nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

5 NĂM TỚI MIẾN ĐIỆN SẼ Ở ĐÂU?

Bài đọc liên quan:


Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.

Trong một bài viết cách đây 18 tháng của tôi - Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện nước Việt, tôi có viết, cùng năm 1990 ở Việt Nam và Miến Điện có hai sự cỡi trói lớn. Miến Điện cỡi trói về chính trị để làm nền tảng cho kinh tế bắt đầu mở cửa 2 năm qua. Họ giữ được văn hóa, tài nguyên còn nguyên vẹn. Trong khi đó, Việt Nam cỡi trói kinh tế, mà không thay đổi thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền. Và Việt Nam đã có những phát triển rõ nét, nhưng phải trả giá bằng cách đổi tài nguyên, môi trường, văn hóa để có kinh tế tư bản hoang dã hôm nay. Trong khi Miến Điện từng bước thoát Trung Hoa, thì Việt Nam ngược lại trói mình vào Trung Hoa đúng cái mốc 100 tuổi của cụ Hồ.

Trước khi rút lui khỏi chính trường ông tổng thống Thein Sein ở Miến Điện làm 3 việc lớn: dời đô từ Rangoon sang Naypyidaw; Cỡi bỏ mọi đàn áp phe đối lập, thả tù nhân chính trị và đưa xã hội Miến Điện trở thành một xã hội dân chủ thực sự bằng hành động cho hoạt động tự do báo chí tư nhân, cũng như sửa đổi hiến pháp theo tinh thần đa nguyên tản quyền.

Cũng thì rút khỏi chính trường, nhưng ông cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ở Việt Nam đã kịp thời mang bầu đoàn thê tử sang Trung Hoa ký kết ràng buộc Hội nghị Thành Đô 1990. Hiến pháp nước Việt đưa thêm điều 4 độc tôn cai trị cho đảng cộng sản ở Việt Nam. Tước hết mọi quyền tự do dân chủ ở Việt Nam bằng nghị định và nghị quyết của đảng cầm quyền. Cho nên hôm nay con chiên của đảng cầm quyền trở thành mọt nước sâu dân, văn hóa suy đồi, kinh tế sụp đổ, chính trị hỗn man, và đang chờ ngày diệt vong.

Cho tới nay, thế giới kinh ngạc về sự chuyển đổi của Miến Điện. Cuộc chuyển đổi này được ví còn hơn cả những cuộc cách mạng nhung diễn ra ở Đông Âu. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu vấn đề của Miến Điện, để làm ra một mô hình cho các quốc gia đơn nguyên, tập quyền và chậm phát triển. Hàng loạt Workshop ở Liên Hiệp Quốc dành cho những sinh viên ưu tú toàn cầu hằng năm đưa Miến Điện ra để cho nghị trình Model United Nations cho các lãnh đạo tương lai.

Một câu hỏi đặt ra là, với một nền văn hóa phương Đông, thì cái gì làm nên một Miến Điện có được cuộc cách mạng xã hội êm thắm để thoát ra khỏi chế độ quân quản tập quyền, và thoát được Trung Hoa? Có những kết luận rút ra rất xác đáng làm tất cả mọi người có lương tri phải suy nghĩ, rằng để có một Miến Điện chuyển đổi tốt đẹp như hôm nay cần có những điều kiện tiên quyết sau:

Thứ nhất là về kinh tế Miến Điện phải đi đến cùng cực như những năm cuối thập niên 2000s. Chính nó là động lực bắt buộc lãnh đạo độc tài quân phiệt của Miến Điện buộc lòng phải chuyển đổi.

Thứ hai là về chính trị, trên nền tảng một chế độ chính trị tập quyền quân quản, nhưng Miến Điện vẫn giữ hình thái đa nguyên chính trị trong suốt từ sau 1975 đến nay. Nó giúp cho các đảng phái chính trị vẫn tồn tại, dù bị đàn áp, nhưng càng đàn áp càng tạo uy tín cho họ.

Thứ ba là, vấn đề con người then chốt. Nếu bên đảng phái đối lập có một quý bà thép đầy trí tuệ và hàn lâm Aung Kyi được sự trợ giúp hết mực của chồng, đã can đảm đứng ra trước lằn tên mũi đạn để tạo nên một đối trọng, thì bên nhóm tập đoàn độc tài quân phiệt cũng có một Than Shwe quyết định dời đô và cho phép đa nguyên chính trị, sau đó một Thein Sein tiếp bước, để chuyển xã hội Miến Điện đi từ tập quyền quân phiệt sang một xã hội dân sự văn minh dân chủ.

Cuối cùng là, vấn đề góp sức từ bên ngoài. Hành động cấm vận của Hoa Kỳ và phương Tây, rồi sau đó xóa cấm vận nhanh chóng đã giúp góp phần rất lớn để có một thay đổi tư duy của tầng lớp lãnh đạo tập quyền quân phiệt ở Miến Điện. Sự chuyển đổi của Miến Điện buộc lòng các lãnh đạo lớn thế giới phải thân chinh đến thăm để nắm bắt thời cơ làm ăn, quan hệ, trong đó có tổng thống Hoa Kỳ, thủ tướng Anh, chủ tịch Liên minh Châu Âu, và kể cả chủ tịch Trung Hoa, mặc dù, Miến Điện đã thoát ra khỏi Trung Hoa bằng hành động từ chối dự án 2,5 tỷ đô la cho hệ thống dẫn dầu xuyên vịnh Bengan qua Miến Điện về Vân Nam.

Nhìn lại Miến Điện ta thấy, vấn đề cốt lõi cho chuyển đổi của đất nước này là vấn đề bên trong nội tại đất nước là chính yếu. Sự góp sức của bên ngoài chỉ là chất xúc tác cho một dây chuyền phản ứng đang diễn ra. Và yếu tố con người đủ khả năng độc thâu tóm quyền hành chịu chuyển đổi tư duy. Dĩ nhiên Phật giáo là quốc giáo cũng đóng vai trò không nhỏ cho hành động vị tha, gác bỏ quá khứ nhìn về tương lai của các phe đảng chính trị cũng góp phần quan trọng cho chuyển đổi, khi bà Aung Kyi tuyên bố, miễn truy cứu tội lỗi của chính quyền Than Shwe.

Với một nền chính trị đi đúng quy luật khoa học xã hội về mặt triết học, các quy luật mâu thuẫn, đối lập và phát triển đang giúp đất nước Miến Điện nở hoa từng ngày.

Một nền chính trị động và bền vững, nhân bản hiện nay của Miến Điện sẽ là nền tảng tốt cho kinh tế Miến Điện không bao lâu nữa sẽ vượt ra khỏi đói nghèo, và thịnh vượng, ở một quốc gia mà nó đã từng là số 1 khu vực Đông Nam châu Á chỉ sau Nhật Bản ở Châu Á vào 2 thập niên 1960 và 1970s.

Có người cho rằng phải 10 năm nữa Miến Điện sẽ bắt kịp kinh tế Việt Nam, nhưng qua theo dõi, tôi cho rằng, chỉ 5 năm tới thôi Miến Điện có thể đứng vào hàng ngũ phía trên của 11 quốc gia Asean.

Asia Clinic, 10h20' ngày Thứ Bảy, 26/10/2013

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

CẢNH BÁO TAI BIẾN THUYÊN TẮC MẠCH MÁU PHỔI DO HÚT MỠ BỤNG

Hình ảnh X quang tim phổi thẳng cho thấy có tràn máu và tràn dịch cả ở màng phổi và phế nang, có xẹp phổi trái của phổi trái ở một bệnh nhân bị tai biến thuyên tắc mạch máu phổi. 

Nghề nào cũng vậy, khi làm việc đều có những tai bay vạ gió mà không ai muốn. Nghề y càng không nên có, vì nó liên quan đến sinh mạng của con người. Chính vì thế mà, với y khoa, khi điều trị bất kỳ trường hợp nào bằng thủ thuật có xâm lấn, như mổ xẻ, hay uống thuốc có nguy cơ tai biến đều cần có ký cam kết, sau khi được bác sỹ điều trị giải thích cặn kẽ, và bệnh nhân tự nguyện đồng ý điều trị là vậy.

Trong y học, ngành phẫu thuật thẫm mỹ là ngành nâng cao chất lượng sống của con người. Nhưng trong y học cũng không có bất kỳ phương pháp điều trị nào là tuyệt đối thành công. Nên trong điều trị luôn có những tỷ lệ tai biến. Một trong những tai biến đáng sợ nhất là thuyên tắc mạch máu trong và sau phẫu thuật của một số bệnh lý và phương pháp phẫu thuật thẫm mỹ. Đặc biệt phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ ở nhiều nơi trên cơ thể như: mông, đùi và bụng.

Cách đây 3 hôm, câu chuyện một bác sỹ ở Hà Nội làm thủ thuật hút mỡ bụng cho một khách hàng nữ, 39 tuổi để bơm vào dưới lớp da ngực, hòng nâng cho ngực to và đẹp hơn, đã dẫn đến khách hàng tử vong trong bệnh cảnh suy hô hấp, trào bọt ra miệng, và có lẽ do quá sợ hãi mà ông bác sỹ đã vứt xác cô ta xuống sông Hồng để phi tan chứng cứ. Nhưng đã không qua được pháp luật điều tra.

Hút mỡ thẫm mỹ có nhiều tai biến và biến chứng trong và sau phẫu thuật như: dị ứng thuốc gây tê, gây mê; tụ máu dưới da; tụ dịch dưới da; tăng cung lượng tuần hoàn về tim gây suy hoặc ngưng tim cấp; và thuyên tắc mạch máu ở các cơ quan; nhiễm trùng vết phẫu thuật sau mổ, v.v... Qua bệnh cảnh lâm sàng của cô bệnh nhân tử vong có thể kết luận rằng, cô ta bị tai biến thuyên tắc mạch máu phổi - Pulmonary Embolism - do mỡ, hoặc nhồi máu cơ tim do mỡ, nhưng khả năng nhồi máu cơ tim ít nghĩ đến trong trường hợp này. Nó cũng giống như thuyên tắc khí, khi người điều dưỡng truyền dịch mà không đuổi hết bọt khí ra khỏi dây truyền dịch, trước khi truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân.


Khi làm động tác hút mỡ, thì người phẫu thuật viên dùng một dụng cụ làm tưa nhỏ mỡ dưới da, có bơm nước, và hút nó ra qua hệ thống máy hút. Động tác hút mỡ sẽ tạo ra những mạch máu bị vỡ, và những giọt váng mỡ hình thành. Đặc biệt các tĩnh mạch hồi lưu máu về tim, và phổi, khi nó vỡ ra, váng mỡ sẽ trôi vào tĩnh mạch. Những giọt váng mỡ này sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim và phổi, gây ra thuyên tắc ở nhiều nơi như, mạch máu nhỏ của tim thì làm biến chứng nhồi máu cơ tim, về mạch máu phổi thì biến chứng thuyên tắc mạch máu phổi, về não thì là thuyên tắc mạch máu não, về mạch máu chi thì thuyên tắc mạch máu chi. Nhưng thường gặp nhất là tai biến thuyên tắc mạch máu phổi trong hút mỡ thẫm mỹ.

Thuyên tắc mạch máu nói chung, mạch máu phổi nói riêng có nhiều nguyên nhân: cục máu đông có sẵn ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, hoặc do giọt ván mỡ như trường hợp này hoặc mỡ do gãy xương lớn do tai nạn, v.v...

Có một điều đáng lưu ý là, dù thuyên tắc mạch máu ở đâu cũng có thể đưa đến tử vong. Tôi đã từng gặp một trường hợp chỉ thuyên tắc mạch máu chi dưới của một người bạn đi máy bay đường dài liên tục 36h đồng hồ, sau khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất và đã dẫn đến nhiễm trùng hoại tử chi đe dọa tính mạng, điều trị suốt 3 tháng tại trung tâm săn sóc đặc biệt của Mount Elizabeth Medical Centre ở Singapore tốn hơn 1 triệu đô la.

Thuyên tắc mạch máu phổi là một tai biến có nguy cơ tử vong rất cao, và phải được chẩn đoán chính xác, điều trị tích cực tại một bệnh viện lớn, có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn và sử dụng thuốc chống đông, cũng như các loại thuốc khác, kể cả phẫu thuật lồng ngực cấp cứu nếu cần.

Đây chỉ là một bài viết có tính thường thức y học cho những ai muốn làm đẹp, từ thầy thuốc đến khách hàng, để đừng quá hỗn loạn tâm trí mà đưa đến hậu quả không tốt như ông bác sỹ trẻ ở Hà Nội. Mong nó có ích cho mọi người.

Asia Clinic, 11h27' ngày thứ Năm, 23/10/2013

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

6 ĐỜI CHỦ TỊCH QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG TRUNG HOA

Bài đọc liên quan:

Với tự tưởng: "Họng súng đẻ ra chính quyền", Mao Trạch Đông đã biến Trung Hoa thành một chế độ phong kiến tập quyền kiểu mới. Khi ông đã một mình thâu tóm quân đội, chỉ cần làm chủ tịch đảng cộng sản ở Trung Hoa, mà không cần giữ chức vị chủ tịch nước. Mà thực ra ông chả cần giữ chức nào cả ngoài chủ tịch quân ủy trung ương. Với nó, ông làm mưa làm gió, muốn giết bất kỳ ai, bỏ tù hay đày họ đi tù khổ sai. Nó là tiền đề để thấy 6 đời chủ tịch quân ủy trung ương Trung Hoa là cái để đáng nghiên cứu nhà nước Trung Hoa hơn bất kỳ lĩnh vực nào.

Có thể nói, trong 6 đời chủ tịch quân ủy trung ương Trung Hoa chỉ sáng giá có 2 đời là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Bốn đời còn lại chỉ là những người làm theo, cố bảo vệ sự đoàn kết giả tạo trong đảng cộng sản ở Trung Hoa, hơn là có bất kỳ một tư tưởng mới nào để giúp Trung Hoa như hôm nay.

Đời thứ nhất là Mao, ông có 3 phần công lớn. Thống nhất và bành trướng lãnh thổ Trung Hoa hôm nay gấp 3 lần so với thời cuối nhà Thanh. Tân Cương, Nội Mông và Tây Tạng là 3 vùng đất được Mao quan tâm và xâm lược ngay sau khi nắm quyền vào ngày 01/10/1949.

Chiếm chỗ của Đài Loan tại 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Thúc đẩy giới khoa học Trung Hoa bằng mọi giá phải có bom hạt nhân để bảo vệ quyền lực Trung Hoa trường tồn là công lao to lớn thứ hai của Mao.

Giết chết toàn bộ thành phần trí thức, kể cả dân chúng cùng đồng cam cộng khổ với Mao trong Vạn lý Trường chinh, chỉ để lại thành phần vai u thịt bắp trong chính quyền trung ương, để thực hiện trọn vẹn một thể chế chính trị phong kiến tập quyền kiểu mới ở Trung Hoa.

Ba tư tưởng của Mao: Giữ lấy súng để nắm quyền lực tuyệt đối. Hai cái phàm là để tạo sự trung thành và đoàn kết giả tạo trong đảng hòng ăn chia. Thâu tóm truyền thông hòng ngu dân và tiêu diệt bất kỳ ai trong chính quyền và ngoài chính quyền, để thực hiện mọi "sáng kiến" bệnh hoạn của Mao, như Đại nhảy vọt và Đại cách mạng văn hóa.

Có thể tóm lược đời chủ tịch quân ủy trung ương của Mao có công đặt nền tảng cho nhóm lợi ích của đảng cộng sản ở Trung Hoa, và cộng sản thế giới, giúp Trung Hoa và các đảng cộng sản còn sót lại đứng vững. Trung Hoa có tiếng nói với những cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, nhưng có tội với nhân dân Trung Hoa.

Đời thứ hai là Hoa Quốc Phong, chỉ nắm chức này trong 4 năm, và mờ nhạt dưới cái bóng của ông Đặng Tiểu Bình. Tuy đóng vai trò trung gian, nhưng ông Hoa Quốc Phong đã có công lớn, khi ưng thuận để ông Đặng tiêu diệt bè lũ 4 tên: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, và Vương Hồng Văn. Tứ nhân bang này là những con chó trung thành của Mao dùng cho những kế hoạch bệnh hoạn của ông ta. Nhưng Mao cũng rất sáng suốt khi giết sạch thành phần trí thức muốn cho Trung Hoa nhân bản và tự do dân chủ, đồng thời cũng để sống họ Đặng để thực hiện kế sách lâu dài của mình. Mao cũng sáng suốt khi để lại di chúc đưa Hoa Quốc Phong lên kế vị, hòng làm bước đệm để tiêu diệt tứ nhân bang và ủng hộ Đặng.

Đời thứ ba Đặng Tiểu Bình, sau khi tiêu diệt Tứ nhân Bang, Đặng đã ép Hoa Quốc Phong về vườn và nắm quyền bính. Đặng có hai tư tưởng lớn và kế thừa 3 tư tưởng của Mao. Năm tư tưởng này được 3 đời sau thực hiện như là kim chỉ Nam cho đảng cộng sản ở Trung Hoa.

Tư tưởng mèo trắng mèo đen, mèo nào bắt được chuột thì dùng. Nó đã giúp Trung Hoa có 30 năm phát triển kinh tế thần kỳ, mà lịch sử nhân loại chưa bao giờ ghi nhận được bất kỳ một xã hội nào có được sự thần kỳ này. Nhưng, những gì Đặng tuân theo 3 tư tưởng của Mao đã để lại một vết nhơ lịch sử trong vụ Thiên An Môn 1989.

Tư tưởng thứ hai của Đặng là lời di chúc để lại cho thế hệ mai sau - thâu quang dưỡng hối: ẩn mình chờ thời cơ - nhưng khi Hồ Cẩm Đào tưởng rằng Trung Hoa đủ sức mạnh để bá chủ châu Á và tiến đến soán ngôi Hoa Kỳ để cai trị thế giới, sau khi Trung Hoa trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chiếm tổng sản lượng xuất khẩu 30% toàn cầu, thì di chúc này của Đặng đã bị xao nhãng. Hôm nay Trung Hoa đang bị cái bong bóng đầu tư công, chạy theo tỷ lệ tăng trưởng giả tạo làm giảm tăng trưởng bắt buộc, thì tư tưởng này được họ Tập tuân thủ nghiêm ngặt.

Đời thứ tư là Giang Trạch Dân, ông là chiếc bóng của Đặng từ trước sự kiện Thiên An môn đến hết thời kỳ ông nhậm chức. Ông chỉ làm và thực hiện đúng 5 tư tưởng của Mao và Đặng đã đẻ ra.
Nên trước khi qua đời, Đặng có một câu nói rất thân tình với ông là, chú làm việc tôi rất yên tâm. Để trả ơn cho Đặng, ông Giang đã bỏ qua tội tham nhũng 20 triệu đô la Mỹ của con trai Đặng với các tập đoàn lớn của phương Tây vào làm ăn với Trung Hoa. Mặc dù, thủ tướng Chu Dung Cơ quyết làm ra ánh sáng vụ này, nhưng Giang nghe lời khuyên của Dương Thượng Côn, vuốt mũi phải nễ mặt, và nên cho chìm xuồng để giữ sự đoàn kết trong đảng. Đây là tiền đề để tham nhũng trở thành quốc nạn của Trung Hoa hiện nay. Dù sao thì Giang cũng đã thực hiện được di nguyện của Đặng chọn một người xuất sắc, thế hệ có học bài bản, và có thực tiễn quản lý như Hồ Cẩm Đào thuộc phái Đoàn hệ lên kế vị.

Đời thứ năm là Hồ Cẩm Đào, ông thuộc phái đoàn hệ, xuất thân là kỹ sư thủy lợi, đi lên bằng chính năng lực của bản thân, có kinh nghiệm quản lý ở Tân Cương, ... Ông đã đẩy mạnh phát triển đầu tư công trên khắp Trung Hoa, và bành trướng thị trường thương mại, xây dựng toàn cầu. Ông quyết chiếm lĩnh nguồn nước châu Á, bằng việc xây dựng điên cuồng những đập thủy điện khắp các con sông có nguồn nước ngọt từ cao nguyên Tây Tạng. Vì Tây Tạng chiếm giữ 80% nguồn nước ngọt ở các dòng sông châu Á. Bằng 2 cách chiếm lĩnh thị trường và nguồn nước này ông muốn nắn gân các quốc gia láng giềng. 

Về đối nội, ông Hồ Cẩm Đào đưa ra sách lược mỵ dân với tư tưởng, xã hội hài hòa. Nhưng xã hội Trung Hoa là một thùng thuốc súng, khó lòng hòa hợp và hòa bình chung sống giữa dân với đảng cộng sản đang ngày một thoái hóa biến chất thành một đảng xấu xa nhất của lịch sử nhân loại, vì cơ chế tập quyền đơn nguyên của nó. Văn hóa suy đồi, chính trị bất an, mất lòng hầu hết toàn cầu, kinh tế đang khủng hoảng, loạn sắc tộc là những gia tài mà 3 đời trước của các chủ tịch quân ủy trung ương Trung Hoa để lại cho thế hệ thứ sáu hiện nay phải giải quyết. Một bài toán vô cùng khó khăn cho thế hệ Thái tử đảng.

Đời thứ sau là Tập Cận Bình - Thái tử đảng. Sở dĩ cần đến thế hệ thái tử đảng là nhằm củng cố lại quyền
lực theo tư tưởng của Mao - súng đẻ ra chính quyền. Ông Hồ Cẩm Đào không là thế hệ của Vạn lý Trường chinh, nên dù là chủ tịch quân ủy trung ương, nhưng quyền nắm quân đội của ông không được trọn vẹn. Nếu ai có đọc những bài viết trên tạp chí Tiên Tiêu ở Hongkong vào nhiệm kỳ sau của ông Hồ Cẩm Đào, thì sẽ thấy việc làm ăn, triệt hạ nhau trong quân đội cấp cao của các tướng lĩnh vùng có xuất thân từ Thái tử đảng, mà không cần quan tâm đến ý kiến của Hồ Cẩm Đào, sẽ thấy tại sao Trung Hoa cần một chủ tịch quân ủy trung ương xuất thân từ Thái tử đảng.

Hai Thái tử đảng được chọn, là Tập Cận Bình đi từ sự cơ cấu từ trên xuống, và Bạc Hy Lai được uy tín từ cơ sở đi lên như Hồ Cẩm Đào. Nhưng họ Bạc đã thua ván cờ tàn, khi một tỉnh Tứ Xuyên không thể cứu ông ta so với những cựu lãnh đạo đã chọn họ Tập.

Tập cũng không có gì mới trong tư tưởng. Sau khi ngồi vào ghế nóng, Tập làm một vòng công du toàn cầu từ Phi sang Âu, đến Mỹ và về Á để vỗ về, để thực hiện việc thâu quang dưỡng hối mà Đặng để lại. Với đối nội, Tập vỗ an đảng viên cao cấp rằng, chỉ có chó săn và chó kéo xe mới chết trong đợt chống tham nhũng của ông ta, chó kiểng không bao giờ chết, hòng ru ngủ dân chúng đang cùng khổ.

Vấn đề cam go nhất của Tập không phải là vấn đề đối nội và đối ngoại ngoài đảng, mà vấn đề của Tập là sách lược đổi mới chính trị và cải tổ kinh tế Trung Hoa làm sao cho các đảng cùng ăn chia với ông ta không mất lòng. 

Nhưng với những gì Tập đã làm trong gần 1 năm qua cho thấy, Tập đang quay về ôn 3 cái cũ  của Mao và 2 cái ý tưởng của Đặng để thực hiện hết nhiệm kỳ của mình. Cũng đúng thôi, xuất thân từ một người lính, sau đó được cơ cấu bằng lý lịch, và sau khi có chức tước mới có bằng cấp thì Tập làm sao có được khả năng tư duy tầm cho một quốc gia to lớn cả về lịch sử, văn hóa, dân số và diện tích cũng như vị thế của Trung Hoa? 

Có lẽ 2 nhiệm kỳ của Tập cũng chỉ là đi lại lối mòn mà Mao và Đặng đã vạch ra. Tương lai của 1/4 nhân loại của Trung Hoa, và của các chư hầu của Trung Hoa vẫn còn cùng khổ, dưới những gì mà Tập không thể có khả năng thay đổi.

Asia Clinic, 13h33' ngày thứ Hai, 21/10/2013

NHỮNG TRANH CÃI VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG HOA

Bài dịch của Chu Giang Sơn


Vương Chính(Zheng Wang: 王 正) là một học giả về chính sách công ở trung tâm quốc tế Woodrow Wilson. Ông cũng là phó giáo sư tại John C Whitehead School of Diplomacy and International Relations thuộc Seton Hall University, tiểu bang New Jersey. Ông ấy cũng là nghiên cứu sinh của Jennings Randolph Senior ở viện nghiên cứu hòa bình của Hoa Kỳ và là thành viên của ủy ban quốc gia  về quan hệ Hoa  kỳ  - Trung hoa.


Tập Cận Bình có thể đã tỏa sáng ở hội nghị cấp cao APEC, nhưng Trung hoa vẫn cần phải giải quyết vài vấn đề về chính sách ngoại giao. 

Vừa mới đây, Tổng thống Obama đã hủy bỏ cuộc tham dự hội nghị APEC ở Indonesia, hội nghị Đông Á ở Brunei, và kế hoạch thăm Philippine và Malaysia. Ngược lại, Chủ tịch Trung hoa Tập Cận Bình đã có chuyến thăm thành công đến Indonesia và Malaysia, và tham dự hội nghị APEC. Với  sự vắng mặt của tổng thống Obama, sự hiện diện của Tập Cận Bình ở hội nghị đã trở nên long trọng hơn.

Chuyến đi đến các nước Đông Nam Á là chuyến đi ngoại giao thứ 4 của Tập Cận Bình kể từ khi ông nhậm chức chủ tịch nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa. Cùng trong tháng, ông đã đến thăm Liên bang Nga, Tanzania, Nam phi và Công gô. Trong quá trình dừng thăm Nam Phi, ông có tham dự hội nghị BRICS - Brasil, Rusia, India, China và South of Africa, thành viên 5 nước mới nổi - ở Durban. Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, ông ấy đến Mehico, Costa Rica và Trinidad and Tobago. Và vào phút chót của chuyến đi, ông ấy đã gặp Obama ở California. Sau đó, cuối tháng, ông ấy đến Kazakhstan, Uzebekistan, Kurdistan và Turkmenistan và tham dự hội nghị Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Tổng cộng tất cả các chuyến đi này, Tập Cận Bình đã có 36 ngày ở hải ngoại kể từ tháng 3 năm nay.

Rõ ràng, Tập Cận Bình đã chú ý nhiều đến chính sách ngoại giao, và đã sử dụng một phần đáng kể thời gian của ông ấy cho đối ngoại. Vậy chính sách đối ngoại của Tập là gì, và nó khác với những người tiền nhiệm,  như chủ tịch Hồ Cẩm Đào như thế nào?

Mặc dù các nhà quan sát Trung hoa đã thảo luận các vấn đề này, nhưng có lẽ vẫn là quá sớm để có câu trả lời rõ rang. Trên thực tế, Trung hoa đang ở một ngã rẽ để đưa ra một số quyết định có tính chiến lược quan trọng và  điều chỉnh về chính sách ngoại giao, và có nhiều cuộc tranh cãi nội bộ chủ yếu trên các câu hỏi này. Mặc dù các tranh cãi kiểu này đã xảy ra rồi, chúng vẫn là về vấn đề hiển nhiên. Ngược lại, ngày nay, các  tranh cãi kiểu này không những ảnh hưởng đến các vấn đề cụ thể mà còn là tâm điểm của  nhận định cơ bản, nội dung và bản chất chính là chính sách đối ngoại của Trung hoa. Hiểu được bối cảnh và hậu trường cuộc tranh cãi này là cần thiết để thấu hiểu được những nỗ lực ngoại giao của Tập và bất kỳ một sự điều chỉnh về đối ngoại trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình.

Một điều kỳ lạ, thời gian này, khắp Trung Hoa đã có những tư tưởng khá thay đổi trên các vấn đề đối ngoại quan trọng. Chẳng hạn, một số ít người nhận định rằng Trung hoa sẽ từ bỏ Bắc Triều Tiên trong khi một số khác lại cho rằng Trung hoa sẽ làm gần gũi  hơn mối quan hệ và cung cấp chế độ an ninh tổng hợp,phòng  vệ, thậm chí là cả sự bảo vệ hạt nhân. Một vài dự đoán rằng Trung hoa sẽ giảng hòa và tìm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông, trong khi một số khác vẫn tin tưởng mạnh mẽ rằng Trung hoa sẽ giữ một lập trường quyết đoán hơn về lợi ích quốc gia bao gồm cả việc sử dụng quân sự. Các cuộc tranh cãi về các vấn đề riêng biệt  này thể hiện bởi những quan điểm khác nhau trên vài chủ đề chính hoặc các vấn đề cơ bản mà dẫn dắt chính sách đối ngoại của quốc gia. 

Một trong những tranh cãi chính là có hay không việc Trung hoa sẽ tiếp tục đường lối của Đặng Tiểu Bình, cụm từ “taoguangyanghui”, được diễn nghĩa là”ẩn dấu sức mạnh, chờ thời cơ”.  Đại tướng Hùng Quang Khải, Cựu giám đốc cục tình báo của quân giải phóng Trung quốc, cũng thừa nhận  rằng một sự hiểu chính xác hơn về cụm từ sẽ là” không phô trương  sức mạnh mà sẽ giấu mình dưới thế yếu”.

Một số khác tin tưởng rằng,  Trung hoa sẽ tiếp tục chính sách này, và đồng ý rằng  một thế yếu trong đối ngoại sẽ là mục tiêu sâu hơn của Trung hoa để tập trung phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề nội địa. Tuy nhiên, một số khác cho rằng, đây là lúc Trung hoa từ bỏ đường lối này khi Trung hoa đã là siêu cường toàn cầu, và bởi vậy quốc gia này sẽ tham gia vai trò toàn cầu nhiều hơn. Trung Hoa sẽ không rụt rè sử dụng sức mạnh để theo đuổi và bảo vệ các lợi ích quốc gia của nó. Một vài học giả tham khảo chính sách ngoại giao tích cực của tổng thống V. Putin như là một minh chứng cho chính sách đối ngoại của Trung hoa đi theo.

Một tranh luận  khác là các chuẩn mực và giá trị mà Trung hoa sẽ hướng  đến trong chính sách đối ngoại. Vài học giả Trung hoa chỉ trích chính sách ngoại giao hiện nay của chính phủ là thiếu thực chất và nguyên tắc, chỉ  là chủ nghĩa thực dụng thuần túy về  các vấn đề đối ngoại. Họ đồng ý rằng sự thiếu vắng các chuẩn mực và giá trị sẽ làm cho chính phủ bế tắc trong việc tìm một chính sách ngoại giao. Sự thiếu vắng một giá trị làm định hướng, họ cũng nhận định rằng, chính phũ Trung Hoa sẽ trở lên do dự và bối rối, như là với các trường hợp mùa xuân Arab, Bắc Triều Tiên và trong suốt khủng hoảng ở Syria gần đây.

Với triết lý cộng sản và những nguyên tắc của chiến tranh lạnh, cụ thể là năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình - không còn nhiều thực tế cho chính phủ, Bắc Kinh cần có một nguyên tắc khác, và định hướng cho chính sách ngoại giao. Nội dung của các chuẩn mực và nguyên tắc này sẽ là  rào cản chính cho Trung hoa khi  tham gia vào các vấn đề quốc tế.

Những tranh cãi về nội dung của các chuẩn mực này cũng bao hàm các tranh cãi về việc có hay không Trung hoa sẽ đi theo các chuẩn mực và nguyên tắc của phương Tây hơn là xây dựng một thứ của riêng nó, và có hay không một chuẩn mực và nguyên tắc mà tất cả các quốc gia nên chấp hành. Các cuộc tranh cãi này thể hiện  một khủng hoảng rõ rệt về thể chế và nhà nước Trung hoa. Bắc Kinh vẫn cần thời gian để quen với vị thế siêu cường mới trên toàn cầu của nó và  định hình một chính sách ngoại giao. Nó chưa sẵn sàng để đảm nhiệm một vai trò lớn hơn và chưa rõ ràng cách thứcsử dụng sức mạnh mới của mình. Đó cũng  là lý do tại sao bài nói chuyện về giấc mơ Trung hoa của Tập Cận Bình, hiện thời vẫn được xem  là chủ yếu cho người dân trong nước hơn là cho cộng đồng quốc tế. 

Kể từ khi Tập Cận Bình lên làm nguyên thủ, ông ấy đã nói về chính sách ngoại giao trong một số dịp và các trợ lý ngoại giao của ông ấy cũng đã viết một số bài báo giới thiệu về chính sách ngoại giao mới. Một vài nhà theo dõi Hoa Kỳ cũng đã đồng thuận rằng, thế hệ lãnh đạo mới đã theo một hướng tiếp cận chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn trong chính sách ngoại giao. Mặc dù, dường như là đúng, chính phủ vẫn đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ, chính sách ngoại giao của quốc gia vẫn phải được xem xét trên cơ sở các hành động hơn là các phát biểu của nó. Khẩu hiệu và định hướng chung chung không thể thay thế các hành động thực tế. Vì lẽ đó, Bắc Kinh không có được một chính sách tốt trên nhiều vấn đề. Nó cũng không đưa ra một sự giải thích rõ ràng và cụ thể  về định hướng chính sách ngoại giao của chính quyền mới. Và cũng không có một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính phủ đã có những điều chỉnh cụ thể cho các thách thức đối ngoại chính, ví dụ như là các tranh chấp trên biển Đông, sự tranh chấp quyết liệt với Nhật bản trên biển Nhật Bản, hay là các vấn đề về Triều Tiên.

Các tranh cãi gần đây về quan hệ đối ngoại cũng có mối liên hệ gần gũi với các vấn đề chính trị trong nước. Sự trỗi dậy chủ nghĩa dân tộc của Trung hoa, đã tạo ra một bối cảnh mới cho chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình. Bắc Kinh cũng đã phải đương đầu với một tình thế khó xử về chủ nghĩa dân tộc, ấy là, trong khi chủ nghĩa dân tộc là hữu ích để gắn kết nội bộ, thì nó lại cản trở khả năng của Trung hoa để theo đuổi một chính sách ngoại giao thuận lợi.

Một câu hỏi chủ yếu cho Tập Cận Bình là cách nào để duy trì sự cân bằng này giữa nền chính trị trong nước, và các mối quan hệ bên ngoài. Cũng vậy, nhìn lại lịch sử ngoại giao Trung Hoa, sự điều chỉnh các chính sách chủ yếu đều đến  sau khi có  những thay đổi lớn về chính trị. Theo chiều hướng  này, các chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình sẽ trở nên rõ ràng hơn sau phiên họp toàn thể lần thứ ba của Đại hội 18, vào tháng 11/2013 này, khi Đảng Cộng Sản Trung hoa sẽ công bố các quyết định quan trọng về chính sách quốc gia và  phát triển kinh tế cho bốn năm sắp tới. 

Asia Clinic, 18h22 ngày Chúa Nhựt, 20/10/2013

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

MÔ HÌNH THÀNH CÔNG CỦA PARK CHUNG HEE CHO HÀN QUỐC

Bài đọc liên quan:

Hôm nay đọc bài báo của Dân Việt về việc Đưa nghề may về nông thôn của ông chủ doanh nghiệp ở Bắc Ninh, tôi thấy cần phải viết bài này. Vì mọi nổ lực bằng ý chí của đảng cầm quyền đang muốn đất nước Việt là nước công nghiệp hóa hiện đại hóa trong vòng 7 năm tới - 2020. Nhưng hầu như, 27 năm cỡi trói, Việt Nam đã chỉ hiểu một nửa tư tưởng của ông Park mà làm theo kiểu Trung Hoa, vì một nền chính trị sai lầm.

Nếu ai quan tâm đến mô hình phát triển kinh tế chính trị ở châu Á, thì sẽ không thể phủ nhận, mô hình Hàn Quốc là mô hình phát triển đồng bộ nhất. Hàn Quốc phát triển vững vàng hơn cả Singapore, một con rồng châu Á đang có GDP đầu người cao hạng nhất thế giới, nhưng Singapore chỉ phát triển về kinh tế tài chính nhờ vào địa chính trị và chớp lấy thời cơ. Còn Hàn Quốc, một quốc gia có địa lý cằn khô, nông sản thực phẩm không đủ phải nhập. Khí hậu khắc nghiệt, nên chỉ có nhân sâm mới mọc được, lại nằm canh Trung Hoa lại khác, và khó khăn hơn vạn lần so với Singapore.

Nhưng nhìn toàn diện, Hàn Quốc phát triển như hôm nay cả về kinh tài lẫn khoa học kỹ thuật rất đồng bộ là bắt đầu từ sự vững chải của văn hóa nền của dân tộc này. Tuy không có văn hóa Samurai của Nhật, nhưng văn hóa nền của Hàn Quốc không kém cạnh với Nhật. Lại càng đáng khâm phục khi hôm nay Hàn Quốc bắt đầu xâm lăng văn hóa nghệ thuật thứ 7 của mình đến cả dân Hoa Kỳ và phương Tây, bằng những bộ phim dài nhiều tập, bằng những ngôi sao ca nhạc. Không những thế, tập đoàn đa quốc gia Samsung đang là hạng top của thế giới. Chỉ một mình Samsung vào đầu tư ở Việt Nam, họ đã đóng góp đến 10% GDP cho Việt Nam là một sự thần kỳ đáng kính trọng.

Tất cả những thành công hôm nay là có từ nền móng của 50 năm trước, khi ông Park Chung Hee nắm quyền cai trị độc tài Hàn Quốc, mà ít ai chú ý nghiên cứu. Có những vấn đề cốt lõi của ông Park Chung Hee cần phải nắm để thấy, tại sao Hàn Quốc có như hôm nay.

Về chính trị, ông Park chủ trương một nền chính trị đa nguyên, nhưng độc tài để chống lại cộng sản Bắc Hàn. Ông đã thành công khi vực nền kinh tế Hàn Quốc từ con số không để vươn lên hàng cường quốc số 11 thế giới như hôm nay, mặc dù, dân số chỉ bằng 1/2 so với Việt Nam, và ông phải trả giá bằng sinh mạng của mình - bị ám sát - và chết trong nghèo đói. 

Về văn hóa giáo dục, cái chết trong nghèo khổ của ông là tấm gương về văn hóa sống của Hàn Quốc còn lưu giữ đến hôm nay. Người Hàn Quốc tự hào về họ khi đi vào siêu thị, hay bất kỳ một hàng quán vỉa hè nào cũng không cần phải có ai canh giữ để thu tiền khách hàng mua sắm. Người Hàn Quốc tự hào khi họ sử dụng nhân công ít nhất và hiệu quả nhất thế giới. Nếu ai quan sát khi vào một nhà hàng của Hàn Quốc thì sẽ thấy bộ phận nhân viên phục vụ rất ít, họ làm việc cật lực và hiệu quả đến bất ngờ.

Về kinh tế, ngay từ đầu ông Park đã tạo cho Hàn Quốc những tập đoàn kinh tế tư nhân xuất thân từ những người con ưu tú nhất của đất nước sau nội chiến - với cái gọi là Cheabol. Nhưng ông là người quyết định hỗ trợ và lo cho thế hệ thay thế tương lai, bằng cách cho đi du học và mang kiến thức về áp dụng cho tập đoàn và đất nước.

Về khoa học kỹ thuật, ngay từ đầu ông Park đã cho hàng loạt du sinh đi các nước tiên tiến như Nhật, Hoa Kỳ và phương Tây. Ông bắt buộc họ cam kết trở về phục vụ quốc gia và tập đoàn. Ông còn chủ trương cố gắng ăn cắp công nghệ tiên tiến bằng sự tận tụy học hỏi, và hết lòng với thầy giáo ngoại quốc, chứ không học lóm, học mót, râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Về quy hoạch để phát triển đồng bộ, ông chủ trương một con đường cao tốc xuyên quốc gia Hàn Quốc. Trong đó, các khu công nghiệp không gây ô nhiễm, ông chỉ cho phép đặt chúng ở những nơi nông thôn có đất canh tác tốt, để nông dân cùng nhau thay đổi giờ làm việc luân canh giữa nông nghiệp và lao động giản đơn. Nó đã giúp nông dân dư ăn, dư để nhanh chóng chỉ sau 1 thập niên. Đối với công nghiệp gây ô nhiễm, ông chỉ cho phép đặt chúng ở những vùng khô cằn không canh tác được. Nó giúp dân vùng này có công ăn việc làm và thu nhập cao. Và không đẩy giá bất động sản ở các thành thị quá cao, cũng như gây ô nhiễm môi sinh và bất ổn trật tự trị an xã hội ở các thành phố lớn, vì nạn di dân từ nông thôn ra thành thị như Trung Hoa và Việt Nam.

Có thể nói, một thuận lợi to lớn đối với Hàn Quốc là không có biên giới với quốc gia nào khác ngoài Bắc Hàn và bờ biển. Đó là một yếu tố vô cùng quan trọng đã giúp Hàn Quốc trụ lại với Bắc Hàn và Trung Hoa. Nhưng đường lối của ông Park đã là nền tảng cho Hàn Quốc đi đến độc lập tự chủ, khi ông biết dựa vào dân và nâng tiềm năng vô tận của dân Hàn Quốc. Dù sau 16 năm cầm quyền độc tài - từ năm 1963 đến 1979 - của ông làm cho các phe nhóm chính trị đã thủ tiêu ông. Nhưng sau khi ông mất đúng 9 năm - từ 1979 đến 1987 - thì Hàn Quốc có một nền kinh tế mạnh và họ phải sửa đổi hiến pháp để có như hôm nay.

Có lẽ bà Park Geun Hye - Phát Cận Huệ con gái của ông Park Chung Hee - được nắm quyền tổng thống Hàn Quốc hiện nay là một sự tỏ lòng biết ơn của nhân dân Hàn Quốc đối với ông Park Chung Hee? Nó cũng giống như ông Bush con, đắc cử 2 nhiệm kỳ tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ, cũng là sự biết ơn của nhân dân Hoa Kỳ với ông Bush cha đã có công làm cho hệ thống cộng sản sụp đổ ở nơi nó sinh ra.

Khác với Hàn Quốc, các nước cộng sản đã bó ép sức dân bằng sở hữu công tư liệu sản xuất, và đặt nền kinh tế chủ đạo là kinh tế nhà nước, dưới một thể chế đơn nguyên tập quyền, để ăn chia cho chính khách. Và quy hoạch sai lầm gây ô nhiễm môi sinh, và đẩy văn hóa đến suy đồi, trật tự xã hội đi đến chỗ rối loạn, bất an.

Qua đó ta thấy, con đường thành công của Hàn Quốc là khoa học và đúng quy luật, khi một nhà độc tài xây dựng một xã hội trên cơ chế tản quyền, đa nguyên để rồi chuyển đổi một xã hội dân sự đúng lúc bằng một phẩm chất của một lãnh tụ trong sạch, liêm khiết, có tâm và có tầm nhìn xa như ông Park Chung Hee là hoàn toàn phù hợp cho những quốc gia muốn thoát cảnh nghèo nàn lạc hậu. Nó đáng để các quốc gia của thế giới thứ 3 noi theo.

Có một điều đáng buồn là, ở châu Á chưa có lãnh tụ nào cùng hoàn cảnh như bán đảo Triều Tiên có thể sánh bằng ông Park trong 100 năm qua. Và cái lớn nhất mà ông Park Chung Hee để lại cho dân mình là một nền tảng văn hóa sống và làm việc có trách nhiệm.

Asia Clinic, 13h55' ngày thứ Năm, 17/10/2013

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

NOBEL Y HỌC 2013

Bài đọc liên quan:
+ Nhị nguyên luận trong Nobel y học 2009
+ Nobel y học 2010
+ Nobel y học 2011
+ Nobel y học 2012

Hôm nay giải Nobel y học 2013 đã được trao lúc 9h45' sáng giờ GMT, tức khoảng 16h45' giờ Việt Nam cho 3 nhà khoa học sinh học phân tử và sinh lý tế bào.

Giới thiệu về 3 nhà khoa học nhận giản Nobel y học 2013

Ba nhà khoa học đó gồm có 2 là Hoa Kỳ - James Rothman và Randy Schekman. Và 1 người còn lại là người Đức - Thomas Sudhof. Gọi là 3 nhà khoa học ở 2 quốc gia, nhưng cũng giống năm 2012, thực chất 3 nhà khoa học này đều nghiên cứu và làm việc tại Hoa Kỳ.

James E. Rothman sinh năm 1950 ở Haverhill, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng tiến sĩ từ Trường Y Harvard vào năm 1976, là một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Massachusetts Institute of Technology, và năm 1978 đến Stanford University ở California, nơi ông bắt đầu nghiên cứu của mình trên các túi của tế bào. Rothman cũng đã làm việc tại Princeton University, Memorial Sloan-Kettering Cancer Institute và Columbia University. Năm 2008, ông tham gia giảng dạy của Yale University ở New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ, nơi mà ông hiện là giáo sư và Chủ nhiệm Khoa Sinh học tế bào.

Randy W. Schekman sinh năm 1948 tại St Paul, Minnesota, Hoa Kỳ, nghiên cứu tại University of California Los Angeles và tại Stanford University, nơi ông lấy bằng tiến sĩ vào năm 1974 dưới sự giám sát của Arthur Kornberg (giải Nobel năm 1959) và tại khoa này Rothman tham gia một vài năm tiếp theo sau đó. Và từ năm 1976, Schekman tham gia giảng dạy của University of California at Berkeley, nơi ông hiện là giáo sư tại Khoa Sinh học phân tử và tế bào. Schekman cũng là một nhà nghiên cứu của Howard Hughes Medical Institute.

Thomas C. Südhof sinh năm 1955 tại Göttingen, Đức. Ông học tại Georg-August-Universität in Göttingen, nơi ông nhận được một chương trình kép cho
2 bằng tiến sĩ y khoa và tiến sĩ hóa thần kinh trong cùng một năm 1982. Năm 1983, ông chuyển đến University of Texas Southwestern Medical Center in Dallas, Texas, Hoa Kỳ, như là một thành viên nghiên cứu sau tiến sĩ với Michael Brown và Joseph Goldstein (những người cùng nhận giải thưởng Nobel năm 1985 về Sinh lý học và Y học). Südhof đã trở thành một nhà nghiên cứu của Howard Hughes Medical Institute vào năm 1991, và được bổ nhiệm làm giáo sư sinh lý học phân tử và tế bào tại Stanford University năm 2008.

Ba ông đã có công tìm ra phương pháp vận tải của tế bào đối với các chất liệu thiết yếu xây dựng và hoạt động sống của tế bào. Phương thức này được đặt tên là phương thức vận chuyển chính xác bằng túi của tế bào, hay nói gọn hơn là vận chuyển túi - precisely material transport of cells.

Mỗi tế bào là một nhà máy sản xuất và xuất khẩu các phân tử. Ví dụ, insulin được sản xuất và đưa vào máu, và đồng thời các các hóa chất được gọi là tín hiệu dẫn truyền thần kinh được gửi từ một tế bào thần kinh khác.

Các phân tử này được vận chuyển xung quanh màng các tế bào trong các gói nhỏ được gọi là túi - vesicle.

Ba người đoạt giải Nobel đã phát hiện ra những nguyên lý kiểm soát phân tử, và cách thức vận chuyển những vật liệu này để gửi đến đúng nơi, vào đúng thời điểm mà nhu cầu bên trong tế bào cần đến chúng.

Randy Schekman phát hiện ra một bộ gene đã chỉ huy giao thông túi. James Rothman làm sáng tỏ cấu trúc loại protein cho phép các túi này hợp nhất với mục tiêu của chúng để cho phép chuyển giao hàng hóa. Thomas Südhof tìm ra tín hiệu hướng dẫn các túi để giải phóng hàng hóa của chúng với độ chính xác cao.

Thông qua những khám phá của họ - Rothman , Schekman và Südhof - đã cho thấy một hệ thống điều khiển tinh xảo, chính xác cho việc vận chuyển và phân phối hàng hóa của tế bào. Rối loạn trong hệ thống này có tác hại và góp phần vào gây ra những bệnh lý như: bệnh thần kinh, tiểu đường, và các rối loạn miễn dịch.

Làm thế nào hàng hóa được vận chuyển trong và ngoài tế bào

Giống như vận trù ở một bến cảng lớn và bận rộn, hệ thống được yêu cầu để đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển đúng đến đích chính xác vào đúng thời điểm. 

Các tế bào, với các ngăn khác nhau của nó gọi là bào quan, phải đối mặt với một vấn đề tương tự như sau: các tế bào sản xuất các phân tử hóa chất như kích thích tố, dẫn truyền thần kinh, các cytokine và enzyme phải được gửi đến những nơi khác bên trong tế bào, hoặc xuất khẩu ra khỏi tế bào, đúng chính xác thời điểm và vị trí cần thiết. 

Thời gian và địa điểm là vấn đề đóng vai trò quan trọng nhất. Túi nhỏ giống như bong bóng, bao bọc bởi một màng, xe đưa đón các hàng hoá giữa các quan tử hoặc tiếp xúc với bên ngoài màng tế bào và giải phóng hàng của chúng ra bên ngoài. Điều này có tầm quan trọng lớn, vì nó gây kích hoạt thần kinh trong trường hợp của các hóa chất truyền tín hiệu thần kinh, hoặc kiểm soát sự trao đổi chất trong trường hợp của những kích thích tố. Làm thế nào để những cái túi biết ở đâu và khi nào cung cấp hàng hóa của chúng? Đó là vận trù hàng hóa của những khám phá này.

Ùn tắc giao thông là do bộ điều khiển di truyền

Randy Schekman bị thu hút bởi cách các tế bào tổ chức hệ thống giao thông và trong những năm 1970 đã quyết định nghiên cứu cơ sở di truyền của nó bằng cách sử dụng nấm men như một hệ thống mô hình. Trong một mô hình di truyền, ông đã xác định được tế bào nấm men với khiếm khuyết vận tải vật liệu, dẫn đến một tình huống tương tự như một hệ thống giao thông công cộng bị lên kế hoạch tồi. Hậu quả là các túi chứa hóa chất vật liệu bị chất đống ở các bộ phận nhất định của tế bào.

Ông phát hiện ra rằng nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn này là di truyền và tiếp tục xác định các gen bị đột biến. Schekman xác định ba loại gen kiểm soát các khía cạnh khác nhau của hệ thống giao thông của tế bào, qua đó cung cấp những hiểu biết mới vào bộ máy điều hòa chặt chẽ giữ vai trò trung gian vận chuyển túi trong tế bào.

Lắp ghép với độ chính xác

James Rothman cũng bị hấp dẫn bởi bản chất của hệ thống giao thông của tế bào. Khi nghiên cứu giao thông vận tải túi trong các tế bào động vật có vú trong những năm 1980s và 1990s, Rothman phát hiện ra rằng một phức hợp protein cho phép các túi cập bến và kết hợp được với những mục tiêu trên màng tế bào của chúng. Trong quá trình hợp nhất, các protein trên các túi và những mục tiêu trên màng tế bào kết hợp với nhau như hai mặt của một dây khóa quần áo.

Thực tế là có rất nhiều protein như vậy, và chúng chỉ ràng buộc trong sự kết hợp cụ thể đảm bảo rằng hàng hóa được chuyển giao cho một vị trí chính xác. Cùng một nguyên lý hoạt động bên trong tế bào và khi túi gắn vào màng ngoài của tế bào để phát tín hiệu và chất liệu của nó .

Nó cho thấy rằng một số gen Schekman đã phát hiện trong men mã hóa cho protein tương ứng với những gì Rothman xác định trong động vật có vú, tiết lộ một nguồn gốc tiến hóa của hệ thống giao thông. Nói chung, chúng phản ảnh các thành phần quan trọng của thiết bị vận chuyển của tế bào.

Thời gian là vấn đề cốt lõi

Thomas Südhof đã quan tâm đến cách các tế bào thần kinh thông tin với nhau trong não. Các phân tử tín hiệu, dẫn truyền thần kinh, được giải phóng khỏi các túi kết nối với màng ngoài của tế bào thần kinh bằng cách sử dụng các thiết bị được phát hiện bởi Rothman và Schekman. Nhưng những túi chỉ được phép phóng thích vật liệu nó mang theo khi các tín hiệu tế bào thần kinh dến với các vùng lân cận. Làm thế nào để sự phóng thích này được kiểm soát một cách chính xác như vậy?

Ion canxi được biết là có liên quan đến quá trình này và trong những năm 1990, Südhof tìm kiếm những protein nhạy cảm với canxi trong các tế bào thần kinh. Ông đã xác định thiết bị phân tử đáp ứng với một dòng của các ion canxi và những protein trực tiếp tiếp xúc nhanh chóng để gắn túi vào màng ngoài của tế bào thần kinh. Dây khóa mở ra và các chất tín hiệu được phóng thích. Phát hiện của Südhof giải thích sự chính xác về thời gian đạt được và làm thế nào để những chất liệu bên trong các túi 'có thể được phóng thích theo mệnh lệnh .

Vận chuyển túi cho cái nhìn sâu sắc vào các quá trình bệnh

Ba người đoạt giải Nobel đã phát hiện ra một quá trình cơ bản trong sinh lý tế bào. Những khám phá này đã có một tác động lớn đến sự hiểu biết của chúng ta về hàng hóa được cung cấp với thời gian và độ chính xác bên trong và bên ngoài tế bào. Vận chuyển túi và tập hợp những phản ứng hoạt động với các nguyên tắc chung đó, trong các sinh vật khác nhau như nấm men và con người.

Hệ thống là rất chặt chẽ cho một loạt các quá trình sinh lý trong đó sự kết hợp giữa túi và màng tế bào phải được kiểm soát, sắp xếp từ tín hiệu trong não bộ để phóng thích các kích thích tố và các cytokine miễn dịch. Khiếm khuyết vận chuyển túi xảy ra trong nhiều loại bệnh trong đó có một số rối loạn thần kinh và miễn dịch, cũng như trong bệnh tiểu đường. Không có tổ chức chính xác tuyệt vời này, các tế bào sẽ rơi vào hỗn loạn .

Những đóng góp này sẽ mở ra cho ngành dược tìm ra thuốc và ngành y sẽ tìm ra cơ chế điều hòa vận chuyển túi trong quá trình điều trị 3 lĩnh vực bệnh lý thần kinh, tiểu đường và miễn dịch.

Tư Gia, 21h19' ngày thứ Hai, 07/10/2013

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

THẦN TƯỢNG LÀ THUỐC PHIỆN

Bài đọc liên quan:

Thần tượng được định nghĩa là hình hoặc ảnh của người đã chết. Nó cũng là hình một đấng coi là thiêng liêng, được tôn sùng và chiêm ngưỡng. Người hay vật được quí trọng hay tôn sùng một cách say mê. Ví dụ, con bò bằng vàng là thần tượng của người Do Thái; văn hóa phồn thực thì thờ linga và yoni, những nhà độc tài phát xít cho rằng mình là thần tượng của nhân dân; người Hồi giáo có thánh Ala; người theo đạo Phật có ông Thích Ca, v.v...

Suy cho cùng, thần tượng dù vật, hay người thì cũng là một loại tôn giáo, không hơn không kém. Ông tổ về chủ thuyết cộng sản - Karl Marx - đã nói: "Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng" chẳng sai. Vì không ai trên thế giới này đều thỏa mãn với những gì mình đạt được. Khi sự đòi hỏi cho những thỏa mãn ấy đưa đến sự bất lực trước nghịch cảnh của cuộc đời, làm người ta mất niềm tin với khả năng của mình, và tôn giáo xuất hiện để tạo dựng niềm tin. Ở đâu tôn giáo đang trở thành chốn cuồng tín thì ở đó đang có một trật tự xã hội đang chuyển động ngầm ít ai thấy.

Lúc Karl Marx nói câu này, ông ám chỉ Ki Tô giáo. Nhưng ông cũng không đủ khả năng để tiên đoán được chính những học trò của ông sau này, và ngay cả ngày nay cũng biến ông thành một thần tượng cho một tôn giáo mới. Tôn giáo cộng sản còn ghê gớm hơn Ki Tô giáo.

Không những thế, các học trò làm chính trị của Karl Marx, ngoài việc tôn thờ ông như một thần tượng, mà còn tôn thờ những hậu duệ độc tài khát máu làm thần tượng. Hậu quả của nó, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc trên quả địa cầu này trải qua cả thế kỷ đẫm máu, lầm than không biết bao nhiêu dân tộc phải khổ đau.

Cho đến nay, không có lý thuyết nào gần như đúng tuyệt đối như Thuyết Tương Đối của Albert Einstein. Dù tuyệt đối đến đâu cũng có những cái sai hữu hạn của nó. Nếu khoa học xã hội giúp xã hội loại người có những chế độ chính trị tốt, thì cũng có những chế độ chính trị xấu. Khoa học tự nhiên cũng thế, những phát minh của thế giới tự nhiên nếu sử dụng cho những mục đích khác nhau sẽ mang lại kết quả tốt xấu khác nhau.

Chính vì thế, cả đời mình chả biết thần tượng ai, hay chủ thuyết nào. Nếu nói theo đúng nghĩa, thì mình thuộc loại vô thần. Đôi khi thấy cũng có cái hay, cũng có cái dở. Hay là vì, trong một đám đông đi theo một phong trào, hay một thần tượng thì mình lại đứng riêng một chỗ, nhìn ngắm và chật lưỡi cho nhân tình thê thái. Dở vì, không ít thì nhiều có những người đả kích quan điểm của mình, thậm chí bôi nhọ vì đức tin của họ.

Nhưng, để tìm ra một cái gì đó có tính sáng tạo, thì đòi hỏi phải có tư duy độc lập, và một lập luận có tính phản biện tích cực, thì đòi hỏi con người đó phải khách quan, trung thực, và có óc quan sát để đưa vào lý luận. Lúc đó, yếu tố thần tượng và tôn giáo là vật cản làm con người chủ quan và cảm tính trong mọi vấn đề.

Thủ đoạn của các chính khách luôn đi ngược quy luật của xã hội và tự nhiên để ru ngủ đám đông vô thức. Trong đó, thần tượng là trò lừa bịp phi khoa học, chủ quan và duy ý chí tai hại nhất của chính khách đối với dân tộc và tổ quốc. Nhưng khi truyền thông bị chính khách thâu tóm, thì tôn giáo và thần tượng sẽ là 2 phương tiện tốt nhất cho chính khách, và là tại hại nhất cho dân tộc và tổ quốc. Vì họ biến cả xã hội mắc một chứng tâm thần yêu thần tượng, theo cái quán tính tư duy mà chính khách đã vạch ra cho cộng đồng.

Lốc xoáy lúc 1 giờ 30 phút sáng 3/10, tại Quảng Bình một trận lốc xoáy mạnh bất ngờ xuất hiện ở phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới đã làm tốc mái hơn 20 nhà dân và khiến 3 người dân bị thương nặng. Tin của VTC News

Mấy hôm nay ở nước Việt có một thần tượng ra đi, thông tin tràn ngập làm mệt mỏi cả xã hội. Nhưng có cái đặc biệt là, trước khi thần tượng này ra đi thì đất trời nơi chôn nhau cắt rún của thần tượng nổi cơn thịnh nộ với cơn bão Wutip lớn nhất trong 7 năm qua. Đã thế, vài hôm sau, ở đó lại diễn ra cơn lốc xoáy cũng lớn nhất, sau 1 ngày là thần tượng ra đi. Thật khó nghĩ, khi đảng cộng sản của thần tượng đang trong cơn bỉ cực, nên kéo dài đám tang của thần tượng đến 10 ngày. Liệu liều thuốc phiện này có cứu được những con nghiện giai đoạn cuối hết tiền, cùng đường trộm cướp giết người?

Asia Clinic, 10h59' ngày thứ Hai, 07/10/2013

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

NHẶT SẠN DÙM BÁO

Bài đọc liên quan:

Chuyện chính phủ nước Mỹ đóng cửa một phần là chuyện đã từng diễn ra 12 lần trong lịch sử Hoa Kỳ, kể từ năm 1981. Nước Mỹ đóng cửa, nhưng đến nay nước Mỹ vẫn cứ là cường quốc số 1 toàn cầu, nhưng có nhiều quốc gia chưa bao giờ dám đóng cửa chính phủ, lại luôn lẹt đẹt là quốc gia lạc hậu vào hạng nhất toàn cầu.

Thế nhưng báo chí của các quốc gia thấp hèn này lại tung tin có tính không trung thực, và cố tình hạ thấp uy tín nền báo chí mang bản chất tuyên tuyền cho đảng cầm quyền.

Sáng sớm hôm nay có thông tin rằng, Văn phòng của tổng thống Obama bị cắt điện thoại vì thiếu tiền. Thực sự việc này là, sau khi Ông Obama từ chối đàm phán với Quốc Hội về vấn đề ông ra lệnh ngưng một phần hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ, do Quốc Hội, mà chủ yếu là các ông trùm tài phiệt trong đảng cộng hòa, không chịu thông qua ngân sách Obamacare. Từ đó, dẫn đến việc văn phòng tiếp điện thoại với những cuộc gặp tổng thống để trả lời tự động, mà trang báo The New York Times đã đưa một đoạn ngắn của nhà báo Gerry Mullany như sau:


“Hello, you have reached the executive office of the president. We apologize, but due to the lapse in federal funding, we are unable to take your call. Once funding has been restored our operations will resume. Please call back at that time.” - " Xin chào, bạn đã gọi đến văn phòng điều hành của tổng thống. Chúng tôi xin lỗi, nhưng do sai lầm trong ngân sách liên bang, chúng tôi không thể nghe điện thoại. Một khi tài trợ đã được khôi phục hoạt động của chúng tôi sẽ tiếp tục. Xin vui lòng gọi lại vào thời điểm đó."

Điều này không có nghĩa là, không có tiền cho việc Nhà Trắng dùng điện thoại. Cứ hãy tưởng tượng rằng, không có tiền chi cho điện thoại của tổng thống Hoa Kỳ - một quyền lực số 1 toàn cầu điều hành cả thế giới hiện nay - thì điều gì sẽ xảy ra?

Không có tiền để tổng thống dùng điện thoại, nhưng vẫn có tiền để tất cả các bệnh viện công trong cả nước vẫn hoạt động để điều trị bệnh nhân? Thế nhưng, một bài báo có tính giật gân để tuyên tuyền sằng bậy là, bệnh nhân ung thư "chờ chết" vì chính phủ Mỹ đóng cửa dịch từ bài báo của abc15.com với cái tựa là: Government shutdown: Cancer patients wait for treatment until government shutdown ends - Chính phủ ngưng hoạt động: Bệnh nhân ung thư chờ đợi để điều trị cho đến khi chính phủ hoạt động trở lại.

Thông tin này trên VnExpress là giật gân và câu khách không trung thực một cách thái quá. NIH - National Institutes of Health - là cơ quan nghiên cứu y học của Quốc gia Hoa Kỳ nhờ vào tiền tài trợ của chính phủ. Tất cả bệnh nhân được nhận vào điều trị là tự nguyện, không tốn tiền, mà thậm chí được những khoảng tiền hỗ trợ cuộc sống của chính phủ, các hãng thuốc, và trang thiết bị y khoa tài trợ, để nghiên cứu một loại phương pháp mới. 

Tất cả những nghiên cứu mới này đều nằm trong những giả thuyết cho một phương pháp điều trị mới. Nó chưa và không có giá trị cho khoa học y học hiện hành, mà nó chỉ mới là bước 2 - step 2 - trong 5 bước của một quá trình gọi là thử nghiệm lâm sàng. Mỗi thử nghiệm lâm sàng cho một loại thuốc, hoặc một phương pháp điều trị mới đều phải có số lượng người bệnh đủ 10.000 trường hợp để nghiên cứu cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong điều trị. Và dĩ nhiên là việc thử nghiệm này chưa chắc đã có hiệu quả để đưa nó vào sách giáo khoa ở các trường Y.


Trang website của NIH cũng thông báo ngưng cập nhật mọi hoạt động, sau khi chính phủ Hoa Kỳ ngưng một phần bộ phận của nó. Không chỉ NIH mà cả trang web của nhà Trắng, và nhiều trang khác của chính phủ Hoa Kỳ, cũng ngưng cập nhật với dòng thông báo như trên.

Khi chính phủ Hoa Kỳ ngưng một phần thì có cắt viện trợ ở những bộ phận không quan trọng, thì cơ quan này ngưng hoặc dãn thời gian những thử nghiệm lâm sàng đang tiến hành không cần thiết, vì thấy không hoặc ít hiệu quả, kể cả việc cung cấp tiền cho bộ phận chuyên cập nhật thông tin cho cơ quan này, chứ không phải bệnh nhân chờ chết. Vì có phải là điều trị đâu mà chờ chết?

Thử đặt tình huống, nếu nước Việt có được cơ chế tản quyền và đa nguyên như Hoa Kỳ, thì với tình hình kinh tế đang sụp đổ hiện nay, và với 30% cán bộ sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về, liệu các nhà hoạch định chính sách có dủ trí tuệ, để biết đưa ra một dự án khả thi nhanh chóng như Hoa Kỳ là, cắt hoạt động một bộ phận ăn bám để dân bớt khổ không?

Thà trung thực và minh bạch, có cơ chế tản quyền như Hoa Kỳ, còn hơn là mọi cuộc họp của đảng cầm quyền đều bí mật ăn chia, nên nước Việt mới có hình ảnh cái bang khắp tòan cầu như vừa qua, nhưng dân vẫn cứ kiếp ngựa trâu trong một cơ chế tập quyền đơn nguyên như hiện nay.

Nghề nào cũng vậy, điều đầu tiên cần học là sự trung thực. Không phải vì dân vận, mà đi nói sai sự thật sẽ phản tác dụng, và không còn ai tin tưởng nữa, trong khi báo chí Việt Nam hầu như chẳng còn cái để người dân tin tưởng ngoài trừ những tin giật gân cướp, giết và hiếp.

Asia Clinic, 12h35' ngày thứ Sáu, 04/10/2013

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

TƯƠNG LAI TRUNG ĐÔNG VẪN U ÁM

Bài đọc liên quan:

Trong cuộc hội nghị của Đại Hồi đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra trong ngày 28/9/2013, hai sự kiện quan trọng nhất mà 193 quốc gia và báo chí quan tâm hàng đầu là, vấn đề giải giáp vũ khí hóa học ở Syria, và vấn đề giải giáp vũ khí hạt nhân ở Iran.

Ông tân tổng thống Iran, Rouhani, được cho là người mềm dẻo hơn người tiền nhiệm. Trước khi đến Washington đã đưa ra một giải pháp là, Iran sẵn sàng giải giáp vũ khí hạt nhân để đổi lấy một quan hệ nồng ấm với Hoa Kỳ. Tuyên bố này làm cả thế giới nói chung, và nước Mỹ nói riêng rất hoan nghinh. Nhưng khi đến phát biểu trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thì ông Rouhani, đã đưa ra giải pháp, kèm theo một điều kiện là, Israel phải cùng giải giáp vũ khí hạt nhân, để tạo nên một không khí hòa bình ở Trung Đông.

Ngay lập tức, ông Benjamin Netanyahu, thủ tướng diều hâu của Israel đáp trả bằng lời rất nặng tại cuộc họp lần thứ 68 này rằng, "Rouhani là con sói đội lốt cừu" - "Iran's Rouhani is wolf in sheep's clothing". Vì ông cho rằng bao năm qua sau lập quốc, Israel đã phải sống trong chiến tranh mòn mỏi của sắc tộc và tôn giáo, mà Iran là đầu tiêu cho mọi âm mưu hủy diệt quốc gia non trẻ Israel.

Bài phát biểu mà 193 quốc gia quan tâm nhất tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 28/9/2013 vừa qua của Ông Benjamin Netanyahu thủ tướng Israel nói ông Rouhani tổng thống Iran là "con sói đội lốt cừu". Vì Iran đưa ra giải pháp phải có điều kiện Israel giải giáp thì Iran mới giải giáp.

Ngay lập tức các hãng thông tấn hàng đầu trên thế giới đăng tải những cái tít rất ăn khách cho bài phát biểu của ông Netanyahu.

Kế tiếp, là cuộc hẹn gặp gỡ giữa ông Obama và ông Rouhani cũng không được tiến hành như đã được xếp đặt trước. Vì Hoa Kỳ không thể nào chấp nhận đồng minh Israel - đất nước mà có nhiều nhà tài phiệt nhất đang nắm nền kinh tế Hoa Kỳ - có thể chịu lép vế ở Trung Đông.

Một yếu tố khác vô cùng quan trọng mà Hoa Kỳ và Israel không muốn Israel giải giáp vũ khí hạt nhân là một chủng tộc theo Do Thái Giáo nằm lọt thỏm cô độc giữa một cộng đồng Hồi giáo, không thể không có sức mạnh tự vệ cho riêng mình. Đồng thời qua đó, thông qua Israel Hoa Kỳ có thể kiểm soát tốt nhất ở khu vực lắm tài nguyên, mà cũng nhiều rắc rối này.

Câu chuyện giải giáp vũ khí hạt nhân Iran xem như bế tắc. Còn câu chuyện giải giáp vũ khí hóa học ở Syria cũng bị trì hoãn kéo dài đến 1 năm, vì có hơn 40 căn cứ được chính quyền Bashar al Assad giấu cất vũ khí hóa học, với hơn 1.000 tấn các chất độc hóa học này. Nó làm tình hình Bắc Phi Trung Đông trở nên căng thẳng trở lại. Và các nước phương Tây không loại trừ khả năng tấn công Syria, mặc dù mọi tiến triển ở đây đang thông suốt.

Kết cục, cứ tưởng đại hội đồng LHQ lần thứ 68 sẽ mở ra một thế giới tốt đẹp như cái gọi là niềm tin chiến lược thiên niên kỷ của Việt Nam, thì nó lại tạo ra căng thẳng hơn cho khu vực và toàn cầu.

Thế giới tham vọng của loài người không khác gì thiên nhiên hoang dã về mặt bản chất. Vì thế cho nên, đến giờ này con người vẫn còn rất cần những đức tin, dù đó là đức tin cuồng tín vào một loại tôn giáo thần quyền hay thế quyền cực đoan. Sẽ không có ngừng nghỉ chiến tranh và tiếng súng, khi loài người còn tồn tại trên quả đất này.

Asia Clinic, 13h57' ngày thứ Năm, 03/10/2013

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

CHÍNH PHỦ MỸ ĐÓNG CỬA NGAY NGÀY QUỐC KHÁNH TRUNG HOA!

Bài đọc liên quan:

Chuyện chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa làm việc là chuyện không phải lần đầu. Chuyện chính phủ một quốc gia đa nguyên, tản quyền đóng cửa, mà đất nước vẫn hoạt động trơn tru, và thế giới đảo điên mới là điều đáng nói.

Theo đó, Văn bản từ Văn phòng Quản lý và Ngân sách Hoa Kỳ - OMB: Office of Management and Budget - Những công chức liên bang được quy định là đóng vai trò thiết yếu vẫn sẽ tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, bộ phận còn lại sẽ nghỉ phép và có 4 tiếng kể từ thời điểm ngày làm việc 1/10 bắt đầu để rời khỏi văn phòng của họ.

Lần đóng cửa chính phủ gần đây nhất là xảy ra vào cuối nhiệm kỳ đầu của Tổng thống đảng dân chủ Bill Clinton - 1995-1996. Lần ấy, đã làm cho nước Mỹ mất mỗi ngày khoảng 150 triệu đô la, và đình trệ việc dọn rác, cũng như những vấn đề hành chánh công khác. Nó đã giúp ông Bill Clinton được lòng dân Mỹ, và thắng cử nhiệm kỳ 2 ngay sau đó. Điều đáng nói là, chính phủ Bill Clinton đưa tỷ lệ thất nghiệp về đến tỷ lệ thấp nhất mọi thời đại khoảng 4% - nằm trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3 đến 5%.

Lần này, cũng vào chính phủ do một Tổng thống đảng dân chủ nắm quyền - Obama. Rút kinh nghiệm lần trước, đảng cộng hòa không gây áp lực đảng dân chủ vào cuối nhiệm kỳ đầu của ông Obama, mà để cho qua tuyển cử, hòng hy vọng ông Romney sẽ lật thế cờ. 

Nhưng thời vận không cho phép cho ông Romney, vì đảng dân chủ đã điều hành quá tốt có thể được trong nhiệm kỳ đầu của Obama. Nạn thất nghiệp giảm còn 7.8% so với >8% cuối nhiệm kỳ của ông Bush đảng cộng hòa. Giảm chi tiêu ngân sách nhờ vào giảm chi phí quốc phòng. Tăng thu nhập chính phủ, nhờ tăng đánh thuế vào tầng lớp nhà giàu có thu nhập trên 200 ngàn đô la mỗi năm. Kỹ nghệ hóa dầu từ đá phiến sét ra đời giúp Hoa Kỳ ổn định an ninh năng lượng, chẳng những không phụ thuộc năng lượng, mà còn đi đến quốc gia xuất khẩu dầu số 1 toàn cầu vào năm 2020. Đã thế, một loạt nhà độc tài Bắc Phi Trung Đông sụp đổ chỉ bằng cách ông Obama và bà Hillary uốn ba tấc lưỡi, chứ không phải tốn bom đạn và tiền của, kể cả nhân mạng như đảng cộng hòa đã làm. Kể cả việc diệt bin Laden rất gọn, trong khi tổng thống Bush của đảng cộng hòa phải tốn đến 1.200 tỷ đô la, mà chưa diệt được tên trùm khủng bố này. Đã góp phần khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay.

Nhưng đảng cộng hòa còn những lý lẽ khác. Nào là nếu thực hiện chương trình Obamacare thì bắt dân Hoa Kỳ đóng thuế nhiều hơn như các nước kể trên. 

Nào nếu thực hiện nó thì biến nền kinh tế Hoa Kỳ thành nền kinh tế bao cấp kiểu cộng sản, thiếu năng động và không có tính tự do của thị trường chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, đẩy Hoa Kỳ vào một quốc gia ù lỳ như Pháp, Úc, v.v... 

Nào là dân số Hoa Kỳ sẽ lão hóa đến năm 2038 lên đến 79 triệu người hưởng an sinh xã hội, khi thế hệ sinh ra vào chiến tranh thế giới thứ hai - Babyboomer - đạt đến tuổi về hưu mà đã được ông Obama tăng lên 65 tuổi. Đó sẽ là gánh nặng ngân sách hưu trí, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nó làm suy yếu Hoa Kỳ với vai trò lãnh đạo tòan cầu.

Rất nhiều cái nào là, ... để thấy rằng mọi lý do chỉ là để Hoa Kỳ năng động và hùng cường, nhưng lại đem đến một nước Mỹ gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Nên, đảng cộng hòa dứt khoát không chịu cho chương trình Obamacare được thực thi, với cái cớ là sẽ tăng chi tiêu công cho nước Mỹ. Trong khi nước Mỹ đang có nợ công lên đến 100% GDP - khoảng gần 16 ngàn tỷ đô la, chủ yếu là do đảng cộng hòa gây ra.

Hình ảnh đảng cộng hòa chế giễu Obamacare trên trang CNN hồi năm 2010

Cộng hòa phá và dân chủ xây. Cộng hòa là tên vai u thịt bắp, và dân chủ là trí tuệ của nước Mỹ. Cả hai đảng như cặp vợ chồng đồng sàng đồng mộng, một cặp nhị nguyên rất khoa học, chỉ khác nhau ở triết lý điều hành toàn cầu và nước Mỹ theo một mục tiêu rất năng động.

Vấn đề đằng sau của chương trình này là không phải giờ này ông Obama mới làm. Mà từ thời ông Clinton và trước đó, ngay cả ông Kennedy cũng đã cố gắng làm. Song, nếu an sinh xã hội Hoa Kỳ giống như Pháp, Đức, Anh, Úc, Canada, hay một số nước Bắc Âu thì, một số hãng bảo hiểm y tế tư nhân của các tay to thuộc đảng cộng hòa làm chủ sẽ thất thu và mất miếng ăn - mà có thể gọi là tham nhũng trí tuệ kiểu Mỹ - như tôi đã viết trong loạt bài Bóng ma bảo hiểm y tế. Người ta tính khoảng 2.400 tỷ đô la đã vào túi các ông trùm ngành bảo hiểm y tế tư nhân tại Mỹ mỗi năm. Hãy tưởng tượng xem, con số đó gấp hơn 14 lần tổng GDP của 90 triệu dân nước Việt làm đầu tắt mặt tối suốt 365 ngày năm 2012.

Song có một điều trùng hợp rất ngẫu nhiên mà khó lý giải là, đảng cộng sản Việt Nam chọn thời điểm họp hội nghị lần thứ 8 khóa XI, và Hoa Kỳ chọn ngày ngưng hoạt động của chính phủ đúng vào dịp quốc khánh Trung Hoa. Trong khi Việt Nam và Trung Hoa đang chòng chành trong khủng hoảng tài chính trên một nền chính trị đơn nguyên tập quyền, vì tham nhũng. Còn Hoa Kỳ thì đang khủng hoảng kinh tài trong một nền kinh tế thị trường tự do trên một nền chính trị đa nguyên tản quyền vì những tham vọng điên cuồng bá chủ toàn cầu của đảng cộng Hòa.

Khủng hoảng nào cũng là khủng hoảng. Dù gì đi nữa thì, một nguyên tắc cho dân làm ăn là hễ chính phủ Hoa Kỳ ngưng hoạt động thì hãy mua vào. Đó là nguyên lý mà dân kinh tài luôn biết nắm lấy: "Hãy mua vào khi máu chảy đấy đường". Kinh tế là chính trị, nên mới có bộ môn kinh tế chính trị học ở đại học là vậy.

Asia Clinic, 17h15' ngày thứ Ba, 01/10/2013