Bài viết cùng tác giả:
Bài viết liên quan của tác giả khác:
Bài viết gốc: The Myth of Chinese Meritocracy
Bài viết của ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là Giáo sư về lĩnh vực Chính phủ tại Claremont McKenna College.
CLAREMONT, CALIFORNIA – Những vụ bê bối chính trị đôi khi thực hiện một chức năng có giá trị làm trong sạch chính phủ. Chúng phá hủy sự nghiệp chính trị của những cá nhân có nhân cách không đáng tin cậy. Quan trọng hơn, là những vụ bê bối ấy có thể vạch trần từ những huyền thoại chính trị trung ương cho đến tính hợp pháp của một số chế độ.
Điều đó xảy ra đối với trường hợp Bạc Hy Lai ở Trung Hoa. Một trong những huyền thoại chính trị vĩnh viễn sụp đổ với họ Bạc, một cựu đảng trưởng Đảng Cộng sản của thành phố Trùng Khánh, mà có quan điểm cho rằng sự cai trị của Đảng được dựa trên chế độ sử dụng hiền tài.
Trong nhiều cách, Bạc nhân cách hóa khái niệm “chế độ sử dụng hiền tài” của Trung Hoa - những người được giáo dục tốt, thông minh, hợp thời, và có sức mê hoặc đám đông (nó là những tiêu chuẩn chủ yếu đối với những giám đốc điều hành của phương Tây). Tuy nhiên, sau khi ông ta sụp đổ, một hình ảnh rất khác biệt đã xuất hiện. Bên cạnh những gì ông bị cáo buộc liên quan trong các loại tội phạm. Họ Bạc được mô tả là một thành viên trong ban lãnh đạo đảng cộng sản(apparatchik) tàn nhẫn, thiên về bản ngã quá lớn nhưng không có tài năng thực sự. Ông bị kết tội như là một nhà quản trị địa phương tầm thường.
Sự trỗi dậy quyền lực của Bạc là nhờ phần nhiều vào phả hệ của mình (cha ông là một phó thủ tướng), người bảo trợ chính trị của ông, và sự lôi kéo đám đông bằng mánh khóe của ông bằng những giá trị của trò chơi chính trị. Ví dụ, du khách Trùng Khánh ngạc nhiên tại các tòa nhà chọc trời cao vút và cơ sở hạ tầng hiện đại được xây dựng trong nhiệm kỳ của họ Bạc. Nhưng họ không biết rằng chính quyền Bạc đã vay tương đương hơn 50% GDP của địa phương để tài trợ cho xây dựng, và một phần lớn nợ sẽ không khả năng thanh toán?
Thật không may, trường hợp của họ Bạc không phải là ngoại lệ ở Trung Hoa, mà là nguyên tắc chung. Trái ngược với nhận thức phổ biến ở phương Tây (đặc biệt là các nhà lãnh đạo kinh doanh), chính phủ Trung Hoa hiện nay là không chạm được đến những thành viên trong ban lãnh đạo đảng cộng sản thông minh như họ Bạc, những người mà đã có được vị trí của họ nhờ vào tham nhũng(corruption), gian lận(cheating), sự bảo trợ của chế độ lý lịch(patronage), và mánh khóe lôi kéo đám đông vô thức(manipulation).
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của hệ thống gian lận mà nhiều quan chức Trung Hoa sử dụng là mua lại các bằng cấp giả hoặc không đáng tin cậy để đánh bóng sơ yếu lý lịch của họ. Bởi vì ở Trung Hoa trình độ học vấn được coi là thước đo công đức(measure of merit), các quan chức tranh giành để có được bằng cấp cao hòng đạt được một lợi thế trong cuộc cạnh tranh quyền lực.
Đại đa số các quan chức này sẽ nhận được học vị tiến sĩ (bằng thạc sỹ không còn là vũ khí trong cuộc chạy đua vào vũ đài chính trị). Những học vị tiến sĩ được cấp thông qua các chương trình bán thời gian hoặc trong các trường đào tạo của Đảng Cộng sản. Trong số 250 thành viên của ủy ban chấp hành đang có địa vị của đảng cộng sản ở các tỉnh, một nhóm ưu tú bao gồm cả bí thư và chủ tịch tỉnh, đã có đến 60 vị có bằng tiến sĩ.
Đáng chú ý là, chỉ có 10 trong số họ đã hoàn thành nghiên cứu tiến sĩ của họ trước khi trở thành quan chức chính phủ. Phần còn lại đã nhận được học vị tiến sĩ của họ (chủ yếu là kinh tế, quản lý, pháp luật, và kỹ thuật công nghiệp) thông qua các chương trình bán thời gian trong khi đượng nhiệm chức vụ của mình như là quan chức chính phủ bận rộn. Họ đã xoay sở để hoàn thành bằng cấp của mình chỉ trong 21 tháng, một thành tích không thể xảy ra, thời gian cho quá trình làm việc một mình, mà chưa làm luận án, thông thường cần ít nhất hai năm trong chương trình lý thuyết cho tiến sĩ của hầu hết các nước. Nếu rất nhiều quan chức cấp cao Trung Hoa công khai phô trương bằng cấp gian lận hoặc không đáng tin cậy mà không bị nhận hậu quả, thì người ta có thể hiểu được là vì sao mà tham nhũng lan tràn.
Một thước đo khác phổ biến được sử dụng để đánh giá "công đức" của một quan chức Trung Hoa là, khả năng làm ra tốc độ tăng trưởng kinh tế của ông ta. Về bề nổi của vấn đề, điều này có thể như là một thước đo khách quan. Trong thực tế, GDP tăng trưởng cũng dễ dàng uốn cong như các thông tin về học vấn của một quan chức.
Những con số tăng trưởng ở địa phương đang lạm phát là tình hình bệnh dịch cố hữu được báo cáo trong dữ liệu tăng trưởng GDP của các tỉnh, khi được cộng lại, nó luôn cao hơn so với các dữ liệu tăng trưởng quốc gia, một con số phi toán học. Và, ngay cả khi họ không làm thầy thuốc cho những con số thì, các quan chức địa phương có trò chơi hệ thống theo cách khác.
Bởi vì nhiệm kỳ tương đối ngắn trong một vị trí trước khi thăng chức (ít hơn ba năm, trung bình, cho một thị trưởng địa phương), các quan chức Trung Hoa đang chịu áp lực rất lớn để chứng minh khả năng của họ để tạo ra kết quả kinh tế một cách nhanh chóng. Một cách chắc chắn để làm được như vậy là phải sử dụng đòn bẩy tài chính, thông thường bằng cách bán đất hoặc sử dụng đất làm tài sản thế chấp để vay một số tiền lớn từ ngân hàng nhà nước theo kiểu cưỡng bức ban ơn, để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, như họ Bạc đã làm ở Trùng Khánh.
Kết quả là có sự thăng chức đối với những cán bộ như vậy, bởi vì họ đã cung cấp nhanh chóng tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, những chi phí kinh tế và xã hội lại rất cao. Những chính quyền địa phương đang gánh một núi nợ và các khoản đầu tư lãng phí, các ngân hàng tích lũy các khoản vay rủi ro, và nông dân bị mất đất.
Tệ hơn nữa, vì cạnh tranh cho thăng quan trong bộ máy quan liêu Trung Hoa đã leo thang, thậm chí giả mạo các bằng cấp và hồ sơ tăng trưởng GDP đã trở nên không đủ cho việc thúc đẩy sự nghiệp của một con người. Nên việc ngày càng xác định triển vọng của một quan chức cho việc tiến thân là thân thế (một cách chơi chữ tiếng Hoa sang tiếng Anh của tác giả: guanxi: 关系 có nghĩa là quan hệ hoặc thân thế)của mình, hoặc bè phái.
Dựa trên các cuộc điều tra sự bảo trợ của các quan chức địa phương, thân thế, không phải công đức, đã trở thành yếu tố quan trọng nhất trong quá trình bổ nhiệm. Đối với những người không có thân thế, cách duy nhất là để mua những sự bổ nhiệm và những sự tiến thân thông qua hối lộ. Trong cách nói của Trung Hoa, việc này được gọi là mại quan (lại một cách chơi chữ khác phiên âm tiếng Hoa ra thành chữ La tinh là: maiguan: 卖官: mua quan bán chức), nghĩa là "mua quan bán chức". Báo chí chính thức của Trung Hoa có đầy đủ các vụ bê bối tham nhũng của các loại này.
Do sự làm mất phẩm cách công đức của cán bộ một cách có hệ thống như vậy, nên công dân Trung Hoa bị lừa để tin rằng họ được quản lý bỡi những thành phần tốt nhất và sáng giá nhất. Nhưng đáng ngạc nhiên là, huyền thoại của một chế độ sử dụng hiền tài của Trung Hoa vẫn còn sống động trong tâm trí của những người phương Tây đã gặp các quan chức ấn tượng như họ Bạc. Thời điểm chôn vùi nó đã đến.
Project - Syndicate 2012
BS Hồ Hải dịch – Tư Gia, 20h45gày 15/5/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét