Bài đọc liên quan: Tôi đọc Đèn Cù
Lâu nay, vẫn thường nghe chính quyền Việt Nam đương đại lừa dối dân, không trung thực chỉ để làm tay sai cho Trung Cộng. Nhưng sau tác phẩm Đèn Cù của ông Trần Đỉnh - người sống chung với các lãnh đạo cộng sản ở Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến - thì mọi sự dối trá phơi bày ra giữa bàng dân thiên hạ không chối cãi được.
Lâu nay, vẫn thường nghe chính quyền Việt Nam đương đại lừa dối dân, không trung thực chỉ để làm tay sai cho Trung Cộng. Nhưng sau tác phẩm Đèn Cù của ông Trần Đỉnh - người sống chung với các lãnh đạo cộng sản ở Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến - thì mọi sự dối trá phơi bày ra giữa bàng dân thiên hạ không chối cãi được.
Không biết vì Đèn Cù hay vì cái gì mà chính quyền vội vã làm cuộc triễn lãm dối trá về Cải cách Ruộng đất - CCRĐ - năm 1946 - 1957. Cuộc triễn lãm này có cả truyền thanh truyền hình tung hê là nó đúng đắn, và là nền tảng cho sự thắng lợi của đảng cầm quyền. Nếu ai đọc Đèn Cù cũng sẽ nhớ Chương 5, trang 82 và 83 nội dung như sau:
Để có phát pháo mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật vụ đấu Nguyễn Thị Năm - Cát Hanh Long. Tôi nhận nhiệm vụ. Trường Chinh nói phân công tôi vì cần một bài báo viết nổi bật lên khung cảnh sôi sục, sinh động của cuộc đấu tố để ca ngợi sức mạnh của bần cố nông được phát động, còn tội ác thì tôi cứ theo tài liệu, cáo trạng của đội. Tôi nói tôi không dự đấu tố thì anh bảo tôi khai thác Văn, người cấp dưỡng theo anh tới tận Đồng Bẩm và đã chứng kiến các buổi đấu tố. Sở dĩ báo chí không dự đấu là vì giữ bí mật, ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số đường chim bay, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt.
Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi, CB (Bác Hồ) gửi đến bài “Địa chủ ác ghê.” Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân.” Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ: Mụ địa chủ Cát - Hanh - Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã kể các tội cụ thể và con số cụ thể.
(Trong hồi ký nói về mười nỗi buồn của Bác Hồ, viết Bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm nhưng phải nghe cố vấn Trung Quốc, Hoàng Tùng vô tình hay cố tình quên bài báo Bác gây căm thù cao độ này. Đâm ra lại đổ cho Bác cái lỗi không kiên định - nghe cả điều sai vốn trái với ý mình.)
Dăm bữa sau bài “phóng sự nghe kể lại,” tôi xuống Đồng Bẩm. Tình cờ Tiêu Lang, báo Cứu Quốc, trong đội cải cách về đây còn ở lại lo hậu sự. Tôi hỏi chuyện bắn, anh lè lưỡi lắc đầu mãi rồi mới kể lại.
“Sợ lắm, tội lắm, đừng có nói với ai, chết tớ. Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van” các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh.” Du kich quát: “đưa đi chỗ giam khác thôi, im!.” Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng. Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?” Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy...”
Do vội vã nên hình ảnh triễn lãm CCRĐ lại toàn hình ảnh mới. Và không có dấu chứng lịch sử đúng với thời của CCRĐ một cách vụng về của kẻ nói láo. Không biết ông giám đốc bảo tàng lịch sử quốc gia có thuộc lịch sử không với những hình ảnh khập khiểng sau đây?
Đây là hình ảnh mà triễn lãm CCRĐ ghi rằng: Bữa cơm của bần cố n6ng sau khi CCRĐ. Thời thập niên 1950s làm gì ở Việt Nam có mâm nhôm, nồi cơm nấu bằng gas trắng không nhọ nồi, và chén đĩa đủa nhựa như thế này?(hình triễn lãm)
Tôi còn nhớ, những năm 1960s dân miền Nam vẫn còn dùng nồi đồng, nồi đất. Mãi đến thập niên 1970s thì nồi gang, nồi nhôm mới có nhờ vào tận dụng những trang thiết bị chiến tranh để tái chế. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa rõ ràng quá hiện đại, nên có nồi nhôm từ khi cải cách ruộng đất nhỉ? Nên sau 30/4/1975 thì bộ đội cụ Hồ vào Nam phải mua từng cái lốp xe đạp, cái tăm xe đạp, đến con búp bê, cái chén mang về Bắc làm tặng phẩm. Thương thật!
Đây là y phục địa chủ bị đấu tố và bị tử hình trong cải cách ruộng đất(hình trắng đen) và y phục phường chèo để làm vội vàng cho triễn lãm nhằm mỵ dân?
Ông bà nội ngoại của tôi thường mặc quần lãnh, áo the khăn đóng, mang guốc mộc, hoặc giày vải, chứ tôi chưa thấy họ mặc áo phường chèo, hát bộ như thế này. Vì họ giàu thật, chứ họ không giàu kiểu mafia hay trưởng giả học làm sang, mà mặc quần áo kiểu màu mè, nhố nhăng như áo quần trong triễn lãm!
Báo cáo của cụ Hồ tại kỳ họp thứ 3 khóa I, Quốc hội nước VNDCCH, từ ngày 1-4/12/1953.(Hình triễn lãm)
Nhưng sau đó chính cụ Hồ lại tuyên bố như thế này trong Hồ Chí Minh toàn tập giai đoạn 1955-1957.(Hình triễn lãm)
Không tham dự triễn lãm, nhưng những gì cộng đồng thế giới mạng đưa lên, tôi có thể thấy rằng - cái nết nói láo của chính quyền đánh chết cũng không chừa. Cái này tục ngữ ông cha gọi là, giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, mà ông bà ta thường hay nói.
Bây giờ đâu phải thời cụ Hồ gầy dựng sự nghiệp, mà còn đi nói láo như cụ ngày ấy? Để đối phó với sự minh bạch thông tin, không phải là tìm cách đi nói láo kiểu thời còn bưng bít thông tin, mà phải thực tâm công nhận những sai lầm, và lừa dối thì mới mong có sự tha thứ của nhân dân?
Asia Clinic, 12h29' ngày thứ Tư, ngày 10/9/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét