nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TRUNG HOA?


Bài viết của tác giả:

Bài đọc liên quan:

Bài viết gốc: Chinese Values?

Joschka Fischer là Ngoại trưởng và Phó thủ tướng Đứcgiai đoạn 1998-2005, một thời kỳ được đánh dấu bởi quan điểm về quốc phòng mạnh mẽ của ông về sự tham gia của Đức trong việc can thiệp của NATO ở Kosovo năm 1999, sau đó ông phản đối mạnh mẽ về chiến tranh ở Iraq. Fischer tham gia chính trị sau khi tham gia các cuộc biểu tình đối lập về chính trị xã hội trong những năm 1960s và 1970s, và ông đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Xanh của Đức, đảng mà ông đã lãnh đạo trong gần hai thập kỷ.

BÁ LINH Hiện nay có thể có chút nghi ngờ hợp lý rằng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ thống trị thế giới trong thế kỷ 21. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tiềm năng chiến lược, thị trường nội địa to lớn, và đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng, giáo dục, và nghiên cứu và phát triển, cũng như sự tăng cường xây dựng quân đội to lớn của Trung Hoa, đã cho thấy điều đó. Điều này có nghĩa là, về chính trị và kinh tế, chúng ta đang bước vào một thế kỷ Đông Á và Đông Nam Á.

Vì sợ rằng chúng ta quên, nhưng hậu quả đối với thế giới sẽ còn tồi tệ hơn nếu sự đi lên của Trung Hoa thất bại. Nhưng thế giới này sẽ như thế nào? Chúng ta có thể thấy trước quyền lực về địa chính trị của Trung Hoa, nhưng những giá trị nền tảng gì sẽ làm nên việc thực hiện quyền lực đó?

Chính sách của Trung Hoa về "Bốn Hiện đại hóa" (công nghiệp, nông nghiệp, quân sự, và khoa học - công nghệ) đã củng cố sự trỗi dậy của Trung Hoa kể từ cuối những năm 1970 đã không giúp được việc trả lời cho câu hỏi đó, bởi vì "Năm hiện đại hóa" vẫn còn thiếu - đó là sự phát triển của nền dân chủ và giá trị của pháp luật. Thật vậy, hiện đại hóa chính trị phải đối mặt với đa số chống đối từ Đảng Cộng sản Trung Hoa, họ không quan tâm đến việc từ bỏ quyền lực đơn nguyên. Hơn nữa, hầu như mọi tư tưởng đều chỉ quan tâm đến ngăn chặn việc chuyển đổi sang một hệ thống đa nguyên, xung đột chính trị thực sự sẽ là rủi ro, nguy cơ sẽ phát triển một nền cai trị độc đảng kéo dài (và đặc quyền tham nhũng đi kèm với nó) vẫn còn tồn tại.

Về y thức hệ, lãnh đạo Trung Hoa từ chối các quyền con người, dân chủ, và pháp quyền. Trên cơ sở sự bất đồng với những giá trị được cho là phổ quát của thế giới, thì Trung Hoa cho nó như một con chim mồi (*stalking horse) chỉ lợi ích của phương Tây, và họ khước từ, do đó họ xem việc này như là một vấn đề của lòng tự trọng (self-respect). Trung Hoa sẽ không bao giờ bàn luận trở lại với phương Tây về quân sự, vì vậy quân sự không nên đem ra làm chuẩn mực của phương Tây.

Và ở đây chúng ta quay trở lại với khái niệm "những giá trị châu Á", ban đầu được phát triển tại Singapore và Malaysia. Nhưng cho đến ngày nay, sau ba thập kỷ, ý nghĩa của nó vẫn chưa rõ ràng. Về cơ bản, khái niệm của chữ "phục vụ" để biện minh cho chủ nghĩa tập thể, độc tài cai trị bằng cách quy kết nó với văn hóa và truyền thống địa phương, với quyền tự chủ quy định tại các điều khoản của sự khác biệt - có nghĩa là, sự khác biệt những nguyên lý giá trị giữa Trung Hoa và phương Tây. Như vậy, "những giá trị châu Á" không phải là những tiêu chuẩn phổ quát, là một chiến lược tự vệ đã được khai thác để đồng nhất văn hóa và truyền thống vào chính trịcủa Trung Hoa.

Với lịch sử chủ nghĩa thực dân ở châu Á của phương Tây, Trung Hoa mong muốn duy trì một bản sắc khác biệt là cả hai vấn đề hợp pháp và dễ hiểu, nó cũng như là niềm tin ở nhiều nước châu Á - đầu tiên và quan trọng nhất Trung Hoa - mà đã có thời nó được dùng để bảo vệ các quan điểm . Tuy nhiên, các nỗ lực để duy trì quyền lực của một quốc gia, nhu cầu cho một bản sắc riêng biệt "châu Á", và mong muốn giải quyết các quan điểm lịch sử sẽ không giải quyết được vấn đề quy phạm pháp luật làm trổi dậy một Trung Hoa mới nổi như là quyền lực thống trị của thế kỷ.

Làm thế nào để câu hỏi đó được trả lời là điều quan yếu, bởi vì nó sẽ xác định đặc trưng của một quyền lực toàn cầu, và do đó làm thế nào để Trung Hoa quan hệ với các quốc gia khác, những nước yếu hơn. Khi một quốc gia trở thành một cường quốc của thế giới thì tiềm năng và ý nghĩa chiến lược của nó phải đủ khả năng để tiếp cận toàn cầu. Và, như một quy luật, những quốc gia như vậy sau đó cố gắng bảo vệ lợi ích của mình bằng cách áp đặt sự ưu thế của mình (quyền bá chủ), đó là một công thức cho những xung đột nguy hiểm, nếu cường quốc đó chỉ biết dựa vào cưỡng chế hơn là hợp tác.

Sự thích nghi của thế giới với một cấu trúc bá quyền toàn cầu còn lại sau chiến tranh lạnh - trong đó các cường quốc thế giới đảm bảo một trật tự quốc tế. Liên Xô không có ý thức hệ chống lại phương Tây, bởi vì chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là những phát minh của phương Tây, mà Liên Xô chỉ chống phương Tây về lĩnh vực chính trị. Và nó đã thất bại không chỉ vì những lý do kinh tế, mà còn vì những hành vi đối nội và đối ngoại của Liên Xô được xây dựng trên sự ép buộc, và bất đồng.

Ngược lại, mô hình kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ, và phương Tây, với các quyền cá nhân và xã hội cởi mở, đã tỏ ra là vũ khí sắc bén nhất của nó trong Chiến tranh Lạnh. Mỹ chiếm ưu thế không phải vì ưu thế quân sự của nó, bởi vì quyền lực mềm của nó, và độc quyền của nó không dựa vào một nền tảng cưỡng chế (mặc dù nó cũng tỷ lệ nhỏ cưỡng chế bên trong), nhưng phần lớn là dựa vào sự đồng thuận.

Con đường nào để cho Trung Hoa sẽ lựa chọn? Trong khi Trung Hoa sẽ không thay đổi nền văn minh cổ xưa và đáng ngưỡng mộ của mình, thì nó lại công nhận sự trổi dậy của nó để lang chạ với những mô hình hiện đại hóa của phương Tây đương đại - những thành tựu to lớn của Đặng Tiểu Bình, người đã đưa đất nước Trung Hoa như ngày hôm nay từ cách đây hơn ba thập kỷ. Nhưng câu hỏi quyết định về hiện đại hóa chính trị vẫn chưa có ai trả lời.

Rõ ràng, lợi ích quốc gia, và đôi khi là quyền lực thuần túy, đóng vai trò một phần ở Mỹ và các nước phương Tây khác nhờ vào áp dụng các giá trị nhân quyền, giá trị của pháp luật, dân chủ và đa nguyên. Nhưng các giá trị này không chỉ là cánh cửa sổ tư tưởng được trang trí bằng những tấm rèm đẹp cho lợi ích của phương Tây, trong thực tế, các giá trị đó là quyền căn bản của mỗi con người. Chúng như không khí để thở, và còn hơn thế nữa trong một thời đại toàn cầu hóa toàn diện.

Sự đóng góp của châu Á - đặc biệt Trung Hoa - đến sự phát triển của các giá trị có khuynh hướng toàn cầu là không thể dự đoán được, nhưng chắc chắn nó sẽ đến nếucông cuộc "Năm hiện đại hóa" dẫn đến sự thay đổi chính trị của Trung Hoa. Để Trung Hoa trở thành một cường quốc có tiếng nói quyết định đáng kể với thế giới, buộc Trung Hoa phải đối mặt với vấn đề thứ năm này.

@Project - Syndicate 2012
Ghi chú của người dịch:
* Stalking Horse: Đúng nghĩa của nó là ngựa mồi. Từ stalking horse xuất phát từ những người thợ săn bắn. Họ thấy rằng khi đi săn bắn thì các loài động vật sẽ sợ con người. Và khi họ dắt theo con ngựa của mình thì các loài động vật bị săn lùng sẽ không sợ và họ dễ dàng săn bắt. Ở ta khi đi bẫy chim thường dùng chim mồi. Với các nước cộng sản thì chim mồi dân chủ kiểu trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng thời Mao làm Đại Văn Cách thanh trừng phe nhóm, và thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm cũng giống tương tự. Và hiện nay ở Việt Nam, trên diễn đàn ảo không thiếu những loại chim mồi dân chủ chuyên dụ người khác đứng ra biểu tình, bất đồng chính kiến, etc...

BS Hồ Hải dịch – Tư gia – 20h30’ ngày thứ Hai, 30/4/2012

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

CHUYỆN ĐÔNG, CHUYỆN TÂY VÀ CHUYỆN NƯỚC VIỆT

Bài đọc liên quan:

Đứng trên phương diện triết học Đông phương, trái đất là đại vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ. Sự vận động đất trời và con người luôn mật thiết với nhau. Câu chuyện dời đô và đổi tên nước của Miến Điện đã làm thay đổi nhiều điều mới mẻ. Nhìn Đông, Tây và nhìn lại nước Việt để tiên đoán một tương lai là một việc cần làm.

Kinh tế Việt khoảng 5 năm nay đang đi vào thời kỳ suy thoái nặng nề. Chính trị Việt cũng đang trong cơn giông bão. Nhưng gần 2 năm nay trời đất Việt lại bình yên trước những biến động của thiên nhiên. Những cơn bão đến gần bờ đều trở thành áp thấp nhiệt đới và tan biến. Dù chúng có làm mất mác con người và của cải, nhưng có phần nhẹ nhàng hơn cách đây 2 năm trở về trước. 

Trên đây những thực tế khách quan chung nhất mà ai cũng thấy một sự biến chuyển ngược chiều giữa nhân định và thiên định. Những gì thiên định đều dự báo trước cho cái nhân định phải đi đến. Dù nhân định hôm nay u ám, nhưng thiên định cho ta thấy một tương lai gần tốt đẹp. Nên hôm nay xin trải lòng với nhân định để nhìn đến cái thiên định tương lai.

Liệu tương lai gần ở nước Việt sẽ có ai đóng vai trò như Thein Sein hoặc Putin hoặc Bạc Hy Lai để có một sự thay da đổi thịt cho nước Việt? Ta hãy cùng nhìn vấn đề bằng tư duy khách quan về ba nhân vật này để soi sáng nước Việt trong thời kỳ mới - thời kỳ mà những dịch chuyển toàn cầu sẽ rất quan trọng đối với nước Việt và khu vực.

--------------------------------
Hãy bắt đầu từ Trung Hoa

Hãy bắt đầu bằng Bạc Hy Lai - người mà chỉ gần đây thôi, Trung Hoa ca ngất trời - nhưng hiện là tội đồ của đảng cộng sản Trung Hoa. Có rất nhiều thông tin xấu về họ Bạc từ Trung Hoa và từ Đông sang Tây. Nhưng có một điều chắc chắn là, hễ đến thời điểm trao quyền lực cho một thế hệ mới thì Trung Hoa luôn có một cuộc thanh trừng phe nhóm.

Thời Mao chuyển sang cho Đặng phải có tứ nhân bang phải vào nhà tù và ra đi trong quang lạnh.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, và một Thiên An Môn đẩm máu. Đặng đã xây dựng một tư bản nhà nước đơn nguyên mang màu sắc Trung Hoa để bảo vệ đảng và giai cấp cầm quyền. Thời Đặng chuyển cho thế hệ thứ ba là Giang cũng phải có sự ra đi của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương.

Đến thời Giang chuyển quyền lực cho Hồ Cẩm Đào hiện nay cũng có sự ra đi của Trần Hy Đồng. Và bây giờ, sự ra đi của họ Bạc không ngoài thanh trừng cá nhân vì tranh giành quyền lực.

Nhưng đứng trên cái nhìn của duy vật luận thì, tất cả chỉ là hiện tượng, đằng sau những sự kiện ấy là bản chất của vấn đề: để bảo vệ đảng cộng sản Trung Hoa vẫn nắm quyền binh và phục vụ quyền lợi cho tập thể những hoàng tộc đang cầm quyền ở Trung Hoa. Mọi sự nguy hiểm đến với tập thể các hoàng thân quốc thích của đảng cộng sản Trung Hoa đang cầm quyền đều bị tập thể còn lại trùm mền tiêu diệt - Họ Bạc hiện nay không ngoài hậu quả này.

Nhưng với tình hình nguy ngập từ nhiều phía ở cả 3 lĩnh vực: địa lợi, nhân hoà và thiên thời, nên gần đây câu chuyện Trung Hoa đã bắt đầu kêu gọi cải cách chính trị sai lầm, mặc dù với hình thái kinh tế chính trị tư bản nhà nước đã giúp Trung Hoa phát triển thần kỳ bằng cách vặt sức dân và bán tài nguyên môi trường trong 30 năm qua, để thành cường quốc thứ hai về kinh tế thế giới.

------------------------------
Ta thử nhìn sang Nga

Putin lại xuất hiện ở nước Nga trong một hoàn cảnh khác hoàn toàn với bối cảnh lịch sử và văn hoá của Trung Hoa, tuy ông cũng xuất thân từ một đảng viên cộng sản và là cựu nhân viên tình báo KGB. Văn hóa duy lý của phương Tây đã làm xuất hiện một Gorbachev, ông cải tổ với kinh tế, nhưng không đủ khả năng quản lý đã làm thay đổi chính trị Liên Xô.

Bối cảnh lúc ấy ra đời một Elsin để đẩy nền kinh tế nước Nga đến tận đáy. Nhưng với con mắt tinh tường của Elsin đã tìm ra một Putin đủ quyết đoán và thủ đoạn chính trường để gầy dựng một nước Nga trở lại hùng cường. Dù thế giới vẫn cho rằng Putin độc tài, nhưng nước Nga hiện nay đang cần một Putin và đó là giải pháp tốt nhất cho Gấu Nga sau một chấn thương trầm trọng. Và nước Nga hiện nay đang dần đi vào đúng những quy luật xã hội của loài người, khi hình thái chính trị xã hội Nga từ đơn nguyên chuyển sang đa nguyên, và diễn biến của cuộc bầu cử tổng thống tháng 3/2012 vừa qua cho thấy một nước Nga dân chủ hơn, giàu mạnh hơn trong tương lai.

----------------------------------
Bây giờ đến Miến Điện để nhìn sang Việt Nam

Hai cường quốc trên đã từng và hiện vẫn còn một là nước đã đi theo chủ thuyết đơn nguyên dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Khác hoàn toàn với Miến Điện và Việt Nam ở lịch sử, văn hóa và tầm vóc. Miến Điện, đất nước từng là thuộc địa của Vương Quốc Anh, được trả độc lập sau chiến tranh thế giới II - 1948. Miến Điện có biên giới chung với Trung Hoa cũng như Việt Nam và Lào. Miến Điện so với Trung Hoa thì nhỏ, song với Việt Nam và Lào thì không nhỏ. Họ đã có một thời gian oai hùng với một lứa trí thức dựng nước hùng cường ở thập niên 1960s và 1970s.

Trong trào lưu giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa vào thập niên 1970s, mà đứng đầu là Việt Nam ở khu vực Đông Á. Đông Dương rơi vào tay Trung Hoa qua học thuyết Nixon. Bối cảnh lịch sử buộc Miến Điện phải biết tự bảo vệ mình, chờ thời để phát triển. Trước khi làn sóng cộng sản tràn xuống Đông Dương, tầng lớp tinh hoa bị xem là độc tài quân phiệt Miến Điện đã kịp đổi tên từ Liên Bang Myanmar thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Myanmar, nhưng vẫn giữ hình thái chính trị đa nguyên vào năm 1974, để đối phó với sự bành trướng của Trung Hoa.

Sau những biến chuyển của toàn cầu do suy thoái kinh tế 2008, và những dấu hiệu bất ổn trong nội bộ Trung Hoa, cũng như hậu quả của cấm vận đã buộc Miến Điện cần một sự thay đổi. Đã có Than Shwe và Thein Sein. Phải thấy một đóng góp dũng cảm và tiên phong của Than Shwe. Vì nếu không có cái tiên phong cải cách chính trị đa nguyên của ông Than Shwe vào năm 1990, thông qua cuộc bầu cử đa nguyên đầu tiên ở Miến Điện sau 30 năm cai trị độc tài của quân sự, thì không có cải tổ kinh tế chính trị của ông Thein Sein hôm nay.

Chỉ trong vòng 3 năm sau khi được phong làm thủ tướng, ông Thein Sein đã thuyết phục hội đồng an ninh của nhà nước quân phiệt Miến Điện đổi tên nước thành Cộng Hoà Liên Bang Miến Điện. Và chỉ sau 1 năm làm tổng thống kiêm thủ tướng Miến Điện kể từ ngày 03/3/2011 đến nay ông đã biến một nước Miến Điện đa nguyên của người tiền nhiệm Than Shwe từ năm 1990, thay đổi thần kỳ.

Cũng giống như Việt Nam, hơn 20 năm chuyển đổi. Nhưng Miến Điện bắt đầu từ một chuyển đổi chính trị từ độc tài sang đa nguyên, và thả tù chính trị, để đi đến bầu cử đa nguyên có mặt của chính đảng đối lập của bà Aung Kyi. Và đến nay, dưới thời Thein Sein một cuộc chuyển hướng kinh tế và chính trị mạnh mẽ đi đúng quy luật xã hội học của nhân loại. Một Nam Phi kiểu mới ở Châu Á. Một triển vọng ở Đông Á có quá khứ là nơi đã sản sinh ra những, thủ tướng U Nu đưa Miến Điện thành một cường quốc ở Đông Á và U Thant đã là người đầu tiên ngoài phương tây nắm quyền ở Liên Hiệp Quốc suốt 1 thập niên từ 1961 đến 1971.

Ngược lại với Miến Điện, Việt nam cũng bắt đầu con đường đổi mới từ 1990, sau Liên Xô sụp đổ, cũng giống cách mà Đặng cải tổ Trung Hoa, Việt Nam cỡi trói kinh tế để tự cứu đảng, cứu giai cấp cầm quyền. Nhưng con đường đi của Việt Nam thì ngược lại với Miến Điện. Cỡi trói kinh tế trong khi vẫn giữ hình thái chính trị đơn nguyên.

Bộ phim The Lady nói về cuộc đời và sự nghiệp của chính trị gia Aung Kyi thông qua cuộc tình của bà và chồng bà trong vận mệnh thăng trầm của đất nước Miến Điện

Hai mươi hai năm củng cố chính trị vững chắc để cỡi trói kinh tế bắt đầu ở Miến Điện. Cũng ngần ấy thời gian cỡi trói kinh tế để đang sa lầy vào suy thoái và mục ruỗng chính trị của Việt nam đang buộc nền chính trị Việt phải có bộ đôi Than Shwe, Thein Sein và một chính khách như Bà Aung Kyi.

Nhưng đòi hỏi như một Aung Kyi thì nước Việt chưa và khó có thể có một con người ở thế hệ 1940s có đủ tầm học thức có bằng cấp kinh tế chính trị và triết học ở University of Oxford, cũng như xuất thân từ dòng dõi quý tộc, một lòng vì dân vì nước như Bà, đủ tầm để thấy công lao của Than Shwe cải tổ chính trị, nên yêu cầu không truy tố tội tham nhũng, độc tài của ông.

Song, Việt Nam có thể có một bộ đôi Than Shwe và Thein Sein như Miến Điện để nuôi dưỡng những thế hệ trẻ được đào tạo từ phương Tây và Mỹ đang được nuôi dưỡng và ươm mầm trong hệ thống hiện nay, để đưa một nước Việt đi đến hùng cường, đúng quy luật xã hội học.

 Tất cả mọi con đường đều đến La Mã. Dù đi ngược dòng chuyển đổi như Miến Điện - chính trị đi trước kinh tế theo sau. Hay đi xuôi dòng như Trung Hoa và Việt Nam, thì kinh tế vẫn là yếu tố quyết định chính trị. và ngược lại chính trị là yếu tố ảnh hưởng làm kềm hãm hoặc thúc đẩy kinh tế. Dù sớm có kinh tế tốt hơn như Trung Hoa và Việt Nam, nhưng sự phát triển vững bền và nhân bản thì chắc chắn Miến Điện sẽ tốt hơn, nếu Trung Hoa và Việt Nam không cải tổ chính trị đúng quy luật xã hội học.

Nếu trong cải tổ chính trị ở Miến Điện có một Than Shwe, thì cải tổ kinh tế ở Việt Nam có một Võ Văn Kiệt. Than Shwe đã tạo ra nền tảng cho Thein Sein hôm nay vững bước. Nhưng bao giờ cũng vậy, chính trị luôn ù lỳ và bảo thủ hơn kinh tế. Mọi cải tổ chính trị luôn đòi hỏi người tiên phong không những có tầm, có lực lượng và cả cái dũng với một sự quyết đoán đúng thời cơ chín mùi. 

Một mệnh lệnh thay đổi đã ra đời 22 năm qua và đã được thực tế hoá. Bây giờ là hiện thực hóa vấn đề phải thay đổi một cách đồng bộ và khoa học giữa kinh tế và chính trị. Liệu thời và vận có đưa Việt nam đi đến hùng cường như thiên định thời tiết của nước Việt trong gần 2 năm qua? Câu hỏi này còn chờ ở phía trước vì Việt nam đang cần có một nhân vật có cái dũng của Than Shwe và cái dung và dụng của Thein Sein, mà không thể là Putin do sự khác nhau văn hoá và tầm vóc. Việt Nam lại càng không cần đến một kiểu thanh trừng kiểu Trung Hoa như họ Bạc.

Vậy một Than Shwe của Việt Nam sẽ là ai, để có một Việt Nam có được thiên thời, địa lợi và nhân hòa? Thiên thời mưa thuận gió hòa trong vài năm qua và sự thay đổi chiến lược toàn cầu của các cường quốc đến Đông Á đã quá rõ. Địa lợi cũng đã được chứng minh khi 3 cường quốc phân tranh đang hội tụ về biển Đông và Việt Nam. Vấn đề nhân hòa vẫn đang chờ một nhân vật khác, có cả sự cải tổ chính trị của Than Shwe, và biết hòa hợp hòa giải dân tộc như Thein Sein.

Không ai hẹp hòi niềm tin cho chính mình để làm nên những ước mơ. Song để biến ước mơ thành hiện thực là điều không dễ. Tuy vậy, tôi vẫn tin vì đã thấy thấp thoáng một con người ở nước Việt trong thế hệ 1940s hội đủ tố chất của Than Shwe, để đặt nền tảng cải tổ chính trị. Nếu làm được như Than Shwe thì con người ấy sẽ là nhân vật gạch nối giữa 2 thời đại: Hồ Chí Minh và con người ấy. Lịch sử sẽ ghi công lao hay tội đồ là việc của hậu thế. Nếu không, thì quả là dân tộc và đất nước này mang nặng một lời nguyền muôn thuở của cuộc tàn sát chủng tộc khác trong cuộc Nam tiến: nhân quả, vay trả.

Asia Clinic, 9h30' ngày thứ Sáu, 27/4/2012

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

KHÔN NGOAN ĐỐI ĐÁP NGƯỜI NGOÀI

Bài đọc liên quan:
Nhìn lại 2009
Nhìn lại 2010

Mấy hôm nay, vấn đề đất đai đang nóng lên trở lại sau vụ Ngọn sóng đầu - Tiên Lãng - bằng vụ Văn Giang ở Hưng Yên. Cả hai vụ này đều có tiếng súng và kèm theo bạo lực. 

Cứ tưởng sau vụ Tiên Lãng, thì vụ Văn Giang chỉ có các bloggers và báo chí nước ngoài đưa tin, mà không thấy báo chí trong nước đưa tin, vì một lý do tế nhị nào đó. Nhưng sáng nay, như thường lệ, sau khi điểm tin trong ngày trong mục bình luận, tôi lại thấy báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng một cái tin dài: Vụ cưỡng chế tại Hưng Yên ngày 24.4: 1.000 công an tham gia, 20 người bị tạm giữ.hành chánh. Lòng mừng thầm, vì báo chí nước nhà cũng bắt đầu được phản ảnh những người thật, việc thật quan trọng đến cộng đồng. Nhưng rồi bài báo cũng chỉ tồn tại online trong hơn 1 giờ đồng hồ, và đã bị rút xuống. Nó khẳng định việc chiếm hữu không chỉ có tư liệu sản xuất, mà còn cả tư duy cộng đồng trong cách lãnh đạo đất nước của đảng cầm quyền.

Nếu vụ Tiên Lãng bạo lực là đạn hoa cải từ người dân bị cưỡng chế đất đai bắn ra không làm chết ai. Vụ Văn Giang lại có tiếng súng mà nghe ai cũng hiểu là súng thật và đạn thật sát thương, nhưng có lẽ bắn chỉ thiên. Điều đáng buồn là nhóm công an và người thi hành công vụ người Việt mặc thường phục, lại rất đông cùng nhau đánh đủ kiểu nào gậy, nào đấm đá một thường dân người Việt đang đứng trong sân nhà.


Xưa nhưng rất gần, nạn kiêu binh đã nổ ra khắp đất nước Việt vì người ta gọi là chống ngoại xâm. Nó đã nuốt vào lòng đất của xứ sở khổ đau này con số hàng triệu sinh linh. Máu đã đổ của bao thế hệ đi trước để có hòa bình, cho hôm nay có chút của hồi môn ông cha để lại. Nhưng của cải ấy bây giờ không ai được quyền sở hữu, mà chỉ được sử dụng, để rồi nay, diễn ra nạn kiêu binh.

Cũng là chuyện xưa ấy, cứ nghe là nạn kiêu binh vì giải phóng và thống nhất đất nước vì đánh ngoại xâm. Nhưng, nạn kiêu binh ấy cũng chỉ là nạn nồi da nấu thịt dân mình với nhau trong suốt từ 1954 đến 1975. Nay thì, nạn kiêu binh lại bị đẩy lên, vì chuyện dân mình theo đảng đấu với dân mình bảo vệ miếng đất cắm dùi kiếm cơm cháo qua ngày, trong cơn sụp đổ kinh tế do đảng làm ra có thể làm sụp đổ chế độ của đảng cầm quyền.

Cuối năm 2011, tôi có viết bài Nhìn đến 2013 là để tiên lượng những điều này sẽ xảy ra. Và khi nó xảy ra ở Tiên Lãng tôi đã có bài Mùi mù tạc họ nhà cải và hiến pháp, để nhắc lại cần phải sửa nhanh hình thái chính trị nước nhà, để có một nhà nước do dân, vì dân và dân làm chủ vận mệnh của mình. Nhưng xem ra không hiểu vì cái gì mà vẫn còn lắm đau thương.

Ở Miến Điện, nơi mà lâu nay chúng ta vẫn xem họ là một chế độ độc tài quân phiệt, nhưng nếu người hiểu biết vấn đề, thì Miến Điện chỉ có một thời kỳ hoãn binh để tránh nạn kiêu binh vì Trung Hoa bá quyền gieo rắc. Và hôm nay, họ đã đi đúng con đường mà nhân dân của họ và nhân loại toàn cầu mong mỏi. Tại sao? vì ở Miến Điện tầng lớp lãnh đạo trong mọi thời là tầng lớp tinh hoa có xuất thân từ giai cấp quý tộc. Có lẽ đó là sự khác biệt ở Miến Điện so với Việt Nam ta?

Ông bà mình có câu, khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Đá nhau đã hơn 20 năm trong cuộc chiến vì một tầng lớp bần cố nông, chưa đủ hay sao, mà nay còn hăng đá nhau vậy?

E rằng đất nước này khó tránh khỏi nạn kiêu binh nồi da nấu thịt tàn khốc thêm một lần nữa.

Asia Clinic, 13h24' ngày thứ Tư, 25/4/2012

Tôi thì rất ít khi copy và paste về những bài của nơi khác, nhưng hôm nay xin làm chuyện này về bài báo của Sài Gòn Tiếp Thị, vì lý do đặc biệt này để làm tư liệu cho bài viết vậy.

Vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công tại Hưng Yên ngày 24.4
1.000 công an tham gia, 20 người bị tạm giữ hành chính

SGTT.VN - Thông tin từ UBND tỉnh Hưng Yên chiều 24.4, xác nhận: lực lượng cưỡng chế có khoảng 1.000 người, mà nòng cốt là công an với sự hỗ trợ của cảnh sát cơ động cấp bộ, đã tiến hành thành công vụ việc “cưỡng chế – hỗ trợ thi công dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang” tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vào sáng 24.4.

Người dân xã Xuân Quan tiếp tục bàn tán tại cánh đồng nơi xảy ra vụ cưỡng chế, sau khi các lực lượng cưỡng chế đã rút lui. Ảnh: PV

Chiều 24.4, tại trụ sở UBND huyện Văn Giang, trao đổi nhanh với các phóng viên, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, ông Bùi Huy Thanh, thông tin: vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công bắt đầu từ lúc 7 giờ, và đến 10 giờ 30 đã kết thúc an toàn, không một người dân nào bị thương và không có chuyện nhà bị phá. Trả lời câu hỏi của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Thanh cho hay, lực lượng tham gia cưỡng chế và hỗ trợ khoảng 1.000 người, trong đó chủ yếu là công an huyện Văn Giang, với sự hỗ trợ của công an tỉnh và bộ cũng như có sự chứng kiến của đại diện viện Kiểm sát nhân dân. 

“Tuy nhiên, không hề có quân đội tham gia và cũng không hề có nổ súng như một số thông tin đã loan báo”, ông chánh văn phòng nói. Song, ông Thanh thừa nhận: “công an đã dùng hai quả đạn khói (ném chỉ thiên) để giải tán đám đông khoảng 200 người tụ tập, cản đường không cho xe vào công trường”. Về sự việc có hai cảnh sát bị thương và nhập viện, ông Thanh cũng xác nhận: “hai chiến sĩ cảnh sát cơ động bị xây xước nhẹ, đã được băng bó và xuất viện ngay sau đó”.

Ông Thanh cũng cho biết, kết thúc buổi cưỡng chế, các lực lượng chức năng đã tạm giữ hành chính 20 người để lấy lời khai, thu giữ một số chai xăng, gậy gộc và công an đã khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ.

Vẫn theo ông Thanh, trước khi cưỡng chế diễn ra, UBND huyện đã tổ chức đối thoại, thuyết phục nhân dân nhiều lần, đồng thời thông báo kế hoạch cưỡng chế để dân thu hoạch hoa màu nên trong vụ cưỡng chế sáng 24.4, không có chuyện phải cưỡng chế nhà cửa, hoa màu mà chủ yếu là san lấp mặt bằng để cho các đơn vị thi công.

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên tại hiện trường vụ cưỡng chế, từ hơn 7 giờ, hàng trăm người dân mà chủ yếu là các hộ dân có đất phải giao trong dự án đã tập trung khá đông tại con đường chính dẫn vào khu dự án. Nhiều người dân đã chặt cây, xếp gạch đá, đốt lửa để ngăn chặn các lực lượng chức năng tiến vào khu vực cưỡng chế.

Trong gần ba tiếng đồng hồ sau đó, trên loa truyền thanh của xã Xuân Quan, thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế hỗ trợ thi công dự án này đã được phát đi phát lại.

Hàng chục chốt công an, mỗi chốt khoảng mười cảnh sát đã được thiết lập với ít nhất ba vòng từ ngoài vào trong để ngăn chặn việc tụ tập đông người. Cả chục tấm biển “cấm quay phim – chụp ảnh” cũng được dựng lên khắp các con đường đổ về khu dự án.

Khoảng 7 giờ 30, hàng trăm chiến sĩ cảnh sát với áo chống đạn, khiên (lá chắn) tiến vào cánh đồng – nơi tiến hành cưỡng chế hỗ trợ thi công của xã Xuân Quan và đã gặp phải sự phản ứng của nhiều người dân.

Có ít nhất hai chiến sĩ cảnh sát cơ động đã bị gạch đá rơi trúng đầu, chân và được xe cảnh sát đưa ngay vào bệnh viện đa khoa Văn Giang. Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ của bệnh viện ghi hai cảnh sát này bị rách trán, chân, được băng bó và đã xuất viện ngay sau đó khoảng hai tiếng đồng hồ.

Đến khoảng 10 giờ, đám đông đã rời khỏi hiện trường, từng tốp cảnh sát cũng rút dần khỏi khu vực cưỡng chế. Riêng tại các chốt, lực lượng công an vẫn được bố trí nghiêm ngặt. Hàng chục cảnh sát đã phải ăn trưa tại hiện trường ngay giữa cánh đồng. Cùng lúc, khoảng vài chục chiếc xe xúc, xe ủi tiến vào cánh đồng tiến hành san ủi mặt bằng trong sự bảo vệ của lực lượng công an.

Tới hơn 11 giờ, vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công cơ bản hoàn thành, phần đông các lực lượng cảnh sát đã rút khỏi khu vực cánh đồng xã Xuân Quan.

Vào buổi chiều, khi chúng tôi quay lại khu vực cưỡng chế thì cả một khu vực cánh đồng rộng khoảng 5ha được san lấp vẫn còn ngổn ngang cây cối bị bật gốc. Một con hào dài hàng trăm mét cũng vừa được đào đắp ở vòng ngoài để bảo vệ các lực lượng thi công bên trong. Hàng chục người dân vẫn tụ tập bàn tán về cuộc cưỡng chế buổi sáng.

Nhóm phóng viên
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3.2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6.2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư.
Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao (thuộc huyện Văn Giang) và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nôi – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan (nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24.4) có 1.720 hộ trong diện giải toả với diện tích hơn 72ha, nhưng đến nay vẫn còn 166 hộ (5,72ha) chưa chịu bàn giao mặt bằng.
UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng. Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2 tiền đền bù, cộng với 35.000đ/m2 tiền “thưởng tiến độ” – là tiền hỗ trợ của chủ đầu tư.
Ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, nói rằng đây là dự án được áp mức đền bù cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cũng như được chủ đầu tư hỗ trợ tốt nhất. “Các hộ dân không chịu bàn giao là do có đối tượng xúi giục, họ chỉ đòi huỷ bỏ dự án chứ không hề có thắc mắc về giá đền bù thấp”, ông Thanh khẳng định.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

BÓNG MA BẮC HÀN


Bài viết cùng tác giả:+ Những ngày cuối cùng của Gaddafi 

Bài đọc liên quan:

Bài viết gốc: The Ghost of North Korea

Bài viết của bà Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản, cựu chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản, và hiện đang lãnh đạo phe đối lập trong Quốc Hội.

TOKYO - Lúc 7:39sáng ngày 13 tháng 4, giờ địa phương, Bắc Hàn đã bắn một tên lửa (mà nó được gọi là một vụ phóng vệ tinh) trong sự phản đối của gần như toàn bộ cộng đồng quốc tế. Trong một cách ngoan cố đó của Bắc Hàn, thế giới có cách của nó, bởi vì tên lửa đã phát nổ một phút sau khi cất cánh, mảnh vỡ của nó rơi vô hại xuống biển.

Bắc Hàn thường im lặng sau những lúc như vậy: "thất bại" không tồn tại trong từ điển chính trị của Bắc Hàn, do đó, thất bại này có thể không được báo cáo hoặc thảo luận. Phương tiện truyền thông của đất nướcnày thường xuyên che đậy bất kỳ những thất bại nào bằng những ca khúc thiết tha lòng yêu nước, ca ngợi khoa trương cho chế độ.

Nhưng lần này lại khác. Đằng sau những cảnh tượng ở Bắc Hàn thất bại. Trong những tuần tới, chúng ta có thể sẽ thấy một cuộc thanh trừng những người chịu trách nhiệmvề việc phóng tên lửa. Thật vậy, cuộc sống của các kỹ sư và nhà khoa học liên quan đến nhiệm vụ khởi động tên lửa có thể như mành treo chuông.

Hơn nữa, Bắc Hàn không thể phủ nhận sự thất bại này, bởi vì chế độ đã mời các phương tiện truyền thông quốc tế tham dự sự kiện - thậm chí cho phép các phóng viên nước ngoài vào phòng kiểm soát nhiệm vụ - để hợp pháp hóa nó như là một vụ phóng "vệ tinh" và không phải là một cuộc thử nghiệm vũ khí. "Thất bại" không thể che dấu được, do đó, nó đã nhanh chóng được thừa nhận.

Những gì đã được coi là một kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70 của Kim Chính Nhật(1), ngày 15 tháng 4, và bắt đầu chế độ mới dưới sự lãnh đạo của người nối ngôi ông, đứa con trai út, Kim Chính Ân, kết thúc là một màn buồn thảm. Thường dân tại Bình Nhưỡng nói với truyền thông nước ngoài, như một cái máy rằng, "thành công được sinh ra từ sự thất bại lặp đi lặp lại".

Đó là một ý kiến cảm tính. Các vụ phóng tên lửa được cho là một di sản của Kim Chính Nhật, người nhiệt thành tin tưởng rằng sự tồn tại của Bắc Hàn cần phải phát triển vũ khí hạt nhân và sinh hóa. Vì vậy, các vụ phóng tên lửa không thành công có lẽ có nghĩa là nối lại thử nghiệm hạt nhân theo sau những thử nghiệm trong những năm 2006 và 2009, là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, các nguyên tố phóng xạ, chẳng hạn như Krypton-85 hoặc Xenon-135, không được phát hiện trong bầu khí quyển sau những kiểm tra trước đó. Cũng như miền Bắc gọi tên lửa gần đây, một "vệ tinh", một vụ nổ dưới lòng đất gây ra bởi những chất nổ thông thường không thể được sử dụng như là một con bài mặc cả, trừ khi nó được gọi là một "thử nghiệm hạt nhân". Một cuộc thử nghiệm hạt nhân kế tiếp tương đương với 500-1.000 tấn thuốc nổ đã được đảm bảo bỡi Bắc Hàn có thể sẽ thực hiện sớm.

Việc ra mắt không thành công lần này cũng đánh dấu cho sự thất bại an ninh của Bắc Hàn, khi một chiến lược gia Hàn Quốc có được các đơn đặt hàng cuối cùng về di chúc của Kim Chính Nhật ở Bắc Hàn. Những chỉ thị trong di chúc này tầm thường đến mức được gọi chỉ là công việc của gia đình họ Kim. Di chúc chỉ ra rằng "các lời giáo huấn phải được thực hiện bởi Kim Kyong Hui" (em gái Kim Chính Nhật), "Kim Kyong Hui và Kim Chính Ân cần phải bảo bọc gia đình," và rằng "Kim Kyong Hui phải nắm lấy sự quản lý tất cả các tài sản hoàng tộc Kim trong và ngoài nước".

Phương tiện truyền thông nước ngoài thường tập trung vào vai trò của Kim KyongHui là vợ của người nắm quyền cai trị bên trong Bắc Hàn Jang SungTaek(2), nhưng, là em gái của Kim Chính Nhật, bà ta đã kiểm soát một cách chắc chắn trong quá trình thay đổi nhân sự Bắc Hàn kể từ cái chết của anh trai mình. Trong bảng thứ tự 232 thành viên của ban lễ tang của Kim Chính Nhật, bà đứng vị trí số 14, chồng của ở vị trí 19. luôn được xếp hạng cao hơn chồng trong những biên bản chính thức. Thật vậy, Jang Sung Taek được đưa vào hàng Tướng lĩnh là quyết định của .

Vấn đề là Kim Kyong Hui sức khỏe kém, do nhiều năm nghiện rượu. Hơn nữa, bà ta có tính khí thất thường và luôn tự nhận mình là nhân vật trung tâm, cho nên thậm chí Kim Chính Nhật cũng đã từng nghi ngờ và bắt giữ bà ta để kiểm tra. Do sức khỏe yếu kém của mình, không hiểu làm thế nào bà ta sẽ có thể tiếp tục tư vấn cho Kim Chính Ân, giữa một rừng các nhân viên quân sự trong những của thập niên 1970s và 1980s đã từng hỗ trợ triều đại trước. Kim Chính Ân cần cố vấn gần gũi với lứa tuổi của mình hơn, nhưng không có ai ở trong tay lúc này.

Những mối quan tâm đến triều vua hiện nay dường như là tối quan trọng cho chế độ. Đầu cơ đang gia tăng, ví dụ, cho dù Kim Sol Song(3) - con gái thứ hai của người vợ thứ ba của Kim Chính Nhật sẽ được chỉ định vai trò khi Kim Kyong Hui không còn có thể thực hiện nhiệm vụ của mình.

Trước khi qua đời, Kim Chính Nhật đã nhắc đi nhắc lại rằng, nên xây dựng ít nhất ba lò phản ứng hạt nhân. Ông cũng cảnh báo rằng Trung Hoa, mặc dù là đồng minh thân cận nhất của Bắc Hàn, nhưng cũng là nước đáng để thận trọng nhất. Bắc Hàn, ông nhấn mạnh, không cho phép tự bán mình cho Trung Hoasử dụng.

Khi Kim Nhật Thành ("Lãnh tụ Vĩ đại Đời đời") qua đời vào năm 1994, Kim Chính Nhật đã dựa vào lời dạy của cha mình để củng cố quyền lực của mình. Thật vậy, không có cách nào biết được là liệu ý tưởng và chính sách trong suốt triều đại của Kim Chính Nhật có thực sự là của Kim Nhật Thành hay không. Có lẽ "Mười nguyên tắc để thành lập hệ thống Một Tư Tưởng" của Kim Chính Nhật nên được xem như là một tài liệu chính thức có quy định hướng dẫn làm theo khi nào, ở đâu, và bỡi ai. Trong trường hợp đó, người kế thừa ông, con chim non Kim Chính Ân chưa đủ lông, có thể khẳng định được hướng đi để làm theo lời ông.

Bắc Hàn thường xuyên tấn công bằng quân sự vào cộng đồng quốc tế xung quanh. Nhưng lại chính Bắc Hàn tự đẩy mình xoay quanh bởi những lời huấn thị của một bóng ma, việc này lại thuận tiện để sử dụng bởi những người vẫn còn phụ trách ở Bình Nhưỡng. Liệu thế giới còn lại còn cho phép Bắc Hàn thời hạn bao lâu nữa để nó tự đẩy mình quanh một bóng ma?

@Project – Syndicate 2012

Ghi chú của người dịch:
1. Sinh nhật lần thứ 70 của Kim Chính Nhật: Đúng nó là ngày 16/02/2012 chứ không phải ngày 15/4/2012. Mà ngày 15/4/2012 là ngày sinh nhật thứ 100 của Kim Nhật Thành. Có lẽ tác giả và tòa soạn đã nhầm lẫn ở điểm này.

2. Jang Sung Taek: Em rễ của Kim Chính Nhật và là chồng của Kim Kyong Hui. Người nắm chức vụ phó chủ tịch ủy ban quốc phòng quốc gia Bắc Hàn, chỉ đứng sau Kim Chính Nhật và hiện chỉ đứng sau lãnh tụ trẻ 28 tuổi, Kim Chính Ấn.

3. Kim Sol Song: là người chị cùng cha khác mẹ của Kim Chính Ân. Theo như di chúc của Kim Chính Nhật để lại thì cô con gái này sẽ kế thừa vị trí quản lý tài sản của hoàng gia nhà họ Kim ở Bắc Hàn, khi bà em gái của Kim đệ nhị không còn khả năng kiểm soát tình hình. Song người con giá này của Kim Chính Nhật cũng chỉ mới xuất hiện hình ảnh trong đám tang của ông. Bắc Hàn là một xứ sở của những bí hiểm đến huyền thoại của loài người ở thế kỷ văn minh này.

BS Hồ Hải dịch – Asia Clinic – 7h35' Chúa Nhật, 22/4/2012