nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

NHẬT BẢN HÀNH ĐỘNG

Bài viết cùng tác giả:

Bài viết của bà Yuriko Koike, cựu bộ trưởng quốc phòng của Nhật Bản và là cố vấn an ninh quốc gia, là Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản và hiện đang là thành viên của Nghị viện quốc gia.

Bài viết gốc: Japan in action

TOKYO – Những năm khủng hoảng chính trị kéo dài của Nhật Bản - kéo dài hơn nửa thập kỷ - đã kết thúc. Đảng Dân chủ Tự do (LDP: Liberal Democratic Party: đảng dân chủ tự do) giành được một chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử vào thượng viện tổ chức vào ngày 21/7/2013, nó làm kết thúc một quan điểm chính trị do dự gây ra bỡi thiếu đa số phiếu để có những quyết định chính trị có hiệu quả.

Trong sáu năm trước, có sáu thủ tướng, mười bộ trưởng quốc phòng, và 14 bộ trưởng tư pháp (mười người trong số họ đã đến và đi trong 39 tháng cầm quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản). Những con số này cho thấy tình hình chính trị của Nhật Bản đã không ổn định như thế nào.

Nhưng những lo lắng về chính phủ non trẻ của đảng dân chủ Nhật Bản(DPJ goverment: Democratic Party of Japan government), giảm phát kéo dài, và thách thức chưa từng đặt ra bởi các nước láng giềng tạo ra một nhận thức rộng rãi về cuộc khủng hoảng cho các cử tri Nhật Bản. Đó là nguyên nhân thúc đẩy họ trở lại với đảng dân chủ tự do nắm quyền, mặc dù nhiều cử tri dường như chán với đảng này chỉ mới một vài năm ngắn ngủi trước đây.

Trong chiến dịch tranh cử gần đây, LDP tiếp tục chỉ trích chính phủ non nớt của DPJ trước đó, nhưng tránh được các cuộc tấn công trên các đảng phái khác. Thay vào đó, LDP nhấn mạnh lợi ích của việc cải cách của Thủ tướng Shinzo Abe (thông tục gọi là "Abenomics" - Abe-economics - chiến lược kinh tế của Abe*), chẳng hạn như tăng giá cổ phiếu, tăng trưởng GDP nhanh hơn, và việc làm nhiều hơn, tất cả đều đã tạo ra hy vọng cho một sự thay đổi trong triển vọng của Nhật Bản.

Kể từ khi Abe trở lại vào cuối tháng 12/2012 cho một lần thứ hai làm Thủ tướng Chính phủ, cử tri Nhật Bản đã giao cho ông 2 việc là, duy trì ổn định chính trị, bảo đảm phục hồi kinh tế. Nhưng, sau khi mở rộng nới lỏng tiền tệ và tài chính, nó là “mũi tên” thứ ba của Abenomics sẽ là thử thách quan trọng nhất - và thử thách đầy tính chính trị nhất. Chính phủ Abe đã phải thực hiện bãi bỏ quy định và cải cách cơ cấu khác trong khi thuyết phục các nhóm lợi ích đầy quyền lực thích nghi với môi trường mới của quốc gia và toàn cầu, trong đó mô hình kinh tế cũ của Nhật Bản không còn hoạt động nữa.

May mắn cho ông Abe sẽ không cần phải lo lắng về những cuộc bầu cử trong ba năm tới. Với việc chiếm đa số lấn át trong cả lưỡng viện quốc hội của LDP, ông sẽ có thể được đảm bảo bất cứ điều gì để cải cách pháp luật mà ông cần - có nghĩa là, với điều kiện là ông có thể duy trì kỷ luật nội bộ của LDP (với được nhiều người khâm phục ông sẽ giúp ông thực thi).

Chương trình nghị sự của ông Abe bao gồm cải cách an sinh xã hội để đáp ứng với xu hướng nhân khẩu học, cũng như được sự chấp nhận trong ngành nông nghiệp với Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương(Trans-Pacific Partnership: TPP), một hiệp định thương mại khu vực nổi bật sẽ đoàn kết Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, New Zealand, và nhiều phần còn lại của châu Á, ngoại trừ Trung Hoa. Sự khắc nghiệt của TPP đang bị ràng buộc để buộc phải cải cách nông nghiệp mạnh mẽ, và thực vậy, nó thúc đẩy sự quyết tâm, kiểm tra tính kỷ luật trong đảng.

Nhưng Abe cũng đang gây sức ép cho sự thay đổi trong nghiên cứu y học và các lĩnh vực công nghệ bằng cách chấp nhận những đổi mới mà một thời gian dài không quan tâm(long-shunned innovations) ví dụ như các tế bào gốc đa năng (tế bào gốc nhân tạo theo tác giả của bài viết; nhưng đúng nghĩa nó là tế bào gốc đa năng: Induced pluripotent stem cell: iPS). Ông cũng nhấn mạnh sự phát triển những đổi mới về năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng, mà nó đã trở thành một mục tiêu chính sách khẩn cấp sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi hai năm trước đây. Abe đã được nhất trí để thực hiện tiến bộ vững chắc trên từng vấn đề quan trọng.

Tuy vậy Abenomics có một hệ quả tất yếu chiến lược là tốt. Trong ngoại giao Nhật Bản đã bị mất vị thế của mình vì không ổn định chính trị - và thường  là do ngây thơ - của những năm DPJ nắm quyền. Do đó, ông Abe đã phải đi công du các nước mỗi tháng kể từ cuối tháng 12/2012 trong một nỗ lực để chứng minh rằng Nhật Bản đã trở lại là một đối tác toàn cầu, và đặc biệt quan tâm đến việc đóng một vai trò nổi bật trong cách viết lại các cấu trúc an ninh châu Á trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung Hoa. Thật vậy, ông Abe đã đơn thân độc mã viếng thăm 13 quốc gia trong sáu tháng qua (một lịch trình mà nó đã giúp ông ta gạt sang một bên bất kỳ ký ức nào còn sót lại của nhiệm kỳ trước đây của ông khi làm Thủ tướng Chính phủ, mà vì sức khỏe kém buộc ông phải từ chức sau chưa đầy một năm lên nắm quyền).

Ông Abe đã đặt trọng tâm vào việc tăng cường liên minh của Nhật Bản với Hoa Kỳ, vốn đã bị teo tóp lại do hậu quả của hành vi yếu ớt của chính phủ DPJ (làm cho quan hệ với Trung Hoa xấu đi là tốt). Nói rộng hơn, Abe vạch ra tương lai của Nhật Bản như của một quốc gia giao dịch mà ở đó Nhật Bản thừa nhận vai trò xứng đáng của mình trong việc đảm bảo trật tự hàng hải tự do và cởi mở. Cơn lốc ngoại giao của ông Abe là nhằm mục đích tăng cường quan hệ với các nước có chung cam kết này, cũng như các giá trị khác của Nhật Bản, bao gồm cả nhân quyền và dân chủ.

Tất nhiên, với quy mô và tính năng động của châu Á, có rất nhiều vấn đề khác cần được giải quyết trong những năm tới, bao gồm cải thiện môi trường an ninh trong một hiện tại không ổn định của khu vực Đông Á và sửa đổi hiến pháp của đất nước, trong đó đảng Dân chủ Tự do đã quan tâm thực hiện trong nhiều năm. Nhưng ưu tiên hàng đầu cho chính phủ lần thứ hai của ông Abe là làm sống lại nền kinh tế Nhật Bản. Đó là nhiệm vụ khó khăn đã bắt đầu, và chiến thắng cuộc bầu cử gần đây của đảng Dân chủ Tự do sẽ tăng cường khả năng của ông Abe để hoàn thành nó.

@Project Syndicate 31 July, 2013

Ghi chú:
(*)Abenomics: Chiến lược kinh tế của ông Abe ở Nhật Bản là một hỗn hợp cả về kinh tế chính trị học toàn diện chứ không chỉ đơn thuần kinh tế như ông Lý Khắc Cường đã vẽ ra ở Trung Hoa. Đây là đặc điểm khác biệt giữa 2 cực tả và hữu chính trị toàn cầu. Cánh tả như Trung Hoa và Việt Nam thì giữ chính trị như cũ để tham nhũng và ăn chia, chỉ thay đổi kinh tế để mỵ dân. Còn các quốc gia cánh hữu như Hoa Kỳ và Nhật Bản, khi khủng hoảng kinh tế thì họ có cả một dự án lớn chuyển đổi kinh tế lẫn chính trị đi theo đúng quy luật. Nhờ đa nguyên chính trị mà các nước cánh hữu có bộ lọc để cạnh tranh đúng quy luật trong điều hành đất nước tốt hơn. Nó làm giảm tình trạng tham nhũng và lãnh đạo là người làm công ăn lượng của dân, chứ không là vua như các quốc gia theo cánh tả cực đoan cộng sản. Hai bộ phận trong Abenomics gồm:

+ Kinh tế gồm 3 mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng và nới lỏng tiền tệ. Ba biện pháp trên của ông Abe đã và đang thực hiện nhằm giữ mục tiêu lạm phát ở tỷ lệ 2% hàng năm, điều chỉnh đồng Yên tăng giá quá mức để phục vụ xuất khẩu, thiết lập lãi suất, nới lỏng định lượng, mở rộng đầu tư công, mua trái phiếu hoạt động xây dựng của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ), và sửa đổi ngân hàng tài chính theo Đạo luật của Nhật Bản. Chi tiêu tài chính sẽ tăng 2% GDP, có khả năng nâng cao thâm hụt ngân sách 11,5% GDP vào năm 2013.

+ Chính trị thì ông Abe còn đưa ra 3 biện pháp về chính trị để bảo đảm cho kinh tế thoát ra sự trì trệ 20 năm qua gồm, tăng cường ngoại giao thương mại trên toàn cầu, thay đổi hiến pháp để tạo ra một hệ thống kinh tế phù hợp với thời đại mới và một nền an ninh quốc phòng vững mạnh để đối phó với một Trung Hoa nổi dậy trong hung hăng, và nối lại đồng minh chiến lược Hoa Kỳ mà DPJ đã lơ là trong nửa thập kỷ qua.

Asia Clinic, 8h06' ngày thứ Ba, 06/8/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét