Bài viết liên quan:
+ Tổng kết tâm lý đám đông
+ Vì sao có những chế độ độc tài?
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Đánh tráo khái niệm và hậu quả
+ Tư duy giáo dục bậc phổ thông
+ Tư duy giáo dục bậc đại học
+ Tư duy giáo dục chân đất
+ Tư duy giáo dục miền sơn cước
+ Tư duy và cuộc sống
+ Bạo lực học đường gắn liền với tâm lý lứa tuổi
+ Vì sao có những chế độ độc tài?
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Đánh tráo khái niệm và hậu quả
+ Tư duy giáo dục bậc phổ thông
+ Tư duy giáo dục bậc đại học
+ Tư duy giáo dục chân đất
+ Tư duy giáo dục miền sơn cước
+ Tư duy và cuộc sống
+ Bạo lực học đường gắn liền với tâm lý lứa tuổi
Phản biện theo nghĩa đúng của nó là nghĩa tốt - tiếng Anh tư duy phản biện hay tư duy phê phán được dùng từ, critical thinking, tôi thích dùng từ tư duy tới hạn cho từ này hơn - Ngay cái từ tư duy phản biện nó đã có nghĩa là một tiến trình mà trí tuệ được sử dụng và xử lý một cách tích cực và khéo léo, dùng để thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin và đưa ra một hay nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề.
Thực chất bất kỳ ai đã từng học nghiên cứu khoa học và có tìm tòi triết học thì phương pháp luận khoa học, nó cũng đã chỉ ra các bước tư duy phản biện là rất rõ ràng. Phương pháp luận khoa học được phát biểu là, từ trực quan sinh động (tức là từ sự vật hiện tượng khách quan mà ta bắt gặp) đi vào tư duy trừu tượng (là ghi nhận, tổng hợp, phân tích và đưa ra phương án giải quyết cho thực tế khách quan đó). Rồi từ tư duy trừu tượng áp dụng vào thực tế khách quan (là đưa phương án giải quyết mà ta đã hình thành trong tư duy trừu tượng. Nó có thể là phương án, một dự thảo, một đề án để áp dụng vào thực tiễn). Đó là con đường nhận thức chân lý khách quan.
Từ đó, chúng ta sẽ thấy các bước phát triển tư duy một cách tự nhiên của con người, mà tôi đã đề cập đến trong nhiều bài viết trước đây là, tư duy phản biện tự động đến từng cá thể một cách tự nhiên mà không gượng ép. Chỉ khi nào 3 thành tố khách thể - gia đình, nhà trường và xã hội - tác động và uốn nắn tư duy của thành tố chủ thể thì lúc đó tư duy phản biện bị lái theo một hướng đã định của các thành tố khách thể mà tôi đã đề cập trong bài Quán tính tư duy.
Như vậy, cái quán tính tư duy do khách thể áp đặt vào chủ thể sẽ làm cho tư duy phản biện nảy sinh ra làm 2 loại là phản biện tích cực và phản biện tiêu cực.
Phản biện tích cực là phản biện mà tư duy nhiều bước làm ra một hay nhiều phương án giải quyết trọn vẹn hoặc tối thiểu là ổn thỏa được đa số những việc còn chưa giải quyết được của thực tế khách quan đòi hỏi. Nó là kết quả đơm hoa kết trái của một tư duy chủ thể lành mạnh dưới tác động tích cực của tư duy khách thế đúng phương pháp luận khoa học.
Phản biện tiêu cực là phản biện mà tư duy phản biện thiếu tính khoa học, không sử dụng hết các bước tư duy phản biện để đưa ra một hay nhiều phương án giải quyết vấn đề, mà chỉ đưa ra kiểu phản biện sạch trơn, từ chối thực tế khách quan theo cảm tính yêu, ghét. Nó là hậu quả của một kiểu tác động tiêu cực của các thành tố khách thể lên tư duy chủ thể.
Để rèn luyện cho bản thân một tư duy tích cực, chủ thể tư duy cần làm chủ được tư duy của mình, đồng thời khách thể tác động vào tư duy chủ thể cũng không được mang kiểu tư duy áp đặt kiểu tiêu cực vào chủ thể đón nhận tư duy. Trong đó, tư duy khách thể luôn phải nhìn vấn đề thực tế khách quan dưới cái nhìn nhị nguyên. Có nghĩa là, bất kỳ một vấn đề, sự vật hiện tượng xảy ra trong thực tế khách quan không chỉ được diễn ra tiến trình tư duy phản biện bằng phương pháp luận khoa học, mà còn phải có cái nhìn 2 mặt tốt xấu, lợi bất lợi, đúng sai, v.v... của sự vật hiện tượng ấy với cá nhân và cộng đồng.
Lâu nay, xã hội Việt có một số sự vật hiện tượng đã bị cái tư duy phản biện tiêu cực của cộng đồng và chủ thể phản biện đã có cái nhìn ở góc độ cảm tính và sạch trơn nhiều hơn là tư duy tích cực. Rất dễ để tìm ra những ví dụ cụ thể này. Ví như, vì lòng căm thù ngàn đời với bành trướng bá quyền Trung Hoa mà, vài tờ báo chính thống của nhà nước từ hôm qua đến nay đã đưa tin sai lệch với dự thảo của bộ giáo dục, để rồi rút xuống. Còn các công dân mạng thì lo sợ sự áp đặt viện Khổng Khâu ở Việt Nam, cho người Việt học tiếng Hoa, để làm việc đồng hóa dân tộc, quá tải học hành cho trẻ. Đó là một cách tư duy phản biện tiêu cực, rất cực đoan và sạch trơn.
Bản thân ngôn ngữ nó là một thành tố làm nên loài người, ai cũng rõ. Ngôn ngữ không có tội, chỉ có con người sử dụng ngôn ngữ ấy gây ra tội lỗi. Ngược lại, biết thêm một ngôn ngữ là hiểu thêm một nền văn hóa khác để giúp cho các chỉ số EQ và AQ của cá nhân đó tốt hơn và dễ thành đạt hơn mà thôi.
Bản thân một dân tộc nào đó cũng không đáng ghét hay đáng thương hơn các dân tộc khác, mà chỉ có những chính khách của dân tộc đó lèo lái cái quán tính tư duy của dân tộc đó đi vào con đường sai trái, đáng để bị thế giới chối từ.
Tiếng Hoa theo thống kê trên toàn cầu, nó là thứ tiếng được sử dụng thông dụng đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau tiếng Tây Ban Nha và trên cả tiếng Anh. Chỉ cần đơn cử đơn giản, theo xác suất thống kê thì, cứ 5 người ta gặp trên trái đất này thì có 1 người biết tiếng Hoa. Đó là một lợi thế ngoại giao, làm ăn và phát triển cho những ai biết tiếng Hoa thì tại sao lại bài trừ nó?
Miền Nam Việt Nam trước 1975 cũng có dạy tiếng Hoa trong trường phổ thông rất bình thường. Và câu chuyện một học sinh trung học học 2 sinh ngữ - một sinh ngữ chính và 1 sinh ngữ phụ - cũng là chuyện rất bình thường. Chuyện thi tú tài hồi đó là thi toàn diện không bỏ một môn nào như bây giờ. Nhưng việc học không nặng, học sinh vẫn có thời gian tham gia hướng đạo sinh để phát triển kỹ năng sống. Không vì thế mà đổ thừa học thêm tiếng Hoa là nặng cho trẻ. Mà mỗi gia đình hãy tự trách mình là tòng phạm với tha hóa trong giáo dục làm con mình quá tải trong học tập, bằng học kèm, học thêm, trong khi nhà nước cũng là tòng phạm việc này khi trả đồng lương chết đói cho giáo viên.
Miền Nam Việt Nam trước 1975 cũng có dạy tiếng Hoa trong trường phổ thông rất bình thường. Và câu chuyện một học sinh trung học học 2 sinh ngữ - một sinh ngữ chính và 1 sinh ngữ phụ - cũng là chuyện rất bình thường. Chuyện thi tú tài hồi đó là thi toàn diện không bỏ một môn nào như bây giờ. Nhưng việc học không nặng, học sinh vẫn có thời gian tham gia hướng đạo sinh để phát triển kỹ năng sống. Không vì thế mà đổ thừa học thêm tiếng Hoa là nặng cho trẻ. Mà mỗi gia đình hãy tự trách mình là tòng phạm với tha hóa trong giáo dục làm con mình quá tải trong học tập, bằng học kèm, học thêm, trong khi nhà nước cũng là tòng phạm việc này khi trả đồng lương chết đói cho giáo viên.
Ngay cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng phải mượn cái gốc của tiếng Hoa để hình thành chữ viết của họ. Và ngay cả tiếng Việt viết theo chữ quốc ngữ đã được thoát Trung Hoa mà chúng ta đang dùng vẫn đang mượn rất nhiều từ Hán Việt. Và hơn 1000 năm bị đô hộ, dân tộc Việt có bị đồng hóa bao giờ? Và một dân tộc bị đồng hóa là một dân tộc làm mất đi cái bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có tiếng nói, chữ viết, thói ăn, nết ở, thuần phong mỹ tục ngàn đời, v.v... Thế thì tại sao phải lo sợ cái không cần phải sợ?
Và còn nhiều kiểu phản biện tiêu cực khác dễ thấy hằng ngày nếu chịu khó tư duy. Nếu một cộng đồng mà mỗi người chịu khó tìm tòi và tư duy tích cực để hoàn thiện mình và cộng đồng, thì cộng đồng đó vững mạnh, và ngược lại. May mắn cho những ai có được một tư duy phản biện tích cực, và cũng rủi cho những ai có một tư duy phản biện tiêu cực hằng định trong quán tính tư duy của mình.
Asia Clinic, 18h28' ngày thứ Tư, 14/3/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét