Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học nhà Đường theo kiểu một tiểu thuyết thần thoại - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
Nhưng trước khi tặng kinh, Anan và Ca Diếp làm khó dễ, Đường Tăng bèn lấy cái chuông bằng vàng ròng, mà Vua Đường tặng cho ông trước khi lên đường đi thỉnh kinh hối lộ cho Anan và Ca Diếp. Sau đó Anan và Ca Diếp mới tặng bộ đại kinh vô tự - bộ kinh lớn không có chữ - và dặn dò là khi nào về đến Trung Nguyên thì hãy mở ra xem. Nhưng đi đến con suối thì thầy trò Tam Tạng phải lãnh thêm 1 kiếp nạn nữa để đủ số kiếp nạn, rồi mới ngộ ra, mà trở thành Bồ Tát. Kiếp nạn ấy là trận lũ lụt làm cho toàn bộ đại kinh vô tự rơi xuống suối, thầy trò Tam Tạng phải vớt lên và đem phơi. Lúc ấy mới hay toàn bộ Đại kinh không có chữ!
Lúc ấy, thầy trò Tam Tạng mới chưng hửng và suy nghĩ: Tại sao kinh vô tự? Chỉ có Tề Thiên Đại Thánh là thông minh hơn người hiểu ý của Anan và Ca Diếp rằng: "Khi mi tu đắc đạo thì mi chỉ có hành, chứ không còn học. Khi mi đã hành thì tự mi viết ra kinh - sách giáo lý có tính triết học của nhà Phật - để răn đời. Còn nếu mi cần phải sao chép kinh của ta, tức là mi chưa đạt đạo". Vỡ lẽ này thầy trò Tam Tạng trở về Trung Nguyên để hành đạo và đắc đạo trở thành Bồ Tát, kể cả Trư Bác Giới đầy nhục dục.
Qua câu chuyện trên tác giả Ngô Thừa Ân còn muốn nhắn gửi đến các thầy tu theo Phật giáo rằng: Còn xây chùa, tìm chốn hoang sơn cùng cốc để lánh bụi trần để mà tu, thì chỉ mới học tu. Tu mà còn mở kinh ra đọc như con vẹt học nói cũng chỉ là mới học tu. Người tu đạt đạo là người phải dấn thân vào chốn phàm trần để hành sự giảng dạy triết lý uyên thâm của Phật học để đời giảm bớt điêu linh khốn khổ. Nên với những ai vẫn sống trên đời mà, tâm cứ tịnh như không, giải thoát cái sợ, lấy sức mình giúp đời tốt đẹp hơn thì cũng là đắc đạo vậy - và họ còn hơn cả những ông thầy tu đang học đạo ở chùa.
Câu chuyện Đường Tăng thỉnh kinh ở trên hôm nay được ông Tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam lấy câu chuyện Tây Du Ký này để giải thích cho những đại biểu nhân dân quận Ba Đình Hà Nội rằng: "Đến Đường Tăng đi thỉnh kinh mà cũng còn hối lộ, huống hồ chi người phàm là các đảng viên đảng cộng sản đang được đảng cầm quyền ban cho quyền định đoạt số mệnh quốc gia, dân tộc làm sao không có hối lộ?"
Cũng vậy, sáng nay ông phó chủ tịch ủy ban kinh tế Quốc hội Việt Nam cho rằng: hiến pháp mới khẳng định kinh tế nhà nước làm chủ đạo là đúng đắng. Nó cũng cho thấy nơi ăn chia của các vị là điều không có gì bàn cãi. Mặc dù có những phát biểu tâm huyết như ông bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, nhưng rồi hiến pháp 2013 cuối cùng chẳng có gì thay đổi.
Đây là một cách ông Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam ngắt bớt chi tiết kinh vô tự, và sự giác ngộ của thầy trò Tam Tạng để che đậy một sự thật là, hầu hết các đảng viên và lãnh đạo đảng cộng sản ở Việt Nam đều hiểu rằng chính cái chủ nghĩa Marx Lenin mà các vị đang đi theo là kinh sách để tạo ra tha hóa và tham nhũng. Các vị đã ngộ ra hết, nhưng các vị vẫn cứ đi theo, mặc cho tổ quốc và dân tộc có điêu linh, khốn khổ. Vì kinh sách đó là lợi ích của các vị. Đó là bi kịch của tổ quốc và giống nòi Lạc Hồng đã trót đeo mang.
Trong tàng thư tiểu thuyết thần thoại của Trung Hoa cổ có 3 tác phẩm vượt thời gian và không gian cho mọi thời đại. Tây Du Ký chỉ là một tiểu thuyết thần thoại hư cấu về thần thánh của Ngô Thừa Ân viết về thánh thần để dạy Phật, bồ tát tu hành. Liêu Trai Chí Dị cũng là một tiểu thuyết thần thoại của Bồ Tùng Linh dùng để nói ma mà dạy cho người. Và Phong Thần chưa xác định được tác giả giữa Hứa Trọng Lâm hay Lục Tây Tinh, nó là một truyện giả sử viết về người để dạy thánh thần. Nếu ai có căn thức tu hành và sống đúng nghĩa Phật Pháp Tăng thì sẽ nắm bắt được tư tưởng của các tác giả này. Ai không có đủ đẳng cấp thì nhìn nó ở góc độ tiểu thuyết để đọc giải trí và nhìn sự kiện của tiểu thuyết theo kiểu của ông tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam vậy.
Trong tàng thư tiểu thuyết thần thoại của Trung Hoa cổ có 3 tác phẩm vượt thời gian và không gian cho mọi thời đại. Tây Du Ký chỉ là một tiểu thuyết thần thoại hư cấu về thần thánh của Ngô Thừa Ân viết về thánh thần để dạy Phật, bồ tát tu hành. Liêu Trai Chí Dị cũng là một tiểu thuyết thần thoại của Bồ Tùng Linh dùng để nói ma mà dạy cho người. Và Phong Thần chưa xác định được tác giả giữa Hứa Trọng Lâm hay Lục Tây Tinh, nó là một truyện giả sử viết về người để dạy thánh thần. Nếu ai có căn thức tu hành và sống đúng nghĩa Phật Pháp Tăng thì sẽ nắm bắt được tư tưởng của các tác giả này. Ai không có đủ đẳng cấp thì nhìn nó ở góc độ tiểu thuyết để đọc giải trí và nhìn sự kiện của tiểu thuyết theo kiểu của ông tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam vậy.
Asia Clinic, 12h27' Chúa nhựt, 08/12/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét