nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

UKRAINA ĐỪNG TƯỞNG BỞ

Bài đọc liên quan:

Bắt đầu từ chính sách phên giậu của nước Nga, Vitor Yanukovic đã hạ bệ nữ thủ tướng đẹp nhất thế giới, và bỏ tù bà Yulia Tymoshenko. Mới chỉ năm quyền chỉ 4 năm - tháng 02/2010 đến tháng 02/2014 - nhưng Yanukovic đã trở thành một tay tham nhũng khét tiếng lên đến 70 tỷ đô la Mỹ, đã bị FBI tịch thu, cũng nhờ chính sách làm phên giậu cho Nga. Kinh tế Ukraina sụp đổ, mọi nổ lực của dân Ukraina gia nhập EU để thoát cảnh đớn hèn của một chư hầu kiểu mới của Nga theo kiểu phên giậu mà tôi đã viết một bài vào tháng 01/2014 này.

Tâm sự với các bạn trẻ có bộ óc khủng là những du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Họ đã từng là phái đoàn đại diện cho mô hình Liên Hiệp Quốc của các trường đại học Hoa Kỳ hằng năm tham gia cuộc thi Model United Nations. Họ nói, thế giới có tam cường quốc phân tranh - Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa - các nhược tiểu lâng bang hay cường quốc cùng phe của 3 cường quốc này là những đồng minh hay chư hầu thực sự. Nhưng trong các chư hầu đó, chỉ có vài quốc gia là phên giậu, vùng đệm để cho ba cường quốc kia thực hiện những ý đồ lợi ích trong chiến lược toàn cầu và xuất khẩu chiến tranh.

Những phên giậu thực sự mà 3 cường quốc này không thể nào buông đó là: 

Hoa Kỳ chỉ có duy nhất Israel là đồng minh vĩnh viễn, mặc dù Israel ở xa Hoa Kỳ, nhưng lại là quốc gia nắm yết hầu ở Trung Đông - giếng dầu toàn cầu - mặt nhìn ra Địa Trung Hải, mặt nhìn vào Trung Đông và Bắc Phi. Hễ đọng đến bất kỳ quốc gia nào cũng được, nhưng động đến Israel, thì Hoa Kỳ sẵn sàng sống chết để bảo vệ. Trong các phên giậu của các cường quốc, Israel là quốc gia hùng cường và độc lập tự chủ nhất, vì có khi Israel còn điều khiển cả Hoa Kỳ phải bảo vệ họ. Bằng chứng là, khi các quốc gia Ả Rập vây nhau hủy diệt Israel 1970, thì Hoa Kỳ buộc phải bỏ Đông Dương để ký hiệp định Paris rút quân khỏi miền Nam Việt Nam để chuyển trục sang Trung Đông, bảo vệ Israel và nắm giếng dầu của thế giới. Khi Israel đủ mạnh kiềm chế Trung Đông, Iran và Nga suy yếu, trong khi đó Trung Hoa hung hăng thì Hoa Kỳ chuyển trục lại Châu Á Thái Bình Dương - TPP: TransPacific Partnership.

Trung Hoa có Bắc Hàn và Đông Dương được xem là chư hầu và phên giậu không thể để mất. Dù Hoa Kỳ có thay chân Pháp ở Đông Dương, nhưng dưới chiến lược trường kỳ kháng chiến, và nướng quân kéo dài, Trung Hoa đã điều khiển được Bắc Việt Nam làm nản lòng Hoa Kỳ, và phải rút lui khỏi Thái Bình Dương, lo cho Israel như đã viết ở trên. Câu chuyện này sẽ bàn ở một lần khác. Bây giờ ta nói chuyện Ukraina và Crimea.

Nga thì có Ukraina, Georgia(còn gọi là Gruzia) và Kazakhstan. Ba quốc gia này là đồng minh và là chư hầu vĩnh viễn của Nga, vì có biên giới tiếp giáp với Nga, mà nhìn ra Biển Đen và biển Caspian. Còn nhớ năm 2008, Georgia muốn thoát ra khỏi Nga, chỉ tuyên bố chia sẻ thông tin Rada với NATO thì cuộc chiến Nam Ossetia nổ ra, và cuối cùng Georgia phải thần phục Nga. 

Những đặc điểm chung của các "đồng minh" không thể bỏ của 3 cường quốc đều có địa chính trị quan trọng không thể bỏ. Nếu Trung Hoa dùng Bắc Hàn và Đông Dương để làm bàn đạp nắm châu Á và Thái Bình Dương, thì Nga dùng 3 quốc gia này để nắm Địa Trung Hải, Tây Âu, Đông Âu, và Bắc Phi. 

Riêng Ukraina là một quốc gia lắm lận đận trong lịch sử. Cùng lập quốc với Nga vào thế kỷ thứ 9 sau Tây Lịch, nhưng lại trải qua nhiều thời kỳ bị làm thuộc địa và phân chia. Đầu tiên là thuộc địa của Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn. Sau khi Mông Cổ suy tàn, thì Ukraina lại bị Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ xâu xé. Mãi đến thế kỷ 19, Đế chế Nga hùng cường lấn chiến quanh vùng, Ukraina nằm lọt thỏm giữa Nga. Cho nên sau Cách mạng tháng 10 Nga, thì năm 1922 Ukraina chủ động liên kết với Nga trở thành 2 thành viên chính thức để đồng sáng lập ra Liên Bang Xô Viết, nhằm tránh họa chiến tranh. Mãi đến 1991, sau khi gia nhập Liên Bang Xô Viết 69 năm, Ukraina độc lập ly khia Nga nhờ vào Liên Xô sụp đổ.

Bây giờ nói đến Ukraina, nhưng không phải trọn bộ quốc gia này, mà chỉ khu tự trị Crimea. Thực ra trước thế kỷ 15 Crimea thuộc Ý, và sau đó, từ thế kỷ 15 đến 18 Crimea thuộc đế chế Ottoman. Kể từ sau thế kỷ 18, thuộc Đế chế Nga, song với chính sách bành trướng dân Nga sang Ukraina, Nikita Sergeyevich Khrushchyov - tổng bí thư kế nhiệm Stalin - cho phép Crimea sáp nhập vào Ukraina theo thể chế cộng hòa tự trị. Có nghĩa là, hiến pháp của Crimea riêng, nhưng theo luật pháp của Ukraina.

Nước Nga hậu Xô Viết là một con gấu bị thương. Nga đã mất sức mạnh cường quốc dẫn đầu cánh tả về cả thế lẫn lực. Vì dân Nga và cơ sở hạ tầng Nga chưa quen với nền kinh tế thị trường tự do sau 70 năm tàn phá dưới chế độ cộng sản do Lenin vẽ ra theo chủ thuyết Marx phi khoa học. Cho nên thời tổng thống Elsin là một bi kịch của nước Nga, như một trọc phú chân đất lên phố thị làm ăn sạch cả gia sản. Nhưng Elsin sáng suốt tìm ra một Putin sắc máu để gầy dựng lại nước Nga. Đến hôm nay vết thương Gấu Nga đã lành, nhưng nước Nga như con gấu đã già. Nga vẫn chưa là quốc gia của sáng tạo, nên chỉ biết mỗi việc bán tài nguyên để ăn, và xuất khẩu vũ khí để duy trì sức mạnh vai u thịt bắp.

Tài nguyên nước Nga là to lớn nhất thế giới ở vùng Siberia - Tây Bá Lợi Á cũ của Mông Cổ - mà đế chế Nga xâm chiếm sau khi Mông cổ suy tàn. Cả Tây, Đông Âu lệ thuộc vào khí gas của Nga để sưởi ấm vào mùa đông đến. Nên việc bán tài nguyên của Nga lại là một quyền lực mềm mà Nga nắn gân đối với châu Âu.

Hai sức mạnh cứng và mềm thời Putin được phát huy đến đỉnh điểm, nhưng khả năng của Nga hậu Xô Viết có hạn. Nên 2011, cuộc cách mạng Hoa Nhài mà Nga không đủ sức để giữ phên giậu Bắc Phi của mình như Libya, và đang ốm yếu với Syria không biết ngày nào phải buông? Giờ lại mất Ukraina, nhưng phải giữ Crimea.

Nga buộc phải giữ Crimea để còn kiềm chế Ukraina - một "đồng minh" không thể để mất. Với lý do, nhân dân Crimea tự quyết là lý lẽ có vẻ chân chính nhất. Nhưng nó là cái xương hóc trong họng nước Nga vì nhiều lý lẽ.

Thứ nhất, sức mạnh mềm nước Nga lại là tử huyệt của Nga một khi quốc hội Hoa Kỳ cho phép thông qua việc xuất khẩu công nghệ vắt đá phiến sét - shale - thành khí gas và dầu hỏa sang từng quốc gia của châu Âu. Lúc đó, 80% thu nhập của nước Nga từ khí gas và dầu hỏa chỉ còn lại thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Hoa. Nó cũng giống như Iraq của Saddam Hussein chết đói trên những giếng dầu. Khi mà Hoa Kỳ sẽ là quốc gia sản xuất dầu hỏa và khí gas lớn nhất thế giới vào 2015. Vì cho đến nay đã có 4 quốc gia Đông Âu đăng ký mua khí gas Hoa Kỳ, để tẩy chay Nga.

Lý lẽ thứ hai nước Nga hóc xương khi cả châu Âu và Hoa Kỳ cùng tẩy chay Nga, hôm nay EU đã tuyên bố rằng, EU không muốn đối đầu với Nga trong câu chuyện Crimea, nhưng EU buộc phải chuẩn bị hồ sơ danh sách đen để phong tỏa và đóng băng tài sản các nhân vật chủ chốt khi cần thiết. Trong đó có các nhân vật của Nga,EU và Hoa Kỳ cùng tuyên bố. Một sức mạnh mềm xem như vô tận của bọn tư bản giãy đành đạch mãi mà không chết, lại lớn mạnh từng ngày, mà phe cánh tả cả trăm năm nữa chưa chắc đã có được.

Cuối cùng là, nhân dân Ukraina không muốn phải lầm than cực khổ làm chư hầu và phên giậu của Nga. Nga biết phận mình, sức mình, Nga chỉ đòi lại Crimea, không đủ sức cán đán cả Ukraina là một điều cho thấy nước Nga ngày nay không còn là con Gấu vĩ đại, một tay ôm cả bầu trời cộng sản tàn ác.

Với tay sang Ukraina có cùng đường biên giới còn không đủ sức với của Nga, nói chi các chính khách Việt Nam đang mong Nga với tay đến tận Thái Bình Dương - cụ thể là quân cảng Cam Ranh - để cứu mình trước thảm họa Trung Hoa?

Nhưng dù đánh đổi bất kỳ cái gì thì, chắc chắn bằng mọi giá Putin phải lấy lại Crimea từ Ukraina, như đã chiếm South Ossetia từ Georgia năm 2008. Vì không lấy lại Crimea thì ông Putin biết ăn nói làm sao với dân Nga trong nước, và 70% dân Nga ở Crimea, mặc dù sáp nhập Crimea vào Nga chưa chắc gì dân Nga ở Crimea tốt hơn là Crimea tự trị thuộc Ukraina.

Hãy nghĩ mà xem, khi 3 lý lẽ trên cùng tấn công nước Nga, thì bao lâu nữa chiếc ghế của Putin sẽ sụp như Gaddafi đã sụp cách nay 3 năm, khi nhân dân Nga cùng khổ trên đống tài nguyên, họ nổi dậy đánh đổ Putin? Cả phương Tây Hoa Kỳ và Nga đừng tưởng bở!

Asia Clinic, 17h35' ngày thứ Tư, 12/3/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét