nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

SIÊU VI, HACKER VÀ PHÓNG XẠ

Bài đọc liên quan: Loạt 4 bài cúm

Tại sao lạ có cái tựa liên quan giữa siêu vi rút, hacker mũ đen và phóng xạ? Một là thuộc về vi sinh hữu cơ, còn 2 vật kia là hạt nhân của vô cơ, nhưng tạo hóa luôn vĩ đại khi cho vật chất nhỏ nhất có cùng một cơ chế hoạt động gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ khác nhau về cách chúng dùng cái gì để hoạt động là, do 1 siêu vi  rút sống như một cơ thể sống nên cần thức ăn, và có thể bị sức đề kháng con người tiêu diệt, còn chất phóng xạ không cần ăn để sống, mà sức đề kháng con người càng ngày bị chất phóng xạ vắt cho cạn kiệt mà thôi.

Như trong một bài viết của tôi cách đây 4 năm, siêu vi không thể tự đẻ đái được, vì nó chỉ có 1 chuỗi ADN  - Acid Deoxyribo Nucleic - hoặc ARN - Acid ribonucleic. Tùy theo loại mà chúng chọn một mô đích để sống. Ví dụ, con siêu vi viêm gan thì chọn tế bào gan để sống và sinh sản, con cúm thì chọn tế bào niêm mạc đường hô hấp để sống và sinh sản, etc. Siêu vi không sống ở ngoài tế bào được, nó phải sống trong nhân của tế bào. Khi vào nhân của tế bào động vật, con siêu vi gắn chuỗi ADN hay ARN của nó vào chuỗi nhiễm sắc thể của tế bào và sai khiến đẻ dùm. Cứ 1 con siêu vi vào một tế bào và sinh sôi nẩy nở cho đến khi tế bào chất bị nó ăn, và điều khiển sinh sản ra hàng triệu con siêu vi con, thì chúng phá màng tế bào và vào máu, rồi hàng triệu con đó lại chui vào hàng triệu tế bào khác để sinh sản tiếp tục. Nó như một phản ứng hạch tâm của bom nguyên tử.

Cũng giống thế, chất phóng xạ được đưa vào cơ thể động vật cũng có hoạt động như phản ứng hạch tâm của bom nguyên tử. Nhưng những phân tử hạt nhân thì không cần chất liệu di truyền là nhiểm sắc thể như siêu vi để làm nên phản ứng hạch tâm. Ngoài ra, chất phóng xạ nó không chừa bất cứ mô đích nào để tiêu diệt, nếu nó không là đồng vị phóng xạ phục vụ cho y học dùng để tấn công mô đích.

Sau này, khi công nghệ thông tin ra đời, các hacker viết phần mềm, họ viết những đoạn mã để gắn và một phần mềm điều khiển phần mềm chính thống của các hãng lớn dùng cho hệ điều hành máy tính cung cấp thông tin bảo mật. Cơ chế này giống như cơ chế con siêu vi rút điều khiển hệ điều hành sao chép tế bào của bộ nhiễm sắc thể để sinh sản con cái, cháu chắt cho mình. Nên từ đó, công nghệ thông tin đã vay mượn từ virus của y học để diễn tả những mã độc cho hệ điều hành máy vinh do các tin tặc gây ra.

Trong y học, người ta dùng chất đồng vị phóng xạ có đời sống phân hạch ngắn hạn rồi sau đó ngưng hoạt động phản ứng hạch tâm để điều trị bệnh. Nên trong thời gian trị bệnh bằng phóng xạ cho các bệnh lý ung thư, đòi hỏi liều lượng, mật độ khu trú đến mô đích phải rất nghiêm ngặt. Vì nếu chỉ quá liều 2 yếu tố này sẽ dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong.

Chiếc Curiosity thế hệ mới 2012 của NASA thám hiểm sao Hỏa. Nếu đem Curiosity so với thế hệ Spirit và Opportunity vào năm 2004 chỉ có đời sống chỉ nhiều ngày, trong khi đó, Curiosity có đời sống và hoạt động lâu đến 10 năm, và pin hạt nhân của nó có đời sống đến 20 năm

Nhưng trong kỹ thuật quân sự, và kỹ thuật hạch tâm phục vụ công nghệ như tạo ra điện năng,  thì chất phóng xạ có đời sống phản ứng hạch tâm càng dài càng tốt. Ví dụ như, nhà máy tạo ra điện cho chiếc xe tự hành Curiosity mà NASA mới phóng lên sao Hỏa hồi tháng 8 năm 2012 thì cục pin bằng năng lượng hạt nhân có đời sống 20 năm để đảm bảo vận hành chiếc xe với thời hạn 10 năm theo tính toán là thiết bị của xe sẽ hư hỏng!

Trong hoạt động tình báo chất phóng xạ hạt nhân cũng thường hay được sử dụng để thủ tiêu đối thủ khi cần thiết. Một ví dụ điển hình là việc ông Putin bị nghi ngờ là chủ mưu thủ tiêu bạn đồng môn thời còn làm ở cơ quan tình báo trung ương Liên Xô cũ - KGB - ông Alexander Litvinenko bị chết bất thường năm 2006 tại Anh, vì bị thủ tiêu bằng Polonium-210. Gần đây, mối quan hệ không êm đẹp giữa Nga và Anh cũng như phương Tây, thì Anh lại quyết định công khai điều tra lại cái chết đã được cho là ông Litvinenco đã uống 1 ly cà phê có đồng vị phóng xạ Polonium-210.

Chất phóng xạ hủy diệt không có tế bào chọn lọc như virus. Nó đến tế bào nào thì hủy diệt tế bào ấy. Nếu nhiễm phóng xạ qua đường hô hấp thì cái chết sẽ đến cấp kỳ chỉ trong tích tắc. Có nhiều cái chết đột ngột của các chính khách ở các quốc gia có chế độ chính trị không minh bạch như cộng sản, cũng vì bị ngộ độc phóng xạ qua đường hô hấp. Nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa thì cái chết có chậm hơn, vì nó sẽ được hấp thu vào máu, rồi đến làm suy tủy xương không còn khả năng sinh sản tế bào máu, bệnh nhân sẽ chết vì bệnh cảnh như người bị AIDS - Acquired Immuno-deficiency Syndrome: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải - của người nhiễm con siêu vi HIV.

Nhưng siêu vi thì ngày nay có nhiều thuốc chữa trị, đi kèm với một lối sống lành mạnh để nâng sức đề kháng của cơ thể, thì kéo dài đời sống của người bệnh đến hơn 5 năm, có trường hợp đến 10 năm, còn với nhiễm phóng xạ hạt nhân vì thủ tiêu, hay vì do sự cố hạt nhân như vụ nhà máy Chernobyl hay Fukushima thì hầu như chỉ chờ chết, vì chất phóng xạ đã vào cơ thể rồi thì không thể thải ra, mà nó ở đó để thực hiện hành trình phản ứng hạch tâm của mình cho đến hết đời sống mà nó được quy định.

Asia Clinic, 16h01' ngày thứ Hai, 29/9/2014

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

LUẬN VỀ NGHỀ VÀ NGHIỆP

Ngôn ngữ tiếng Việt rất hay. Có những danh từ ghép mà tổ tiên của người Việt đúc kết mà thành không chỉ vì đơn thuần về ngữ nghĩa, mà còn là những kinh nghiệm sống, kể cả tâm linh, và triết học. Trong số đó, có danh từ Nghề-nghiệp. 

Ở danh từ ghép này có 2 danh từ được ghép lại. Nghề là công việc chuyên môn của mỗi người làm việc hằng ngày để nuôi sống bản thân và gia đình. 

Còn Nghiệp là cái nghề mà nó đeo mang theo mình suốt đời, nhưng trong nghĩa tâm linh, nghiệp còn có nghĩa là hánh động có tác ý phát sinh từ tâm của mỗi người mà ra. Cho nên theo lý thuyết Phật giáo thì Nghiệp liên quan đến phạm trù nhân quả, gọi là nghiệp quả.

Tác ý tốt thì gieo nghiệp tốt từ một xuất phát điểm của cái tâm hướng chân thiện mỹ. Tác ý xấu là phát ra từ một cái tâm xấu đi ngược lại với chân thiện mỹ. 

Kết quả của chữ nghề nghiệp là làm việc chuyên môn của cá nhân suốt đời để nuôi sống bản thân và gia đình, đôi khi cả cộng đồng và dòng tộc. Nó tùy theo tác ý từ tâm của người đó hướng thiện hay hướng ác.

Song, nghề là cái mà chính bản thân người đó chọn được, quyết định được về chuyên môn. Trong khi đó, nghiệp là cái mà cá nhân người có nghề không thể chọn được, mà nó phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội, và tác ý tâm của cá nhân làm chuyển hướng đến nghè mà thành ra nghiệp. Ví dụ, tôi học y khoa, nhưng sau thời gian tôi thấy y khoa không hợp, tôi bỏ ngành y đi kinh doanh. Y khoa là cái nghề tôi đã chọn, nhưng hoàn cảnh xã hội, gia đình và tâm ý của tôi chuyển từ ngành y, tôi đi làm kinh doanh. Và cái nghiệp của tôi là nghiệp kinh doanh, trong khi cái nghề của tôi vẫn là nghề y khoa. Lúc đó, tôi kiêm cả luôn cái nghề kinh doanh, mà tôi phải học hỏi thêm để làm việc kinh doanh.

Trên thế giới không thiếu những cá nhân học một nghề, nhưng lại làm việc, một nghề khác với cái mình học. Cái nghề trái khuấy ấy gọi là nghiệp, và cũng là nghề mới của cá nhân đó. Nhưng cũng có nhiều người học nghề và làm chính cái nghề ấy suốt đời mình, và nó cũng chính là nghiệp của mình. Trong Phật học gọi nghiệp thì luôn gọi là nghiệp quả. Vì nghiệp là do tác ý từ tâm của con người mà ra. Tâm động thì duyên khởi, duyên khởi thì nghiệp sinh, nghiệp sinh thì gieo nhân và gặt quả. Tất cả  là một chuỗi logic của các khái niệm về khoa học xã hội, mà mỗi cá nhân phải tự kiến giải trước khi tư duy và hành động.

Không có gì phải tiếc nuối hay trăn trở khi ta học một nghề, mà phải đi làm một nghề khác. Vì nghề và nghiệp là 1 nhưng là 2, là 2 nhưng là 1. Có đi hết cái nghề mới nhìn thấy được cái nghiệp. Nghiệp ở đây là nghiệp quả phải đeo mang.

Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên mà các nhà giàu họ chọn con đường làm từ thiện cho việc giải nghiệp mà mình đã gieo khi còn hung hăng đi tìm sự giàu có, mà họ phải tác ý phi chân, thiện và mỹ. Nhưng cũng có lắm nhà giàu chọn con đường làm từ thiện để cho việc mình làm giàu hơn. Vì không có con đường quảng cáo nào đắc nhân tâm hơn bằng con đường làm từ thiện. Ngược lại, có những con người tâm huyết làm từ thiện vì thấy mình sinh ra đời là để gieo nhân và gặt quả. Quả thì đã có rồi đắng cay ngọt bùi gì cũng phải gặt, không trốn được. Nhưng nhân thì ta có thể chủ động gieo trồng cho hết kiếp nhân sinh này.

Mấy năm gần đây ở Việt Nam, có những nhà giàu lên truyền hình làm từ thiện qua những cuộc đấu giá mua vật phẩm cao ngất ngưỡng, nhưng rồi trốn biệt, không mua. Đó là họ đã tự tác ý gieo nghiệp quả xấu. Kết cục sẽ khó lường.

Trong nghề nghiệp cũng thế, chân thiện mỹ luôn yếu hơn phi chân thiện mỹ, nhưng chân thiện mỹ luôn trường tồn. Ai làm nghề mà với tâm không tốt, ban đầu có thể thành công, nhưng không bền lâu được. Đó là ý nghĩa tận cùng của chữ nghề nghiệp.

Asia Clinic, 16h14' ngày thứ Bảy, 20/9/2014

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

VÀI CON SỐ VỀ TỶ PHÚ THẾ GIỚI 2014 VÀ VIỆT NAM

Bảng đồ phân bố tỷ phú đô la trên toàn cầu của Billionaire Census 2014


Hôm qua, 17/9/2014 Billionaire Census và Weath-X công bố tài liệu tỷ phú đô la trên toàn cầu của năm 2014. Những con số tỷ phú tỷ lệ thuận với sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia thì ai cũng rõ. Vì tỷ phú là người tạo ra công ăn việc làm cho xã hội. Đó là thực tế nghịch lý với lý thuyết chủ nghĩa xã hội, chia đều sự cùng khổ hơn là chia sẻ sự thịnh vượng đến mọi người trong cộng đồng của mỗi quốc gia.

Đáng lưu ý đầu tiên đối với tôi là, có 2325 tỷ phú trên toàn cầu, thì trong đó, người Việt Nam trong nước chỉ có 2 người. Năm 2013, công bố Việt Nam trong nước chỉ có 1 người với tài sản tương đương 1 tỷ đô la, nhưng năm 2014, con số là 2 người, tổng tài sản là 3 tỷ đô la - trang 82 của 92 trang báo cáo. Đó là một ghi nhận đáng khích lệ, khi người Việt trong nước đang dần góp mặt với thế giới những người thành đạt, có giá trị toàn cầu.

Cái đáng lưu ý thứ hai là, trong 2325 tỷ phú đó, có 35% tỷ phú là chưa có bằng cấp đại học. 65% còn lại là có bằng cấp đại học và sau đại học. Trong 35% tỷ phú không có bằng đại học thì có 1 số người chưa tốt nghiệp tú tài - trang 24 của báo cáo Billionaire Census 2014. Trong 65% tỷ phú có trình độ đại học trở lên thì, có 42% là có trình độ cử nhân, 26% là thạc sỹ, 21% là MBA và 11% có bằng PhD.

Trong số top 20 trường đại học có số lượng đào tạo những tỷ phú cho toàn cầu thì Hoa Kỳ chiếm đến 16 trường đại học. Số còn lại 4 trường là của Ấn Độ, Anh, Nga và Thụy Sỹ. Danh sách top 20 trường đại học đó như sau:

1.  UNIVERSITY OF PENNSYLVANIA    UNITED STATES  đào tạo ra 25 tỷ phú
2.  HARVARD UNIVERSITY   UNITED STATES  đào tạo ra 22 tỷ phú
3.  YALE UNIVERSITY   UNITED STATES  đào tạo ra 20 tỷ phú
4.  UNIVERSITY OF SOUTHERN CALIFORNIA  UNITED STATES  đào tạo ra 16 tỷ phú 
5.  PRINCETON UNIVERSITY      UNITED STATES  đào tạo ra 14 tỷ phú
6.  CORNELL UNIVERSITY   UNITED STATES  đào tạo ra  14 tỷ phú
7.  STANFORD UNIVERSITY      UNITED STATES  đào tạo ra 14 tỷ phú
8.  UNIVERSITY OF CALIFORNIA, BERKELEY  UNITED STATES  đào tạo ra 12 tỷ phú
9.  UNIVERSITY OF MUMBAI  INDIA  đào tạo ra 12 tỷ phú
10.  LONDON SCHOOL OF ECONOMICS     UNITED KINGDOM  AND POLITICAL SCIENCE  đào tạo ra 11 tỷ phú
11.  LOMONOSOV MOSCOW STATE UNIVERSITY  RUSSIA   đào tạo ra 11 tỷ phú
12.  UNIVERSITY OF TEXAS      UNITED STATES đào tạo ra 10 tỷ phú
13.  DARTMOUTH COLLEGE      UNITED STATES đào tạo ra 10 tỷ phú
14.  UNIVERSITY OF MICHIGAN    UNITED STATES đào tạo ra 10 tỷ phú
15.  NEW YORK UNIVERSITY      UNITED STATES đào tạo ra 9 tỷ phú
16.  DUKE UNIVERSITY   UNITED STATES đào tạo ra 9 tỷ phú
17.  COLUMBIA UNIVERSITY      UNITED STATES đào tạo ra 8 tỷ phú
18.  BROWN UNIVERSITY   UNITED STATES đào tạo ra 8
19.  MASSACHUSETTS INSTITUTE OF TECHNOLOGY  UNITED STATES đào tạo ra 7 tỷ phú
20.  ETH ZURICH   SWITZERLAND đào tạo ra 6 tỷ phú

Điều đáng chú ý thứ ba là, trong 2325 tỷ phú thế giới có đến 286 người là phụ nữ. Chiếm 12.3%. Tổng số tiền họ nắm là 930 tỷ đô la, chiếm 12.8% tổng số tiền mà 2325 tỷ phú sở hữu. Chiếm đa số tới 64.5% của những phụ nữ tỷ phú là tài sản thừa kế. Chỉ có 17.1% là tự bản thân họ làm ra. Số còn lại, 17.5% là họ thừa kế tài sản và duy trì nó bằng sự điều hành của mình để trở thành tỷ phú.

Điều đáng chú ý thứ tư là, tỷ phú của cả Châu Âu với 775 tỷ phú nắm số tiền 2375 tỷ đô la Mỹ, đã vượt qua Bắc Mỹ với 609 tỷ phú nắm số tiền 2371 tỷ đô la Mỹ.

Top 20 thành phố có nhiều tỷ phú nhất thế giới năm 2014

Nhưng tổ số tỷ phú nhiều nhất thế giới vẫn thuộc về Hoa Kỳ với 571 người, thứ hai là Trung Hoa 190 tỷ phú. Thành phố có tỷ phú nhiều nhất thế giới vẫn là New York với 103, và nước Mỹ có đến 571 tỷ phú, nắm 2266 tỷ đô la. Đứng hàng thứ hai thế giới về số lượng tỷ phú là Trung Hoa với 190 người, nắm 440 tỷ đô la - trang 38 và 45 của báo cáo Billionaire Census 2014. Mặc dù, thành phố đứng thứ hai thế giới có nhiều tỷ phú sau New York là Mạc Tư Khoa với 85 tỷ phú, nắm tài sản 307 tỷ đô la, nhưng Hong Kong Trung Hoa cũng không kém khi nó có đến 82 tỷ phú, nắm 343 tỷ đô la Mỹ. Đây là top 10 thành phố châu Á có nhiều tỷ phú, và sở hữu tài sản do Billionaire Census 2014 báo cáo:

1.  HONG KONG  có  82 tỷ phú sở hữu 343 tỷ đô la
2. BEIJING, CHINA  có  37 tỷ phú sở hữu 98 tỷ đô la
3.  SINGAPORE  có  32 tỷ phú sở hữu 65 tỷ đô la
4.  MUMBAI, INDIA  có  28 tỷ phú sở hữu 97 tỷ đô la
5.  TOKYO, JAPAN  có  26 tỷ phú sở hữu 71 tỷ đô la
6.  SHENZHEN, CHINA  có  25 tỷ phú sở hữu 58 tỷ đô la
7.  SHANGHAI, CHINA  có  21 tỷ phú sở hữu 46 tỷ đô la
8.  TAIPEI, TAIWAN  có  21 tỷ phú sở hữu 43 tỷ đô la
9.  SEOUL, SOUTH KOREA có  20 tỷ phú sở hữu 48 tỷ đô la
10.  BANGKOK, THAILAND  có  17 tỷ phú sở hữu 56 tỷ đô la

Clip tóm tắt về tổng kết tỷ phú thế giới năm 2014

Tuổi trung bình để trở thành tỷ phú là 45. Mặc dù vẫn có những tỷ phú trẻ ở độ tuổi 20 - 30. Nhưng mật độ tập trung nhiều nhất ở độ tuổi thừ 55-64 chiếm tỷ lệ cao nhất với 26.8%. Trên 85 tuổi vẫn chiếm 6.9% cũng là một con số rất đáng kể.

Người ta còn dự đoán rằng năm 2015 sẽ có thêm 7.9% tỷ phú mới xuất hiện, nâng số tỷ phú toàn cầu lên con số 2508 người. Và đến 2020, sẽ có đến 3873 nhà tỷ phú đô la trên toàn cầu.

Nói thêm về tỷ phú người Việt ở nước ngoài, theo hiểu biết của tôi qua thông tin thì cũng có 2 người đáng kính trọng, mà ai quan tâm đến thông tin đều biết. 

Người đã từng về Việt Nam làm ăn là ông Hoàng Kiều - chủ tịch Tập đoàn RASS: Rare Antibody Antigen Supply Inc - ở Los Angeles, California với tài sản lên đến 2.8 tỷ đô la, xếp hạng thứ 627 thế giới theo Forbes! Ông du học Hoa Kỳ từ sự đỡ đầu của người chú ruột là nhạc sỹ Hoàng Thy Thơ từ trước 1975 của Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một doanh nhân thành công từ ngành dược phẩm, và đi lên từ nhân viên của Tập đoàn sữa Abbott Hoa Kỳ. Đây có thể xem là niềm tự hào của người Việt, vì ông làm giàu ở một ngành chăm lo sức khỏe của con người.

Một người trẻ nữa là Chu Chính - chủ tịch Tập đoàn Blackstone - ở New York. Không thấy báo cáo năm 2014 trên Forbes, nhưng năm 2012 thì, tổng tài sản của ông cũng đã trên 2 tỷ đô la. Ông là một thiếu niên vượt biển, và học hành, làm ăn thành đạt từ ngành tài chính ngân hàng, bất động sản và chứng khoán.

Chưa thống kê hết, nhưng chắc chắn Việt Nam còn nhiều tỷ phú hơn. Họ sẽ giúp cho đất nước nhiều hơn. Song nhân cách của tỷ phú là gầy dựng sức mạnh của quốc gia. Sức mạnh ấy phải là sức mạnh của Kinh Phúc âm cho sự thịnh vượng của Andrew Carnegie.

Asia Clinic, 16h27' ngày thứ Năm, 18/9/2014

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỒ SƠ NHẬP HỌC ĐẠI HỌC HOA KỲ

Hằng năm cứ vào mùa nhập học năm học mới của Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng là giai đoạn tăng tốc để làm hồ sơ nhập học và xin học bổng của các đại học Hoa Kỳ. Thường mỗi ứng viên sẽ nộp hồ sơ nhiều trường khác nhau chia làm 3 loại như sau:

1. Những trường mà ứng viên mơ ước. Các trường này thường có xếp hạng cao.

2. Những trường mà ứng viên cho rằng vừa với khả năng mình sẽ được nhận.

3. Trường dự bị mà ứng viên chắc chắn 100% mình được nhận, vì khả năng ứng viên thừa để được nhận.

Sơ lược về các loại hồ sơ nhập học đại học Hoa Kỳ

Một cách chung nhất, thời hạn nộp hồ sơ vào các trường đại học Hoa Kỳ chia ra làm 2 loại:

1. Loại trường không có quy định hạn chót - deadlines - nhận hồ sơ. Đối với loại trường này thì sự quan tâm đến nhận học bổng ít được chú trọng. Vì học bổng nếu có cũng rất thấp.

2. Hồ sơ nhập học vào đại học Hoa Kỳ có quy định hạn chót. Đối với các trường này thường có học bổng cao, nên được chú trọng nhiều hơn cho cả sinh viên bản xứ và du học sinh. No cũng chia làm 2 loại nộp hồ sơ như sau:

2.1. Loại quyết định và hành động sớm - Early Decision & Action: Điều này có nghĩa là khi quyết định và hành động sớm - thường hạn chót nhận hồ sơ  khoảng vào từ 10 đến ngày 15 tháng 11 hằng năm tùy theo trường - thì ứng viên sẽ có kết quả nhập học sớm, nếu nhà trường thấy ứng viên xứng đáng để được nhận học bổng, và nhập học theo đúng yêu cầu cho ứng viên.

Ví dụ cụ thể cho loại hồ sơ này, 1 ứng viên A nộp hồ sơ vào 1 trường B nào đó theo dạng nộp hồ sơ này, với yêu cầu nhà trường rằng, tao chỉ có thể đóng cho trường $1,000/năm. Khi có kết quả đồng ý của trường cho nhập học của trường đại học B, thì dù trường B đó, có học phí ăn ở là $60,000/năm đi nữa, họ cũng phải cho $59,000 còn lại cho ứng viên mỗi năm, trong 4 năm đại học. Loại hồ sơ này thường có kết quả sớm khoảng tháng 01 hoặc tháng 02 của năm mới là sẽ có kết quả trả lời của trường. Nhưng khi được nhập học là phải trả lời cho trường biết chỉ trong 1 đến 2 tuần là ứng viên có chịu nhập học với trường B hay không? Có 2 khả năng ở đây cần bàn:

Khả năng thứ nhất là hầu hết các ứng viên trả lời là đồng ý nhập học. Lúc đó ứng viên phải có nhiệm vụ thông báo cho các trường đại học còn lại mà ứng viên đã nộp hồ sơ trong kỳ nhập học đó là, mình đã quyết định nhập học ở trường B theo loại early decision & action rồi. Việc này nhằm cho trường B quyết định số ứng viên còn lại, và tránh việc ứng viên bắt cá nhiều tay.

Khả năng thứ hai là, ứng viên trả lời từ chối trường B, vì ứng viên có thừa hy vọng sẽ nhận học bổng cao hơn ở các trường khác danh giá hơn. Nhưng điều này hầu như rất hiếm, vì chẳng ai có thể hiểu được Hội đồng xét tuyển các đại học Hoa Kỳ có chiến lược tuyển sinh như thế nào ở mỗi mùa nhập học.

2.2. Loại nộp hồ sơ bình thường - Regular Application: Điều này có nghĩa là thời hạn quy định thường quy đóng hồ sơ cuối cùng trong mùa nhập học hằng năm - thường là khoảng từ 01 đến 15 tháng 12 hằng năm tùy theo trường. Đến thời hạn này xem như nhà trường đóng hồ sơ và bắt đầu cho Hội đồng xét tuyển nghiên cứu hồ sơ để loại hồ sơ ứng viên không đạt nhập học, hồ sơ ứng viên được nhập học, và hồ sơ ứng viên được nhập học và được nhận tài trợ tài chính và học bổng. Kết quả nhập học và được học bổng cho loại nhập hồ sơ này thường có kết quả vào ngày 01 tháng 4 hằng năm. Kết quả có thể sớm hơn với người có học bổng, và chậm hơn với người không có học bổng so với mốc ngày 01/4 chỉ trong 1 tuần. Sau thời gian này mọi hy vọng xem như không còn nữa với cả nhập học và xin học bổng. Loại hồ sơ này, thí sinh có quyền chờ đợi cho tất cả các trường, mà thí sinh đã nộp hồ sơ nhập học trả lời. Vì thời gian có thư thả hơn từ 2 tuần đến 1 tháng tùy trường ra quy định.

Dù là loại hồ sơ nhập học quyết định và hành động sớm hay nhập học bình thường thì đều có chung 1 quy định là hạn chót của hồ sơ thí sinh nộp sẽ dựa vào con mộc đóng thời gian trên bưu điện gửi đi. Có nghĩa là, trường B để thời hạn chót là 10/12 thì trên bì thư gửi hồ sơ của thí sinh có dấu con mộc bưu điện để ngày 10/12 là tốt.

Thư nhập học và từ chối của các Đại học ở Hoa Kỳ

Các trường đại học phương Tây nói chung, và đại học Hoa Kỳ nói riêng, họ rất "lịch sự" trong việc trả lời thư cho ứng viên dù họ có nhận, hay từ chối ứng viên đến với họ. Lịch sự vì khi ứng viên nộp hồ sơ là phải đóng phí để Hội đồng Xét tuyển bỏ công ra xem xét hồ sơ, có tính cả tiền tem thư gửi cho ứng viên, dù ứng viên có ở một nơi cách xa nửa vòng trái đất. Nên cũng có 2 loại thư nhập học và thư từ chối rất lịch sự từ trường đại học mà ứng viên đã nộp hồ sơ.

1. Thư từ chối - small envelop: Thư từ chối bao giờ cũng lịch sự, nếu ứng viên chưa hiểu cái văn hóa bàn tay sắc bọc nhung của phương Tây. Có nghĩa là từ chối mà ứng viên vẫn thấy mình rất vui lòng, và hãnh diện được trường quan tâm. Thư này là 1 lá thư chung cho tất cả ứng viên cùng nội dung, chỉ khác tên ứng viên điền vào đấy. Lời lẻ rất ngọt ngào, tao thấy mày là một thí sinh rất tốt, nhưng do chế độ tuyển sinh năm nay của trường tao có rất nhiều hồ sơ quá tốt, nên mày hãy chờ tụi tao xét lại, và đưa mày vào diện chờ đợi. Hoặc là, rất tiếc là năm nay trường tao có nhiều ứng viên tốt, và chiến lược tuyển sinh của trường ta lại không phù hợp với mày, mặc dù mày là một thí sinh xuất sắc trong số những thí sinh mà trường đã nhận hồ sơ, bla bla... Và một điều chú ý là không cần đọc thư nếu cái bì thư đựng lá thư kia chỉ bằng cái bì thư thông thường của bưu điện mà ta thường gửi thư cho bạn bè, người thân - small envelop - bì thư nhỏ.

2. Thư nhập học - big envelop: Nếu thư từ chối đã lịch sự, thì thư đồng ý cho thí sinh nhập học còn lịch sự vạn phần. Trong thư nhập học có từ 4 đến 5 loại giấy tờ:

2.1. Thư chúc mừng nhập học của chủ tịch trường.

2.2. Thư thông báo được học bổng hoặc tài trợ tài chính của giám đốc tài chính hoặc của hiệu trưởng trường.

2.3. Kèm theo 2 thư trên là 1 bảng danh dự của trường giấy cứng có seal logo của trường thông báo số tiền được nhận học bổng hoặc tài trợ tài chính cụ thể bao nhiêu mỗi học kỳ hoặc năm.

2.4. Một thư thông báo là nếu thực sự nhập học thì vào website trường để đóng tiền đặt cọc nhập học, tiền đặt cọc này là mất, nếu thí sinh sau đó đổi ý học trường khác mà không nhập học ở trường này. Vì thí sinh có thể có nhiều trường đồng ý nhập học. Sau khi đóng đặt cọc thì trường sẽ gửi cấp tốc cái I 20 về cho thí sinh để thí sinh làm thủ tục visa xuất cảnh để nhập học. Khi thí sinh đăng ký 1 ID trên website để đóng cọc thì ngay khi đó thí sinh sẽ có 1 địa chỉ email của trường với họ.tên@abcschool.edu. Địa chỉ và ID này sẽ theo suốt quảng thời gian 4 năm đại học của thí sinh.

Dĩ nhiên, nếu thí sinh đã từng có người nhà đã từng học ở Hoa Kỳ thì ngay lúc đóng cọc phải đăng ký ngay môn học. Nếu đăng ký môn học chậm sẽ không còn lớp tốt cho thí sinh. Lúc ấy thí sinh sẽ đăng ký lớp học không đúng như trình tự học của mình. Ví dụ, học năm nhất mà phải học môn học của năm 2 hoặc 3. Điều này rất thường xảy ra ở các đại học tốt của Hoa Kỳ, vì ai cũng tham quan, nghiên cứu trường, giáo sư, môn học của chuyên ngành mình học trước khi làm hồ sơ. Hơn nữa, sinh viên năm trước dồn lại 1 môn học nhập môn sẽ không còn chỗ cho sinh viên mới vào, vì sỉ số sinh viên/giáo sư trường tốt ở Hoa Kỳ luôn < 14/1.

2.5. Một số trường sẽ gửi thêm cả I 20 cho thí sinh với 1 số trường mà chưa có tiền đặt cọc theo học của thí sinh, nhưng trong I 20 này luôn thòng 1 câu là I 20 này sẽ mất giá trị nếu thí sinh từ chối nhập học.

Đương nhiên, tất cả các giấy tờ trên phải được đựng trong một big envelop - bì thư lớn - có gắn seal logo trường trên dải ru băng màu đặc trưng của thương hiệu nhà trường rất trịnh trọng như một công hàm ngoại giao.

Chọn trường đại học Hoa Kỳ khi có thư nhập học

Thói đời oái oăm ở chỗ là, khi nộp hồ sơ, thí sinh nào cũng mong được nhiều trường nhận và cho học bổng. Nhưng khi có nhiều trường nhận và cho học bổng thì lại là điều khó khăn nhất cho thí sinh chọn lựa trường mình học. Kinh nghiệm của người đi trước thấy rằng, đã là trường đại học tốt, và ngành học của trường có thứ hạng tốt, thì không có trường đại học Hoa Kỳ nào tầm thường, chỉ có người học tầm thường mà thôi. Cho nên có mấy nguyên tắc chọn trường nhập học, khi có nhiều trường cùng nhận và cả cho học bổng ưu tiên thứ tự mà tôi đã viết một bài trên blog của mình sau:

1. Ưu tiên hàng đầu là xem lại tài chính của gia đình mình có kham nổi chuyện học hành của mình ở cái trường nào cho mình học bổng mà không được toàn phần. Vì ở Hoa Kỳ và thế giới, vấn đề quan trọng là anh học ngành gì hữu dụng và làm việc hiệu quả chứ không phải danh tiếng của trường là vấn đề quan trọng.

2. Ưu tiên hai là tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường của cái ngành mà mình chọn học ở cái trường mà mình được học bổng.

3. Ưu tiên thứ ba là lương của sinh viên sau khi tốt nghiệp ở cái ngành mà mình chọn học của cái trường mà mình được học bổng là bao nhiêu mỗi năm?

4. Ưu tiên hàng thứ tư là xếp hạng cái ngành của cái trường mà mình được học bổng.

5. Cuối cùng là xem mình học trường đó, ngành đó sau khi tốt nghiệp có dễ dàng cho điều kiện sẽ học thêm sau đại học sau này không?

Tôi sẽ quay lại với bài, nộp hồ sơ nhận học bổng Go West Foundation như thế nào? trong bài viết tới.

Asia Clinic, 15h58' ngày thứ Năm, 11/9/2014

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

TRIỄN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 2014 - ĐÁNH CHẾT CÁI NÓI LÁO VẪN KHÔNG CHỪA

Bài đọc liên quan: Tôi đọc Đèn Cù

Lâu nay, vẫn thường nghe chính quyền Việt Nam đương đại lừa dối dân, không trung thực chỉ để làm tay sai cho Trung Cộng. Nhưng sau tác phẩm Đèn Cù của ông Trần Đỉnh - người sống chung với các lãnh đạo cộng sản ở Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến - thì mọi sự dối trá phơi bày ra giữa bàng dân thiên hạ không chối cãi được.

Không biết vì Đèn Cù hay vì cái gì mà chính quyền vội vã làm cuộc triễn lãm dối trá về Cải cách Ruộng đất  - CCRĐ - năm 1946 - 1957. Cuộc triễn lãm này có cả truyền thanh truyền hình tung hê là nó đúng đắn, và là nền tảng cho sự thắng lợi của đảng cầm quyền. Nếu ai đọc Đèn Cù cũng sẽ nhớ Chương 5, trang 82 và 83 nội dung như sau:

Để có phát pháo mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường  Chinh chỉ thị báo Nhân Dân tường  thuật vụ đấu Nguyễn Thị Năm  -  Cát Hanh Long.  Tôi nhận nhiệm vụ.  Trường Chinh nói phân công tôi vì cần một bài báo viết nổi bật lên khung cảnh sôi sục, sinh động của cuộc đấu tố để ca ngợi sức mạnh của bần cố nông được phát động, còn tội ác thì tôi cứ theo tài liệu, cáo trạng của đội.  Tôi nói tôi không dự đấu tố thì anh bảo tôi khai thác Văn, người cấp dưỡng theo anh tới tận Đồng Bẩm và đã chứng kiến các buổi đấu tố.  Sở dĩ báo chí không dự đấu là vì giữ bí mật, ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số đường chim bay, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt.  
Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi, CB  (Bác Hồ)  gửi đến bài  “Địa chủ ác ghê.” Thánh hiền dạy rằng:  “Vi phú bất nhân.” Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác:  như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa  -  thế thôi.  Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ: Mụ địa chủ Cát - Hanh - Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã kể các tội cụ thể và con số cụ thể.  
(Trong hồi ký nói về mười nỗi buồn của Bác Hồ, viết Bác không  tán  thành  đấu  Nguyễn  Thị  Năm  nhưng  phải  nghe  cố vấn Trung Quốc, Hoàng Tùng vô tình hay cố tình quên bài báo Bác  gây  căm  thù  cao  độ  này.  Đâm  ra  lại  đổ  cho  Bác  cái  lỗi không kiên định - nghe cả điều sai vốn trái với ý mình.)  
Dăm bữa sau bài  “phóng sự nghe kể lại,”  tôi xuống Đồng Bẩm.  Tình cờ Tiêu Lang, báo Cứu Quốc, trong đội cải cách về đây  còn  ở  lại  lo  hậu  sự.  Tôi  hỏi  chuyện  bắn,  anh  lè  lưỡi  lắc đầu mãi rồi mới kể lại. 
“Sợ  lắm,  tội  lắm,  đừng  có  nói  với  ai,  chết  tớ.  Khi  du  kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van”  các anh  làm  gì  thì  bảo  em  trước  để  em  còn  tụng  kinh.”  Du  kich quát:  “đưa  đi  chỗ giam  khác  thôi,  im!.”  Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng.  Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa  chủ.  Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ mà.  Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất.  Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt.  Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên  vừa  giẫm  vừa hô:  “Chết  còn  ngoan  cố  này,  ngoan  cố  nổi với các ông nông dân không này?”  Nghe xương kêu răng rắc mà  tớ  không  dám  chạy,  sợ  bị  quy  là  thương  địa  chủ.  Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy...”  

Do vội vã nên hình ảnh triễn lãm CCRĐ lại toàn hình ảnh mới. Và không có dấu chứng lịch sử đúng với thời của CCRĐ một cách vụng về của kẻ nói láo. Không biết ông giám đốc bảo tàng lịch sử quốc gia có thuộc lịch sử không với những hình ảnh khập khiểng sau đây?

Đây là hình ảnh mà triễn lãm CCRĐ ghi rằng: Bữa cơm của bần cố n6ng sau khi CCRĐ. Thời thập niên 1950s làm gì ở Việt Nam có mâm nhôm, nồi cơm nấu bằng gas trắng không nhọ nồi, và chén đĩa đủa nhựa như thế này?(hình triễn lãm)


Tôi còn nhớ, những năm 1960s dân miền Nam vẫn còn dùng nồi đồng, nồi đất. Mãi đến thập niên 1970s thì nồi gang, nồi nhôm mới có nhờ vào tận dụng những trang thiết bị chiến tranh để tái chế. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa rõ ràng quá hiện đại, nên có nồi nhôm từ khi cải cách ruộng đất nhỉ? Nên sau 30/4/1975 thì bộ đội cụ Hồ vào Nam phải mua từng cái lốp xe đạp, cái tăm xe đạp, đến con búp bê, cái chén mang về Bắc làm tặng phẩm. Thương thật!


Đây là y phục địa chủ bị đấu tố và bị tử hình trong cải cách ruộng đất(hình trắng đen) và y phục phường chèo để làm vội vàng cho triễn lãm nhằm mỵ dân?


Ông bà nội ngoại của tôi thường mặc quần lãnh, áo the khăn đóng, mang guốc mộc, hoặc giày vải, chứ tôi chưa thấy họ mặc áo phường chèo, hát bộ như thế này. Vì họ giàu thật, chứ họ không giàu kiểu mafia hay trưởng giả học làm sang, mà mặc quần áo kiểu màu mè, nhố nhăng như áo quần trong triễn lãm!


Báo cáo của cụ Hồ tại kỳ họp thứ 3 khóa I, Quốc hội nước VNDCCH, từ ngày 1-4/12/1953.(Hình triễn lãm)

Nhưng sau đó chính cụ Hồ lại tuyên bố như thế này trong Hồ Chí Minh toàn tập giai đoạn 1955-1957.(Hình triễn lãm)

Không tham dự triễn lãm, nhưng những gì cộng đồng thế giới mạng đưa lên, tôi có thể thấy rằng - cái nết nói láo của chính quyền đánh chết cũng không chừa. Cái này tục ngữ ông cha gọi là, giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, mà ông bà ta thường hay nói.


Bây giờ đâu phải thời cụ Hồ gầy dựng sự nghiệp, mà còn đi nói láo như cụ ngày ấy? Để đối phó với sự minh bạch thông tin, không phải là tìm cách đi nói láo kiểu thời còn bưng bít thông tin, mà phải thực tâm công nhận những sai lầm, và lừa dối thì mới mong có sự tha thứ của nhân dân?

Asia Clinic, 12h29' ngày thứ Tư, ngày 10/9/2014

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

TÔI ĐỌC "ĐÈN CÙ"

Đèn Cù trên kệ sách của nhà sách Tự Lực ở Santa Ana - California - Hoa Kỳ

Hôm 26/8/2014 tôi đi Hoa Kỳ, anh bạn bảo, anh ấy mới vừa gửi về Việt Nam cho 1 người bạn cuốn "Đèn Cù" vừa mới xuất bản tháng 8/2014 do Việt Book ấn hành. Thực lòng mà nói, tôi chẳng quan tâm đến sách vở nhiều, vì đã luống tuổi, chả còn thời gian để đọc. Và nhà sách Tự Lực ở Santa Ana, thấy để giá $25 không giảm giá, nhưng tôi chẳng quan tâm. 

Cách đây 2 hôm, có nhà báo thông báo cho tôi, tác giả Trần Đĩnh cho phép mọi người download về bảng PDF để dùng, mà không đòi hỏi gì. Tôi thử xem. Thực lòng mà nói, 30 năm nay chưa có tác phẩm nào của người Việt viết buộc tôi phải bỏ thời gian đọc hết từ đầu tới cuối như Đèn Cù.

Đèn Cù hay từ cái tên

Tôi đã từng nghe cái tên đèn cù, nhưng chưa bao giờ hiểu nó là đèn kéo quân, có lẽ, nó là phương ngữ của người miền Bắc Việt Nam. Nên khi tìm định nghĩa đèn cù, tôi mới hiểu tư tưởng của tác giả muốn nói gì? Và lúc ấy, đèn cù thu hút tôi.

Đèn cù không như lời giới thiệu của Ông Ngô Nhân Dụng là, một loại tiểu thuyết mới, rất mới ở trang 9 - vì tiểu thuyết là tác phẩm mà tác giả tưởng tượng và vẽ nên thực mà không thực có với đời sống , hư cấu - mà Đèn Cù là một tác phẩm tự sự - tự truyện - những gì có thực dưới hình thức hiện thực phê phán. Tác giả chỉ kể lại những điều tai nghe, mắt thấy, đã sống với nó, sờ được nó, ngủ với nó, ăn uống với nó, trăn trở nó, thậm chí khiếp sợ nó suốt 50 năm qua - những sự kiện suốt con đường tác giả đi theo cụ Hồ.

Từ đó, cụ Hồ là nhân vật trung tâm, kéo sềnh sệch đoàn quân đi theo con đường "cách mạng" mà cụ Hồ tự cho là đúng. Sau rốt, là cụ Hồ đã lôi cả dân tộc vào trò chơi lịch sử như một lũ mọi rợ, vong nô từ tâm thế, đến tư thế đi vòng quanh dưới tâm thế nô vong, chư hầu của ngoại bang, không tư tưởng, không sách lược, mà chỉ làm kỹ chiến thuật theo lệnh của Stalin và Mao.

Đèn Cù hay từ cái tên là vậy, và đó là tư tưởng chủ đạo của tác phẩm văn học, hiện thực phê phán có lối tự sự của một người đã từng viết thuê những chuyện giả sử chuyên nghiệp, mà vẫn làm cả dân tộc mê muội - Trần Đĩnh - bây giờ ông viết thật về mình. Nếu tác giả Trần Đĩnh đặt tên cho tác phẩm của ông là Đèn Kéo Quân thì lại mất hay, vì:

Đèn kéo quân sang trọng quá, trong khi những gì người cộng sản làm thể hiện tính cách bần nông, độc ác kiểu thời Trung Cổ như súc vật, chứ không thanh cao, quý phái của tầng lớp thượng lưu đi làm cách mạng như các cuộc cách mạng dân chủ tư sản phương Tây. Và ngay từ đầu, họ đã gọi họ làm cách mạng vô sản - cách mạng của những kẻ khố rách áo ôm, vô học, và lưu manh. Nó phải có cái tên Đèn Cù rất bần nông, dân giả, và đượm màu sắc văn hóa gốc rạ. Nó không thể được đặt cái tên mỹ miều - Đèn Kéo Quân được.


Đèn Cù của Trần Đỉnh  và của dân gian Việt là Đèn Cù của tư tưởng, của đại nghiệp, chứ không phải là đèn cù yêu đương dân ca như ông Nguyễn Ngọc Ngạn đã hiểu hời hợt.

Đèn Cù mô tả tâm thế và tư thế vong nô cho ngoại bang

Trọn bộ 599 trang, trong đó, 583 trang của tác phẩm Đèn Cù - trừ 16 trang của lời giới thiệu và nhà xuất bản - Đèn Cù mô tả đầy đủ tính súc vật của cuộc cách mạng vô sản không chỉ ở Việt Nam, mà còn loáng thoáng thấy ở Liên Xô và Trung Hoa. Điều này tác giả đã tả đầy đủ ở chương 4 - chương nói về phương pháp đấu tố từ trong chính đồng đội ra đến toàn dân theo cái phàm là thứ 2 của Mao - cán bộ cốt cán của đảng phải có tỳ vết.

Cũng đúng thôi, với 2 bàn tay trắng làm sao bắt giặc, nền kinh tế vừa thoát nô lệ Pháp, gần như 99% là nông dân cùng khổ, nếu không làm vong nô thì lấy đâu súng đạn, lương thực để làm cách mạng, mà phải là cách mạng vô sản kia mới chết chứ?

Đèn Cù nói lên cái yếu hèn của trí thức

Bàng bạc trong toàn bộ tác phẩm Đèn Cù cho ta thấy trí thức chỉ là con tốt trên một bàn cờ. Những trí thức - nói đúng nghĩa hơn là những con mọt sách, mà người Mỹ thường hay dùng từ NERD để diễn tả về họ. Trí thức, họ chỉ có thể là kẻ làm thuê, chịu sự chăn dắt để yên thân, họ chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ muốn làm chủ hay làm đầu tàu để kéo quân. Hơn nữa, họ thiếu sự đoàn kết, vì họ tự cho mình là trí tuệ cao. Nên họ yếu hèn, họ trở thành kẻ sai vặt, tự đi vặt lông mình, và vặt lông đồng đội sống chết với mình dưới sự sai khiến chỉ một con người có chữ, ít học, nhưng thừa kinh nghiệm lọc lõi của đời, và thừa vô liêm sĩ để làm bất cứ điều gì, nhằm đạt được tham vọng của chính bản thân phần con của mình đòi hỏi.

Ngay từ những lúc cùng cực nhất của cuộc cách mạng vô sản phải rút lui vào rừng chờ thời cơ, đám nerd kia, vẫn biết mình bị o ép để tự mình đấu tố mình, để đám chính trị gia nắm yếu huyệt sai khiến, nhưng đám nerd ấy vẫn cắn răng chịu đựng trong sợ hãi, túng quẩn, để có kẻ điên, người tự vẩn. Đám nerd học trường Tây, vẫn tự cho mình là thông minh hơn người, nhưng vẫn không thoát ra được cái hèn yếu của tư tưởng an phận - như Nguyễn Tuân... Không có ai như Phạm Duy của đám nerd thời Tây học, dám vứt bỏ để Nam tiến và làm lại, dám vứt bỏ ra đi sau 30/4/1975 để làm lại. Đó là sự khác biệt của cái dũng, cái hiểu biết của trí thức thực sự.

Quy luật 80/20 đã làm nên lịch sử đau buồn cho dân tộc Việt

Cụ Hồ nói riêng, và chính khách cộng sản nói chung đã thành công trong cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam và các quốc gia cộng sản, khi họ đã nắm đúng quy luật 80/20. 80% con người trên trái đất luôn ở tầng lớp hạ lưu. Con đường cách mạng với chia ruộng cho dân cày, dạy cho dân biết chữ, mang lại sự bình đẳng cho mọi tầng lớp xã hội đã là thỏi nam châm hút tất cả dân tộc Việt sau 1.100 năm nô lệ cả Tàu lẫn Tây chạy theo một cách vô thức, kể cả đám nerd học trường Tây, tự cho mình là trí thức. Nhưng, oái ăm thay cho dân tộc Việt là, thời các cụ làm cách mạng quy luật 80/20 của Việt Nam là 99/1!

Đến đây, chúng ta có thể kết luận, và khẳng định để có câu trả lời cho câu hỏi tại sao, lịch sử chọn cụ Hồ, mà không chọn cụ Phan Chu Trinh để làm cuộc cách mạng tốt đẹp cho quốc gia dân tộc. Và ngay cả hôm nay, cuộc cách mạng thông tin, nền kinh tế tri thức, và hầu hết người dân Việt có chữ, nhưng để người Việt hiểu ý nghĩa, và sự tốt đẹp của khai dân trí, chấn hưng dân khí, mới là vấn đề cho hậu dân sinh của Phan Chí Sỹ như thế nào? Và người Việt cũng không thể thoát được với chén cơm manh áo, nhục dục bản năng của chính họ.

Đó chính là 2 điều kiện cần và đủ để dân tộc Việt chọn cụ Hồ đứng vào lịch sử ngàn năm. Một chọn lựa buồn cho lịch sử dân tộc. Suy cho cùng, đã là quy luật thì bất kỳ dân tộc nào cũng phải đi theo, tiên tiến cũng như lạc hậu. Vấn đề còn lại là, đầu tàu kéo quân của chiếc Đèn Cù hay là Đèn Kéo Quân kéo dân tộc đi theo hướng nào?

Đèn Cù đã giải thích tất cả số phận dân tộc Việt, và bi kịch lịch sử đã chọn cho dân tộc này, đi theo hướng của mặt trời lặn, rồi vòng lại kiếp nô lệ của hình nộm trên chiếc Đèn Cù, vào màn đêm tăm tối cho đến hôm nay.


Asia Clinic, 8h34' ngày thứ Hai, 08/9/2014

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

CALIFORNIA, VÙNG ĐẤT CỦA THIÊN PHÚ VÀ NHÂN TẠO

Ruộng nho bạc ngàn ở miền Trung California trên những triền đồi mà trước đó là đồi trọc sa mạc hóa. Nhưng nông dân Cali đã cải tạo và làm nên sự trù phú và trở thành xứ sở rượu vang của Hoa Kỳ. 

Bài đọc liên quan:

Lần thứ hai đến California chỉ ngắn ngày, nhưng lại là lần lướt qua gần hết tiểu bang California, mới thấy hết cái mà vì sao California chiếm hơn 10% dân số Hoa Kỳ  - 38 triệu trong số 314 triệu người - và là nền kinh tế đứng vào hạng 6 toàn cầu, đóng góp 13.2% GDP cho nước Mỹ.

Địa chính trị và kinh tế California

Nền kinh tế của California là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới (năm 2013), nếu các tiểu bang của Hoa Kỳ được so sánh với các nước khác. Tính đến năm 2013, tổng sản phẩm của bang khoảng 2.050 tỷ đô la. Lớn hơn gấp 15 lần của Việt Nam. Chiếm 13,2% tổng sản phẩm quốc nội Hoa Kỳ (GDP). Mức độ tăng trưởng trong những năm suy thoái kinh tế Hoa Kỳ của bang California là, tăng 2,0% trong năm 2013 sau khi tăng trưởng 2,7% trong năm 2012, và 1,7% vào năm 2011.

Tính đến tháng 6 năm 2014, Cục Thống kê Lao động báo cáo rằng tỷ lệ thất nghiệp của California là 7.4 phần trăm, cân bằng với Georgia, Kentucky, và District of Columbia, đứng hàng thứ 5 trong tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong cả nước.  Khi nói chuyện với bạn tôi, một thạc sĩ trong ngành y tế, sẵn sàng ở nhà chăm lo con cái, hơn là đi làm. Anh ta bảo, thất nghiệp ở California là vì dân chúng không muốn đi làm vì lương thấp, mà mọi đóng góp an sinh xã hội lại quá cao. Nên họ ở nhà lãnh an sinh xã hội còn hơn là phải là giới trung lưu để thành con bò bị chính quyền vắt sữa! Anh ta kết luận, ở Mỹ, thà nghèo khố rách áo ôm hoặc giàu nứt đố đổ vách thì sướng, còn tầng lớp trung lưu, là tầng lớp làm ra nhiều của cải, đóng góp nhiều nhất cho xã hội lại là tầng lớp bị bóc lột nặng nề nhất!

California kề cận với Thái Bình Dương, bắc giáp Oregon, Đông giáp với Nevada, Arizona và Nam giáp với tiểu bang Baja California của Mexico. Và California là đất của Mexico mà người Mỹ đã chiếm nó trong cuộc chiến Hoa Kỳ - Mexico 1846-1848.

Tiểu bang này có nhiều cảnh tự nhiên rất đẹp, bao gồm Central Valley rộng rãi, núi cao, sa mạc nóng nực, và hàng trăm dặm bờ biển đẹp. Với diện tích 411,000 km2 (160,000 mi2), nó là tiểu bang lớn thứ ba của Hoa Kỳ và lớn hơn cả nước Đức và cũng như Việt Nam. 

Hầu hết các thành phố lớn của tiểu bang nằm sát hay gần bờ biển Thái Bình Dương, đáng chú ý là Los Angeles, San Francisco, San Jose, Long Beach, Oakland, Santa Ana/Quận Cam, và San Diego. Tuy nhiên, thủ phủ của tiểu bang, Sacramento, là một thành phố lớn nằm trong thung lũng Trung tâm. Trung tâm địa lý của tiểu bang thuộc về Bắc Fork, California.

Nhưng để dễ nắm bắt California, người ta chia tiểu bang này ra làm 3 miền Trung, Nam và Bắc giống như Việt Nam. 

Hai đầu Nam và Bắc California chủ yếu là phát triển các ngành kinh tế tri thức, mặc dù đất đai trù phú và khí hậu ôn hòa hơn. Miền Trung California là vùng đất khô cằn, khí hậu khắt nghiệt lại là nơi phát triển nông nghiệp, và công nghiệp hóa dầu rất mạnh.

Chạy dọc theo xa lộ 101 xuyên suốt Bắc Nam Trung California tôi nói với bạn bè, sao không tìm mua 1 khoảng đất ở ven biển miền Trung, biết đâu lại có giếng dầu lộ thiên ở đây? Các bạn Mỹ bảo với tôi rằng, dầu có ở đâu thì chính phủ California và Liên Bang đã thăm dò, vẽ bản đồ hết rồi. Chỉ có những ông chủ Go West thời Nam và Tây tiến của nước Mỹ vào giữa, cuối thế kỷ XIX mới có đất, và có dầu nhờ cha ông mở cõi thôi.

Cứ khoảng vài chục cây số trên xa lộ liên bang 101, ta sẽ thấy những khu mỏ dầu hoặc khí gas đã và đang khai thác như thế này khắp miền Trung California.

Quả thật, dọc xa lộ 101 kéo dài cả tiểu bang từ Bắc, Trung và Nam California cứ đi vài chục cây số là có những giếng dầu, và những mỏ gas đã, và đang khai thác. Ngay cả, nếu bạn nhìn ra biển ở hướng Tây cũng thấy nhiều giàn khoan trên biển, giống như các giàn đáy đón cá trên biển ở miền Trung Việt Nam.

Các ngành công nghiệp ở California thì không cần phải nói, thì ai cũng phải kính nễ. Nào Công nghiệp hóa dầu và khai thác mỏ rất giàu tài nguyên thiên nhiên, nào Thung lũng Silicon, nào Trung Tâm nghiên cứu và ứng dụng Hàng không Vũ trụ, nào là Kinh Đô điện ảnh Hollywood, nào những khu du lịch nổi tiếng như Cầu Cổng Vàng, rừng sinh thái, etc không kể siết.

Khoa học nông nghiệp nguyên thủy vì mội sinh

Cái đáng nói nhất là Thung lũng Trung tâm nông nghiệp của California, một vùng đất khô cằn sa mạc, nhưng với bàn tay con người, họ đã biến nó thành nơi trù phú, mà không ở đâu có được trên thế giới này. Từ sa mạc, và bán sa mạc, người California đã cải tạo đất, nước, và giống cây trồng để mùa hạ cung cấp cho cả nước Mỹ, và còn cung cấp dư thừa ra thế giới, còn mùa đông đến California cung cấp hoa quả và rau tươi cho 30% nước Mỹ, chỉ với 2% dân số California làm nông nghiệp. Và người ta tính, nếu 7% dân số California làm nông nghiệp, thì thực phẩm làm ra sẽ đủ nuôi toàn thế giới!

Vì thực tế cho những việc làm cho Go West Foundation, chúng tôi có những dự án về nông nghiệp và trồng rừng để gây quỹ thiện nguyện. Cho nên, chuyến đi này, tôi rất quan tâm về việc làm nông nghiệp của California. Đặc biệt, việc cải tạo đất của những ông chủ nông trại ở miền Trung California là việc tôi phải tìm hiểu.

Nói chuyện với anh bạn kỹ sư Canh Nông ở Trung California thuộc California State University - Sacramento, tôi hỏi về việc làm sao đất đai từ sa mạc hóa mà trở thành màu mỡ và trù phú như hôm nay? Anh ta bảo, California có đến 334 trường kể cả two year và four year Colleges được công nhận và có thâm niên làm khoa học. Những trường đại học là nơi làm ra quy trình cải tạo đất. Đặc biệt con đập Hoover là một đóng góp lớn để cho chuyển dòng chảy của sông Colorado giúp tưới tiêu và nước sạch sinh hoạt không chỉ California, mà còn cho cả những tiểu bang phía trong đất liền.

Khi đi thực tế mới biết việc cải tạo đất ở California là việc mà ngàn năm xưa con người đã làm. Đất đồi trọc, các chủ nông trang trồng cỏ. Họ trồng cỏ để nuôi trâu bò, ngựa, dê, etc vào mùa thu đông. Đến mùa hè sa mạc ở California, họ để khô cho cỏ chết, và họ đốt tạo tro mùn cho đất. Nông trường California thì mênh mông bạc ngàn. Mỗi chủ nông trại có đất đến hàng ngàn km2. Họ làm luân canh từng vị trí. Họ tạo đất mùn đen đặc thù bằng tro của cỏ sau 3-5 năm, thì họ bắt đầu canh tác đủ loại nông sản, thực phẩm, tùy theo loại nông sản mà họ chọn đất để làm ngắn ngày như rau củ, dài ngày như nho, táo, cherry, etc...

Nước cho canh tác là từ hồ nước ngọt nhân tạo của các hẻm núi. Họ làm đập ngăn giữ nước mưa và khe suối để cung cấp cho sinh hoạt và trồng trọt. Cả California có khoảng 3.000 hồ chứa nước ngọt, trong đó có 69 hồ lớn, để lo việc sinh hoạt và tưới tiêu cho 38 triệu dân. Có nhiều hồ nước ngọt nhân tạo nổi tiếng ở California như hồ Crystal Springs Lake chạy dọc theo xa lộ 101, nó bắt đầu từ xa lộ 280 chia cắt Bắc Cali với miến Trung và Nam Cali.

Crystal Springs Reservoir là một hồ nước ngọt nhân tạo. Nó hầu như lo việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, tưới tiêu cho bờ Tây cả Trung và Nam California. Ảnh của Aerial Archives

Phân cho trồng trọt ở California ngày nay hầu hết dùng đất đen mà các chủ nông trường tự tạo từ mùn cưa gỗ, từ tro của cỏ - tất cả là phân sinh học hoàn toàn. Nếu ai đã đi qua xa lộ 101, một dãi dài hơn 1.000km đồi trọc, sa mạc hóa trở thành những nông trường nho, cherry, táo, cam bạc ngàn xanh tốt giữa trời nắng nóng, hanh, khô của sa mạc mới thấy hết cái vĩ đại của việc làm nông nghiệp rất khoa học, nhưng rất nguyên thủy của các nhà nông California. 

Anh kỹ sư canh nông nói với tôi rằng, khoa học nhất là vẫn phải quay về với đấu tranh sinh tồn của Darwin, để làm nông nghiệp - lấy nó nuôi trồng nó, và bảo vệ môi sinh.

Sản phẩm nông nghiệp của chủ nông trại làm ra thì đã có hợp đồng trước khi gieo trồng. Nó chính là sự đảm bảo giá, chất lượng, và thương hiệu của nông nghiệp Hoa Kỳ.


Hãy xem bộ phim 4 tập về: "Khám phá nước Mỹ". Tập 1 và 2 các bạn sẽ thấy các chủ nông trang làm thủy lợi và nông nghiệp như thế nào?

Bài học cho nông nghiệp Việt Nam

Câu chuyện nông nghiệp California chính là câu chuyện nói lên sự vĩ đại của nước Mỹ nói chung, và California nói riêng chứ không phải các Tập đoàn công nghệ thông tin, và điện ảnh, du lịch ở California là cái để Việt Nam chúng ta học hỏi, với một nước có thế mạnh khí hậu, thổ nhưỡng, và có khí hậu nhiệt đới vô cùng thuận lợi, khi nền văn hóa thuần nông, với 70% dân làm nông nghiệp, như Việt Nam.

Chúng ta vẫn cứ tự hào rằng chúng ta là nước xuất khẩu gạo số 1, số 2 thế giới, nhưng với 70% dân phải còng lưng ra làm hạt lúa rẻ mạc. Trong khi đó, chỉ 2% dân California làm nông nghiệp họ là những đại gia thực sự, chứ không phải là nông dân không có cơm ăn, và bị ép giá đến bỏ ruộng cày như chúng ta. Đây là bài toán, không chỉ là khoa học ở các trường đại học, mà còn là chính sách của nhà nước, và là bài học nhân cách của các tay cò nông nghiệp núp bóng tập đoàn nhà nước độc quyền ăn chia như Vinafood, và đảng cầm quyền độc tài ăn chia ở Việt Nam!

Tôi ước mơ trong số những người trẻ nhận học bổng tương lai của Go West Foundation sẽ có một nhân tài du học ngành nông nghiệp ở các trường đại học lâu đời miền Trung California, để sau này về cải tạo nền nông nghiệp nước nhà.

Asia Clinic, 13h58' ngày thứ Sáu, 05/9/2014

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

ĐI CẤP HOA KỲ CHO GO WEST FOUNDATION


Bài đọc liên quan: Ký sự Hoa Kỳ

Lần hai sau 6 tháng tôi làm chuyến đi tốc hành chỉ 4 ngày trở lại California. Đi Hoa Kỳ mà chỉ 4 ngày quả là bay hơn chạy, nên chả nói là đi.

Khởi hành lúc 12h25' ngày thứ Ba 26/8/2014 thì tới California lúc 17h chiều cùng ngày 26. Để chống lại rối loạn nhịp sinh lý thức ngủ - Jet lag - tôi tranh thủ ngủ ngay ban ngày sau khi lên máy bay, và thức suốt đêm Việt Nam trên máy bay, với cuốn sách của Thụy Khuê - Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Hồ Chí Minh - suốt quảng đường đến Mỹ. Ngủ 1 đêm dài, sáng hôm sau tôi không bị chứng Jet lag - rối loạn nhịp sinh lý thức ngủ - và làm việc như bình thường.

California vào giờ tan tầm của những ngày trước lễ lao động - Labor Day - xa lộ 10 làn xe 105 kẹt xe như mắc cửi. Anh bạn Henry đón tại phi trường LAX, và phải mất 2 giờ đồng hồ mới xong đoạn đường mà thường ngày, không kẹt xe chỉ cần 40 phút. Về đến nhà lúc 19h, nhưng California thuộc Bắc bán cầu, nên mùa hè, ở đây trời vẫn sáng như ở Việt Nam lúc 16h chiều.

Phở Pasteur ở thành phố Rosemead tuyển người đòi hỏi 3 thứ tiếng: Anh, Việt và Hoa - với Henry Cao

Sáng và chiều 27/8 là một ngày bận rộn, nhưng cũng đi ăn với Henry ở Phở Pasteur thuộc Rosemead city. Đi ăn Phở Pasteur mới thấy tấm bảng tuyển người bưng phở đòi hỏi 3 ngoại ngữ: Anh, Việt và Hoa. Anh em nói nhau cỡ trí thức Việt, từ hàng ngũ giáo sư tai tiếng ở Việt Nam cũng không thể đủ khả năng phục vụ bưng phở ở Rosemead city thuộc Hạt Los Angeles. Henry còn nói với mình là, chưa đâu anh, anh đến những tiệm hủ tiếu Nam Vang họ còn đòi hỏi 4 thứ tiếng khi tuyển người: Anh, Việt, Hoa và Miên, nhưng lương chỉ khoảng từ $1,800 đến $2,200/tháng, mỗi ngày làm việc 14hrs cho ca đêm, và 10hrs cho ca ngày, mỗi tuần làm việc 6/7 ngày đấy.

California 3 năm nay hạn hán, nhưng mùa hạ Nam Cali nóng 34 độ C, song Bắc Cali lại mát dịu và đầy mù sương buổi sớm như Đà Lạt Việt Nam. Từ 27/8 đến 29/8 là 3 ngày không có một thời gian ngơi nghỉ, làm việc hối hả cả ngày và đêm. Mọi dự định đảo lộn vì lịch làm việc dày đặc cho Go West Foundation, và giấy tờ tùy thân của một công dân California sau thời gian đầu định cư. Vì nửa đêm 29/8 là phải lên đường về lại Việt Nam.

Ngày 27/8 là một ngày bận rộn, nhưng còn nhàn nhã, và hiệu quả đến bất ngờ, khi mọi việc trôi chảy.

Ngủ 1 đêm hôm đó, và sáng 28/8 chuẩn bị lên đường đi Texas để mời người đứng đầu Go West Foundation tại đây. Nhưng rồi vé máy bay chậm chuyến. Quyết định cuối cùng là lên Bắc California để tìm mạnh thường quân. Tình trạng kẹt xe đã làm phải dời giờ đi San Jose từ 13h đến đến 15h chiều 28/8. Phải nói, nếu không có sự nhiệt tình của Nguyễn Thiện Khiêm và Nguyễn Phi thì 1h giờ sáng 29/8 không thể đến được San Jose, và có được 1 tô phở qua đêm tại Lee Noodle House, rồi 3 anh em về Motel ngả lưng 3 giờ đồng hồ trước khi trời sáng.

Ăn phở lúc 1h sáng tại Lee Noodle House ở San Jose với Nguyễn Phi và Nguyễn Thiện Khiêm.

Đêm San Jose lạnh 17 độ C, nằm ở Motel không mền, trằn trọc mãi không ngủ được. Nhưng rồi quá mệt cũng chợp mắt được 2 tiếng đồng hồ là tỉnh hẳn. Sáng sớm, Nguyễn Quân gọi điện đi cà phê và ăn hủ tiếu Nam Vang tại San Jose. Có ăn hủ tiếu Nam Vang mới thấy món này sang California đã biến tướng thành món khác hẳn. Đến 9 giờ lên đường thăm Stanford University. Ngôi trường đại học cổ kính của California ra đời năm 1885. Một đại học được xem là Ivy League của California. Ấy thế mà vẫn chưa kịp gặp thêm những người cần gặp ở San Jose!

Stanford University ở thành phố Stanford, California thành lập năm 1885.

Vào Stanford University, làm tôi nhớ lại con người vĩ đại nhất nước Mỹ - Andrew Carnegie - với Kinh Phúc Âm cho Sự Thịnh Vượng đã làm nên sức mạnh Mỹ muôn đời. Câu chuyện thành lập Stanford University hoàn toàn khác với chuyện thiện nguyện của Andrew Carnegie, nhưng cũng là một câu chuyện bức xúc của gia đình Stanford có đứa con học Harvard, và chết vì bệnh dịch. Nên họ thành lập trường để nghiên cứu y khoa giúp đời. Giờ đây, Stanford không chỉ có y khoa mà còn là một trường toàn diện ở cả khoa học tự nhiên và xã hội. Một Harvard ở miền Tây Hoa Kỳ.

Với Quân Nguyễn ở Stanford University sáng ngày 29/8/2014 - với Quân Nguyễn.

Sau khi vào Stanford University, chúng tôi vội vàng đi thăm Cầu Cổng Vàng - Kim Môn Kiều: Golden Gate Bridge. Trong quá trình đi, tôi đã bàn với các bạn ở San Jose về việc thành lập chi nhánh Go West Foundation tại Bắc California. Cũng như ở Texas, California có dân số Việt sống đông nhất cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Sống ở California chúng ta không cần biết tiếng Anh cũng sống được, nếu chịu khó làm ăn. Cho nên, bỏ quên một Văn phòng Đại diện của Go West Foundation là một sai lầm không thể chấp nhận được. Muốn đi thăm University of California - Berkeley, một MIT ở Bắc California, nhưng không kịp.

Cầu Cổng Vàng với mù sương lúc 10h sáng ngày 29/8/2014 ở thành phố San Francisco - với Nguyễn Phi.

Chúng tôi đến Cầu Cổng Vàng cũng vừa lúc 11h sáng 29/8. Chỉ còn đủ thời gian chạy qua cầu và quay lại để trở về phi trường LAX, để tôi trở lại Việt Nam. Điều vĩ đại của cầu Cổng Vàng là, nó được làm từ 1933, và hoàn thành năm 1937, với 6 làn xe, chi phí hơn 35 triệu đô la. Một số tiền tương đương nửa tỷ đô la thời giá hiện nay. Điều đáng để thấy cái vĩ đại của dây cáp treo cầu là 1 khối tròn của 27.572 dây thép nhỏ có đường kính 5mm bện lại thành sợi cáp có đường kính 92,4cm.

Cáp treo Cầu Cổng Vàng với 27.572 dây thép nhỏ có đường kính 5mm bện lại thành sợi cáp có đường kính 92,4cm. Mỗi sợi cáp treo nặng 24.500 tấn thép. Nếu tính chiều dài của 27.572 sợi thép có đường kính 5mm, thì đạt chiều dài 128.748km cho mỗi sợi cáp.

Đi chỉ một lượt qua Cầu Cổng Vàng, tôi bất chợt nhớ đến bài thơ ngắn của Cao Tiêu - tức Hoàng Ngọc Tiêu (1929 - 14 tháng 2, 2012) - là một đại tá trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng là cục trưởng Cục Tâm lý chiến trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị. Ông còn được biết đến là một nhà văn và nhà thơ. làm vào thập niên 1940s, cũng đúng tâm trạng của tôi lúc này - một kẻ tha hương đi tìm nguồn sống cho các thế hệ trẻ Việt Nam:

Cao Tiêu - tức Hoàng Ngọc Tiêu (1929 - 14 tháng 2, 2012) - là một đại tá trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng là cục trưởng Cục Tâm lý chiến trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị. Ông còn được biết đến là một nhà văn và nhà thơ. Bài thơ Quá Kim Môn Kiều Ông làm vào thập niên 1940s khi là người tu nghiệp Hoa Kỳ lo cho vận nước còn lặn ngụp trong cảnh chiến tranh và nô lệ. Ảnh của báo Người Việt.

Quá Kim Môn Kiều của Cao Tiêu

Hàn vân sơn thượng hội
Nguyệt ảnh tịnh loan tâm
Trường kiều tư bất đoạn
Ly quốc độc hoài ngâm!

Bài thơ Qua cầu Cổng Vàng, một bài ngũ ngôn tứ tuyệt bất hủ của Ông Cao Tiêu, do Phí Minh Tâm dịch thành lục bát như sau:

Qua Cầu Kim Môn

Đầu non lạnh lẽo mây dừng
Bóng trăng lòng vịnh xem chừng không đi
Cầu dài buồn nối lê thê
Một mình ngâm khúc xa quê bồi hồi.


Đoạn đường 385miles từ Golden Gate Bridge về lại LAX Air Port, tôi và Khiêm Nguyễn vừa đi, vừa tranh thủ ngủ dọc đường, cũng như ăn lót dạ khi qua những thành phố du lịch ven bờ Tây trên xa lộ Liên Bang 101. Đến 22h đêm ngày 29/8/2014 là chúng tôi đến LAX Air Port. Khiêm Nguyễn bảo, vẫn còn 4hrs đồng hồ mới lên máy bay, để em đưa anh vào Walmark mua ít trái cây mang về cho chị. Chúng tôi mua cherry, táo và nho, mỗi lại 4 pounds. Cherry Mỹ ở California rất rẻ, chỉ $2/pound, vị chi mỗi kg chỉ khoảng $4,2. Khi về Việt Nam giá của cherry Mỹ lên đến > 500.000VNĐ, tương đương khoảng $25/kg!

Nhưng khi đến phi trường LAX, hành khách không được ký gửi quá 2 thùng hành lý. Nên đành bỏ lại thùng trái cây tặng cho đoàn tiếp viên EVA airline ở LAX. Với tôi, ở Hoa Kỳ, Nguyễn Thiện Khiêm là người hết lòng với Go West Foundation, và với cá nhân tôi. Tôi rất cảm kích tấm lòng của Khiêm, một người ly hương từ tuổi lên 13, một mình bươn trải đi lên giữa xứ lạ, nhưng luôn đau đáu với quê nhà.

01h55' sáng ngày 30/8/2014, tôi lên chuyến bay EVA BR 12 trở lại Việt Nam, quá cảnh Đài Bắc và trung chuyển sang chuyến bay EVA BR 395 đến Sài Gòn lúc 9h30' sáng 31/8/2014, mà bên tai vẫn văng vẳng giọng ngâm của mình bài thơ của Cao Tiêu làm từ thập niên 1940s, và những tâm sự của những người bạn Việt bên kia bờ đại dương vẫn đau đáu nhìn về đất nước đang tao loạn nhân tâm.

Asia Clinic, 17h50' ngày thứ Hai, 01/9/2014