nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

KỊCH BẢN NÀO CHO BẠC HY LAI VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN Ở TRUNG HOA?

Bài đọc liên quan:
+ Ba sách lược cai trị Trung Hoa của Mao
+ Lãnh đạo mới của Trung Hoa bảo kê cho sự không cải cách
+ Cộng sản chỉ có sụp đổ, không có chuyển đổi

Năm hôm trước tôi viết bài: Ba sách lược cai trị Trung Hoa của Mao. Trong đó hai cái phàm là của Mao là sách lược tạo sự đoàn kết giả tạo trong đảng cộng sản ở Trung Hoa, để các nhóm quyền lợi trở thành quyền lợi nhóm của đảng cộng sản ăn chia nhau trên xương máu của dân tộc. Nó như quyền lực vô hình trói buộc tất cả các đảng viên cộng sản, không thể thoát ra được. Bất kỳ thành viên nào của đảng cộng sản muốn thoát ra 2 cái phàm là, đều bị đám đông còn lại trùm chăn đánh hội đồng, và tiêu diệt.

Hôm qua trên trang báo RFI có bài Tập Cận Bình rơi mặt nạ qua vụ Bạc Hy Lai. Giữa tháng 7/2013 có bài viết đăng trên báo Tiền Tiêu, về nội dung phát biểu của ông Tập Cận Bình về gìn giữ sự đoàn kết giả tạo trong đảng cộng sản để tiếp tục ăn chia. Bài viết Tôi còn biết làm thế nào, như một quả bom làm nổ tung hậu trường chính trị Trung Hoa, mà lâu nay ai cũng biết, nhưng chưa có chứng cứ rõ ràng về 2 cái phàm là của Mao.

Cũng vào giữa tháng 7/2013 ông giáo sư Bùi Mẫn Hân có bài viết trên Real Clear World - Một thế giới chân thật - Lãnh đạo mới của Trung Hoa bảo kê cho việc không cải cách. Ông Bùi cũng xoay quanh một quyền lực vô hình như cái vòng kim cô trùm vào đầu các lãnh đạo cộng sản Trung Hoa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng ông không liên hệ được chủ thuyết Hai cái phàm là của Mao từ hơn nửa thế kỳ trước.

Hôm nay có thông tin, Ông Bạc Hy Lai chống án và dọa công bố tài liệu mật, sau khi tòa án trung cấp ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông kết tội ông với mức tù chung thân hôm 22/9/2013 vừa qua.

Ông Bạc đang ở trong tù, nhưng tuyên bố của Ông vẫn được đưa ra ngoài. Điều này chứng tỏ, vây cánh vẫn còn, đặc biệt nhân vật Chu Vĩnh Khang - cựu ủy viên thường trực của bộ chính trị Trung Hoa đã từng nắm ngành dầu khí, tài nguyên, công an và tình báo nội địa - mà gần đây ông Tập đang muốn đánh triệt để.

Điểm lại lịch sử cộng sản toàn cầu, chỉ có Ông Nikita Khrushchev, sau khi lên nắm toàn quyền đảng cộng sản Liên Xô là dám tung chăn, làm cuộc xét lại đảng cộng sản Liên Xô thối nát. Nhưng đám đông còn lại, và ngay cả Mao thời đó đã hạ bệ Ông Nikita Khrushchev, để kéo dài sự sụp đổ của đảng cộng sản Liên Xô và Đông Âu đến 1990.

Hoạt động của các đảng cộng sản vô cùng chặt chẽ. Vì đường lối hoạt động của đảng cộng sản được sao chép và nâng cao hơn một bậc từ Ki Tô giáo. Nếu ở Ki Tô giáo có Đức giáo Hoàng thì đảng cộng sản có Tổng bí thư. Dưới có các Đức Hồng Y thì bên đảng cộng sản có các ủy viên trung ương. Dưới nửa có con chiên thì đảng cộng sản có các đảng viên. Cuối tuần Ki Tô giáo có việc đi lễ nhà thờ rửa tội, thì đảng cộng sản có cuộc họp mật chi bộ để kiểm điểm, v.v... Chỉ khác nhau là, bên Ki Tô giáo công bố tất cả mọi hoạt động, nhưng đảng cộng sản thì chỉ có đảng viên biết, và giữ bí mật để duy trì nhà cầm quyền, dù đúng, dù sai. Và ở một cấp bậc trong đảng chỉ được biết những bí mật có tầm quan trọng khác nhau. Cho nên, ở đâu có đảng cộng sản thì ở đó mọi sinh hoạt của Ki Tô giáo rất khó khăn.

Ở những cấp cao nhất của đảng cộng sản sẽ nắm được tất cả mọi bí mật của đảng và của quốc gia. Đó là bộ không bộ - Bộ Chính Trị. Ông Bạc là người đã trải qua một nhiệm kỳ nằm trong bộ chính trị, thì chắc chắn Ông có tất cả những gì cần có ở một đất nước to lớn cả về dân số, lịch sử, văn hóa này.

Là một chính khách tầm cỡ như Ông Bạc, có lẽ, con đường chính trị luôn được Ông tính đường tiến và thoái thân. Nếu không, không khó để kết tội tử hình Ông khi đảng cộng sản Trung Hoa muốn. Theo tôi, con bài thoái thân của ông chính là người con trai - Bạc Qua Qua - của ông đang sống và học tập tại Hoa Kỳ, hoặc ở đâu đó. Ai có thể loại trừ được khả năng Bạc Qua Qua đang nắm giữ những tài liệu mật, mà Ông Bạc tuyên bố sẽ tung ra?

Vì sao từ gần nửa thế kỷ qua, ở các nước cộng sản còn lại trên toàn cầu chưa có bất kỳ chính trị gia nào dám tung chăn bị trùm của đám đông để nói lên một sự thật nhơ nhớp của thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền, như Ông Bạc Hy Lai?

Xét về mặt khai quốc công thần đối với đất nước Trung Hoa thì, Họ Bạc không thua gia đình họ Tập. Suy cho cùng sau vụ hạ bệ Ông Bạc, cả tiền đồ chính trị và sự nghiệp của toàn bộ gia tộc Ông Bạc đã bị mất sạch, và xem như kết thúc vĩnh viễn sau hai thế hệ của Họ Bạc đã góp sức cho một nước Trung Hoa phong kiến tập quyền kiểu mới. 

Cách đây hơn 20 năm, đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ cũng chính từ trong lòng đảng cộng sản Liên Xô, mà không phải từ sức mạnh dân sự. Nó bắt đầu từ sự cải tổ kinh tế của Ông Gorbachev, dẫn đến thay đổi chính trị, để nước Nga có lại lá cờ Tam Tài thời Sa Hoàng, và một nền chính trị tốt như hôm nay. Mặc dù, với đường lối cai trị của Putin hiện nay ở Nga là có những chính sách độc tài, nhưng là cái độc tài cần thiết cho một nước Nga sau khi chuyển từ chế độ chính trị đơn nguyên, tập quyền sang đa nguyên tản quyền, cần học những bài học vở lòng của sức mạnh dân sự và tự do dân chủ.

Tình hình chính trị Trung Hoa diễn biến nhanh chóng trong vài tháng qua rất phức tạp. Kinh tế đang giảm triển. Chính trị vẫn còn đang rối bời với sự bất đồng sắc tộc, tham nhũng và mất đoàn kết trong đảng có nguy cơ sụp đổ. Mặc dù ông Tập và ông Lý đang cố gắng chèo lái nó trong cơn sóng dữ. Trong khi đó, uy tín của Trung Hoa trên trường thế giới giảm sút nặng nề, đặc biệt với sự ra đi của đồng minh Miến Điện, và tranh chấp theo kiểu nước lớn trên biển Đông.

Theo tôi với tình hình này có thể diễn ra 3 kịch bản cho chính trị Trung Hoa:

Kịch bản dễ thấy nhất với đảng cộng sản Trung Hoa trong trường hợp của Ông Bạc Hy Lai là, một hôm đẹp trời ông bị biến mất trên quả đất này, bằng một thông báo ngắn trên báo chí của đảng cầm quyền ở Trung Hoa, hoặc nâng tội trạng của Ông bạc lên tử hình trong phiên tòa phúc thẩm. Và mọi bí mật xấu xa của đảng cộng sản Trung Hoa bung bét trên khắp thế giới. Nó sẽ là chuỗi domino sụp đổ chính trị tiếp theo, cho những ai ủng hộ Ông Bạc đứng ra cải tổ như Elsin ở Liên Xô. Nhưng cũng có thể như vụ Thiên An Môn 1989, rồi tất cả đi vào quá khứ, và đảng cộng sản vẫn cầm quyền để ăn chia trên sự nhợ nhớp của nó hơn 20 năm qua.

Kịch bản nhân bản hơn đối với Ông Bạc là, có sự thỏa hiệp của lãnh đạo mới ở Trung Hoa để ông Bạc tại ngoại, và sống hết cuối đời, như Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang. 

Kịch bản khó diễn ra nhất là Ông Bạc quay lại chính trường sau khi thỏa hiệp, để tiếp tục ăn chia, như mong muốn của Ông ta.

Thế giới loài người có nhiều kỳ quan để đời từ hàng triệu năm qua. Nhưng duy nhất chỉ có Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa là có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ chị Hằng Nga. Nên với Trung Hoa, mọi sự thần kỳ đều có thể xảy ra, mà khó có thể hình dung được, qua vụ án Bạc Hy Lai.

Asia Clinic, 10h51' Chúa Nhựt, 29/9/2013

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

ẨN ĐẰNG SAU CHUYẾN CÔNG DU CỦA THỦ TƯỚNG

Bài đọc liên quan:
+ Thuận lợi và khó khăn cho tương lai Việt Nam
+ Bàn về kỷ vật của chủ tịch nước trao cho TT Obama
+ Tái cơ cấu cái gì?
+ Sai lầm kinh tế hay chính trị?
+ Nhìn đến 2013

Cách đây 2 tuần, tôi có một cuộc khảo sát các bạn tôi là những giám đốc kinh doanh ở các lĩnh vực thương mại gồm: điện máy, hàng nông sản thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu, thì sức mua của người dân giảm mạnh trong 8 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 40% so với cùng kỳ năm 2012. Một số doanh nghiệp đã giảm biên chế hoặc giảm lương chỉ còn 40%. Sức mua giảm thì hàng tồn kho tăng, hàng tồn kho tăng thì buộc doanh nghiệp phải giảm hoặc ngưng sản xuất.

Một số doanh nghiệp làm ăn có lãi, còn sống sót nhờ đơn đặt hàng xuất khẩu, nhưng vay vốn hoạt động bị giảm xuống, vì giá trị thế chấp bất động sản đã giảm, thiếu vôn kinh doanh để đủ nuôi quân, họ đành giảm sản xuất, hoặc đóng cửa. Chỉ cần có thế, không cần phải làm cái gì to tác, để có thể hiểu được kinh tế Việt Nam đang ở đâu.

Nhưng khi ông thủ tướng Nguyễn tấn Dũng bắt đầu chuyến công du Pháp, để ký kết đồng minh chiến lược, thì cũng là lúc ở nhà các nhà kinh ban tế thế họp nhau ở Huế với cái gọi là: Diễn đàn kinh tế mùa thu.

Các nhà kinh bang tế thế bàn nhau rất hăng. Nào là kinh tế Việt Nam đã hạ cánh nặng nề, từ miệng ông chú tịch ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Nào là kinh tế Việt Nam nghẽn mạch tăng trưởng từ ông viện trưởng viện kinh tế Việt Nam. Nào là kinh tế Việt Nam vỡ ổn định vĩ mô từ 5 năm qua từ ông cựu phó thủ tướng. Nếu chịu khó đọc thì toàn tin xấu.

Hôm nay, ông thủ tướng vừa đặt chân tới Washington DC. Gọi là đi họp lần 68 của Liên Hiệp Quốc, nhưng ông đã tức tốc đến thăm 3 nơi vô cùng quan trọng, mà từ trước tới nay chưa có nhà cầm quyền nào ở Việt Nam làm chuyến con thoi tấp cập như thế: World Bank, IMFBộ thương mại Hoa Kỳ, với những lời đề nghị rất thiết tha về vấn đề vay mượn, và mong mỏi Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường tự do.

Có một điều mấu chốt là, tại sao các nhà kinh bang tế thế không ai dám đá động đến nguyên nhân sụp đổ kinh tế của nước Việt là. chính trị không chịu thay đổi để phù hợp với kinh tế năng động? Thế mới thấy sự ràng buộc của 2 cái phàm là của Mao nó ghê gớm đến nhường nào?

Hai năm trước tôi đã có bài: Nhìn đến năm 2013. Trong đó, tôi đã nhận định rằng, kinh tế Việt Nam sẽ thực sự sụp đổ vào năm 2013, vì một nền chính trị phi khoa học, đi ngược với các quy luật xã hội học. Nhìn hình ảnh ông thủ tướng công du con thoi, mà bề ngoài là đi ký kết chiến lược với Pháp, và đi tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 68, nhưng bản chất là đi lo chuyện kinh tế nước nhà đang sụp đổ, chưa có thuốc chữa.

Tháng 10/2013 là tháng quyết định nhiều việc đối với Việt Nam. Vì nó là tháng mà quốc hội phải thông qua hiến pháp mới 2013 - sau 4 lần sửa đổi - để phù hợp tình hình mới. Cũng là tháng mà vòng đàm phán lần thứ 20 - cũng là vòng đàm phán cuối cùng - của Hiệp Định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Nhưng tới nay, quốc hội vẫn còn đang loay hoay với những chuyện xưa như trái đất - sở hữu và đơn nguyên hay đa nguyên chính trị. Và 81 tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa được tư nhân hóa, cũng như chưa được công nhận người dân được phép thành lập Hội. Tất cả những điều này quyết định cho Việt Nam có được tham gia tự nguyện vào TPP hay không. Không ai bắt buộc Việt Nam phải vào. Nhưng không vào thì không có cái để cứu lấy nền kinh tế đang sụp đổ. Trong khi đó để được vào là phải cải tổ hệ thống chính trị.

Chuyến công du của ông thủ tướng chỉ cách chuyến đi của ông chủ tịch nước đến Hoa Kỳ có 2 tháng. Cả hai chuyến đi đều có những hành động quyết liệt nhằm cứu lấy nền kinh tế đang sụp đổ thực sự. Hai chuyến đi dồn dập và những mục tiêu cho thấy tất cả. Nhưng Hoa Kỳ lại là một quốc gia không là con chiên của bất kỳ chủ thuyết nào, mà là một quốc gia theo cuộc sống hiện sinh thực dụng. Ngoại giao với Hoa Kỳ không chỉ bằng nước bọt.

Lần này thực sự là nguy ngập, nhưng trong cái nguy ngập ấy lại là cơ hội chính trị Việt Nam thay đổi như Miến Điện. Nếu không, hầu như mọi ngã đường đi đến tương lai của Việt Nam đều xấu. Vì lòng dân đã mất niềm tin. Xuất khẩu vẫn tốt mà sức mua của dân chúng lại cạn kiệt. Hệ thống tài chính ngân hàng đang ôm nợ xấu, dù giảm lãi suất, nhưng không tìm ra khách hàng cho vay, trong khi đó vẫn cứ tăng mức huy động vốn để tồn tại. Đó là những nghịch lý lớn đang tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam, và chính chúng sẽ hủy diệt nền chính trị phi khoa học không bao lâu nữa.

Bài phát biểu mà 193 quốc gia quan tâm nhất tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 28/9/2013 vừa qua của Ông Benjamin Netanyahu thủ tướng Israel nói ông Rouhani tổng thống Iran là "con sói đội lốt cừu". Vì Iran đưa ra giải pháp phải có điều kiện Israel giải giáp thì Iran mới giải giáp.

Tư Gia, 20h31' ngày thứ Sáu, 27/9/2013

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

HỒ CHÍ MINH, HỒ TẬP CHƯƠNG VÀ CÒN CÁI GÌ NỮA?

Dưới đây là những lý giải của tác giả Vũ Thư Hiên - người đã từng tiếp xúc với cụ Hồ nhiều lần trong đời - viết về Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương trong cuốn "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" là một sự bịa đặt vô lý. Bài này tác giả gửi cho tôi để biên tập lại hoàn chỉnh và phổ biến cho cộng đồng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Alexander N. Shelepin tại Hà Nội ngày 12/01/1966 để đề nghị viện trợ cho chiến tranh. Ảnh của tạp chí AP

Mới đây, nhà bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương có nêu câu hỏi trên net: “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan”?. Câu hỏi của ông thế này : “Gần đây, dư luận sôi động về việc Đài Loan xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” ( Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008.Tác giả là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, khoa lịch sử”... 

Đã có khói ắt có lửa đâu đó. Lửa đây là cuốn sách của giáo sư Hồ Tuấn Hùng nói trên (ít người được đọc nguyên bản) và bài “Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người?” của bình luận gia Trần Bình Nam hết lời ca ngợi cuốn sách nọ (“Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu xác thực và kết luận một cách có tính khoa học”).

Mới đây, nhà bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương có nêu câu hỏi trên net: “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan”?. Câu hỏi của ông thế này : “Gần đây, dư luận sôi động về việc Đài Loan xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” ( Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008.Tác giả là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, khoa lịch sử”... 

Đã có khói ắt có lửa đâu đó. Lửa đây là cuốn sách của giáo sư Hồ Tuấn Hùng nói trên (ít người được đọc nguyên bản) và bài “Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người?” của bình luận gia Trần Bình Nam hết lời ca ngợi cuốn sách nọ (“Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu xác thực và kết luận một cách có tính khoa học”).

Bài của bình luận gia Trần Bình Nam được cả chục web và blog đăng lại, hẳn có nhiều người đọc. Thú thật, tôi ngán các chuyện tầm phào nọ. Cái đề tài này rõ là tầm phào bên cạnh những chuyện tày trời đang làm nóng dư luận như các vụ xử án vô lối các bloggers, vụ Yên Mỹ, vụ nổ súng vì cưỡng chế đất ở Thái Bình, vụ chống cưỡng chế đất liên tục ở… khắp nơi.

Sở dĩ tôi thấy cần phải viết mấy dòng về nó là vì có nhiều bạn fb gửi nhời hỏi tôi: này, chuyện ấy thực hư ra sao hở ông? 

Là người chẳng phải giáo sư hay bình luận gia như hai ngài nói trên, thế tất ý kiến của tôi không thể có trọng lượng với tư cách người khảo cứu. Nó là ý kiến của dân thường, người nghe thấy có lý thì gật cho một cái khích lệ, thấy không ra gì thì phẩy tay cho qua. 

Tôi không biết nhiều về ông Hồ Chí Minh, tuy nhiên cũng đủ để thấy chuyện ông Hồ là người Tàu là chuyện tào lao. Mà chẳng phải chỉ mình tôi nghĩ thế. Nếu ông Hồ là người Tàu thật thì tất tần tật những ai từng gặp ông, từng làm việc với ông (có cả nghìn, cả vạn người đấy), tạm kể từ thời Quốc dân Đại hội Tân Trào 1945 cho tới khi ông qua đời năm 1969, hoá ra đều mù dở - khốn nạn, ông là Hồ Tập Chương đấy, là người Tàu đấy, người Khách gia đấy, thế mà không một ai phát hiện. 

Trước hết, ta hãy xem những tài liệu cũ còn được lưu xem Quốc tế Cộng sản (QTCS) đánh giá Hồ Chí Minh như thế nào vào thời điểm có tin về cái chết của ông? Những tài liệu này cho thấy vào thời điểm đó ông bị QTCS đánh giá thấp lắm. Thấp đến nỗi ban lãnh đạo QTCS phải cử Trần Phú, Ngô Đức Trì về Đông Dương để sửa chữa những sai lầm của Nguyễn Ái Quốc liên quan tới Hội nghị hợp nhất các đảng cộng sản (1930) do ông chủ trương. Tại Hội nghị TƯ tháng 10-1930, Trần Phú kịch liệt phê phán quan điểm chính trị và tổ chức của ông là “chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh, ấy là một sự rất nguy hiểm…”

Sau đó, Trần Phú được cử làm Tổng bí thư, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ còn được giữ chân liên lạc giữa VN và vài chi bộ Đông Nam Á với quốc tế. Thậm chí khi được tin Nguyễn Ái Quốc qua đời ở Hồng Kông, Hà Huy Tập còn viết: “Công lao mà ông đã đóng góp cho Đảng chúng ta thật là lớn. Song các đồng chí chúng ta trong lúc này không được quên những tàn dư dân tộc chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc, các chỉ thị sai lầm của ông về những vấn đề cơ bản của phong trào CM…Ông đã không đưa ra bàn luận trước về những sách lược mà QTCS đòi hỏi phải áp dụng để loại bỏ những phần tử cơ hội trong Đảng.

Ngoài ra, ông Hồ Chí Minh còn khuyến dụ một sách lược cải lương và hợp tác sai lầm: trung lập hóa tư sản và phú nông, liên minh với trung và tiểu địa chủ”. Một người bị QTCS đánh giá như thế, thử hỏi QTCS tạo ra một người giả ông ta để làm gì? 

Lập luận của bình luận gia Trần Bình Nam: “Nhưng sau đó Quốc tế Cộng sản thầy cần người có uy tín như Nguyễn Ái Quốc để phát triển phong trào Cộng sản tại Đông Dương nên dấu nhẹm và tìm cách xóa dấu vết việc Nguyễn Ái Quốc chết và lên kế hoạch dùng phái viên của Quốc tế Cộng sản Hồ Tập Chương có khuôn mặt hao hao giống Nguyễn Ái Quốc và từng làm việc với nhau để làm sống lại nhân vật Nguyễn Ái Quốc”, rõ ràng không thuyết phục. Một câu hỏi khác cũng có người đặt ra: Ờ thì QTCS không làm việc ấy, nhưng nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm thì sao? Để phục vụ cho mục đích bành trướng trong tương lai ở Đông Dương chẳng hạn?

Các chứng cứ lịch sử cho thấy ĐCS TQ vào thời kỳ đó rất yếu, thậm chí một địa bàn đủ an toàn cho Đại hội VI của nó (1928) trên lãnh thổ quốc gia cũng không có, phải mượn đất Nga để tổ chức tại Moskva. Cuộc chiến Quốc-Cộng khởi đầu năm 1927 đã buộc những người cộng sản Trung Quốc phải lui về nông thôn và hoạt động bí mật, thắng lợi to lớn nhất mà họ có được là chiếm thành phố Quảng Châu trong vẻn vẹn có 3 ngày để thành lập một Công xã Quảng Châu hữu danh vô thực.

Trong hoàn cảnh ấy, một Khổng Minh tái thế cũng không nghĩ tới việc cho ai đó đóng giả Hồ Chí Minh cho một tương lai trời không biết, đất không hay.

Như thế, QTCS không cần một Hồ Chí Minh giả, ĐCSTQ cũng không nghĩ tới việc ấy. Vậy ai cần, ngoài hai học giả nói trên?Chuyện những nhà cầm quyền độc tài thường sử dụng những người giống hệt mình để đóng thế trong những trường hợp phòng xa bị hành thích là có thật. Có Hitler giả, Stalin giả, Mao giả… nhưng người ta chỉ dùng người đóng thế cùng nòi giống, có diện mạo và hình thể giống người thật khi di chuyển, khi xuất hiện ngắn trước quần chúng, chứ người không cùng nòi giống như Hồ Tập Chương giả Hồ Chí Minh, lại đóng giả dài hạn nhiều năm, như thật, trong đời sống hàng ngày, thì chưa có tài liệu nào nói tới.

Trước hết, cái dễ phân biệt nhất giữa người thật với người giả là ở ngôn ngữ. Những người đã trưởng thành mới học ngoại ngữ dù cho thông thạo đến mấy cũng không thể nào sử dụng nó hoàn hảo như người bản địa được. Ta tính thử: Nguyễn Ái Quốc, năm 1932 đã qua đời vì bệnh lao (ông sinh năm 1890, tức lúc đó 42 tuổi), Hồ Tập Chương (sinh năm 1901, tức lúc đó 32 tuổi) được lập tức thay thế (cứ cho là đã có một viễn kiến không bình thường và ông này đã được dự trữ sẵn để thay thế), thì thời gian học tiếng Việt của Hồ Tập Chương cho tới khi mở lớp huấn luyện cho hội Thanh niên Cách mạng Đồng chí năm 1941 là 9 năm (giả định là chỉ có học tiếng mà thôi). Mở lớp huấn luyện cho nhiều người Việt thì không thể bằng một thứ tiếng Việt không thông thạo được.

Nhưng không một ai trong những người tiếp xúc với Hồ Chí Minh trong thời kỳ ấy tỏ ra nghi ngờ ông không phải người Việt. Không một ai trong những người Việt thuần, ở sát bên ông Hồ Chí Minh trong công việc hàng ngày trong cuộc kháng chiến chống Pháp (9 năm) như Phan Mỹ, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Văn Lưu, Lê Văn Rạng, Lê Giản, Trần Duy Hưng, Trần Hữu Dực…, và rất nhiều người khác nữa, có một chút nghi ngờ ông Hồ Chí Minh không phải là người Việt.

Tôi từng gặp nhiều người có năng khiếu xuất chúng về sử dụng ngoại ngữ, trong đó có hai người Trung Quốc nói tiếng Việt rất thông thạo là Văn Trang và Lương Phong. Văn Trang đại diện cho phân bộ Hoa Nam ĐCSTQ liên lạc với ĐCSVN, Lương Phong là cán bộ ngoại giao, sau này xếp hàng thứ sáu tính từ Giang Thanh là số 1 trong cuộc Đại cách mạng Văn hoá Vô sản (thập niên 60 thế kỷ trước). Hai người này nói thạo tiếng Việt tới mức làm tôi ngạc nhiên. Nhưng đấy chỉ là cảm giác ban đầu, một lúc sau, khi câu chuyện mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, tinh tế hơn, tức thì họ ngắc ngứ, phát âm sai, hiểu sai.

Ngay trong những người Hoa thuộc những thế hệ ra đời ở VN, lớn lên trên đất Việt, sống chung với người Việt từ tấm bé, ta vẫn nhận ra những nét khác biệt nào đó để ta biết họ không có nguồn gốc Việt. Trong khi đó thì chưa một ai bắt gặp ông Hồ nói sai hoặc hiểu sai tiếng Việt. Còn hơn thế, ông còn có thể bắt bẻ những cán bộ dưới quyền khi họ dùng từ ngữ sai. Những ví dụ về chuyện này nhiều, xin miễn kể. 

Nhân vật Hồ Tập Chương của tác giả Hồ Tuấn Hùng là người Hakka (người Hẹ, hoặc Khách gia), là cán bộ hoạt động quần chúng của ĐCSTQ, chắc chắn phải nói được tiếng quan thoại (tiếng Bắc Kinh). Hồ Chí Minh (thật) thì lại không thông thạo tiếng ấy, và ông không giấu giếm điều này. Trong những cuộc gặp gỡ không trù liệu trước với các tướng Tàu như Lư Hán, Tiêu Văn, Long Vân… vào năm 1946, ông đều phải dùng bút đàm. Chuyện này nhiều người biết, và có được ghi lại đâu đó trong những hồi ký. Khi phải dùng quan thoại trong tiếp xúc ông thường phải dùng ông Nguyễn Văn Thuỵ (biệt hiệu Thuỵ Tàu) và Phạm Văn Khoa (biệt hiệu Khoa Tếu) làm phiên dịch. 

Còn nhiều, rất nhiều, chứng cứ khác bác bỏ luận chứng của ông học giả Hồ Tuấn Hùng về một Hồ Chí Minh giả.

Tôi có mặt trong buổi mừng thọ 60 tuổi ông Hồ Chí Minh tại thác Dẫng thuộc khu An toàn ở Việt Bắc, tôi lúc ấy 17 tuổi, mắt tinh, đầu tỉnh táo, xác nhận rằng hôm đó tôi đã gặp một người 60 tuổi thật, chứ không phải một người 49 tuổi là Hồ Tập Chương.

Tôi cũng xác nhận rằng trong thói quen ẩm thực ông Hồ Chí Minh là người thích ăn các món ăn Việt Nam như canh riêu, cá kho khô, cà Nghệ muối xổi… và chưa bao giờ đòi hỏi người nấu ăn cho ông phải làm bánh bao, màn thầu, tỉm xắm… hay là thứ gì khác gợi nhớ tới ẩm thực Trung Hoa.

Chắc chắn sẽ còn nhiều người viết về Hồ Chí Minh - chính khách liên quan tới nhiều lĩnh vực: những giai đoạn hoạt động chưa được làm sáng rõ, lý do gắn liền với những bí danh vô số kế của ông, những người đàn bà trong đời ông, công và tội của ông trong thời gian làm chủ tịch nước VNDCCH v.v… Nhưng đó là những chuyện khác, những đề tài khác. Theo tôi nghĩ, chuyện Hồ Chí Minh là người Tàu tên Hồ Tập Chương của học giả Hồ Tuấn Hùng là một tác phẩm giả tưởng tồi, không đáng để đọc, so với những chuyện giả tưởng của văn học Trung Quốc hiện đại như Ma Thổi Đèn, Mật Mã Tây Tạng…

Vũ Thư Hiên

Tư Gia, 20h18' ngày thứ Tư, 25/9/2013

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

BA SÁCH LƯỢC CAI TRỊ TRUNG HOA CỦA MAO

Bài đọc liên quan:

Nghiên cứu về Mao Trạch Đông là việc rất nên làm. Vì công Mao với Trung Hoa được một vị đại tá Tân Tử Lăng viết trong cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, liệt kê lắm công, nhưng tội nhiều hơn công. Theo tác giả họ Tân thì, bảy phần tội, chỉ ba phần công.

Nhưng để tổng kết những sách lược trị nước của Mao thì hình như chưa ai tổng kết ngắn gọn cho mọi người hiểu. Bài viết này tôi xin làm một cái tổng kết ngắn và đơn giản 3 sách lược "vĩ đại" của Mao trong cai trị Trung Hoa.

Khi Tôn Dật Tiên lật đổ nền phong kiến trị vì Trung Hoa hàng ngàn năm, và xây dựng nền cộng hòa với việc sao y bản chính của Hoa Kỳ và Pháp một thể chế tam dân. Nó là nền tảng để Mao gầy dựng chế độ cộng sản toàn trị trên đất nước có diện tích, dân số, lịch sử và văn hóa lớn hàng đầu thế giới này. Tuy ít học, nhưng khả năng tự học và đúc kết tư tưởng nhân loại của Mao có thể nói là vô địch thiên hạ.

Công lao của Mao với Trung Hoa không ai có thể chối cãi khi ông mở rộng lãnh thổ Trung Hoa lên gấp 3 lần so với triều đại phong kiến cuối cùng của thời nhà Thanh. Trong đó, một số sách lược đi kèm với mở rộng lãnh thổ Trung Hoa cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ như, nếu sách lược Hoa Kỳ là chiếm lấy năng lượng để điều hành toàn cầu thì, Mao chiếm lấy nguồn nước của châu Á: Tây Tạng - nơi cung cấp đến 80% nước sạch cho các dòng sông ở châu Á - là sách lược vô cùng thâm độc để sai khiến lục địa này. Đó là chưa kể, bằng mọi giá phải hất Đài Loan của Tưởng Giới Thạch ra khỏi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và Trung Hoa lục địa thay thế, và Trung Hoa phải có bom hạt nhân để có tiếng nói của mình trong những quốc gia điều khiển toàn cầu.

Nhưng tội của Mao không nhỏ với Trung Hoa và với nhân loại, khi 3 sách lược của ông được hầu hết các nhà độc tài trên toàn cầu học tập và áp dụng theo.

Sách lược cai trị Trung Hoa đầu tiên của Mao giúp ông thao túng quyền bính về tay mình ai cũng rõ là, súng đẻ ra chính quyền. Sau khi nắm lấy súng, ông làm đất nước Trung Hoa đảo điên với những chính sách hại dân, hại nước như Đại Nhảy Vọt làm chết đói đến 37,5 triệu dân nước này. Và với việc giữ lấy súng, ông thao túng chính trường và xã hội Trung Hoa đến lúc trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh, mà các cận thần của ông không dám có bất kỳ một hành động nào làm suy suyển quyền lực của ông. Nó được mô tả rất chi tiết trong cuốn, Mao cuộc đời chính trị và tình dục của bác sỹ riêng của ông - Lý Chí Thỏa.

Sách lược thứ hai của Mao, là nhằm tạo sự đoàn kết giả tạo trong đảng cộng sản cầm quyền. Bằng vào 2 cái phàm là của ông đưa ra, Mao đã làm nên một sự đoàn kết trong giới chóp bu cầm quyền Trung Hoa để chia phần miếng bánh. Hai cái phàm là của Mao rất đơn giản, nhưng vô cùng ghê gớm để mọi đảng viên đảng cộng sản ở Trung Hoa răm rắp tuân theo. Một là, Mao và đảng nói là đúng. Hai là, cán bộ của đảng phải có tỳ vết. Tỳ vết là cái để cán bộ luôn phải biết giữ gìn sự đoàn kết và trung thành tuyệt đối với đảng cầm quyền. Ai đi ra khỏi cái đường ray định hướng, chiến lược sẽ bị cái phàm là thứ hai nghiền nát.

Báo chữ to -  大自报 - của Mao chỉ đạo nhóm Hồng Vệ Binh thực hiện ở Đại Học Thanh Hoa để đánh Bành Đức Hoài và Lưu Thiếu Kỳ vào năm 1964

Và sách lược cuối cùng của Mao là, phát huy sách lược tuyên truyền của Joseph Goebbels đến tuyệt đỉnh - chân lý là hàng ngàn lần nói láo. Mao đã dùng báo chữ to để tiêu diệt đồng đảng như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, v.v... Mao đã dùng sách đỏ để tuyên truyền để nói láo làm ngu dân Trung Hoa từ thế hệ này sang thế hệ khác, và cả các Hồng Vệ Binh, mà ngày nay gọi là Dư luận viên. Bằng vào kết hợp 3 sách lược trên Mao đã tạo ra quanh mình những con rối công thần, thành những con sói biết ăn thịt người, và biến hơn 600 triệu dân Trung Hoa lúc bấy giờ là những con bò người để xẻ thịt khi cần.

Ba sách lược trên của Mao được ông sử dụng một cách có nghệ thuật cao trong chính trường Trung Hoa. Và ngày nay, tại Trung Hoa được các thế hệ kế tiếp áp dụng rất nhuần nhuyễn. Còn hơn thế nữa, các quốc gia chư hầu của Trung Hoa cũng áp dụng không thua gì mao. 

Và 3 sách lược ấy ngày nay được các thế hệ cầm quyền ở tại Trung Hoa và các chư hầu nâng tầm lên cao hơn Mao một bậc là, xưa Mao chỉ dùng cho riêng mình, thì nay nó được dùng cho quyền lợi nhóm. Vì để có một sức mạnh đủ để diệt một cá nhân dễ hơn nhiều lần diệt một tập thể hơn 80 triệu đảng viên như ở Trung Hoa.

Suy cho cùng, ngày nào nhân loại còn tư tưởng cai trị quốc gia dân tộc dã thú như tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản thì, ngày ấy 3 sách lược của Mao vẫn còn đứng vững như bài phát biểu của giáo sư gần đây: cai trị ngàn thu và vạn thế hệ cũng không ngoa.

Asia Clinic, 9h46' ngày thứ Ba, 24/9/2013

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

ĐẢNG CỘNG SẢN CÒN TỒN TẠI Ở TRUNG HOA ĐƯỢC BAO LÂU NỮA?

Khi nền kinh tế giảm tốc độ tăng trưởng và nỗi bất bình của tầng lớp trung lưu tăng lên, đó là câu hỏi hiện đang được đặt ra không chỉ ở nước ngoài mà ngay trong nước. Thậm chí ở Trường Đảng Trung ương, người ta cũng bàn về điều không tưởng tượng nổi: sự sụp đổ của cộng sản Trung Quốc.

Jamil Anderlini, Financial Times Magazine, 20/9/2013: How long can the Communist party survive in China?

Bài dịch gốc của: Phạm Vũ Lửa Hạ

Nằm lọt thỏm giữa trường gián điệp hàng đầu của Trung Quốc và Di Hòa Viên ở phía tây Bắc Kinh là nơi duy nhất ở xứ này người ta có thể công khai bàn về sự diệt vong của Đảng Cộng sản cầm quyền mà không sợ phải chuốc họa vào thân. Nhưng địa điểm xanh rợp bóng cây này không phải trụ sở của một tổ chức nghiên cứu có tư tưởng tự do được Mỹ tài trợ hay một cơ sở đối kháng hoạt động bí mật. Đây là Trường Đảng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, học viện cao cấp dành cho các vị lãnh đạo độc tài của nước này, nơi được bộ máy tuyên truyền chính thức mô tả là “lò luyện tinh thần của đảng viên”.

Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh. (Ảnh: Eric Gregory Powell)

Trường Đảng Trung ương được thành lập năm 1933 để giáo huấn cho cán bộ thấm nhuần chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Lenin và về sau là Tư tưởng Mao Trạch Đông. Trong số các hiệu trưởng cũ có chính Mao Trạch Đông, chủ tịch mới được chọn Tập Cận Bình và vị tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Để thích ứng với một số thay đổi hệ trọng đã xảy ra trong xã hội Trung Quốc, chương trình giảng dạy đã được sửa đổi triệt để trong những năm gần đây. Học viên vẫn đắm mình trong những lời vàng ý ngọc của Tư bản luận và “Học thuyết Đặng Tiểu Bình” nhưng họ cũng được học kinh tế, luật, tôn giáo, các vấn đề quân sự và tư tưởng chính trị phương tây. Ngoài các buổi xem phim tài liệu chống tham nhũng và tham gia hát tập thể những bài ca cách mạng, học viên (gồm các cán bộ trung và cao cấp) được học cách thưởng thức opera và nghi lễ ngoại giao. 

Một thay đổi quan trọng hơn đối với học viện được lập ra để bảo đảm tính thuần khiết ý thức hệ là học viện này đảm nhận một vai trò tương đối mới: là nơi sinh hoạt tri thức được thoải mái bàn bạc về mọi vấn đề mà gần như không có gì hạn chế. Một giáo sư Trường Đảng xin đừng nêu tên vì ông không được phép phát biểu với báo chí nước ngoài kể: “Chúng tôi vừa có một hội thảo với đông đảo đảng viên rất có thế lực và họ hỏi chúng tôi nghĩ là đảng sẽ còn nắm quyền bao lâu nữa và chúng tôi đã chuẩn bị gì cho thời điểm đảng sụp đổ. Thật tình mà nói, ai ai ở Trung Quốc cũng hỏi câu này nhưng tôi e rằng rất khó trả lời.” 

Những người kế tục cuộc cách mạng năm 1949 của Mao Trạch Đông còn bấu víu vào quyền lực được bao lâu nữa đã là câu hỏi thường trực kể từ vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và sự tan rã của Liên Xô. Đã có nhiều tiên đoán u ám về việc Đảng Cộng sản sắp sụp đổ, để rồi tiên đoán vẫn hoàn tiên đoán, nhưng đảng vẫn tồn tại, thậm chí còn lớn mạnh hơn, đặc biệt kể từ khi đảng mở cửa đón nhận giới tư sản vào hàng ngũ đảng lần đầu tiên cách đây một thập niên. Ngày nay, đảng cách mạng của giai cấp vô sản có lẽ được mô tả rõ nhất là phòng thương mại lớn nhất thế giới, và tấm thẻ đảng là cách tốt nhất để giới doanh nhân tạo quan hệ và ký được các hợp đồng béo bở. 

Trong vòng chưa đầy 5 năm nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thách thức ngôi vị của Liên Xô (69 hay 74 năm tùy cách tính) và Đảng Cách mạng Thể chế của Mexico (71 năm cho đến năm 2000) về kỷ lục thời gian cầm quyền liên tục lâu nhất của bất cứ chính đảng nào. Lý thuyết hiện đại hóa cho rằng các hệ thống độc tài có xu hướng dân chủ hóa khi thu nhập quốc dân tăng lên, rằng việc tạo ra một tầng lớp trung lưu đông đảo sẽ đẩy nhanh quá trình đó và rằng tình trạng suy thoái kinh tế sau một thời kỳ tăng trưởng nhanh sẽ khiến quá trình chuyển tiếp đó càng dễ xảy ra. Tình trạng bất bình đẳng trầm trọng và ngày càng tăng cộng với tham nhũng ở mức độ cao có thể tăng thêm động lực dẫn đến thay đổi. 

Tất cả những yếu tố này hiện đã có ở Trung Quốc, nhưng có nhiều nhà lý thuyết chính trị, trong đó có nhiều người ở Trường Đảng Trung ương, nhận định rằng Trung Quốc có đặc trưng khác biệt về văn hóa và chính trị, và làn sóng sụp đổ của các chế độ độc tài vẫn đang tràn qua thế giới Ả Rập sẽ chẳng bao giờ đến Trung Quốc được. Nhưng cũng có nhiều người, trong đó có các trí thức Trung Quốc có ảnh hưởng, những nhà nghiên cứu Trung Quốc danh tiếng ở phương tây và thậm chí cả những đảng viên cao cấp có tư tưởng tự do, tin rằng đây là những ngày cuối cùng của kỷ nguyên Cộng sản và đảng sẽ bị cuốn trôi nếu không sớm cải cách chính trị nghiêm túc. 

“Ngàn thu và vạn thế hệ” 

Trần Thư là giáo sư lịch sử đảng, “xây dựng đảng” và Tư tưởng Mao Trạch Đông ở Trường Đảng Trung ương và các quan điểm của ông phản ánh tư duy chính thống trong giới chóp bu của đảng. Tuy có nhiều hoạt động tri thức sôi nổi và thoải mái trao đổi ý tưởng diễn ra bên trong các bức tường của học viện, người nước ngoài vẫn bị cấm vào trường nếu không có giấy phép đặc biệt, quy định này có từ thời sự hiện diện của trường này là một bí mật quốc gia. Giáo sư Trần đã tử tế đồng ý gặp ký giả của Financial Times ở một tiệm trà đối diện Di Hòa Viên, nhưng ông tỏ ra khó chịu khi được hỏi ông nghĩ tương lai của đảng sẽ ra sao.

“Những lý thuyết đó về một cuộc khủng hoảng Trung Quốc hay sự sụp đổ của Trung Quốc đều hoàn toàn
của phương tây,” ông nói bằng một giọng rõ ràng là dè bỉu từ “phương tây”. “Càng có nhiều áp lực đối với văn hóa Trung Quốc và đảng Cộng sản, văn hóa Trung Quốc và đảng Cộng sản càng đoàn kết và gắn bó, và càng có khả năng đạt được những phép lạ.”

Lâm Triết là một là giáo sư Trường Đảng Trung ương đã dành hai thập niên vừa qua nghiên cứu cách đảng xử lý tham nhũng trong hàng ngũ đảng viên. Ở cùng tiệm trà đó, bà vui vẻ tiên đoán rằng đảng sẽ kỷ niệm 100 năm cầm quyền vào năm 2049 và nói rằng đảng sẵn sàng, nói như tục ngữ Trung Quốc, cai trị trong “ngàn thu và vạn thế hệ” Nhưng cả hai giáo sư Lâm và Trần cũng cảnh báo rằng tính chính danh của đảng bị đe dọa do đại nạn tham nhũng đã lan đến mọi cấp trong hệ thống. Giáo sư Lâm nói: “Vấn đề này rất nguy hiểm, và như các vị lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã nói, nó có thể dẫn đến sự diệt vong của đảng và sự diệt vong của quốc gia.” 


Giáo sư Lâm Triết bên ngoài Trường Đảng Trung ương (Ảnh: Eric Gregory Powell)

Tính bền bỉ của chế độ độc tài 

Trong cuốn sách năm 1992 Sự cáo chung của lịch sử và con người cuối cùng (The End of History and the Last Man), Francis Fukuyama lập luận rằng nền dân chủ tự do phương tây đại diện cho hình thức cuối cùng của sự cai trị con người và điểm tận cùng của sự tiến hóa ý thức hệ. Lập luận của ông được củng cố bằng sự gia tăng đáng kể của dân chủ trong thế kỷ 20. Năm 1900, không có quốc gia nào trên thế giới có nền chính trị đa đảng mang tính cạnh tranh với hình thức bỏ phiếu phổ thông, và chỉ có khoảng 12% nhân loại sống trong một hình thức cai trị có thể được xem là có phần dân chủ, theo tổ chức phi chính phủ Freedom House ở Mỹ. Đến đầu thế kỷ 21, 120 trong số 192 nước được quốc tế công nhận của thế giới được cai trị bằng các nền dân chủ có bầu cử, và 60% dân số thế giới sống trong một chế độ có lãnh tụ được bầu cử một cách dân chủ. 

Fukuyama, nay là nghiên cứu viên cao cấp ở Stanford University, nói ông tin rằng Trung Quốc sẽ đi theo con đường của hầu hết các nước khác, có thể thông qua quá trình tự do hóa dần dần mà rốt cuộc sẽ nhường đường cho dân chủ. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, ông nói cũng có thể xảy ra những cuộc nổi dậy của dân chúng giống như đã thấy trong biến cố Mùa xuân Ả Rập. 

“Mô hình chính trị của Trung Quốc đơn giản là không bền vững do tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh – cũng giống như động lực đã thúc đẩy dân chủ ở khắp mọi nơi,” ông nói. “Thế hệ mới này ở Trung Quốc rất khác với thế hệ đã rời bỏ ruộng đất và thúc đẩy làn sóng công nghiệp hóa đầu tiên – họ có học vấn cao hơn nhiều và giàu hơn nhiều, và họ có những yêu sách mới, những yêu sách như không khí trong lành, nước sạch, thực phẩm an toàn, và những vấn đề khác không thể giải quyết được bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.” 

Các ước tính về quy mô của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc khác nhau tùy theo định nghĩa được dùng, nhưng có một điều chắc chắn là tầng lớp này gần như không tồn tại cách đây hai thập niên và hiện nay đang tăng với tốc độ chóng mặt. Hãng tư vấn McKinsey cho biết tầng lớp được họ gọi là “tầng lớp thượng trung lưu” – bộ phận dân số có thu nhập hộ gia đình hàng năm từ 17.350 đô-la đến 37.500 đô-la – chiếm khoảng 14% số hộ gia đình thành thị ở Trung Quốc hồi năm ngoái, nhưng sẽ chiếm khoảng 54% số hộ gia đình trong chưa đầy một thập niên nữa. 

Trung Quốc thường được dùng làm bằng chứng phản bác lý thuyết của Fukuyama, qua đó giới phê bình cho rằng quá trình tái đổi mới liên tục của đảng có khả năng phản ứng trước những nhu cầu và yêu sách của công dân nhanh nhạy hơn nhiều so với các hệ thống độc tài truyền thống. Chỉ mới cách đây vài năm, David Shambaugh, giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc tại George Washington University và là một chuyên gia hàng đầu về hệ thống chính trị Trung Quốc, vẫn còn ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này. Nhưng ông đã thay đổi quan điểm và nay tin rằng đảng đang ở trong trạng thái suy tàn giống như thời kỳ hấp hối của các triều đại trong lịch sử. 

Các dấu hiệu gồm có một ý thức hệ nhà nước rỗng tuếch mà xã hội không tin nhưng giả vờ tuân thủ cho có lệ, nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng, việc nhà nước không cung cấp cho dân chúng đủ phúc lợi xã hội và tâm trạng người dân đâu đâu cũng cảm thấy bất an và thất vọng. Những dấu hiệu khác bao gồm tình trạng bất ổn xã hội và sắc tộc ngày càng tăng, sự chia rẽ bè phái trong giới chóp bu, nạn đánh thuế quá cao với phần lớn nguồn thu rơi vào túi quan chức, tình trạng bất bình đẳng thu nhập trầm trọng và ngày càng tệ hại hơn, và không có chế độ pháp trị đáng tin cậy. 

Shambaugh nói rằng một chỉ số rất đáng thuyết phục cho thấy người dân chẳng tin tưởng vào chế độ là số người giàu Trung Quốc có tài sản và nhà ở nước ngoài, tài khoản ngân hàng hải ngoại và có con cái du học ở các trường đại học phương tây. “Những người này sẵn sàng tháo chạy trong tích tắc, ngay sau khi hệ thống chính trị bước vào thế tàn cuộc – nhưng họ vẫn ở lại Trung Quốc để bòn rút đến từng đồng nhân dân tệ cuối cùng chừng nào còn làm được cho đến thời điểm đó,” ông nói. “Hành vi phòng thân của họ bộc lộ rất rõ tính mỏng manh của nhà nước đảng trị ở Trung Quốc hiện nay.” 

Xác ướp trong quan tài pha lê 

Treo ngay trên cổng Thiên An ở lối vào phía nam của Tử Cấm Thành là một bức chân dung khổng lồ của Mao Trạch Đông nhìn từ quảng trường Thiên An Môn sang cái lăng uy nghi ở đối diện, nơi đặt xác ướp của ông quấn trong một lá cờ cộng sản. Mỗi buổi sáng trong tuần, trừ Thứ Hai, những hàng dài du khách Trung Quốc xếp rồng rắn quanh quảng trường để đợi đến dịp nhìn vị đại lãnh tụ nằm trong cái quách bằng pha lê. 

Cách đây một thập niên, ta thường chứng kiến những người hành hương xúc động òa khóc hu hu và ngất xỉu quỳ gối khi thấy “vị hoàng đế đỏ” quá cố của Trung Quốc. Nhưng vào một hôm mới đây, cảm xúc chủ đạo của các khán giả dường như là thờ ơ hoặc hơi thất vọng. “Tôi phải xếp hàng đợi cả tiếng đồng hồ vì cái này à?” một người đàn ông trung niên nói với giọng nặng địa phương. “Không chừng đó chỉ là cái xác bằng sáp; thật phí thời gian.” 

Sự thay đổi khó thấy này về thái độ [của dân chúng] trong thập niên vừa qua thể hiện một biến đổi sâu sắc hơn trong xã hội Trung Quốc rất khó lượng hóa nhưng ngày càng rõ rệt. Perry Link, giáo sư ở University of California tại Riverside và là một trong những chuyên gia phương tây về Trung Quốc được tôn trọng nhất, nói: “Nền tảng ý thức hệ của đảng quả thực rất trống rỗng. Ngày nay người ta vào đảng chỉ để tạo quan hệ và tiến thân chứ không vì bất cứ lý tưởng xã hội chủ nghĩa nào cả.” 

Có lẽ nhân tố kích thích quan trọng nhất dẫn đến tâm trạng hoài nghi và chất vấn gia tăng về quyền lực [của đảng] là sự trỗi dậy của thông tin liên lạc đại chúng qua internet. Chế độ kiểm duyệt trực tuyến của Trung Quốc là một trong những chế độ nghiêm ngặt nhất thế giới, với Twitter, Facebook, YouTube và vô số trang mạng và dịch vụ trực tuyến khác bị chặn bị đang lo sợ rằng những trang mạng và dịch vụ này có thể được dùng để tổ chức hoạt động đối kháng chính trị. Nhưng sự bùng nổ các trang mạng và dịch vụ nội địa do chính phủ kiểm soát, ví dụ như mạng Vi Bác tương tự như Twitter, vẫn giúp cho người dân phần nào né tránh tầm kiểm soát dư luận của đảng theo cách thức trước đây không thể làm được. 

Khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và người dân ngày càng phẫn nộ về biết bao vấn đề xuất phát từ việc không được tham gia vào hoạt động chính trị, chính sự mất kiểm soát về tư tưởng, ý tưởng và thông điệp này là điều khiến đảng vô cùng lo ngại. 

“Bảy điều cấm bàn”

Thẩm Chí Hoa là giáo sư ở Đại học Sư phạm Hoa Đông chuyên về Liên Xô và có ba mẹ là sĩ quan Quân
Giải phóng Nhân dân từng sát cánh cùng Mao Trạch Đông trong cuộc cách mạng. Hồi đầu thập niên 1980 ông ở tù hai năm sau khi bị buộc tội oan làm gián điệp cho CIA. Hồi tháng 9/2009, giáo sư Thẩm nằm trong số ít học giả tín cẩn được cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân triệu tập để thảo luận sự sụp đổ của Liên Xô. “Gorbachev đã phản bội cách mạng,” Giang Trạch Dân nói với nhóm học giả này khi ông yêu cầu họ xác định những nhân tố cụ thể dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.

Theo giáo sư Thẩm, nhận định của Giang Trạch Dân là quan điểm chính thống được chấp nhận trong giới lãnh đạo Trung Quốc trong đó có chủ tịch hiện nay Tập Cận Bình. Trong một bài phát biểu với các đảng viên ngay sau khi ông được chọn làm tổng bí thư và chủ tịch quân ủy trung ương hồi năm ngoái, Tập Cận Bình nói rằng đế chế Liên Xô sụp đổ “vì không có ai đủ dũng khí đứng lên kháng cự”. 

Giáo sư Thẩm Chí Hoa (Ảnh: Eric Gregory Powell)

Chuyên gia Shambaugh của Đại học George Washington, nói: “Tôi có nhấn mạnh cũng không thừa là giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục sống trong cái bóng Liên Xô – họ hiểu rất rõ các cải cách mà Gorbachev thực hiện và tuyệt đối không chịu đi theo con đường đó.” 

Việc Tập Cận Bình thể hiện thái độ mạnh mẽ phù hợp với lập trường dứt khoát hơn mà ông bày tỏ trên trường quốc tế khi Trung Quốc tiếp tục vào vai trò “siêu cường quốc thứ hai” của thế giới. Nhưng trong khi chính quyền mới giễu võ dương oai ở nước ngoài, đáng chú ý nhất là những tranh chấp lãnh thổ âm ỉ với các nước láng giềng ở phía đông, nam và tây, có vẻ nghịch lý là chính quyền này càng lúc càng lo lắng và bất an ngay trong nước. 

Giáo sư Perry Link nói: “Trung Quốc có sức mạnh về quân sự, ngoại giao và kinh tế nhiều hơn so với trước đây và hiện nay Trung Quốc có thể mạnh dạn bảo các nước như Vương quốc Anh và Mỹ tránh ra, chứ xưa kia không dám. Nhưng dù họ có được sức mạnh mới như vậy trong đối ngoại, dường như trong đối nội họ lại mỏng manh hơn nhiều, lo ngại nhiều hơn về việc họ còn trụ được bao lâu trên nắp vạc dầu đang sôi sùng sục này.” 

Kể từ khi lên ngôi, Tập Cận Bình đã chỉ đạo một loạt các cuộc đàn áp nặng tay đối với giới bất đồng, tự do ngôn luận, giới ly khai sắc tộc và xã hội dân sự, và không hề bộc lộ dấu hiệu nào cho thấy ông là nhà cải cách chính trị ngấm ngầm như một số người đã hy vọng. “Văn kiện số chín”, một văn bản bí mật phân phát cho các cán bộ hồi tháng Tư và bị rò rỉ qua các phương tiện truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài, cho thấy ban lãnh đạo mới lo ngại ra sao về những mối đe dọa được cảm nhận về sự cai trị của đảng. Văn kiện này viết: “Các thế lực thù địch phương tây và các thành phần bất đồng trong nước liên tục xâm nhập vào lĩnh vực ý thức hệ. Để giữ gìn sự nắm quyền của đảng, chúng ta nên chú ý đến những cách suy nghĩ, lập luận và hành động sai lầm.” 

Theo văn kiện này, đảng đang đấu tranh “khốc liệt” chống lại bảy mối đe dọa nghiêm trọng mà hiện nay các giới học thuật Trung Quốc gọi là “bảy điều cấm bàn”. Đứng đầu trong danh sách này là “nền dân chủ lập hiến phương tây”, tiếp theo là những điều cấm kỵ như cổ xúy nhân quyền, hệ thống tư pháp độc lập, sự độc lập của báo chí, và việc phê phán quá khứ của đảng. 

Giáo sư Thẩm Chí Hoa nói: “Nhiều người vô cùng thất vọng về những lời nói và hành động [của Tập Cận Bình]. Nhưng có một số người biện hộ cho ông và nói rằng sau khi củng cố quyền lực của mình và ổn định tình hình chính trị, ông sẽ tiến hành cải cách.” Theo cách lập luận này, thái độ dao động thiên về độc tài này của Tập Cận Bình chỉ mang tính chiến thuật chứ không phải chiến lược, một cách để vận động sự ủng hộ của các đảng viên trung kiên để chuẩn bị cho nghị trình cải cách gian nan trước mắt. “

Các lý giải bi quan hơn, và thật tình thực tế hơn, là Tập Cận Bình chẳng có ý tưởng gì mới mẻ nên ông chỉ trích dẫn Mao Trạch Đông và cố bám víu quyền lực,” một nhà cải cách thuộc hàng “thái tử đảng” vốn là con trai của một lãnh tụ cấp cao Trung Quốc trước đây, người này hiểu Tập Cận Bình rất rõ nhưng yêu cầu không nêu tên vì sợ hậu quả chính trị. “Nếu đúng như vậy, thì Trung Quốc chẳng có hy vọng gì, và rốt cuộc nỗi phẫn nộ trong xã hội sẽ bùng nổ thành một cuộc nổi dậy của dân chúng.” 

Đã hết phép màu? 

Trong ba thập niên kể từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng cải cách định hướng thị trường và bắt đầu mở cửa Trung Quốc vươn ra thế giới, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tỉ lệ trung bình 10% mỗi năm. Thành tích tuyệt vời này đã đưa hàng trăm triệu người dân ra khỏi cảnh đói nghèo và khiến một số người nhận định rằng “chủ nghĩa Lenin thị trường” của Trung Quốc đã thách đố cái lý thuyết cho rằng các xã hội sẽ dân chủ hóa khi giàu lên. Nhưng như Lưu Vũ, phó giáo sư chính trị học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, và Trần Định Định ở Đại học Macau, viết trong tạp chí The Washington Quarterly hồi năm ngoái, “những ai theo thuyết ‘Trung Quốc là ngoại lệ’ đã phớt lờ rằng hiện nay còn quá sớm nên chưa thể nói liệu Trung Quốc chứng minh hay bác bỏ lý thuyết hiện đại hóa.” 

GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là khoảng 9.200 đô-la tính theo ngang bằng sức mua trong năm 2012, nhưng theo Lưu Vũ và Trần Định Định, con số này vẫn chưa đạt đến mức khởi đầu của những nước có bối cảnh văn hóa và lịch sử tương tự khi họ chuyển tiếp sang nền dân chủ. Theo Lưu Vũ và Trần Định Định, năm 1988, Hàn Quốc và Đài Loan đang dân chủ hóa có GDP bình quân đầu người tính theo ngang bằng sức mua lần lượt là 12.221 đô-la và 14.584 đô-la (theo mức giá 2010). Các mức của Liên Xô và Hungary năm 1989, khi họ bắt đầu quá trình chuyển tiếp chính trị của họ, lần lượt là 16.976 đô-la và 11.257 đô-la (theo mức giá 2010). 

Những con số này cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh liên tục ở Trung Quốc sẽ đẩy đất nước này đến đỉnh điểm chuyển biến chính trị chỉ trong vài năm nữa. Theo cách lập luận này, nguyên nhân chủ yếu mang lại tính chính danh cho đảng kể từ khi từ bỏ chủ nghĩa Mao – khả năng của đảng trong việc tạo ra tăng trưởng nhanh và nâng cao mức sống – cũng chính là điều rốt cuộc sẽ khiến đảng mất quyền kiểm soát chính trị tuyệt đối. 

Nhưng hiện nay có nhiều dấu hiệu rõ rệt cho thấy mô hình kinh tế thiên về đầu tư, định hướng xuất khẩu, do nhà nước nắm vai trò chủ đạo của Trung Quốc đang hết hơi và tốc độ tăng trưởng có thể giảm mạnh hơn so với kỳ vọng của của Bắc Kinh. Tỉ lệ tăng trưởng danh nghĩa so sánh cùng kỳ hàng năm của Trung Quốc đã giảm từ 17% trong quý tư 2011 xuống còn khoảng 8% trong quý hai năm nay, và tỉ lệ tăng trưởng năm ngoái là mức thấp nhất trong 13 năm. Hầu hết các nhà kinh tế học dự đoán rằng tốc độ này sẽ ở mức vừa phải trong vài năm tới. 

Xét theo hầu hết các số đo, Trung Cộng hiện nay là một trong những xã hội bất bình đẳng nhất thế giới, với hầu hết của cải tập trung trong tay một nhóm nhỏ chóp bu có quan hệ chính trị. Nếu bước tăng trưởng chậm hiện nay chuyển thành một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc gây thất nghiệp lan tràn, hầu hết các nhà phân tích tin rằng chẳng mấy chốc chính quyền sẽ phải đương đầu với cuộc nổi dậy của dân chúng dưới một hình thức nào đó. Mao Vu Thức, nhà kinh tế học 84 tuổi được xem là cây đại thụ của kinh tế học vĩ mô Trung Quốc hiện đại, nói: “Trong hai thế kỷ qua, 30 năm gần đây nhất là thời kỳ kéo dài duy nhất không có chiến tranh, nạn đói hay thanh trừng đại trà, một thời kỳ mà đời sống của mọi người ngày càng tốt đẹp hơn. Tính chính danh của chế độ chủ yếu xuất phát từ thành công của cải cách kinh tế nhưng vấn đề lớn là các kỳ vọng hiện nay ở mức quá cao.”

Nhà kinh tế học lão thành này đã bị thanh trừng nhiều lần trong thời kỳ Mao Trạch Đông. Trong 20 năm, ông
nhiều lần bị bắt đi lao động khổ sai ở nông thôn, bị đánh đập và sỉ nhục. Sau thời gian cải tạo chính trị, năm 1993 ông thành lập  Viện Thiên Tắc (Unirule Institute), một tổ chức nghiên cứu kinh tế độc lập, và ông vẫn còn có ảnh hưởng lớn đối với những nhà cải cách trong đảng và chính quyền.

Mao Vu Thức tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ gặp một cuộc khủng hoảng tài chính “không thể tránh khỏi” trong vòng từ một đến ba năm nữa do tích lũy nợ xấu quá nhiều và bong bóng bất động sản khổng lồ, nhưng ông nghĩ chính điều này lại có thể đẩy đất nước đến nền dân chủ. Ông nói: “Tôi nghĩ một cuộc khủng hoảng tài chính thực sự có thể tốt cho Trung Quốc vì nó sẽ buộc chính phủ thực hiện các cải cách kinh tế và chính trị. Đó là kịch bản lạc quan nhất, nhưng kịch bản xấu nhất sẽ là một cuộc nổi dậy bạo lực, tiếp theo là một thời gian dài biến động và suy tàn kinh tế, như ta thấy ở Ai cập.”


Nhà kinh tế học Mao Vu Thức (Ảnh: Eric Gregory Powell)

Ví dụ tiêu cực Ai Cập hiện nay thường được các nhà phân tích chính trị của cả Trung Quốc lẫn phương tây viện dẫn. Giống như nhà cựu độc tài Ai Cập Hosni Mubarak, đảng cộng sản xưa nay đã rất thành công trong việc đập tan bất cứ lực lượng có tổ chức nào trong xã hội trước khi nó có thể bén rễ. 

Giáo sư Perry Link nói: “Hệ thống Trung Quốc hiện nay nhất định sẽ sụp đổ vào một thời điểm nào đó – có thể là mấy tháng, mấy năm hay mấy thập niên, nhưng khi nó sụp đổ hẳn nhiên ai ai cũng sẽ nói là chuyện đó đã chắc chắn xảy ra. Câu hỏi thực sự làm tôi lo là những gì diễn ra sau đó. Đảng đã xóa sổ bất cứ nhóm nào đảng không kiểm soát được hoặc không có cùng thế giới quan với đảng, và sẽ không còn lại gì để thế chỗ cho đảng.” 

Lời nguyền Thế vận hội 

Lịch sử có một trùng hợp lý thú là không có chế độ độc tài nào ngoại từ chế độ của Mexico tồn tại hơn một thập niên sau khi đăng cai Thế vận hội – này nhé, thử nhớ lại Berlin năm 1936, Moscow năm 1980, Sarajevo năm 1984 và Seoul năm 1988. Năm năm nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn xem Thế vận hội Bắc Kinh 2008 là “tiệc ra mắt” trên trường quốc tế, có thể không chỉ thách thức lời nguyền Thế vận hội này mà còn phá kỷ lục tuổi thọ của Liên Xô và góp phần bác bỏ thuyết dân chủ hóa. 

Nhưng ngay cả những người ủng hộ đảng nhiệt thành nhất cũng thừa nhận rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không thể cai trị mãi mà không đáp ứng các yêu sách được tham gia hoạt động chính trị của một tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo quan tâm nhiều hơn về không khí trong lành, nước sạch, chính phủ trong sạch và thực phẩm an toàn hơn là tỉ lệ tăng trưởng GDP. 

Sau ba thập niên phát triển kinh tế xuất sắc, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đang bắt đầu hụt hơi và nếu phải đối mặt với sự sút giảm đột ngột, đảng sẽ đánh mất nguyên nhân đáng thuyết phục nhất mang lại tính chính danh của đảng. Nếu chủ tịch mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, nắm thế chủ động và khởi xướng các cải cách chính trị có ý nghĩa, thì Trung Quốc có thể noi gương Đài Loan và Hàn Quốc vào cuối thập niên 1980 và 1990, và dàn xếp một quá trình chuyển tiếp êm thắm sang một hệ thống đa nguyên và dân chủ hơn. 

Tại ngôi trường rợp bóng cây của Trường Đảng Trung ương, một số giáo sư hiện đã nghiên cứu làm sao để đạt được kỳ tích như vậy. Nhưng đến nay Tập Cận Bình chưa tỏ ý muốn làm gì ngoài việc siết chặt sự kiểm soát quyền lực của đảng và trừng trị những ai nghi vấn chế độ cai trị độc đảng vĩnh viễn. Nhiều người trong và ngoài đảng lo ngại rằng do cố gắng trấn áp nỗi bất bình ngày càng tăng của dân chúng bằng những công cụ đàn áp cũ, một ngày nào đó chính quyền mới có thể tỉnh dậy và thấy quần chúng xuống đường biểu tình. Giáo sư Thẩm Chí Hoa nói: “Tập Cận Bình và chính quyền này tạo ra cơ hội cuối cùng để Trung Quốc thực hiện sự chuyển biến xã hội [sang một hệ thống chính trị tự do hơn] xuất phát từ bên trong đảng và từ bên trong hệ thống. Nếu không có những cải cách này, chắc chắn sẽ có sự bùng nổ xã hội.”

Bản tiếng Việt © 2013 Phạm Vũ Lửa Hạ

Bài liên quan:

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM

Bài đọc liên quan:
+ Xóa cấm vận, WTO và TPP, những cơ hội dành cho Việt Nam từ Hoa Kỳ
+ Ngây thơ và không tưởng
+ Ai đã duy trì mất nhân quyền, tham nhũng và bóc lột ở các nước cộng sản?
+ Ai là người cứu sống các đảng cộng sản trên thế giới?
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa và giáo dục

Có một quy luật bất di, bất dịch là, không phải phong trào đòi nhân quyền hay tình hình dân hy sinh mạng sống, để đòi sự công bằng gần đây làm cho các chính khách đang cầm quyền ở Việt Nam hiện nay muốn thay đổi. Vì chưa bao giờ trong lịch sử của các đảng cộng sản có vai trò của người dân làm họ phải thay đổi. Mà phải thấy rằng, sự thay đổi bắt đầu từ nơi khác. Nơi mà quyết định đến sự sống còn của nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại.

Gần đây cộng đồng Việt Nam trong nước có nhiều ý kiến nhìn tương lai nước Việt trái chiều nhau. Một lượng lớn nhìn sự phát triển của tương lai Việt Nam là sáng lạng. Một lượng người khác cũng không nhỏ hơn lại nhìn vấn đề này tối như mực Tàu.

Cả hai đều có lý lẽ để phân tích, nhưng để hệ thống những khó khăn và thuận lợi thì chưa được hệ thống mạch lạc. Bài viết này nhằm vào một số yếu tố thuận lợi và khó khăn của đất nước, hòng tìm ra con đường tốt nhất trong tương lai.

Thuận lợi

Thuận lợi đầu tiên của thế giới là, một loạt các thể chế độc tài ở các quốc gia nhỏ trên thế giới sau một thời gian đi theo con đường cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa, hoặc nền chính trị thần quyền, thế quyền cực đoan sụp đổ và chuyển đổi theo những cách khác nhau.

Ở Trung Đông và Bắc Phi là hậu quả của những cuộc cách mạng xã hội do người dân không còn chịu đựng được các chế độ độc tài. Ở Đông Nam Á lại tốt đẹp đến gây ngỡ ngàng cả thế giới, với Miến Điện tiên phong làm một cuộc cách mạng nhẹ nhàng hơn cả Đông Âu và Liên Xô cũ.

Thuận lợi thứ hai, và chính là động lực thúc đẩy buộc chính trị Việt Nam phải thay đổi là, kinh tế nước nhà đang trong cơn bĩ cực, chưa thấy đáy. Trong khi đó, đồng minh thân cận nhất, và cũng là quốc gia mà Việt Nam đã, đang sao y bản chính, nhờ vã, quan hệ làm ăn nhiều nhất, cũng là trụ cột cánh tả lớn nhất sau khi Liên Xô Đông Âu sụp đổ, là Trung Hoa đang trong cơn sóng dữ về kinh tế tài chính, vì một nền chính trị đã lỗi thời. Ốc chưa lo được mình ốc, thì làm sao ôm nỗi đàn em?

Nhưng cái động lực quan trọng nhất buộc chính trị và kinh tế Việt Nam phải thay đổi lại chính là nơi khác. Nơi mà nền chính trị và kinh tế hoàn toàn đi ngược với bản chính của Việt Nam đang sao chép - Hoa Kỳ và "tư bản giãy chết". Trong cơn bĩ cực cả kinh tế và chính trị thì cái phao cứu sinh của Hoa Kỳ xuất hiện - TPP: Trans-Pacific Partnership. Đây là cái quyết định sinh mệnh chính trị và kinh tế của nhà cầm quyền ở Việt Nam hiện nay, nhưng nó cũng là rào cản khó khăn nhất không dễ vượt qua. Tại sao?

Khó khăn:

Khó khăn đầu tiên là địa chính trị. Nếu như địa chính trị là một thuận lợi to lớn cho Việt Nam, thì địa chính trị lại là khó khăn lớn nhất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nước Việt hơn 2.000 năm qua. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Câu tục ngữ này cho tới nay đã luôn đúng cho Việt Nam, và một số quốc gia láng giềng với Trung Hoa. Với Việt Nam, hơn một nửa thời gian là chiến tranh và chịu làm chư hầu từ tư tưởng đến hành động, ngay cả hiện tại cũng không tránh khỏi. Nếu không nói rằng khi Trung Hoa còn vững vàng thì Việt Nam khó thay đổi. Bắc Hàn, Pakistan, Lào và Việt Nam không ngoại lệ, chỉ cách đây vài năm Miến Điện cũng vậy.

Khó khăn thứ hai là tư tưởng chủ đạo mọi hành động. Tư tưởng quyết định mọi hành động, nhưng nước Việt hơn 100 năm qua, chưa có nhà tư tưởng nào nắm được chính quyền. Ngược lại, những chính khách chèo lái con thuyền Việt Nam chỉ là những người đi sao chép và áp dụng những tư tưởng của trời Tây, hoặc trời Đông một cách méo mó, phi khoa học. Cho nên hình thái kinh tế chính trị tại Việt Nam sau thời Pháp thuộc ở miền Bắc, và sau 1975 trong cả nước chưa bao giờ là do người Việt tạo ra để phù hợp với dân và nước Việt, mà toàn là bản sao của ngoại bang.

Khó khăn thứ ba là khó khăn về văn hóa. Văn hóa làng xã, ăn chắc mặc bền của tiểu nông nó là cái tốt, nhưng nó lại là cái xấu khi cần thay đổi. Đó là 2 mặt cho mọi vấn đề ở Việt Nam trong hàng ngàn năm nay. Văn hóa là động lực của sự phát triển, mà cũng là nguyên nhân níu kéo xã hội chậm tiến. Đặc biệt, vừa cách đây 2 hôm người ta vẫn còn tổ chức hội nghị khoa học ca ngợi cái đề cương văn hóa 1943 là chính trị, kinh tế, khoa học, dân tộc và tinh hoa của thời đại, trong khi nó là nguyên nhân của suy đồi văn hóa và giáo dục trong suốt 70 năm qua.

Khó khăn cuối cùng là quyền lợi của các nhóm trong hệ thống cầm quyền. Mọi thay đổi đều dẫn đến giảm và hạn chế quyền lợi của các nhóm cầm quyền, mà đặc biệt là chế độ đơn nguyên tập quyền hiện nay ở Việt Nam. Các thế hệ thứ tư trở về trước đã có phần miếng bánh, có thể họ muốn thay đổi, nhưng thế hệ kế tiếp bánh chưa được chia phần. Hơn nữa, thay đổi không khéo, thì có thể diễn ra tình trạng đòi bạch hóa tội trạng. Trong khi đó, hai cái phàm là của Mao nó làm ra một nhùi rối bùng nhùng, không thể gỡ ra khỏi tình trạng chính trị hiện nay.

Để gỡ rối cho tình hình kinh tế chính trị hiện nay là những thách thức và cơ hội của nhà cầm quyền tôi đã viết bài: Xóa cấm vận, WTO và TPP, những cơ hội cho Việt Nam từ Hoa Kỳ. Và điều đó đã được khẳng định trong một phỏng vấn mới đây với ông có kinh nghiệm về đàm phán về WTO và BTA với Hoa Kỳ rằng, trong năm 2013 việc để Việt Nam vào được TPP là không có. Nhưng nếu điểm lại lịch sử thì, việc đàm phán những vấn đề lớn này của Việt Nam luôn có đơn vị thời gian bằng thập kỷ. Trong khi đó đàm phán TPP hiện đang ở năm thứ 3.

Tất cả những thuận lợi và khó khăn trên đã được minh chứng qua con đường đi của 27 năm qua chỉ có cởi trói, không có đổi mới, và sao y bản chính của Trung Hoa. Mọi sự cởi trói hay siết lại - nôm na là mở cửa he hé, rồi khép lại - đều vì sinh mạng chính trị của giai cấp cầm quyền.

Và cũng dễ dàng thấy được rằng, tương lai trong thập kỷ này, tình hình chính trị và kinh tế Việt Nam chưa thấy có ánh sáng để khởi sắc.

Asia Clinic, 10h05', ngày thứ Bảy, 21/9/2013

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

NƯỚC MẮT CHÍNH TRỊ GIA

Bài đọc liên quan:
+ Hôn quân và minh quân trong chính trị Thái Lan
+ 50 năm và 67 năm
+ Tội ác thiên niên kỷ
+ Báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới tháng 9/2013

21h30' ngày 16/9/2013 vừa qua là ngày sinh nhật lần thứ 90 của một vĩ nhân của thế kỷ XX - Ông Lý Quang Diệu. Kênh truyền hình Discovery đã chiếu lại bộ phim tài liệu về sự thành công của Ông Lý và lịch sử đất nước Singapore 50 năm qua. Hôm ấy cũng là ngày mà con trai Ông - Lý Hiển Long đương kim thủ tướng Singapore thế hệ thứ 3 - động thổ cho khu công nghiệp Việt Sing thứ 5 tại Việt Nam ở Dung Quất. Nó chứng tỏ Singapore đã là một nền kinh tế hùng cường trong khu vực.

Nói về Ông Lý, thì không ai chối cãi sự thành công của Ông với vai trò nhạc trưởng của đất nước nhỏ bé, chỉ bằng 1/3 diện tích Sài Gòn - 710km2 so với 2.095km2, dân số chỉ bằng 70% dân số Sài Gòn. Nhưng Sigapore có một thuận lợi cũng như thách thức to lớn về địa chính trị, mà bất kỳ người dân hay chính trị gia nào cũng mơ ước, khi nó án ngữ eo biển Malacca và tách khỏi Trung Hoa lục địa, mà lại nằm ở chung bán đảo Mã Lai Á.

Nếu kiểm chứng toàn bộ bộ phim trên Discovery so với bản chính cuốn sách From Third Wordl to First của Ông Lý viết về Singapore và về mình, thì có một chi tiết khác nhau khá thú vị. Nước mắt của ông vào ngày 09/8/1965, khi Thủ tướng Mã Lai Á lúc bấy giờ là Tunku Abdul Rahman, tuyên bố Quốc hội Mã Lai Á thông qua quyết định cắt đứt quan hệ với tiểu bang thứ 14 của nước này - Singapore - ra khỏi Liên Bang Quân chủ Malaysia. 

Trong phim có một chi tiết Ông Lý Quang Diệu đã khóc trước toàn dân Singapore và lời bộc bạch trong nuối tiếc rằng: "Đối với tôi, đây là một khoảnh khắc đau thương. Suốt cuộc đời tôi, suốt cuộc đời trưởng thành của tôi, tôi luôn tin tưởng vào sự kết hợp và thống nhất của hai vùng lãnh thổ... Ngay lúc này, tôi, Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore, nhân danh nhân dân và chính quyền Singapore, tuyên bố rằng kể từ hôm nay, ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore sẽ vĩnh viễn là một quốc gia độc lập, dân chủ với đầy đủ chủ quyền, lập nền trên những nguyên lý của quyền tự do và công bằng hầu mưu tìm phúc lợi và hạnh phúc cho nhân dân đang sinh sống trong một xã hội tối hảo, công bằng và bình đẳng."

Tuyên ngôn độc lập của Singapore đơn giản chỉ có vậy và dòng nước mắt của Ông khi đọc những lời trên.

Nhưng trong sách của Ông Lý thì, ước mơ thoát khỏi cuộc chiến sắc tộc, tôn giáo và dưới sự kiểm soát quân đội của Mã Lai Á đối với Singapore là một mong muốn, mà Ông luôn thường trực trong lòng, từ khi ông lên nắm cương vị Thủ tướng Singapore do dân bầu vào ngày 01/6/1959.

Có nhiều lý do Ông Lý Quang Diệu muốn Singapore tách ra khỏi Mã Lai Á. Trong đó, an ninh cho bản thân ông là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Yếu tố thứ hai cũng cực kỳ quan trọng là vấn đề Singapore phải chịu sự đô hộ của Mã Lai Á. Và cuối cùng là, cuộc chiến tranh sắc tộc của người Mã Lai không muốn tiểu bang có 2 triệu dân lúc ấy của Singapore hầu hết là người Hoa chung sống với họ.

Nhưng lý do làm Ông Lý buồn lòng khi phải tách ra khỏi Mã Lai Á là có thể mất đi một thị trường lớn đông dân của 13 bang Mã Lai Á lúc bấy giờ. Một câu hỏi lớn đối với ông là, làm sao giải quyết công ăn việc làm của 2 triệu dân Singapore, sau khi ông Lý kết hợp với đảng cộng sản Singapore để đấu tranh đuổi thực Dân Anh giành độc lập. Rồi sử dụng người Anh để tiêu diệt đồng đảng cộng sản ở Singapore, mà ông cho là thành phần nguy hiểm sẽ làm cho Singapore chậm tiến.

Qua đó cho thấy, tư duy của Ông Lý đối với đất nước non trẻ Singapore là xây dựng một thể chế chính trị, làm sao để biến Singapore là một trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu Đông Á, làm sao bắt kịp và thay thế Hongkong. Nhiệm vụ đó Ông đã hoàn thành trong 31 năm - từ 1959 đến 1990. Đến năm 1990 Ông thoái vị và trao nhiệm vụ mới cho thế hệ kế thừa là, biến Singapore thành một trung tâm khoa học kỹ thuật và sáng tạo ở Đông Á.

Cho đến nay, tuy là một đất nước nhỏ bé có diện tích chỉ bằng 1/3 Sài Gòn. Mộng ước của Ông biến Singapore trở thành Hòn Ngọc Viễn Đông đã vượt tầm. Và trường National Singapore University đã đứng vào top 30 thế giới - cụ thể là xếp hạng thứ 22 năm 2013 này. Một thứ hạng đang sánh vai với các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Anh, v.v.. như Cornell University một trong những IVy League của Hoa Kỳ, và như London School of Economics and Political Science, ngôi trường chuyên đào tạo ra những lãnh tụ hàng đầu thế giới của Vương Quốc Anh, nơi mà ông đã từng theo học.

Trong khi đó, Việt Nam đang chiến lược dân vận vĩ đại thời kỳ mới của đảng cầm quyền là, phấn đấu đạt chỉ tiêu đến 99% các sinh viên đại học có học chương trình nghị quyết của đảng cầm quyền vào năm 2016, cho sự nghiệp giáo dục của đảng cầm quyền, để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020, thì chưa có trường đại học nào ở Việt Nam nằm trong top 400!

Tất cả những điều trên cho thấy, với một kiến thức luật sư bài bản từ Luân Đôn, và kiến thức kinh tế đang học dang dở nửa chừng cũng tại Luân Đôn, Ông Lý đã biết sử dụng nước mắt chính khách để khai sinh vùng đất mà trước đó Stamford Raffles đã tìm ra, và biến nó thành nơi giao lưu buôn bán Đông Tây sầm uất vào năm 1819.

Cũng thì nước mắt chính trị gia, nhưng nước mắt của ai đó, trong cải cách ruộng đất năm 1957 dùng để lừa gạt dân tộc mình, làm thân tay sai ngoại bang vì tiền đồ chính trị cho riêng mình. Nhưng nước mắt của Lý Quang Diệu thì khác, nó qua mặt một chính phủ lớn mạnh hơn Singapore gấp hàng trăm lần, để mang lại cho người dân Singapore tự lực, tự cường và có thu nhập đầu người đang đứng hàng đầu thế giới - 50.323USD/đầu người vào 2012.

Một câu nói đáng ghi vào sử sách của Ông Lý trong bộ phim này mà tôi nhớ mãi là: "Bạn đừng nên làm chính trị nếu bạn có ý định tham nhũng". Ông đã quy định tất cả thành viên nội các Singapore mang trang phục trắng khi tham chính, để chứng tỏ sự trong sạch bằng hành động. Một vấn đề mà nước Việt hôm nay đang có thể lao vào vực thẳm, nhưng không thể giải quyết được. Điều mà Ông Lý đã làm được trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, và tạo ra một đất nước, mà nơi ấy là quê hương thứ hai của ông trở thành nơi mà, mọi người dân sống và làm việc trong một không khí chính trị trong sạch vào bậc nhất toàn cầu.

Asia Clinic, 14h36' ngày thứ Tư, 18/09/2013

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

BÒ, SÓI, SƯ TỬ VÀ NGƯỜI

Bài đọc liên quan:

Tối nay trên Discovery Chenel - một kênh truyền hình chuyên phát những chương trình khám phá khoa học tự nhiên và xã hội của thế giới - nói về đàn bò rừng mỗi con nặng nửa tấn, có những con bò mẹ có bê con. Đàn bò hàng ngàn con, nhưng lại bị chỉ 10 con chó sói đuổi chạy không ngừng nghỉ.

Đến khi 1 con bê con kiệt sức bị 10 con sói tấn công, thì chỉ 1 con bò mẹ nặng nửa tấn ở lại để chiến đấu với bầy sói bảo vệ con mình. Trong khi, cả đàn bò hàng ngàn con, to lớn khỏe mạnh vẫn bỏ chạy bỏ lại mẹ con bê chiến đấu một mình với bầy sói.

Có 2 tình huống diễn ra, một là, bò mẹ bảo vệ được con bằng tư duy tự vệ, và thoát khỏi đàn sói để nhập đàn. Và cuộc rượt đuổi tiếp tục diễn ra đến khi một bên bỏ cuộc. Tình huống thứ hai là, bò mẹ không thể bảo vệ bê con, và bê con trở thành miếng mồi cho đàn sói đói. Và đàn sói chỉ cần có thế là đủ, không còn rượt đuổi đàn bò rừng.

Chuyển sang một bối cảnh khác, đàn bò rừng bị đàn sư tử chỉ 3 con tấn công. Khác với sự việc đối đầu với sói. Lúc này, những con bò rừng khỏe nhất cùng chụm lưng với nhau quay về 3 con sư tử để bảo vệ bê con, và bò yếu. Vì khác với sói, chỉ cần no bụng. Sư tử không chỉ no bụng, mà còn muốn bắt thêm nhiều con bê và bò khác sau khi đã no. Sư tử săn mồi là một thú tính và một sự chứng tỏ sức mạnh của mình, chứ không chỉ vì bản năng đói khát.

Bò là loài động vật tự dưỡng chỉ ăn thực vật, không có nanh vuốt để tiêu diệt động vật khác. Hơn nữa, nhu cầu của nó là thực vật chứ không phải động vật. Nên nó chỉ có tư duy tự vệ và sinh tồn, không có tư duy hủy diệt các động vật khác.

Khác với loài bò, sói và sư tử là loài động vật dị dưỡng. Chúng không thể có cái bao tử 2 ngăn để vi sinh trong bao tử như bò biến cellulose thành glucose và ATP - Adenosin triphotpahte - để có thể tổng hợp protein từ cellulose và acid amine của vi sinh như bò. Nên loài động vật dị dưỡng phải trang bị nanh vuốt để ác hơn, hủy diệt các loài động vật khác cho quá trình đấu tranh sinh tồn của mình.

Nhưng bò hiểu tự vệ với sói chỉ là bỏ chạy, vì sói chỉ cần no, không cần chứng tỏ sức mạnh với muôn loài. Còn đối với sư tử, bò biết sau khi no, sư tử còn muốn tiêu diệt thêm những con bò khác nữa.

Song dù gì, thì tư duy của bò vẫn là tư duy tự vệ để sinh tồn. Cả đàn bò sẵn sàng vì sự sống còn của bản thân từng cá thể một hơn là cùng chung sức để đánh đuổi sói. Nhưng cả đàn bò sẵn sàng chung sức để tự vệ với sư tử khi mbi5 tấn công. Đó được gọi là tư duy tâm lý hành vi theo thói quen, hay nói đúng nghĩa là quán tính tư duy. Tại sao cả đàn bò không thể thoát ra khỏi quán tính tư duy để chung sức chống lại chỉ 10 con sói, mà sức vóc và trong lượng chỉ bằng một con bò?

Nhìn đàn bò rừng, sói và sư tử mà nghĩ đến con người không thấy có sự khác nhau. Con người tự cho mình là loài thông minh nhất. Nhưng trong sâu thẳm của quán tính tư duy của con người không khác đàn bò rừng đang được chiếu trên Discovery Chenel. 

Trong con người của một xã hội cũng có loài bò người, loài sói người, và loài sư tử người. Bò người luôn làm thân trâu ngựa, để đóng thuế nuôi loài sói người, và loài sư tử người ăn trên ngồi trốc ở từng vị trí khác nhau trong hệ thống cai quản xã hội.

Nghịch lý của loài bò người là trong tư duy của chúng tự an ủi mình là loài lương thiện nhất trong đám loài người. Chúng có thể tự tìm lấy miếng ăn, tự sinh tồn bằng sức lực và trí tuệ mình. Và chúng tự mãn, tự sướng với khả năng của mình rằng, mình là loài lương thiện, tài ba nhất trong đám loài người. Nên chúng không có nhu cầu đòi hỏi bảo vệ cộng động, mà chỉ khư khư lo cái an toàn của bản thân mình, khi đồng loại bị loài sư tử và sói người tấn công.

Làm sao để loài bò người hiểu được, tư duy được để biết chung sức, mà không chỉ nghĩ riêng sự sinh tồn của cá nhân mình, mà chống lại sói, cũng như chống lại sư tử người là một quá trình gian nan và không phải lúc nào cũng làm được.

Quán tính tư duy, một quá trình kéo lùi nhân loại, giúp sức muôn loài đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi sống cũng như sự sống tiếp nối theo lịch sử. Nhưng để thoát ra khỏi quán tính tư duy của bò, thành sói hay thành sư tử là điều quá khó cho những loại động vật bậc thấp được cho là người.

Bi kịch của loài động vật thông minh người là ở chỗ, nó không thoát ra khỏi tư duy bầy đàn của loài bò, sói và sư tử. Ấy thế cho nên đã là bò người, sói người hay sư tử người thì mãi mãi là tư duy của bò, sói và sư tử theo từng cấp độ khác nhau. Không thoát ra được.

Tư Gia, 22h22' Chúa nhựt, 15/9/2013

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

MỘT TRIỆU VÀ BỐN TRIỆU

Bài đọc liên quan:

Vài năm gần đây, tình hình tự thiêu, tự vẩn trước cửa công đường của người trẻ tuổi và người già, là một hình thức biểu hiện sự bất đồng về tình trạng quan lại của chính quyền cướp của dân vô luật pháp.

Lứa tuổi tữ 40 đến 60 là lứa tuổi chín muồi của một đời người. Chín muồi cả về sự hiểu biết lẫn hành động khi quyết định một vấn đề trọng đại cho bản thân và gia đình. Không còn bồng bột, nóng vội của một thanh niên, và cũng không quá chần chờ, toan tính một cách chậm chập như một người già.

Từ Đoàn Văn Vươn đến Đặng Ngọc Viết là những quyết định chín chắn. Khi những con người trụ cột của gia đình, doanh nghiệp quyết định làm luật của riêng mình, để đối đầu với tình hình luật pháp của một quốc gia không có luật. Ví dụ gần đây có chuyện đâm chết vợ trưởng công an phường trên phố, giờ thì đến sự kiện Đặng Ngọc Viết.

Nếu Đoàn Văn Vươn thà đi tù, để bảo vệ tài sản của mình trước công lý bị chà đạp bằng vũ lực, ở mức độ bảo toàn cho cả chính quyền và gia đình, thì Đặng Ngọc Viết cũng bằng vũ lực và sự hy sinh để đổi mạng với quan lại của một chính quyền thối nát.

Với Đoàn Văn Vươn thì mức độ sát thương không đáng kể. Nhưng với Đặng Ngọc Viết, thì một mạng người để đổi lấy bốn mạng cán bộ của đảng cầm quyền. Sự tăng tiến mức độ tổn hại về cả uy tín lẫn lực lượng đảng cầm quyền bằng sự đổi chác giữa dân và quan lại như vậy, là một toan tính có lãi, nếu nhìn ở góc độ khác hơn góc độ đạo đức.

Không rõ hiện nay có bao nhiêu đảng viên đảng cộng sản cầm quyền? Nhưng một nguồn tin từ báo Nhân Dân vào tháng 6/2011, thì đã có đến 3.749.279 đảng viên đảng cộng sản ở Việt Nam. Và năm 2010, cả nước đã "phấn đấu thi đua", kết nạp đảng viên được 186.165 đảng viên mới. Nó đạt kết quả vượt bậc so với "chỉ tiêu" đề ra cho năm 2010 là 105,56% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, số đảng viên mới đạt trình độ trung học chiếm đến 92,05%. Nó phản ảnh hết tất cả tình hình thiếu nhân lực, và tình trạng xuống cấp đến tồi tệ nhất mọi thời đại của xã hội Việt Nam hiện nay.

Nhưng nếu chỉ làm một con số đơn giản là có khoảng 4 triệu đảng viên đảng cộng sản ở Việt Nam. So sánh với 90 triệu người Việt, thì cứ 22,5 người có 1 đảng viên của đảng cộng sản đang ăn chia trên mồ hôi, công sức, và cả của để dành của tổ tiên để lại hàng ngàn năm qua.

Xưa cụ Hồ có câu nói bất hủ theo kiểu chiến thuật biển người để giành lấy miền Nam: "Thà đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giải phóng lấy miền Nam". Nó đã làm mất đi khoảng 3 triệu người ở Đàng Ngoài, và khoảng 2 triệu người ở Đàng Trong vĩ tuyến 17. Sau 30/4/1975, còn khoảng hơn 2 triệu ngưởi bỏ thây trên biển cả so với hơn 1 triệu người đến được đất liền ở nước thứ 3 để trốn chạy đảng cộng sản cầm quyền.

Xưa cụ Hồ, cụ Giáp đã dùng chiến tranh du kích để giành lấy miền Nam. Nay dân Việt cũng biết dùng chiến tranh du kích để đổi mạng với các đảng viên cộng sản cầm quyền cướp bóc trên xương máu nhân dân.

Nếu làm một bài tính đơn giản nữa, cứ một người dân như Đặng Ngọc Viết đổi lấy 4 đảng viên, thì chỉ cần 1 triệu dân Việt đổi hết 4 triệu đảng viên của đảng cộng sản cầm quyền hiện nay. So với việc cụ Hồ giành lấy miền Nam cũng còn rẻ chán.

Hơn thế nữa, nếu một đổi một giữa dân và đảng viên cộng sản, nếu cần, khi tức nước thì dân Việt có thừa truyền thống qua lịch sử chiến tranh, để làm lấy điều này là không có gì để phải nghi ngờ, mà không cần gây mê toàn dân tộc như cụ đã làm hơn 40 năm trước.

Tức nước thì vỡ bờ. Cấp độ phản kháng của dân mỗi ngày một tăng lên, và đã tăng đến mức độ mà, lý trí, toan tính và sự quyết liệt đã đến đỉnh điểm trong 2 năm qua. Thế mà người ta vẫn ngồi bàn với nhau chuyện xưa như trái đất - công hữu tư liệu sản xuất - để cướp của dân.

Thế mà người ta còn khẳng định, hiến pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam là do dân, của dân và vì dân, không có tam quyền phân lập, không có chuyện tách quân đội công an ra khỏi đảng cầm quyền, để tập quyền đơn nguyên mà bảo vệ tham nhũng hơn là chống tham nhũng.

Thế mà người ta còn ngồi nghĩ ra những nghị định để lấy bạo lực làm phương tiện để cai trị dân, thì dân dùng bạo lực để trả lại cường quyền. Đó là lẽ tất nhiên. "Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên nó. Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà phải đào thải nó" - Boris Elsin.

Có thể lắm, khi người dân không còn cách để lựa chọn, và khi người dân giải thoát được cái sợ, thì chỉ còn việc mạng đổi mạng để đòi lấy công lý với những kẻ cầm quyền tham tàn.

Asia Clinic, 15h23' ngày thứ Năm, 12/9/2013