sẽ giúp gì cho xã hội. Ngoài ra, học sau đại học là đi làm thuê cho thầy, còn thầy thì có nhiệm vụ đi kiếm tiền tài trợ cho nghiên cứu và thực hành cho thí sinh được học bổng làm, chứ không phải đi học.

Từ đó, việc học ở phổ thông cũng vì thế mà ngày nay các nền giáo dục tiên tiến đã hiểu cái tư duy tới hạn - critical thinking - của học trò đã phát triển. Họ bắt đầu chỉ làm cầu nối hướng cho học sinh cách học, cách tranh luận, cách tìm tài liệu, cách viết những dự án nhỏ và thi không còn là ngồi trả lời những câu hỏi, mà làm những bài tập lớn về nhà. Họ cho lật sách thoải mái, vì họ chấm điểm là chấm cái tư duy phản biện của học sinh chứ không chấm cái kiến thức có trong sách. Vì nếu cần kiến thức thì học sinh lật sách mà đọc. Dĩ nhiên những cuộc thi lớn để lấy bằng tú tài, lấy kiến thức tổng quát để nhập học đại học thì phải thi nghiêm ngặt, nhưng dù có tài liệu cũng không thể có thời gian để mà lật tài liệu để copy, vì ngay cả chỉ đọc để trả lời cũng chưa chắc có đủ thời gian để làm.

Việc dạy và học ở bậc đại học là thầy chỉ ra phương pháp và hướng tìm tài liệu để bàn luận với thầy. Sinh viên nào giỏi thì thầy thuê làm thêm công việc trợ giảng - Undergraduate Teaching Assistant: Trờ giảng cấp đại học - hoặc thầy thuê làm trợ lý nghiên cứu ở bậc đại học - Undergraduate Research Assistant. Ngay từ lúc này thì các sinh viên xuất sắc trong đại học đã làm giảng dạy và ra đề thi, chấm bài thi, lên bảng điểm cho sinh viên cùng khóa, thầy chỉ xem lại bàn luận đánh giá từng sinh viên. Cũng như vậy, sinh viên làm trợ lý tranh luận với cả giáo sư về từng đề tài nghiên cứu, đồng thời đứng tên đầu hoặc thứ hai trong các bài công bố nghiên cứu trên tạp chí khoa học uy tín thế giới. Nên nhớ rằng học xong đại học là để đi làm, chứ không phải để đi học việc!

Càng không cần phải học và nhờ người cầm tay chỉ việc là thầy ở mức học sau đại học. Vì học sau đại học là học phương pháp nghiên cứu, thực hành và làm thế cho giáo sư. Học sau đại học không có nghĩa là học như con mọt sách mà là phát triển đến tận cùng cái tư duy tới hạn - critical thinking. Nếu còn nghĩ rằng học sau đại học là đến lớp để được học kiến thức căn bản thì đó không còn là học sau đại học mà làm làm con bò đi nhai lại kiến thức không cần nhai. Lại càng không phải để bị ảnh hưởng nhân cách thầy khi thầy văng tục một chút để cho việc giảng dạy thêm phần mắm muối, gia vị cho sự sinh động trong giảng dạy, vì học viên đã qua cái thời hình thành nhân cách và tư duy bậc thấp.

Từ những lý lẽ trên, việc dạy ngày nay là vì người học làm trung tâm. Thầy không mang về cho người học theo cấp bậc yêu cầu thì thầy bị loại ra khỏi giảng đường. Về phía người học, thí sinh không đạt được mức giỏi theo yêu cầu bậc học thì đừng hòng săn được tiền để học. Nên săn tiền để học không chỉ giỏi mà phải hiểu được cái văn hóa và chiến lược tuyển sinh của đất nước và ngôi trường mà người học đến học. Hay nói cách khác, lấy tiền của người khác, nước khác không chỉ giỏi, mà còn là một nghệ thuật sai khiến tư duy của họ bằng sức mạnh tư duy của thí sinh.

Một thí sinh với tư duy tù túng, không hợp thời dù có giỏi đến đâu, cũng không thể lấy tiền người khác để học. Nhưng một thí sinh khá, mà hiểu và biết dùng sức mạnh tư duy của mình để thuyết phục hội đồng tuyển sinh, thì việc được họ tặng tiền để học là chuyện rất có thể.

Cách dạy của TS Lê Thẩm Dương bị một số truyền thông và công dân ảo ném đá vì ông làm đúng với bậc học và đúng với tư duy giáo dục hiện đại

Cả tuần nay, trên các diễn đàn ảo và báo chí trong nước có nhiều bài không phải phản biện cách dạy của Tiến Sỹ Lê Thẩm Dương mà, đang bị cái quán tính tư duy dạy và học lạc hậu, từ chương kiểu tạo ra loài bò nhai lại xưa cũ, hòng đả phá một cách rất thiếu tư duy phản biện. Nếu những ai cho rằng ông  TS Lê  Thẩm Dương là không đúng cách dạy sau đại học, thì nên xem video clip bảng đầy đủ tôi đưa ra ở bài viết này, rồi sẽ thấy mình ngụy biện hơn là phản biện. Nếu không ngụy biện thì cũng là những người còn lạc hậu với giáo dục tiên tiến.

Để làm thay đổi cái quán tính tư duy và làm nên việc nâng dân trí, chấn hưng dân khí quả là khó. Nhưng muốn được vậy, việc các nhà giáo dục và truyền thông có trách nhiệm rất lớn. Trách nhiệm lớn ấy không chỉ cần một tư duy phản biện đúng nghĩa mà, còn cần một kiến thức cập nhật với một tinh thần cầu tiến.

Asia Clinic, 11h18' ngày thứ Bảy, 17/3/2012