nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

NHÂN SỰ VÀ NHÂN LỰC

Bài đọc liên quan:
+ Năng lực khoa học và năng lực lãnh đạo
+ Quán tính tư duy
+ Tổng kết tâm lý đám đông
+ Vì sao có những chế độ độc tài?
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Đánh tráo khái niệm và hậu quả
+ Tư duy giáo dục bậc phổ thông
+ Tư duy giáo dục bậc đại học
+ Tư duy giáo dục chân đất
+ Tư duy giáo dục miền sơn cước
+ Tư duy và cuộc sống
+ Bạo lực học đường gắn liền với tâm lý lứa tuổi

Câu chuyện nhân sự và nhân lực không riêng gì bất cứ một gia đình, dòng tộc hoặc tổ chức hay đất nước nào. Nó là vấn đề quan trọng bậc nhất cho sự phát triển và trường tồn. Trong khi nhân sự chỉ là sự có mặt con người trong một đơn vị cộng đồng, thì nhân lực lại nói lên con người ấy phải có tác động đến cộng đồng ấy phát triển và trường tồn.

Cho nên để một cộng đồng phát triển và trường tồn vấn đề nhân lực là quan trọng như điều kiện tiên quyết vạch ra hướng đi và thúc đẩy cộng đồng đi theo đúng hướng tốt đẹp hơn. Nhân lực là tinh hoa của cộng đồng, thì nhân lực là phần thực hiện những ý tưởng tinh hoa nhân lực tạo ra.

Cả hai nhân lực và nhân sự đều có vai trò quan trọng cho cộng đồng, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy cho sự phát triển. Về mặt triết học, nhân sự và nhân lực là một cặp nhị nguyên tồn tại song hành và bổ khuyết cho nhau.

Trong một cộng đồng từ gia đình đến xã hội, nhân lực luôn là số ít, nhưng là phần mềm của một chiếc máy tính cá nhân hoặc của cộng đồng. Nhân sự là số nhiều, nó ví như phần cứng của máy tính cá nhân làm nên cấu trúc hạ tầng để vận hành phần mềm được thông suốt.

Xét về mặt quan trọng cả 2 nhân sự và nhân lực đều quan trọng như nhau. Về mặt cấu trúc thì nhân sự và nhân lực trong một cộng đồng theo cấu trúc hình tháp. 

Một cộng đồng mà quá nhiều nhân lực, nhưng toàn nhân lực ảo, tức là nhân lực mà không có năng lực, thì không khác gì một cộng đồng chỉ là một tổ chức quân hội vô phèng.

Một cộng đồng mà có quá nhiều nhân sự, nhưng lại thiếu nhân lực thì cộng đồng đó chỉ có thể tồn tại và què quặt, không thể phát triển hùng cường.

Muốn cộng đồng phát triển hùng cường và trường tồn, nhân lực của cộng đồng phải đứng đúng vị trí của nó là tinh hoa và dẫn dắt cộng đồng đi đúng hướng. Còn nhân sự phải tuân thủ tính kỷ luật thực hiện đúng hướng mà nhân lực đưa ra.

Thời tôi đi làm nhà nước, vấn đề nhân lực lại làm công việc của một nhân sự, trong khi những tinh hoa ngồi vào vị trí của nhân lực lại là những nhân sự tồi. Điều này nó giải thích vì sao nhà nước này ngày càng lụn bại và tha hóa.

Ngược lại khi bỏ nhà nước ra riêng, doanh nghiệp tư nhân lại đòi hỏi nhân lực và nhân sự ngồi đúng vị trí của nó thì doanh nghiệp mới sống khỏe và trường tồn.

Gần đây, có nhiều bạn bè tin tưởng nhờ tìm ra những nhân lực thực sự để họ chọn mặt gửi vàng. Tiêu chuẩn họ đưa ra là không khó, nhưng để tìm được một nhân lực như thế thì đốt đuốc tìm cũng không ra. Vì, lấy đâu ra một người trẻ dưới 30 tuổi, nhưng biết làm dự án, biết triễn khai dự án và Anh ngữ thông thạo để làm việc độc lập trong lúc này?

Từ đó cho thấy rằng, giáo dục ngày nay cho ra những sản phẩm chỉ là nhân sự, mà không là nhân lực. Nhưng các nhân sự ấy lại ngồi vào những chiếc ghế mà cần đến nhân lực. Chính vì thế tôi có loạt bài này. Bắt đầu bằng nhân lực và nhân sự, và sẽ đi dần đến làm sao để có một dự án khả thi? Cuối cùng là triển khai dự án như thế nào? Mong rằng nó giúp ích cho cộng đồng các bạn trẻ Việt vậy.

Tư Gia, 21h55' ngày thứ Ba, 31/7/2012

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

TRUNG HOA ĐANG ĐÁNH MẤT LỢI THẾ NGOẠI GIAO?


Bài dịch của Nguyễn Ngọc Khánh

Bài viết của ông Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng của trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore. Cuốn sách gần đây nhất của ông cuốn: Bán cầu châu Á mới: Một cuộc di chuyển tất yếu quyền lực toàncầu về phía Đông.


TÂN GIA BA – Vào năm 2016, tỷ trọng của Trung Hoa trong nền kinh tế toàn cầu sẽ lớn hơn của Hoa Kỳ với điều kiện tính theo sức mua tương đương. Đây là một bước phát triển làm chấn động thế giới; trong năm 1980, khi mà Hoa Kỳ đã chiếm khoảng 25% sản lượng đầu ra thế giới, thị phần của Trung Hoa trong nền kinh tế toàn cầu chỉ chiếm khoảng 2.2%. Ấy vậy mà, sau 30 năm tận dụng hết năng lực về phương diện địa chính trị, Trung Hoa có vẻ như đang trên bờ vực của sự mất đi điều đó khi mà họ cần nó nhất.

Các nhà lãnh đạo Trung Hoa sẽ là khờ khạo và ngu ngốc khi trông cậy vào sự trỗi dậy trong hòa bình và âm thầm của đất nước họ để hướng tới vị thế vượt trội trên toàn cầu. Một lúc nào đó, Hoa Kỳ sẽ sực tỉnh sau giấc ngủ dài về phương diện địa chính trị của họ, có những dấu hiệu người Mỹ đã mở một con mắt của mình.

Song Trung Hoa đã bắt đầu gây ra những sai lầm nghiêm trọng. Sau khi Nhật Bản tham gia gây áp lực lên Trung Hoa và phóng thích một tàu đánh cá Trung Hoa bị bắt giữ vào tháng 9 năm 2010, Trung Hoa đã xử sự một cách thái quá và yêu cầu một lời xin lỗi từ phía Nhật Bản, làm giới quyền uy Nhật Bản phải nháo nhào.

Tương tự như vậy, sau khi đạn pháo của Bắc Triều Tiên giết chết các thường dân vô tội của Nam Hàn vào tháng 11 năm 2010, Trung Hoa vẫn làm thinh. Trong một phản ứng có sự tính toán chi li cẩn trọng, Nam Hàn đã cử đại sứ của mình đến tham dự lễ trao giải Nobel Hòa bình cho nhân vật Lưu Hiểu Ba, một nhà hoạt động nhân quyền người Trung Hoa đang bị giam cầm vào tháng 12 năm 2010.

Trung Hoa cũng đã chọc tức những người Ấn bằng việc từ chối cấp thị thực các quan chức cấp cao Ấn Độ một cách tùy tiện. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sau đó đã xuống nước trong các cuộc họp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, song các hành động khiêu khích không cần thiết như vậy đã để lại một vết ố lên sự không tin tưởng từ phía Ấn Độ.

Nhưng tất cả những sai lầm đó thì mờ nhạt chẳng là gì so với những việc mà Trung Hoa đã làm với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào tháng 7 năm 2012. Lần đầu tiên trong 45 năm, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM: ASEAN Ministerial Meeting) không đồng ý với một thông cáo chung, thoạt trông như là vì chủ tịch hiện nay của ASEAN, của Cao Miên (Campuchia), đã không muốn thông cáo đề cập đến sự tranh chấp song phương - giữa ASEAN và Trung Hoa - trong vùng biển Đông. Song cả thế giới, bao gồm hầu hết các quốc gia ASEAN, nhận thức lập trường của Cao Miên là kết quả của áp lực khổng lồ từ Trung Hoa.

Chiến thắng của Trung Hoa được minh chứng như là chiến thắng phải trả bằng một cái giá quá đắt. Trung Hoa đã chiến thắng trong trận chiến về bản thông cáo, nhưng họ có thể đánh mất đi 20 năm cặm cụi gầy dựng uy tín, là kết quả của những nỗ lực, chẳng hạn như thỏa thuận thương mại mậu dịch tự do giữa ASEAN-Trung Hoa, được ký kết vào tháng 11 năm 2002. Quan trọng hơn là, các nhà lãnh đạo Trung Hoa trước đó đã tính toán rằng một khối ASEAN mạnh mẽ và đoàn kết sẽ cung cấp một vùng đệm quý giá chống lại bất kỳ một chiến lược ngăn chặn nào có thể từ phía Hoa Kỳ. Bây giờ, bằng việc chia rẽ khối ASEAN, Trung Hoa đã biếu tặng cho Hoa Kỳ những cơ hội về phương diện địa chính trị tốt nhất có thể của mình trong khu vực. Nếu như Đặng Tiểu Bình còn sống, có lẽ ông ta sẽ hết sức quan ngại về vấn đề này.

Có lẽ là không công bằng khi chỉ đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo Trung Hoa cho sự chia rẻ của ASEAN. Nhiều khả năng là, các quan chức cấp dưới nhiệt huyết thái quá đã áp đặt một đường lối cứng rắn lên vấn đề biển Đông, mà không có các nhà lãnh đạo Trung Hoa, khi được đưa ra sự lựa chọn, có thể đã chọn sự phá hỏng thông cáo của hội nghị AMM. Tuy nhiên, thực tế xảy ra đã cho thấy cái tầm thấp kém về những quyết sách gần đây của Trung Hoa.

“Cửu đoạn tuyến” mà Trung Hoa đã vẽ ra trên toàn biển Đông có lẽ chứng minh chẳng được điều gì ngoài một gông cùm về phương diện địa chính trị đeo vào cổ Trung Hoa. Trung Hoa đã không khôn ngoan khi gắn kèm phần bản đồ trong công hàm để phản đối đệ trình chung của Việt Nam và Mã Lai gửi tới Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Những Giới hạn của Thềm Lục Địa tháng Năm năm 2009. Đây là lần đầu tiên Trung Hoa đã chính thức gửi công hàm(*) có kèm bản đồ tới Liên Hợp Quốc, và điều đó gây ra mối quan ngại to lớn giữa một số thành viên trong ASEAN. 

Cơ hội về phương diện địa chính trị hàm ý bao gồm phần bản đồ không bị lạc vào tay Hoa Kỳ, đó là lý do tại sao Hoa Kỳ, hơi chút bất thường, đã thực hiện một nỗ lực khác để thông qua Luật Công ước Biển. Sau khi đã thảo luận về cửu đoạn tuyến tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã bước vào một tình huống không dành được chiến thắng, do khó khăn trong việc bảo vệ phần bản đồ theo quy định của pháp luật quốc tế. Thật vậy, như sử gia nổi tiếng Vương Canh Vũ (Wang Gungwu: 王赓武) đã chỉ ra, các phần bản đồ đầu tiên tuyên bố chủ quyền trên biển Đông là của người Nhật Bản và sau đó đã được Trung Hoa Quốc dân Đảng kế thừa.

Còn về mặt đối nội, cửu đoạn tuyến có thể gây rắc rối cho chính quyền khi đem lại cho giới chỉ trích một vũ khí hữu ích. Bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp nào sẽ vạch trần bộ mặt chính trị của các quan chức. Nói cách khác, vì một vài viên đá nhỏ trên biển Đông có thể đẩy Trung Hoa vào một tảng đá lớn vô cùng khó khăn và nan giải.

Không còn nghi ngờ gì nữa Trung Hoa sẽ phải tìm một biện pháp để thỏa hiệp về cửu đoạn tuyến. Trung Hoa đã bắt đầu thực hiện điều đó một cách kín đáo. Mặc dù phân khúc tuyến bao gồm các vùng biển phía đông bắc đảo Natuna của Nam Dương (Indonesia), nhưng chính quyền Trung Hoa đã trao cho Nam Dương những đảm bảo dứt khoát rằng Trung Hoa sẽ không tuyên bố chủ quyền quần đảo Natuna hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Hoa.

Những sự bảo đảm riêng tư này làm dịu đi mối quan hệ bang giao với Nam Dương (Indonesia). Vì vậy, tại sao không thực hiện những đề nghị tương tự như vậy đối với các quốc gia ASEAN khác?

Những di sản của Đặng Tiểu Bình và người tiền nhiệm của mình, Mao Trạch Đông, là rất khác nhau. Song hai nhà lãnh đạo quan trọng nhất của nhà nước Cộng hòa nhân dân đều đồng ý trong một phạm vi: cả hai đều ra sức thực hiện việc nhượng bộ lãnh thổ nhằm giải quyết các vấn để tranh chấp về biên giới. Điều này giải thích tại sao Trung Hoa rất rộng lượng với Nga, ví dụ như, ở các khu định cư biên giới của mình.

Mao và Đặng có thể thực hiện được điều này bởi vì cả hai đã cung cấp cho Trung Hoa những nhà lãnh đạo cứng rắn. Thách thức đối với thế giới bây giờ là Trung Hoa đã trở nên phân cực về mặt quyền lực chính trị là, không nhà lãnh đạo nào của Trung Hoa đủ mạnh để thực hiện được những nhượng bộ đơn phương sáng suốt.

Sẽ chẳng có gì xảy ra tại Trung Hoa cho đến khi quá trình chuyển đổi lãnh đạo thế hệ kế tiếp được hoàn tất trong tháng Mười một. Chính quyền mới của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ cần một thời gian để kiện toàn. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang thức dậy. Cũng vậy, cho phần còn lại của thế giới vào năm 2016. Câu hỏi lớn sau đó sẽ là: Liệu Trung Hoa có đạt được về địa chính trị là số một thế giới hay không khi nó đã  là số hai?

@Project Syndicate 2012

Ghi chú:

(*)Công hàm TQ gửi Tổng thư ký LHQ (ngày 07 tháng 5 năm 2009):

Ở cấp độ quốc tế, tranh cãi xung quanh đường 9 chấm đã rộ lên trước Liên Hợp Quốc (LHQ) vào năm 2009 liên quan tới đệ trình chung của Malaysia-Việt nam và đệ trình riêng của Việt Nam cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa(CLCS: Commission on the Limits of the Continental Shelf). CLCS đưa ra khuyến nghị cho các nước ven biển có nhu cầu xác lập ranh giới bên ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý (nm). Thời gian đệ trình của các chính phủ Việt Nam và Malaysia có thể được giải thích bởi thời hạn chót của họ là vào tháng 5 năm 2009. Để đáp trả các đệ trình này, trong cùng ngày TQ đã chính thức gửi Tổng thư ký LHQ hai công hàm riêng biệt có kèm bản đồ đó, bằng cách này lần đầu tiên xác nhận đường chữ U, ở cấp quốc tế trong một tranh chấp cấp nhà nước, với phản ứng giống hệt nhau sau đây:

TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, và được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển liên quan cũng như biết đáy biển và lòng đất dưới biển (xem bản đồ kèm theo). Lập trường nêu trên đượcChính phủ TQ nhất quán thể hiện, và được cộng đồng quốc tế biết đến rộng rãi.

Đọc Công hàm này, một học giả Đài Bắc suy ra một số khẳng định của TQ:

1. Chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển tiếp giáp chúng (bản đồ kèm theo cho thấy các thể địa lý biển sau đây trong đường đứt khúc theo tên: quần đảo Tây Sa, quẩn đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa, và quẩn đảo Đông Sa).

2. Quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển liên quan bao gồm đáy biển và tầng đất dưới đáy biển của chúng.

3. Tính nhất quán của vị thế chính thức của TQ về các yêu sách biển và lãnh thổ ở Biển Đông.

4. Sự nhận biết của các nước bên thứ ba liên quan đến yêu sách của TQ về biển và lãnh thổ ở Biển Đông.

5. Đường chữ U mô tả những yêu sách của TQ về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Tuy nhiên, dường như công bằng để nói rằng giải thích chính thức của TQ trích dẫn trên, theo như ý nghĩa chính xác của bản đồ đính kèm, vẫn còn là mơ hồ. Cụ thể, bản chất pháp lý chính xác của các khu vực biển bao bọc bởi đường 9-chấm-vẫn còn mờ mịt, mặc dù có việc "làm rõ" của TQ. Điểu này được thể hiện rõ ràng bởi các phản ứng đang dạng mà họ gây ra tại các hội nghị chuyên ngành được tổ chức kể từ đó.

Theo hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay chỉ có một nước là Philippines thực hiện nỗ lực giải thích. TQ nhanh chóng trả lời với một công hàm mới, một lần nữa công hàm này chẳng làm cho rõ ràng hơn bao nhiêu. Trong công hàm mới này, đề ngày 14 tháng 4 năm 2011, TQ nêu rằng “chủ quyền và các quyền và quyền tài phán liên quan của TQ trong Biển Đông” được hỗ trợ bằng “chứng cứ lịch sử và pháp lý phong phú”'.Điều rõ ràng trong tài liệu ngoại giao mới này là sự thiếu vắng của bất kỳ đề cập nào tới bản đồ trên. Từ sự thiếu vắng này, chúng ta có thể suy ra sự từ bỏ đường 9 chấm hay không? Chắc chắn, không thể giả định có một sự quay ngoắt (volte-face) một cách hời hợt. Hơn nữa, dù họ đang chủ trương làm dịu đi các quan ngại về tự do hàng hải ở Biển Đông, ví như can thiệp gần đây của TQ đối với tàu thuyền Việt Nam và Philippines mà thôi cho thấy các yêu sách quá đáng của họ như trên bản đồ vẫn còn nguyên vẹn. (nguồn:Tia Sáng)

BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic - 12h52’ ngày Chúa nhựt, 29/7/2012

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

ĐỘC LẬP NĂNG LƯỢNG TRONG MỘT THẾ GIỚI PHỤ THUỘC LẪN NHAU


Bài dịch của Trang La và Nguyễn Ngọc Khánh

Bài viết cùng tác giả:

Bài viết của ông Joseph S. Nye, Jr. Ông là cha đẻ của lý thuyết “Quyền lực mềm”, cũng là một cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng, là một giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn Tương lai của Quyền lực(The Future of Power).


CAMBRIDGE – Khi mà Tổng thống Richard Nixon tuyên bố vào đầu thập niên 1970 rằng ông ta muốn đảm bảo chiến lược độc lập về nguồn năng lượng cho quốc gia, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 1/4 tổng lượng dầu hỏa nội địa. Đến cuối thập kỷ, sau lệnh cấm vận dầu hỏa Ả Rập và cách mạng Hồi giáo ở Ba Tư, tình hình sản xuất nội địa giảm sút, dân chúng Hoa Kỳ đã nhập khẩu một nửa nhu cầu lượng dầu hỏa nội địa với mức giá gấp 15 lần, và nhiều người dân đã tin rằng quốc gia đang dần cạn kiệt nguồn khí đốt tự nhiên.

Những cú sốc năng lượng đã góp phần vào sự kết hợp chí tử giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế trì trệ lẫn lạm phát, và tất cả các đời tổng thống Hoa Kỳ sau thời Nixon đã tuyên bố tương tự rằng độc lập năng lượng như là một mục tiêu quốc gia. Song chỉ ít vị là đã giữ lời hứa của mình một cách nghiêm túc.

Ngày nay, các chuyên gia về năng lượng không còn đùa cợt được nữa. Đến cuối thập kỷ này, theo Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, gần một nửa số dầu thô mà Hoa Kỳ tiêu thụ sẽ được sản xuất tại nội địa, trong khi 82% số đó sẽ đến từ các quốc gia đồng minh ở  bờ Đại Tây Dương của Hoa Kỳ. Philip Verleger, một phân tích gia về năng lượng đáng kính, lập luận rằng, tới năm 2023, kỷ niệm “Đề án Độc lập năng lượng” của tổng thống Nixon tròn 50 năm, Hoa Kỳ sẽ giữ được độc lập về năng lượng, với mục tiêu là quốc gia này sẽ xuất khẩu năng lượng nhiều hơn so với lượng nhập khẩu.

Verleger lập luận rằng sự độc lập về năng lượng “có thể làm nên một Thế kỷ Mới cho Hoa Kỳ bằng cách kiến tạo ra một môi trường hoạt động kinh tế nơi mà Hoa Kỳ tiếp cận với các nguồn cung năng lượng với chi phí thấp hơn nhiều so với những nơi còn lại trên thế giới”. Hiện tại thì, các công dân ở châu Âu và châu Á phải chi trả thêm gấp 4 - 6 lần chi phí khí đốt tự nhiên so với các công dân sinh sống ở Hoa Kỳ.

Điều gì đã xảy ra? Công nghệ khoan ngang và craking thủy lực, qua đó đá phiến(*) và các cấu trúc đá trầm tích ở tầng sâu bị khoan phá với nước và hóa chất, đã làm ra phần lớn nguồn cung khí và dầu hỏa tự nhiên. Ngành công nghiệp khí-đá phiến của Mỹ đã tăng trưởng 45%/năm kể từ 2005 tới 2010 và thị phần khí đốt từ đá phiến trong tổng sản xuất khí đốt của Mỹ nói chung đã tăng từ 4% lên 24%.

Người ta ước tính rằng Hoa Kỳ có đủ lượng khí đốt để tự duy trì tốc độ sản xuất hiện tại cho hơn một thế kỷ nữa. Trong khi nhiều quốc gia khác cũng có tiềm năng đáng kể về nguồn tài nguyên khí đá phiến, thì các vấn đề khó khăn cũng đầy rẫy, bao gồm khan hiếm nguồn nước ở Trung Hoa, an ninh về vốn đầu tư ở Argentina, và những hạn chế về môi trường ở một số nước châu Âu.

Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi theo vô số các cách từ việc thay đổi nguồn cung năng lượng. Hàng trăm ngàn công ăn việc làm đang được tạo ra ở một số khu vực xa xôi mà trước kia đang trong tình trạng trì trệ. Hoạt động kinh tế phụ trợ này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng GDP nói chung, mà nó cũng mang lại đáng kể các khoản thu ngân sách mới. Ngoài ra, nhập khẩu năng lượng với giá thành thấp sẽ có kết quả là làm thu hẹp thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ và cải thiện tình hình cán cân thu chi quốc tế. Một số ngành công nghiệp Hoa Kỳ, chẳng hạn như sản xuất hoá chất và nhựa, sẽ giành được một lợi thế tương đối quan trọng về chi phí sản xuất.

Thực vậy, Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính rằng các biện pháp phòng ngừa bổ sung là cần thiết để đảm bảo về sự an toàn về môi trường của các giếng đá phiến - bao gồm cả sự quan tâm cẩn trọng với tình trạng địa chấn, các hầm kín tiêu chuẩn, và quản lý nước thải thích hợp - mà chỉ tốn thêm khoảng 7% chi phí.

Tuy nhiên, về khía cạnh biến đổi khí hậu toàn cầu, các ảnh hưởng của sự phụ thuộc lớn hơn vào nguồn khí đá phiến sét bị hòa lẫn vào nhau. Bởi vì khi đốt cháy khí đốt tự nhiên nó sản sinh các loại khí gây hiệu ứng nhà kính ít hơn so với các loại năng lượng hydrocarbon khác, chẳng hạn như than đá hoặc dầu hỏa, điều này có thể mở ra một tương lai ít dùng năng lượng carbon hơn. Tuy nhiên, sử dụng khí gas với giá thành thấp sẽ cản trở sự phát triển các nguồn năng lượng tái sinh, trừ phi là đi kèm với các khoản trợ cấp hay các loại thuế đánh vào carbon.

Trong giai đoạn này, người ta chỉ có thể suy đoán về những ảnh hưởng về phương diện địa chính trị. Rõ ràng là, việc củng cố nền kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tăng cường sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ - một viễn cảnh đi ngược với kiểu cách hiện tại trong việc mô tả Hoa Kỳ như là đang trong tình trạng sa sút.

Song ta không nên kết luận vội. Một sự cân bằng về nhập khẩu và xuất khẩu năng lượng mới chỉ là một ý gần đúng đầu tiên của chính sách độc lập. Như tôi đã lập luận trong cuốn sách của tôi “Tương Lai Của Quyền Lực”, sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu liên quan đến cả hai tính chất là sư nhạy cảm và tính dễ bị tổn thương. Hoa Kỳ có thể ít bị tổn thương trong dài hạn nếu nhập khẩu ít năng lượng hơn, nhưng dầu hỏa là một mặt hàng có thể thay thế được, và nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ vẫn nhạy cảm với những cú sốc từ những thay đổi đột ngột về giá cả trên thị trường thế giới.

Nói cách khác, một cuộc cách mạng ở Ả -rập Xê- út hoặc việc phong tỏa eo biển Hormuz vẫn có thể gây thiệt hại cho Hoa Kỳ và các đồng minh của mình. Vì thế, ngay cả khi Mỹ đã không còn có các lợi ích khác ở Trung Đông, như Do Thái hoặc phổ biến phi hạt nhân, sự cân bằng về nhập khẩu và xuất khẩu năng lượng dường như sẽ không thể giải phóng Hoa Kỳ khỏi vấn đề chi tiêu quân sự - mà một số chuyên gia ước tính tốn kém 50 tỉ Mỹ kim hằng năm - nhằm bảo vệ các tuyến đường vận chuyển dầu hỏa trong khu vực này.

Đồng thời, vị trí mặc cả của Hoa Kỳ trong nền chính trị thế giới cần được tăng cường. Quyền lực phát sinh từ sự phi đối xứng trong quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Anh  và tôi có thể phụ thuộc vào nhau đó, nhưng nếu tôi phụ thuộc vào anh ít hơn là anh phụ thuộc vào tôi, thì quyền cò kè mặc cả của tôi được tăng lên.

Trong nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ và Ả- rập Xê- út đã có một sự cân bằng phi đối xứng trong đó Hoa Kỳ phụ thuộc vào Ả- rập Xê- út như là nhà sản xuất dầu hỏa đỏng đảnh, ngược lại Ả- rập Xê- út phụ thuộc vào Hoa Kỳ về việc bảo đảm an ninh quân sự tối đa. Bây giờ sự cò kè sẽ được đề ra dựa trên các điều khoản tốt hơn từ quan điểm của phía Hoa Kỳ.

Tương tự như thế, Nga đã phô bày sự ảnh hưởng quyền lực trên khắp châu Âu và các nước láng giềng nhược tiểu của mình thông qua kiểm soát các nguồn cung và đường ống dẫn khí đốt tự nhiên. Vì vậy khi mà Bắc Mỹ trở nên tự cung tự cấp nguồn khí đốt, nhiều nơi từ các khu vực khác sẽ được thông thoáng trong việc cung cấp các nguồn năng lượng thay thế cho châu Âu, do đó làm giảm dần ảnh hưởng của Nga.

Ở Đông Á, nơi mà đã trở thành trọng tâm của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Trung Hoa sẽ tự thấy mình ngày càng phụ thuộc vào các nguồn dầu mỏ từ Trung Đông. Những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thuyết phục Trung Hoa đóng một vai trò lớn hơn trong các thỏa thuận an ninh trong khu vực có thể được tăng cường, và nâng cao nhận thức của Trung Hoa về các lổ hổng trên tuyến đường cung cấp năng lượng cho chính Trung Hoa do sự có mặt của Hải quân Mỹ, thậm chí ngay cả trong trường hợp không có xung đột cũng có thể có ảnh hưởng tế nhị đến quyền cò kè mặc cả của mỗi bên.

Một phép cân bằng nhập khẩu và xuất khẩu năng lượng không tạo nên một sự độc lập thuần túy, song nó không làm thay đổi các mối quan hệ quyền lực liên quan đến sự phụ thuộc lẫn nhau về năng lượng. Ông Nixon đã đúng.

@Project Syndicate 2012

Ghi chú:
* Đá phiến: là loại đá được trầm tích những hạt mịn có cả những hydrocarbon và kerogen, là một hỗn hợp của các chất hữu cơ rắn. Từ đầu những năm 1820s, Hoa Kỳ đã là nước đi đầu trong việc nghiên cứu dùng thủy lực và hóa chất để tạo ra khí gas và dầu hỏa từ loại đá phiến này. Có 2 loại đá phiến là, đá phiến dầu và đá phiến sét.

Đá phiến dầu thì chủ yếu trầm tích hydrocarbon còn đá phiến sét chủ yếu trầm tích hợp chất hữu cơ rắn kerogen. Cả 2 đều có thể dùng khoan bằng thủy lực để cracking hóa tạo ra khí gas và dầu hỏa. Hoa Kỳ đã đi tiên phong trong công nghệ này. Nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nhà kính do sản xuất và sử dụng là vấn đề được đặt ra nặng nề hơn.

BS Hồ Hải hiệu đính và ghi chú – Tư Gia – 0h06' ngày thứ Bảy, 28/7/2012

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG AN NINH CHÂU Á


Bài dịch của Nguyễn Ngọc Khánh


Bài viết của ông Toyohisa Kozuki, ông là Phó Tổng Giám đốc của Văn phòng cácvấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản

TOKYO – Thông báo của Tổng thống Barack Obama vào cuối năm ngoái rằng Hoa Kỳ sẽ tăng cường vị thế của mình ở Đông Á trong khi rút bớt lực lượng quân sự của mình ở châu Âu không gây ngạc nhiên là mấy. Đằng sau tất cả, môi trường an ninh ở Đông Á là không thể dự đoán trước được và đang thay đổi nhanh chóng, không giống như ở châu Âu, nơi mà môi trường an ninh là tương đối ổn định. Trong bối cảnh này, hiện nay các nỗ lực đang được tiến hành để thiết lập một khuôn khổ đa phương toàn diện trong khu vực có thể thấy được từ sự kiện gần đây của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE).

Hoa Kỳ không đơn độc trong việc chuyển đổi lực lượng an ninh của mình tập trung vào khu vực Đông Á. Quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin để tổ chức cuộc họp của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần đầu tiên ở Nga tại Vladivostok vào tháng Chín phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của đất nước ông trong khu vực. Và, cũng như Hoa Kỳ, Nga đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào cuối tháng mười một vừa rồi.

Hội nghị Đông Á, cùng với các cuộc họp của bộ trưởng các nước trong Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cuối tháng bảy, đã có những đóng góp quan trọng để cải thiện môi trường an ninh trong khu vực. Những nỗ lực của ARF nhằm xây dựng một mô hình các mối quan hệ có tính xây dựng và dễ dự đoán hơn cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được dựa trên ba giai đoạn xây dựng lòng tin, ngoại giao dự phòng, và giải quyết xung đột. Tại hội nghị Bộ trưởng của diễn đàn 18 năm trước, ARF đã bước vào giai đoạn thứ hai, ngoại giao dự phòng, trong khi tiếp tục tăng cường các giải pháp xây dựng lòng tin.

Hợp tác hàng hải là một trọng tâm của sự quan tâm không kém ở cả cuộc họp bộ trưởng của ARF  lẫn Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, bởi các hoạt động của Trung Hoa trong vùng biển Nam và Đông Trung Hoa đã tạo ra sự bất ổn rõ rệt trong khu vực. Diễn đàn ARF hoan nghênh việc thông qua ký kết về "Các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông." Tương tự như vậy, EAS đã tập trung vào việc đấu tranh chống “cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, môi trường biển, an ninh hàng hải, kết nối hàng hải, tự do lưu thông, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản và các lĩnh vực hợp tác khác.”

Cả hai cuộc họp cũng đã tập trung vào việc kiểm soát thiên tai, cùng với các Bộ trưởng ARF đạt đến một sự nhận thức chung về thúc đẩy hơn nữa hợp tác khu vực. Trung tâm Điều phối Hỗ trợ nhân đạo ASEAN ở Jakarta được mong đợi ​​sẽ đóng một vai trò trung tâm trong việc xây dựng một mạng lưới thông tin liên quan đến thảm họa thiên tai trên toàn khu vực, và trong việc phát triển các biện pháp cụ thể để kiểm soát thiên tai.

Tương tự như vậy, nhiều nước trong số các nước tham dự EAS đã nhấn mạnh sự cần thiết cho việc đáp ứng các khả năng, chẳng hạn như cứu trợ thiên tai khẩn cấp. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã tuyên bố nước ông sẵn sàng để tổ chức một hội nghị quốc tế vào mùa hè này bàn về những đại họa thiên tai, đem lại cho Nhật Bản một cơ hội để chia sẻ bài học kinh nghiệm từ trận động đất khủng khiếp và sóng thần ở Đông Nhật Bản năm 2011. Mục đích là  phải làm cho khu vực có tính linh hoạt nhiều hơn trước các thảm họa tự nhiên như là một phần của một khuôn khổ rộng lớn hơn cho sự hợp tác khu vực.

Những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương làm phát sinh nhu cầu về các chính sách nhẳm tối đa hóa cơ hội tăng trưởng trong khi tối thiểu hóa rủi ro. Đó là lý do tại sao Koichiro Gemba, Ngoại trưởng của Nhật Bản, đã có đề xuất mới "mạng lưới mở và đa phương" với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác. "Đa phương" có nghĩa là hợp tác đa quốc gia vào các hoạt động khác nhau mà có thể được thúc đẩy thông qua các cơ chế song phương, ba bên, hoặc đa phương. Hoạt động trong khuôn khổ ARF và EAS đã được kết nối với ý niệm này, và Nhật Bản đang theo đuổi cuộc đối thoại ba bên với Trung Hoa và Đại Hàn, cũng như với Hoa Kỳ và Úc.

Nhật Bản tin rằng các mạng lưới này phải được mở rộng tới tất cả các quốc gia trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, vì sự thiết lập của các nước này yêu cầu sự tham gia đầy đủ của Trung Hoa. Song các quy tắc cần thiết để hình thành nền tảng của một mạng lưới như vậy hiển nhiên là phải tuân thủ triệt để luật pháp quốc tế, và tuyên bố cuối cùng từ cuộc hội thảo ARF rõ ràng đã phản ánh mối quan tâm này.

Đây là nơi mà những bài học rút ra từ kinh nghiệm của OSCE có liên quan đến những nỗ lực vừa chớm nở của châu Á để thiết lập một cơ cấu hợp tác trong khu vực. Đặc biệt là, mặc dù có những khác biệt về kinh tế - xã hội và chính trị đáng kể giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu, các biện pháp xây dựng an ninh và lòng tin giữa các nước của đáng để các quốc gia ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương cẩn thận cân nhắc.

Các biện pháp như vậy nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột bằng cách tang cường lòng tin giữa các quốc gia tham gia OSCE, và bằng việc góp phần vào sự minh bạch hơn nữa trong lĩnh vực hoạch định quân sự và các hoạt động khác. Công ước Vienna, là chìa khóa để nhận thức những nỗ lực này OSCE, bắt buộc sự trao đổi thông tin thường niên về: lực lượng quân sự hiện có, cơ cấu của lực lượng vũ trang và vũ khí chiến lược lẫn các hệ thống phòng thủ. Nó cũng yêu cầu trao đổi thông tin về kế hoạch và ngân sách quốc phòng hàng năm.

Việc thông qua các biện pháp như vậy trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ làm được nhiều việc nhằm thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm giữa các quốc gia châu Á. Một vài bước đi theo hướng này đã được thực hiện trong khuôn khổ ARF, bao gồm việc công bố cho hơn một thập kỷ của một Viễn cảnh An ninh Thường niên được dựa trên những sự đóng góp từ các quốc gia ARF. Trong năm 2010, các Bộ trưởng ARF đã mở rộng phạm vi của Viễn cảnh với Định dạng Đơn giản Chuẩn hóa, trong đó bao gồm việc công bố học thuyết quốc phòng, chi tiêu quốc phòng, và tổng số nhân viên trong lực lượng vũ trang của một quốc gia.

Đã có hai cách tiếp cận chủ yếu để đáp ứng những thách thức an ninh khu vực hiện đại: các đồng  minh truyền thống theo kiểu NATO, chuẩn bị cho bất kỳ mối đe dọa tiềm năng nào tới các thành viên trong liên minh, và những khuôn khổ theo hướng đa phương toàn diện theo kiểu OSCE, trong đó bao gồm tất cả các nước liên quan có tầm ảnh hưởng trong một khu vực.

Như lịch sử châu Âu sau 1945 cho thấy rõ ràng, những đồng minh truyền thống và một khuôn khổ đa phương toàn diện có thể được bổ sung, và là điều thiết yếu để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Hiện giờ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chứng kiến những nỗ lực để thiết lập một khuôn khổ toàn diện và đa phương tương tự thông qua ARF và EAS. Song, tuy nhiên những nỗ lực thành công như vậy có thể, chúng sẽ tăng cường, mà không làm giảm tầm quan trọng của các mối quan hệ song phương hiện có, chẳng hạn như đồng minh Mỹ-Nhật.

BS Hồ Hải hiệu đính – Asia Clinic – 10h22' ngày thứ Năm, 26/7/2012

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

CHIẾN SỰ TUẦN NÀY: NHỮNG KHÓ KHĂN CHỒNG CHẤT CỦA HOA KỶ Ở TRUNG ĐÔNG VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG


Bài viết chính thức của Robert Haddick, một cựu Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, là chủ biên trang Small Wars Journal của trang Chính sách Ngoại giao Hoa Kỳ(Foriegn Policy), Trang La dịch


Lầu Năm góc có lẽ không có đủ nguồn lực để cùng lúc ngăn chặn Iran đồng thời chuyển quân tới châu Á.

Tướng James Mattis, người chỉ huy Tư lệnh trung ương Mỹ mới được bổ nhiệm đến Trung Đông, đang thúc đẩy tập trung quân sự xung quanh vịnh Ba Tư, với các điều khoản mới được thêm vào để ngăn ngừa khả năng quân đội Iran có thể di chuyển và để tấn công vào các mục tiêu bên trong Iran nếu cần thiết. Việc tâp trung quân sự này diễn ra ngay khi xảy ra một vụ đánh bom tự sát tại Bulgaria vào ngày 18 tháng Bảy làm 5 người du lịch Israel thiệt mạng. Trong một tuyên bố, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng: “Đây là một vụ tấn công khủng bố toàn cầu của Iran, và Israel sẽ có phản ứng rõ ràng với hành động này”. Cho dù vụ đánh bom này sẽ đưa tới kết quả là hành động quân sự của người Israel chống lại Iran mà chúng ta đã được chứng kiến. Rõ ràng là Mattis muốn lực lượng của ông trong khu vực này sẵn sàng cho sự kiện đó.

Các nhà hoạch định quân sự tại Lầu Năm góc có vẻ rất muốn chấp thuận phần lớn yêu cầu tiếp viện của Mattis, nhưng không phải tất cả. Cung cấp những gì ông ta muốn ngay tại thời điểm này không phải là không tốn kém, hơn nữa, nó còn đi kèm rủi ro. Hiện giờ Lầu Năm góc đã đồng ý đẩy nhanh cam kết về không quân và hải quân để chống lại Iran, câu hỏi đặt ra là liệu các nhà hoạch định quân sự có thể duy trì cam kết đó đối với một vấn đề chưa có hồi kết(open-ended problem) trong khi tại Thái Bình Dương nhu cầu về không quân và hải quân của Mỹ đang ngày càng tăng. Nếu không, Lầu Năm góc sẽ phải đưa ra những cách thức thay thế để duy trì yêu cầu của Mattis trong khi phải đối mặt với nhu cầu ngày một tăng về tàu và máy bay tại châu Á. Nếu căng thẳng ở vùng Vịnh tiếp tục leo thang, kế hoạch chuyển quân tới châu Á có thể bị hoãn lại vô thời hạn.

Sự tập trung quân sự của Mỹ tại vịnh Ba Tư đã diễn ra theo một chiều hướng mới vào cuối tháng Tư khi Không quân Mỹ đã tiết lộ về sự xuất hiện của một số lượng không được phép tiết lộ các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tại căn cứ không quân Al Dhafra ở Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. Vào ngày 23 tháng Sáu, 4 tàu dò mìn của hải quân Mỹ đã đến Vịnh Ba Tư, làm tăng gấp đôi lực lượng tàu quét thủy lôi của Hải quân Mỹ tại đây. Để hỗ trợ cho đội tàu dò mìn tăng cường, và để hỗ trợ nhiệm vụ hoạt động hàng hải đặc biêt, Hải quân Mỹ đã bố trí tàu USS Ponce đến vùng vịnh, một tàu chiến kiểu tấn công đổ bộ được cấu hình lại giống như một “căn cứ nổi”. Trong tháng Chín, Hải quân Mỹ và khoảng 20 quốc gia khác sẽ tiến hành một cuộc tập trân dò mìn kéo dài 11 ngày gần Vịnh Ba Tư, một hành vi không nghi ngờ gì nữa, nhắm vào việc ngăn chặn những nhà hoạch định quân sự ở Tehran đối với bất cứ ý tưởng nào hòng đóng cửa eo biển Hormuz.

Phòng thủ tên lửa cũng được quan tâm hơn. Qatar đã đồng ý duy trì mạng ra đa phát hiện tên lửa dải sóng dài X trên biển, thêm vào các mạng ra đa tương tự của Mỹ vốn đã hoạt động ở Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Rađa ở Qatar sẽ tập trung vào Iran và giúp hệ thống phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ cảnh báo sớm về nguy cơ tên lửa của Iran phóng ra. Hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ chia sẻ dữ liệu nhận được từ ra đa của Qatar với tên lửa đánh chặn trên tàu của Hải quân và với hệ thống tên lửa đánh chặn trên mặt đất(land-based interceptor batteries) xung quanh khu vực.

Cuối cùng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Leon Panetta, với tư cách cá nhân, đã phê duyệt yêu cầu của Mattis về việc triển khai sớm Hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis. Đội Stennis đã trở lại Bremerton, Washington vào tháng Ba sau một thời gian triển khai dài hạn ở Trung Đông. Nhưng yêu cầu của Panetta sẽ gửi đội này trở lại vào cuối mùa hè và sẽ cắt giảm 4 tháng khoảng thời gian các thủy thủ đoàn dự kiến được ở nhà. Thay vào đó, nó sẽ thay thế USS Enterprise (được chuẩn bị cho nghỉ hưu) trên trạm trong vùng biển Ả rập và sẽ cung cấp cho Mattis sự hiện diện liên tục của 2 tàu sân bay trong khu vực do ông phụ trách.
Việc trở lại tức thì của đội Stennis cho thấy khả năng của Hải quân Mỹ trong việc phản ứng với các yêu cầu khẩn cấp. Tuy nhiên, cả tàu và các thủy thủ đoàn của Hải quân Mỹ không thể duy trì tiến độ hoạt động này một cách thường quy. Đội Stennis và các tàu hộ tống sẽ không thể được đáp ứng toàn bộ các đòi hỏi về việc duy trì triển khai, và việc gửi thủy thủ đoàn trở lại cho một thời kỳ triển khai dài hạn khác sau khi chỉ có 5 tháng nghỉ quả thực làm nản lòng quân lính.

Người phát ngôn của Lầu Năm góc, ông George Little nói rằng việc tập trung triển khai của tàu Stennis không nhằm vào nguy cơ cụ thể nào cũng như không phải là phản ứng trực tiếp đối với sự căng thẳng với Iran. Các thương lượng với Iran về chương trình hạt nhân đã chạm tới bế tắc không được tiết lộ chi tiết, dấy lên khả năng Israel có thể cần một cuộc tấn công phủ đầu chống lại vấn đề hạt nhân của Iran - một mối quan ngại bấy lâu mà cuộc đánh bom ở Bulgaria có thể làm nó trầm trọng hơn. Nếu chiến tranh xảy ra ở Iran vào khoảng thời gian từ nay tới hết năm 2012, Mattis muốn các lãnh đạo của Iran biết rằng ông có lực lượng của mình ở vị trí vừa có thể ngăn chặn sự trả đũa đồng thời có thể tấn công vào nội địa Iran nếu cần thiết. 

Mattis đang chuẩn bị cẩn trọng cho diễn biến bất ngờ có thể xảy ra. Nhưng xung đột vẫn chỉ là giả thiết, điều đó khiến cho Iran trở thành vấn đề vô tiền khoáng hậu mà Mattis và người kế nhiệm của ông ở Bộ tư lệnh Trung ương Mỹ sẽ phải điều hành trong một giai đoạn không xác định. Trong tình huống đó, thực thi các hành động triển khai thiết yếu trong thời chiến, như là việc yêu cầu triển khai sớm của Panetta đối với đội Stenis, cho một vấn đề không biết khi nào mới kết thúc, thực sự là một bằng chứng thuyết phục rằng Hải quân quá nhỏ bé so với các trách nhiệm mà những nhà hoạch định chính sách đổ lên đầu nó.

Duy trì việc triển khai liên tục hai tàu sân bay ở vùng biển Ả rập, với điều kiện không làm hư hại tàu hoặc khiến thủy thủ đoàn đào ngũ, đòi hỏi 6 đến 7 tàu sân bay đảm nhận nhiệm vụ này. Việc phân bổ này được yêu cầu nhằm thiết lập lịch trình luân phiên ổn định. Với việc Enterprise về hưu, Hải quân chỉ còn 10 tàu cho đến khi tàu USS Gerald R.Ford được hạ thủy vào năm 2015. Căn cứ kế hoạch đóng tàu hiện tại, hạm đội tàu sẽ chỉ có 11 chiếc cho khoảng thời gian sau đó.

Điều này dẫn đến việc chỉ còn lại 4 tới 5 tàu cho toàn bộ các nhiệm vụ khác, bao gồm cả khu vực Thái Bình Dương, vốn được coi là nơi thích hợp nhất để phô diễn sức mạnh không quân và hải quân - và Thái Bình Dương mới là khu vực mà đòi hỏi đối với các lưc lượng của Hoa Kỳ hơn so với Trung Đông.

Yêu cầu của ông James Mattis cho thấy một vài điểm đáng chú ý. Điều ngạc nhiên đầu tiên là khả năng của tàu sân bay, ít nhất là dưới con mắt của các nhà tư lệnh như Mattis. Các nhà chỉ trích tàu sân bay chỉ ra chi phí quá mức của chúng và thực tế rằng lực lượng hải quân mà đối thủ sở hữu không có khả năng tương tự và cũng sẽ không có được trong tương lai gần. Nhưng các tàu sân bay vẫn rất quan trọng đối với các tư lệnh khu vực bởi các rủi ro và hạn chế liên quan đến sức mạnh định vị so sánh với lực lượng đất đối không tại căn cứ đã có trước. Các triển khai như vậy thường không vững vàng về chính trị vì các căn cứ không quân đã có trước ngày càng dễ bị tổn thất bỡi tấn công tên lửa, vấn đề mà các tư lệnh Mỹ gặp phải ở cả Trung Đông và Thái Bình Dương. Thêm vào đó, nó là một tín hiệu ngoại giao mạnh mẽ, triển khai tàu sân bay thường là cách duy nhận để xác định sức mạnh tấn công thực tế trong một khu vực không ổn định.

Thứ hai là, một thập kỷ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan đã cho thấy khu vực Trung Đông là vùng cho lực lượng mặt đất. Theo Lầu Năm góc, 6,524 người Mỹ đã thiệt mang trong những cuộc chiến tranh kể từ năm 2001, phần lớn là Bộ binh và Thủy quân lục chiến. Trung Đông đã và đang là nơi mà việc phô diễn sức mạnh bộ binh sẽ không còn nữa. Mặc dù lính bộ binh là gánh nặng ở Iraq và Afghanistan, ngăn chặn và duy trì tình hình Iran là nhiệm vụ của Hải quân, Không quân và các đơn vị tên lửa phòng thủ. Giống như khu vực Thái Bình Dương, Trung Đông nhanh chóng trở thành nơi phô diễn sức mạnh không quân và hải quân.

Thứ ba là, nhu cầu của khu vực Trung Đông về không quân và hải quân đang khiến cho việc chuyển quân tới châu Á gặp trở ngại ngay từ những bước đầu tiên. Tầm nhìn chiến lược của chính quyền Obama đã dự báo khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ là “trung tâm hành động”. Đối với các nhà hoạch định quân sự, khu vực Thái Bình Dương cuối cùng sẽ trở thành nỗ lực chính, trong khi toàn bộ các khu vực khác sẽ chỉ xếp hạng thứ hai xét về tình trạng “sức mạnh kinh tế”. Thật vậy, chỉ trong tháng trước, Panetta  đã chém gió ở Singapore rằng Thái Bình Dương có thể nhận được 60% số tàu của Hải quân. Nhưng hiện giờ, chính Iran mới là nơi có 60% tàu sân bay của Hải quân, thành ra Panetta đã đưa ra yêu cầu triển khai không nhất quán. Mà không chỉ là nỗ lực chính, Thái Bình Dương còn là khu vực quyền lực kinh tế. Điều này sẽ vẫn được duy trì như vậy chừng nào việc ngăn chặn Iran vẫn chưa có hồi kết.

Nếu chúng ta có thể giả định rằng hạm đội 14 đến 15 tàu sân bay không thể có, thì Lầu Năm góc sẽ phải tìm cách để lực lượng Không quân, Thủy quân lục chiến và Bộ binh sẽ phải chia sẻ gánh nặng ngăn chặn Iran. Ngoài ra, các quốc gia Ả rập trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh sẽ phải trở thành một liên minh quân sự hiệu quả hơn để cân bằng quyền lực với Iran trên vùng vịnh. Chỉ khi các nhà hoạch định và ngoại giao của Mỹ thực hiện được những nhiệm vụ này, nếu không điều này cho thấy rằng Lầu Năm góc chỉ dựng lên một chiến lược quân sự căng thẳng và không bền vững tại Trung Đông và Thái Bình Dương.

BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic – 12h48' ngày thứ Hai, 23/7/2012

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

ẤN ĐỘ TRƯỚC THÁCH THỨC VỚI ĐỐI TÁC BA TƯ VÀ ĐỒNG MINH HOA KỲ


Bài dịch của Nguyễn Ngọc Khánh
Bài viết cùng tác giả:

Bài viết liên quan:


Bài viết của ông Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại New Delhi, là tác giả của cuốn sách Sự hy sinh mù quáng của châu Á và Nguồn nước trong tương lai: Cuộc chiến mới của châu Á(Asian Juggernaut: [xem ghi chú ở bài: Những bất ổn sắc tộc Trung Hoa] and the forthcoming Water: Asia’s New Battlefield)

NEW DELHI – Hoa Kỳ gần đây đã cất đi cái gánh nặng trên vai người Ấn mang tên gọi lệnh trừng phạt Ba Tư(Iran): với việc cho phép Ấn Độ được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt về tài chính liên quan đến Ba Tư đổi lấy việc Ấn độ cắt giảm đáng kể lượng dầu hỏa mua từ Ba Tư. Mặc dù vậy, Ba Tư tiếp tục phá hỏng (cast a pall over=spoil) mối quan hệ bang giao khác đang tươi sáng dần giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Đứng trên quan điểm của Ấn Độ, Ba Tư là một quốc gia láng giềng quan trọng mà Ấn Độ khó có thể cắt đứt mối quan hệ bang giao giữa hai nước. Thực vậy, Ấn độ dường như về phương diện địa lý đã bị khóa trái trong một vòng cung của những quốc gia đang trong tình trạng suy yếu hay bất ổn, điều này làm cho đất nước Ấn Độ phải đương đầu với các mối đe dọa bên ngoài gần như bủa vây từ mọi hướng.

Nếu như Ấn Độ tham gia vào chiến lược kiềm chế nhằm chống lại Ba Tư của Hoa Kỳ, quốc gia này sẽ phải chịu những cái giá phải trả mang tính chiến lược quá đắt. Trước hết, Ấn Độ sẽ mất đi lối vào A Phú Hãn(Afghanistan) thông qua Ba Tư, quốc gia đã đóng vai trò như một trạm trung chuyển dòng vốn viện trợ đáng kể từ Ấn Độ sang thủ đô Kabul của A Phú Hãn. Hơn nữa, việc kiềm chế sẽ làm tổn hại đến những lợi ích về năng lượng của Ấn Độ.

 Vì Hồi Quốc(Pakistan) là một lãnh thổ cũ của Ấn Độ bị người Anh chia cắt để trao trả độc lập. Nên Pakistan trở thành thù địch của Ấn Độ sau chiến tranh thế giới II. Từ đó biên giới Ấn và Ba Tư (Iran) bị tách xa. Ấn Độ muốn đến Iran lại không thể đi qua mãnh đất cũ của mình là Pakistan, mà phải đi qua vịnh Ba Tư.

Chỉ một vài quốc gia phụ thuộc vào các sản phẩm hydrocarbon của khu vực Vịnh Ba Tư như là Ấn Độ, quốc gia mà nhập khẩu đến gần 80% lượng tiêu thụ trong nước. Ba Tư là quốc gia thuần xuất khẩu dầu hỏa lớn thứ ba thế giới (cũng như lớn thứ hai thế giới về xuất khẩu trữ lượng khí tự nhiên), và nó là một cửa ngõ có vị thế chiến lược đi sang các quốc gia cung ứng năng lượng khác ở Trung Á lẫn Trung Đông.

Iraq và Ba Tư đã từng là hai nhà cung ứng dầu hỏa chủ yếu của Ấn Độ. Tuy nhiên Iraq thì đã ngã xuống làm mồi cho sự chiếm đóng lâu dài của Hoa Kỳ, và quốc gia còn lại hiện đang phải đối mặt với lệnh cấm vận xuất khẩu dầu hỏa do Hoa Kỳ cầm đầu cho mưu đồ phong tỏa Ba Tư về mặt tài chính.  Kết quả là, những nỗ lực từ phía Hoa Kỳ nhằm làm cho Hành động Trừng phạt Ba Tư trở nên có hiệu lực quốc tế tạo thành một trở ngại nghiêm trọng gấp đôi dành cho Ấn Độ.

Thứ nhất, điều đó đe dọa phá hoại chiến lược đa dạng hóa nguồn năng lượng nhập khẩu của Ấn Độ bằng việc khiến cho Ấn phải phụ thuộc thái quá vào nguồn cung cấp dầu mỏ từ các quốc gia Hồi giáo theo chế độ quân chủ - bao gồm Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), và Qatar, những quốc gia đã xoay xở để thoát khỏi cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập. Thứ nhì, sự cô lập Ba Tư về lâu dài sẽ khiến cho Ấn Độ rất khó khăn trong việc đóng một vai trò tích cực hơn tại Afghanistan khi mà Hoa Kỳ đang đẩy nhanh quá trình triệt thoái quân đội của mình và tìm cách để đàm phán với Taliban ở A Phú Hãn.

Ấn Độ, một trong các quốc gia viện trợ lớn nhất cho A Phú Hãn, không có chung đường biên giới với quốc gia này nên việc lui tới đều phải dựa vào Ba Tư. Cả hai quốc gia đều chia sẻ một mục tiêu chung ở A Phú Hãn - đảm bảo rằng Taliban với sự hẫu thuận từ Hồi Quốc(Pakistan) không trở lại nắm quyền. Nếu sau sự chấm dứt các chiến dịch quân sự do Mỹ cầm đầu,tình hình vốn đã bất ổn ở chiến trường A Phú Hãn xấu đi, thì Ấn Độ và Ba Tư có lẽ bị ép phải phục hồi sự hợp tác chiến lược giữa hai nước trong thập niên 1990. Lúc bấy giờ là Liên minh phương Bắc, được hậu thuẫn bởi Ấn Độ, Ba Tư và Nga, đã lật đổ chế độ Taliban ở Kabul vào cuối năm 2001 với sự giúp đỡ của không quân chiến đấu Hoa Hỳ.

Đối với Mỹ hiện nay, việc kiềm chế Ba Tư được quyết nghị bởi một số những cân nhắc về mặt địa chính trị. Một sự cân nhắc là cần thiết để trung hòa các lợi thế chiến lược mà Ba Tư đã đạt được từ việc lật đổ Saddam Hussein ở quốc gia Iraq láng giềng - một bước phát triển mà đã giúp trao quyền cho số đông người theo dòng hồi giáo Shia của Iraq. Tổng thống George W. Bush đã gọi Ba Tư là một phần của "trục ma quỷ", cho nên quyết định xâm lược và chiếm đóng Iraq của ông ta đã đem lại lợi ích cho những người theo dòng hồi giáo Shia chiếm ưu thế ở Ba Tư.

Hơn nữa, các nhân tố địa chính trị khu vực đã làm hố ngăn cách đối với khối “Tín ngưỡng Hồi giáo dòng Sunni” hùng mạnh, đang lãnh đạo ở Thỗ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Qatar, và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất chống lại khối các quốc gia theo “Tín ngưỡng Hồi giáo dòng Shia” bị cô lập - gồm Ba Tư, Iraq, Syria và Li Băng. Hoa Kỳ đã trục lợi từ một liên minh trường kỳ với khối Hồi giáo theo dòng Sunni. Ngoài những lợi thế chiến lược, mối quan hệ chặt chẽ của Hoa Kỳ với các lãnh tụ Hồi giáo nắm dầu hỏa(sheikhdom) - họ là những chủ nhân nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối hàng đầu thế giới - góp phần vào việc vực dậy đồng Đô la Mỹ.

Dựa trên bối cảnh này, chương trình hạt nhân của Ba Tư đã trở thành biểu tượng của những căng thẳng địa chính trị lớn hơn nằm bên dưới của sự đối đầu giữa Mỹ và Ba Tư. Thật vậy, vấn đề hạt nhân đã giúp hợp lý hóa thế đối đầu giữa 2 nước, với các nhà lãnh đạo Ba Tư định hướng dân chúng trong nước bằng cách xách động nên chủ nghĩa hạt nhân quốc gia còn Mỹ thì kích động dư luận quốc tế bằng cách ca bài ca về mối đe dọa phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ấn Độ nên tìm cách thể hiện vai trò của một người trung gian trung thực nhằm tháo gỡ mối đe dọa về các hoạt động quân sự thù địch, mà sự đe dọa này sẽ có nhiều khả năng gây ra việc phong tỏa tuyến đường xuất khẩu dầu hỏa quan trọng vào bậc nhất thế giới, Eo biển Hormuz (một mối nguy mà Ba Tư đã cho biết cũng có nghĩa là tiềm ẩn trong một lệnh cấm vận xuất khẩu dầu chống lại nước này). Tuy nhiên, thay vì có thể đóng vai trò một người xây dựng cầu nối giữa Hoa Kỳ và Ba Tư, Ấn Độ đang bị buộc phải thực thi chính sách đu dây(walk a policy tightrope), và mong mỏi của Ấn vạch ra một con đường trung lập đã gây khó chịu cho cả hai bên.

Mỗi khi một đoàn đại biểu cấp cao Ấn Độ viếng thăm Ba Tư, hoặc ngược lại, Hoa Kỳ cảnh báo Ấn Độ rằng việc quá gần gũi với Ba Tư “đặt ra những chướng ngại” để xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược gần gũi hơn. Thế nhưng, bằng cách biểu quyết chống lại Ba Tư tại cuộc họp hội đồng của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế trong năm 2005 và 2006, Ấn Độ đã tự chuốc lấy sự trả thù của Ba Tư dưới hình thức huỷ bỏ hợp đồng cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng trị giá 22 tỷ Mỹ kim trong thời hạn 25 năm rất đáng giá.

Tóm lại, vấn đề Ba Tư đã trở thành một phép thử ngoại giao: Ấn Độ sẽ phải chọn lựa vì lợi ích chiến lược và năng lượng trong khu vực, hay sẽ cùng hợp tác để đáp ứng lợi ích trong ngắn hạn với đồng minh của mình, là Hoa Kỳ? Về phần mình, Hoa Kỳ phải cân nhắc các áp lực mà Ấn Độ phải chịu có liên quan tới Ba Tư, mà áp lực này vốn vẫn còn nhiều khả năng tiếp diễn, bất chấp sự cắt giảm các hoạt động trừng phạt, với tôn chỉ nhằm xây dựng những mối liên hệ phòng thủ sâu rộng hơn với Ấn Độ, từ đó tạo sức nặng chiến lược cho tuyên bố “quay lại” Châu Á.

BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic, 17h11' ngày thứ Bảy, 21/7/2012

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

5 LÝ DO ĐỂ GIẢI PHÁP MỘT QUỐC GIA 2 NHÀ NƯỚC TỒN TẠI

Tác giả Aaron David Miller - Trang La dịch

Bài viết gốc: Five Reasons Why the Two-State Solution Just Won't Die


Đối với hòa bình Trung Đông, đây là giải pháp khả thi duy nhất.

Đối với tất cả các bên, đã đến lúc để đọc “kinh cầu nguyện” – lời nguyền cho người đã khuất truyền thống của người Do Thái – đối với ý tưởng về một nhà nước Palestin sống bên cạnh, trong hòa bình và an ninh với Israel.

Một bài báo gần đây trên tờ National Interest, chạy dưới cái ‘tít’ “Lễ cầu siêu cho Thỏa ước Hai Nhà nước” đưa ra đồng thời lời ngợi khen miễn cưỡng và điếu văn tang lễ trong cùng một bài viết. Và Stephen Walt, một cộng tác viên của Foreign Policy, trên blog của ông ta vào cuối tuần vừa rồi, một lần nữa cho rằng thất bại của các quốc gia phương Tây là do “cuộc vận động hành lang của Israel”, đã đào mồ chôn hai quốc gia này.

Nói theo cách của Mark Twain, các dấu hiệu về sự sụp đổ của giải pháp hai nhà nước trong một quốc gia không phải là phóng đại.

Việc chiếm đóng của Israel tiếp tục không ngưng nghỉ. Trên thực tế, với một chút kỳ lạ và quanh co kiểu lý luận cố tình bóp méo sự thật, một báo cáo gần đây của ủy ban do Thủ tướng Benjamin Netanyahu thành lập thực chất đã đề nghị trừng phạt hoạt động của người Israel.

Các phong trào quốc gia Palestine bị chia tách sâu sắc giữa người Fatah (bản thân đã bị chia rẽ) và người Hamas, các đảng cầm quyền đối đầu, và tương tự như con tàu của Noah thực sự(1), với từng cặp đôi cho tất cả mọi thứ: các nhà nước nhỏ; những hiến pháp, các thủ tướng, những lực lượng vũ trang; các nhà tài trợ và .v.v. Và Chính quyền quốc gia  Palestine (PA) do người Fatah kiểm soát hiện quá bận rộn với việc cố gắng quyết định có nên đào bới phần còn lại của thi thể người chết – ông Yasir Arafat – nhằm tìm ra nguyên nhân cái chết của ông. Trong khi đó, quay lại chiến trường, Israel – được điều hành bởi chính phủ đoàn kết sâu sắc nhất trong lịch sử của mình – đã thống nhất với một thỏa thuận liên minh trong đó khẳng định sẽ sử dụng thái độ đứng ngoài vấn đề này ít nhất là cho tới năm sau.

Đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, thì ông ta đang bận rộn và không có hứng thú tham gia vào một cuộc đối đầu với Thủ tướng cứng rắn của Israel về một ý tưởng mà thời điểm để đưa nó ra thảo luận – một cách nhẹ nhàng – vẫn chưa tới.

Tuy nhiên, hy vọng vẫn còn nhen nhóm bền bỉ. Bất cứ ai thực sự lo lắng về sự thất bại của giải pháp hai nhà nước không nên tuyệt vọng. Giải pháp này sẽ còn sống ở cả hai nhà nước Palestine và Israel như một ý tưởng và thậm chí có thể trở thành hiện thực thực tế nếu người Israel và Palestin chấp nhận thương lượng và thương thuyết một giải pháp. Và đây là 5 lý do tại sao.

1. Giải pháp tình thế: Không giống như một thỏa thuận với Syria về Cao nguyên Golan, việc thiếu đi một hiệp ước với người Palestin đã luôn đi kèm với tổn thất và tính cấp bách thực tế. Chỉ cần so sánh số lượng người Israel và Syria đã chết vì xung đột giữa họ với số người Israel và Palestin bị phe kia giết hại kể từ năm 1967 đến nay. Đơn giản là không hề có tình trạng không tổn thất giữa người Israel và Palestin. Tính chất xôi đậu, nhân khẩu học và địa lý khẳng định điều này. Hai cộng đồng dân đang đạp đầu nhau để sống. Benjamin Franklin đã đúng: gần quá hóa nhờn. Bạo lực, sự giận dữ và thất vọng chỉ làm người ta mụ mẫm và rồi việc này sẽ sớm gây ra hậu quả. Điều đó có nghĩa là khủng bố, bạo lực, xung đột và đàn áp sẽ còn tiếp tục.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là người Israel và Palestin đã sẵn sàng cho một cuộc thương lượng hoặc là giải pháp hai nhà nước sẽ thành công. Nhưng việc tìm kiếm sẽ tiếp tục không ngừng – đôi khi nghiêm túc, đôi khi không – giống như cuộc kiếm tìm Chén Thánh, hoặc kiếm tìm Elvis Presley vì tin rằng anh ta vẫn còn còn sống(Elvis sightings), và cuộc kiếm tìm dấu hiệu cuộc sống trên các hành tinh khác.

2. Giải pháp đỡ tồi tệ nhất: Dân chủ là hình thức tồi tệ nhất cho riêng từng chính phủ, nhưng tốt nhất cho tất cả, đó là phát biểu nổi tiếng của Thủ tướng Winston Churchill. Và Churchill cũng biết một vài điều về Palestine. Lập luận của ông rất thích đáng. Trong giải pháp cho từng lĩnh vực – và, hãy tin tôi trong vấn đề này, Những giải pháp cho từng lĩnh vực ở tất cả cá chính phủ trên toàn thế giới sẽ không ngừng cố gắng cho vấn đề Palestin – hai nhà nước trong một quốc gia hợp nhất là kết quả ít bị phản đối nhất. Không phải là vấn đề của giải pháp này, hay là, không rủi ro.

Nhưng các giải pháp thay thế khác – là ảo tưởng về một nhà nước, phương án Jordan, sáp nhập Israel và giải pháp tình thế – còn tồi tệ hơn. Không cần biết đó chỉ là lời nói hay là một sáng kiến thực tế, cho đến nay mô hình hai nhà nước vẫn tồn tại ở đây.

3. Chính trị Israel đòi hỏi: Chuyện ông Netanyahu có lẽ không hứng thú với việc đàm phán nghiêm túc để tạo ra một nhà nước Palestin độc lập không có nghĩa là các nhà chính trị Israel khác có cùng quan điểm này. Thực tế, trong chính phủ của ông ta, ông Netanyahu bị vây quanh bởi những người cố gắng đạt được một hiệp ước (Bộ trưởng bộ Quốc phòng Ehud Barak), hoặc người muốn đạt được một hiệp ước (Phó thủ tướng Shaul Mofaz). Tuyên bố gần đây của Ehud Olmert, nguyên thủ tướng đã từng đưa ra những điều khoản tốt hơn cho lãnh đạo người Palestin Mahmoud Abba trong năm 2007 và 2008 hơn là những gì Barak đã làm tại Trại David trong năm 2000, nó mở ra cơ hội cho giải pháp hai nhà nước được quay trở lại bàn nghị sự của Israel một cách nghiêm túc.

Nhưng không chỉ các chính trị gia. Điều tra gần đây của Israel tiếp tục cho thấy mức độ ủng hộ cao đối với giải pháp hai nhà nước trong cộng đồng người Israel. Ngay lúc này, không có gì là cấp bách. Thật vậy, chính phủ đoàn kết quốc gia Israel đưa ra thông điệp rằng “chúng tôi không muốn bị làm phiền với tiến trình hòa bình” và chỉ tập trung vào các vấn đề trong nước.

Nhưng trên thực tế sự mâu thuẫn giữa người Israel và Palestin đang là một trong những vấn đề còn trong tầm kiểm soát và chưa quá nghiêm trọng đến nỗi nó phải được làm nóng trở lại, hoặc Israel phải đối mặt với dự luận về sự chiếm đóng cũng như các chỉ trích quốc tế về việc đó. Người Israel vẫn coi bản thân họ là người có đạo đức với các giá trị nhân văn. Và nhiều khi nó được mang dưới cái gọi “an ninh”, sự chiếm đóng là một thứ đi ngược lại hình ảnh của người Israel. Cũng như người Anh ở Ấn Độ, người Israel nhạy cảm với vấn đề đạo đức, đặc biệt là những điều họ áp đặt cho mình. Israel cần một câu chuyện ngược lại, một tầm nhìn thay thế. Và với tất cả các sai sót của nó, giải pháp hai nhà nước đã đem lại thứ họ cần. Hãy bỏ qua người Palestin – người Israel cần một ý tưởng về hai nhà nước trong một quốc gia cho chính họ.

4. Người Palestin đang mắc kẹt với nó: Bỏ qua phát ngôn liên quan tới việc người Palestine từ bỏ Chính quyền quốc gia Palestine(PA), trao trả lại chìa khóa cho người Israel, hay nói cách khác là tự động hành xử hướng tới giải pháp một nhà nước. Người Palestine hiện đang mắc kẹt với mô hình hai nhà nước và họ biết điều này. Kể từ năm 1994, khi Thỏa thuận Gaza – Jericho cho phép ông Arafat quay lại Ramallah, người Palestine đã xây dựng các tổ chức và cợ sở hạ tầng cho nhà nước giả định của họ, với sự tuân thủ và hỗ trợ miễn cưỡng của người Israel và cộng đồng quốc tế. Giả sử nhà nước Palestine được hình thành, Salam Fayyad, thủ tướng Palestine, sẽ xứng đáng có được sự tín nhiệm với việc xây dựng được một ‘khung’ nhà nước ngay cả khi việc thương lượng vẫn còn bế tắc. Nếu nói về sự chắc chắn, thì đây giống như một canh bạc, nhưng dựa trên một phương châm từ một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của Kevin Costner mang tên Field of Dreams: Cứ làm thôi, và –  ai mà biết được? – Có thể mọi việc sẽ đến.

Không thể nói là người Palestine lạc quan. Nỗ lực xây dựng nhà nước đã được tiến hành với nhiều cách thức trong gần 20 năm nay. Cả một thế hệ người Palestine trẻ tuổi ở Bờ Tây và ngay cả ở dải Gaza đã lớn lên với sự chiếm đóng của Israel, cùng với những giai thoại lạ lùng về việc xây dựng nhà nước. Có một sự mâu thuẫn sâu sắc ở đây. Đầu năm nay, nhà thăm dò dư luận người Palestine Khalil Shikaki nhận thấy 45% người Palestine tin rằng mục tiêu đầu tiên và thiết yếu nhất của họ là chấm dứt sự chiếm đóng của Israel và xây dựng nhà nước Palestine. Cùng thời điểm đó 68% cảm thấy cơ hội để thành lập một nhà nước như vậy trong vòng 5 năm tới rất mong manh.

Trung tâm quyền lực của cộng đồng người Palestine đã dịch chuyển, có lẽ không thể chối cãi được, từ cộng đồng người Do Thái đến người Palestine, với hy vọng và nguyện vọng buộc phải thu nhỏ lại. Ngay cả ở dải Gaza, sự biểu thị tôn giáo của chủ nghĩa dân tộc Palestine – Hamas – điều hành một chính thể ổn định và những mục tiêu chiến lược của họ đã bị kiềm chế bởi một thực tế về mặt quản trị và các lựa chọn thu hẹp trong thế giới Ả rập. Với sự tan rã quốc gia Syria của Bashar al- Asad và một Iran đang chịu sức ép của phương Tây, lãnh đạo bên ngoài Hamas thấy họ không có một cộng đồng vững chắc – một sự phát triển mà chỉ giúp củng cố một lãnh đạo duy nhất bên trong kiểm soát dãi Gaza. Đó là sự trớ trêu của những trớ trêu mà thậm chí là một tiến trình hòa bình mờ mịt, vị trí mặc định cho lãnh đạo của Palestine là – bạn có thể đoán được – nỗ lực để giành được sự công nhận tại Liên Hợp quốc cho một nhà nước của người Palestine.

5. Quá lớn để thất bại hoặc thành công: Nếu không có hy vọng và có lẽ cả ảo tưởng, sẽ không có cuộc sống. Một nhà nước Palestine có thể sẽ chẳng bao giờ ra đời, nhưng cũng không có nghĩa rằng nó sẽ sớm tiêu vong. Rất nhiều truyện cổ ở rất nhiều nơi góp phần vào việc giữ cho ý tưởng tồn tại và biến nó thành hiện thực. Đừng quên rằng chúng ta đang nói về vùng Đất thánh ở đây: Jerusalem vẫn là trung tâm của thế giới với hàng triệu người Hồi giáo, Ki-tô giáo và Do thái giáo. Đây không phải là một nơi vô thần như ở châu Phi hay Stans. Phần lớn mọi người quan tâm tới vấn đề này và đơn giản là không sẵn sàng hoặc không thể chấp nhận rằng hòa bình ở vùng đất quá ư là đất hứa ấy có lẽ là không tưởng.

Mặc cho những phân tích khó chịu của tôi, những nhà kiến tạo hòa bình trên toàn thế giới sẽ không bỏ qua chuyện này. Những người đó bao gồm cả Barack Obama, người mà hai ngày sau khi nhậm chức đã bổ nhiệm một đặc phái viên để xử lý vấn đề này. Nếu đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, ông sẽ không thể không dùng tới sứ giả hòa bình (ông ta có nghiêm túc và thành công hay không lại là một câu chuyện khác).

Vì thế, các nhà giải pháp và các chuyên gia hòa bình ở khắp nơi: đừng thất vọng. Tiến trình hòa bình giống như Rock n Roll – nó sẽ không bao giờ chết. Và nó sẽ quay lại. Và khi nó thực sự quay lại, vấn đề trọng tâm, với nhiều tranh cãi, nhiều hy vọng và cả nhiều hứa hẹn vẫn là giải pháp hai nhà nước.

Ghi chú:
1. Thuyền Noah: là chiếc thuyền mà ông Noah dùng để cứu gia đình và cả động vật, thực vật trước đại nạn hồng thủy. Tác giả muốn nói giải pháp một quốc gia 2 nhà nước Do Thái và Palestine song song tồn tại là giải pháp tốt nhất cho câu chuyện tranh chấp dãi Gaza đã diễn ra hơn nửa thế kỷ qua như là chiếc thuyền cứu rỗi của Noah.

BS Hồ Hải hiệu đính - Tư Gia, 23h07' ngày thứ Năm, 19/7/2012