Bài đọc liên quan:
+ Thoát Trung Luận
+ Sòng bài thế giới
+ Sai lầm chính trị hay kinh tế?
+ Tái cơ cấu cái gì?
+ Loay hoay
+ Vòng xoắn bệnh lý kinh tế Việt
+ Tương lai Trung Hoa về đâu?
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta
Bài viết của ông Trương Quân(Zhang Jun: 张军), ông là giáo sư kinh tế và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa tại Đại học Phúc Đán(FudanUniversity), Thượng Hải.
+ Thoát Trung Luận
+ Sòng bài thế giới
+ Sai lầm chính trị hay kinh tế?
+ Tái cơ cấu cái gì?
+ Loay hoay
+ Vòng xoắn bệnh lý kinh tế Việt
+ Tương lai Trung Hoa về đâu?
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta
Bài viết của ông Trương Quân(Zhang Jun: 张军), ông là giáo sư kinh tế và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa tại Đại học Phúc Đán(FudanUniversity), Thượng Hải.
Bài viết gốc: Li Keqiang’s Bottom Line
THƯỢNG HẢI - Mọi người đang nói về suy thoái kinh tế của Trung Hoa. Năm ngoái, tăng trưởng GDP của Trung Hoa đạt mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua, và không có khả năng nhìn thấy xu hướng tăng trưởng. Nhưng, dường như Thủ tướng Lý Khắc Cường nhận ra, xu hướng này có thể thực sự có lợi, nó thúc đẩy các cải cách cơ cấu mà Trung Hoa cần để đạt được mục tiêu lâu dài cho tăng trưởng GDP cân bằng và ổn định hơn.
Những đánh giá gần đây đã cung cấp một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của mình, Ngân hàng Thế giới cắt giảm tăng trưởng kinh tế dự báo cho Trung Hoa từ 8,4% xuống 7,7% trong năm 2013. Hơn nữa, số liệu ngân hàng trung ương công bố gần đây cho thấy, mặc dù các ngân hàng Trung Hoa đã tăng cho vay chỉ khoảng 667 tỷ nhân dân tệ(khoảng 108 tỷ USD) trong tháng Năm – nhưng cũng đã giảm một khoảng 125 tỷ nhân dân tệ cho vay so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhưng không chỉ đơn giản là cho vay nhiều hơn sẽ cải thiện được tình hình. Trong khi đó, các số liệu cho rằng dư nợ cho vay đã lên tới gần gấp đôi GDP của Trung Hoa – đây là một hậu quả của gói kích thích kinh tế lớn của quốc gia từ năm 2008 – phần lớn các khoản vay mới chủ yếu là được sử dụng để trả nợ cũ, chứ không phải thực sự đầu tư cho nền kinh tế. Vì vậy, mối quan tâm liên quan lớn là sự cân bằng của tình trạng dư nợ cho vay không có dấu hiệu khả quan.
Trong những năm gần đây, chính sách thắt chặt tiền tệ và kiểm soát ngày càng chặt chẽ trên lĩnh vực bất động sản đã gây ra tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định giảm, từ hơn 25% mỗi năm trước năm 2008 còn khoảng 20% như hiện nay. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng kém phát triển ở những tỉnh phía đông của Trung Hoa thấp hơn một nửa mức trung bình của quốc gia. Kết quả của việc giảm đầu tư bất động sản là, tiền được bổ sung thêm vào cho khu vực tăng trưởng giá trị công nghiệp - hiện việc cung cấp vốn cho khu vực công nghiệp chiếm gần một nửa GDP của Trung Hoa - nhưng tăng trưởng khu vực công nghiệp lại đang chậm lại một cách nhanh chóng, từ việc tăng trưởng khu vực công nghiệp chiếm một tỷ lệ trung bình hàng năm là 20% trong những năm bùng nổ kinh tế của Trung Hoa, thì nó xuống còn dưới 10% trong giai đoạn 2010-2012 và chỉ còn 7,8% trong quý đầu tiên của năm nay 2013.
Do đó, chìa khóa để khôi phục tăng trưởng GDP của Trung Hoa là, lại quay trở lại tăng trưởng đầu tư tài sản cố định phải ít nhất 25%. Với một vòng xoắn bệnh lý mới của kích thích kinh tế, năng lực sản xuất dư thừa và những chi tiêu đã không được tận dụng của Trung Hoa (ví dụ, những tài sản bất động sản xây dựng lên thành những thành phố ma) có thể được huy động trực tiếp, nhằm phục hồi tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 9%.
Nhưng ý chí của lãnh đạo mới của Trung Hoa là bắt đầu một đợt tăng trưởng khác của việc kích thích kinh tế an toàn cho tăng trưởng phụ thuộc vào cái tốc độ tăng trưởng GDP của ông Lý có thể chấp nhận sự đau đớn. Hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ thay đổi chính sách tiền tệ, theo một số nhà kinh tế đã ước tính rằng ông Lý sẽ án binh bất động cho đến khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống dưới 7%.
Bằng chứng cho việc không hành động của ông Lý đã hiện rõ trong đầu tháng Sáu năm 2013, khi Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình nói với người đồng nhiệm Mỹ, Barack Obama, rằng Trung Hoa đã cố tình điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng giảm, xuống còn 7,5%, để theo đuổi cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Cho rằng Trung Hoa đã được di chuyển về hướng những cải cách như vậy trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến cho cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo khởi động kế hoạch kích thích kinh tế 4 nghìn tỷ nhân dân tệ của mình, tuyên bố ông Tập gợi ý rằng chính phủ mới sẽ tìm cách khôi phục lại những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế trước năm 2008.
Năm 2005, Trung Hoa đã trải qua việc nâng giá tiền tệ, nó là cách mà, các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh khác trong khu vực Đông Á đã chứng minh rằng, có thể kích thích chính phủ và các doanh nghiệp theo đuổi tái cấu trúc và nâng cấp công nghiệp. Nhưng sự gia tăng tiếp theo trong đầu tư tài sản cố định của chính phủ - trong đó tăng 32% chỉ riêng trong năm 2009 - đã làm trì hoãn tái cơ cấu, trong khi đó thì việc quá tải và bong bóng bất động sản trở nên lớn hơn và đào sâu hơn các vấn đề.
Chính phủ bây giờ phải xua tan những di tích còn lại của kích thích thúc đẩy việc đầu tư quá mức của giai đoạn 2008-2010, tuy nhiên phải chấp nhận đau đớn. Điều này có nghĩa là cho phép nền kinh tế tiếp tục chậm lại, trong khi duy trì chính sách thắt chặt kinh tế vĩ mô một cách tương đối nhằm ép buộc chính quyền các địa phương và khu vực kinh doanh để tìm những nguồn tăng trưởng mới.
Sự kết hợp của những cú sốc bên ngoài và áp lực bên trong từ việc tăng lương có thể như một động lực mạnh mẽ làm cho các chính phủ địa phương và các doanh nghiệp phải theo đuổi tái cơ cấu. Ví dụ, các doanh nghiệp trong các khu vực ven biển phụ thuộc xuất khẩu của Trung Hoa đã bị gánh nặng của đồng nhân dân tệ tăng giá từ năm 2004. Khi suy thoái kinh tế đẩy nhanh việc di dời của nhiều nhà sản xuất đến các tỉnh nội địa ở phía Tây hoặc các quốc gia láng giềng, những địa phương ở các vùng ven biển phía Đông Trung Hoa đã bắt đầu kêu gọi gia tăng sự cởi mở, tái cơ cấu sâu đậm hơn, và nâng cấp công nghiệp.
Quan điểm cho rằng ông Lý sẽ chấp nhận đau đớn để sự tăng trưởng chậm hơn chỉ trên một ngưỡng cụ thể được dựa trên niềm tin rằng tăng trưởng GDP xuống dưới 8% sẽ làm tổn thương phát triển kinh tế hơn là việc này sẽ gây ra, và dẫn đến bất ổn xã hội. Và, quả thật vậy, nếu áp lực thất nghiệp đã trở thành bệnh lý cấp tính hôm nay như trong những năm 1990s, suy thoái kinh tế kéo dài chắc chắn sẽ thúc giục sự can thiệp của chính phủ.
Nhưng, trong thập kỷ qua, những thay đổi cấu trúc nền kinh tế của Trung Hoa đã làm cho áp lực thất nghiệp giảm đáng kể - một xu hướng có thể được chứng thực bởi việc tăng lượng trên mọi lĩnh vực ở Trung Hoa. Bây giờ, việc sửa chữa là rất thuận lợi để xây dựng nền kinh tế mạnh mẽ hơn, ổn định hơn, đó là điều ông Lý Khắc Cường muốn - và là cái mà Trung Hoa cần.
@Project Syndicate 30 Jun, 2013
Asia Clinic, 11h 35’ ngày thứ Hai, 01/7/2013