nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

BÀN CHUYỆN MIẾNG ĂN

Bài đọc liên quan:

Nhìn trong bản công khai của Tổ chức Minh bạch Thế giới - Transparancy International - công bố danh sách 177 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc về thứ hạng tham nhũng của năm 2013, cho ta thấy không có bất cứ quốc gia nào mà không có tham nhũng, mà chỉ khác nhau về ít nhiều, thứ hạng cao hay thấp. Đứng đầu ít tham nhũng nhất thế giới là Đan Mạch. Ba quốc gia xếp chót đồng hạng thứ 175 tham nhũng nhất toàn cầu là: A Phú Hãn, Bắc Hàn và Somali. Cuba cao nhất trong các nước do đảng cộng sản cầm quyền ở vị trí 63; Trung Hoa 80; Việt Nam 116, Lào 140, và Cambodia 160.

Như tôi đã viết hơn 3 năm trước, về mặt triết học, tư hữu và quyền lực là bản chất của mọi loài, nhưng với loài người thì 2 tính đặc thù này lại được đấu tranh giành giật khốc liệt nhất. Có nhiều chủ thuyết chính trị xã hội được những nhân vật tai tiếng đưa ra để các chính khách đi theo cách mỵ dân của mình mà kiếm ăn cho bản thân họ. Nhưng dù loại thể chế chính trị nào thì cũng chỉ chung quy ở 2 hình thái chế độ chính trị tản quyền và tập quyền.

Ở các quốc gia đa nguyên và tản quyền về chính trị, thì tình trạng tham nhũng và tranh giành quyền lực chủ yếu bằng tài năng trí tuệ, nó được thông qua sức mạnh dân sự dưới một nền hiến pháp và pháp luật nghiêm minh, nên giảm thiểu. Còn ở các quốc gia có nền chính trị đơn nguyên, tập quyền kiểu phong kiến như thể chế cộng sản ngày nay, thì việc tranh giành quyền lực kiểu hoang dã, ngồi lên trên cả hiến pháp và pháp luật bằng nghị quyết của đảng cầm quyền, và nghị định của chính phủ, để được tham nhũng, và tham nhũng đã trở thành một đặt thù của xã hội đơn nguyên tập quyền mà lãnh đạo chính trị nhất quyết không từ bỏ.

Điểm lại lịch sử, hễ mỗi lần chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở các nước đơn nguyên tập quyền, phong kiến kiểu mới, do các đảng cộng sản ở các quốc gia còn đảng cộng sản cầm quyền, đều có tình trạng tranh giành quyền lực. Hậu quả của việc này là, nhiều lãnh đạo cao cấp, các đàn em của lãnh đạo cao cấp - hay còn gọi là sân sau của các lãnh đạo cao cấp đang tranh giành quyền lực - rớt đài. Kẻ thì bị dựa cột như ông Jang Song Thaek dượng rễ của chủ tịch Kim Jong Un ở Bắc Hàn. Kẻ thì bị mất hết quyền lực, bị quản thúc quản chế cho đến chết như Triệu Tử Dương, Hồ Diệu Bang thời Đặng; hay bị hành hạ cho đến chết như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài thời Mao; và kể cả tội tù chung thân đang treo trên đầu của Bạc Hy Lai ở Trung Hoa thời nay của ông Tập Cận Bình, không sao kể hết.

Ở Việt Nam cũng không khá hơn. Thời chiến tranh 2 miền Nam Bắc, có lẽ cái chết cái sống trong bom đạn đã làm người ta quên đi quyền được sống đúng nghĩa, nên tư hữu và quyền lực ít bị ảnh hưởng đến nhân cách con người. Từ 30/4/1975 đến nay, 2 đặc thù này của loài người đã trổi dậy và việc thanh trừng băng nhóm chính trị trong đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam nhiều đến nỗi không kể ra hết. Mười vụ đại án tham nhũng hiện đang làm nhức nhối dư luận, lương tâm và nhân cách của những người lương thiện ở Việt Nam. Khi đấu nhau không hạ được ai như trong hội nghị trung ương đảng cộng sản lần thứ VI vừa qua, thì họ quay ra thỏa hiệp để tiếp tục thay đổi hiến pháp với kiểu mỵ dân là, chỉ thay đổi câu chữ, mà không thay đổi bản chất kinh tế chính trị trong hiến pháp, để tiếp tục ăn chia như lần sửa đổi hiến pháp thứ 5 của kỳ họp quốc hội thứ 6 khóa XIII vừa qua kéo dài nhất lịch sử. Cá ròng ròng đem ra làm vật tế thần cho cá lóc mẹ sau khi đã thỏa hiệp với nhau.

Nhưng trên hết, nguyên nhân của tham nhũng nặng nề đang hoành hành các quốc gia có hình thái chính trị đơn nguyên tập quyền đó chính là mô hình chính trị tạo điều kiện bao che cho quan tham, và sân sau thực hiện những hành vi xấu của loài người, nhưng các chính trị gia của các quốc gia này - Trung Hoa, Bắc Hàn, Việt Nam, ... - không chịu thay đổi nó, cũng chỉ vì tư hữu và quyền lực. Họ nắm lấy súng đúng nghĩa triết lý của Mao - Họng súng đẻ ra chính quyền. Họ nắm lấy nhà tù theo kiểu triết lý của quyền lực trong tay ta, thì hiến pháp và pháp luật cũng trong tay ta. Không một người dân nào thực thi được sức mạnh dân sự để họ - những chính trị gia - biết nghĩ vì quốc gia dân tộc.

Với chế độ chính trị như vậy, các quốc gia có đảng cộng sản cầm quyền sẽ bảo vệ cho tham nhũng hoành hành, mà không thể giảm thiểu được. Việc hô hào chống tham nhũng chỉ là nói suông, và lừa dối dân chúng. Nó giúp cho tầng lớp quan lại triều đình tha hóa chạy bằng cấp giả, mua chức quyền, và có tư duy nhiệm kỳ. Cho nên khi muốn được ngồi vào chiếc ghế công quyền đều phái chung chi. Sau khi an vị, buộc lòng quan chức phải gở vốn đầu tư cho chức vị tương xứng. Ngay cả những "thầy tu" Phật giáo mà cũng chạy bằng cấp để len lỏi vào cửa tu hành không biết để làm gì, trong xã hội hiện nay thì, không còn gì để nói cho nền văn hóa nước nhà. Làm sao chống được tham nhũng? Vì thế xã hội Việt Nam ngày nay đã đến cực điểm xấu nhất cả về mọi mặt, nếu không thay đổi chế độ chính trị để kiểm soát đảng cầm quyền. Nhưng hiến pháp 2013 không làm được điều này cũng chỉ vì miếng ăn.

Hậu quả cũng chỉ vì miếng ăn mà, kinh tế suy sụp, chính trị bất an, và văn hóa dân tộc suy đồi đến nỗi mà trong thời bình, dù ra đường dù đêm hay ngày, người dân đều nơm nớp lo sợ mình có thể bị tai bay vạ gió vì cảnh cướp của giết người, hay ai đó nổi khùng chỉ vì một cái lườm nhau, va quẹt xe đi đến giết nhau rất phi lý.

Mẫu số chung của các triều đại phong kiến tập quyền kiểu mới do cộng sản tạo ra là, cứ mỗi lần thay ngôi đổi chủ đám chóp bu là mỗi lần có những chính trị gia chóp bu hoặc đại gia sân sau ăn chia với các chóp bu đi nghỉ mát hoặc toi mạng. Tất cả cũng chỉ vì câu ca dao mà ông bà mình bảo: "Miếng ăn là miếng tồi tàn/Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu". Cũng chỉ gì miếng ăn bắt nguồn từ bản chất đặc thù của mọi loài là tư hữu và quyền lực mà nhiều quốc gia đang ngụp lặn trong hố đen của sự nhục nhã, và vô liêm, vô sĩ, vô thủy, vô chung tệ hại hơn cả súc vật, trong danh dự và nhân cách của việc làm Người.

Asia Clinic, 14h38' ngày Thứ Hai, 16/12/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét