Bài dịch của Chu Giang Sơn gửi cho blog.
Bài đọc liên quan:
Bài viết của William H. Overholt, ông là nghiên cứu viên cao cấp của Fung Global Institute và trung tâm châu Á của Đại học Harvard.
HONGKONG - Vào ngày 12 tháng 11, hội nghị trung ương 3 khóa 18 của ủy ban trung ương đảng cộng sản Trung Hoa đã phát đi thông báo chính thức tiến đến các chính sách kinh tế thị trường là: thả nổi lãi suất và tự do hóa tiền tệ, cải tổ hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, làm rõ ràng hơn về quyền sở hữu đất đai của người nông dân, và đơn giản hóa các thủ tục hộ khẩu cho người nhập cư vào các đô thị.
Dấu ấn đằng sau quyết định này là một cuộc khủng hoảng tiềm tàng. Sự thành công của Trung Hoa đến từ xuất khẩu giá rẻ dựa trên lao động giá rẻ, cơ sở hạ tầng được xây dựng bởi các doanh nghiệp nhà nước với nguồn vốn từ các quỹ tín dụng lãi suất thấp, và ngân sách nhà nước thu được từ bán đất. Nhưng lao động sẽ không rẻ nữa, việc xây dựng những con đường để kết nối các thành phố lớn sẽ nhường cho việc xây dựng các trung tâm thương mại lớn trong các đô thị nhỏ, và việc bán đất từ việc cướp đất của dân đã đạt đến giới hạn không thể cho phép cả về khía cạnh kinh tế và sự chấp thuận của người dân.
Việc neo giá Nhân Dân tệ rẻ mạt cùng với các nhà đầu tư nhỏ đã thổi lên nguy cơ bong bóng tài sản và dư thừa hàng hóa công nghiệp. Nếu không có những thay đổi căn bản, Trung hoa sẽ đối mặt với tăng trưởng kinh tế chậm hơn, mất khả năng tạo công ăn việc làm, không có khả năng cải tổ và bong bóng vỡ.
Giải pháp là Trung hoa phải chuyển dịch nhanh chóng từ mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu sang mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng nội địa; từ đầu tư cơ sở hạ tầng chuyển sang tiêu thụ; từ sở hữu các tập đoàn kinh tế nhà nước cỡ lớn chuyển sang các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, từ công nghiệp chuyển sang dịch vụ, và rộng hơn, là từ quản lý tập trung có chỉ huy của nhà nước chuyển sang quản lý theo sự điều chỉnh của thị trường.
Tất cả các nước châu Á thành công đã thực hiện sự chuyển đổi này. Hàn quốc và Đài Loan là những hình mẫu. Nhưng sự thay đổi này đòi hỏi phải có những đau đớn mạnh mẽ. Các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ mất đi lợi thế về vốn tín dụng giá rẻ, mất đi ưu đãi được cấp đất, mất đi sự bảo vệ của một chế độ chuyên chế và đặc quyền nhà xưởng. Đảng và các nhóm lợi ích nhà nước sẽ mất dần quyền lực và ăn chia.
Hầu hết các chính quyền địa phương trong tình trạng đặc biệt thất vọng. Họ đang mang một núi nợ khổng lồ, mà chỉ được trả dần bằng việc cướp đất của dân để nâng giá và bán để trả nợ. Dù đã ép giá bất động sản và đàn áp để cướp đất, nhưng giờ đây, họ phải đối mặt với lãi suất cao, thuế bất động sản, nông dân đòi hỏi quyền lợi mạnh mẽ hơn, và các yêu cầu cao hơn cho các dịch vụ xã hội đối với người mới đến định cư. Sự thất vọng của quan chức địa phương và giám đốc điều hành các doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra sự cản trở lớn cho cải cách.
Trong một báo cáo tổng thể của các nhà lãnh đạo của Trung hoa đang theo đuổi cải cách còn đầy mâu thuẫn. Theo một chuyên gia kinh tế, khi được hỏi về những cản trở trước hội nghị quan trọng thì ông nói rằng, “Vào phút cuối hội nghị các lãnh đạo của chúng tôi đều hiểu các con số, ý nghĩ của các con số rất rõ ràng”.
Thông báo các nghị quyết của hội nghị lần thứ trung ương 3 đã lấy khuôn mẫu của một báo cáo với nhiều nguyên tắc chung chung, nó làm nhiều nhà quan sát lo ngại vì thiếu tính chi tiết. Nhưng vai trò của Đảng cộng sản Trung hoa chỉ là thiết lập sự định hướng cho chính sách, thực thi các nghị quyết này là nhiệm vụ của chính phủ. Và Đảng cũng thành lập Ủy ban an ninh quốc gia và Tiểu ban cải cách kinh tế Trung ương để phối hợp và thực thi các nghị quyết này.
Khi thực hiện sẽ là cuộc đấu tranh lâu dài, với sự cản trở có phần dữ dội, các cải tổ chủ yếu đã thực hiện rồi. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 hiện thời đã thực thi tăng lương hàng năm với mức trung bình là 13,4%, năm nay, lương cũng sẽ tăng lên ở mức trung bình là 18%, nó sẽ đào thải các ngành công nghiệp có tính lỗi thời hay dư thừa. Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ đang tập trung vào một vài trong nhóm lợi ích ở các ngành công nghiệp mạnh nhất, như nhóm dầu khí, như vậy sẽ làm yếu đi sự kháng cự của họ để cải tổ.
Quan trọng nhất, các kết quả kinh tế ngày càng trở lên phù hợp với các mục tiêu của nhà cầm quyền. Ngành dịch vụ đã chiếm một tỷ trọng nhiều hơn về sản phẩm và lao động so với công nghiệp - chẳng hạn như, công ty mạng Alibaba đã thu hút lượng khách hàng cả cá nhân lẫn doanh nghiệp nhỏ với một tỷ lệ khó tưởng tượng so với trước đây, và tăng trưởng gần đây thì tiêu dùng nội địa đã nhiều hơn một chút so với xuất khẩu. Cải tổ không chỉ còn là một kế hoạch mà nó đang diễn ra.
Nền kinh tế mở của Trung Á và Đông Nam Á (đặc biệt là Việt Nam) đang vận hành tốt, và cải cách sẽ là mở cửa sâu rộng hơn với quốc tế. Các nghị quyết của hội nghị trung ương 3 của đảng cộng sản Trung Hoa tiếp theo sau các giải pháp của khu vực thương mại tự do Thượng Hải vào tháng 9, nó đã mở ra một thời kỳ mới cho đầu tư nước ngoài và cho phép các giao dịch tài chính và dòng vốn lớn. Sự tự do hóa dòng vốn được dự định sẽ trở thành một chính sách quốc gia, thông qua các trung tâm tài chính tin cậy ở Thượng hải.
Đối với giao thương hàng hóa, khu mậu dịch tự do mới được dự định sẽ thành lập trực tiếp toàn diện với Singapore và Hong Kong. Trung Quốc lo ngại sẽ phụ thuộc vào các trung tâm trung chuyển này trong trường hợp xảy ra xung đột. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chính sách này sẽ mở rộng cơ hội đầu tư của họ đồng thời giảm bớt sự kiểm soát nước ngoài; các công ty nước ngoài đối với nền kinh tế Trung Hoa, chẳng hạn, các công ty nước ngoài có thể chỉ nắm giữ cổ phần thiểu số trong các lĩnh vực viễn thông, khi đó thì công ty nước ngoài chi phối như Monsanto sẽ đối diện với khó khăn.
Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt với nhiệm vụ chính trị đầy thách thức trong việc thúc đẩy nhiều chương trình cải cách quan trọng của đảng cộng sản Trung Hoa trước sự đối lập khốc liệt của các nhóm lợi ích trong đảng cầm quyền trong khi kinh tế đang trì trệ. Tăng cương vào sự kiểm soát của Đảng - thông qua kiểm soát các doanh nghiệp Nhà nước, thanh tra chính phủ, và các phản biện của các cơ quan truyền thông và học viện. Ông Tập đang phát huy tất cả khả năng của mình để thúc đẩy cải tổ kinh tế, đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro của thách thức từ các lực lượng chống đối.
Với tất cả điều trên, ông Tập đã xác định để tránh tình trạng bi kịch như đã xảy ra trước đây của các nhà lãnh đạo Trung Hoa như Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, những người đã mất hết sự nghiệp sau cuộc thanh trừng lớn trước các đối thủ của họ vì tin tưởng rằng cải cách kinh tế và chính trị sẽ hủy hoại sự kiểm soát của Đảng. Bởi vậy, ít nhất ở thời điểm này, Trung Hoa sẽ chỉ tập trung vào mặt khác của một con sóng dữ, đó là cải cách kinh tế, còn cải tổ chính trị chỉ được giới hạn ở các cơ quan chức năng của chính quyền để gia tăng hiệu quả và nỗ lực giảm thiểu tham nhũng. (Đã có một vài động thái hướng đến cải cách, trong đó có một quyết định loại bỏ sự kiểm soát của chính trị địa phương đối với các thẩm phán tòa án).
Nhưng Trung hoa sẽ ngày càng khó khăn khi trì hoãn việc đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn để có thể xoa dịu các đòi hỏi của dân chúng vì sự công bằng, trong đó bao gồm cả việc thành lập một hệ thống tư pháp độc lập với đảng cầm quyền, nó có thể chứng minh được rằng nó không kém phần quan trọng hơn việc tái cấu trúc nền kinh tế. Mặt khác, các nhà lãnh đạo hoặc là phải chấp nhận trao đổi thông tin với dân chúng nhiều hơn so với việc ngăn chặn và kiểm soát hoặc là phải ngày càng tăng cường các cuộc đàn áp đẫm máu tốn kém như lâu nay.
Những hy vọng cho phần cải cách chính trị là có thể diễn ra ở nhiệm kỳ thứ hai của ông Tập Cận Bình, khi có sự tham gia của những lãnh đạo cấp cao có xu hướng cải cách như thành viên ủy ban thường vụ trung ương Đảng Uông Dương hay phó chủ tịch Lý Nguyên Triều. Còn bây giờ, dĩ nhiên, Trung Hoa vẫn phải tập trung vào một mặt trận lớn khác là cải cách kinh tế.