nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

CHỨNG CUỒNG PHÓNG HỎA Ở TRẺ EM

Bài viết liên quan:

+ Phản biện tích cực và phản biện tiêu cực
+ Tâm bệnh của cộng đồng


Cả tháng nay hầu như tất cả các báo chính thống quan tâm đến cháu gái 12 tuổi “phát hỏa”. Hết các nhà cảm xạ học đến các giáo sự lịch sử của đại học phán đủ thứ loạn cào cào, đẩy xã hội Việt vào mê tín một cách mù quáng, như một dạng tâm bệnh của cộng đồng. Mặc dù chứng cuồng phóng hỏa ở trẻ con là một rối loạn tâm lý không hiếm, thường đi kèm theo khoảng 14% trong tất cả các trường hợp bệnh lý tâm thần khác. Và chứng này có 90% là nam, 10% là nữ bị mắc.

Nhưng ở trẻ vị thành niên, chứng cuồng phóng hỏa này có nguồn gốc từ những xung đột trong mối quan hệ gia đình và xã hội gây ra trầm cảm. Từ đó phóng hỏa là cách để các cháu giải tỏa tâm lý bị bế tắc trong việc giải quyết các xung đột này gây ra. Đôi khi nó chỉ là niềm vui khi phóng hỏa, có khi là căm giận lúc phóng hỏa, v.v… kiểu trẻ con.

Chứng cuồng phóng hỏa ở trẻ em có tên tiếng Anh là Child Pyromania. Chữ Pyromania có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp có 2 thành tố: Pyr, có nghĩa là lửa. Và Mania, có nghĩa là hưng cảm hoặc điên rồ. Ghép 2 chữ lại thành chữ Pyromania. Và ghép với chữ Child, là trẻ em thì thành cái bệnh Child Pyromania: Chứng cuồng phóng hỏa ở trẻ em.  Trong những cuốn sách giáo khoa ở các trường Y, như cuốn Sổ tay Thầy thuốc Lâm sàng ( The Clinician’s Handbook) của hai tác giả chủ biên Robert G. Meyer, và Sarah E. Deitsch hay cuốn Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán về Những Rối loạn Tâm thần (The Diagnostic and StatisticalManual of Mental Disorders) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đã viết về cách chẩn đoán chứng này gồm 6 tiêu chuẩn sau, khi có một trẻ có những biểu hiện của chứng này:

1. Một đứa trẻ đã được chứng kiến hơn một lần cố ý phóng hỏa. Ví dụ chuyện phát hỏa có liên quan đến những vật liệu tạo ra lửa ở cháu bé như hộp quẹt, xăng, v.v…

2. Trước khi phóng hỏa cháu bé phải có một số cảm giác căng thẳng hoặc kích thích thúc đẩy việc phóng hỏa.

3. Trẻ thấy việc làm nên ngọn lửa là một niềm thích thú, thu hút trẻ.

4. Trẻ phải thấy nhẹ nhõm và hài lòng khi chứng kiến việc làm ra ngọn lửa.

5. Trẻ không có động cơ nào khác để làm nên ngọn lửa như trả thù, lý do tiền bạc hay tổn thương não gây ra, mà chỉ là hành động giải quyết căng thẳng cá nhân.

6. Vấn đề trẻ làm nên ngọn lửa không phải vì các rối loạn nhân cách chống đối lại xã hội hay là rối loạn hành vi, mà chỉ là kiểu giải quyết căng thẳng của trẻ con, khi không thể giải bày, giải quyết vấn đề xung đột tâm lý của mình mà thôi.

Với những gì mà báo chí đã đưa tin trong gần 1 tháng qua, tôi cho rằng cháu gái mắc chứng cuồng phóng hỏa mà y học đã biết cả hàng trăm năm qua, chứ không phải cháu gái này có thể phát ra lửa một cách huyễn hoặc như đã nghi ngờ vô chứng cứ.

Cần phải phân biệt với trẻ mắc chứng cuồng phóng hỏa với trẻ con thích nghịch lửa. Đó là vấn đề khó khăn trong quyết định chẩn đoán chứng cuồng phóng hỏa ở trẻ em.

Vấn đề phân biệt này đòi hỏi thầy thuốc phải tìm hiểu và phân biệt rằng, một trẻ tòm mò về lửa thì chỉ muốn tìm hiểu về lửa và đốt để nhìn và suy nghĩ về lửa. Còn trẻ bị chứng cuồng phóng hỏa thì phải là trẻ phóng hỏa vì một tâm lý bất thường do xung đột xã hội và cố ý phóng hỏa để giải tỏa áp lực này. Và ở trẻ bị chứng cuồng phóng hỏa sẽ phóng hỏa làm hại đến tài sản, ngược lại trẻ thích tìm hiểu về lửa thì lại tìm nơi quang đảng để đốt lửa để mà tòm mò thích thú.

Việc giải quyết bệnh này không khó, vì nó chỉ là vấn đề rối loạn cách giải quyết vấn đề ở tuổi vị thành niên trong quá trình phát triển tư duy từ tư duy một bước sang tư duy 2 bước. Chỉ cần giải quyết vấn nạn làm trẻ bị căng thẳng và trầm cảm từ những quan hệ giữa trẻ với gia đình, xã hội và học đường là chính.

Thiết nghĩ, việc cháu gái 12 tuổi này nên được các nhà chuyên môn y học tâm thần hoặc chí ít là nhà tâm lý học theo dõi, khám xét và đưa ra kết luận đúng hơn là báo chí và các nhà cám xạ học như cả tháng nay ở nước ta đã và đang xử lý. Hy vọng với bài viết này sẽ làm sáng tỏ để xã hội, truyền thông và gia đình cháu bé yên tâm đem cháu đến đúng nơi để chẩn đoán và điều trị cho cháu gái mắc chứng này.

Asia Clinic, 12h05' ngày thứ Năm, 24/5/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét