nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

MITT ROMNEY VÀ BỐN VẤN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH CỦA HOA KỲ


Bài dịch của Trang La


Bài viết của bà Laura Tyson, từng là chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ, hiện là giảng viên tại Trường kinh doanh Haas (Haas School of Business) tại University of California, Berkeley.

BERKELEY – Hoa Kỳ đang bị bao vây bởi 4 thâm hụt: thâm hụt tài khóa, thâm hụt việc làm, thâm hụt trong đầu tư công, và thâm hụt cơ hội. Các đề xuất ngân sách được đưa ra bởi ứng viên tổng thống Mitt Romney và người đứng chung liên danh với ông, Paul Ryan, có thể giảm thâm hụt tài khóa, nhưng có lẽ sẽ làm trầm trọng thêm ba vấn đề thâm hụt còn lại.

Quả thực, Romney và Ryan đã thất bại trong việc đưa ra chi tiết về cách họ làm thế nào để giảm thâm hụt ngân sách, dựa trên sự quả quyết “hãy tinh tưởng tôi”. Tuy nhiên, đường hướng chung trong các đề xuất của họ khá rõ ràng: cắt giảm thuế nhiều hơn, (phân bổ) lợi ích không theo tỷ lệ cho các nhóm thượng lưu, cùng với hạ thấp đáng kể các khoản chi tùy ý phi quốc phòng, làm tổn thất một cách không tương xứng với tất cả mọi người – và làm suy yếu đi triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù đã có một thời kỳ 30 tháng có tăng trưởng việc làm trong khu vực tư nhân, Hoa Kỳ vẫn phải đối mặt với mức thiếu hụt việc làm lớn. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ ở mức lớn hơn 2 điểm phần trăm so với tỷ lệ “thông thường” (khi nền kinh tế vận hành gần mức công suất). Hơn nữa, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động vẫn còn ở mức thấp trong lịch sử.

Hoa Kỳ  cần tạo thêm 11 triệu việc làm nữa để trở về mức công ăn việc làm trước khủng hoảng. Với tốc độ hồi phục hiện nay, phải cần tới hơn 8 năm. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp cao dai dẳng làm giảm tiềm năng tăng trưởng kinh tế bởi nó khiến những công nhân có kỹ năng và kinh nghiệm rơi vào cảnh “ăn không ngồi rồi”.

Khi tổng cầu yếu dẫn tới nền kinh tế hoạt động thấp hơn nhiều so với tiềm năg của nó, cắt giảm chi tiêu chính phủ làm thất nghiệp trở nên nặng nề hơn. Thật vậy, trong bài phát biểu gần đây tại Jackson Hole, bang Wyoming, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Ben Bernanke cảnh báo rằng sự cắt giảm đáng kể ấy ngăn cản quá trình tạo công ăn việc làm.

Không tiết lộ rằng chương trình nào có thể bị cắt giảm, Romney hứa sẽ cắt giảm chi tiêu liên bang hơn $500 tỷ vào năm 2016, và chi tiêu liên bang sẽ đạt 20% GDP sau đó. Ông cũng hứa hẹn rằng sẽ cắt giảm ngay 5% chi tiêu tùy ý phi quân sự trong năm 2013, đứng đầu bảng các khoản cắt giảm khổng lồ đã được lên kế hoạch để thực thi. Và ông cũng bác bỏ biện pháp bổ sung tài khóa tạm thời nhằm tạo việc làm, như các đề xuất của Tổng thống Barack Obama cho các khoản tài trợ bổ sung cho các tiểu bang và cá khoản chi tiêu cơ sở hạ tầng bổ sung.

Romney thừa nhận rằng việc cắt giảm chi tiêu lớn, cùng với việc hoạch định ngừng cắt giảm thuế vào cuối năm nay, có thể đưa nền kinh tế trở lại tình trạng suy thoái vào năm 2013. Nhưng ông thề sẽ lèo lái nền kinh tế với chính sách tài chính cứng rắn bằng cách mở rộng việc cắt giảm thuế đã được ban hành dưới thời G.W.Bush, tăng gấp đôi với hơn 20% cắt giảm trên toàn liên bang đối với thuế thu nhập và giảm thuế (thu nhập) doanh nghiệp từ 35% xuống còn 25%.

Với trường hợp ngoại lệ có thể của việc gia hạn cắt giảm thuế thời Bush, những thay đổi này có thể cần thời gian đáng kể để thực thi. Ngay cả khi được ban hành, những tác động trong ngắn hạn đối với việc tạo công ăn việc làm có thể chỉ đạt mức tối thiểu. Một sự cắt giảm thuế toàn liên bang diễn ra không mấy hiệu quả xét về tính hiệu quả ngân sách (số việc làm được tạo ra trên mỗi đô la doanh thu bị bỏ qua). Việc giảm thuế payroll và chi tiêu vào những chương trình như tem phiếu thực phẩm và phụ cấp thất nghiệp thực sự mang lại hiệu quả hơn.

Romney cũng phóng đại ảnh hưởng tăng trưởng dài hạn từ các đề xuất thuế của ông ta. Giảm tỷ lệ thuế cá nhân và thuế tiết kiệm và đầu tư trong điều kiện tốt nhất tốt nhất chỉ thúc đẩy tăng trưởng một cách khiêm tốn trong công ăn việc làm, nỗ lực làm việc và thu nhập. Mặc cho cắt giảm thuế thời Bush, sự phát triển của nước Mỹ giai đoạn 2001 – 2007 là thời kỳ hậu chiến tranh tệ nhất xét về mặt đầu tư, việc làm, lương và tăng trưởng GDP. Tăng trưởng và tạo ra công ăn việc làm đã mạnh mẽ hơn sau việc tăng thuế của Tổng thống Bill Clinton vào những năm 1990.

Hơn nữa, nếu tất cả các khoản cắt giảm thuế bổ sung của Romney được tài trợ một cách trung hòa bằng doanh thu, như ông ta hứa, chỉ có cấu thành các loại thuế có thể thay đổi, tỷ lệ tổng thuế trên GDP thì không. Không có bằng chứng nào cho thấy điều này có thể thúc đẩy đáng kể đến tăng trưởng, như Romney tuyên bố.

Dựa trên những gì Romney đã nói với chúng ta, chúng ta có thể kết luận rằng kế hoạch của ông sẽ làm trầm trọng thêm thâm hụt do đầu tư công. Lời thề của Romney về việc giữ chi tiêu liên bang chỉ bằng 20% GDP vào năm 2016, trong khi duy trì chi tiêu quân sự ở mức 4% GDP và để lại cả An sinh xã hội và Phúc lợi y tế không thay đổi đối với người 55 tuổi hoặc hơn, ngụ ý về một khoản tương đương hơn 50% chi tiêu chính phủ (trong kế hoạch ngân sách đã bị cắt giảm) cho thập kỷ tới. Vì vậy, để đạt mức 20% nói trên, chi tiêu cho mọi thứ khác có thể bị cắt giảm trung bình tới 40% vào năm 2016 và 57% vào năm 2022.

Mọi thứ khác bao gồm các khoản đầu tư chính phủ trên ba khu vực chính tạo nên tăng trưởng và việc làm có thu nhập cao: giáo dục, hạ tầng và nghiên cứu. Các lĩnh vực này chiếm ít hơn 8% chi tiêu liên bang, và tỷ lệ của chúng đã bị giảm đều đặn. Theo Romney, nó sẽ còn giảm tới mức thấp hơn nữa.

Mọi thứ khác cũng bao gồm chi tiêu cho các chương trình hỗ trợ các hộ gia đình thu nhập thấp, như là tem phiếu thực phẩm, trợ cấp cho sinh viên và Medicaid. Trung tâm Ngân sách và Chính sách ưu tiên nhận thấy gần 2/3 cắt giảm chi tiêu ngân sách của Ryan có thể tới từ những chương trình như thế. Romney đưa ra rất ít chi tiết, nhưng tính toán đơn giản cho thấy kế hoạch của ông ta có thể đòi hỏi cắt giảm những chương trình này còn cắt giảm nhiều hơn kế hoạch của Ryan.

Trong khi đó, kế hoạch của Romney thực sự làm tăng thuế đối với các hộ gia đình có thu nhập trung bình. Kế hoạch của ông ta sẽ đánh thuế trên mức thuế thu nhập cá nhân thấp hơn bằng cách loại trừ các khoản khấu trừ thuế như là các khoản từ thiện và thế chấp, trong khi giữ nguyên ưu đãi thuế cho tiết kiệm và đầu tư. Nhưng không có đủ tiết kiệm thuế từ những người giàu để bù đắp cho một khoản giảm 20% khác trong thuế thu nhập của họ. Đó là lý do tại sao Trung Tâm Chính Sách Thuế (không thuộc đảng phái nào) nhận thấy rằng kế hoạch của Romney có thể cắt giảm tổng thuế cho các hộ gia đình có thu nhập trên $200,000, nhưng sẽ tăng ít nhất là $2,000 thuế cho các hộ gia đình có thu nhập vào khoảng $100,000 đến $200,000.

Kế hoạch ngân sách của Romney cũng khiến cho hệ thống thuế chuyển nhượng của liên bang(federal tax-and-transfer system *) trở nên tụt lùi, do đó càng làm xấu đi tình trạng bất bình đẳng thu nhập, vốn đã ở mức cao nhất kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Tăng bất bình đẳng thu nhập tạo điền kiện cho sự gia tăng thiếu hụt cơ hội đối với trẻ em sinh ra trong các gia đình thu nhấp thấp và trung bình, được phản ánh qua sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục do nền tảng gia đình, và sự suy giảm tính lưu động thế hệ. Theo Romney, thiếu hụt cơ hội sẽ mở rộng, cướp đi của đất nước những tài năng và năng suất trong tương lai.

Romney đã đưa ra rất ít thông tin chi tiết về kế hoạch cắt giảm thâm hụt của ông ta. Nhưng, dựa trên những gì ông đã đưa ra, chúng ta biết rằng nó có thể làm gia tăng tình trạng thiếu hụt việc làm, thiếu hụt đầu tư, và thiếu hụt cơ hội, với những hậu quả tiêu cực cho tăng trưởng và thịnh vượng trong tương lai.

@Project Syndicate 2012

Ghi chú:
(*) Hệ thống thuế chuyển nhượng liên bang: federal tax-and-transfer system: là thuế đánh vào việc chuyển quyền sở hữu từ một người này sang một người khác kể cả quà tặng hoặc di chúc. Ví dụ, thuế đánh vào quyền chuyển nhượng bất động sản từ cha mẹ cho con cái.

BS Hồ Hải hiệu đính – Asia Clinic – 15h25’ ngày thứ Năm, 20/9/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét