nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

SAI LẦM CỦA OBAMA VỚI NGÂN HÀNG


Bài viết liên quan:


Bài viết của ông Jagdish Bhagwati. Ông là Giáo sư Đại học Luật và Kinh tế tại Đại học Columbia và chuyên viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ. Một chuyên gia nổi tiếng về thương mại quốc tế, ông đã từng phục vụ trong những vị trí cố vấn cấp cao cho các Tổ chức Thương mại Thế giới và Liên Hợp Quốc, bao gồm Cố vấn chính sách kinh tế đến vị trí Tổng Giám đốc, Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch - General Agreement on Tariffs and Trade - GATT (1991-1993) -Cố vấn đặc biệt tại Liên Hợp Quốc về toàn cầu hóa. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn Quốc phòng của toàn cầu hoá (In Defense of Globalization).

NEW YORK - Việc lựa chọn một người kế nhiệm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới thay ông Robert Zoellick(1) được cho là để bắt đầu một kỷ nguyên mới của chế độ tuyển chọn hiền tài mở, phá vỡ truyền thống bảo thủ mà Hoa Kỳ đã từng làm. Thật vậy, việc ông Bush con bổ nhiệm ông Zoellick đã được đa phần dư luận coi là "bất hợp pháp" từ quan điểm đó. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã làm cho thế giới thậm chí còn lo lắng hơn với việc đề cử của ông Jim Yong Kim(2) cho vị trí này.

Để bắt đầu, cần phải thấy rõ rằng một ứng cử viên đáng chú ý nhất – Ngozi Okonjo-Iweala(3) - đã có sẵn trong tay. Cô có những năng lực đầy ấn tượng: bằng cấp kinh tế từ Harvard và MIT, kinh nghiệm làm việc trên một loạt các vấn đề phát triển như là một giám đốc quản lý của Ngân hàng Thế giới, và đã có thời gian làm việc ở chức vụ Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Ngoại giao Nigeria. (Cô cũng sở hữu và thừa sức để minh chứng rằng có những phẩm chất hiếm có là: một tấm lòng sẵn sàng đấu tranh chống tham nhũng dù phải trả giá bằng cái ghế của mình).

Hơn nữa, Okonjo-Iweala ăn nói lưu loát, dí dỏm không yếu mềm với những cái xấu. Cô là một ứng cử viên trongcho việc lãnh đạo Ngân hàng Thế giới.

Thế mà, sự lựa chọn của Obama cho chúng ta biết cái sự hùng biện cho nữ quyền của ông? Liệu có phải ông đã vẽ ra cái quỷ đạo phù hợp với ông? Vì trong thực tế, nếu Obama và các cố vấn của ông không thể làm biến mất sự hiện diện của côOkonjo-Iweala trên mặt đất cô ấy không phải là người Mỹ, thì chắc chắn họ vẫn có thể đề cử một phụ nữ Mỹ có năng lực cao hơn hẳn Kim cho công việc này.

Có ít nhất hai ứng viên để quan tâm: Laura Tyson (cựu sinh viên MIT của tôi), người chủ trì Hội đồng cố vấn kinh tế cho Tổng thống thời Bill Clinton, và Lael Brainard, người mà vừa là một học giả tuyệt vờivà vừa là người hiện đang nắm chức bộ trưởng tài chính cho các vấn đề quốc tế.

Có lẽ Obama tin rằng chọn Kim, một chuyên gia về sức khỏe cộng đồng người Mỹ gốc Hàn, người mà hiện tại Chủ tịch trường Đại học Dartmouth(4), thì ông Kim sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự an ninh ngay lập tức của Obama tại Seoul (nơi ông phải đến ngay lập tức sau khi công bố đề cử), cũng như chương trình nghị sự kinh tế trung hạn của Mỹ ở châu Á. Nhưng có một câu hỏi có thể đặt ra là: Liệu cái gì tốt cho Hoa Kỳ nhất thiết tốt cho thế giới?

Trong bối cảnh tương tự, Mỹ đã ủng hộ cho Ban Ki-moon của Hàn Quốc trở thành Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon đã cung cấp những gì Hoa Kỳ muốn về các vấn đề kinh tế quốc tế. Trong khi đó, người tiền nhiệm của Ban, Kofi Annan, đã độc lập đủ để xác nhận những nỗ lực làm kết thúc Vòng đàm phán Doha(5) về các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu, và thúc đẩy một hiệp ước về vấn đề di trú toàn cầu (tôi đã tư vấn cho ông ta về cả hai vấn đề), trong khi chính quyền Obama đã tránh xa những vấn đề này. Vì vậy, mới có Ban.

Nhưng có lẽ yếu tố hấp dẫn nhất trong sự lựa chọn của Obama dường như đã là một sự hiểu lầm cơ bản của những gì "phát triển" đòi hỏi. Những chính sách vi mô như chăm sóc sức khỏe, điều mà chính quyền Obama dường như tin là cái mà chính sách "phát triển" phải làm, như đã làm từ trước cho đến giờ. Ngược lại, những chính sách vĩ mô, như tự do hóa thương mại và đầu tư, tư nhân hóa, và vân vân, mới thực sự là động cơ mạnh mẽ để xóa đói giảm nghèo, chúng là các thành phần quan trọng của cải cách mà các nước như Ấn Độ và Trung Quốc đã chấp nhận trong thời kỳ giữa những năm1980s và đầu những năm 1990s, thì chính quyền Obama lại không quan tâm.

Những cải cách vĩ mô đã biến các nước này từ trì trệ sang tăng trưởng cao. Các vận động hành lang chống cải cách bằng cách lập luận rằng nghèo đói và bất bình đẳng đã trở nên tồi tệ hơn. Nhưng các nghiên cứu thực nghiệm mới cho thấy khác: là những nền kinh tế đang tăng trưởng mang lại lợi ích cho người nghèo không phải vì "sự rót xuống" (“trickles down”) của giới nhà giàu, bởi vì tăng trưởng "kéo" tầng lớp thấp đi lên.

Trong thực tế, sự tăng tốc nhanh chóng của tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia lớn mới nổi đã làm giảm đói nghèo, không chỉ trực tiếp bằng cách thông qua việc làm và thu nhập cao hơn, mà còn có thể bằng cách tạo ra sự tăng trưởng tổng thu nhập của chính phủ, nó cần cho việc thực hiện y tế công cộng, giáo dục, và các chương trình duy trì xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng trong dài hạn. Ấn Độ đã theo con đường này. Vì vậy, cựu tổng thống Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva - sau khi cải cách được thực hiện bởi người tiền nhiệm tạo ra doanh thu cao, nên sau đó nó mới có thể được chi cho các chương trình hỗ trợ thêm cho người nghèo.

Vấn đề với Kim, và có lẽ với các chuyên gia phát triển của chính quyền Obama, là họ không hiểu rằng sự phát triển thành công đòi hỏi một cái giá lớn cho những chính sách ủng hộ cải cách, ủng hộ tăng trưởng, chứ không phải chỉ là cái giá nhỏ cho những chính sách vi mô. Bangladesh đã đi theo con đường đó, thay thế cho những chính sách cải cách cấp vĩ mô, và đang phát triển với một tốc độ chậm hơn so với Ấn Độ, nơi các cuộc cải cách cấp vĩ mô được ưu tiên hàng đầu.

Kim hầu như khó có khả năng để hiểu được động lực này. Một thập kỷ trước, ông cổ vũ với những bài phát biểu dài chống lại những cải cách "tự do kiểu mới", trên thực tế, cải cách tự do kiểu mới lại báo hiệu tăng trưởng cao hơn và giảm thấp nghèo đói trên khắp thế giới. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới không dành cho một kẻ tập sự.

Bản quyền Project Syndicate 2012

Ghi chú của người dịch:
1. Robert Zoellick: Là chủ tịch World Bank hiện tại do tổng thống George W. Bush con đề cử khi ông này đang giữ chức thứ trưởng ngoại giao thời ông Bush con và giám đốc điều hành tập đoàn tài chính Goldman Sachs, và trước đó là Trưởng đoàn đại diện thương mại Hoa Kỳ. Ông nắm chủ tịch WB nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 11 từ 2007-2012, bắt đầu từ ngày 01/7/2007 và ông xin từ nhiệm từ tháng 6/2012 này. Dưới thời ông nguồn vốn cho vay từ WB tập trung vào những nước nghèo ở châu Á, Phi và Mỹ La tinh, đã góp phần giúp các nước nghèo trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Tiểu sử học vấn của ông này là cựu cử nhân lịch sử học của Swarthmore College, sau đó là thạc sĩ về công quyền học tại trường chính trị Kennedy, cuối cùng là lấy bằng tiến sĩ luật ở trường Luật Harvard.

2. Jim Yong Kim: Là một bác sĩ y học cộng đồng. Ông là người châu Á đầu tiên đang nhiệm chức chủ tịch Dartmouth College – một Ivy League - từ tháng 3/2009 đến nay để vực Dartmouth College sau những năm tháng thua sút với các Ivies khác. Trước đó, ông đã từng là giám đốc phân viện HIV/AIDS của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông nhận được giải thưởng học bổng MacArthur năm 2003, là giải thưởng dành cho những lãnh đạo thiên tài trên toàn cầu. Năm 2006 ông được tạp chí Times đưa vào danh sách 100 người làm thay đổi thế giới. Hiện ông cũng là thành viên của viện Hàn Lâm Y học Hoa Kỳ, đồng thời là thành viên hàn lâm nghệ thuật và khoa học Hoa Kỳ. Ông sinh ra ở Seoul Hàn Quốc nắm 1959, nhưng đến khi ông lên 5 tuổi thì di dân sang Mỹ vì cha ông là giảng viên trường Nha của University of Iowa, sau khi cha ông du học Mỹ và ở lại và mẹ là tiến sĩ triết học của trường này. Sau khi tốt nghiệp phổ thông thủ khoa, ông vào học cử nhân một năm rưởi ở University of Iowa, sau đó chuyển sang Brown University và tốt nghiệp hạng ưu danh dự - magna cum laude - vào năm 1982. Sau đó ông theo học chương trình double major: PhD/MD tại Harvard University, và nhận tiến sĩ y khoa năm 1991, sau đó 2 năm, 1993, ông nhận tiến sĩ khoa học xã hội về nhân chủng học. Ông thuộc loại thế hệ đầu tiên học về double major PhD/MD mà đi theo 1 tiến sĩ khoa học xã hội mà không đi theo khoa học tự nhiên ở Harvard. Kể từ sau hiệp định Bretton Woods vào cuối năm 1944, hơn 70 quốc gia đồng ý giao nhiệm vụ lãnh đạo kinh tế tài chính toàn cầu, thì hầu như tất cả các ứng viên được đề cử từ Mỹ cho vị trí chủ tịch World Bank là chắc chắn sẽ nắm ghế này. Một phần khác làm Obama chọn ông Kim, có lẽ chiến lược của nước Mỹ thời kỳ chiến lược xuyên Thái Bình Dương của Obama khác với thời kỳ chống khủng bố trước đây.

3. Ngozi Okonjo-Iweala: Bà xuất thân từ hoàng gia Nigieria, sinh năm 1954, học cử nhân kinh tế tại Harvard University tốt nghiệp với tấm bằng ưu hạng danh dự - magna cum laude - năm 1977. Sau đó bà bảo vệ tiến sĩ kinh tế tại MIT năm 1981. Bà đã có kinh nghiệm 20 năm làm việc cho WB và từ tháng 7/2007 đến nay ở vị trí giám đốc điều hành. Ở Nigeria Bà nổi tiếng với biệt danh “bà đầm thép” chống tham nhũng khi kiêm nhiệm bộ trưởng tài chính. Ứng cử viên sáng giá nhất để cạnh tranh với ông Jim Yong Kim. Với bà Ngozi có lẽ, chiến lược kinh tế toàn cầu của WB sẽ đi theo hướng của người tiền nhiệm hơn là kinh tế vi mô như ông Obama đã và đang áp dụng cho nước Mỹ.

 4. Dartmouth College: Đây là trường có công đầu trong cuộc chiến giành lấy tư do học thuật và tự chủ đại học của nước Mỹ. Bắt đầu từ sự tranh đấu đến mất việc và đói nghèo tù tôi của những vị giáo sư đáng kính thuộc Dartmouth College, thuộc bang New Hampshire. Một trong 8 đại học đầu tiên thuộc Ivy League (Brown, Columbia, Cornell, Dartmouth, Harvard, Pennsylvania, Princeton, and Yale). Tám trường này xếp thành hình cánh cung như 2 chiếc ngà con voi gắn lên chiếc ghế của nhà Vua, nên mới có cái tên Ivy League vậy. Xem thêm thông tin ở bài viết: Vài nét về tổ chức giáo dục độc lập đáng tin cậy ở Mỹ.

5. Đàm phán Doha: Còn gọi là Vòng đàm phán Doha Phát triển Chương trình Nghị sự Phát triển Doha (The Doha Development Round or Doha Development Agenda: DDA) vòng đàm phán thương mại hiện nay của Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) lần đầu vào tháng 11 năm 2001, tại Doha thủ đô của Qatar, sau đó mang tên này. Là những vòng đám phán dành cho các nước vào tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization: WTO). Vòng đàm phán Doha là vòng đàm phán khá toàn diện, bao gồm nhiều nội dung như mở cửa thị trường hàng công nghiệp, nông nghiệp, cắt giảm trợ cấp nông nghiệp, cải thiện các quy định luật lệ WTO và tăng cường cam kết dịch vụ. Mục tiêu của tạo ra hàng rào thương mại thấp hơn trên thế giới, để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng của thương mại toàn cầu. Năm 2008, do quyền lợi giữa các nước, mà các cuộc đàm phán đã bị đình trệ do phân chia về các vấn đề lớn, chẳng hạn như nông nghiệp, thuế công nghiệp cácrào cản phi thuế quan, dịch vụ, và các biện pháp khắc phục hậu quả thươngmại.

BS Hồ Hải dịch - Tư Gia, 20h46gày thứ Sáu, 06/4/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét