nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

CẦN TÍNH SỔ VÀ KẾT THÚC NHỮNG TRIỀU ĐẠI ĐỘC TÀI

Bài đọc liên quan:
+ Syria - nơi khởi nguồn lại tranh bá đồ vương
+ Syria hậu triều đại al Assad
+ Những bài học từ Syria
+ Kiến tạo hòa bình Syria từ đâu?
+ Những bài học kinh nghiệm từ thế giới nửa thế kỷ qua
+ Tập và tản quyền với đơn và đa nguyên

Hai hôm nay có thông tin từ Do Thái rằng, Bashar al Assad đã trốn sang Ba Tư trên một chuyến bay cùng với vợ và 2 con, và các thân cận trong chính quyền của ông ta, nhưng nguồn tin được tung ra từ Li Băng chưa được bất kỳ quốc gia nào xác nhận.

9h30 sáng hôm nay giờ Hoa Kỳ trang Huffington Post đăng bài viết của phóng viên Steve Gutterman của Reuters về cuộc rút nhân sự của Nga ở căn cứ hải quân Tartous tại Syria bắt đầu từ tháng 6/2013. Và có hàng ngàn người Nga đã lập gia đình làm việc sinh sống ở Syria đã được sơ tán ra khỏi Syria từ hôm thứ Ba, 27/8/2013 này.

Một quyết định của Nga cho thấy nhiều vấn đề trong cuộc đối đầu giữa hia phe hắc bạch ở chốt chặn cuối cùng của Nga tại Địa Trung Hải, và là chốt chặn áp chót của Nga và Trung Hoa ở Trung Đông. Bây giờ chỉ còn lại một Ba Tư đang tranh thủ ngày đêm làm bom hạt nhân để tự lực, tự cường, hòng làm bá chủ Trung Đông là đồng minh với Nga và Trung Hoa.

Vấn đề đầu tiên mà chúng ta thấy ở đây là, sức mạnh quân sự của Nga đã không thể còn cầm cự với Hoa Kỳ, sau khi có tin đồn rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công Syria trong chỉ 3 ngày. Đối với Trung Hoa và Nga thì, ngay trên lãnh thổ của họ, thì Hoa Kỳ không có khả năng làm cuộc chiến để đi đến chiến thắng. Nhưng ở xa lãnh thổ, các quốc gia này hầu như không còn đủ khả năng để quyết định số phận của các đồng minh.

Nhiều lý do để Nga và Trung Hoa không thể quyết định số phận của đồng minh của mình vì, hầu hết các đồng minh của họ là những thể chế nhà nước độc tài. Lòng dân chán ngán để đi theo, trong khi sức mạnh mềm của Hoa Kỳ đã ngày càng hùng cường và chứng tỏ nó làm nhân loại phải ước ao.

Qua cuộc thử lửa những vũ khí tấn công nhanh và tiêu diệt gọn ở chiến trường Libya vào năm 2011, chính quyền Gaddafi sụp đổ và nhanh chóng bị tiêu diệt cũng cho thấy Nga và Trung Hoa không thể làm gì, nếu Hoa Kỳ mở cuộc tấn công Syria với sự hỗ trợ của phương Tây. Mặc dù theo Peter Gutterman thì có 8 lý do Hoa Kỳ sẽ không dại gì giây vào cuộc chiến ở Syria. Chủ yếu là có thể sa lầy vào một cuộc chiến không lối thoát, trong khi kinh tế đang nợ công lớn hơn GDP, và khủng hoảng chưa ra được.

Nhưng sau tuyên bố của tổng thống Obama là, vụ thảm sát dân thường ở ngoại ô Damascus bằng vũ khí hóa học - được nghi ngờ là chất độc sarin - hôm 21/8/2013 do chính quyền al Assad gây ra, thì tình hình Nga di tản dân mình ra khỏi Syria đã cho thấy mọi vấn đề đã đi đến kết cục cho một triều đại kéo dài 53 năm của dòng họ al Assad.

Chỉ mới năm ngoái Nga vẫn hùng hổ đưa tàu chiến đến Tartous, và tuyên bố sống chết với Syria, nhưng sau khi ký hợp đồng cung cấp vũ khí cho Syria thì Nga hôm nay tháo chạy rất đáng ngờ. Qua đó cho thấy nước Nga hôm nay thực dụng hơn và có phong cách kiểu Mỹ trong ngoại giao hơn là một Liên Xô thà chết, vẫn hết lòng với đồng minh.

Trung Hoa đang không thể làm Miến Điện nằm chung đường biên giới có thể đi theo chế độ độc tài quân phiệt. Và ngay cả bản thân Trung Hoa cũng đang sống cũng dở mà chết cũng dở trong cơn khủng hoảng tài chính do sai lầm chính trị của mình.

Cách đây 2 năm, tôi có viết bài, Syria - nơi khởi nguồn tranh bá lại đồ vương, nhưng hôm nay thì đã rõ. Vị trí siêu cường của Hoa Kỳ vẫn vững vàng như thời Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhờ vào cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm vô song của nó phù hợp với nguyện vọng của nhân loại văn minh.

Đã đến lúc cần tính sổ cho không chỉ Syria, mà cho cả những chế độ độc tài trên toàn cầu đang còn những thế lực phản động cố níu kéo những thể chế chính trị đơn nguyên và tập quyền để ăn trên xương máu dân tộc, và tài nguyên của tổ quốc. Vì chiến lược xoay trục châu Á Thái Bình dương của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ gieo rắc những cuộc cách mạng xã hội ở khu vực này như mùa Xuân Ả rập 2011.

Tư Gia, 21h13' ngày thứ Năm, 29/8/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét