nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

5 NĂM ĐẠO LUẬT AFFORDABLE CARE ACT RA ĐỜI

Marcelas Owens đang ở nhà Trắng chứng kiến lễ ký quyết định Affordable Care Act ra đời.

Hôm nay là ngày đánh dấu 5 năm cậu bé Marcelas Owens 11 tuổi mất mẹ. Năm 2007, mẹ của Marcelas Owens đã mất việc và mất cả bảo hiểm xã hội. Ngày 23/3/2010 bà đã qua đời khi bà ngả bệnh, bỏ lại cậu bé Marcelas Owens khi chỉ mới 6 tuổi, không cha, vô gia cư. Hình ảnh ấy đã thúc giục ông Barack Obama đưa ra chương trình Obama Care.

Thực chất chương trình Obama Care là việc làm nối tiếp của một chương trình cải tổ y tế giáo dục của phe dân chủ có từ hơn nửa thế kỷ qua. Nó đã được cựu tổng thống Bill Clinton khơi lại và cố gắng hiện thực suốt 2 nhiệm kỳ của ông nhưng thất bại. Bây giờ ông Obama tiếp nối con đường đó.

Nó đã được tranh cãi quyết liệt ở quốc hội Hoa Kỳ, cả thượng lẫn hạ viện giữa 2 phe cộng hòa và dân chủ. Phe cộng hòa cho rằng chương trình Obama Care nói riêng và bảo hiểm xã hội của phe dân chủ nói chung là một kiểu giẫm lên vết nhơ của cộng sản. Nó sẽ làm cho công dân Mỹ tha hóa, ngồi không ăn bám, vì sẽ có nhiều thế hệ ra đời không làm mà muốn hưởng thụ. Hậu quả của nó sẽ làm nước Mỹ tụt hậu, không còn là siêu cường số một thế giới.

Hình châm biếm của phe Cộng hòa khi Obama Care được ông Obama đưa ra từ năm 2010.

Như tôi đã viết trong một bài trên blog của mình, thực chất ở Hoa Kỳ,  dân chủ là cộng sản sa lon, còn cộng hòa là tư bản diều hâu. Cả 2 cùng đưa nước Mỹ đến siêu cường số 1 toàn cầu, khi nước Mỹ trao nhiệm vụ cho họ.

Sau 2 năm tranh cãi, sửa tới, sửa lui đạo luật, mỗi phe nhún nhường một số điều khoản cho phù hợp. Và khi quốc hội Hoa Kỳ với phần đông là dân chủ chiếm đa số ở nhiệm kỳ trước của ông Obama, thì nó đã được thông qua với số phiếu thắng sít sao chỉ có 3 phiếu.

Và tổng thống Barack Obama đã ký đạo luật Affordable Care Act. Marcelas Owens đã bay đấn Washington DC để dự lễ kỷ niệm 5 năm dự luật ra đời.


Cho đến nay, đã có hơn 16 triệu người Mỹ đã đạt được bảo hiểm y tế loại này của Obama Care.

76 triệu người Mỹ đang được hưởng lợi từ bảo hiểm y tế dự phòng.

Và có tới 129 triệu người Mỹ có bệnh từ trước không còn có nguy cơ bị từ chối bảo hiểm.


5 năm trước Obama đã ký đạo luật Affordable Care Act vào ngày 23/3/2010

Nước Mỹ là thế, mọi cái đều được đem ra tranh cãi quyết liệt đến nhiều thập kỷ để rồi có quyết định tốt nhất cho dân, cho nước. Không như các quốc gia cộng sản, mọi quyết định chỉ vì quyền lợi của nhóm đảng cướp cầm quyền.

Các bạn nào muốn hiểu thêm về Bảo hiểm y tế và Obama Care, nếu chưa đọc thì nên đọc 3 bài viết về đề tài này của tôi cách đây cũng 5 năm vào những ngày này trên Tạp chí Tia Sáng và trên blog sau:




Và nếu thấy có lợi cho mình thì hãy click chuột vào link sau để ủng hộ cho Go West Foundation: https://gowestfoundation.org/ung-ho/

Xin cảm ơn, ngày mới tốt đẹp.

Asia Clinic, 8h25' ngày thứ Ba, 24/3/2015

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

DAMAGING DONG NAI RIVER MEANS TOAN THINH PHAT WILL DAMAGE ITSELF

Translated by Ngoc Nhi Nguyen

Introduction

I have lived in Saigon for 32 years from 1983 to now. From then until the late 1990s Saigon was never flooded by tides or heavy rains. Six years ago - in 2009 - I wrote: 300 years to build and 30 years to tear down to show Saigon government that, after they carried out various urban improvement projects south of Saigon, filling in lakes and ponds to build the residential area Phu My Hung, that it caused flooding in the city of Saigon. Although later, Saigon had Mr Huynh Ngoc Sy's water supply and drainage systems costing tens of thousands of billions, but the city still got flooded in the rainy season.

This is the rule of balance of nature. So, when our ancestors built a house, they would dig a pond and use the dug up dirt to build the house foundation, and use the pond for livestock and crops, but no one would fill ponds and lakes to create new land, causing a water shortage, leading to so called "climate change" causing the high tide to flood the city.

This type of environmental destruction, flooding is now not only in Saigon, but in most cities across the country. Hanoi, Quy Nhon, Can Tho, Thu Dau Mot, etc all become flooded in the rainy season. It is a consequence of learning how to do economics from the Chinese: Exchanging land resources for infrastructure to promote artificial economic growth, through investment and speculative real estate sales.

Dong Nai River panoramic view from the airplane - Photo of Nguoi Dua Tin Newspaper.

During the economic crisis from 2008 until now due to real estate freezing, many businesses fall into bad debt, due to non-core business, such as EVN, PVN, and the joint-stock commercial banks struggle . But Toan Thinh Phat thought that filling up part of Dong Nai river to create new land to serve the real estate business can be more successful in areas where construction is landlocked, and sales are difficult.

Toan Thinh Phat's project is a fundamental mistake

Photo 1: Googloe Earth the area filling up of the Dong Nai River area marked (please click on image to enlarget figure)

Let's look at photo 1, we see the plan to landfill the area circled in red is a mistake scientifically. It will cause inevitable consequences, this area will be washed away by Dong Nai river water after a few rainy seasons. How can I be so sure? Because:

Firstly, Dong Nai River upstream is in the direction toward the junction before dividing into the intersection at Cu Lao Pho. Water will flow from upstream through the area of the new land created by Toan Thinh Phat, and then the flow is divided into branches. This includes a reclining junction with the wider Ghenh bridge on one end, and the narrower Hiep Hoa bridge at the other. The triangular piece of land sticking out like a nose is Cu Lao Pho.


Photo 2 & 3: Areas of Toan Thinh Phat Project filling up the Dong Nai River is marked

The location of landfill to build the new urban areas along the Dong Nai River by Toan Thinh Phat is at the inward curved spot where the river expands prior to branching. (See photo 2 & 3)

Secondly, it is no coincidence that after millions of years the river has these curves. Rivers always have curves, due to the damages caused by the uneven deposits of alluvial on each side, with the river flow turbulent on one bank and still on the other, either with low tide or high tide.

The recessive side is named by our ancestors as the washed away side; the bulging side is named the bulging side. The water flow is always more turbulent on the recessive side and more tranquil without any waves smashing into the bulging side. This is due to the alluvial river bed, deep on one side and shallow on the other. It is responsible for creating the bends of the river.

The formation of this turning point does not only depend on the river bottom, flow and hydrodynamic effects of the flow, but also depends on the soil mechanics on the two sides. Of course, the recessive side is always weaker than the bulging side.

The land which Toan Thinh Phat is creating is on the recessive side. It will be quickly eroded by the river as the impact of the hydrodynamic force is strongest here.

Normal water flow can wear down stones, but flood water can destroy even mountain. So that the area that Toan Thinh Phat creates will soon be washed away by the flood water of Dong Nai River.

Third, upstream of Dong Nai river is the largest dam of the South - Tri An hydroelectric dam. Every rainy season, flood water is released from the dam. Although it was well researched and so well built by the French back in the French colonial period, that is is very safe in regulating water flow downstream. But with deforestation, like the two incidences where the government had to cancel dam projects 6 and 6A also in Dong Nai province in late September 2013, showed there is major lack of forestry to hold water when the rainy season comes.

And even if there is no recess and bulging of the two river banks, is the artificial land that Toan Thinh Phat creates qualifies technically and scientifically to remain after a few seasons of flooding? Because Dong Nai river 's shape is already like that since the beginning of time, not created recently that it can be easily filled in.

Consequently, this added piece of land will push the water flow directly into the nose end of Cu Lao Pho in the future. Cu Lao Pho had the grave, and now the shrine of Admiral Nguyen Huu Canh - the general who was the first to develop the South over 300 years ago - it is the land of national monuments. What will it become?

So, is that land by Toan Thinh Phat worth the money that the people will have to pay to live in peace with the floods caused by the Dong Nai River in the rainy season?

Field of the Dong Nai River to date of 03/26/2015 - Tuoi Tre Newspaper

Discussion

Our country in 25 years opening up economically has adopted the development strategy of China: exchange natural resources and land to build infrastructure, for economic development, is only an unstable economic strategy, there is no long-term sustainability.

Now, resources are depleted , environment destroyed, but they still cut down trees hundreds of years old in Hanoi, is it not like a stab in the lungs of the people of Hanoi? And filling up the river to make land, is that not the same as destroying the water supply to 6 provinces in the South East and Saigon?

Storm floods in Lai Chau province, Viet Nam in June 2014

The greatest resource of a nation is its people - as I wrote earlier this year. Which country has leaders who know to improve human creativity to the highest level, is the country with the greatest powers, even if the population is only half of ours, like South Korea. The country that only knows how to sell all the resources given by the ancestors for money will forever be a backward country, even China has 1.4 billion people, the total output of the national economy as the world's second, but Mr Ly Khac Cuong had to admit on the 16/03/2015 that, ''China is still a developing country in every sense of the word."

Conclusion

The decision to cut those trees in Ha Noi due to funding up to 73 billions is a mistake to show that the ability and vision of the leaders of the country's capital are poor, but they had to stop due to the pressure and knowledge of the people.

Will the leaders in Dong Nai province see the mistakes and poor vision in allowing Toan Thinh Phat carrying on the land fill project, to stop the project as the leaders in Hanoi?

If the leaders of Dong Nai province, for some reason that is hard to say, can not yet see its errors, will the prime minister and government of Vietnam make the decision to discontinue Toan Thinh Phat's erroneous and dangerous project? as they were wise enough to make the decision to stop hydropower projects 6 and 6A previously also by Dong Nai officials?

Why not do the embankment along the Dong Nai river and build Cach Mang Thang Tam Road along Dong Nai River the same as Vo Van Kiet Boulevard in Saigon, but has to build urban areas by filling in the river, to qualify for " improving urban beauty"?

Asia Clinic, 15'15' Sunday, 22/3/2015

LẤP SÔNG ĐỒNG NAI LÀ TOÀN THỊNH PHÁT TỰ LẤP MÌNH

Bài đọc liên quan:
+ 300 năm xây và 30 năm phá

Toàn cảnh sông Đồng Nai nhìn từ máy bay - Ảnh của Người Đưa Tin.

Dẫn nhập

Tôi sống ở Sài Gòn từ năm 1983 đến nay đã 32 năm. Từ đó đến cuối thập niên 1990 Sài Gòn không bao giờ bị ngập do thủy triều hay do mưa lớn. Sáu năm trước - năm 2009 - tôi viết bài: 300 năm xây và 30 năm phá là để cho chính quyền Sài Gòn thấy rằng, khi họ làm dự án khu đô thị phía Nam Sài Gòn, lấp đầm hồ, ao để xây khu đô thị Phú Mỹ Hưng, thì mới gây ra cảnh ngập lụt thành phố Sài Gòn. Mặc dù sau đó, Sài Gòn đã có cái dự án cấp thoát nước hàng chục ngàn tỷ của ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nhưng vẫn ngập vào mùa mưa.

Quy luật cân bằng của tạo hóa là ở chỗ này. Cho nên, xưa ông bà ta khi xây một căn nhà thì đào ao lấy đất làm nhà, và ao làm nơi chăn nuôi, trồng trọt, chứ không ai đi lấp ao, đầm hồ để tạo ra đất bán ăn, để rồi thiếu nơi chứa nước, và hậu quả gọi là "biến đổi khí hậu" gây ra "triều cường" ngập lụt thành phố.

Cảnh hủy hoại môi trường, ngập lụt này bây giờ không chỉ ở Sài Gòn, mà còn ở hầu hết các thành phố trong cả nước. Hà Nội, Quy Nhơn, Cần Thơ, Thủ Dầu Một, etc khi mùa mưa đến. Nó là hậu quả của bài toán kinh tế học theo Trung Hoa: Đổi quỹ  tài nguyên đất đai làm cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách giả tạo, thông qua đầu tư, và đầu cơ kinh doanh bất động sản.

Trong cơn khủng hoảng kinh tế nước nhà từ năm 2008 đến nay do bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp lâm vào nợ xấu, do kinh doanh ngoài ngành, như EVN, PVN, và các ngân hàng thương mại cổ phần đều khốn đốn. Nhưng Tòan Thịnh Phát lại nghĩ ra sáng kiến lấp sông Đồng Nai để xây khu đô thị ven sông phục vụ cho kinh doanh bất động sản có thể thành công hơn là xây dựng ở những nơi nằm trong đất liền, khó bán buôn.

Dự án của Tòan Thịnh Phát là một sai lầm cơ bản

Ảnh 1: Googloe Earth khu vực lấp sông Đồng Nai được đánh dấu(hãy click chuột vào hình để phóng t hình ra sẽ xem rõ hơn)

Hãy nhìn ảnh 1, chúng ta thấy những đặc điểm sau đây cho thấy dự án lấp đất ở khu vực được khoanh vòng tròn đỏ trên là một sai lầm về mặt khoa học. Nó sẽ gây hậu quả không tránh khỏi là, khu đất này sẽ bị nước sông Đồng Nai thổi trôi chỉ trong vài mùa mưa lũ. Tại sao tôi chắc chắn thế? Ví:

Thứ nhất, thượng nguồn sông Đồng Nai ở phía hướng về hướng trước khi tạo ra ngả ba sông và doi đất Cù Lao Phố. Nước thượng nguồn sẽ đổ từ trên rồi đi qua khu vực lấp sông của Tòan Thịnh Phát, rồi mới đến chỗ chia làm ngả ba sông. Ngả ba này gồm một ngả có cây cầu Ghềnh rộng hơn, và một ngả có cầu Hiệp Hòa, hẹp hơn. Doi đất có cái mũi như hình tam giác nhô ra tại ngả ba là Cù Lao Phố.

Vị trí lấp đất để làm khu đô thị ven sông Đồng Nai của Tòan Thịnh Phát là vị trí lõm vào của dòng sông Đồng Nai bị uốn quanh trước khi đến ngả ba sông. (Xem thêm ảnh 2&3)

Ảnh 2 và 3: Phần lõm vào của khu vực lấp sông và nhánh sông đi qua cầu Hiệp Hòa ôm lấy Cù Lao Phố, sau đó hợp long với nhánh chính đổ ra biển(hãy click chuột vào hình để phóng t hình ra sẽ xem rõ hơn)

Thứ hai, không phải ngẫu nhiên sau hàng triệu năm mà sông lại có hình dáng của những khúc quanh. Sông luôn có những khúc quanh, là do bên lở bên bồi do địa hình đáy sông và lòng sông, mà nước chảy siết ở một bên, và lặng lờ ở một bên, khi nước lớn hay nước ròng.

Phần lõm, ông bà mình bảo là bên lở; phần lồi, của khúc quanh ông bà mình bảo là bên bồi đắp. Nước luôn chảy chảy siết ở phần lõm - bên lở. Và ngược lại, nước chảy lặng lờ, không có sóng đánh vào bờ ở bên bồi. Đó là do đáy sông nông ở bên bồi, và sâu ở bên lở. Nó là nguyên nhân để tạo ra những khúc quanh của dòng sông.

Sự hình thành những khúc quanh này không phải chỉ tùy thuộc vào đáy sông, dòng chảy và tác động thủy động lực học của dòng chảy, mà còn phụ thuộc vào cơ học đất của 2 bờ. Dĩ nhiên, bờ lở lúc nào cũng yếu hơn bờ bồi.

Khu đất mà, Tòan Thịnh Phát lấp sông là khu đất thuộc bên lở. Nó sẽ bị dòng sông xói mòn và tác động lực thủy động lực học mạnh nhất vào đây.

Nước chảy thì đá cũng mòn, nhưng nước lũ thì núi cũng bay. Thế thì khu đất mà Tòan Thịnh Phát lấp sông để tạo thành, không chóng thì chày cũng bị nước lũ sông Đồng Nai cuốn trôi.

Thứ ba, thượng nguồn sông Đồng Nai có đập thủy điện lớn nhất phía Nam - Đập thủy điện Trị An. Cứ mỗi mùa mưa đến, đập này xả lũ. Mặc dù đập này đã được Pháp khảo sát thiết kế từ thời Pháp thuộc rất an toàn trong việc điều hòa lượng nước hạ nguồn. Nhưng với tình trạng phá rừng, như vụ việc chính phủ phải hủy bỏ dự án đập thủy điện 6, 6A cũng của tỉnh Đồng Nai hồi cuối tháng 9 năm 2013, cho thấy sẽ thiếu rừng thượng nguồn giữ nước khi mùa mưa đến.

Trong âm nhạc câu: "bên lở bên bồi" của dòng sông cũng được ghi nhận

Nhưng dù có không lở, không bồi thì liệu việc lấn sông nhân tạo của Toàn Thịnh Phát có đủ khả năng về mặt kỹ thuật, công nghệ để giữ được đất qua vài mùa mưa lũ của sông Đồng Nai không? Vì lòng sông Đồng Nai có từ khi khai sơn lập địa của trái đất, chứ không phải mới có hôm nay mà dễ dàng muốn là lấp.

Hậu quả nắn dòng này sẽ đẩy dòng chảy của nước thúc thẳng vào mũi Cù Lao Phố trong tương lai. Ở Cù Lao Phố đã từng có mộ phần, và giờ là miếu thờ của Tướng quân Nguyễn Hữu Cảnh - một tướng công đầu mở cõi làm ra miền Nam hơn 300 năm trước - là vùng đất của di tích quốc gia. Liệu nó sẽ ra sao?

Thế thì, liệu khu đất mà Tòan Thịnh Phát có đáng để dân chúng bỏ tiền ra mua mà sống yên ổn với những trận lũ lụt do sông Đồng Nai gây ra khi mùa mưa lũ đến?

Hình thực địa vụ lấp sông Đồng Nai đến ngày 26/3/2015 của Báo Tuổi Trẻ(Click chuột vào để cho hình lớn và rõ hơn)

Luận

Đất nước ta trong 25 năm năm cởi trói với chiến lược phát triển kinh tế của Trung Hoa: đổi tài nguyên, đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm phát triển kinh tế, chỉ là một chiến lược kinh tế ăn xổi ở thì, không có tính bền vũng dài lâu. 

Bây giờ, tài nguyên đã cạn, môi trường đã hủy hoại, nhưng chặt cây trăm tuổi ở Hà Nội, khác nào tự đâm vào lá phổi của dân Hà Nội? Lại còn lấp sông để làm ra đất kinh doanh, thì khác nào tự hủy hoại nguồn nước nuôi sống cả 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn?

Đây là 2 clips lũ quét Lai Châu vào tháng 6/2014, ở Việt Nam mình vùng núi phía Bắc đã từng xảy ra khoảng 10 năm nay, vào mùa mưa. Tương lai sẽ còn xảy ra ở khắp mọi miền đất nước với cách bán tài nguyên môi trường như hiện nay để kiếm ăn?

Tài nguyên to lớn nhất của một quốc gia là con người - như tôi đã từng viết đầu năm nay. Quốc gia nào có lãnh đạo biết nâng sức sáng tạo của con người đến tối ưu, thì đất nước ấy sẽ là cường quốc, dù ít dân hơn ta một nửa như Hàn Quốc. Còn quốc gia nào chỉ biết bán của để dành của tổ tiên thì mãi là một quốc gia chậm tiến, ngay cả Trung Hoa có đến 1,4 tỷ dân, tổng sản lượng kinh tế quốc dân thứ hai thế giới, nhưng ông Lý Khắc Cường phải công nhận hôm 16/3/2015 rằng, ''Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển theo mọi nghĩa của từ này."

Kết

Quyết định chặt cây vì tiền tài trợ của Hà Nội lên đến 73 tỷ đồng là một sai lầm cho thấy khả năng và tầm nhìn của lạnh đạo một thủ đô đất nước quá kém, nhưng chính họ đã phải dừng lại trước áp lực và sự hiểu biết của nhân dân.

Liệu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai có thấy được sai sót và kém tầm nhìn của mình trong việc cho phép dự án lấp sông bán đất của Tòan Thịnh Phát, và cho dừng dự án như lãnh đạo Hà Nội hay không?

Nếu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai vì một lý do khó nói nào đó, vẫn chưa thấy sai sót, thì liệu thủ tướng chính phủ Việt Nam có quyết định ngưng dự án sai lầm, nguy hiểm này của Tòan Thịnh Phát và của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, như đã từng quyết định sáng suốt buộc phải dừng dự án thủy điện 6 và 6A trước đây cũng của tỉnh Đồng Nai gây ra không?

Tại sao không làm bờ kè dọc theo sông Đồng Nai và con đường Cách Mạng Tháng Tám dọc sông Đồng Nai như đại lộ Võ Văn Kiệt ở Sài Gòn, mà phải làm khu đô thị bằng cách lấp sông, mới gọi là tạo vẻ đẹp cảnh quang đô thị?

Asia Clinic, 15h15' Chúa Nhựt, 22/3/2015

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

HÀ NỘI CHẶT CÂY TRĂM TUỔI ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bài đọc liên quan: 

Lân đầu tiên tôi mới nghe nói quan niệm là đốn hạ 6700 cây xanh có đến hàng chục đến hơn 100 tuổi ở 200 đường phố Hà Nội, để trồng lại cây mới nhằm bảo vệ môi trường và cảnh quan giao thông, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, do lãnh đạo Hà Nội đưa ra. Nên tôi xin ghi lại hình ảnh để lưu lại một quan niệm mới mà thế giới chưa thấy ở đâu làm.

Thi công dự án đường sắt trên cao: Được khuyến cáo chặt 9 cây, Hà Nội chặt hàng loạt

I. Những con đường Hà Nội rợp bóng cây xanh trăm tuổi trước khi bị chặt phá để tạo cảnh quang giao thông thông thoáng:







II. Người dân Hà Nội phản đối chặt cây xanh, nhưng UBND Hà Nội bảo người dân ủng hộ thay thế cây xanh, và không cần hỏi dân:














III. Cảnh chặt phá cây xanh trăm tuổi ở Hà Nội, mà không cần quan tâm đến ý kiến của dân và các nhà khoa học môi trường:






















IV: Và hàng cây mới lên ngôi:




Con đường đẹp nhất Hà Nội trước và sau khi chặt cây và trồng cây mới

V. Chặt cây để phá hủy lá phổi Hà Nội xong, người ta trồng lại cây non và treo tranh cổ động môi trường xanh:


VI. Người ký quyết định là ông tân phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng, cựu giám đốc sở giao thông vận tải Hà Nội. Ông Hùng mới được phong chức phó chủ tịch Hà Nội vào ngày 18/4/2014. Có lẽ, nôn nóng chạy đua vào ghế nóng và kiếm ngân lượng chạy đua nên ông đã ký quyết định bù lỗ này? 

Theo đề án cải tạo thay thế cây xanh của Sở Xây dựng trình TP, năm 2015 này Hà Nội sẽ thay thế, trồng lại hơn 6.700 cây xanh trên 200 tuyến phố, với nguồn kinh phí thực hiện hơn 73 tỷ đồngNếu chặt hạ mà tốn 73 tỷ đồng thì tôi xung phong xin chặt hạ chỉ lấy gỗ thôi, không lây đồng nào





VII. Còn 1 năm nữa là lãnh đạo các tỉnh thành kể cả thủ đô có người sẽ về hưu sau đại hội lần thứ XII của đảng cầm quyền. Không biết sự kiện đâm vào lá phổi Hà Nội và sự kiện sẽ về hưu vào 2016 có liên quan gì với nhau theo kiểu tư duy nhiệm kỳ? 

Asia Clinic, 12h25' ngày thứ Sáu, 20/3/2015