nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

LIKONOMICS TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN

Bài đọc liên quan:

Bốn tháng sau khi nhậm chức, thế hệ thứ Năm của lãnh đạo Trung Hoa gồm hai ông Tập và ông Lý. Ông Tập đảm đương chính trị, quân sự quốc phòng, và ngoại giao đã có những chuyến công du con thoi bắt đầu từ Nga, đến châu Âu, rồi châu Phi, châu Mỹ, và kết thúc ở bàn đàm phán toàn cục tại Sunnylands với ông Obama vào đầu tháng 6/2013 vừa qua. Người ta gọi, một phiên bản Nixon-Mao thế hệ 2.0 đã hình thành, Trung Hoa bất ngờ dịu giọng ở hội nghị Asean về vấn đề biển Đông.

Đằng sau cái dịu giọng đó là vấn nạn bên trong Trung Hoa - kinh tế sẽ đi theo biểu đồ hình gì: L, U hay V trong tương lai khi tổng dư nợ tín dụng đã lên đến 160% GDP? Nhiệm vụ này đặt trên vai của ông Lý, bộ não của nền kinh tế phồn vinh, nhưng giả tạo suốt 10 năm cặp đôi Hồ - Ôn đã đẩy tăng trưởng tín dụng nóng, nhờ vào đầu tư công bất động sản. Giờ bong bóng bất động sản đang xì hơi, nguy cơ thất nghiệp, bạo loạn xã hội là có thật. Ông Lý Khắc Cường đưa ra chiến lược mà các kinh tế gia thế giới gọi là Likonomics: Li Keqiang-economics - chiến lược kinh tế của Lý Khắc Cường.

Likonomics mà các kinh tế gia bình luận rằng: "Likonomics hay Lakonomics?" là họ muốn ám chỉ lý thuyết kinh tế ao tù nước đọng hay còn gọi là quay về kinh tế thời ông Hồ Cẩm Đào. Nó được ghép từ 2 chử Lake-econimics.

Likonomics gồm 3 mục tiêu - Không kích thích kinh tế - No stimulus; Giảm nợ - Deleveraging; và Cải cách cơ cấu - Structural Reform. Thử nhìn và đánh giá tính khả thi của lý thuyết kinh tế học Lý Khắc Cường xem sao, khi ông trưởng ban kinh tế trung ương đảng cộng sản ở Việt Nam đã phải tức tốc sang Trung Hoa để học hỏi nó.

Theo tôi, cái chính của lý thuyết kinh tế Lý Khắc Cường nằm ở mục tiêu thứ ba hơn là hai mục tiêu đầu. Nhưng ngay cả cái mục tiêu thứ 3 cũng bất khả thi. Vì mọi tuyên bố của Trung Hoa cần phải dè dặt để tin tưởng. Ví như, năm 1978, lúc đó Trung Hoa có 600 triệu dân, Đặng tuyên bố áp dụng chính sách mỗi gia đình có 1 con, nó bắt đầu được thực thi năm 1980, nhưng chỉ 33 năm sau dân số Trung Hoa hiện nay đã tăng hơn gấp đôi, khoảng 1,34 tỷ người!

Hơn nữa, với hơn 170 thành phố ma, có đến 64 triệu căn hộ bỏ hoang, không ai mua để ở, mà thời Hồ - Ôn đã xây dựng để tạo ra GDP tăng trưởng phồn vinh, giả tạo, nhằm tạo công ăn việc làm cho dân chúng Trung Hoa, vì khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, để tránh nạn thất nghiệp, bây giờ là một bài toán khó. Không khác Việt Nam hiện tại, nhà đã xây, nhưng dân không có tiền mua nếu dòng tiền tín dụng bị thắt chặt. Với gần một nửa dân Trung Hoa thất nghiệp, bạo loạn xã hội là điều tất yếu. Đó là chưa kể xung đột sắc tộc và cách biệt giàu nghèo trong xã hội Trung Hoa hiện nay. Nên chuyện không kích thích kinh tế là chuyện ảo tưởng.

Nhưng nếu kích thích kinh tế thì, lạm phát sẽ gia tăng, áp lực tiền lương là gánh nặng cho nhà nước và doanh nghiệp. Đời sống nhân dân sẽ khổ, cái gì đến sẽ đến không ngoài bạo loạn xã hội. Vì đồng tiền Trung Hoa khác với đồng tiền đô la Mỹ và Yên Nhật đã có vị thế tiêu dùng trên toàn cầu. Nhật và Mỹ dùng cái gói kích thích kinh tế là xuất khẩu lạm phát đến các công xưởng mà họ đến đầu tư. Trung Hoa tung gói kích thích kinh tế là tự phá giá đồng tiền của mình để tạo ra lạm phát và khủng hoảng tài chính của chính nền kinh tế Trung Hoa. Tiến thoái lưỡng nan cho vấn đề có hay không kích thích kinh tế.

Vấn đề thứ hai là giảm nợ. Làm sao giảm vì nợ của Trung Hoa là nợ gây ra của bất động sản mà dân thì không có tiền mua? Kẻ cò tiền ở Trung Hoa đã trốn chạy. Dân đen ngày cơm 2 bữa không lo xong, có khác gì nước Việt? Chỉ còn cách là Trung Hoa làm sao để dân cư toàn cầu đổ xô di dân về sống ở Trung Hoa theo luật đầu tư như Mỹ, để thị trường bất động sản Trung Hoa được các tư bản tham nhũng mua lại, và trốn thiên đường. Điều này bất khả thi, vì chính tư bản đỏ của Trung Hoa đang di dân sang Mỹ để giúp thị trường Mỹ phục hồi bằng tiền tham nhũng lâu nay. Muốn kêu gọi khúc ruột ngàn dặm về giải quyết bất động sản đóng băng mà chính trị không đổi lấy gì làm lòng tin?

Thực chất nợ của Trung Hoa không khác nợ ở Việt Nam như một bài viết của tôi cuối năm 2012 - có nghĩa là không có nợ gì cả, mà là cách để bòn rút tiền đóng thuế của dân thành tiền của giai cấp cầm quyền. Thị trường trong nước đóng băng, chỉ còn thúc đẩy thị trường quốc tế đổ vào. Nhưng đổ vào đầu tư bất động sản thì không ai vào, chỉ còn cách kêu gọi khúc ruột ngàn dặm bao lâu nay trốn chạy quay về. Bất khả thi, cũng là tiến thoái lưỡng nan.

Vấn đề cuối cùng là, cải cách cơ cấu là nằm trong tay của chính quyền. Nhưng cải cách cơ cấu cái gì? Câu trả lời là chính trị chứ không phải kinh tế. Nhưng cải cách chính trị thì cũng bất khả thi, vì nếu Trung Hoa chịu cải cách chính trị thì họ đã cải cách từ vụ Thiên An Môn 04/6/1989. Cũng là tiến thoái lưỡng nan.

Bằng chứng của tất cả những điều trên là bất khả thi, vì chỉ mới hôm qua thôi, ông Lý đã phải muốn tung tiền để đầu tư nông thôn và các tỉnh nghèo, và hôm nay ông Lý đã phải cam kết theo đuổi nguồn cung cấp tín dụng và họp khẩn với giới chức ngân hàng trung ương Trung Hoa, để cứu lấy thị trường chứng khoán Thượng Hải đang bị các nhà đầu tư ngoại tháo chạy.

Thế thì ông trưởng ban kinh tế trung ương đảng cộng sản ở Việt Nam qua Trung Hoa để học cái gì, trong khi thắt chặt tiền tệ của Trung Hoa hiện nay là của nghị định 11/2011 chính phủ Việt Nam học từ bài toán thắt chặt tiền tệ của Hàn Quốc, Thái Lan vào cuối thập niên 1990s? Nhưng cái khác nhau của Hàn Quốc, Thái Lan với Việt Nam và Trung Hoa là kinh tế thị trường tự do đối nghịch với kinh tế thị trường định hướng ăn chia, trong một thể chế chính trị đối nghịch đơn nguyên và đa nguyên.

Tiến thoái lưỡng nan, chẳng có gì để học, mà cần phải có sự tự thay đổi thể chế chính trị và chuyển đổi thành kinh tế thị trường tự do đúng nghĩa thì mới mong cứu được tình hình. Tương lai Trung Hoa có thể trở thành 3 đến 6 quốc gia là chuyện thấy được.

Asia Clinic, 15h49' ngày thứ Sáu, 05/7/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét