nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

TẬP VÀ TẢN QUYỀN VỚI ĐƠN VÀ ĐA NGUYÊN CỦA HOA KỲ

Bài đọc liên quan:

Khoảng giờ này ngày mai tại New York lại là ngày kỷ niệm 12 năm, quyền lực chỉ huy kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ bị al Qaeda đánh sập. Hằng nằm cứ vào ngày này, nước Mỹ bận rộn với chuyện phòng thủ hơn là tấn công, mặc dù, chiến lược tấn công là cách phòng thủ tốt nhất mà bao đời tổng thống Mỹ, do dân chủ hay cộng hòa đều xem là sách lược tối ưu.

Vào nửa đêm hôm qua, tại phòng phía Đông của Nhà Trắng ông Obama đưa ra quyết định nước đôi. Vừa yêu cầu quốc hội ngưng họp đưa ra quyết định hành động quân sự đối với Syria, lại vừa vẫn giữ lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại Địa Trung Hải để theo dõi tình hình chính quyền Bashar al Assad có thực hiện tiến trình giao nộp vũ khí hóa học cho Liên Hiệp Quốc kiểm soát hay không, trong vòng 7 ngày tới là thời hạn mà ngoại trưởng John Kerry tuyên bố, từ một "sáng kiến" của Nga.

Nhiều người cho rằng, chỉ có cộng hòa mới chịu gây chiến để phòng thủ, vì các chính khách cộng hòa là phe lái súng và diều hâu hiếu chiến. Điều này chỉ đúng một nửa trong quá khứ, nhưng hiện tại thì chưa đúng lắm. Vì thống kê 5 đời tổng thống qua có đến 7 cuộc chiến lớn trên toàn cầu, mà trong đó đảng dân chủ góp phần đến 3 cuộc chiến. Trong đó, hầu hết những cuộc chiến mà đảng dân chủ nắm quyền nước Mỹ đều không bị sa lầy và tốn kém như đảng cộng hòa đã gây ra. Riêng ông Obama đã góp phần một thành công ở Libya, nhưng để lại một Libya hỗn loạn chưa có tương lai.

Nước Mỹ được điều hành tập quyền trong tản quyền như tôi đã viết trong bài, tập và tản quyền với đơn và đa nguyên rất phức tạp, nhưng lại rất khoa học hơn những gì mà chúng ta hiểu. Nhưng mọi quyết định đều trên mục đích lớn là, vì quyền lợi của công dân và đất nước Hoa Kỳ.

Bốn quyền lực chủ yếu làm nên cặp nhị nguyên tập và tản quyền với đơn và đa nguyên ở nước Mỹ là: Tổng thống; Quốc hội; Fed - Federal Reserve - cục dự trữ liên bang; và FOMC -  Federal Open Market Committee - hội đồng thị trường mở liên bang; làm nên một hệ thống kiểm soát chặc chẽ nhất trong tất cả các hình thái chính trị xã hội trên toàn thế giới. Trong 3 tổ chức còn lại, ngoại trừ tổng thống, đều có sự có mặt của đa nguyên các trường phái chính trị dân chủ hay cộng hòa tham gia điều hành.

Dù luật và hiến pháp của nước Mỹ cho phép quyền tổng thống Hoa Kỳ được quyết định đơn phương tuyên bố và gây chiến tranh bất cứ nơi đâu trên thế giới trong vòng 90 ngày, nhưng không đơn giản là tổng thống Hoa Kỳ muốn là được, vì quyết định ấy phải được sự đồng ý của 3 bộ phận còn lại. Quốc hội đi đến sự thống nhất của lưỡng viện, mà ở đó có cả cái đa nguyên của dân chủ và cộng hòa. Fed đưa ra chính sách và kế hoạch tài chính cho chiến tranh, để đệ trình cho Hội đồng thị trường mở liên bang xét duyệt, sau đó trình lên quốc hội.

Nếu tổng thống có sai lầm, thì quốc hội sẽ ngưng ngay sai lầm, nếu cả tổng thống và quốc hội có sai sót thì Fed và FOMC sẽ kiểm soát những thiếu sót ấy, và ngược lại. Và mọi quyết định gây chiến của Hoa Kỳ có thể là sai lầm trong ngắn hạn, nhưng dài hạn lại là chưa bao giờ đúng đắn hơn. Lịch sử đã minh chứng cho điều này cho nước Mỹ trong các cuộc chiến mà họ đã tham gia, kinh nghiệm ấy là xương máu và sai lầm trong cuộc nội chiến Bắc Nam của Việt Nam còn rõ lắm.

Hai đảng cầm quyền chủ yếu của Hoa Kỳ có 2 đường lối khác nhau về đối nội, đối ngoại. Nhưng luôn chung một mục tiêu duy nhất là vì quyền lợi của một nước Mỹ siêu cường số 1 toàn cầu.

Nếu đảng cộng hòa lấy đối ngoại bằng tấn công, đập phá thế giới, thì dân chủ lấy đối ngoại là bàn tay sắt bọc nhung trong ngoại giao, sẽ gây chiến khi cần thiết.

Nếu cộng hòa giao quyền kiểm soát quốc gia cho từng tiểu bang, để rảnh tay điều hành thế giới, mà xem Liên Hiệp Quốc như là công cụ, thì dân chủ lại củng cố nội tình Hoa Kỳ vững chắc, và thông qua Liên Hiệp Quốc để đi đến quyết định gây chiến ở nơi đâu thế giới cần.

Như tôi đã viết, trong bài, bóng ma bảo hiểm y tế: nỗi đau khổ của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ rằng: "Lướt qua một chút về chủ trương của hai đảng đối lập Mỹ trong chiến lược quốc gia và toàn cầu. Ở Mỹ, nói đúng hơn là 2 trường phái(đây là từ mà tôi sẽ dùng xuyên suốt bài viết) Cộng Hòa và Dân Chủ. Vì đảng ở Mỹ là niềm tin chứ không cần ai phải làm đơn xin vô, đóng đảng phí và họp hành chi bộ liên tu bất tận như các đảng thuộc của thế giới cánh tả. Chúng ta hãy tưởng tượng đảng ở Mỹ như đạo Phật. Ăn chay, ở chùa, tụng kinh, niệm Phật hay ở nhà ăn mặn, tu tâm, không đi chùa cũng là đạo Phật, miễn sao có niềm tin vào Phật tánh là theo đạo Phật. Các đảng của Mỹ cũng thế, có đi họp cũng được, không họp cũng được, miễn sao tin là được."

Đó là sự khác biệt giữa triết lý chính trị Hoa Kỳ và tôn giáo chính trị của các quốc gia cánh tả. Nó làm nên một nước Mỹ dễ thay đổi, nhưng lại thay đổi để phù hợp với đòi hỏi cho vị trí và quyền lợi của Hoa Kỳ, chứ không phải thay đổi vì ý chí hoặc một chủ thuyết tôn giáo mà các đảng phái cánh tả tôn thờ vì quyền lợi của nhóm cầm quyền.

Câu chuyện ông Gaddafi hợp tác với quốc tế và phương Tây về vấn đề từ bỏ vũ khí giết người hàng loạt, nhưng vẫn bị Hoa Kỳ đi đến quyết định trừ khử ông vẫn còn mới toanh. Và trong bài bi kịch chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, tác giả Robert D. Kaplan chỉ ra rằng, "việc dời quyết định thủ tiêu Saddam Hussein sau khi ông này ra lệnh cho Ali hóa chất giết hại hơn 7.000 người Kurd ở miền bắc Iraq vào năm 1988, đây là một sự kiện mà thậm chí được xem là một "đạo lý thực sự" đến nỗi ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ George Shultz đã phải cam kết một "sự phẫn nộ về đạo đức". Nhưng lúc đó, đối với ông Shultz về cơ bản bỏ qua vụ việc này và buộc phải tiếp tục hỗ trợ Saddam Hussein trong cuộc chiến của mình để chống lại Iran, bởi vì mục tiêu làm suy yếu Iran không bảo vệ các công dân của Iraq là quan tâm chính của Hoa Kỳ vào lúc đó." Nhưng với cái cớ hoàn toàn bịa đặt về vũ khí giết người hàng loạt, năm 2003, Hoa Kỳ đã quyết định hạ bệ Saddam Hussein, sau khi ông này đã hoàn toàn từ bỏ sử dụng loại vũ khí này.

Nhiều người lại cho rằng, nếu Hoa Kỳ không đánh Syria sẽ tạo nên một tiền lệ xấu cũng là một nhận xét chủ quan. Thế quyết định rút quân và đi đến hiệp định Paris 1973 ở Việt Nam nó còn là một tiền lệ xấu hơn nhiều lần. Vì khi ấy phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bực và phong trào cộng sản bành trướng trên toàn cầu còn ghê gớm hơn bây giờ gấp chục lần, nhưng quyết định ấy hôm nay là quyết định đúng và vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại.

Hơn nữa, tình hình phe đối lập ở Syria hiện nay cũng là thành phần có xuất thân từ các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan đang đẩy mạnh cuộc chiến tranh sắc tộc và tôn giáo chẳng khác gì cuộc nội chiến Việt Nam trước đây. Liệu khi nhóm này lên nắm quyền sẽ tốt hơn Bashar al Assad hiện nay không? Liệu khi vũ khí hóa học rơi vào tay họ, thì thế giới, mà đặc biệt Hoa Kỳ có yên thân không?

Việc Bashar al Assad ra đi là điều ai cũng có thể thấy chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng ra đi với cách như Mubarak ở Ai Cập, hay ra đi như Gaddafi ở Libya là cách mà Hoa Kỳ muốn trao cho chính Bashar al Assad lựa chọn, mà trong đó, Hoa Kỳ sẽ tham gia với cách ít tổn hại, song lại có lợi nhất cho Hoa Kỳ trong chiến lược quản trị toàn cầu. 

Như vậy trọng tâm của Hoa Kỳ hiện nay ở đâu? Theo tôi, đó là Trung Hoa và chiến lược TPP - TransPacific Partnership - chiến lược xuyên châu Á Thái Bình Dương; và TAP - TransAtlantic Partnership - chiến lược xuyên Đại Tây Dương là cần kiếp hơn nhiều, so với một Syria mà ở đó quyền lợi của Hoa Kỳ không còn nữa. Và việc hạ bệ Bashar al Assad chỉ khi thuận lợi, mà có sự đồng thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc như trong trường hợp của Gaddafi.

Asia Clinic, 11h32' ngày thứ Tư, 11/9/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét