nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

TRUNG HOA CÓ LÀ CƯỜNG QUỐC KINH TẾ?

Bài đọc liên quan:
+ 50 năm và 67 năm
+ Tương lai Trung Hoa về đâu?
+ Sai lầm chính trị hay kinh tế?
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta
+ 3 bài Thoát Trung luận

Hôm qua, tờ Business Insider của Úc đưa ra vấn đề: Đây là biểu đồ tốt nhất cho nợ của Trung Hoa - This Is The Best Chart We've Seen On The Chinese Debt Problem. Tác giả đưa ra "thời điểm Minsky" - Minsky Moment - và "tỷ lệ nợ tư" của các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Hoa, Liên minh kinh tế và tiền tệ của Liên minh châu Âu - Economic and Monetary Union of the European Union: EMU; và Liên minh kinh tế tiền tệ của các quốc gia châu Á - Economic and Monetary Union of the Asia: EM Asia.

Cố Giáo sư kinh tế học của Washington University in Saint Louis - Hymen Minsky(1919-1996) - là người Hoa Kỳ di dân từ Bạch Nga - Belarus - đã đưa ra lý thuyết chu kỳ khủng hoảng kinh tế từ năm 1974, và tại Levy Economics Institute of Bard College ông đã viết lại tiểu phẩm ngắn về Lý thuyết mất cân bằng tài chính - Financial Instability Hypothesis - trong đó nhắc đến sự di chuyển chậm chạp từ ổn định tài chính đến khủng hoảng tài chính sau một thời gian dài tăng trưởng, và đầu tư đưa đến vỡ bong bóng đầu tư, kéo theo khủng hoảng kinh tế tài chính từ nợ quá mức ở ngân hàng, trong khi hàng hóa đầu tư ra đã bảo hòa, không có khách hàng tiêu thụ. Và cái gọi là "thời điểm Minsky" đã được Paul McCulley đặt tên vào năm 1998, để mô tả khủng hoảng tài chính Nga năm 1998.

Để đi đến thời điểm Minsky nền kinh tế phải đi qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là, nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, phát triển ổn định, các nhà đầu tư hứng khởi đầu tư vào một lĩnh vực được đánh giá là mang lại lợi nhuận to lớn. Giai đoạn 2 là đầu tư vào lĩnh vực này sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư khác. Họ đẩy lên cao trào, tạo ra bong bóng giá, và tan vỡ trong lĩnh vực ấy. Giai đoạn 3, là bong bóng giá vỡ kéo theo khủng hoảng tài chính. Có nghĩa là, trong lúc kinh tế phát triển thịnh vượng đã bắt đầu mầm móng của suy thoái do hành vi và thái độ của nhà đầu tư/đầu cơ.

Cho nên, Thời điểm Minsky được định nghĩa là thời điểm mà ở đó có một sự sụp đổ lớn đột ngột của giá trị tài sản của chu kỳ tín dụng hoặc chu kỳ kinh doanh . Thời điểm này xảy ra bởi vì trong một thời gian dài của sự thịnh vượng và giá trị gia tăng đầu tư dẫn đến tăng đầu cơ sử dụng tiền vay. Các khoản nợ theo hình xoắn ốc phát sinh trong việc hỗ trợ các khoản đầu tư mang tính đầu cơ dẫn đến vấn đề mất khả năng thanh toán dòng tiền mặt cho các nhà đầu tư. Tiền mặt được tạo ra bởi tài sản của họ không đủ để trả hết các món nợ của họ ở ngân hàng.

Trường phái Tân cổ điển và ông Hymen Minsky thì không đồng ý nhau về cội nguồn của bất ổn tài chính. Theo trường phái Tân cổ điển thì, cội nguồn ấy nằm trong sự phức tạp của thị trường, và sự phức tạp ấy đến từ "sự sáng tạo" của kỹ thuật tài chính. Nhưng Hymen Minsky cho rằng sự bất ổn ấy nằm trong chính trong bản chất của nền kinh tế thị trường tư bản tự do. Nền kinh tế này luôn năng động và tạo cơ hội cũng như điều kiện cho các nhà đầu tư làm giàu. Chính vì thế Hymen Minsky đặt nền tảng của sự bất ổn nằm trong cấu trúc nợ của hệ thống tài chính, và thái độ của nhà đầu tư/đầu cơ làm trọng tâm của mô hình kinh tế mỗi quốc gia.

Một khi lòng tham của các nhà đầu tư vượt quá sự thận trọng của đầu tư/đầu cơ, do nền kinh tế đang ổn định, cung chưa đủ đáp ứng cầu. Các nhà đầu tư đổ xô mượn nợ để đầu tư nóng vào lĩnh vực đang hái ra lời, mà họ quên đi điểm bảo hòa giữa cung cầu. Hậu quả là dẫn đến khủng hoảng tài chính, kết thúc bằng khủng hoảng kinh tế quốc gia kéo theo khu vực và toàn cầu, như khủng hoảng của khu vực châu Á 1997, và khủng hoảng toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ 2008.

Nhìn vào biểu đồ trên của Business Insider ta thấy, giai đoạn đỉnh điểm Hoa Kỳ khủng hoảng 2008, nợ tư của các nhà đầu tư/đầu cơ Hoa Kỳ lên đến 170% GDP của nước Mỹ, và hiện tại, khối nợ tư này đã giảm, khoảng 150% GDP, nhưng lại có khuynh hướng nhích trở lại vào cuối năm 2013.

Đối với Trung Hoa, từ năm 2008 cho đến cuối năm 2013, nợ tư tăng từ 110% lên đến 200% GDP. Và với chính sách thắt chặt tiền tệ của ông Lý Khắc Cường trong hơn 6 tháng qua, nó bắt đầu có tác dụng, khi những công ty lớn của Trung Hoa bắt đầu tuyên bố mất khả năng thanh toán. Ví dụ như Chaori Solar chuyên sản xuất và cung cấp pin mặt trời trên toàn cầu và trong nước. Đó là chưa nói đến, nợ công của các chính phủ địa phương mất khả năng chi trả vì những đầu tư vào bất động sản để tạo ra hàng chục ngàn thành phố Ma.

Khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế thị trường tự do tư bản có chu kỳ cứ 7 -8 năm diễn ra một lần. Lúc đó, quy luật bàn tay vô hình - cung cầu - tự điều chỉnh để nền kinh tế bước sang một thời kỳ mới, bằng những thay đổi chính sách của các nhà kỹ trị. Chứ không phải ý chíu của chính khách thò tay vào để nắn nó theo ý mình như kinh tế Xã hội chủ nghĩa, mà không theo quy luật cung cầu.

Song nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa - hay nói cách khác là nên kinh tế định hướng Xã hội chủ nghĩa - là một nền kinh tế mà có bàn tay hữu hình của chính khách mó tay vào ngay từ đầu. Nên, nếu kinh tế thị trường tự do khủng hoảng vì khủng hoảng của cung quá cầu, do lòng tham và thái độ của các nhà đầu cơ/đầu tư làm ra, thì khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa là hậu quả của 2 vấn đề: tham nhũng và cung quá cầu.

Hay nói cách khác, khủng hoảng kinh tế của các nền kinh tế thị trường tự do tư bản có nguồn gốc từ thái độ và hành vi đầu tư/đầu cơ của các nhà đầu tư/đầu cơ trong nền tài chính. Ngược lại, khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa là do nền chính trị của nó tạo ra tham nhũng thúc đẩy các chính khách đầu tư/đầu cơ vô tội vạ để kiếm tiền mua quan bán chức kiếm ăn trên xương máu người dân, và môi trường tài nguyên của đất nước.

Năm 1987, khi các chính khách Hàn Quốc thấy được nền chính trị quân phiệt độc tài đã giúp Hàn Quốc tự lực, tự cường, nhưng không làm cho Hàn Quốc thoát được bẫy thu nhập trung bình với GDP đầu người ì ạch ở con số 5.000USD/năm. Họ đã mạnh dạn đổi hiến pháp, và từ đó đến nay, Hàn Quốc thẳng tiến suốt 27 năm đến nay GDP đầu người đạt con số 33.200USD/năm 2013. Trong đó, có năm 1997, Hàn Quốc đi vào chu kỳ khủng hoảng kinh tế, song dân Hàn Quốc sẵn sàng góp vàng, tiền để chính phủ vượt qua sóng gió chỉ 1 năm sau phục hồi. Thậm chí, khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 từ Hoa Kỳ cũng không ảnh hưởng đến nền kinh tế Hàn Quốc trong 9 năm qua, mà còn biến Hàn Quốc thành 1 trong 20 nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới - G20 - trong khi dân số Hàn Quốc chỉ bằng 1/2, và diện tích chưa bằng 1/3 của Việt Nam! Chỉ riêng tập đoàn Sam Sung Hàn Quốc đã đóng góp 10% GDP cho Việt Nam năm 2012. Quả là thần kỳ.

Thế nhưng, cơ hội thay đổi hiến pháp của Việt Nam năm 2013 đã bỏ qua, trong khi nền chính trị Việt Nam là chiếc áo chật không đủ đảm đương nền kinh tế cỡi trói 28 năm qua. Cho nên, từ đầu năm đến giờ chỉ 3 tháng, mà tình hình hệ thống tài chính ngân hàng đã có nhiều dấu hiệu mất khả năng đảm đương nợ tư vì bong bóng bất động sản đang nổ vỡ.

Cũng vậy, với nợ tư trong nước của Trung Hoa lên đến 200% GDP, và nợ công gấp hơn nhiều lần so với nợ tư, mà không ai có thể biết được con số chính xác, chúng sẽ là cái bẫy kéo lùi nền kinh tế Trung Hoa mãi nằm trong thu nhập trung bình. Dù Trung Hoa có là nền kinh tế đứng thứ hai toàn cầu, nhưng Trung Hoa sẽ mãi là nước đang phát triển thuộc thế giới thứ 3, chứ không thể vào được những quốc gia đã phát triển, với hệ thống an sinh xã hội đầy đủ như Hàn Quốc, thì sẽ chưa và không có ngày mai để so sánh với các cường quốc phương Tây!

Hãy cứ nhìn những con số cụ thể, với diện tích gấp 96 lần - 9.596.961km2 so với 99.720km2; dân số gấp 27,6 lần Hàn Quốc - 1.355.692.576 người so với 49.039.986; nhưng GDP chỉ gấp 8 lần Hàn Quốc - 13.370 tỷ USD so với 1.666 tỷ USD. Và GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc gấp 3,39 lần so với dân Trung Hoa - 33.200 so với 9.800USD/đầu người trong năm 2013. Hơn thế nữa, cùng là một nền khoa học kỹ thuật sao chép, mua bản quyền như Trung Hoa, nhưng tại sao Hàn Quốc lại có nền kinh tế mạnh đến như thế? Vì kinh tế là chính trị!

Trả lời hết tất cả những điều trên ta sẽ thấy Trung Hoa đang rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình, nếu họ không có một nền chính trị lành mạnh. Và Trung Hoa mãi là một quốc gia đang phát triển, chứ không thể gia nhập vào các quốc gia đã phát triển có một nền kinh tế hùng mạnh, và an sinh xã hội tốt cho người dân.

Hay nói đơn giản dễ hiểu là tăng trưởng GDP của Trung Hoa trong 30 năm qua, chủ yếu là vay nợ ngân hàng để đầu cơ/đầu tư là chính. Một tỷ lệ tăng trưởng giả tạo để ra một "cường quốc kinh tế" giả tạo.

Asia Clinic, 16h35' ngày thứ Hai, 31/3/2014

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

CHUYỆN DẠY VÀ HỌC VĂN Ở NƯỚC VIỆT THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

Bài đọc liên quan:

Tôi còn nhớ, năm 2001, khi con tôi vào lớp 6, lớp mà trẻ bắt đầu chuyển từ tư duy chân thật sang tư duy phân tích. Cô giáo dạy văn cho đề tả cây chuối vườn nhà em. Tôi và vợ kêu trời, vì ở Sài Gòn làm sao có đất mà làm vườn, và có cây chuối cho con tôi biết mà tả?

Tháng sau, cô giáo một lần nữa thách đố cả gia đình tôi bằng cho đề bài văn, tả con heo mà em yêu thích trong đàn heo nhà em. Tôi phải gặp cô giáo và trình bày, và sau đó con tôi không còn bị những bài văn như thế này hành hạ nữa. Vì cả 2 lần, tôi phải đưa con tôi lên Long An - đoạn đường hơn 50km - đến nhà ba mẹ của một bác sỹ cùng khoa để con tôi xem đàn heo, xem cây chuối, thì con tôi mới biết nó như thế nào mà mô tả.

Bài văn đã viết đúng với tư duy lứa tuổi và có óc tưởng tượng phong phú của một học sinh rất thông minh, phải đáng được điểm cao.

Hôm nay đọc trên mạng - không biết thực giả thế nào - có bài văn cô giáo ra đề cũng học sinh lớp 6: "Em hãy tả hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc là Bác Hồ Chí Minh". Tôi thấy tội cho cô giáo và cả học sinh bây giờ. Vì dù ba mẹ các cháu có dư tiền, thừa gia tài đưa cháu đến lăng, và bảo tàng của Hồ Chí Minh về, thì các cháu cũng không thể tả được cụ Hồ một cách đúng nhất.

Nhưng cách cho điểm bài văn của học sinh thời tôi học - nền Đệ Nhị Cộng Hòa - là cho theo điểm văn phạm, điểm chính tả, điểm của tư duy và diễn đạt tư duy theo bậc học. Như tôi đã viết trên báo ngày 11/4/2010 về 3 bước tư duy của học sinh phổ thông như sau:

Những nhà giáo dục và tâm lý thế giới đã đúc kết: Lứa tuổi cấp một là lứa tuổi mà trí não trẻ chỉ tư duy một bước: ghi nhận, học hỏi hay còn gọi là tư duy chân thật; lứa tuổi cấp hai là tư duy hai bước hay còn gọi là tư duy phân tích: ghi nhận và phân tích đúng sai; lứa tuổi cấp ba: tư duy phản biện (còn gọi là tư duy tới hạn, hay tư duy nhiều bước): ghi nhận, phân tích đúng sai và đưa ra giải pháp để giải quyết những sự kiện. Nếu nắm và hiểu được một cách rõ ràng như thế, thiết nghĩ biện pháp giáo dục cho các trẻ không còn khó khăn khi gia đình, nhà trường và xã hội luôn quan tâm và chăm sóc trẻ trong từng giai đoạn phát triển tư duy và hành động.

Một cháu lớp 6, bắt tả về cụ Hồ mà cháu chưa bao giờ thấy mặt, tiếp xúc thì ngay cả thần đồng cũng phải bó tay. Nhưng đọc qua bài văn thì ngay cả cô giáo cũng phải thán phục bằng lời phê rất đúng, nhưng cô giáo không dám cho điểm cao. Mặc dù, những gì cháu tả về cụ Hồ như cháu biết và cháu hiểu là rất đúng với tư duy lứa tuổi - chân thật và tưởng tượng có phân tích.

Đọc bài văn, đọc lời phê cô giáo và xem điểm cháu bị cho thấp, nhớ lại chuyện con tôi học văn năm 2001, mà phải đau lòng. Vì thực sự bài văn đã viết đúng với tư duy lứa tuổi và có óc tưởng tượng phong phú của một học sinh rất thông minh, phải đáng được điểm cao. Với cách ra đề và cho điểm như thế này thì làm sao phát huy tài năng của trẻ?

Đạo cộng sản đã phá nát đến 8 thế hệ Việt Nam rồi. Đất nước hôm nay tan đàn xẻ nghé, đạo đức suy đồi, văn hóa loạn lạc, con người không có phương hướng để sống chưa đủ hay sao, mà ngành giáo dục còn có những đề văn không thực tế, kiềm hãm tư duy trẻ đến như thế này? Liệu đảng cầm quyền còn muốn hãm hiếp cả xác lần hồn dân Việt đến bao giờ nữa?

Asia Clinic, 17h19' ngày thứ Năm, 27/3/2014

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

TRẢ LỜI VỀ ĐẠO GIÁO VÀ HÔN NHÂN

Có bạn trẻ hỏi: 

"Cháu chào Bác Hải!
Xin lỗi vì nhắn cho Bác khuya.. Không biết có làm Bác thức giấc..

Bác ơi, Bác cho cháu hỏi vài điều, cháu là người theo đạo Thiên Chúa "gốc", truyền từ ông bà cha mẹ. Và theo luật đạo cháu được biết cũng như luật gia đình là lập gia đình phải cùng đạo, ép người kia theo đạo mới cho kết hôn.

Cháu có đọc những bài về tôn giáo tâm linh của Bác. Và cháu hiểu cái bản chất, nguồn gốc và sự bí ẩn của vấn đề tâm linh.

Còn tôn giáo bây giờ, ngoài những cái như Bác viết, nó lại tồn tại và mang theo 1 hệ thống cồng kềnh các luật lệ, giáo điều.. Mà nơi nào có con người thì tốt xấu lẫn lộn vì cái bản chất tham lam, chiếm hữu cố hữu của con người.

Vậy nên với cháu bây giờ, tôn giáo được cháu hiểu tách bạch ra.. 1 bên là lý tưởng tốt của tôn giáo. 1 bên là sự tha hóa vì có bàn tay con người.

Đó là cháu hiểu mà thôi.

Nhưng cháu lại biết khá ít về nguồn gốc cũng như những gì là THẬT của Thiên Chúa giáo. Vì những gì cháu nghe cháu hiểu, có lẽ được chọn lọc, và "định hướng"..

Bác có biết 1 cuốn sách hay là 1 nguồn tài liệu nào về Thiên Chúa giáo, để cháu hiểu rõ hơn về đạo..
Vì thực sự cháu đang gặp rắc rối khi cháu quen 1 người không có đạo, và gia đình k đồng ý, lại làm áp lực khá nặng nề..

Cháu thực sự muốn hiểu rõ, chỉ hiểu rõ mới có những quyết định chính chắn được..

Cháu cũng rất thắc mắc, liệu ở nước ngoài, với sự tự do dân chủ và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, thì có ép ai theo đạo để cưới xin không???

Vậy nguồn gốc của sự ép buộc này, nó nằm ở chỗ nào?? Từ chính Tòa thánh Vatincan hay là chỉ ở giáo hội VN ......

Bác ơi, nếu được Bác có thể giúp cháu 1 tý tý nha Bác...

Cháu cám ơn Bác nhiều!."



Tớ xin trả lời:

Trước tiên ta phải hiểu về chữ Đạo trong ngôn ngữ tiếng Việt. Ông bà mình từ ngàn xưa dùng chữ "Đạo" để nói lên con đường. Nhưng con đường trong tôn giáo thì chữ "Đạo" được hiểu là con đường hướng chân, thiện, mỹ. Không có bất kỳ đấng sinh ra đạo nào đưa ra giáo lý của tôn giáo mình khai sinh ra muốn con chiên làm điều ác. Và cũng không có bất kỳ tôn giáo nào dạy người ta làm điều ác, mà chỉ dạy người ta làm điều lành, yêu thương, đoàn kết lo cho gia đình và xã hội tốt đẹp. Chỉ có người hành đạo mới làm sai quấy giáo lý ban đầu vì danh lợi của mình.

Đạo cộng sản đang thịnh hành ở nước Việt. Nó dùng biện pháp khâu cái bao tử của con chiên và dân chúng để cai trị. Nó sẽ phá nát luân thường đạo lý, thuần phong mỹ tục dân tộc, như nó đã và đang phá nát khắp toàn cầu.

Luật mà bạn trẻ hỏi chỉ là những chỉ dụ của các chính khách và người dưỡng đạo đưa ra. Tại Việt Nam, người theo Phật giáo gọi chỉ dụ của Ki Tô giáo này là đạo dụ. Chữ đạo dụ này vừa ghép từ "chỉ dụ" của chính khách và người dưỡng đạo đưa ra với từ "đạo". Nó là sự ám chỉ cay nghiệt của người theo Phật giáo đối với Ki Tô giáo, nhưng từ này cũng nói đúng cả 2 nghĩa đen và bóng. Từ đạo dụ ra đời từ năm 1950, khi Vua Bảo Đại đưa ra chỉ dụ số 10 vào ngày 6/8/1950. Trong chỉ dụ này, Quốc trưởng Bảo Đại đã không nhắc đến Phật giáo, mà chỉ nhắc đến nguyên văn như thế này: "Chế độ đặc biệt dành cho các hội truyền giáo Thiên Chúa Giáo và Gia Tô, các Hoa kiều Lý Sự Hội, sẽ được ấn định sau:”, mà không đoái hòai đến Phật giáo. Trong khi đó, Phật giáo thời đó được xem là Quốc giáo. Từ đó một làn sóng thù hằn tôn giáo giữa Phật và Ki Tô giáo bắt đầu hình thành đến sau này nền Đệ Nhất Cộng Hoa của TT Ngô đã sụp đổ, một phần do sự thù hằn này mà ra.

Thế thì đạo dụ có mục đích gì? Ý nghĩa và thực tiễn của nó là có những chỉ dụ để làm cho đạo ngày càng mạnh và đông con chiên hơn. Khi các chính khách và Đức Hy Sinh - Đức Cha - mang thiên chúa giáo đến các quốc gia lạc hậu, các đức cha đẻ ra luật để tạo ra một quần thể cộng đồng bằng nhiều luật dụ như: 

1. Vào đạo sẽ được cấp gạo hằng tháng, con cháu được ăn học không tốn tiền trong hệ thống trường đạo, v.v... Vào thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, ở miền Nam có tình trạng, nếu gia đình nào ngoại đạo Ki Tô giáo mà xin vào thì mỗi thành viên cả gia đình được học giáo lý, và được nhận 15kg gạo/đầu người/trong 6 tháng. Thời đó, Phật giáo dèm pha từ đạo dụ này theo nghĩa đen là dụ dỗ, và bẩn hơn là chuyện quan hệ tình dục khi nói lái.

2. Lấy vợ chồng phải vào đạo để tăng lượng theo đạo.

Nhưng 2 cách dụ dỗ trên đều là có tính cực đoan. Vì theo một tôn giáo là theo đức tin thánh thiện của tôn giáo đó, chứ không có tôn giáo nào bắt người ta bắt buộc người hôn phối ngoại đạo phải theo đạo của mình đang theo. Vợ chồng ông bác sỹ Phan Văn Đệ - thân sinh ông bác sỹ Phan Tường Hưng - thì ông Phan Văn Đệ theo đạo Phật, thờ Phật, còn bà phu nhân thì theo Ki Tô giáo, thờ chúa song hành trong một căn nhà, mà tôi chứng kiến.

Ngay cả trong Phật giáo cũng có chỉ dụ là, đi chùa niệm Phật thì sẽ được gặp may. Nên người mê tín đi chùa vì quyền lợi của mình, chứ không phải vì đức tin hướng thiện. Gần đây Phật giáo trở thành một đạo doanh thương khắp nước Việt là một bi kịch tan rã nền móng đạo đức và luân thường đạo lý quốc gia.

Hình ảnh dâng hương cúng Phật ở doanh thương Bái Đính chùa vào rằm tháng giêng 2013. Đây sẽ là bi kịch của dân tộc Việt trong tương lai gần.

Lấy vợ chồng là đi tìm hạnh phúc của mình, cho mình và vì mình chứ không phải cho đạo, vì đạo và của đạo, và dĩ nhiên không vì cha mẹ hay dòng tộc. Vì khi ta sinh ra đời là để đi tìm hạnh phúc, khổ đau, hiểu biết, thiện, ác, tham, sân, si hỷ, nộ, ái, ố, etc... cho mình chứ không phải cho bất kỳ đảng phái, sắc tộc, ai hay bất kỳ tôn giáo nào. 

Khi cộng sản vào Việt nam, một đạo mới hình thành. Và chủ nghĩa lý lịch khi hôn phối của những người cộng sản cũng học tập đạo dụ này của Thiên chúa giáo. Tôi đã từng chứng kiến, có những cặp yêu nhau đã phải tự tử vì đảng hay đạo không cho lấy nhau. Có những cặp bất hạnh vì đảng hay vì đạo chỉ định lấy nhau để cơ cấu nhân sự và tạo sức mạnh cho đạo hoặc đảng cộng sản. Cho nên đảng cộng sản là học trò của Thiên chúa giáo, vì chỉ có Thiên chúa giáo mới hiểu rõ cộng sản nhất. Cộng sản sao y bản chính trong cơ cấu hoạt động đến đường lối. Trên cùng có Đức giáo hoàng và Tổng bí thư. Xuống dưới có các Tổng giám mục và Ủy viên trung ương đảng. Xuống thấp hơn có đảng viên và các linh mục. Rồi đến con chiên và đoàn viên. Cuối tuần đi lễ rửa tội thì cộng sản họp chi bộ, bình bầu, kiểm điểm v.v... Và cộng sản đã bóp cái bao tử con chiên và nhân dân để cai trị, khi con chiên của đảng sợ mất sổ hưu, sợ mất nồi cơm cả gia đình. Chính vì thế, thù không đội chung trời với Thiên chúa giáo là cộng sản. Vì cộng sản là đại diện Judas lừa Thầy, phản bạn và phản cả quốc gia dân tộc.

Đạo cộng sản đang thịnh hành ở nước Việt. Nó dùng biện pháp khâu cái bao tử của con chiên và dân chúng để cai trị. Nó sẽ phá nát luân thường đạo lý, thuần phong mỹ tục dân tộc, như nó đã và đang phá nát khắp toàn cầu.

Tam cương, ngũ thường là lý thuyết của Khổng Khâu muốn tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Nhưng Khổng Khâu không làm vua được và sống đói rách suốt đời và chết trong nghèo đói. Và tam cương ngũ thường lại bị các chính khách lạm dụng để cai trị dân. Cũng vậy, chủ nghĩa Marx ảo tưởng được đẻ ra do Marx, nhằm mục đích công bằng ảo tưởng và phi khoa học. Trong khi đó, Marx thì ăn bám vợ mình đến tan gia bại sản, rồi ăn nhờ, ở đậu bạn thân Engels, cuối đời chết trong đói rách, vì chả ai tin Marx. Nhưng chính khách lợi dụng chủ thuyết Marx về đấu tranh giai cấp, và mỵ dân quyền bình đẳng để vì danh và lợi của mình - cha đẻ chính khách mỵ dân là Lenin, sau đó là đàn em và các chư hầu cộng sản.

Cha mẹ sinh ta ra nhưng ta cũng chỉ sống với cha mẹ đến tuổi trưởng thành. Phần đời còn lại ta phải sống cho mình, gia đình riêng của mình với người dưng - chồng vợ ta - mà ta hợp hôn, và sinh con cái mà ta gọi chúng là ruột thịt. Khoảng thời gian và tình cảm ta dành cho gia đình với người dưng và con cái ta gọi là ruột thịt này dài hơn, tình cảm sâu đậm hơn so với cha mẹ ta, mà ta cho là đấng sinh thành dưỡng dục, mà ta phải báo hiếu theo văn hóa Á Đông. Nhưng văn hóa duy lý phương Tây thì lại khác: cha mẹ phải có bổn phận lo cho con đến tuổi trưởng thành, con không có trách nhiệm lo cho cha mẹ, mà nó phải lo cho con của nó. 

Đời người rất ngắn, đặc biệt đời người con gái. Khoảng thời gian được gọi là con gái chỉ từ 13 - nữ thập tam, nam thập lục là dậy thì hành kinh và có đòi hỏi nhu cầu tình dục, có thể sinh con đẻ cái khi có quan hệ tình dục với nhau - đến ngày lấy chồng. Đời người phụ nữ cũng không dài, chỉ tính từ khi biết khoái lạc của quan hệ tình dục đến ngày bặt kinh. Có người phụ nữ chỉ biết khoái lạc tình dục ở tuổi sau 30, và bặt kinh trước tuổi 50. Và có những phụ nữ bị cắt âm vật để trừ thói ham muốn tình dục ở các đạo giáo ở châu Phi - Hồi giáo cực đoan.

Cho nên các bạn trẻ hãy hiểu đúng bản chất những chỉ dụ sai lầm của đạo và chính khách. Và phải hiểu bản chất của hạnh phúc, tự do và độc lập là của chính mình mà sống đúng với nghĩa sống ngắn ngủi của mình, chứ đừng vì đạo giáo, chính trị hay bất kỳ những đòi hỏi của gia đình về nghi lễ mà làm cho đời mình bất hạnh, không vì mình, của mình và do mình. Điều này không có nghĩa là ta bất hiếu, hay ta phản đạo, mà là ta đang giúp các đấng sinh thành hiểu biết hơn, và đạo giáo bớt sai lầm hơn, và ta là người sáng suốt, làm được việc tốt đạo, đẹp đời.

Đạo và đảng phái chính trị chỉ là phương tiện và con đường đi đến chân thiện mỹ, chứ đạo và đảng phái chính trị không phải là mục đích và lẽ sống của cuộc đời. Nó giống như tiền bạc, vàng vòng, của cải chỉ là phương tiện. Khi ta nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích thì bi kịch cuộc đời ta sẽ diễn ra trùng trùng điệp điệp. Điều nhầm lẫn này đã gieo rắc hơn một nửa nhân loại đã từng khổ đau ở phương Tây thời Tăng Lữ Quý tộc, và cận hiện đại do cộng sản gây ra.

Đạo cũng do con người lập ra, và chính đạo lại làm cho con người đau khổ vì cái vòng kim cô của đạo chụp lên tư duy của con người. Chủ nghĩa hay lý thuyết chính trị cũng vậy. Đừng vì nó, mà nó phải vì hạnh phúc của mình thì mới có giá trị chân thiện mỹ. Tất cả phải vì con người, chứ không phải con người vì đạo hay chính trị mới là chân lý.

Chúc các bạn trẻ sáng suốt, năng động và sống hữu ích cho mình, cho gia đình và xã hội.

Asia Clinic, 11h25' ngày thứ Ba, 25/03/2014

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

BI KỊCH CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


Bài đọc liên quan:

Chủ nghĩa xã hội là hình thái kinh tế chính trị lâu nay nghe nói - chỉ nghe nói chứ chưa ai thấy - là ưu việt nhất trong mọi hình thái chính trị xã hội loài người mà ông Karl Marx đã tưởng tượng ra trên lý luận phi khoa học như tôi đã viết trong bài: Cần hiểu đúng một cách khoa học về chủ nghĩa Marx Lenin. Chính vì phi khoa học và cảm tính của ông Marx, và vì danh vọng và quyền lực của ông Lenin, nên họ đã vẽ ra lý thuyết và thực tiễn một hình thái nhiều bi kịch với khẩu hiệu: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Vì trong lý thuyết của Marx và cả lý luận thực tiễn của Lenin thiếu yếu tố con người, và đi ngược với duy vật biện chứng mà chính chủ thuyết của Marx Engels đã đưa ra. 

Con người là yếu tố quyết định của chính trị và xã hội, thiếu yếu tố con người xem như mọi việc trở thành cái để phục vụ cho các chính khách tham tàn. Trong bài viết này, trên cơ sở con người tôi xin luận bàn những bi kịch của chủ nghĩa xã hội để hiểu tại làm sao mà ông Tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam tuyên bố rằng, Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa!

Bi kịch đầu tiên của chủ nghĩa xã hội là quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, mà gạt bỏ yếu tố con người. Nó đã làm cho năng suất lao động của xã hội giảm sụt, vì không ai phải bỏ công sức làm cho cái chung, trong khi cái riêng của chính mình không được quan tâm. Lý thuyết và thực tế của chủ nghĩa xã hội về quốc hữu hóa tư liệu sản xuất đã đi ngược lại với cái logic của phạm trù chung - riêng của triết học: Trong cái chung phải có lợi ích cho cái riêng của cá nhân, và trong cái riêng phải vì cái chung của cộng đồng mà phục vụ. Kết quả phi triết học này của chủa nghĩa xã hội là, sự thất bại của khái niệm này ngay từ khi nó đẻ ra, nhưng giai cấp cầm quyền lại dựa vào nó để tham nhũng, làm giàu cho bản thân hòng giữ quyền lực muôn đời, vì không ai kiểm tra được tài sản quốc hữu hóa của quốc gia dân tộc.

Bi kịch thứ hai của chủ nghĩa xã hội là, cũng chính vì bỏ qua yếu tố con người, mà Lenin đã xây dựng một nhà nước độc tài chuyên chế. Ở nhà nước độc tài chuyên chế các quy luật mâu thuẩn và thống nhất các mặt đối lập không có đất sống. Kết quả là, một xã hội ao tù nước đọng, không sáng kiến, không cạnh tranh. Nó giống như giống chó kiểng, chỉ lai tạo trong một dòng thuần chủng, nên sức khỏe yếu và đi đến chỗ diệt vong. Ở các quốc gia đi theo con đường chủ nghĩa xã hội do Marx và Lenin vẽ ra không có giới trí thức, mà chỉ có giới có học. Người có học ở đất nước theo chủ nghĩa xã hội, họ như một đàn ngựa bị nhà cầm quyền che 2 miếng che mắt ở 2 bên, còn chính khách là tay nài ngựa ra roi để ngựa đi theo con đường của chính khách đã soạn sẵn. Họ không có sáng tạo, họ sợ có chính kiến và nói lên điều mình nghĩ, vì chuyên chính vô sản đã làm khí tiết họ bị triệt tiêu - họ hèn. Trong khi đó, trí thức là hồn, là khí của quốc gia thì họ lại không thể có. Nên ở các quốc gia đi theo chủ nghĩa xã hội chính khách nghĩ dùm, làm dùm, nhưng toàn nghĩ và làm điều xằng bậy để thu vén cho bản thân và quyền lợi của họ.

Từ bi kịch thứ nhất và hai nó kéo theo bi kịch thứ ba là, không có sân chơi công bằng trong hiến định và luật định giữa nền kinh tế quốc doanh và nền kinh tế tư doanh, cũng như giữa quan triều đình và dân chúng. Các quốc gia tuân thủ theo hệ thống triết học duy vật biện chứng sẽ làm nên một hình thái kinh tế chính trị công bằng, minh bạch, đa nguyên, tản quyền. Lúc đó, lãnh đạo quốc gia chỉ là người làm hợp đồng công việc với tổ quốc và nhân dân. Hiến pháp là khế ước, hợp đồng giao kèo của chính quyền với tổ quốc và dân tộc. Còn đối với chủ nghĩa xã hội thì lãnh đạo là vua chúa cầm quyền, dân là nô lệ, hiến pháp và luật pháp là để quan lại hà hiếp dân chúng và bán rẻ tổ quốc khi cần. Vì người dân không có bất cứ quyền đòi hỏi nào cho tổ quốc và dân tộc.

Vì thiếu nhân bản nên chủ nghĩa xã hội là hình thái chính trị xã hội vô đạo, nhưng đầy mê tín. Nó sẽ tạo ra những tầng lớp cướp bóc và tham tàng. Một trong những tội lỗi lớn nhất của lũ cướp vô đạo là chúng phá nát luân thường đạo lý và nền tảng đạo giáo của dân tộc. Với nước Việt, hậu quả này sẽ dẫn đến đổ máu tàn khốc trong tương lai khi nước Việt có một cuộc cách mạng xã hội để thay da đổi thịt. Nước Việt không thể có những cuộc cách mạng Nhung như Đông Âu, và càng không thể có sự thay đổi nhẹ nhàng như Miến Điện.

Tất cả những bi kịch trên đã thúc đẩy một bi kịch cuối cùng là, mọi con người trong chế độ chính trị chủ nghĩa xã hội từ quan lại triều đình đến dân chúng đều có sự khao khát và mong muốn làm giàu nhanh chóng, nhưng không ai muốn lao động. Bi kịch này đẩy tất cả các mặt xã hội đi đến chỗ khủng hoảng và suy đồi: kinh tế, văn hóa, giáo dục, tài nguyên môi trường, v.v... được bán sạch với giá rẻ rúng, kể cả đất nước nếu cần. Chúng ta dễ dàng tìm thấy những bị kịch này ở 4 quốc gia đi theo con đường chủ nghĩa xã hội: Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba, để minh chứng cho điều ông Tổng bí thư của đảng cộng sản ở Việt Nam đã khẳng định.

Chủ nghĩa xã hội là bi kịch của nhân loại cùng khổ vì cái nền tảng lý thuyết thiếu tính nhân bản, phi khoa học của ông Marx đặt ra, và ông Lenin hiện thực hóa, mặc dù nền tảng để ông Marx viết ra lý thuyết là duy vật biện chứng rất khoa học, nhưng ông Marx lại duy tình, duy tâm và tưởng tượng ra nó rất phi khoa học, vì cả 2 ông đã đi ngược với tất cả duy vật biện chứng mà 2 ông đã tụng ca.

Asia Clinic, 16h24' ngày thứ Sáu, 21/03/2014

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

ĐỪNG CÓ MƠ VIỆT NAM SẼ NHƯ UKRAINA

Bài đọc liên quan:

Cuộc cách mạng xã hội ở Ukraina làm nhiều người Việt hào hứng, tưởng tượng, mong đợi và háo hức nó sẽ diễn ra ở nước Việt. Nhưng khi họ nói chuyện với tôi, tôi đã nói, đó là một giấc mơ không có thực ở Trung Hoa, Việt Nam, Lào, Bắc Hàn, Cu Ba và Cambodia.

Khi một số người bảo rằng, do dân trí Việt chưa đủ để hiểu biết và làm cách mạng xã hội. Tôi hỏi, thế dân trí Việt thời 1945 có bằng bây giờ không mà vẫn có cách mạng xã hội ở Việt Nam? Nên dân trí không phải là yếu tố quyết định để có cuộc cách mạng.

Một số người khác lại bảo, do ở Việt Nam chưa có lãnh tụ nào xuất hiện ở phía đối lập với đảng cầm quyền, nên chưa có cuộc cách mạng như dân mong mỏi. Tôi lại trả lời rằng, hiến pháp đâu cho có bất kỳ một lãnh tụ nào xuất hiện để thành lập lực lượng đối lập với đảng cầm quyền ở Việt Nam? Chưa xuất hiện là đã bị nghiền nát bằng tù đày, và bao lao khổ khác, không chỉ bản thân, mà còn gia đình vì hiến pháp và pháp luật hiện nay là để bảo vệ đảng cộng sản cầm quyền.

Một số người lại cho rằng dân mình hèn, ngu dốt như 2 câu thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết vào năm 1927 trên An Nam Tạp Chí về chủ đề chống tham nhũng: "Cũng bỡi thằng dân ngu quá lợn/Cho nên quân nó mới làm quan". Tôi lại cho rằng không phải dân ngu, dân hèn mà nhìn tổng quan thì, dân Việt đã mất hết dân khí để đấu tranh, trong hoàn cảnh bị chia rẻ từ chính bản thân người dân, và nhà cầm quyền.

Nếu đem so sánh cuộc cách mạng xã hội ở Ukraina với chuyện nước Việt có thể có cách mạng xã hội hay không, thì cần có cái nhìn tổng thể cả khách quan và chủ quan của nước Việt. Không thể có một cái nhìn cảm tính, duy tình, yêu ghét mà có những sai lầm. Những phân tích khách quan sau đây dù đau đớn cho trí thức và nhân dân yêu nước Việt, nhưng phải nhìn sự thật khách quan của sự vật hiện tượng ở mặt bản chất của vấn đề.

Cùng giống như Ukraina là phên giậu của Nga, thì Việt Nam là phên giậu của Trung Hoa, nhưng lại có những sự khác biệt giữa 2 phên giậu của 2 cường quốc cánh tả này. Việt Nam không thể có được cách giải quyết như Ukraina.

Về chủ quan thì có 3 vấn đề lớn khác biệt giữa Ukraina và Việt Nam

Khác biệt thứ nhất là văn hóa, văn hóa duy lý của phương Tây luôn có sự dứt khoát, mà không trù trừ, đa đoan như văn hóa duy tình của phương Đông trong giải quyết một vấn đề.

Khác biệt thứ hai là quan trọng nhất là, Ukraina là một quốc gia tự do, dân chủ, đa nguyên sau khi đã thoát khỏi chế độ đơn nguyên, độc tài cầm quyền bỡi Liên Xô cũ từ 1990. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn chế độ đơn nguyên, độc tài của cộng sản cầm quyền, mà còn hơn thế nữa, một kiểu đầu thì phong kiến tập quyền, nhưng tay chân mình mẩy là tự bản hoang dã, tham lam và tàn độc.

Khác biệt về mặt dân khí là dân Ukraina đã từng làm cuộc cách mạng nhung để thoát khỏi Liên Xô. Họ đã quen với quán tính tư duy động trong chính trường. Ngày nay, họ sống trong bầu không khí đa nguyên, quân đội chỉ để bảo vệ biên cương lãnh thổ, cảnh sát chỉ để bảo vệ an ninh khu phố. Quân đội và cảnh sát không bảo vệ chính quyền và đảng phái chính trị như các nước cộng sản xưa kia và ngày nay còn tồn tại. Nên khi dân chúng xuống đường, Yanukovic đã kêu gọi quân đội đàn áp, thì quân đội làm ngơ. 

Chính nhờ một hình thái chính trị xã hội đa nguyên, tự do, dân chủ, của dân, do dân và vì dân như thế, nên dân Ukraina đã lật đổ một lãnh đạo tham nhũng và độc tài, chỉ trong 4 năm đã tẩu tán tài sản quốc gia đến 70 tỷ đô la không dấu vết. Còn ở các nước cộng sản thì quân đội và cảnh sát chỉ trung thành với đảng và giai cấp cầm quyền để ăn chia trên tài nguyên và máu của đồng bào mình. Nhà tù và súng đạn của các quốc gia có đảng cộng sản độc quyền cai trị, họ thừa nhẫn tâm như Thiên An Môn đẫm máu. Cho nên khó có thể diễn ra một cuộc cách mạng ôn hòa như Ukraina, mà hầu hết phải giải quyết bằng con đường đẫm máu như Libya hoặc Syria.

Vấn đề khách quan cũng có 2 vấn đề lớn Ukraina khác biệt với Việt Nam

Thứ nhất và quan trọng nhất là Nga ngày nay không là một quốc gia đơn nguyên và độc tài như Liên Xô cũ, nên Nga không thể một tay che cả bầu trời Đông Âu theo kiểu chuyên chính vô sản ngày xưa. Vì Putin sẽ bị các đảng đối lập lên án, và đánh vào tử huyệt khi tranh cử lần tới. Hơn nữa, nước Nga sau bạo bệnh, sức cùng lực kiệt của một con gấu già nua, không đủ để có thể thâu tóm Ukraina như đã từng thâu tóm Tiệp Khắc, Bungaria hồi thập niên 1950.

Thứ hai còn quan trọng hơn nữa là, Trung Hoa ở cạnh nước Việt vẫn còn hình thái chính trị xã hội đơn nguyên độc tài toàn trị, và các chính khách Việt của đảng cộng sản cầm quyền đang đi theo con đường của Trung Hoa cả chính trị lẫn kinh tế. Áo mặc không thể qua khỏi đầu, và kiếp chư hầu toi mọi phải đành chịu để tiếp tục ăn chia trên tài nguyên của tổ quốc, và máu của đồng bào mình, mặc dù nó đã cạn kiệt, vẫn hơn là làm cuộc đổi thay có khi lại mất trắng cả dòng tộc như Gaddafi và Saddam Hussein.

Kết

Ngàn năm và vạn thế hệ sau tổ quốc và dân tộc Việt Nam cũng không thể thoát được chế độ cộng sản cầm quyền. Vì điều kiện cần muốn có cách mạng dân tộc, dân chủ thì chính các chính khách Việt đang là đảng cộng sản phải có tư tưởng và hành động vì quốc gia dân tộc chứ không vì đảng ăn chia. Còn điều kiện đủ để Việt Nam có cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ thì cộng sản Trung Hoa phải sụp đổ, hoặc phải thay đổi đa nguyên trước như Liên Xô đã làm thời Gorbachev và Elsin, thì Việt Nam mới dám làm theo.

Asia Clinic, 17h56' Chúa nhựt, 16/3/2014

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

UKRAINA ĐỪNG TƯỞNG BỞ

Bài đọc liên quan:

Bắt đầu từ chính sách phên giậu của nước Nga, Vitor Yanukovic đã hạ bệ nữ thủ tướng đẹp nhất thế giới, và bỏ tù bà Yulia Tymoshenko. Mới chỉ năm quyền chỉ 4 năm - tháng 02/2010 đến tháng 02/2014 - nhưng Yanukovic đã trở thành một tay tham nhũng khét tiếng lên đến 70 tỷ đô la Mỹ, đã bị FBI tịch thu, cũng nhờ chính sách làm phên giậu cho Nga. Kinh tế Ukraina sụp đổ, mọi nổ lực của dân Ukraina gia nhập EU để thoát cảnh đớn hèn của một chư hầu kiểu mới của Nga theo kiểu phên giậu mà tôi đã viết một bài vào tháng 01/2014 này.

Tâm sự với các bạn trẻ có bộ óc khủng là những du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Họ đã từng là phái đoàn đại diện cho mô hình Liên Hiệp Quốc của các trường đại học Hoa Kỳ hằng năm tham gia cuộc thi Model United Nations. Họ nói, thế giới có tam cường quốc phân tranh - Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa - các nhược tiểu lâng bang hay cường quốc cùng phe của 3 cường quốc này là những đồng minh hay chư hầu thực sự. Nhưng trong các chư hầu đó, chỉ có vài quốc gia là phên giậu, vùng đệm để cho ba cường quốc kia thực hiện những ý đồ lợi ích trong chiến lược toàn cầu và xuất khẩu chiến tranh.

Những phên giậu thực sự mà 3 cường quốc này không thể nào buông đó là: 

Hoa Kỳ chỉ có duy nhất Israel là đồng minh vĩnh viễn, mặc dù Israel ở xa Hoa Kỳ, nhưng lại là quốc gia nắm yết hầu ở Trung Đông - giếng dầu toàn cầu - mặt nhìn ra Địa Trung Hải, mặt nhìn vào Trung Đông và Bắc Phi. Hễ đọng đến bất kỳ quốc gia nào cũng được, nhưng động đến Israel, thì Hoa Kỳ sẵn sàng sống chết để bảo vệ. Trong các phên giậu của các cường quốc, Israel là quốc gia hùng cường và độc lập tự chủ nhất, vì có khi Israel còn điều khiển cả Hoa Kỳ phải bảo vệ họ. Bằng chứng là, khi các quốc gia Ả Rập vây nhau hủy diệt Israel 1970, thì Hoa Kỳ buộc phải bỏ Đông Dương để ký hiệp định Paris rút quân khỏi miền Nam Việt Nam để chuyển trục sang Trung Đông, bảo vệ Israel và nắm giếng dầu của thế giới. Khi Israel đủ mạnh kiềm chế Trung Đông, Iran và Nga suy yếu, trong khi đó Trung Hoa hung hăng thì Hoa Kỳ chuyển trục lại Châu Á Thái Bình Dương - TPP: TransPacific Partnership.

Trung Hoa có Bắc Hàn và Đông Dương được xem là chư hầu và phên giậu không thể để mất. Dù Hoa Kỳ có thay chân Pháp ở Đông Dương, nhưng dưới chiến lược trường kỳ kháng chiến, và nướng quân kéo dài, Trung Hoa đã điều khiển được Bắc Việt Nam làm nản lòng Hoa Kỳ, và phải rút lui khỏi Thái Bình Dương, lo cho Israel như đã viết ở trên. Câu chuyện này sẽ bàn ở một lần khác. Bây giờ ta nói chuyện Ukraina và Crimea.

Nga thì có Ukraina, Georgia(còn gọi là Gruzia) và Kazakhstan. Ba quốc gia này là đồng minh và là chư hầu vĩnh viễn của Nga, vì có biên giới tiếp giáp với Nga, mà nhìn ra Biển Đen và biển Caspian. Còn nhớ năm 2008, Georgia muốn thoát ra khỏi Nga, chỉ tuyên bố chia sẻ thông tin Rada với NATO thì cuộc chiến Nam Ossetia nổ ra, và cuối cùng Georgia phải thần phục Nga. 

Những đặc điểm chung của các "đồng minh" không thể bỏ của 3 cường quốc đều có địa chính trị quan trọng không thể bỏ. Nếu Trung Hoa dùng Bắc Hàn và Đông Dương để làm bàn đạp nắm châu Á và Thái Bình Dương, thì Nga dùng 3 quốc gia này để nắm Địa Trung Hải, Tây Âu, Đông Âu, và Bắc Phi. 

Riêng Ukraina là một quốc gia lắm lận đận trong lịch sử. Cùng lập quốc với Nga vào thế kỷ thứ 9 sau Tây Lịch, nhưng lại trải qua nhiều thời kỳ bị làm thuộc địa và phân chia. Đầu tiên là thuộc địa của Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn. Sau khi Mông Cổ suy tàn, thì Ukraina lại bị Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ xâu xé. Mãi đến thế kỷ 19, Đế chế Nga hùng cường lấn chiến quanh vùng, Ukraina nằm lọt thỏm giữa Nga. Cho nên sau Cách mạng tháng 10 Nga, thì năm 1922 Ukraina chủ động liên kết với Nga trở thành 2 thành viên chính thức để đồng sáng lập ra Liên Bang Xô Viết, nhằm tránh họa chiến tranh. Mãi đến 1991, sau khi gia nhập Liên Bang Xô Viết 69 năm, Ukraina độc lập ly khia Nga nhờ vào Liên Xô sụp đổ.

Bây giờ nói đến Ukraina, nhưng không phải trọn bộ quốc gia này, mà chỉ khu tự trị Crimea. Thực ra trước thế kỷ 15 Crimea thuộc Ý, và sau đó, từ thế kỷ 15 đến 18 Crimea thuộc đế chế Ottoman. Kể từ sau thế kỷ 18, thuộc Đế chế Nga, song với chính sách bành trướng dân Nga sang Ukraina, Nikita Sergeyevich Khrushchyov - tổng bí thư kế nhiệm Stalin - cho phép Crimea sáp nhập vào Ukraina theo thể chế cộng hòa tự trị. Có nghĩa là, hiến pháp của Crimea riêng, nhưng theo luật pháp của Ukraina.

Nước Nga hậu Xô Viết là một con gấu bị thương. Nga đã mất sức mạnh cường quốc dẫn đầu cánh tả về cả thế lẫn lực. Vì dân Nga và cơ sở hạ tầng Nga chưa quen với nền kinh tế thị trường tự do sau 70 năm tàn phá dưới chế độ cộng sản do Lenin vẽ ra theo chủ thuyết Marx phi khoa học. Cho nên thời tổng thống Elsin là một bi kịch của nước Nga, như một trọc phú chân đất lên phố thị làm ăn sạch cả gia sản. Nhưng Elsin sáng suốt tìm ra một Putin sắc máu để gầy dựng lại nước Nga. Đến hôm nay vết thương Gấu Nga đã lành, nhưng nước Nga như con gấu đã già. Nga vẫn chưa là quốc gia của sáng tạo, nên chỉ biết mỗi việc bán tài nguyên để ăn, và xuất khẩu vũ khí để duy trì sức mạnh vai u thịt bắp.

Tài nguyên nước Nga là to lớn nhất thế giới ở vùng Siberia - Tây Bá Lợi Á cũ của Mông Cổ - mà đế chế Nga xâm chiếm sau khi Mông cổ suy tàn. Cả Tây, Đông Âu lệ thuộc vào khí gas của Nga để sưởi ấm vào mùa đông đến. Nên việc bán tài nguyên của Nga lại là một quyền lực mềm mà Nga nắn gân đối với châu Âu.

Hai sức mạnh cứng và mềm thời Putin được phát huy đến đỉnh điểm, nhưng khả năng của Nga hậu Xô Viết có hạn. Nên 2011, cuộc cách mạng Hoa Nhài mà Nga không đủ sức để giữ phên giậu Bắc Phi của mình như Libya, và đang ốm yếu với Syria không biết ngày nào phải buông? Giờ lại mất Ukraina, nhưng phải giữ Crimea.

Nga buộc phải giữ Crimea để còn kiềm chế Ukraina - một "đồng minh" không thể để mất. Với lý do, nhân dân Crimea tự quyết là lý lẽ có vẻ chân chính nhất. Nhưng nó là cái xương hóc trong họng nước Nga vì nhiều lý lẽ.

Thứ nhất, sức mạnh mềm nước Nga lại là tử huyệt của Nga một khi quốc hội Hoa Kỳ cho phép thông qua việc xuất khẩu công nghệ vắt đá phiến sét - shale - thành khí gas và dầu hỏa sang từng quốc gia của châu Âu. Lúc đó, 80% thu nhập của nước Nga từ khí gas và dầu hỏa chỉ còn lại thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Hoa. Nó cũng giống như Iraq của Saddam Hussein chết đói trên những giếng dầu. Khi mà Hoa Kỳ sẽ là quốc gia sản xuất dầu hỏa và khí gas lớn nhất thế giới vào 2015. Vì cho đến nay đã có 4 quốc gia Đông Âu đăng ký mua khí gas Hoa Kỳ, để tẩy chay Nga.

Lý lẽ thứ hai nước Nga hóc xương khi cả châu Âu và Hoa Kỳ cùng tẩy chay Nga, hôm nay EU đã tuyên bố rằng, EU không muốn đối đầu với Nga trong câu chuyện Crimea, nhưng EU buộc phải chuẩn bị hồ sơ danh sách đen để phong tỏa và đóng băng tài sản các nhân vật chủ chốt khi cần thiết. Trong đó có các nhân vật của Nga,EU và Hoa Kỳ cùng tuyên bố. Một sức mạnh mềm xem như vô tận của bọn tư bản giãy đành đạch mãi mà không chết, lại lớn mạnh từng ngày, mà phe cánh tả cả trăm năm nữa chưa chắc đã có được.

Cuối cùng là, nhân dân Ukraina không muốn phải lầm than cực khổ làm chư hầu và phên giậu của Nga. Nga biết phận mình, sức mình, Nga chỉ đòi lại Crimea, không đủ sức cán đán cả Ukraina là một điều cho thấy nước Nga ngày nay không còn là con Gấu vĩ đại, một tay ôm cả bầu trời cộng sản tàn ác.

Với tay sang Ukraina có cùng đường biên giới còn không đủ sức với của Nga, nói chi các chính khách Việt Nam đang mong Nga với tay đến tận Thái Bình Dương - cụ thể là quân cảng Cam Ranh - để cứu mình trước thảm họa Trung Hoa?

Nhưng dù đánh đổi bất kỳ cái gì thì, chắc chắn bằng mọi giá Putin phải lấy lại Crimea từ Ukraina, như đã chiếm South Ossetia từ Georgia năm 2008. Vì không lấy lại Crimea thì ông Putin biết ăn nói làm sao với dân Nga trong nước, và 70% dân Nga ở Crimea, mặc dù sáp nhập Crimea vào Nga chưa chắc gì dân Nga ở Crimea tốt hơn là Crimea tự trị thuộc Ukraina.

Hãy nghĩ mà xem, khi 3 lý lẽ trên cùng tấn công nước Nga, thì bao lâu nữa chiếc ghế của Putin sẽ sụp như Gaddafi đã sụp cách nay 3 năm, khi nhân dân Nga cùng khổ trên đống tài nguyên, họ nổi dậy đánh đổ Putin? Cả phương Tây Hoa Kỳ và Nga đừng tưởng bở!

Asia Clinic, 17h35' ngày thứ Tư, 12/3/2014

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

KÝ SỰ HOA KỲ 5: MUÔN NẺO DU SINH VIỆT

Bài đọc liên quan:
+ Ký sự Hoa Kỳ 1: Người Việt và Hoa Kỳ
+ Ký sự Hoa Kỳ 2: Sự khác biệt của Hoa Kỳ
+ Ký sự Hoa Kỳ 3: Giải quyết những bất cập
+ Ký sự Hoa Kỳ 4: Vì dân, do dân và của dân

Một xã hội tốt đẹp thì công dân được tôn trọng. Ngược lại một xã hội tồi, thì công dân bị khinh miệt. Vài năm gần đây, tiên phong là, ông Linh mục Ngô Quang Kiệt phát biểu, cảm thấy nhục nhã khi cầm hộ chiếu là người Việt Nam đi ra nước ngoài bị ngoại quốc khinh rẻ do chính quyền đã phá nát văn hóa sống và nhân cách người Việt. Đầu năm nay, ông thủ tướng chính thức nhắc nhở, các quan làm ngoại giao đừng để phải xấu hổ khi đi công cán nước ngoài. Gần đây báo chí Nhật thống kê người Việt chiếm 40% tổng số việc ăn cắp của người ngoại quốc tại Nhật. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân làm cho thế hệ trẻ Việt có một làn sóng thức tỉnh phải xuất dương.

Chuyến đi con thoi 7 ngày nước Mỹ vừa qua, tôi tranh thủ làm một khảo sát nhỏ về du sinh Việt tại Hoa Kỳ. Có những niềm vui và nỗi đau của thân phận một thế hệ trẻ sống trong quốc gia nhược tiểu, họ cố vùng vẫy để thoát khoải tổ quốc nhục nhằn và đớn hèn. Dạo một vòng các du sinh Việt tại California - thủ phủ của người Việt và cả du sinh Việt - có những đúc kết rất đáng để các bạn trẻ phải suy nghĩ về kế hoạch cho con đường tương lai của mình. Hầu hết các du sinh Việt Nam - nếu không nói là hơn 90% - là du học với mục tiêu thoát khỏi nước Việt. Chính mục tiêu này mà, có những hạnh phúc và nỗi đau đè lên những thế hệ trẻ hôm nay, vì phải vật lộn với xứ Cờ Hoa - không phải thiên đường, chả phải địa ngục, mà là chiến trường của mọi toan tính rất logic và khoa học cho cuộc đời.

Điểm lại du sinh Việt sang Hoa Kỳ có thể chia làm 4 loại.

Loại đầu tiên là con của các nhà giàu - có thể nhà giàu có cả các con ông cháu cha. Họ ra đi để trở về lo cho sự nghiệp của họ và gia tộc đang trên ngai vàng quyền lực hoặc của cải. Loại này, đa phần học hành đàng hoàng, vì họ được sự định hướng trước, và trách nhiệm của gia đình, dòng tộc làm họ không xao nhãng.

Loại thứ hai là nhà giàu mới nổi. Loại này có nhiều lý do để ra đi. Người ra đi để trở về lo cho doanh nghiệp của gia đình. Kẻ ra đi để tạo dựng một cơ nghiệp tại Hoa Kỳ, sau đó mang theo gia đình đi theo. Còn những kẻ ra đi để tìm đường tỵ nạn giáo dục, vì ở nhà có nhiều cám dỗ, thì sang Hoa Kỳ còn lắm cám dỗ chết người hơn - và họ thất bại.

Quảng cáo sex ở thành phố cờ bạc Las Vegas bằng xe bus chạy vòng quanh thành phố. Cứ 3 phút có một chuyến xe chạy qua, với hình ảnh, số điện thoại và địa chỉ website. Nếu tuổi trẻ không nghị lực, bản lĩnh mà thừa tiền thì chưa nói đến cờ bạc, heroin, thì các nơi này cũng là nơi để sa ngã.

Loại thứ ba là những bạn trẻ sinh ra trong gia đình mô phạm, có truyền thống học hành, nhưng giàu có. Họ được cưng chiều ở trong nước. Dù họ có khả năng, nhưng vì quá đủ điều kiện khi sang du học, nên họ kém kỹ năng mềm. Họ học rất tốt, nhưng ra trường không tìm được việc. Họ cứ học mãi, từ trung học lên hết đại học, không tìm được việc, họ sợ quay về sẽ khó có thể được cấp visa đi học tiếp. Cứ thế học học cao học, rồi tiến sĩ, nhưng công việc tìm được cũng chỉ là làm chui ở các quán phở hay tiệm ăn. Đây là một bi kịch cho những bạn trẻ thiếu kỹ năng mềm.

Loại cuối cùng là loại tự lực cánh sinh bằng con đường học bổng. Đa phần loại này thành công. Vì họ đã được chuẩn bị đầy đủ mọi kỹ năng học và sống trước khi đến Hoa Kỳ. Họ không thành công ở Hoa Kỳ thì về lại nước nhà, họ cũng luôn năng động và gặt hái thành công.

Tôi có tiếp xúc tất cả 4 loại du sinh Việt mà tôi phân loại ở trên. Có người vì nhà giàu cưng chiều con cái. Gia đình mua nhà cửa xe hơi để các cháu ăn học nên người. Nhưng các cháu lại gây phiền toái cho gia đình vì tai nạn giao thông, tốn kém cho gia đình đến bạc triệu đô la cho y tế và thương tật, giờ thân tàn ma dại chả biết học gì. Có trẻ, mua cả một chiếc mobihome - nhà di động trên xe - trang bị đầy đủ đồ chơi có thể liên lạc khắp toàn cầu chỉ để ăn chơi, và lúc nào muốn học thì ghé qua trường để "tham quan" chụp hình đưa lên mạng, nhằm chứng minh với gia đình là mình có đi học!

Đau khổ hơn là những trẻ không đủ tự tin, và khả năng ngoại ngữ, vì đi học là do gia đình sợ ở quê nhà sẽ hư đốn hoặc không thể cạnh tranh vào đại học, nên ép chuối non sang Hoa Kỳ học tập. Thiếu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, thiếu kỹ năng mềm giao tiếp, thiếu cả hiểu biết văn hóa để hội nhập, hậu quả là tự kỷ ám thị và tâm thần phải đi điều trị bỏ dở việc học, nhưng không dám về, vì sợ sẽ không được quay lại học tập ở Hoa Kỳ.

Có trẻ học hành rất tốt, nhưng phần vì lo sợ sẽ không được cấp visa quay lại Hoa Kỳ, nên cứ ở và học lỳ từ cấp này đến cấp nọ mà không cập nhật visa khi chuyển từ trung học hay community college lên đại học 4 năm, và chỉ sống ở Hoa Kỳ bằng tấm giấy I-20 của nhà trường. Cuối cùng xin việc không được mà về cũng không xong, gia đình phải viện trợ để sống sau gần 10 năm học tập ở Hoa Kỳ tốn kém cả triệu đô la, mặc dù, trẻ cũng biết phụ giúp gia đình bằng cách đi làm phục vụ viên chui ở các quán phở, nhà hàng.

Thành công nhất các trẻ thuộc loại 1% đi du học bằng học bổng, và chứng tỏ tài năng để hãng xưởng cho công ăn việc làm và thẻ xanh thường trú nhân ở Mỹ. Nhưng không phải dễ dàng để có được thành công này. Hầu hết những trẻ có thành công này đều chứng tỏ năng lực vượt trội của mình khi còn trên ghế nhà trường. Từ đó giáo sư sẽ đảm bảo, giới thiệu việc làm, và chứng minh năng lực với hãng xưởng.

Thành công thứ hai là trẻ nhà giàu có doanh nghiệp đầu tư ở Mỹ để kiếm thẻ xanh. Nhưng không phải trẻ nào cũng có thể làm tốt nhiệm vụ này với gia đình. Nếu gia đình không có đủ kinh tế to lớn thì việc giữ cho doanh nghiệp tồn tại nuôi quân bằng đồng lương ở Mỹ ít nhất 10 nhân công trong 5 năm thì cũng sạt nghiệp và quay trở về, khi chưa có được là công dân Hoa Kỳ.

Thành công thứ ba, tuy thực dụng, nhưng hiệu quả nhất, và chấp nhận hội nhập với văn hóa Mỹ lại là các cô gái trẻ du học và lấy chồng Tây để "được" ở lại đàng hoàng như một công dân thực thụ. Cũng có những chàng trai lấy cô gái Việt ở xứ Cờ Hoa để ở lại. Nhưng bất cập nhất là những chàng trai du sinh cặp bồ và lấy gái Tây, do bất cập văn hóa, đuôi chuột quậy hũ mỡ cũng lắm gian nan.

Song có một vấn đề mà các du học sinh khi đến Hoa Kỳ ít quan tâm đến là, yếu tố quan hệ với cộng đồng. Đây là yếu tố thành bại của du sinh bất kỳ quốc gia nào đến Hoa Kỳ, kể cả dân di dân sang xứ Cờ Hoa. Yếu tố mà ngay cả trong xét tuyển vào bất kỳ cấp học nào ở Hoa Kỳ nó cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng - hoạt động ngoại khóa, làm việc tình nguyện và tạo sự liên lạc với giáo sư, nhà trường và cộng đồng. Hãy nghĩ mà xem, Bill Gates và Steve Jobs, Mark Zuckerberg, hay bất kỳ tỷ phú nào của Hoa Kỳ, họ giàu không phải chuyên môn, mà họ giàu nhờ vào yếu tố quan hệ cộng đồng - kỹ năng mềm - sau khi có ý tưởng mới của người khác, chứ không phải chính họ nghĩ ra!

Hương Mắm Ruốc và Mắm Thuyền Nan đang tạo nên tên tuổi Việt từ một du sinh Việt Nam trở về từ Úc. Ảnh của bà chủ trẻ Hương Mắm Ruốc.

Hãy chuẩn bị cho mình một hành trang, và mục tiêu chính xác, đầy đủ trước khi du học, dù bạn du học ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này, chứ không riêng gì ở Hoa Kỳ. Chưa chắc bạn ở lại Hoa Kỳ đã là hay, và cũng chưa chắc bạn quay về quê hương đã là dở. Hãy nhìn xem có những Hương Mắm Ruốc đã từ bỏ Úc, quay về quê hương Quảng Trị cày lên sỏi đá để làm nên sự nghiệp và thương hiệu Việt Nam.

Asia Clinic, 9h34' ngày thứ Bảy, 08/3/2014

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

KÝ SỰ HOA KỲ 4: VÌ DÂN, DO DÂN VÀ CỦA DÂN

Bài đọc liên quan:
+ Ký sự Hoa Kỳ 1: Người Việt và Hoa Kỳ
+ Ký sự Hoa Kỳ 2: Sự khác biệt của Hoa Kỳ
+ Ký sự Hoa Kỳ 3: Giải quyết những bất cập

Để hiểu tại sao người dân Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc điên cuồng, đóng thuế nhiều và ăn chơi hết mình tôi xin tiếp tục chuỗi ký sự phần 4 này. Quyền của người dân được sống và mưu cầu hạnh phúc như hiến định ở Hòa Kỳ được xem là tối thượng. Cái hiến pháp mà cụ Hồ đã sao y bản chính để làm tuyên ngôn độc lập cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng chưa bao giờ thực hiện được trong 69 năm qua ở Việt Nam.

Câu chuyện Tôn Dật Tiên đưa ra chủ nghĩa Tam Dân - dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc - để làm nên nền Cộng Hòa ở Trung Hoa, kết thúc chủ nghĩa Phong Kiến kéo dài hàng ngàn năm, cũng chỉ là một cách sao chép lại hiến pháp Hoa Kỳ theo một hệ quả của nền Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân làm ra.

Bất kỳ ai đến Hoa Kỳ cũng thấy thể chế Hoa Kỳ đúng mực của dân, do dân và vì dân. Trẻ sinh ra đi học đến 18 tuổi - là tuổi trẻ có thể tự lập làm ra tiền - thì được xã hội lo ăn học không tốn tiền. Người già trên 65 tuổi thì được lãnh tiền trợ cấp xã hội đủ để sống riêng hoặc ở các Dưỡng Lão Viện, dù người đó chưa bao giờ phải đóng một đồng thuế nào cho xã hội hoặc không thu nhập - no income - suốt cả đời, nhưng con cái họ vẫn được học hành đến thành đạt.

Để minh chứng rõ ràng cho cái vì dân của thể chế ở Hoa Kỳ, tôi xin ví dụ cụ thể một trường hợp. Tôi có người bạn đồng nghiệp thân thiết, từ thời ở Việt Nam di cư sang Hoa Kỳ. Vì không chịu hội nhập, nên gia đình anh thuộc dạng không có thu nhập - no income - chứ không phải thu nhập thấp - low income - nhưng 5 đứa con anh đã có 2 đứa vào Harvard với học bổng toàn phần. Hiện một đứa con đầu đang là năm cuối dược sỹ, và đứa thứ hai là học năm đầu bác sỹ. Ba đứa còn lại học phổ thông không tốn tiền. Anh ta hằng ngày chỉ lo đưa đón con cái học hành, và chăm sóc chúng nhờ vào sự giúp đỡ của các em của anh ta. Đây là một bi kịch, nhưng cũng là một minh chứng cho thể chế Hoa Kỳ quá tốt đẹp. Có nằm mơ anh ta ở Việt Nam cũng không thể lo cho con cái như hiện tại, dù anh ta là bác sỹ có tài ngày ấy và cả bây giờ, anh ấy về Việt Nam cũng không thiếu chỗ mời mọc anh đi làm với mức lương không dưới 3.000USD/tháng. Tôi năn nỉ anh về, nhưng anh từ chối. Vì đã quen sống với một xã hội công bằng, minh bạch, và nhân bản, không thể về để sống ở nước Việt, nơi trăm nhớ, ngàn thương, chôn nhau cắt rốn của anh. Anh tâm sự: "Nước Việt mình là nơi đi để mà nhớ, chứ không phải nơi ở để mà thương!". Đứt ruột.

Hình 1: Nơi đánh dấu các hình xanh đỏ là nơi cần phải mở một con đường nối từ Freeway 210 ở phía Bắc đến freeway 710 ở phía Nam Los Angeles, nhằm giải quyết ách tắc giao thông lượng xe tải đi từ các bang trong đất liền chuyển hàng hóa sang Califonia để đi đến toàn cầu. Đoạn này khoảng hơn 20km. Chính phủ California đã đề nghị dân cư thuộc các thành phố Pasadena, Monterey Park đền bù giải tỏa để làm đường từ 2010 đến nay nhưng dân không đồng ý.

Còn của dân và do dân xin đơn cử trường hợp dân vùng Nam Los Angeles và Bắc Los Angeles có hai xa lộ liên Bang:  Freeway 10 xuyên bang Đông Tây. Freeway 5 xuyên bang Bắc Nam. Các bến cảng của Los Angeles như Long Beach, Hungtinton Beach, Seal Beach, San Pedro, Rancho Palos Verdes, Palos Verdes Estase, Newport Beach, v.v... ở phía Tây là trung tâm luân chuyển hàng hóa đi khắp toàn cầu. Nhưng sau chuyến di dân 30/4/1975, California trở thành nơi đất lành chim đậu của các cư dân toàn cầu. Mặc dù, diện tích Califonia hơn 2 lần lãnh thổ Việt Nam, và dân số chưa đến một nửa Việt Nam - 38 triệu. Nhưng với xa lộ như mạng nhện của Califonia cũng không thể giảm ách tắc giao thông theo kiểu Mỹ. Chính quyền Los Angeles đã đưa ra đề nghị mở một con đường nối thông từ Freeway 5 sang Freeway 10, qua 2 freeway 210 và 710 của tiểu bang để cho xe tải vận chuyển hàng hóa xuống bến cảng, mà không gây ách tắc giao thông. (xem hình 1)

Hình 2: Làm rõ đoàn đường màu xanh dương nối từ xa lộ 210 ở phía Bắc đến xa lộ 710 ở phía Nam Los Angeles, chỉ khoảng 20km, nhưng dân không đồng ý và chính phủ California đành ngậm bồ hoàn làm ngọt 4 năm qua. Dân chúng California phải đi đường vòng xa hơn 30km, và chịu cảnh tắc giao thông trên xa lộ được phép chạy 70miles/h, nhưng phải chịu còn chỉ 20 - 35miles/h vào giờ tan tầm.

Nhưng những đề đạt của chính phủ California đã 4 năm nay mà dân cư 2 thành phố Monterey Park và Pasadena không đồng ý, nên chuyện quy hoạch để giải quyết ách tắc giao thông, và rút ngắn đoạn đường đi từ Bắc Los Angeles xuống Tây Nam Los Angeles xuống ngắn hơn 30km đường đi vẫn chưa thực hiện được(xem hình 2). Nhà cửa ở khu vực cần giải phóng, đền bù của dân khu vực này trung bình nhà giá thấp khoảng vài trăm ngàn đô la, trung bình khoảng 1.8 - 2 triệu đô la Mỹ, cao thì đến hơn chục triệu đô la Mỹ. Dù chính phủ sẵn sàng đền bù, nhưng khó khăn nhất là khu vực Pasadena là dân trí thức có các trường đại học danh tiếng như UCLA - University of California, Los Angeles - và Caltech - California Institute of Technology đang xếp hạng số 1 toàn cầu năm 2014 này. Họ không muốn khu vực này nhiều xe đi qua, ồn ào làm ảnh hưởng đến việc học tập và nghiên cứu, và mất cảnh quang thiên nhiên quá đẹp đã có từ thập niên 1950 đến nay.

Người dân thành phố Pasadena của Hạt Los Angeles thuộc bang California không muốn ở gần con đường đi qua những căn nhà yên tỉnh và thơ mộng như thế này, mặc dù chính quyền California quy hoạch để giúp tránh kẹt xe và giảm ngắn đường đi cho dân chúng, và chính phủ thất bại trong dự án làm đường.

Những kẻ tuyên truyền xấu cứ lấy hình ảnh dân vô gia cư - homeless - ở Mỹ để tuyên truyền xứ Mẽo đầy rẫy bất công. Nhưng họ giấu thông tin rằng, dân homeless của Mẽo 70% là dân bị bệnh tâm thần, 30% là dân nghiện ngập. Chính phủ Mỹ đã xây dựng những  Dưỡng Trí Viện cho họ từ thập niên 1950, ban đầu họ được cảnh sát mang vào những viện này để nuôi nhờ vào các tổ chức từ thiện. Nhưng các tổ chức nhân quyền ở Mỹ lên án rằng, làm như thế là đi ngược với hiến pháp Mỹ - mọi người sinh ra đều có quyền sống và mưu cầu hạnh phúc. Nên họ muốn ở thì ở, muốn ra đường xin ăn thì ra tùy theo ý thích của họ. Và chúng ta không khó để tìm thấy homeless ở bất kỳ các thành phố của Hoa Kỳ. Thế mới là tự do, độc lập và hạnh phúc đến từng người dân, dù là người không còn trí não để nhận biết cuộc sống thế nào là hạnh phúc hay khổ đau.

Ở Hoa Kỳ, đơn vị hành chánh quan trọng nhất là thành phố. Giống như ở Việt Nam đơn vị hành chánh quan trọng nhất là cấp phường xã. Thành phố của Hoa Kỳ là cấp thấp nhất như phường xã ở ta, nhưng là nơi quyết định vận mệnh của từng quốc gia - tiểu bang - và lớn hơn là toàn liên bang. Nếu ở cấp thành phố Hoa Kỳ mà không đồng ý thì tổng thống Hoa Kỳ cũng chịu thua. Mà mọi nhân viên từ thấp đến cao của chính phủ tại thành phố là người làm công ăn lương của dân đóng thuế, nên mọi ý kiến của thành phố là ý của dân - hay nói cách khác, ý dân là ý trời bang ra.

Ở Hoa Kỳ, người dân tin yêu nhất là cảnh sát và lính cứu hỏa. Mọi người sống chả bao giờ thấy chính quyền đến thăm hỏi. Nhưng khi gặp nạn thì 911 là số điện thoại bất kỳ ai cũng biết phải gọi, và mọi việc bất an của dân thì, cảnh sát là nơi họ gửi trọn niềm tin yêu.

Nếu như ở Việt Nam thì làm sao có được những cái thật sự vì dân, của dân và do dân như thế. Chúng ta thấy nhan nhản cảnh chính quyền nhà nước Việt Nam ức hiếp dân lành chiếm đất, đến nỗi dân phải tự chế bom xăng để tự vệ và phải vào tù như trường hợp của Vi Văn Tùng, Vi Văn Thế, hay của anh em Đoàn Văn Vươn. Hình ảnh cướp giết hiếp này đang diễn ra ở nơi mà chúng ta tự sướng bằng cách tự thủ dâm tinh thần là, nước ta hạnh phúc gấp ngàn lần bọn "tư bổn giãy đành đạch" hoài mà chưa chết. Nhưng chúng ta lại đang thấy chỉ có các xứ hạnh phúc ngàn lần như chúng ta là, đang lo sợ cái chết đang đến như Liên Xô, Đông Âu trong quá khứ, và hiện tại của Ukraina trong những ngày qua.

Asia Clinic, 16h59' ngày thứ Bảy, 01/3/2014