Mùi mù tạc họ nhà cải và hiến pháp
Thay đổi thực sự hay trễ tàu?
Tái cơ cấu cái gì?
Công hữu, tư hữu và hình thái xã hội loài người
Thay đổi thực sự hay trễ tàu?
Tái cơ cấu cái gì?
Công hữu, tư hữu và hình thái xã hội loài người
Mấy hôm nay, vấn đề đất đai đang nóng lên trở lại sau vụ Ngọn sóng đầu - Tiên Lãng - bằng vụ Văn Giang ở Hưng Yên. Cả hai vụ này đều có tiếng súng và kèm theo bạo lực.
Cứ tưởng sau vụ Tiên Lãng, thì vụ Văn Giang chỉ có các bloggers và báo chí nước ngoài đưa tin, mà không thấy báo chí trong nước đưa tin, vì một lý do tế nhị nào đó. Nhưng sáng nay, như thường lệ, sau khi điểm tin trong ngày trong mục bình luận, tôi lại thấy báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng một cái tin dài: Vụ cưỡng chế tại Hưng Yên ngày 24.4: 1.000 công an tham gia, 20 người bị tạm giữ.hành chánh. Lòng mừng thầm, vì báo chí nước nhà cũng bắt đầu được phản ảnh những người thật, việc thật quan trọng đến cộng đồng. Nhưng rồi bài báo cũng chỉ tồn tại online trong hơn 1 giờ đồng hồ, và đã bị rút xuống. Nó khẳng định việc chiếm hữu không chỉ có tư liệu sản xuất, mà còn cả tư duy cộng đồng trong cách lãnh đạo đất nước của đảng cầm quyền.
Nếu vụ Tiên Lãng bạo lực là đạn hoa cải từ người dân bị cưỡng chế đất đai bắn ra không làm chết ai. Vụ Văn Giang lại có tiếng súng mà nghe ai cũng hiểu là súng thật và đạn thật sát thương, nhưng có lẽ bắn chỉ thiên. Điều đáng buồn là nhóm công an và người thi hành công vụ người Việt mặc thường phục, lại rất đông cùng nhau đánh đủ kiểu nào gậy, nào đấm đá một thường dân người Việt đang đứng trong sân nhà.
Xưa nhưng rất gần, nạn kiêu binh đã nổ ra khắp đất nước Việt vì người ta gọi là chống ngoại xâm. Nó đã nuốt vào lòng đất của xứ sở khổ đau này con số hàng triệu sinh linh. Máu đã đổ của bao thế hệ đi trước để có hòa bình, cho hôm nay có chút của hồi môn ông cha để lại. Nhưng của cải ấy bây giờ không ai được quyền sở hữu, mà chỉ được sử dụng, để rồi nay, diễn ra nạn kiêu binh.
Cũng là chuyện xưa ấy, cứ nghe là nạn kiêu binh vì giải phóng và thống nhất đất nước vì đánh ngoại xâm. Nhưng, nạn kiêu binh ấy cũng chỉ là nạn nồi da nấu thịt dân mình với nhau trong suốt từ 1954 đến 1975. Nay thì, nạn kiêu binh lại bị đẩy lên, vì chuyện dân mình theo đảng đấu với dân mình bảo vệ miếng đất cắm dùi kiếm cơm cháo qua ngày, trong cơn sụp đổ kinh tế do đảng làm ra có thể làm sụp đổ chế độ của đảng cầm quyền.
Cuối năm 2011, tôi có viết bài Nhìn đến 2013 là để tiên lượng những điều này sẽ xảy ra. Và khi nó xảy ra ở Tiên Lãng tôi đã có bài Mùi mù tạc họ nhà cải và hiến pháp, để nhắc lại cần phải sửa nhanh hình thái chính trị nước nhà, để có một nhà nước do dân, vì dân và dân làm chủ vận mệnh của mình. Nhưng xem ra không hiểu vì cái gì mà vẫn còn lắm đau thương.
Ở Miến Điện, nơi mà lâu nay chúng ta vẫn xem họ là một chế độ độc tài quân phiệt, nhưng nếu người hiểu biết vấn đề, thì Miến Điện chỉ có một thời kỳ hoãn binh để tránh nạn kiêu binh vì Trung Hoa bá quyền gieo rắc. Và hôm nay, họ đã đi đúng con đường mà nhân dân của họ và nhân loại toàn cầu mong mỏi. Tại sao? vì ở Miến Điện tầng lớp lãnh đạo trong mọi thời là tầng lớp tinh hoa có xuất thân từ giai cấp quý tộc. Có lẽ đó là sự khác biệt ở Miến Điện so với Việt Nam ta?
Ông bà mình có câu, khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Đá nhau đã hơn 20 năm trong cuộc chiến vì một tầng lớp bần cố nông, chưa đủ hay sao, mà nay còn hăng đá nhau vậy?
E rằng đất nước này khó tránh khỏi nạn kiêu binh nồi da nấu thịt tàn khốc thêm một lần nữa.
Asia Clinic, 13h24' ngày thứ Tư, 25/4/2012
E rằng đất nước này khó tránh khỏi nạn kiêu binh nồi da nấu thịt tàn khốc thêm một lần nữa.
Asia Clinic, 13h24' ngày thứ Tư, 25/4/2012
Tôi thì rất ít khi copy và paste về những bài của nơi khác, nhưng hôm nay xin làm chuyện này về bài báo của Sài Gòn Tiếp Thị, vì lý do đặc biệt này để làm tư liệu cho bài viết vậy.
Vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công tại Hưng Yên ngày 24.4
1.000 công an tham gia, 20 người bị tạm giữ hành chính
SGTT.VN - Thông tin từ UBND tỉnh Hưng Yên chiều 24.4, xác nhận: lực lượng cưỡng chế có khoảng 1.000 người, mà nòng cốt là công an với sự hỗ trợ của cảnh sát cơ động cấp bộ, đã tiến hành thành công vụ việc “cưỡng chế – hỗ trợ thi công dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang” tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vào sáng 24.4.
Người dân xã Xuân Quan tiếp tục bàn tán tại cánh đồng nơi xảy ra vụ cưỡng chế, sau khi các lực lượng cưỡng chế đã rút lui. Ảnh: PV |
Chiều 24.4, tại trụ sở UBND huyện Văn Giang, trao đổi nhanh với các phóng viên, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, ông Bùi Huy Thanh, thông tin: vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công bắt đầu từ lúc 7 giờ, và đến 10 giờ 30 đã kết thúc an toàn, không một người dân nào bị thương và không có chuyện nhà bị phá. Trả lời câu hỏi của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Thanh cho hay, lực lượng tham gia cưỡng chế và hỗ trợ khoảng 1.000 người, trong đó chủ yếu là công an huyện Văn Giang, với sự hỗ trợ của công an tỉnh và bộ cũng như có sự chứng kiến của đại diện viện Kiểm sát nhân dân.
“Tuy nhiên, không hề có quân đội tham gia và cũng không hề có nổ súng như một số thông tin đã loan báo”, ông chánh văn phòng nói. Song, ông Thanh thừa nhận: “công an đã dùng hai quả đạn khói (ném chỉ thiên) để giải tán đám đông khoảng 200 người tụ tập, cản đường không cho xe vào công trường”. Về sự việc có hai cảnh sát bị thương và nhập viện, ông Thanh cũng xác nhận: “hai chiến sĩ cảnh sát cơ động bị xây xước nhẹ, đã được băng bó và xuất viện ngay sau đó”.
Ông Thanh cũng cho biết, kết thúc buổi cưỡng chế, các lực lượng chức năng đã tạm giữ hành chính 20 người để lấy lời khai, thu giữ một số chai xăng, gậy gộc và công an đã khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ.
Vẫn theo ông Thanh, trước khi cưỡng chế diễn ra, UBND huyện đã tổ chức đối thoại, thuyết phục nhân dân nhiều lần, đồng thời thông báo kế hoạch cưỡng chế để dân thu hoạch hoa màu nên trong vụ cưỡng chế sáng 24.4, không có chuyện phải cưỡng chế nhà cửa, hoa màu mà chủ yếu là san lấp mặt bằng để cho các đơn vị thi công.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên tại hiện trường vụ cưỡng chế, từ hơn 7 giờ, hàng trăm người dân mà chủ yếu là các hộ dân có đất phải giao trong dự án đã tập trung khá đông tại con đường chính dẫn vào khu dự án. Nhiều người dân đã chặt cây, xếp gạch đá, đốt lửa để ngăn chặn các lực lượng chức năng tiến vào khu vực cưỡng chế.
Trong gần ba tiếng đồng hồ sau đó, trên loa truyền thanh của xã Xuân Quan, thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế hỗ trợ thi công dự án này đã được phát đi phát lại.
Hàng chục chốt công an, mỗi chốt khoảng mười cảnh sát đã được thiết lập với ít nhất ba vòng từ ngoài vào trong để ngăn chặn việc tụ tập đông người. Cả chục tấm biển “cấm quay phim – chụp ảnh” cũng được dựng lên khắp các con đường đổ về khu dự án.
Khoảng 7 giờ 30, hàng trăm chiến sĩ cảnh sát với áo chống đạn, khiên (lá chắn) tiến vào cánh đồng – nơi tiến hành cưỡng chế hỗ trợ thi công của xã Xuân Quan và đã gặp phải sự phản ứng của nhiều người dân.
Có ít nhất hai chiến sĩ cảnh sát cơ động đã bị gạch đá rơi trúng đầu, chân và được xe cảnh sát đưa ngay vào bệnh viện đa khoa Văn Giang. Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ của bệnh viện ghi hai cảnh sát này bị rách trán, chân, được băng bó và đã xuất viện ngay sau đó khoảng hai tiếng đồng hồ.
Đến khoảng 10 giờ, đám đông đã rời khỏi hiện trường, từng tốp cảnh sát cũng rút dần khỏi khu vực cưỡng chế. Riêng tại các chốt, lực lượng công an vẫn được bố trí nghiêm ngặt. Hàng chục cảnh sát đã phải ăn trưa tại hiện trường ngay giữa cánh đồng. Cùng lúc, khoảng vài chục chiếc xe xúc, xe ủi tiến vào cánh đồng tiến hành san ủi mặt bằng trong sự bảo vệ của lực lượng công an.
Tới hơn 11 giờ, vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công cơ bản hoàn thành, phần đông các lực lượng cảnh sát đã rút khỏi khu vực cánh đồng xã Xuân Quan.
Vào buổi chiều, khi chúng tôi quay lại khu vực cưỡng chế thì cả một khu vực cánh đồng rộng khoảng 5ha được san lấp vẫn còn ngổn ngang cây cối bị bật gốc. Một con hào dài hàng trăm mét cũng vừa được đào đắp ở vòng ngoài để bảo vệ các lực lượng thi công bên trong. Hàng chục người dân vẫn tụ tập bàn tán về cuộc cưỡng chế buổi sáng.
Nhóm phóng viên
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3.2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6.2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao (thuộc huyện Văn Giang) và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nôi – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan (nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24.4) có 1.720 hộ trong diện giải toả với diện tích hơn 72ha, nhưng đến nay vẫn còn 166 hộ (5,72ha) chưa chịu bàn giao mặt bằng. UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng. Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2 tiền đền bù, cộng với 35.000đ/m2 tiền “thưởng tiến độ” – là tiền hỗ trợ của chủ đầu tư. Ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, nói rằng đây là dự án được áp mức đền bù cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cũng như được chủ đầu tư hỗ trợ tốt nhất. “Các hộ dân không chịu bàn giao là do có đối tượng xúi giục, họ chỉ đòi huỷ bỏ dự án chứ không hề có thắc mắc về giá đền bù thấp”, ông Thanh khẳng định. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét