nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (3)

+ Phần 1: Đặt vấn đề

Bài viết của ông Robert B. Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới từ chức và mãn nhiệm 30/6/2012, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại diện thương mại Hoa Kỳ, hiện đang là nghiên cứu sinh danh dự tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson(Peterson Institute for International Economics) và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Belfer(Belfer Center) của Đại học Harvard. Ông viết bài này cho Diễn đàn Thượng Hải tại Đại học Phúc Đán(復旦大學: Fudan University) ở Thượng Hải ngày 25 tháng 5 năm 2013 vừa qua, trước khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands diễn ra tại California từ 07-09/6/2013. 

Bài viết gốc: U.S., China and Thucydides

PHẦN 3: MỘT LOẠI HÌNH MỚI VỀ QUAN HỆ QUYỀN LỰC VĨ ĐẠI

Một loại hình mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại có thể dự đoán những thay đổi kinh tế và thậm chí cả những thể chế chính trị ở phía trước. Trung Hoa và Hoa Kỳ cần phải xác định những lợi ích chung trong việc hỗ trợ cải cách cơ cấu và "tái cân bằng" ở cả hai quốc gia.

Xem xét tìm kiếm cái gọi là một phương pháp tiếp cận hợp tác kinh tế mới có thể đòi hỏi:

• Ví dụ, để tăng năng suất, tạo việc làm, mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng tiêu dùng, Trung Hoa cần mở sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ. Vai trò của khu vực tư nhân ở Trung Hoa nên mở rộng. Ngoài ra, Mỹ và các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư có thể mang lại bí quyết(know-how), công nghệ và kết nối toàn cầu để hỗ trợ cho lĩnh vực dịch vụ của Trung Hoa mở rộng. Sự hợp tác này có thể giúp làm giảm bớt sự mất cân bằng thương mại và những xung đột trong khi thúc đẩy lợi ích chung.

• Chương trình đổi mới của Trung Hoa cần phải kết hợp giáo dục, công nghệ, đầu tư mạo hiểm, tác động của thế giới mạng, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn, một lần nữa, sự tham gia của Mỹ có thể hỗ trợ trong khi mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ và những quốc gia khác cũng vậy.

• Phải thực hiện mạnh vấn đề an sinh xã hội ở Trung Hoa, nhưng phải linh hoạt bằng cách có thể rút ra từ kinh nghiệm quốc tế về vấn đề bảo hiểm, tiết kiệm và cung cấp các mô hình dịch vụ. Lần lượt, phía Hoa Kỳ cũng cần phải giải quyết các vấn đề về chi phí, tài chính và các ưu đãi của mạng lưới an sinh đắc đỏ cho người dân Hoa Kỳ càng ngày càng lão hóa và đông hơn.

• Nhu cầu thực phẩm của Trung Hoa - và bảo tồn nguồn nước - được hỗ trợ bởi các sản phẩm, công nghệ và hệ thống thiết bị của Mỹ và nước ngoài, bao gồm cả những tập trung vào an toàn thực phẩm mạnh mẽ và chất lượng hơn. Thị trường cởi mở nên mở rộng bổ sung các nỗ lực kinh doanh nông nghiệp xuyên Thái Bình Dương trong khi cũng tăng cường các tiêu chuẩn sống.

• Có nhiều cơ hội lẫn nhau trong các lĩnh vực năng lượng và môi trường - bao gồm cả hạ lượng khí thải cacbon, công nghệ và hệ thống thay thế, và kinh nghiệm để làm sạch không khí, nước, đa dạng sinh học và sử dụng đất.

• Tất cả những sự thích nghi cần phải được hỗ trợ bởi thị trường sâu hơn, đa dạng hơn và uyển chuyển hơn để tiết kiệm, tạo ra tín dụng và đầu tư - trong khi đảm bảo quản lý khủng hoảng an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Trung Hoa cần phải chuyển từ một quốc gia của những người chắc bóp gửi tiết kiệm phòng thân những đồng tiền lợi nhuận tối thiểu để trở thành một quốc gia của những người dân là những nhà đầu tư có một vai trò trong phát triển khu vực tư nhân của Trung Hoa.

• Cuối cùng, Trung Hoa, Hoa Kỳ và những quốc gia khác cần khuôn khổ tốt hơn để khuyến khích đầu tư chéo trong khi quản lý an ninh quốc gia và những vấn đề nhạy cảm khác.

Trong một nghĩa nào đó, các nhà lãnh đạo thế kỷ XXI của Trung Hoa có thể nhìn vào cái logic của Đặng Tiểu Bình và Chu Dung Cơ: là khai thác các thị trường, các quy tắc, sự cạnh tranh, những cơ hội và các tiêu chuẩn của nền kinh tế quốc tế để thúc đẩy tiến bộ và cải cách cơ cấu Trung Hoa.

Hoa Kỳ cũng cần cải cách cơ cấu - đặc biệt là trong hệ thống lương hưu và chăm sóc y tế, cải cách thuế, quan hệ đối tác công-tư cho cơ sở hạ tầng, và giáo dục phải được kết nối với các kỹ năng và công việc. Những Chương trình quyền được chi phí cho công dân Mỹ hiện nay cho mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở Mỹ là 7,400 đô la một năm, nhiều hơn thu nhập bình quân đầu người của Trung Hoa.

Trung Hoa và Mỹ đều có những lý do tự quan tâm tốt để theo đuổi cải cách cơ cấu và tái cân bằng toàn cầu. Tuy nhiên, sự hợp tác có thể thúc đẩy triển vọng chung và nhiều khả năng thành công. Hơn nữa, hiệu quả của cải cách Trung Hoa và Mỹ sẽ thúc đẩy những điều kiện kinh tế toàn cầu và tăng cường khả năng cải cách cơ cấu ở những nơi khác.

Cảm giác của tôi là Đối thoại Kinh tế Mỹ-Trung Hoa, cho dù là theo các tiêu đề "chiến lược", kết nối thương mại, G-20, APEC, WTO hoặc các diễn đàn khác - đã trở nên quá cứng nhắc, phòng thủ và thiếu óc sáng tạo.

Chương trình nghị sự tăng trưởng mới của Trung Hoa và sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ cung cấp một cơ hội. Cả hai bên cần phải tìm hiểu các kết nối để đôi bên cùng có lợi. Không phải tất cả những ý tưởng sẽ đều tỏ ra là hoàn toàn khả thi. Nhưng một loại hình mới của mối quan hệ có thể tìm kiếm với những giải pháp và những quá trình mở ra sự sáng tạo.

Hơn nữa, hai cường quốc kinh tế, đã phát triển và đang phát triển, Hoa Kỳ và Trung Hoa cần phải xem xét hợp tác như thế nào để có thể thúc đẩy cải thiện hệ thống khu vực và toàn cầu.

Ví dụ, chuyển đổi để mở ra lĩnh vực dịch vụ của Trung Hoa - vốn là những lĩnh vực mang lại phúc lợi cho chính Trung Hoa - có thể được triển khai để thúc đẩy các cuộc đàm phán tự do hóa lĩnh vực dịch vụ trong Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiệp định công nghệ thông tin của WTO (ITA*) trong những năm 1990 đã chứng tỏ là một lợi ích tuyệt vời để tìm nguồn cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu, hệ thống hậu cần, phục vụ cho đổi mới và cho người tiêu dùng. Các thành viên WTO hiện đang thảo luận một gói ITA thứ hai để cập nhật danh sách sản phẩm cũ và thêm các dịch vụ. Trung Hoa và Hoa Kỳ cần phải được thúc đẩy nỗ lực này. Có những cơ hội khác nữa, từ các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại đến các quy định mua sắm của chính phủ cởi mở hơn. Áp lực sẽ tăng lên để làm rõ các quy tắc cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước. Một vài năm trước, các quỹ lợi ích quốc gia đã chứng minh rằng các bước theo hướng gia tăng tốt nhất là thực hiện minh bạch và khuyến khích, minh bạch và khuyến khích có thể chống lại sự lo lắng trong khi cải thiện được hiệu suất.

Hoa Kỳ và Trung Hoa cũng cần phải được thảo luận về hệ thống tiền tệ quốc tế trong tương lai. Hệ thống đó có để điều chỉnh cho cả hai sự thay đổi toàn cầu và hậu quả của chính sách tiền tệ bất thường hiện nay. Thế giới cần phải được canh chừng đối với nguy cơ của sự cạnh tranh bằng hạ giá tiền tệ. Khi Trung Hoa toàn cầu hóa đồng nhân dân tệ và chuyển động hướng tới một tài khoản vốn mở, một kỷ nguyên mới của các mối quan hệ quyền lực vĩ đại sẽ đòi hỏi các nền kinh tế lớn để quản lý sự phát triển hướng tới một hệ thống tiền tệ dự trữ đa chủng loại.

Trung Hoa và Hoa Kỳ có kinh nghiệm và quan điểm phát triển có thể hỗ trợ các nước khác - cho dù thông qua phát triển ngồi tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, mở rộng sản xuất và chuỗi cung ứng, phát triển lĩnh vực dịch vụ, cơ sở hạ tầng hay đầu tư. Trung Hoa và Hoa Kỳ cần phải có những lợi ích chung trong tăng trưởng toàn diện, quản trị tốt, minh bạch và chống tham nhũng, thương mại và tránh chu kỳ bùng nổ và phá sản. Kỷ nguyên mới này có thể thúc đẩy hợp tác với các tổ chức đa phương và mạng lưới khu vực tư nhân.

Cũng vậy, chủ đề môi trường cần phải được khám phá - từ bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học đến phát triển công nghệ giảm khí thải carbon.

Thật vậy, nếu Hoa Kỳ và Trung Hoa có mâu thuẫn về các chủ đề đòi hỏi phải có sự hợp tác qua những biên giới của quốc gia, hệ thống quốc tế là không thể hoạt động hiệu quả; ngược lại, nếu Trung Hoa và Mỹ có thể hợp tác, ngay cả khi chỉ từng bước, những quốc gia khác có thể tham gia.

Chương trình nghị sự kinh tế cho một loại hình mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại có thể được mở rộng. Tất nhiên, sẽ có những nhạy cảm và khác biệt phải kiểm soát, nhưng mạng lưới mở rộng quan hệ kinh tế thắt chặt lại - của chính phủ, tư nhân, xuyên quốc gia và đa phương - có thể là một nguồn của những ý tưởng để giải quyết vấn đề, sáng tạo và thậm chí như một tấm đệm để hóa giải những sự khác biệt.

Đón đọc phần 4: Vấn đề an ninh 

Asia Clinic, 7h23' ngày thứ Năm, 27/6/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét