nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

ĐÁY CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG HOA THỜI LÝ KHẮC CƯỜNG

Bài đọc liên quan:
+ Thoát Trung Luận
+ Sòng bài thế giới
+ Sai lầm chính trị hay kinh tế?
+ Tái cơ cấu cái gì?
+ Loay hoay
+ Vòng xoắn bệnh lý kinh tế Việt
+ Tương lai Trung Hoa về đâu?
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta

Bài viết của ông Trương Quân(Zhang Jun: 张军), ông là giáo sư kinh tế và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa tại Đại học Phúc Đán(FudanUniversity), Thượng Hải.

Bài viết gốc: Li Keqiang’s Bottom Line

THƯỢNG HẢI - Mọi người đang nói về suy thoái kinh tế của Trung Hoa. Năm ngoái, tăng trưởng GDP của Trung Hoa đạt mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua, và không có khả năng nhìn thấy xu hướng tăng trưởng. Nhưng, dường như Thủ tướng Lý Khắc Cường nhận ra, xu hướng này có thể thực sự có lợi, nó thúc đẩy các cải cách cơ cấu mà Trung Hoa cần để đạt được mục tiêu lâu dài cho tăng trưởng GDP cân bằng và ổn định hơn.

Những đánh giá gần đây đã cung cấp một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của mình, Ngân hàng Thế giới cắt giảm tăng trưởng kinh tế dự báo cho Trung Hoa từ 8,4% xuống 7,7% trong năm 2013. Hơn nữa, số liệu ngân hàng trung ương công bố gần đây cho thấy, mặc dù các ngân hàng Trung Hoa đã tăng cho vay chỉ khoảng 667 tỷ nhân dân tệ(khoảng 108 tỷ USD) trong tháng Năm – nhưng cũng đã giảm một khoảng 125 tỷ nhân dân tệ cho vay so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng không chỉ đơn giản là cho vay nhiều hơn sẽ cải thiện được tình hình. Trong khi đó, các số liệu cho rằng dư nợ cho vay đã lên tới gần gấp đôi GDP của Trung Hoa – đây là một hậu quả của gói kích thích kinh tế lớn của quốc gia từ năm 2008 – phần lớn các khoản vay mới chủ yếu là được sử dụng để trả nợ cũ, chứ không phải thực sự đầu tư cho nền kinh tế. Vì vậy, mối quan tâm liên quan lớn là sự cân bằng của tình trạng dư nợ cho vay không có dấu hiệu khả quan.

Trong những năm gần đây, chính sách thắt chặt tiền tệ và kiểm soát ngày càng chặt chẽ trên lĩnh vực bất động sản đã gây ra tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định giảm, từ hơn 25% mỗi năm trước năm 2008 còn khoảng 20% như hiện nay. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng kém phát triển ở những tỉnh phía đông của Trung Hoa thấp hơn một nửa mức trung bình của quốc gia. Kết quả của việc giảm đầu tư bất động sản là, tiền được bổ sung thêm vào cho khu vực tăng trưởng giá trị công nghiệp - hiện việc cung cấp vốn cho khu vực công nghiệp chiếm gần một nửa GDP của Trung Hoa - nhưng tăng trưởng khu vực công nghiệp lại đang chậm lại một cách nhanh chóng, từ việc tăng trưởng khu vực công nghiệp chiếm một tỷ lệ trung bình hàng năm là 20% trong những năm bùng nổ kinh tế của Trung Hoa, thì nó xuống còn dưới 10% trong giai đoạn 2010-2012 và chỉ còn 7,8% trong quý đầu tiên của năm nay 2013.

Do đó, chìa khóa để khôi phục tăng trưởng GDP của Trung Hoa là, lại quay trở lại tăng trưởng đầu tư tài sản cố định phải ít nhất 25%. Với một vòng xoắn bệnh lý mới của kích thích kinh tế, năng lực sản xuất dư thừa và những chi tiêu đã không được tận dụng của Trung Hoa (ví dụ, những tài sản bất động sản xây dựng lên thành những thành phố ma) có thể được huy động trực tiếp, nhằm phục hồi tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 9%.

Nhưng ý chí của lãnh đạo mới của Trung Hoa là bắt đầu một đợt tăng trưởng khác của việc kích thích kinh tế an toàn cho tăng trưởng phụ thuộc vào cái tốc độ tăng trưởng GDP của ông Lý có thể chấp nhận sự đau đớn. Hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ thay đổi chính sách tiền tệ, theo một số nhà kinh tế đã ước tính rằng ông Lý sẽ án binh bất động cho đến khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống dưới 7%.

Bằng chứng cho việc không hành động của ông Lý đã hiện rõ trong đầu tháng Sáu năm 2013, khi Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình nói với người đồng nhiệm Mỹ, Barack Obama, rằng Trung Hoa đã cố tình điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng giảm, xuống còn 7,5%, để theo đuổi cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Cho rằng Trung Hoa đã được di chuyển về hướng những cải cách như vậy trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến cho cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo khởi động kế hoạch kích thích kinh tế 4 nghìn tỷ nhân dân tệ của mình, tuyên bố ông Tập gợi ý rằng chính phủ mới sẽ tìm cách khôi phục lại những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế trước năm 2008.

Năm 2005, Trung Hoa đã trải qua việc nâng giá tiền tệ, nó là cách mà, các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh khác trong khu vực Đông Á đã chứng minh rằng, có thể kích thích chính phủ và các doanh nghiệp theo đuổi tái cấu trúc và nâng cấp công nghiệp. Nhưng sự gia tăng tiếp theo trong đầu tư tài sản cố định của chính phủ - trong đó tăng 32% chỉ riêng trong năm 2009 - đã làm trì hoãn tái cơ cấu, trong khi đó thì việc quá tải và bong bóng bất động sản trở nên lớn hơn và đào sâu hơn các vấn đề.

Chính phủ bây giờ phải xua tan những di tích còn lại của kích thích thúc đẩy việc đầu tư quá mức của giai đoạn 2008-2010, tuy nhiên phải chấp nhận đau đớn. Điều này có nghĩa là cho phép nền kinh tế tiếp tục chậm lại, trong khi duy trì chính sách thắt chặt kinh tế vĩ mô một cách tương đối nhằm ép buộc chính quyền các địa phương và khu vực kinh doanh để tìm những nguồn tăng trưởng mới.

Sự kết hợp của những cú sốc bên ngoài và áp lực bên trong từ việc tăng lương có thể như một động lực mạnh mẽ làm cho các chính phủ địa phương và các doanh nghiệp phải theo đuổi tái cơ cấu. Ví dụ, các doanh nghiệp trong các khu vực ven biển phụ thuộc xuất khẩu của Trung Hoa đã bị gánh nặng của đồng nhân dân tệ tăng giá từ năm 2004. Khi suy thoái kinh tế đẩy nhanh việc di dời của nhiều nhà sản xuất đến các tỉnh nội địa ở phía Tây hoặc các quốc gia láng giềng, những địa phương ở các vùng ven biển phía Đông Trung Hoa đã bắt đầu kêu gọi gia tăng sự cởi mở, tái cơ cấu sâu đậm hơn, và nâng cấp công nghiệp.

Quan điểm cho rằng ông Lý sẽ chấp nhận đau đớn để sự tăng trưởng chậm hơn chỉ trên một ngưỡng cụ thể được dựa trên niềm tin rằng tăng trưởng GDP xuống dưới 8% sẽ làm tổn thương phát triển kinh tế hơn là việc này sẽ gây ra, và dẫn đến bất ổn xã hội. Và, quả thật vậy, nếu áp lực thất nghiệp đã trở thành bệnh lý cấp tính hôm nay như trong những năm 1990s, suy thoái kinh tế kéo dài chắc chắn sẽ thúc giục sự can thiệp của chính phủ.

Nhưng, trong thập kỷ qua, những thay đổi cấu trúc nền kinh tế của Trung Hoa đã làm cho áp lực thất nghiệp giảm đáng kể - một xu hướng có thể được chứng thực bởi việc tăng lượng trên mọi lĩnh vực ở Trung Hoa. Bây giờ, việc sửa chữa là rất thuận lợi để xây dựng nền kinh tế mạnh mẽ hơn, ổn định hơn, đó là điều ông Lý Khắc Cường muốn - và là cái mà Trung Hoa cần.

@Project Syndicate 30 Jun, 2013

Asia Clinic, 11h 35’ ngày thứ Hai, 01/7/2013

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

THOÁT TRUNG LUẬN 1

Bài đọc liên quan:

Nhìn lại lịch sử cận đại của thế giới và Việt Nam, cũng như khu vực Đông Nam châu Á, địa chính trị, và cơ hội chúng ta thấy gì? Hãy điểm nó lại một cách khách quan để nhìn nước Việt đến vài thế kỷ tới xem sao? Đó là mục đích của bái viết này.

Địa chính trị và lịch sử

Các quốc gia Đông Nam Á khác, như Nam Dương(Indonesia) và Mã Lai Á nhờ địa lý tách ra khỏi bán đảo Đông Dương, nên bị thực dân Âu châu nhảy vào sớm hơn, từ đầu thế kỷ XVI. Cụ thể là Mã Lai Á thì Hà Lan bước chân vào năm 1511. Nam Dương cũng được Bồ Đào Nha đặt chân đầu tiên vào năm 1512. 

Miến Điện, một quốc gia có đường biên giới với Trung Hoa, nhưng gần với Ấn Độ và tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cũng phải đến đầu thế kỷ XIX mới bị người Anh xâm chiếm ra khỏi sự quan tâm của Trung Hoa.

Ngay cả Ấn Độ có cùng đường biên giới hiểm trở với Trung Hoa, mà Ấn Độ là một nước lớn, nhưng cũng mãi đến khi Trung Hoa suy yếu vào cuối đời nhà Thanh thì các cường quốc châu Âu gồm: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp mới có thể xâu xé Ấn Độ vào cuối thế kỷ XVIII.

Cũng có địa chính trị cùng đường biên giới với Trung Hoa là bán đảo Đông Dương, nên cũng chịu dưới sự quan tâm đặc biệt của Trung Hoa từ ngàn năm trước.

Lịch sử Việt Nam đúng chỉ có khoảng 2.600 trăm năm, trong đó hơn ngàn năm bị đô hộ giặc Trung Hoa. Trong những khoảng trống không bị đô hộ đó, Việt Nam chưa bao giờ độc lập với Trung Hoa, mà phải quan hệ kiểu thiên triều và chư hầu, theo dạng triều cống và lãnh ấn chỉ chủ dụ từ Trung Hoa. 

Chỉ có một giai đoạn duy nhất từ giữa thế kỷ thứ XIX, khi cuối triều nhà Thanh suy yếu, Trung Hoa bị chia năm xẻ bảy bỡi các cường quốc châu Âu: Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh Quốc và kể cả Nhật Bản, lúc ấy Việt Nam mới bị sự dòm ngó của Pháp và xâm lược Đông Dương.

Khi Trung Hoa có nền Cộng Hòa xuất hiện do Tôn Trung Sơn lãnh đạo vào năm 1912, cũng là lúc suy thoái kinh tế toàn cầu 1929 - 1933 ập đến. Ba thập kỷ người Trung Hoa có nhiều nội loạn, vả lại chịu dưới sự xâm lược của người Nhật. Nên Trung Hoa không đủ sức dòm ngó đến Đông Dương và Miến Điện.

Sau chiến tranh thế giới II, người Pháp thất trận, Trung Hoa thành lập 1949, cũng là lúc họ bắt đầu quan tâm đến Đông Dương. Dù họ còn rất yếu do nhiều lý do khách quan và chủ quan của cách cai trị của Mao, nhưng Trung Hoa đủ mạnh để tranh đoạt bá vương và cùng với Hoa Kỳ để đi đến Thông Cáo Thượng Hải 1972 ăn chia Đông Dương và khu vực, cũng như toàn cầu.

Sau 30/4/1975, có một giai đoạn ngắn đến 1990, Việt Nam không bang giao với Trung Hoa nhờ vào sức mạnh của Liên Xô. Nhưng khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thì Hội Nghị Thành Đô lại làm cho Việt Nam trở lại thời kỳ bằng mặt, nhưng không bằng lòng với Trung Hoa. Hiện nay thì ai cũng thấy rõ ràng chính sách ngoại giao đa phương - dĩ bất biến ứng vạn biến của Tôn Tử - đang là cách mà nước Việt đang đương đầu với Trung Hoa.

Cơ hội

Qua những điều đã điểm ra ở trên, cho ta thấy các nước nhỏ quanh Trung Hoa có cùng biên giới rộng lớn với họ đều được họ xem là vùng đệm và chư hầu trong quan hệ ngoại giao.

Điều đáng lo lắng nhất với các quốc gia cùng biên giới với Trung Hoa là, không bao giờ Trung Hoa muốn các quốc gia này hùng mạnh để dễ bề thao túng và cai trị. Hãy điểm lại mà xem, Việt, Miên, Lào, Bắc Hàn, Mông Cổ, Bắc Hàn, Hồi Quốc Pakistan. 

Và kể cả Miến Điện, một quốc gia hùng cường vào 2 thập niên 1960s và 1970s nhưng cũng bị Trung Hoa chi phối làm cho kiệt quệ, và chỉ mới đổi mới xoay chuyển chính trị bằng cách chuyển dời, xây dựng thủ đô mới để tránh những bí mật quốc gia bị tiết lộ với Trung Hoa mới từ chối được cái dự án 2,5 tỷ đô la làm đường ống dẫn dầu từ Yangon đến Vân Nam, và thay đổi thể chế chính trị triệt để tách khỏi Trung Hoa như hôm nay. Một sự thay đổi Miến Điện mà thế giới kinh ngạc, nhưng là bài học Thoát Trung Luận cho Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

Báo cáo kinh tế thế giới của Ngân Hàng Thế Giới vào ngày 13/6/2013 cho thấy nợ tư trong nước của Trung Hoa cao nhất thế giới, lên đến 160% GDP. Việt Nam cũng không khá hơn với 110% GDP của nợ tư trong nước. Nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đang dự đoán một Trung Hoa hạ cánh nặng nề, và một tia hy vọng sáng sủa cho các quốc gia quanh khu vực có thể làm cuộc Thoát Trung Luận với Trung Hoa mà, lâu nay theo kiểu ngoại giao họ luôn tự cho mình là thiên triều.

Sự suy yếu của Trung Hoa trong những năm tới là có thực, không mơ hồ, do nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa gây ra không chỉ ở Trung Hoa mà ngay cả ở Việt Nam sau khi sao chép 23 năm qua. Dù khó khăn, nhưng đó là cơ hội cho Việt Nam rất lớn để làm cuộc Thoát Trung Luận.

Nhìn lại lịch sử cận đại của Việt Nam và Trung Hoa, thời nhà Nguyễn kéo dài 143 năm - từ 1802 đến 1945 - đất nước Việt hùng cường nhất mọi thời đại. Bở cõi được mở rộng đến Mũi Cà Mau, Hoàng Sa Trường Sa vững vàng không sợ họa xâm lăng, mà còn dẹp được khu vực phía Nam của người Hoa Minh Hương trấn giữ. Chúng ta không phải lệ thuộc Trung Hoa cũng một phần lớn là khi đó nhà Thanh suy tàn, và nhà Nguyễn của ta có chiến lược ngoại giao khôn khéo với cả các lâng bang và cả với thực dân châu Âu. Điều này lịch sử cần nhìn nhận trung thực và công bằng với nhà Nguyễn. Như vậy, chúng ta đã Thoát Trung rồi, sau khi Quang Trung thay đổi chữ viết từ Hán sang Nôm, thì Nhà Nguyễn thoát theo. Sao giờ này ta lại phải chịu một lần nhục cho tổ quốc và dân tộc?

Bài học và phương án Thoát Trung Luận

Từ thế kỷ XIX ở Nhật Bản, có ông thầy giáo Fukuzawa Yukichi đã viết và đưa ra chiến lược Thoát Á Luận. Các vị minh quân của nước Nhật đã đi theo và họ đã thành công như hôm nay, một phần nhờ địa chính trị. Nhưng có một quốc gia khác có địa chính trị giống Việt Nam - Miến Điện - họ đã và đang làm cuộc Thoát Trung Luận đến nay rất tốt.

Có thông tin cho rằng sở dĩ Miến Điện thoát được Trung Hoa là nhờ họ dời trung tâm hành chính quốc gia từ thủ đô cũ là thành phố Yangon đến Naypyidaw là do những trung tâm hành chính quốc gia Miến Điện dưới thời Thein Shwe là do Trung Hoa viện trợ và xây cất. Họ phải dời đô vào nơi an toàn, để bảo mật quốc gia, sau đó mới tính chuyện chuyển đổi thể chế chính trị, thì mới an toàn cho đất nước họ và Thoát Trung Luận mới thành công. 

Liệu rằng, những cơ sở hành chính quốc gia Việt được Trung Hoa giúp xây dựng thời chiến tranh có đảm bảo bí mật quốc gia?

Năm 2010, ở Việt Nam rộ lên việc di dời trung tâm hành chính quốc gia ra khỏi Ba Đình, nhưng một số thành phần ưu tú và trí thức Việt Nam lại cho là sai lầm. Rồi mọi chuyện rơi vào quên lãng.

Hôm nay, tình hình nước Việt như ngàn cân treo sợi tóc - kinh tế xem như đang trên đà sụp đổ hoàn toàn, chính trị rối ren vì nạn bè phái tranh ngôi đoạt vị - mà chuyện quốc sự quan trọng nhất là làm sao Thoát Trung Luận, thì đất nước mới mong thái bình, dân tộc mới mong thịnh vượng và độc lập tự chủ.

Trong lúc kinh tế khó khăn, chuyện xây dựng trung tâm hành chính quốc gia mới là điều nên làm, để vực nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho xã hội. Một công đôi việc vừa vực nền kinh tế quốc gia, vừa giúp cho tiến trình Thoát Trung Luận đẹp cả đôi bề.

Lý thuyết nhị nguyên luận trong triết học đã được người Mỹ áp dụng trong việc tạo ra hình thái chính trị xã hội cho một hời kỳ mới mà họ gọi là trật tự mới cho những thời đại tiếp theo rất thành công. Âm dương, nước lửa, trời đất, phá và xây, v.v... Cộng hòa và Dân chủ là 2 trường phái để xây dựng Hoa Kỳ ngày nay theo Nhị Nguyên Luận rất triết học và rất thành công. 

Người dân Việt hiếu hòa, không ai muốn và cũng chưa có lực lượng nào đủ sức để giành quyền lãnh đạo với đảng cầm quyền hiện nay. Đừng nên xem dân mình là thù địch vì quyền lợi cá nhân. Đã đến lúc cần phải tách đôi đảng cộng sản ra làm 2 đảng và cần một hành động cụ thể như Miến Điện để làm cuộc Thoát Trung Luận hoàn hảo, khi cơ hội bắt đầu hé mở ở chân trời - đó là một Trung Hoa đang và sẽ suy yếu. Thiên thời, nhân hòa lòng dân muốn và chỉ còn việc tạo ra địa lợi để biết chớp lấy thời cơ. Nếu không, 300 năm hay 1.000 năm nữa quan hệ Trung - Việt vẫn theo kiểu mà ngàn năm trước không thay đổi.

Đọc tiếp: phần 2phần 3 và phần 4

Asia Clinic, 18h38' ngày thứ Sáu, 28/6/2013

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (6)

+ Phần 1: Đặt vấn đề
+ Phần 4: Về an ninh

Bài viết của ông Robert B. Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới từ chức và mãn nhiệm 30/6/2012, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại diện thương mại Hoa Kỳ, hiện đang là nghiên cứu sinh danh dự tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson(Peterson Institute for International Economics) và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Belfer(Belfer Center) của Đại học Harvard. Ông viết bài này cho Diễn đàn Thượng Hải tại Đại học Phúc Đán(復旦大學: Fudan University) ở Thượng Hải ngày 25 tháng 5 năm 2013 vừa qua, trước khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands diễn ra tại California từ 07-09/6/2013. 

Bài viết gốc: U.S., China and Thucydides

PHẦN CUỐI: NHỮNG Ý TƯỞNG MỚI

Ý tưởng về một loại hình mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại không trả lời những câu hỏi này. Nhưng nó cho chúng ta một cơ hội để khám phá những câu trả lời khác nhau.

Nó không chỉ cho riêng Trung Hoa mà mang lại một kinh nghiệm lịch sử đặc biệt đối với nhiệm vụ này.

Hoa Kỳ, mặc dù nó là quốc gia đã có quyền lực, càng không phải là một cường quốc mà quyền lực bị dẫm chân tại chỗ. Nhiều nhà quan sát quốc tế đang bối rối bởi năng lực này của Mỹ. Cho nên các nhà bình luận hỏi tại sao Hoa Kỳ, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, thì không chỉ đơn giản là muốn giữ trật tự hiện có.

Một biểu tượng của cam kết toàn cầu của Mỹ là các hóa đơn một đô la(*). Nhìn vào mặt sau của hóa đơn đó, và bạn sẽ thấy một hình ảnh Con dấu Vĩ đại của Hoa Kỳ, nó được đưa ra từ sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ vào năm 1782. Nó bao gồm một châm ngôn Virgilian: "Trật tự mới của những kỷ nguyên"("Novus Ordo seclorum"). Như giáo sư về lịch sử ngoại giao của tôi đã chỉ ra từ lâu, phần lớn lịch sử nước Mỹ là về trật tự mới này phải được tin tưởng là địa chính trị là chỉ để tạo ra Hoa Kỳ - và đặc điểm địa chính trị đó là một yếu tố làm cho Hoa Kỳ thích ứng với toàn cầu.


Ngoài ra đối với an ninh và năng lượng - và tự do đến nghệ thuật ngoại giao đô la và thương mại - chính sách ngoại giao Mỹ đôi khi tìm cách thúc đẩy các nguyên tắc của Khai sáng thế kỷ XVIII đã được thể hiện trong cuộc cách mạng Mỹ. Ngày nay, những nguyên tắc này được phản ánh trong các cuộc thảo luận về nhân quyền và tự do. Nhưng những điều đó cũng là chủ đề mà Trung Hoa đang tranh luận theo chuyên đề để quản trị tốt, các giới hạn về hành động của chính phủ độc đoán và các quy định của pháp luật.

Thách thức của việc tạo loại hình mới này của mối quan hệ quyền lực vĩ đại là hấp dẫn. Nó liên quan đến nhiều hơn một sự cân bằng quyền lực mới. Trung Hoa là một cường quốc đang lên nhưng có một chiến lược theo kiểu quan điểm truyền thống. Hoa Kỳ là một cường quốc đã thành lập nhưng lại phù hợp với sự thay đổi. Cả Hoa Kỳ và Trung Hoa đang rất thành công về mặt kinh tế và kết nối sâu sắc với nhiều quốc gia và khu vực. Mối quan hệ của 2 nước sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và khu vực.

Tôi hy vọng rằng những ý tưởng và khái niệm này có thể giúp hai quốc gia hùng mạnh và đầy sức sống tránh cạm bẫy ám ảnh của bá quyền(Thucydides) khi họ khám phá một loại hình mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại. Đây có thể là một liên doanh thú vị, với nhiều đe dọa - cho Trung Hoa, Hoa Kỳ và thế giới./.

Ghi chú:
(*) one-dolar bill: Đúng ra phải dịch là tờ một đô la, nhưng vì tiền đô la là hóa đơn thanh toán nợ, nên phải dịch đúng với bản gốc là hóa đơn một đô la là đúng với bản chất của nó.

Asia Clinic, 15h23’ ngày thứ Năm 27/6/2013

HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (5)

+ Phần 1: Đặt vấn đề
+ Phần 2: Những vấn đề còn tồn tại của Hoa Kỳ và Trung Hoa
+ Phần 3: Một loại hình mới về quan hệ quyền lực vĩ đại
+ Phần 4: Về an ninh

Bài viết của ông Robert B. Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới từ chức và mãn nhiệm 30/6/2012, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại diện thương mại Hoa Kỳ, hiện đang là nghiên cứu sinh danh dự tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson(Peterson Institute for International Economics) và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Belfer(Belfer Center) của Đại học Harvard. Ông viết bài này cho Diễn đàn Thượng Hải tại Đại học Phúc Đán(復旦大學: Fudan University) ở Thượng Hải ngày 25 tháng 5 năm 2013 vừa qua, trước khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands diễn ra tại California từ 07-09/6/2013. 

Bài viết gốc: U.S., China and Thucydides

5. VẤN ĐỀ ĐỒNG MINH

Ngày nay, những đồng minh ở châu Á của Trung hoa vừa rất ít, lại vừa nghèo, mà lại vừa không đáng tin cậy và thường bị cô lập, trong khi các đồng minh của Mỹ là thịnh vượng và rộng khắp toàn cầu. Nếu khẳng định ảnh hưởng của Trung Hoa được xem như là một mối đe dọa cho các nước khác, thì chắc chắn Trung Hoa sẽ gợi lên một một sự phản ứng chống đối(counterreaction). Để tránh tạo ra tự bao vây chính mình, Trung Hoa có một lợi ích trong việc xây dựng mối quan hệ với các đồng minh và bạn bè của Mỹ, không làm gia tăng những lo ngại cho họ. Hoa Kỳ và Trung Hoa cùng nhau có lợi ích trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực, trong một hệ thống toàn cầu, mà không có mối đe dọa làm suy yếu niềm tin hoặc leo thang căng thẳng.

Có vẻ như là các nước Đông Nam Á công nhận những lợi ích chung của hội nhập kinh tế trong khuôn khổ an ninh an toàn. Tuy nhiên, sự khác biệt trong phát triển nguồn tài nguyên đang tràn sang cả những lo ngại về an ninh hàng hải. Không ai trong số các bên có lợi ích trong sự leo thang của sự lo lắng hoặc xung đột. Họ chia sẻ một sự quan tâm trong những giải pháp đàm phán, hợp tác.

Tuy nhiên, Đông Bắc Á đặt ra mối nguy hiểm nghiêm trọng. Bắc Triều Tiên, với một nền kinh tế yếu kém và lãnh đạo không đáng tin cậy, đã sử dụng các mối đe dọa và vũ khí hạt nhân để yêu cầu hỗ trợ trong khi đọ lại tổ chức một nhà nước bảo vệ trong sư cô lập với thế giới bên ngoài. Thương mại quốc tế của Bắc Hàn về vũ khí nguy hiểm và các hoạt động bất hợp pháp là nguyên nhân tạo ra sự tàn phá ở những quốc gia khác.

Bắc Triều Tiên đã từ chốiHiệp định  đình chiến năm 1953. Nó đã sử dụng lực lượng quân sự chống lại Hàn Quốc hai lần trong những năm gần đây, tình trạng giết người và hiểm họa leo thang có thể trượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bắc Triều Tiên đã đe dọa tấn công phủ đầu chống lại Hàn Quốc và Hoa Kỳ, trong khi gây nguy hiểm cho Nhật Bản, và thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo mà nó có thể sử dụng để thực hiện các mối đe dọa này.

Một cách suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa đã tin rằng Bắc Triều Tiên cung cấp một vùng an ninh "đệm"(“buffer”). Nhưng điều này là một lý luận lỗi thời. Một cuộc xâm lược của Trung Hoa là không thể có. Nhưng xung đột nông nổi của Bắc Triều Tiên ngày càng gia tăng là điều thể hiểu được, và chắc chắn nó sẽ không có lợi cho Trung Hoa.

Khi ông Đới Bỉnh Quốc, một nhà ngoại giao lâu năm hàng đầu Trung Hoa, và tôi đã có những cuộc thảo luận chiến lược trong năm 2005-2006, tôi đề nghị rằng Hoa Kỳ sẽ hài lòng nếu Bắc Triều Tiên đã trở thành giống Trung Hoa. Làm sao mà, tôi hỏi, Trung Hoa có thể phản đối điều đó? Hơn nữa, tôi chỉ ra rằng nếu hai miền Triều Tiên xảy ra việc thống nhất - tuy nhiên quá trình này đã xuất hiện - Trung Hoa sau đó sẽ có lợi ích cùng với Mỹ duy trì một liên minh an ninh với Hàn Quốc. Liên minh này sẽ trấn an người Hàn Quốc, những người mà trong suốt lịch sử chỉ thấy bán đảo của họ lo chuyện phục vụ như một lộ trình cho những lực lượng quân đội của các nước láng giềng lớn hơn nhiều. Nếu một bán đảo Triều Tiên thống nhất được thừa kế một di sản vũ khí hạt nhân, thì các đồng minh của Mỹ với Hàn Quốc có thể là công cụ trong việc thuyết phục nó từ bỏ vũ khí đó. Một Hàn Quốc có vũ khí hạt nhân sẽ bị tách khỏi Nhật Bản là quốc gia duy nhất Á Đông Bắc mà không có vũ khí hạt nhân, vì nó là một tình huống mà sẽ làm lo lắng cho Nhật Bản.

Hơn thế nữa, tôi đã nói với ông Đới Bỉnh Quốc rằng đó là mong đợi của tôi, trái với suy đoán của Trung Hoa, là một liên minh của Mỹ với một bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ được hỗ trợ bởi những tài sản không phận và hải quân ở miền Nam, lục quân không lớn, và chắc chắn không có quân đội trên sông Áp Lục(*). Ngược lại, nếu các liên minh của Mỹ với Hàn Quốc chấm dứt, Nhật Bản có thể là quốc gia cuối cùng còn lại duy nhất của châu Á có căn cứ và quân đội Mỹ.

Đó là những năm trước. Bây giờ những nhà chiến lược của Trung Hoa và Hoa Kỳ cần phải có những cuộc thảo luận về an ninh ở Đông Bắc Á - nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm hiện nay và chuẩn bị cho một ngày mai an toàn hơn.

Ví dụ, tôi nghi ngờ, có một lý do đằng sau sự miễn cưỡng của Trung Hoa gây áp lực Bắc Triều Tiên chấm dứt hành động thù địch của mình và bắt đầu cải cách là một mối quan tâm về việc làm sao có thể quản lý quá trình thay đổi ở Bắc Triều Tiên. Có lẽ Hàn Quốc và Hoa-Kỳ và những nước khác trong khu vực - có thể thảo luận về các khả năng thay đổi với Trung Hoa. Trong khi Trung Hoa có thể muốn tránh xem xét viễn cảnh này, nhưng thực tế là một sự đe dọa Bắc Triều Tiên sẽ xúi giục phản ứng những nước khác rằng xung đột với ưu tiên của Trung Hoa là giúp cho an ninh khu vực.

Tuy nhiên, tất cả những đề xuất nội dung cho một loại mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại có thể sẽ chết non trừ khi Trung Hoa và Mỹ loại bỏ một sự phá hủy là chúng ta đang ăn mòn lòng tin và mối quan hệ của chúng ta: vấn đề an ninh mạng.

Mối lo ngại an ninh mạng có nhiều hình thức khác nhau, đó là sự làm tệ thêm tình hình nguy cơ gia tăng đối đầu. Thứ nhất là làm gián điệp. Thứ hai là gián điệp thương mại, trong đó Mỹ và các nước khác cho là quá khích, cực kỳ tốn kém và phá hoại. Thứ ba là phá hoại. Và thứ tư là những câu hỏi về tiến hành một cuộc chiến tranh mang - và liệu chúng ta và chúng ta phải làm thế nào, có nên áp dụng nguyên tắc như chiến tranh vì việc theo đuổi nóng này, nó làm thiệt hại tài sản thế chấp, mất sự cân đối và thiệt hại không thể chấp nhận từ xung đột trong không gian mạng.

Những thập kỷ trước đây, với sự ra đời của những vũ khí hạt nhân, các chiến lược gia bảo mật phát triển học thuyết và lý thuyết quản lý rủi ro hủy diệt hàng loạt. Tôi không biết liệu an ninh mạng có nên đưa vào các cuộc thảo luận tương tự. Tôi biết rằng điều quan trọng là các cường quốc của thế kỷ XXI thảo luận làm thế nào họ có thể đối phó với những vấn đề này, nó có thể làm suy yếu những kiến nghị đáp ứng của chủ tịch Tập Cận Bình bằng những bài học lịch sử.

Có một cuộc tranh luận ở Mỹ về việc liệu khái niệm "quan hệ quốc tế" của Trung Hoa đến bao giờ mới có thể chấp nhận một hệ thống dựa trên nguyên tắc hỗ trợ một cách tiếp cận tích hợp. Một số - bao gồm cả Henry Kissinger - tin rằng với quan điểm của chính bản thân Trung Hoa là "Vương Quốc Trung Tâm"("Middle Kingdom") chỉ cho phép các mối quan hệ triều cống(tributary relationships).

Quan điểm khác nhau giữa các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia của Mỹ có thể phản ánh, một phần, sự khác nhau trong kinh nghiệm về các vấn đề kinh tế và an ninh. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế quan sát cách Đặng Tiểu Bình sử dụng hệ thống kinh tế quốc tế như một cách tạo khả năng cải cách nội bộ sâu sắc, Chu Dung Cơ đã đi xa hơn, sử dụng sự gia nhập WTO của Trung Hoa để nhập khẩu quy luật kinh tế quốc tế và các mối quan hệ. Tương tự như vậy, mối quan hệ và hoạt động kinh tế của Trung Hoa trong 5 năm qua của cuộc khủng hoảng kinh tế đã được hợp tác toàn diện. Trong thời gian tôi ở Ngân hàng Thế giới, tôi cũng thấy Trung Hoa ủng hộ cho - và sẵn sàng thích ứng với – các tổ chức phát triển đa năng và các vấn đề thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa.

Kinh nghiệm với các chủ đề an ninh làm gia tăng nghi ngờ hơn, có thể dẫn đến sự khác biệt trong nhận thức về khái niệm những mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ XXI của Trung Hoa.

Ghi chú:
(*) Sông Áp Lục: (鴨綠江), (Yalu River) là biên giới tự nhiên giữa Bắc Hàn và Trung Hoa. 

Đoán đọc phần cuối: Những ý tưởng

Asia Clinic, 14h55' ngày thứ Năm, 27/6/2013

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (4)

+ Phần 1: Đặt vấn đề

Bài viết của ông Robert B. Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới từ chức và mãn nhiệm 30/6/2012, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại diện thương mại Hoa Kỳ, hiện đang là nghiên cứu sinh danh dự tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson(Peterson Institute for International Economics) và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Belfer(Belfer Center) của Đại học Harvard. Ông viết bài này cho Diễn đàn Thượng Hải tại Đại học Phúc Đán(復旦大學: Fudan University) ở Thượng Hải ngày 25 tháng 5 năm 2013 vừa qua, trước khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands diễn ra tại California từ 07-09/6/2013. 

Bài viết gốc: U.S., China and Thucydides

PHẦN 4. VẤN ĐỀ AN NINH

Tuy nhiên, về vấn đề an ninh, cho dù song phương hay đa phương, Trung Hoa và Hoa Kỳ không có một mạng lưới như vậy. Khoảng cách này có thể được bắt nguồn từ một phần là do sự khác biệt về cơ cấu. Ở Trung Hoa, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) báo cáo với Ủy ban quân sự trung ương, một thể chế đảng trị mà vấn đề quân sự chỉ được quyết định bỡi một hoặc hai con người. Do đó, các quan chức chính sách đối ngoại cấp cao của Trung Hoa, ở chức vị ủy viên hội đồng của nhà nước, thường không thể can thiệp về các chủ đề an ninh cho đến khi sau khi quân đội Trung Hoa đã hành động và đôi khi chỉ sau khi thiệt hại cho quan hệ đối ngoại của Trung Hoa đã xảy ra.

Trung Hoa không có một hệ thống an ninh quốc gia đến an ninh hợp nhất của hội đồng thành phố, ngoại giao, quốc phòng, và cả về việc cân nhắc về kinh tế và chính trị. Kết quả là, không có một tổ chức đối tác Trung Hoa cho cái gọi là “Chính trị Quân sự”(“pol-mil”) để thảo luận như các quốc gia khác(cho chính trị-quân sự).

Đôi khi, Trung Hoa và Mỹ đã có trao đổi quân sự với quân sự, nhưng đây không phải là ở mức độ thích hợp. Và Trung Hoa cứ lần lượt các cuộc thảo luận đi và về những cuộc thảo luận cấp quốc gia gây bất mãn, ức chế sự trao đổi sâu và những tuyên bố trao đổi thành công là giả tạo. Hơn thế nữa, một loại mới của mối quan hệ an ninh của quyền lực vĩ đại đòi hỏi nhiều hơn những cuộc thảo luận giữa các lực lượng quân đội của hai quốc gia.

Một số quan chức và học giả Trung Hoa nhận ra sự cần thiết phải tích hợp đầy đủ các quan điểm của Trung Hoa về các vấn đề an ninh và chính sách đối ngoại. Ví dụ, hệ thống Trung Hoa có thể tìm đến một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTQ) để thỏ thẻ ý kiến của mình rồi sau đó mới ngồi lại với nhau để bàn về quốc phòng, chính sách đối ngoại, an ninh và các vấn đề kinh tế, rồi mới thu hút quân đội Trung Hoa, các quan chức của chính phủ và Đảng Cộng sản. Hoặc giới lãnh đạo Đảng có thể mượn vào cái loa của các tỉnh lẻ hành động. Nói chung chuyện an ninh quốc phòng ở Trung Hoa là chuyện bếp núc và suy nghĩ chợt đến của một vài cá nhân hơn là chuyện quốc gia đại sự.

Tuy vậy, cấu trúc một cuộc thảo luận chính trị-quân sự giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ có thể bổ sung một cuộc đối thoại chiến lược đổi mới. Cuộc đối thoại chính trị quân sự hiện nay đã được đưa lên chủ đề quan trọng, nhưng quá ngắn gọn, quá không thường xuyên và với sự tham gia hạn chế ở cấp cao nhất, nơi mà những quyết định chiến lược có thể sẽ được thực hiện.

Hiệu quả nhất trong trao đổi chiến lược Trung Mỹ - là của Kissinger Chu Ân Lai, có cả Brzezinski và Đặng - một nhóm nhỏ nhưng tham gia nhiều giờ đàm thoại để phát triển một sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới quan, lợi ích và khái niệm cơ bản cho mọi vấn đề.

Một cuộc thảo luận chiến lược cấp cao thực sự, bao gồm cả quy mô chính trị - quân sự, nên thúc đẩy một cuộc đối thoại trên quan điểm lịch sử, những xem xét địa lý, những khía cạnh kinh tế, chuyển đổi công nghệ, những hạn chế chính trị, những nhận thức về các điều kiện thay đổi, những lợi ích quốc gia và tìm kiếm những lợi ích chung. Thảo luận chi tiết ở cấp cao sẽ hỗ trợ Trung Hoa và Hoa Kỳ có thể kiểm soát được sự khác biệt.

Trong một cuộc đối thoại như vậy, Hoa Kỳ cần phải đưa ra một lời giải thích rõ ràng lý do tại sao chính sách của Mỹ không dựa trên một chiến lược "ngăn chặn", mà dường như một số người Trung Hoa nghĩ. Hoa Kỳ cũng nên giải thích khái niệm chiến lược của những mối quan hệ với Trung Hoa và lý do tại sao những chính sách "bảo hiểm rủi ro" của Hoa Kỳ và những nước khác là một phản ứng hợp lý về những hành vi đáng lo ngại của Trung Hoa.

Điều quan trọng là những lợi ích chung của Mỹ và Trung Hoa mà 2 bên ít nhất cần phải hiểu và để có thể thúc đẩy nhau.

Ví dụ, những lợi ích này có thể bao gồm:

• Tự do an ninh của các vùng biển và an ninh hàng hải, đó là điều quan trọng đối với những lợi ích kinh tế quốc tế của Trung Hoa, ổn định khu vực và những mối quan hệ của Hoa Kỳ, vì một quyền lực hàng hải và Thái Bình Dương với Âu Á.

• Mở bầu trời và tiếp cận với không gian bên ngoài trái đất, để tạo thuận lợi cho lưu thông người, hàng hóa và thông tin - nó quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh của chúng ta.

• Tiếp cận các nguồn năng lượng với giá hợp lý, bao gồm cả việc sử dụng để phát triển, quá cảnh và an toàn các nguồn tài nguyên. Lợi ích này được phục vụ bởi sự ổn định an ninh trong vùng Vịnh Ba Tư, những nguồn nhiều năng lượng và đường ống dẫn, an ninh các tuyến đường biển, phát triển công nghệ và hiệu quả năng lượng.

• Phát triển các nguồn tài nguyên khác, kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội, trong việc quản lý tranh chấp về lãnh thổ và quyền sở hữu.

• Thiết lập một cảm quan an toàn cho các đối tác khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, để tránh làm mất ổn định và cạnh tranh quân sự có nguy cơ tiềm năng hoặc tính toán sai lầm.

• Không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là các quốc gia hoặc những kẻ khủng bố có thể sẽ gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực và toàn cầu.

• Chống lại phong trào hồi giáo bạo lực cực đoan đồng thời khuyến khích các nhà lãnh đạo Hồi giáo thiết tha với sự phát triển hòa bình bằng sự tôn trọng niềm tin tôn giáo.

Việc xác định lợi ích cần được bổ sung bằng một sự chia sẻ đánh giá về những mối đe dọa đến những lợi ích và cũng có quan điểm làm thế nào để đối phó với các mối đe dọa.

Tuy nhiên, những lợi ích chung - và thậm chí cả sự phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ kinh tế sâu - có thể sẽ có rất nhiều thất bại trong việc tháo gở với sự khác biệt trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thách thức đối với các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Hoa là sử dụng hợp tác toàn cầu như một sự khuyến khích để giảm xung đột trong khu vực, chứ không phải là cho phép những căng thẳng trong khu vực làm suy yếu sự hợp tác toàn cầu.

Trung Hoa có một lợi ích trong sự an toàn của những biện pháp tiếp cận bờ biển và trong việc đạt được ảnh hưởng ở Tây Thái Bình Dương. Hoa Kỳ có một mạng lưới các quốc gia liên minh và đối tác đánh giá cao sự hiện diện của Mỹ giúp cho sự ổn định và an ninh kinh tế khu vực. Các mối quan hệ liên minh này là quan trọng cho vị thế của Mỹ trong khu vực và toàn cầu, để trấn an những quốc gia khác. Do đó, mối quan hệ của Trung Hoa với một số nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản, không thể tách rời khỏi các mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Hoa hay quan hệ của Mỹ với các đồng minh của Mỹ. Đồng thời, các đối tác này của Mỹ - giống như Hoa Kỳ - họ giá trị kinh tế của họ, và những quan hệ mật thiết về kinh tế chính trị và văn hóa của họ với Trung Hoa.

Đón đọc phần 5: Vấn đề đồng minh

Asia Clinic, 12h18' ngày thứ Năm, 27/6/2013

HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (3)

+ Phần 1: Đặt vấn đề

Bài viết của ông Robert B. Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới từ chức và mãn nhiệm 30/6/2012, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại diện thương mại Hoa Kỳ, hiện đang là nghiên cứu sinh danh dự tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson(Peterson Institute for International Economics) và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Belfer(Belfer Center) của Đại học Harvard. Ông viết bài này cho Diễn đàn Thượng Hải tại Đại học Phúc Đán(復旦大學: Fudan University) ở Thượng Hải ngày 25 tháng 5 năm 2013 vừa qua, trước khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands diễn ra tại California từ 07-09/6/2013. 

Bài viết gốc: U.S., China and Thucydides

PHẦN 3: MỘT LOẠI HÌNH MỚI VỀ QUAN HỆ QUYỀN LỰC VĨ ĐẠI

Một loại hình mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại có thể dự đoán những thay đổi kinh tế và thậm chí cả những thể chế chính trị ở phía trước. Trung Hoa và Hoa Kỳ cần phải xác định những lợi ích chung trong việc hỗ trợ cải cách cơ cấu và "tái cân bằng" ở cả hai quốc gia.

Xem xét tìm kiếm cái gọi là một phương pháp tiếp cận hợp tác kinh tế mới có thể đòi hỏi:

• Ví dụ, để tăng năng suất, tạo việc làm, mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng tiêu dùng, Trung Hoa cần mở sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ. Vai trò của khu vực tư nhân ở Trung Hoa nên mở rộng. Ngoài ra, Mỹ và các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư có thể mang lại bí quyết(know-how), công nghệ và kết nối toàn cầu để hỗ trợ cho lĩnh vực dịch vụ của Trung Hoa mở rộng. Sự hợp tác này có thể giúp làm giảm bớt sự mất cân bằng thương mại và những xung đột trong khi thúc đẩy lợi ích chung.

• Chương trình đổi mới của Trung Hoa cần phải kết hợp giáo dục, công nghệ, đầu tư mạo hiểm, tác động của thế giới mạng, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn, một lần nữa, sự tham gia của Mỹ có thể hỗ trợ trong khi mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ và những quốc gia khác cũng vậy.

• Phải thực hiện mạnh vấn đề an sinh xã hội ở Trung Hoa, nhưng phải linh hoạt bằng cách có thể rút ra từ kinh nghiệm quốc tế về vấn đề bảo hiểm, tiết kiệm và cung cấp các mô hình dịch vụ. Lần lượt, phía Hoa Kỳ cũng cần phải giải quyết các vấn đề về chi phí, tài chính và các ưu đãi của mạng lưới an sinh đắc đỏ cho người dân Hoa Kỳ càng ngày càng lão hóa và đông hơn.

• Nhu cầu thực phẩm của Trung Hoa - và bảo tồn nguồn nước - được hỗ trợ bởi các sản phẩm, công nghệ và hệ thống thiết bị của Mỹ và nước ngoài, bao gồm cả những tập trung vào an toàn thực phẩm mạnh mẽ và chất lượng hơn. Thị trường cởi mở nên mở rộng bổ sung các nỗ lực kinh doanh nông nghiệp xuyên Thái Bình Dương trong khi cũng tăng cường các tiêu chuẩn sống.

• Có nhiều cơ hội lẫn nhau trong các lĩnh vực năng lượng và môi trường - bao gồm cả hạ lượng khí thải cacbon, công nghệ và hệ thống thay thế, và kinh nghiệm để làm sạch không khí, nước, đa dạng sinh học và sử dụng đất.

• Tất cả những sự thích nghi cần phải được hỗ trợ bởi thị trường sâu hơn, đa dạng hơn và uyển chuyển hơn để tiết kiệm, tạo ra tín dụng và đầu tư - trong khi đảm bảo quản lý khủng hoảng an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Trung Hoa cần phải chuyển từ một quốc gia của những người chắc bóp gửi tiết kiệm phòng thân những đồng tiền lợi nhuận tối thiểu để trở thành một quốc gia của những người dân là những nhà đầu tư có một vai trò trong phát triển khu vực tư nhân của Trung Hoa.

• Cuối cùng, Trung Hoa, Hoa Kỳ và những quốc gia khác cần khuôn khổ tốt hơn để khuyến khích đầu tư chéo trong khi quản lý an ninh quốc gia và những vấn đề nhạy cảm khác.

Trong một nghĩa nào đó, các nhà lãnh đạo thế kỷ XXI của Trung Hoa có thể nhìn vào cái logic của Đặng Tiểu Bình và Chu Dung Cơ: là khai thác các thị trường, các quy tắc, sự cạnh tranh, những cơ hội và các tiêu chuẩn của nền kinh tế quốc tế để thúc đẩy tiến bộ và cải cách cơ cấu Trung Hoa.

Hoa Kỳ cũng cần cải cách cơ cấu - đặc biệt là trong hệ thống lương hưu và chăm sóc y tế, cải cách thuế, quan hệ đối tác công-tư cho cơ sở hạ tầng, và giáo dục phải được kết nối với các kỹ năng và công việc. Những Chương trình quyền được chi phí cho công dân Mỹ hiện nay cho mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở Mỹ là 7,400 đô la một năm, nhiều hơn thu nhập bình quân đầu người của Trung Hoa.

Trung Hoa và Mỹ đều có những lý do tự quan tâm tốt để theo đuổi cải cách cơ cấu và tái cân bằng toàn cầu. Tuy nhiên, sự hợp tác có thể thúc đẩy triển vọng chung và nhiều khả năng thành công. Hơn nữa, hiệu quả của cải cách Trung Hoa và Mỹ sẽ thúc đẩy những điều kiện kinh tế toàn cầu và tăng cường khả năng cải cách cơ cấu ở những nơi khác.

Cảm giác của tôi là Đối thoại Kinh tế Mỹ-Trung Hoa, cho dù là theo các tiêu đề "chiến lược", kết nối thương mại, G-20, APEC, WTO hoặc các diễn đàn khác - đã trở nên quá cứng nhắc, phòng thủ và thiếu óc sáng tạo.

Chương trình nghị sự tăng trưởng mới của Trung Hoa và sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ cung cấp một cơ hội. Cả hai bên cần phải tìm hiểu các kết nối để đôi bên cùng có lợi. Không phải tất cả những ý tưởng sẽ đều tỏ ra là hoàn toàn khả thi. Nhưng một loại hình mới của mối quan hệ có thể tìm kiếm với những giải pháp và những quá trình mở ra sự sáng tạo.

Hơn nữa, hai cường quốc kinh tế, đã phát triển và đang phát triển, Hoa Kỳ và Trung Hoa cần phải xem xét hợp tác như thế nào để có thể thúc đẩy cải thiện hệ thống khu vực và toàn cầu.

Ví dụ, chuyển đổi để mở ra lĩnh vực dịch vụ của Trung Hoa - vốn là những lĩnh vực mang lại phúc lợi cho chính Trung Hoa - có thể được triển khai để thúc đẩy các cuộc đàm phán tự do hóa lĩnh vực dịch vụ trong Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiệp định công nghệ thông tin của WTO (ITA*) trong những năm 1990 đã chứng tỏ là một lợi ích tuyệt vời để tìm nguồn cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu, hệ thống hậu cần, phục vụ cho đổi mới và cho người tiêu dùng. Các thành viên WTO hiện đang thảo luận một gói ITA thứ hai để cập nhật danh sách sản phẩm cũ và thêm các dịch vụ. Trung Hoa và Hoa Kỳ cần phải được thúc đẩy nỗ lực này. Có những cơ hội khác nữa, từ các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại đến các quy định mua sắm của chính phủ cởi mở hơn. Áp lực sẽ tăng lên để làm rõ các quy tắc cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước. Một vài năm trước, các quỹ lợi ích quốc gia đã chứng minh rằng các bước theo hướng gia tăng tốt nhất là thực hiện minh bạch và khuyến khích, minh bạch và khuyến khích có thể chống lại sự lo lắng trong khi cải thiện được hiệu suất.

Hoa Kỳ và Trung Hoa cũng cần phải được thảo luận về hệ thống tiền tệ quốc tế trong tương lai. Hệ thống đó có để điều chỉnh cho cả hai sự thay đổi toàn cầu và hậu quả của chính sách tiền tệ bất thường hiện nay. Thế giới cần phải được canh chừng đối với nguy cơ của sự cạnh tranh bằng hạ giá tiền tệ. Khi Trung Hoa toàn cầu hóa đồng nhân dân tệ và chuyển động hướng tới một tài khoản vốn mở, một kỷ nguyên mới của các mối quan hệ quyền lực vĩ đại sẽ đòi hỏi các nền kinh tế lớn để quản lý sự phát triển hướng tới một hệ thống tiền tệ dự trữ đa chủng loại.

Trung Hoa và Hoa Kỳ có kinh nghiệm và quan điểm phát triển có thể hỗ trợ các nước khác - cho dù thông qua phát triển ngồi tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, mở rộng sản xuất và chuỗi cung ứng, phát triển lĩnh vực dịch vụ, cơ sở hạ tầng hay đầu tư. Trung Hoa và Hoa Kỳ cần phải có những lợi ích chung trong tăng trưởng toàn diện, quản trị tốt, minh bạch và chống tham nhũng, thương mại và tránh chu kỳ bùng nổ và phá sản. Kỷ nguyên mới này có thể thúc đẩy hợp tác với các tổ chức đa phương và mạng lưới khu vực tư nhân.

Cũng vậy, chủ đề môi trường cần phải được khám phá - từ bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học đến phát triển công nghệ giảm khí thải carbon.

Thật vậy, nếu Hoa Kỳ và Trung Hoa có mâu thuẫn về các chủ đề đòi hỏi phải có sự hợp tác qua những biên giới của quốc gia, hệ thống quốc tế là không thể hoạt động hiệu quả; ngược lại, nếu Trung Hoa và Mỹ có thể hợp tác, ngay cả khi chỉ từng bước, những quốc gia khác có thể tham gia.

Chương trình nghị sự kinh tế cho một loại hình mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại có thể được mở rộng. Tất nhiên, sẽ có những nhạy cảm và khác biệt phải kiểm soát, nhưng mạng lưới mở rộng quan hệ kinh tế thắt chặt lại - của chính phủ, tư nhân, xuyên quốc gia và đa phương - có thể là một nguồn của những ý tưởng để giải quyết vấn đề, sáng tạo và thậm chí như một tấm đệm để hóa giải những sự khác biệt.

Đón đọc phần 4: Vấn đề an ninh 

Asia Clinic, 7h23' ngày thứ Năm, 27/6/2013

HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (2)

Phần 3: Một loại hình mới của quan hệ quyền lực vĩ đại
Phần 4: Vấn đề an ninh
Phần 5: Vấn đề đồng minh
Bài viết của ông Robert B. Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới từ chức và mãn nhiệm 30/6/2012, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại diện thương mại Hoa Kỳ, hiện đang là nghiên cứu sinh danh dự tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson(Peterson Institute for International Economics) và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Belfer(Belfer Center) của Đại học Harvard. Ông viết bài này cho Diễn đàn Thượng Hải tại Đại học Phúc Đán(復旦大學: Fudan University) ở Thượng Hải ngày 25 tháng 5 năm 2013 vừa qua, trước khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands diễn ra tại California từ 07-09/6/2013. 

Bài viết gốc: U.S., China and Thucydides

PHẦN 2: NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA HOA KỲ VÀ TRUNG HOA

Thành công kinh tế đáng kinh ngạc của Trung Hoa - phát triển kinh tế trung bình 10 phần trăm một năm trong ba mươi năm, đã đưa nó trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhà kinh doanh lớn thứ hai của hàng hóa và dịch vụ, và người nhận lớn thứ hai của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Nhưng Hoa Kỳ vẫn chiếm khoảng 22 phần trăm của GDP toàn cầu. Mặc dù tăng năng suất là khó khăn hơn để đạt được các nền kinh tế tiên tiến chuyển sang biên giới công nghệ, những đổi mới gần đây của Mỹ về năng lượng, phần mềm và mô hình kinh doanh cho thấy một nền kinh tế đã phát triển mà vẫn giữ được một khả năng lạ thường để thích nghi và tái sinh cho bản thân. Trái ngược với hầu hết các nền kinh tế tiên tiến khác - và thậm chí so với nhiều nước đang phát triển - triển vọng dân số Mỹ là tích cực một cách khiêm tốn. Hội nhập của Mỹ với các đối tác ở Bắc Mỹ cũng cho thấy triển vọng tốt.

Tuy nhiên, một loạt các chuyển dịch cơ cấu toàn cầu, đặc biệt là sự trỗi dậy nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển, cùng với sự phục hồi toàn cầu bị trở ngại từ cuộc Đại suy thoái, đòi hỏi phải thay đổi nhiều hơn cho Trung Hoa, Hoa Kỳ và thế giới.

Những thách thức phát triển của Trung Hoa được mô tả đầy đủ trong báo cáo "Trung Hoa năm 2030" vào năm ngoái do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước cùng với các Bộ khác của Trung Hoa và một nhóm quốc tế từ Ngân hàng Thế giới.

Các nhà nghiên cứu đã tìm cách giải quyết vấn đề cơ bản về cách Trung Hoa có thể tránh được cái gọi là bẫy thu nhập trung bình - xu hướng cho năng suất và tăng trưởng chậm lại sau khi các nền kinh tế đang phát triển đạt được mức thu nhập trung bình. Các đồng nghiệp Trung Hoa của chúng tôi một cách khôn ngoan nhận ra rằng dự báo tăng trưởng theo đường thẳng hiếm khi xảy ra.

Xem xét vấn đề này trong bối cảnh lịch sử: khi Ngân hàng Thế giới xem xét lại hiệu suất của 101 nền kinh tế mà Ngân hàng phân loại khi 101 quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 1960, thì trong đó phát hiện ra rằng đến năm 2008 - gần như năm mươi năm sau đó - chỉ có 13 quốc gia đạt được thu nhập cao. Và một trong số đó là Hy Lạp!

Trung Hoa phụ thuộc nhiều vào đầu tư tài sản cố định, chủ yếu là đầu tư công để tính vào tăng trưởng, và tăng trưởng nhờ xuất khẩu. Trung Hoa sẽ cần phải thích ứng với chuyển dịch cơ cấu toàn cầu: ngày nay những nền kinh tế đang phát triển chiếm một nửa sản lượng toàn cầu - và con số thực sự có khoảng 2/3 của tăng trưởng toàn cầu trong 5 năm qua, Trung Hoa có thể không còn dựa vào mô hình tăng trưởng chủ yếu vào việc bán hàng cho các nền kinh tế đã phát triển như trong quá khứ.

Trung Hoa cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào nhu cầu và tiêu dùng nội địa lớn hơn – tức là dựa vào vai trò lớn hơn ở khu vực tư nhân. Đầu tư vào vốn con người sẽ ngày càng quan trọng, cũng như việc khuyến khích tinh thần sáng tạo của người Trung Hoa tài năng. Sự chuyển đổi này cũng có thể cho phép nhiều người Trung Hoa hưởng phúc lợi từ những thập niên siêng năng của họ, làm như vậy, sẽ giúp gia tăng tiêu thụ nội địa có thể làm dịu những căng thẳng xã hội.

Báo cáo "Trung Hoa 2030" vạch ra một con đường cho một mô hình tăng trưởng mới, trong đó bao gồm: hoàn thành việc chuyển đổi sang thị trường đất đai, lao động, doanh nghiệp, tài chính; di chuyển đến một hệ thống đổi mới mở, để cho phép Trung Hoa di chuyển lên chuỗi giá trị; cung cấp cơ hội bình đẳng và những giá trị bảo vệ xã hội cơ bản cho tất cả người dân Trung Hoa, cơ cấu lại hệ thống tài chính để phù hợp với trách nhiệm về doanh thu và chi phí ở các cấp độ khác nhau của chính phủ; làm sạch môi trường và trả giá cho tình trạng tài nguyên cạn kiệt; và xem xét các tác động quốc tế của sự chuyển dịch cơ cấu của Trung Hoa.

Tôi không mong đợi các nhà lãnh đạo mới của Trung Hoa phải hành động theo kiểu cải cách “bùng nổ”("Big Bang"). Tôi nghĩ rằng họ - và các lãnh đạo ở các tỉnh - sẽ theo đuổi thử nghiệm thực tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chỉ ra đô thị hóa như một kênh mà thông qua đó Trung Hoa có thể theo đuổi sự thay đổi kết nối, kết hợp các vấn đề về lao động, đất đai, doanh nghiệp, giáo dục và các dịch vụ khác, tiêu thụ, mức sống, cơ sở hạ tầng mới, nhà ở, phát triển bền vững, tài chính và quản trị.

Chỉ bằng cách công nhận sự cần thiết phải thay đổi đã là một bước tiến lớn. Ngược lại, hơn hai mươi năm trước, tôi theo dõi hệ thống chính trị và quan liêu của Nhật Bản đi chống lại sự cần thiết của một mô hình tăng trưởng mới. Thủ tướng Shinzo Abe bây giờ phải theo đuổi những bước đi táo bạo để khắc phục sức đề kháng chuyển đổi của Nhật Bản.

Tuy nhiên, thúc đẩy cải cách tiếp theo của Trung Hoa sẽ khó khăn. Lãnh đạo Trung Hoa sẽ cần phải cân bằng chiến lược tăng trưởng trong ngắn hạn, chủ yếu dựa trên cơ cấu kinh tế hiện nay, với sự cần thiết phải thay đổi cấu trúc cho sự tăng trưởng trong tương lai.

Đón đọc phần 3: Một loại hình mới về quan hệ quyền lực vĩ đại

Asia Clinic, 18h26' ngày thứ Tư, 26/6/2013

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (1)

Bài đọc liên quan:

Cảm ơn anh Vũ Thư Hiên đã giới thiệu bài này, và muốn tôi dịch nó ra cho người trẻ Việt Nam thấu hiểu mọi vấn đề thế giới và trong nước. Tôi đã dịch xong, nhưng vì bài rất dài, gồm 5 phần, tôi sẽ đưa lên từng phần một, để mọi người bàn luận cho chiến lược mới Mỹ Trung có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á, và trực tiếp ảnh hưởng đến bán đảo Đông Dương và biển Đông.

Bài viết của ông Robert B. Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới từ chức và mãn nhiệm 30/6/2012, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại diện thương mại Hoa Kỳ, hiện đang là nghiên cứu sinh danh dự tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson(Peterson Institute for International Economics) và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Belfer(Belfer Center) của Đại học Harvard. Ông viết bài này cho Diễn đàn Thượng Hải tại Đại học Phúc Đán(復旦大學: Fudan University) ở Thượng Hải ngày 25 tháng 5 năm 2013 vừa qua, trước khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands diễn ra tại California từ 07-09/6/2013. 

Bài viết gốc: U.S., China and Thucydides(*)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm ngoái, trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình - lúc đó còn là Phó chủ tịch(ND) - đã giới thiệu ý tưởng về một "loại hình mới cho mối quan hệ quyền lực vĩ đại". Trong tháng ba năm nay, để đáp ứng rõ ràng về vấn đề này, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, ông Tom Donilon(**), đề nghị quan tâm đến việc xây dựng "một mô hình mới cho mối quan hệ giữa một quyền lực đã tồn tại trước đó và một quyền lực mới nổi". Tháng Sáu này, hai vị đứng đầu Mỹ - Trung đã gặp nhau tại California để tìm hiểu xem liệu triển vọng chiến lược của họ có thể được hòa giải.

Tôi nghi ngờ rằng khái niệm của Chủ tịch Tập phản ánh về vấn đề nghiên cứu các lãnh đạo cấp cao của lịch sử. Tại cuộc họp năm ngoái về Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung, cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho biết: "Chúng tôi phải chứng minh rằng niềm tin truyền thống mà những nước lớn đang bị ràng buộc trong việc tham gia vào những cuộc xung đột là sai, và [thay vào đó chúng ta nên] tìm kiếm cách thức mới để phát triển quan hệ giữa các nước lớn trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế".

Tại Hoa Kỳ, giáo sư Graham Allison và Joseph Nye ở Đại học Harvard đã gọi thách thức này như "cái bẫy Thucydides": trong việc giải thích nguyên nhân của cuộc chiến Peloponnesian vĩ đại của thế kỷ thứ Năm trước Công nguyên - nội chiến của Đế chế Hy Lạp kéo dài 27 năm từ 431 đến 404 trước Công Nguyên đã kết thúc một thời đại hoàng kim của Hy Lạp(Người Dịch) - Thucydides đã chỉ ra rằng sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi nó lấy cảm hứng từ thành phố cổ Sparta. Trong nhiều thế kỷ các học giả đã cân nhắc về việc chuyển đổi quyền lực đã dẫn đến những căng thẳng cạnh tranh như thế nào, mà đôi khi kiểm soát được, đôi khi lại không kiểm soát được để dẫn đến xung đột.

Bài viết này sẽ đặt ra một câu hỏi: Điều gì có thể là bản chất của một loại hình mới cho mối quan hệ quyền lực vĩ đại giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ?

Kevin Rudd, cựu thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao của Úc, cũng đã đưa ra chủ đề này trong một loạt bài phát biểu rất chu đáo. Cách tiếp cận của ông chỉ ra sự cần thiết phải tăng cường đối thoại và nỗ lực hợp tác.

Tôi sẽ bổ sung cho những quan sát của ông Rudd bằng cách gợi ý các chính sách cụ thể mà có thể giúp vượt qua những cản trở cho loại hình mới này của mối quan hệ. Tôi sẽ tập trung đặc biệt về các vấn đề kinh tế và an ninh, cũng như những trở ngại mà Trung Hoa và Mỹ cần phải giải quyết.

Năm 2005, tôi đề nghị rằng Hoa Kỳ nên khuyến khích Trung Hoa trở thành một "cổ đông có trách nhiệm" trong hệ thống quốc tế của một bối cảnh hỗ trợ cho hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế phi thường của Trung Hoa. Đặng Tiểu Bình đã khôn ngoan nhận ra rằng mở cửa Trung Hoa có thể tận dụng hệ thống quốc tế hiện có từ thương mại đến đầu tư, công nghệ, phát triển và an ninh. Thông qua đức tính cần mẫn của người dân Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình đã được chứng minh là đúng.

Tuy nhiên, hệ thống quốc tế của những năm cuối thế kỷ XX đã phát triển với thời đại mới. Những trách nhiệm trong việc bảo vệ và những lợi ích hệ thống mở rộng - và thích ứng với những thách thức mới - cần được xem xét như là một phần của những lợi ích của quốc gia có quyền lực vĩ đại. Tuy nhiên, Hoa Kỳ, Trung Hoa và những nước khác sẽ không thể thích ứng với một hệ thống phát triển thành công, nếu họ không cùng nhau chia sẻ một cam kết cơ bản với hệ thống quốc tế.

Một số nhà quan sát tin rằng Trung Hoa đã hành động như một "cổ đông bất đắc dĩ", đặc biệt là khi nói đến chuyển dịch lợi ích chung vào các chính sách bổ sung. Trong suy đoán lý do tại sao, các nhà quan sát đã đưa ra một câu hỏi: liệu có phải là Trung Hoa vẫn còn đang tranh luận hoặc đang thích nghi với vai trò của nó không? Hoặc là, như một số phát ngôn của Trung Hoa cho thấy, có phải Trung Hoa muốn có một hệ thống mới? Nếu như vậy, thì hệ thống mới đó sẽ như thế nào? Có phải Trung Hoa muốn thêm nội dung tư tưởng khác trong những quan hệ quốc tế - mà những tư tưởng khác đó sẽ đại diện cho một sự thay đổi từ chính sách của Trung Hoa trong quá khứ?

Những bất trắc đã tạo ra một truy vấn quan trọng khác nữa là: có phải những nhà chỉ trích Trung Hoa và cả những phản ứng của những nước khác, về hệ thống quốc tế hiện nay được coi là phải trả giá vì những mục tiêu mới của Trung Hoa? Không phải ngẫu nhiên mà, những câu hỏi này đang phát ra từ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Vì vậy, trong việc xem xét một loại hình mới khả thi cho mối quan hệ quyền lực vĩ đại, chúng ta cần làm việc một cách nghiêm túc, trao đổi sâu về việc liệu Trung Hoa và Hoa Kỳ có chia sẻ được những lợi ích chế độ chung - cũng như về những chính sách đặc biệt. Phụ thuộc lẫn nhau, tự nó, sẽ không vượt qua những vấn đề và các mối đe dọa của thế kỷ XXI. Chúng ta cần phải xem xét về kinh tế và an ninh mạng trong chính sách đối ngoại hiện nay như thế nào.

Ghi chú:
(*)Thucydides: là một nhà sử học Hy Lạp và Athens. Ông nghiên cứu về cuộc chiến Peloponnesian ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên xảy ra giữa 2 thành phố Sparta và Athens. Ông không đem các vị thần Hy Lạp vào trong nghiên cứu, nên ông được mệnh danh là cha đẻ của khoa học lịch sử thế giới. Ông cũng đã được cho là cha đẻ của trường của chủ nghĩa hiện thực chính trị(political realism). Về nghiên cứu hành vi chính trị của con người, ông cho thấy một sự thú vị trong việc phát triển sự hiểu biết về bản chất con người nhằm giải thích hành vi con người trong những cuộc khủng hoảng. 

Bản đồ Hy Lạp hiện nay

Bản đồ Hy Lạp cổ thời nội chiến Peloponnesian từ 431 đến 404 trước Công nguyên.

Vào thế kỷ thứ V trước Công Nguyên có Liên đoàn Peloponnesian nổi lên ở thành phố Sparta phía Nam nhìn ra Địa Trung Hải của Hy Lạp. Nỗi ám ảnh mất quyền lực của triều đình Hy Lạp ở Athens đã gây ra cuộc nội chiến của Đế chế Hy Lạp kéo dài 27 năm từ 431 đến 404 trước Công Nguyên. Nó đã kết thúc bằng suy tàn và sụp đổ một thời đại hoàng kim của Hy Lạp.

Tác giả bài viết lấy tên ông cho tựa bài viết ý muốn nói quan hệ Mỹ - Trung ngày nay như nỗi ám ảnh của cuộc nội chiến Hy Lạp, nếu không có một sự hiểu biết và cùng nhau gầy dựng một liên minh hợp tác của hai quyền lực lớn nhất hiện nay, thì 2 quyền lực này sẽ sụp đổ.

(**)Tom Donilon: là phó cố vấn an ninh Hoa Kỳ nửa đầu nhiệm kỳ đầu của tổng thống Obama, Đến tháng 10/2010 thì trưởng cố vấn an ninh quốc gia James Jones từ chức, thì Tom Donilon trở thành trưởng cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho đến hôm nay. Hiện cố vấn an ninh quốc gia cao cấp của tổng thống Hoa kỳ có 3 thành viên là Tom Donilon, Susan Rice mới vừa bổ nhiệm và Samantha Power.

Đón đọc phần 2: Những vấn đề còn tồn tại của Hoa Kỳ và Trung Hoa
Phần 3: Một loại hình mới của quan hệ quyền lực vĩ đại
Phần 4: Vấn đề an ninh
Phần 5: Vấn đề đồng minh

Asia Clinic, 13h55' ngày thứ Tư, 26/6/2013

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

LIỆU CÓ MỘT NỮ TỔNG THỐNG ĐẦU TIÊN CHO NƯỚC MỸ?

Cấm 2 trang Dân Luận và X-cafe ăn cắp bài như mọi khi kể từ hôm nay như đã update trong quy định!!!

Bài đọc liên quan:

Theo báo cáo của World Bank tháng 6/2013, khủng hoảng nợ tư trong nước của Trung Hoa lên đến 160% GDP cao nhất thế giới. Kinh tế Mỹ đang hồi phục, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa giảm nhiều. Liệu trường phái Dân chủ hay Cộng hòa sẽ lãnh đạo toàn cầu trong nhiệm kỳ mới? Đó là lý do chính để chúng ta có thể nhìn thấy được một gương mặt sáng giá trong tương lai lãnh đạo nước Mỹ sau phát biểu của bà Hillary Diane Rodham Clinton ngày hôm qua ở Toronto, Canada.

Gia đình Clinton

Gia đình Clinton là một gia đình đáng kính và danh giá, đi lên từ con tim và khối óc vì một nước Mỹ hùng cường. Tôi kính trọng họ. Năm mươi năm qua, một nước Mỹ từ trào lưu hippy, tự mãn để rồi cần kiệm và làm việc cật lực cho mục tiêu siêu cường số một thế giới, đã có công lớn của hai vợ chồng Clinton.

Trong cuốn 42 đời tổng thống Mỹ mà tôi có được trong tay, Bill Clinton đã trở thành thần đồng chính trị năm 16 tuổi. Khi còn ngồi trên trường phổ thông trung học, ông đã là thượng nghị sỹ danh dự của nước Mỹ. Ông được ví là vị tổng thống chỉ uốn ba tấc lưỡi có thể làm thay đổi thế giới. Điều này, tôi đã nhìn thấy trực tiếp truyền hình tại Việt Nam, khi ông phát biểu tại hội trường Ba Đình trước hơn 400 sinh viên Học viện An ninh và lãnh đạo, và sau đó là buổi tiệc rượu với chính phủ Việt, ông đã lẩy Kiều.


Bài phát biểu bằng tiếng Anh của TT Bill Clinton tại Đại học Quốc gia Hà Nội không có thông dịch viên do thư viện Bill Clinton thực hiện trong chuyến viếng thăm của ông trong 4 ngày từ 17 tháng Mười một năm 2000

Mặc dù, theo đánh giá thang điểm cho tổng thống Hoa Kỳ qua các thời đại, Clinton không là tổng thống được đánh giá cao. Nhưng thời Clinton - 1993 đến 2001 - là thời kỳ nước Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp thấp vào hàng nhất mọi thời đại - 4% - và giải quyết nợ công nước Mỹ rất tốt sau khi nợ này tăng lên do đảng Cộng Hòa đẩy mạnh chiến tranh trên các vì sao theo chủ thuyết của Ronald Reagan trước đó. Bỏ qua những cố tật riêng tư của nhiều tổng thống Mỹ thuộc trường phái Dân Chủ, đi lên từ hai bàn tay trắng và khối óc siêu phàm, trong đó Bill Clinton cũng dính vào vụ bê bối tình dục với cô thực tập sinh Lewinsky, vợ chồng Clinton là một đôi không chỉ trai tài gái sắc, mà là đôi trai gái cả tài sắc đều vẹn tòan. Song điều này còn cho thấy đức độ thanh cao quý phái của bà Hillary Diane Rodham Clinton quả đáng để cả thế giới phải cúi chào.

Nửa thế kỷ qua, gia đình Clinton đã kéo lê các thế hệ thanh niên Mỹ đứng lên mạnh mẽ. Công lao của họ phải được kính trọng đúng mực. Và tất cả các quốc gia trên toàn cầu đều mơ ước chỉ cần ở nước mình có một gia đình như thế cũng đủ để làm đầu tàu kéo cả dân tộc đi lên.

Một chút về Hillary Diane Rodham Clinton

Bà Hillary Diane Rodham Clinton có đủ tư chất đến đức độ và sự thông minh của một chính khách thời đại thể hiện qua đôi mắt sáng đầy nghị lực. Là cánh tay đắc lực cho chồng trong việc cải cách giáo dục, y tế và an sinh xã hội thời 20/01/1993-20/01/2001. Sau đó là một thượng nghị sỹ New York xuất sắc. Và chỉ cách đây hơn 1 năm, bà còn là người phụ nữ nắm cả bộ óc - sức mạnh mềm - cho nước Mỹ trong cương vị bộ trưởng ngoại giao. Có lẽ bà từ chức nhiệm kỳ 2 của tổng thống Obama để lo chuyện bước ra tranh cử để sẽ là nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ nhiệm kỳ 2016, ở cái tuổi 69 - bà sinh ngày 26 tháng Mười năm 1947.

Như tôi đã viết, lịch sử khó lòng lập lại khi bà Hillary Diane Rodham Clinton ra tranh cử với ông Barack Obama để chọn ứng cử viên cho đảng Dân chủ trong cuộc đua vào nhà Trắng nhiệm kỳ 2008. Nước Mỹ lúc đó mất lòng tin hầu như toàn cầu, nợ công lên đỉnh điểm sau cuộc theo đuổi chống khủng bố của sự kiện ngày 11 Tháng 9 năm 2001. Nước Mỹ cần một vị đứng đầu vừa lấy được lòng tin dân Hồi giáo toàn cầu, mà có thể sử dụng quyền lực mềm để làm thay đổi thế giới và gầy dựng lại một thời kỳ suy trầm kinh tế. Obama được xem là con bài tốt hơn bà Clinton, nên buộc lòng đảng Dân chủ phải họp kín 2 ứng viên Hillary và Obama để dàn xếp. Và Obama là lựa chọn tối ưu của nước Mỹ. Điều này đã được chứng minh trong nhiệm kỳ đầu và gần một năm qua của tình hình thế giới và nước Mỹ.

Hôm qua tại Toronto, Canada Bà Hillary Clinton, phát biểu: "Tôi muốn thấy có một nữ tổng thống Mỹ trong đời tôi" - I want to see a female US president in my lifetime - và nó là tựa bài báo trên Telegraph giật tít trên trang nhất.

Một chút về quyền lực ẩn của toàn cầu

Như tôi đã từng nói về chính trị nước Mỹ, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ là 2 trường phái. Hay nói cách khác là hai triết lý về chính trị chứ không phải là chính trị kiểu tôn giáo mê tín vì lòng tham như các đảng phái cộng sản.

Theo tôi, khó lòng Bà Hillary có thể là nữ TT đầu tiên của nước Mỹ, mặc dù, tài năng, đức độ bà có thừa. Với khả năng và kinh nghiệm đã can qua, bà Clinton thừa tất cả mọi yếu tố để đảm đương bất kỳ vị trí nào cho nước Mỹ và toàn cầu.

Ba lý do mà bà khó lòng trúng cử nữ TT nhiệm kỳ 2016 là, một là nhóm to đầu đứng đằng sau FOMC - Federal Open Market Committee: Ủy ban thị trường mở liên bang - rất bảo thủ, chưa có quan niệm phụ nữ cầm đầu. Nước Mỹ là một quốc gia tự do, nhưng tự do luôn có khuôn khổ pháp định. Ngoài khuôn khổ pháp định ra, nước Mỹ còn một khuôn khổ khác hiến định nước Mỹ phải là siêu cường số một của toàn cầu để dẫn dắt thế giới làm lợi cho vị trí số 1 của nước Mỹ. Khuôn khổ hiến định ấy nằm ở các vị đứng đằng sau tổ chức FOMC. Họ là bộ óc của nước Mỹ và toàn cầu, họ quyết định chiến lược của nước Mỹ theo trường phái Dân chủ hay Cộng hòa theo từng thời kỳ khác nhau. Họ là những thành viên chính trong một cái nhóm quyết định bữa ăn, giấc ngủ kể cả việc súng nổ ở đâu trên toàn cầu - Bilderberg Group

Nhóm Bilderberg lấy tên khách sạn Bilderberg tại thành phố Oosterbeek, Hà Lan, có cuộc họp đầu tiên từ ngày 29 Tháng năm đến 31 tháng Năm năm 1954. Chủ tịch đầu tiên của hội này là Hoàng tử Bernhard của Hà Lan. Mục tiêu ban đầu của nhóm này là Tây Âu muốn thành lập để chống lại Mỹ, sau khi Mỹ chiếm quyền cai quản toàn cầu qua Hội nghị Bretton Woods cuối năm 1944, mà tôi đã nhắc đi nhắc lại trên nhiều bài viết. Kể cả việc thành lập Liên Minh Châu Âu cũng là ý tưởng của nhóm này, có từ trước khi hội này họp lần đầu vào năm 1953. Nhưng kể từ đó nhóm này trở thành nhóm của các thành phần ưu tú toàn cầu, và các thành viên đứng sau lưng, bí ẩn là 13 đại gia đình quyết định mọi tuyên bố, hội họp của FOMC mà tôi đã có 2 bài viết về Fed trong năm 2010. Nhưng rồi châu Âu đang sống không được, nhưng chết cũng không xong trong mấy năm qua.

Và dĩ nhiên, mọi quyết định ai sẽ là tổng thống nước Mỹ nằm ở 13 gia đình bí ẩn đứng đằng sau FOMC chứ không phải là do nhân dân Mỹ. Nhưng đại gia đình bí ẩn này lại mang đến sự thịnh vượng và nền dân chủ kiểu Mỹ. Đó là sự ban phát tính nhân bản của những kẻ đã thừa tiền, dư địa vị đến các thần dân của mình. Nó khác với sự ban phát của giai cấp bần nông cướp chính quyền đối với thần dân chỉ có đàn áp, cướp của và giết người. Đại gia đình nhà giàu này hầu hết theo trường phái bảo thủ Cộng hòa, họ chưa bao giờ có ý nghĩ phụ nữ nắm vận mệnh quốc gia.

Hai là, sau 2 nhiệm kỳ đảng dân chủ thì khó lòng có một nhiệm kỳ thứ 3 sẽ thuộc về dân chủ, nếu Obama hoàn tất tốt công việc của mình.

Nhưng nếu Obama chưa làm được nạn thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống còn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3 - 5% - là tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia mà không phải vì nguyên nhân kinh tế hay chính trị gây ra - thì cũng có thể bà Hillary Clinton có hy vọng. Vì Dân chủ là để xây dựng và Cộng hòa là để đập phá. Và nước Mỹ hiểu được quy luật tất yếu của tự nhiên là tiến trình sinh và tử luôn song hành trong một tổ chức, kể cả cơ thể sống của động thực vật. Họ biết phá để bệnh, và xây để có sức sống mới vươn lên một cách chủ động.

Ba là, từ đây đến cuối năm 2015 có khuôn mặt nam giới trẻ khả dĩ nào xuất hiện để cạnh tranh với bà Clinton trong đảng của bà không? Vì Obama cũng chỉ xuất hiện chỉ hơn một năm trước khi tranh cử nhiệm kỳ 2008. Tuổi tác và sức khỏe cũng là một vấn đề để quan tâm, nhưng không quan trọng. Vì nước Mỹ đã từng được lãnh đạo bỡi một tổng thống bệnh bại liệt, đi xe lăn để điều hành thế giới và nước Mỹ trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế và cả trong khi chiến tranh thế giới II đang bùng nổ - Franklin Delano Roosevelt - ông tổng thống duy nhất ngồi hơn 2 nhiệm kỳ, từ ngày 04/3/1933 đến 12/4/1945, do hoàn cảnh lịch sử thế giới lúc bấy giờ. 

Cho nên việc trường phái Dân chủ hay trường phái Cộng hòa lãnh đạo nước Mỹ còn tùy thuộc vào nước Mỹ cần chiến lược của trường phái nào trong nhiệm kỳ tới, chứ không phải lá phiếu của người dân nước Mỹ chọn ai?

Chúng ta hãy chờ xem, liệu bà Hillary Diane Rodham có thể trở thành một tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ không? Khó và rất khó, nhưng chính trị là nghệ thuật của sự có thể - Otto von Bismarck.

Asia Clinic, 10h13' ngày thứ Hai, 24/6/2013

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

BỨC TRANH MỚI CHO TOÀN CẦU VÀ TÚI TIỀN CỦA DÂN VIỆT

Bài đọc liên quan:

Hai tháng qua, HSBC công bố chỉ số PMI - Pusharsing Managers' Index: chỉ số quản lý mua hàng, nó là chỉ số sức đo cho một nền sản xuất của một quốc gia - của Trung Hoa đang xuống dốc dưới 50, và ngày càng giảm, chỉ quanh quẩn ở con số 48. Đây là mối lo ngại hàng đầu của kinh tế toàn cầu, đặc biệt các thương lái năng lượng, vì Trung Hoa là quốc gia có sức tiêu thụ năng lượng nhiều nhất toàn cầu.

Các chuyên gia hàng đầu thế giới dự đoán một thời kỳ suy giảm kinh tế Trung Hoa kéo dài có thể đến cả thập niên. Vì trong 15 tháng qua tình trạng giảm phát công nghiệp ở Trung Hoa liên tục không dứt. Báo cáo tháng 6/2013 này của World Bank thì nợ tư trong nước của Trung Hoa cao nhất toàn cầu, lên đến 160% GDP.

Báo cáo tháng 6/2013 của World Bank về nợ tư của các nước. Trong đó nợ tư trong nước của Trung Hoa cao nhất thế giới với 160%. Việt Nam đứng thứ 4, sau Trung Hoa, Nam Phi và Malaysia, với 110% GDP nợ tư trong nước.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế Mỹ đang phục hồi do tình trạng di dân qua luật đầu tư của chính quyền ông Obama đã được quốc hội thông qua từ 2 năm trước. Muốn có thẻ xanh nước Mỹ, một công dân ở nước khác chỉ cần bỏ ra 500 ngàn đô la Mỹ và mở một doanh nghiệp nuôi 6-10 lao động thì sẽ được nhập quốc tịch Mỹ. Chính sách này đã làm cho chỉ số PMI của nước Mỹ gia tăng hơn 52 trong từ đầu năm nay. Trong đó tình hình bất động sản ở Mỹ tăng giá ào ạt nhất trong 5 năm qua. Khi bất động sản nóng lên, kéo theo các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành này tăng năng suất hoạt động và thị trường tiêu dùng Mỹ bắt đầu chuyển động trở lại. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà một tấm visa du lịch từ Việt Nam sang Mỹ có giá hối lộ từ 20 đến 70 ngàn đô la.


Cuộc họp Fed - Federal Reserve System - trong 2 ngày cuối tuần qua với thông báo của ông Bernanke tuyên bố không đả động gì đến gói kích cầu đã làm cho giá vàng cuối tuần rớt mạnh, phá sàn 1.300USD/oz. Khi chỉ tệ đồng đô la Mỹ mạnh trở lại. Giá dầu thô trên thị trường thế giới cũng giảm theo.

Một yếu tố khác làm ảnh hưởng đến giá dầu thế giới là, Hoa Kỳ vừa mới thành công trong kỹ nghệ sản xuất gas và dầu hỏa từ đá phiến sét. Nó đã giúp Hoa Kỳ an toàn trong một thế kỷ phụ thuộc vào năng lượng.

Với tình hình kinh tế châu Âu đang khủng hoảng nhiều tháng qua, nạn thất nghiệp do hầu hết các đại công ty phương Tây, Mỹ đầu tư vào Trung Hoa để kiếm lãi từ giá nhân công rẻ mạt. Các chính sách thắt lưng buộc bụng của châu Âu và dân Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến chỉ số do sức sản xuất công nghiệp Trung Hoa. Nó kéo theo giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Hoa. Một yếu tố thứ hai hổ trợ cho giá dầu thô trong tương lai sẽ giảm, bên cạnh sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ.

Hậu quả của giảm giá dầu thô sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các nước đang phát triển phụ thuộc vào nguồn tài nguyên xuất khẩu dầu hỏa. Nhưng lại giúp bình ổn mọi mặt hàng có sản phẩm từ dầu mỏ.

Tất cả những điều trên vẽ nên một bức tranh cho giá dầu thô sẽ đứng và giảm, mà khó lòng tăng, mặc dù nguồn tài nguyên dầu và khí gas ngày càng cạn kiệt. 

Nhưng giá vàng trên thế giới trong vài năm tới là giảm dần về cột mốc cũ khoảng ở mốc 400USD/oz, tỷ lệ nghịch với sự phục hồi nền kinh tế Mỹ. Trong 1 năm qua vàng đã giảm 266USD/oz, và chỉ trong 2 tháng qua, mỗi tháng vàng giảm giá khỏng 70USD/oz, mặc dù có sóng tăng trở lại, nhưng sóng giảm luôn lớn hơn các đợt tăng.

Cũng giống như thời kỳ khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 1970s. Giá vàng trên thế giới đã từng đạt mốc kỷ lục lúc đó là 850USD/oz. Nhưng với ngành kinh tế tri thức ra đời - công nghệ thông tin - đã giúp Mỹ hồi phục và phát triển thịnh vượng suốt hơn 2 thập niên tiếp theo đã đẩy giá vàng về mốc chỉ còn 250USD/oz vào những năm cuối thập niên 1990s và đầu thế kỷ XXI.

Đây là một bức tranh mới cho những ai đang dự trữ vàng trong thời gian qua cần tính toán.

Asia Clinic, 15h16' ngày thứ Bảy, 22/6/2013