nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

"HẬU QUẢ TAI HẠI CỦA HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ"


Dương Danh Dy
Nhà nghiên cứu Trung Quốc

Các ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười

...Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, người ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến kết quả của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.

Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số yếu kém của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.

Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc.

Ngoài những nhân nhượng vô nguyên tắc về Campuchia như đã trình bày ở bài trước, phía Việt Nam đã không hề (hay không dám) đề cập tới nguyên nhân tạo ra bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra.

Phía Việt Nam đã hoàn toàn cho qua vấn đề sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn: quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

Đó là những điều ngưòi viết bài này thu nhận được sau khi đã hỏi kỹ đồng chí phiên dịch và nói chuyện nghiêm túc nhiều lần với đồng chí Hồng Hà khi đồng chí còn sống tại một số cuộc họp và tại phòng làm việc của đồng chí tại số 2 Nguyễn Cảnh Trân và tại nhà riêng của tôi do đồng chí chủ động tới gặp.

Không dám hé một lời

Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là một lời với Trung Quốc về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra câu 'lấy làm tiếc' về hành động phi nghĩa của mình?

Nhượng bộ vô nguyên tắc này của Việt Nam đã làm cho Trung Quốc dường như giành được 'vị thế chính nghĩa' trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Quốc dù họ mang hơn 60 vạn quân chính quy xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng sáu tỉnh biên giới Việt Nam.

Làm cho một bộ phận người trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Quốc: 'Việt Nam xua đuổi người Hoa', 'Việt Nam xâm lược Campuchia'… là đúng, việc thế giới 'lên án, bao vây cấm vận Việt Nam' là cần thiết, việc Trung Quốc 'cho Việt Nam một bài học' là phải đạo…trong khi chính chúng ta mới là ngườì có công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme Đỏ, cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu lầm, ác cảm với Việt Nam.

Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấm không được nói lại chuyện cũ với Trung Quốc, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động chạm tới Trung Quốc. Ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên.

Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 bị quên đi

Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống của Trung Quốc vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào, ngày ngày tìm hết cách để bôi xấu, xuyên tạc Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi phần lớn người dân Trung Quốc bình thường khi được hỏi về Việt nam cũng thốt lên, Việt Nam là 'vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát'...

Theo tài liệu chính thức của Trung Quốc trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng Trung Quốc - tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học - tán thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông.

Cảm tình, ấn tượng tốt đẹp của đa số nhân dân Trung Quốc về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Quốc trước đây dường như không còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được.

Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Quốc gạt bỏ mọi chức vụ trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, rồi lợi dụng mọi cơ hội đế đến Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước Phương Tây là một việc làm thể hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm dại dột “vác đá tự ghè chân mình”...

Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm.

Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưởng của Nguyễn Cơ Thạch tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (lời nguời lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)

Cần nói thêm, việc ngoan ngoãn chấp hành yêu sách gạt bỏ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã tạo điều kiện để từ sau đó, Bắc Kinh can thiệp ngày càng sâu hơn vào công tác cán bộ, nhân sự chủ chốt của đảng và nhà nước ta qua mấy kỳ đại hội Đảng (IX, X, và XI) nhằm có người thân Trung Quốc trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao.

Việc tỏ ý không muốn thấy con trai đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nêu trên chỉ là một ví dụ gần đây nhất.
Quan hệ Việt Trung trải qua nhiều bước thăng trầm

Đây là việc chưa từng có trong Đảng ta. Chúng ta đều biết thời Bác Hồ, trong Đảng ta tuy có người này kẻ kia thân Liên Xô, thân Trung Quốc nhưng ngưòi nào cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, thời đồng chí Lê Duấn là người lãnh đạo chủ yếu đã không duy trì được nếp chung sống đó, nhưng bất kể là ai hễ thân Liên Xô, thân Trung Quốc trong đảng đều bị loại trừ.

Có thể nhận định thế này thế nọ về hiện tượng trên nhưng có một điều có thể khẳng định, thời đó nước ngoài và nhất là Trung Quốc, không thể trực tiếp thò tay can thiệp vào nội bộ Đảng ta nhất là vê công tác nhân sự tổ chức.

Nhưng từ năm 1991 đến nay, việc Trung Quốc can thiệp vào nội bộ ta đã hầu như đã diễn ra thường xuyên và chưa hề bị lên án. Phải chăng đã xuất hiện 'Nhóm lợi ích thân Trung Quốc' trong Đảng ta? Không giải quyết được tình trạng này thì hậu hoạn khôn lường.

Bài học bị dắt mũi nhớ đời

Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề.
Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã...

Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà người viết xin mạnh dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?

1. Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm.

Lãnh đạo Việt Nam đã nhận định sai về vị thế quan hệ Trung - Xô

Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện Bức tường Berlin bị nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yeltsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Liên bang Nga, Gorbachev từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi, sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên.

Trong tình hình như thế mà lại chủ trương 'bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc', 'Mỹ và Phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản'.

"Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” (trích Hồi ký Trần Quang Cơ)

Cần thấy rằng, trước đó Liên Xô là chỗ dựa về nhiều mặt của Việt Nam, tuy vậy phải nói thẳng ra rằng, so với Cuba thì Việt Nam tương đối ít lệ thuộc hơn. Thế nhưng trong khi Cuba phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô, lại ở ngay sát nách Mỹ đã không tỏ ra hoảng hốt khi Liên Xô tan rã, và các bạn ấy vẫn hiên ngang đứng vững từ đó đến nay, Mỹ không dám can thiệp… thì Việt Nam đã phải vội vã quay sang tìm đồng minh ngay với kẻ đang là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của mình chỉ vì cái đại cục chung chung, chỉ vì sợ mất chỗ dựa, sợ có thể mất chủ nghĩa xã hội, mất Đảng.

Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Quốc lúc đó. Trong nước họ vừa xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị cách chức Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất mãn với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Quốc bị các nước Phương Tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự, có hạng mục như xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ.

Họ ở vào thế không có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Quốc 'dắt mũi' kéo theo, thiệt đơn thiệt kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận bây giờ và cả trong tương lai nữa.

Lãnh đạo Việt Nam năm 1990 đã đánh mất bản lĩnh và trở nên sợ địch

Không thể không đề cập tới một vấn đề nữa là trong hơn 10 năm đối kháng, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không từ thủ đoạn nào trong đối xử với nước ta, không những thế thái độ của họ trong đối xử với Liên Xô, trong đối xử với nước Ấn Độ láng giềng đồng tác giả với họ trong đề xướng 5 nguyên tăc chung sống hoà bình những năm trước đó.

Chẳng lẽ Ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó lại không thấy chút nào?

2. Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh kiên cường, bất khuất, không sợ địch mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao, để sẵn sàng nhận sai về phần mình trước kẻ thù, tuỳ tiện đổ lỗi cho người tiền nhiệm.

Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối cải cách và Đổi mới và chỉ đạo toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu, thế nhưng trước đối thủ Trung Quốc hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp 'vì chủ nghĩa xã hội', 'vì đại cục' của Trung Quốc, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.

Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi 'láng giềng bốn tốt', của 'những đồng chí' luôn rêu rao '16 chữ vàng' đang không ngừng vận dụng những thành quả cũ vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tương lai.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, hiện sống tại Hà Nội. Mời quý vị đọc bài trước 'Họp Thành Đô 'nguyên nhân và diễn biến'

Asia Clinic, 12h35' ngày thứ Ba, 29/10/2014

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

TRẢ LỜI VỚI BẠN TRẺ

Có bạn trẻ hỏi 4 câu hỏi sau: 

"Chào bác Hồ Hải,

Theo dõi nhiều bài của bác viết về kinh tế, chính trị,... Cháu muốn hỏi bác một vài vấn đề, bác Gia Cát Dự xem sao nhé:
1. Bao lâu nữa Việt Nam thay đổi thể chế chính tri?

2. Lực lượng nào có thể làm thay đổi (từ sự tan rã của Trung cộng? Từ thượng tầng? Từ các lực lượng dân chủ trong nước, ngoài nước? Từ phương Tây? Vv và vv?

3. Sau thay đổi thì nước Việt sẽ như thế nào? Phát triển mạnh mẽ? Hay rơi vào nội chiến? Hay xuất hiện một thể chế độc tài hơn? Cháu nghi nội chiến lắm vì nước Việt ta từ xưa tới nay không có giặc ngoại xâm thì kiểu gì cũng nội chiến! 

4. Câu cuối: Nếu có thay đổi thì bác sẽ làm gì?"

Không trả lời thì bảo là khó khăn quá, khinh người, nên tôi xin trả lời ngắn như sau:

1. Khi nào Trung Hoa thay đổi thì Việt Nam mớai thy đổi theo. Điều này đã được khẳng định tại Hội Nghị Thành Đô 1990. Và vì lịch sử nhân loại đã chứng mình rằng, giai cấp cầm quyền chưa, và không bao giờ chịu từ bỏ sự thống trị của nó. Nếu nước Việt có được 1 tầng lớp nhà cầm quyền có học thức, thì có thể sẽ đi theo con đường của Miến Điện đã và đang đi. Lúc ấy Việt Nam sẽ cất cánh. Tôi cho rằng phải 30 năm nữa là ít nhất! Lúc ấy chắc tôi đã phủi chân lên bàn thờ nhìn con gà nude. :)

2. Chỉ có tự người cộng sản - độc tài theo kiểu Lenin đã vạch ra từ 1917 - mới làm cho họ tan rã. Điều này lịch sử của các cuộc cách mạng nhung ở Liên Xô và Đông Âu đã chứng minh. Ngay cả ở Trung Cộng và Việt Cộng, họ cũng phải tự thay đổi để đáp ứng với tình hình, nhằm vẫn còn nắm quyền ăn chia. Không ai có thể lật đổ được cộng sản, ngoại trừ chính họ.

3. Điều này phụ thuộc vào 3 yếu tố:

+ Văn hóa của nước Việt: hiếu chiến và tắm máu khi cần có một cuộc cách mạng. Đó là lịch sử 2600 năm nước Việt đã minh chứng hùng hồn.

+ Chủ quan của nhà cầm quyền: quá ác độc thì sẽ có đổ máu. Điều này thì người cộng sản có thừa sự độc ác hơn cả hồi giáo cực đoan. Lịch sử đã minh chứng tất cả. Nhưng nếu Việt cộng mà sớm thức tỉnh để đi theo Miến Điện thì sẽ không có tắm máu, nhưng điều này khó xảy ra với cộng sản Á Châu mang văn hóa nông dân ở Á Châu. Nội chiến hay, chống ngoại xâm theo các nghĩa khác nhau, lịch sử Việt chỉ có chống Trung Hoa ngoại xâm, còn lại nội chiến vì Trung Hoa muốn chuyển chiến tranh ra ngoài biên giới của họ. Điểu này đã chứng minh cuộc nội chiến Nam Bắc từ 1954 đến 1975 vừa qua.

+ Sau cuộc cách mạng tắm máu ở các nước lạc hậu và không có tầng lớp trí thức như Việt Nam, thì chắc chắn Việt Nam sẽ rơi vào cảnh khốn cùng như các quốc gia như Iraq, Afghanistan, dĩ nhiên là Việt Nam hiện nay là một minh chứng hùng hồn cho điều này.

4. Một câu nói của Charles De Gaule mà tôi luôn tâm đắc: "Tất cả các chủ thuyết rồi sẽ qua đi, điều còn lại là dân tộc!". Triều đại chính trị nào rồi cũng sẽ qua đi, nhưng tổ quốc và dân tộc luôn trường tồn. Nên tôi luôn làm những gì tôi đã và đang làm, một trí thức cô độc cố gắng dựng xây tổ quốc và dân tộc Việt trong sáng hơn và hùng cường hơn. Quỹ Tây Du có lẽ là việc tôi phải làm cho tròn trách nhiệm một công dân với tổ quốc và dân tộc ở kiếp này. Làm khoa học và làm giáo dục là việc mà tôi làm đúng sở trường của mình nhất. Mọi sở đoản sẽ không đưa ta đến đích của chân, thiện, mỹ. Tôi không bao giờ tham gia chính trị như bài Kiếp Tằm mà tôi đã viết 5 năm về nước.

Xin cảm ơn những câu hỏi hay. Chúc các bạn trẻ hãy sáng suốt chọn cho mình con đường vinh quang nhất cho dân tộc, đừng bị chính khách làm mê muội, và trở thành con rối, như Chế Lan Viên đã từng viết về cụ Hồ trong bài thơ: "Người đi tìm hình của Nước":
"...Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp 
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn 

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối 
                         Cho cuộc đời giật dây..."

Asia Clinic, 18h06' ngày thứ Hai, 20/10/2014

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

HỐ ĐEN TO LỚN CỦA TRUNG HOA

Bài viết của The Economist: The Great Hole of China

Nợ của Trung Hoa sẽ không kéo nền kinh tế thế giới đi xuống, nhưng nó có nguy cơ biến hệ thống tài chính của đất nước này trở thành một thây ma di động.

Có nhiều điều mà các nhà đầu tư đang lo lắng trên toàn thế giới là, giá dầu giảm mạnh, bóng ma suy thoái và giảm phát ở châu Âu, trong đó một trong những quan trọng nhất, và người ta hiểu rõ nhất, là nợ của Trung Hoa. Trong vài năm qua, Trung Hoa đã ghi dấu ân thế giới về nợ công. Tổng số nợ của các khoản tiền của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình vay đã tăng vọt 100% GDP từ năm 2008, và bây giờ là 250% GDP; chỉ ít hơn một chút so với các quốc gia giàu có, nhưng cao hơn so với bất kỳ thị trường mới nổi khác (xem bài viết). 

Nguyên do của khủng hoảng tài chính trước đó là bởi sự gia tăng điên cuồng trong việc vay mượn - theo tư duy của Nhật Bản vào đầu những năm 1990, Hàn Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác vào cuối năm 1990, và Mỹ và Anh trong năm 2008, nó có vẻ như hợp lý để lo ngại rằng Trung Hoa có thể đang đi vào một cuộc sụp đổ kinh tế. Còn hơn thế nữa, vì tốc độ tăng trưởng danh nghĩa(nominal growth), tổng sản lượng thực tế và lạm phát đã giảm mạnh, từ mức trung bình 15% một năm trong những năm 2000 xuống còn 8,5% hiện nay, và có vẻ có khả năng tiếp tục giảm khi lạm phát đạt mức thấp nhất trong 5 năm chỉ 1,6% trong tháng Chín 2014. Tăng trưởng danh nghĩa chậm làm hạn chế khả năng của con nợ trả các hóa đơn của họ, nó là niềm năng làm ra một cuộc khủng hoảng nợ. 

Hợp lý, nhưng sai. Trung Hoa có một vấn đề lớn về nợ. Nhưng nó không có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng đột ngột hoặc thổi cuộc khủng hoảng của nó vào nền kinh tế thế giới. Đó là bởi vì Trung Hoa, không giống như hầu hết các nước khác về 2 việc quan trọng là, kiểm soát các ngân hàng của mình và có các phương tiện để giải cứu chúng. Thay vào đó, rủi ro lớn nhất là sự tự mãn: các quan chức của Trung Hoa đã không nổ lực để làm sạch hệ thống tài chính, trong khi đó áp lực đè nặng nền kinh tế rơi tự do trong nhiều năm qua là từ các công ty ma và nợ mất khả năng chi trả. 

Một nửa số nợ của Trung Hoa đang nợ của các công ty, và hầu hết trong đó, là nợ của doanh nghiệp nhà nước và các nhà phát triển bất động sản. Khi nền kinh tế chậm lại và giá nhà đất giảm, nhiều khoản vay này mất khả năng chi trả. Các ngân hàng báo cáo rằng các khoản nợ xấu chỉ là 1% tài sản của họ, và kiểm toán viên của họ nhấn mạnh rằng các ngân hàng không được nói dối, nhưng các nhà đầu tư giá cổ phiếu ngân hàng hiểu rằng con số nợ xấu thực sự là gần 10%. 

Ngay cả khi một khu vực rộng lớn của các khoản vay xấu đi, hậu quả là không phải là một sự sụp đổ tài chính kiểu như Lehman. Điều này chúng ta phải cảm ơn chính quyền Trung Quốc về hệ thống tài chính của họ đã không làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Hầu hết các khoản cho vay là do các ngân hàng nhà nước kiểm soát, phần lớn trong số đó cũng chính là các công ty của nhà nước. Nếu nó phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tín dụng toàn nền kinh tế, chính phủ sẽ (vì nó đã được giải quyết trong quá khứ) chỉ đơn giản là buộc các ngân hàng phải cho vay nhiều hơn nữa. Đồng thời dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này, có nghĩa là Trung Hoa không cần phải lo lắng về một suy thoái đột ngột mà cần phải tăng vốn nước ngoài, đó là sự khác biệt của  nguyên nhân chính của nhiều cuộc khủng hoảng nền kinh tế mới nổi khác với Trung Hoa. 

Sự kết hợp này kiểm soát và giảm sốc cho phép Trung Hoa có thời gian và khoảng không cần thiết để giải quyết vấn đề nợ. Thật không may, là chính nó đã làm cho chính quyền Trung Hoa tự mãn. Mặc dù, các quan chức đã bắt đầu nói về việc giải quyết nợ trong năm 2010, và họ đã thực hiện một vài bước nhỏ hướng tới làm sạch mọi thứ: một đạo luật ngân sách mới, có hiệu lực vào năm tới, cung cấp cho chính quyền trung ương nhiều quyền lực hơn để giám sát các khoản vay của chính phủ địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế, quá nhiều cán bộ đã cho qua các khoản nợ xấu; có quá nhiều quan chức thích gói cứu trợ vỡ nợ. Đầu năm nay, trong bối cảnh nhiều hỗn loạn, Công ty Chaori chuyên sản xuất về pin năng lượng mặt trời là công ty Trung Hoa đầu tiên đã vỡ nợ trên sàn chứng khoán. Trong tháng này các chủ nợ đã được giải cứu bằng tiền cung cấp của ngân hàng nhà nước tung ra. 

Đêm dài của sự sống của con nợ

Mở rộng tín dụng cho các công ty sụp đổ và không hiệu quả là, tiền trình tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ chậm đi đến sụp đổ, nó được đánh dấu bằng sự trì độn và phân bổ sai nguồn vốn. Nhật Bản là một tấm gương cho một tiền lệ buồn trong cách giải quyết này từ thập niên 1990, cho đến nay vẫn còn dai dẳng. Nền kinh tế Nhật đã không được làm sạch sau khi bong bóng tài sản xảy ra vào đầu những năm 1990, chính quyền Nhật Bản tự an ủi mình rằng, các công ty có thể trả được nợ, và ngân hàng là dung môi làm tan những khoảng nợ xấu. Kết quả là các công ty xác chết của Nhật, các ngân hàng ma quái và nhiều năm trì trệ và giảm phát cho nền kinh tế Nhật. 

Các quan chức của Bắc Kinh thề rằng, họ sẽ không lặp lại tình trạng bất ổn của Nhật Bản. Để làm được điều đó họ phải quyết đoán và phải để cho các công ty phá sản: văn hóa phá sản nên được thay thế cho sự trì trệ an toàn bằng cách cho vay vô dụng của ngân hàng nhà nước dựa vào dự trữ ngoại tệ. Các nhà đầu tư nghĩ rằng nhà nước sẽ bù lỗ của họ, họ sẽ nghĩ ra những trò tinh ranh để moi tiền ngân sách, và các vấn đề tệ hại sẽ phát triển. Không chỉ có vậy mà còn là một sự lãng phí rất lớn của tiền; thậm chí sự hùng mạnh Trung Hoa không thể cứ được bù lỗ mãi mãi.

Asia Clinic, 15h 27' ngày thứ Sáu, 17/10/2014

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

TƯ TƯỞNG NÔ DỊCH ẮT PHẢI HÀNH ĐỘNG VONG NÔ

Ba năm nay, tôi không viết về việc điểm tin vặt nữa, mà chuyển sang viết về những ý tưởng cho cộng đồng. Nhưng hôm 09/10/2014, trong cuộc họp quốc hội, ông Bộ trưởng tài chính đưa ra thông tin: Năm 2015 không có đủ tiền để tăng lương viên chức. Trong một rừng tin tức Việt Nam, tôi cho rằng đây là tin đáng sợ nhất. Dự tính năm 2015 nợ công của chính phủ lên đến 64% GDP. Trong đó, nợ công của Việt Nam cơ cấu chủ yếu là nợ nước ngoài. Một con số nói lên tình hình nền kinh tế sẽ vỡ nợ.

Cái đáng sợ thứ nhất là, nếu không tăng lương như đã định, mà lạm phát cứ tăng, đời sống vật giá cứ phi mã, thì lấy gì công chức nhà nước sống, nếu không tha hóa và tham nhũng? Trong khi đó, đồng lương công chức Việt Nam đã không thể đủ sống đàng hoàng, nên mới có chuyện tham nhũng không thể giải quyết được. Khi con người đã tha hóa thì, còn gì đáng sợ hơn trong tất cả các loại đáng sợ ở trên đời?

Cái đáng sợ thứ hai là, nếu phải tăng lương công chức thì phải khoan sức dân bằng thuế phí trong hoàn cảnh kinh tế đang ngày càng tồi tệ như hiện nay? Vì ngay cả nước cung cấp cho nông dân tươi tiêu ruộng đồng, mà quốc hội cũng nghĩ ra để đánh thuế, trong khi đó, quá nhiều thuế phí, và tình cảnh bị gian thương ép giá, đã làm cho nông dân bỏ ruộng cày, đi lên thành phố kiếm sống bằng lao động giản đơn. Sức dân có hạng, nên khi sức dân đến cùng cực thì điều gì sẽ xảy ra? Đầu tiên là trộm cướp, lừa đảo lưu manh, thứ đến là giết người cướp của, và cuối cùng là... tức nước vỡ bờ.

Cái đáng sợ thứ ba không nói ra thì ai cũng biết. Nó báo cho người dân biết rằng, tình hình kinh tế nước nhà đã và đang đi đến đáy chưa thấy, nên hàng loạt doanh nghiệp sụp đổ, dẫn đến thu ngân sách không đủ để chi lương công chức. Nó là cái nguy, nhưng cũng là cái cơ hội để cho chính quyền nhìn lại xem chế độ chính trị đã đúng hay sai? Cần thay đổi như thế nào, không thể cứ ôm cái mới luẩn quẩn chủ nghĩa Marx Lenin, với nền kinh tế đặc thù Trung Cộng biến tướng thành cái chữ mỹ miều: "kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa", theo kiểu chơi chữ để mỵ dân hơn là thực sự cầu thị phải làm gì cho đất nước hùng cường.

Cái sợ thứ nhất là sợ con người Việt đã ngày càng trở nên súc vật trong cuộc sống. Con người mà đã hư đốn thì xã hội ắt sẽ loạn. Vì chữ Nhân trong Thiên - Địa - Nhân là chữ quan trọng nhất để làm nên một quốc gia hùng cường.

Cái sợ thứ hai là sợ rằng nền kinh tế Việt Nam đang trên đà đổ dốc mà chưa thấy đáy, và lòng dân không còn tin tưởng vào chế độ. Kinh tế quyết định chính trị, kinh tế mà sụp mãi thì chính trị ắt sẽ đổ theo. Lòng dân đã mất ắt chế độ sẽ mất theo. Đó là 2 quy luật tất yếu.

Cái đáng sợ thứ ba là hệ quả của một nền kinh tế chính trị không đúng. Nó là nguyên nhân chính dẫn đến 2 cái trên. Nhưng chính trị là một nghệ thuật của sự có thể. Cho nên, có thể thay đổi được để cứu tất cả. Vì thế, nguy cơ sụp đổ chính trị và kinh tế Việt Nam là có thật, nó như một bóng ma đang lù lù xuất hiện lớn dần, rất nhẹ nhàng và yên ắng, nhưng không ai đoán được nó sụp khi nào.

 Trong nguy lại có cơ hội, nếu đảng cầm quyền biết cầu thị. Nó cũng là dịp để từ bỏ Trung Cộng, từ bỏ tư tưởng vay mượn của người khác. Xưa thì vay mượn Khổng Khâu để làm nên 1000 năm Bắc thuộc phong kiến. Nay vay mượn Marx Lenin và Mao để làm nên một thời đại Bắc thuộc mới. 

Đã đến lúc phải tư duy độc lập, làm nên tư tưởng của mình để xây dựng đất nước Việt hùng cường. Tư tưởng mà vay mượn thì hành động cũng chỉ là kẻ nô vong.

Asia Clinic, 16h46' ngày thứ Sáu, 11/9/2014

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

NOBEL Y HỌC 2014

Bài đọc liên quan:
+ Nobel y học 2013
+ Nobel y học 2012
+ Nobel y học 2011
+ Nobel y học 2010
+ Nobel y học 2009

Đến hẹn lại lên, hôm qua, 06/10/2014, giái Nobel Y học đã được trao cho lĩnh vực phân tử sinh học cấu trúc và dẫn truyền thần kinh học. Vì quá bận, nên hôm nay tôi xin sơ lược lại giải này. Vấn đề mà hơn 200 năm qua các triết gia và các nhà y học vẫn còn bế tắc. Và nó đã được đặt vấn đề về mặt khoa học thực nghiệm đã 43 năm qua do John O'Keefe

Giải Nobel Sinh lý học và Y học 2014 đã được phân chia cho 3 người - một người là sinh trưởng ở New York, Hoa Kỳ, nhưng có 2 quốc tịch Hoa Kỳ và Anh, ông John O'Keefe nhận 1/2 giải Nobel Y học 2014. Và 2 người kia chia nhau 1/2 giải còn lại là, một cặp vợ chồng, cũng là đồng nghiệp từ thời nghiên cứu sinh người Nauy - Britt Moser và Edvard I. Moser - cho những khám phá của họ về tế bào não tạo thành một hệ thống định vị cho chúng ta. 

Làm thế nào để chúng ta biết ta đang ở đâu? Làm thế nào chúng ta có thể tìm ra con đường từ nơi này sang nơi khác? Và làm thế nào chúng ta có thể lưu trữ thông tin này mà chúng ta, ngay lập tức có thể tìm thấy con đường này trong lần sau, khi chúng ta cần đến? Giải Nobel đã trao cho việc phát hiện ra một hệ thống định vị, với cái gọi là "GPS bên trong não" nó làm cho con người có thể để định hướng cho mình trong không gian, thể hiện một nền tảng tế bào học cho các chức năng nhận thức cao hơn.

Năm 1971, John O'Keefe phát hiện ra các thành phần đầu tiên của hệ thống định vị này. Ông phát hiện ra rằng, có một loại tế bào thần kinh trong vùng não gọi là Hồi Hải Mã - hippocampus - khi ông thí nghiệm thì thấy một loại tế bào thần kinh được kích hoạt vùng não này khi con chuột đang ở một nơi nào đó trong một căn phòng. Ông lại thấy một loại tế bào thần kinh khác được kích hoạt khi chuột đang ở những nơi khác. O'Keefe kết luận rằng những "tế bào định vị" thành lập một bản đồ của căn phòng. 

Hơn ba thập kỷ sau đó, vào năm 2005, May-Britt và Edvard Moser phát hiện một thành phần quan trọng của hệ thống định vị của não. Họ đã xác định một loại tế bào thần kinh, mà họ gọi là "tế bào lưới" - grid cell. Chúng tạo ra một hệ thống phối hợp và cho phép định vị và tìm đường chính xác. Nghiên cứu tiếp theo của họ cho thấy làm thế nào mà các tế bào lưới có thể xác định vị trí và điều chỉnh hướng. 

Những khám phá của John O'Keefe, May-Britt Moser và Edvard Moser đã giải quyết được một vấn đề mà đã làm mất thời gian rất dài cho các triết gia và các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ - Bằng cách nào mà bộ não tạo ra một bản đồ không gian xung quanh chúng ta, và làm thế nào chúng ta có thể điều chỉnh hướng đi theo trong một hệ thống quy hoạch phức tạp? 

Làm thế nào để chúng ta trải nghiệm môi trường của chúng ta? 

Ý thức về địa điểm và khả năng điều chỉnh hướng là nền tảng cho sự tồn tại của chúng ta. Cảm nhận của vị trí và khả năng đưa ra một nhận thức về vị trí trong hoàn cảnh thực tại. Trong khi điều chỉnh hướng, nó được liên kết với nhau với một cảm giác về khoảng cách đó là dựa trên chuyển động và kiến ​​thức về vị trí trước đó. 

Các câu hỏi về vị trí và điều chỉnh hướng đã được các triết gia và các nhà khoa học tìm hiểu trong một thời gian dài. Hơn 200 năm trước, nhà triết học Đức Immanuel Kant cho rằng một số khả năng tinh thần tồn tại như một kiến thức tiên nghiệm, độc lập kinh nghiệm. Ông được coi là người đưa ra các khái niệm về không gian như một nguyên tắc sẵn có của tâm, thông qua tâm của con người mà thế giới được nhận thức. Với sự ra đời của tâm lý học hành vi trong giữa thế kỷ 20, những câu hỏi này có thể được giải quyết bằng thực nghiệm. Khi Edward Tolman kiểm tra chuột di chuyển qua mê cung, anh ta phát hiện ra rằng, chúng có thể tìm hiểu làm thế nào để điều chỉnh hướng, và ông đã đề nghị một "bản đồ nhận thức" được hình thành trong não cho phép động vật đưa ra cách của chúng để tìm ra đường đi đến nơi chúng cần đến. Nhưng câu hỏi vẫn còn nán lại - làm thế nào một bản đồ như vậy lại được hiện diện trong bộ não? 

John O'Keefe và vị trí trong không gian 

John O'Keefe bị thu hút bởi những vấn đề làm thế nào bộ não kiểm soát hành vi và quyết định, trong những năm cuối thập niên 1960, để giải quyết các câu hỏi này với các phương pháp sinh lý thần kinh. Khi ghi âm tín hiệu từ tế bào thần kinh riêng lẻ trong một phần của não gọi là Hồi Hải Mã - hippocampus, ở chuột di chuyển tự do trong một căn phòng, O'Keefe phát hiện ra rằng các tế bào thần kinh nào đó được kích hoạt khi con vật đang ở một vị trí đặc biệt trong môi trường (Hình 1). Ông có thể chứng minh rằng các "tế bào định vị"(place cell) không chỉ đơn thuần là ghi nhận đầu vào thị giác, mà chúng đã xây dựng một bản đồ bên trong não bộ của môi trường xung quanh. O'Keefe kết luận rằng vùng Hồi Hải Mã - hippocampus - tạo ra rất nhiều bản đồ, đại diện bởi các hoạt động nhóm của các tế bào nơi đó được kích hoạt trong những môi trường khác nhau. Do đó, bộ nhớ của một môi trường có thể được lưu trữ như là một sự kết hợp các hoạt động cụ thể của tế bào diễn ra trong vùng hippocampus. 

Hình 1: Vị trí giải phẫu của Hồi Hải Mã(Hippocamus) và Khứu Não(Intorhinal Cortex)

May-Britt và Edvard Moser đi tìm tọa độ 


Hình 2 ở trên, và Hình 3 ở dưới mô tả các tế bào thần kinh trong não hoạt động gồm có 1 loại tế bào: Tế bào định vị - place cell - và Tế bào lưới - grid cell - tạo ra một hệ thống bản đồ như 1 cái GPS bên trong não cho chúng ta ghi nhận và nhớ để sau này cần đến mà sử dụng.

May-Britt và Edvard Moser đã lập được bản đồ các kết nối tới vùng Hồi Hải Mã - hippocampus - ở chuột di chuyển trong một căn phòng khi họ phát hiện ra một mô hình đáng kinh ngạc của các hoạt động trong một phần lân cận của não gọi là Khứu Não - entorhinal cortex. Ở đây, một số tế bào được kích hoạt khi các con chuột đi qua nhiều địa điểm được sắp xếp trong một mạng lưới hình lục giác(Hình 2). Mỗi một tế bào đã được kích hoạt trong một mô hình không gian độc đáo và tập thể các "tế bào lưới" tạo thành một hệ thống phối hợp cho phép chúng truy cập không gian. Cùng với các tế bào khác của khứu não nhận biết đâu là đầu và cuối của căn phòng, và biên giới của căn phòng, chúng tạo thành các mạch với các tế bào định vị trong vùng hippocampus. Mạch này tạo thành một hệ thống toàn diện định vị - gọi là GPS bên trong - trong não (hình 3). 

Một nơi cho các bản đồ trong bộ não con người 

Những nghiên cứu gần đây với kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh về não, cũng như các nghiên cứu về bệnh nhân trải qua phẫu thuật thần kinh, đã cung cấp bằng chứng cho thấy vị trí và lưới tế bào này cũng tồn tại trong con người. Ở những bệnh nhân bị bệnh Alzheimer, vùng Hồi Hải Mã và Khứu Não - entorhinal cortex - thường xuyên bị ảnh hưởng ở giai đoạn đầu, và những người này thường bị mất trí nhớ theo cách của họ và không thể nhận ra môi trường. Do đó, kiến thức về hệ thống định vị não có thể giúp chúng ta hiểu được cơ chế làm cơ sở cho sự mất trí nhớ không gian bị tàn phá ảnh hưởng đến những người mắc bệnh này. 

Việc phát hiện ra hệ thống định vị của não bộ trình bày cho một sự thay đổi mô hình trong sự hiểu biết của chúng ta về công trình của cụm các tế bào chuyên biệt làm việc với nhau để thực hiện chức năng nhận thức cao hơn. Nó đã mở ra con đường mới cho sự hiểu biết quá trình nhận thức khác, chẳng hạn như bộ nhớ, tư duy và lập kế hoạch.

Lược sử cá nhân của 3 nhà khoa học

John O'Keefe người đặt nền tảng cho nghiên cứu bản đồ sinh học phân tử cấu trúc thần kinh. Ông nhận một nửa giải Nobel Y học 2014.

John O'Keefe sinh năm 1939 tại thành phố New York, Hoa Kỳ, và ông là công dân có cả hai quốc tịch Mỹ và Anh. Ông nhận bằng tiến sĩ về học sinh lý học tâm thần kinh của McGill University, Canada vào năm 1967. Sau đó, ông chuyển đến Anh để đào tạo sau tiến sĩ tại University College London. Ông vẫn ở Đại học và được bổ nhiệm làm giáo sư khoa học thần kinh nhận thức vào năm 1987. John O'Keefe hiện đang là Giám đốc Trung tâm Wellcome Sainsbury trong mạch thần kinh và hành vi tại University College London. 

May-Britt Moser được sinh ra ở Fosnavåg, Na Uy vào năm 1963 và là một công dân Na Uy. Cô nghiên cứu tâm lý học tại University of Oslo cùng với chồng tương lai của mình và đồng nghiệp của cô, người cùng lãnh 1/4 giải Nobel 2014 - Laureate Edvard Moser. Cô đã nhận được bằng tiến sĩ thần kinh trong năm 1995 Cô nghiên cứu sau tiến sĩ tại University of Edinburgh, và sau đó một nhà khoa học, được thỉnh giảng tại University College London trước khi chuyển đến Norwegian University of Science and Technology in Trondheim vào năm 1996. May-Britt Moser được bổ nhiệm làm giáo sư thần kinh học vào năm 2000 và hiện đang là Giám đốc Centre for Neural Computation in Trondheim.

Hai vợ chồng Edward I. Moser và Mary-Britt Moser tiếp nối và hoàn thiện những gì mà John O'Keefe đã đặt những viên gạch đầu tiên. Họ cùng chia nhau 1/2 giải Nobel Y học 2014

Edvard I. Moser sinh năm 1962 tại Ålesund, Na Uy và có quốc tịch Na Uy. Ông lấy bằng tiến sĩ ngành sinh lý thần kinh của University of Oslo vào năm 1995. Ông là một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ cùng với vợ và là đồng nghiệp Laureate May-Britt Moser, đầu tiên, họ làm sau tiến sĩ ở tại University of Edinburgh, rồi sau đó họ đến thăm phòng thí nghiệm của John O'Keefe's ở London. Năm 1996, họ chuyển đến Norwegian University of Science and Technology in Trondheim, nơi mà ông Edvard Moser trở thành giáo sư vào năm 1998. Ông hiện là Viện trưởng của Kavli Institute for Systems Neuroscience in Trondheim.

Tư gia, 22h59' ngày thứ Ba, 07/10/2014