nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

TƯ DUY TRIẾT HỌC GIỮA PHÁ VÀ XÂY

Bài đọc liên quan:

Lâu nay, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, các thế hệ đi qua chỉ nhìn thấy 6 cặp phạm trù mà Engels đã góp nhặt từ Hegel, Kant, Nietzsche, Tất Đạt Đa, v.v... làm thành cái gọi là duy vật biện chứng. Thực ra, không có sự vật hiện tượng nào thuần vật - duy vật - và thuần tâm - duy tâm. Vì trong vật có tâm, và trong tâm có vật. Không có vật được tâm ghi nhận và làm nên khái niệm cho vật thì vật không phải là vật. Có tâm, mà không có vật thì tâm không thể định hình vật để mà gán cho vật một khái niệm để vật hiện hữu. Cho nên, Tất Đạt Đa đã đưa ra khái niệm sắc sắc không không là ở chỗ này.

Như vậy, trong cuộc sống quanh ta, không chỉ có 6 cặp phạm trù duy vật biện chứng mà còn vô số những cặp phạm trù khác, mà ta phải tự khai phá và sử dụng nó. Làm sao để một con người có thể khai phá những cặp phạm trù ngoài sách vở? Vấn đề ở đây là làm sao để có các thế hệ Việt có tư duy độc lập, có tư duy sáng tạo, và chung nhất của triết học để tự nhận biết sự vật hiện tượng khoa học, và khách quan, không phải đơn giản.

Nếu nhìn dưới tư duy triết học thì Phá và Xây là một cặp phạm trù. Vì để hội đủ là một cặp phạm trù thì trong cái khái niệm A phải có tồn tại cái khái niệm B, mặc dù A và B đôi khi nhìn bề ngoài là đối lập, và ngược lại trong B có A hiện diện. Nhưng về bản chất là hỗ trợ cho nhau và thúc đẩy nhau trong quá trình phát triển của chúng. Phá và Xây cũng là 2 khái niệm mà, trong Phá có Xây và trong Xây có Phá. Cặp phạm trù Phá và Xây cũng giống như cặp phạm trù Nhân Quả của Tất Đạt Đa tìm ra cho nhân loại hơn 2.500 năm trước là vậy. 

Phá là để Xây cái mới tốt đẹp hơn cái cũ, gọi là làm cách mạng. Nó chứng tỏ, trong Phá có Xây. Xây một cái mới tốt đẹp hơn cho tương lai, cũng là tạo tiền đề để phá cái cũ xấu hơn, chưa ổn định, và không thể trường tồn.

Nước Việt ngày nay có lắm bi kịch, những bi kịch chỉ dẫn đến cho một dân tộc vong nô:

Bi kịch lớn nhất là học theo tư tưởng cướp, giết hiếp, nên dân không muốn lao động mà chỉ muốn nhanh làm giàu.

Bi kịch thứ hai là nền tảng gia đình bị tan vỡ. Mất sạch niềm tin vào sự tử tế. Chúng vô cảm và ích kỉ như súc vật - lời của bạn Nguyễn Hồng Hưng.

Bi kịch thứ ba là dân Việt rất dễ bị định hướng theo cái xấu, nhưng rất khó đi theo cái tốt.

Bi kịch thứ tư là không đoàn kết chỉ biết soi mói và chia rẻ.

Bi kịch thứ năm là hèn nhát, nhưng chém gió rất lung. Lên mạng ảo thì đặt lắm nickname rổn rảng, nhưng ngay cả cái tên của mình thì biến mất giữa trời quang mây tạnh.

Bi kịch thứ sáu là chém gió rất dữ, nhưng chả làm được cái gì ra hồn. Hay nói cách khác là lắm thầy nhiều ma. 

Bi kịch cuối cùng là, đa phần người Việt đã thoát khỏi đất nước Việt Nam, nhưng chưa thoát được tư duy của họ đã bị đầu độc ở trong nước. 

Tất cả những bi kịch trên là một hành trình đập phá qua thời gian khoảng 70 năm qua. Từ cái đập phá chế độ thực dân Pháp áp đặt trên nước Việt, đến đập phá rường cột văn hóa Việt để hình thành một xã hội nhiều bi kịch như hiện nay, mặc dù, những người chủ xướng ban đầu là đập phá cái cũ để xây dựng một cái mới đàng hoàng hơn và to đẹp hơn. 

Nhưng giữa 2 khái niệm của cặp phạm trù Phá và Xây, thì ai, kẻ nào Phá cũng dễ dàng, song không phải ai cũng có đủ khả năng để Xây. Đây là cũng là một bi kịch lớn nhất của thời đại mà ta đang hiện sống.

Như vậy, để Xây lại ngôi nhà Việt Nam thì trí thức Việt phải làm gì, ngoài việc chém gió, chửi bới, và đòi lật đổ cái chính quyền đang thói nát hiện nay, nhưng trí thức Việt chưa chuẩn bị để đủ tầm, đủ khả năng để Xây dựng lại giang sơn?

Thử hỏi, ngoài cái lực lượng của đảng cầm quyền đang thói nát từng ngày, từng giờ, và đang phá nát giềng mối quốc gia chủng tộc kia, thì người Việt trong nước, và ngoài nước đang muốn nó sụp đổ có đủ khả năng và lực lượng để thay thế nó, mà Xây lại quốc gia, dân tộc tốt đẹp hơn nó hay không?

Theo tôi là chưa có. Vì người Việt đã bị phân hóa sau khi đảng cầm quyền độc tôn ra đời. Vậy thì việc Xây hay Phá chỉ có đảng cầm quyền nắm trọn quyền hành trong tay từ chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, văn hóa, giáo dục, truyền thông đến cả tư duy của người Việt trong và ngoài nước, thì chỉ có đảng cầm quyền quyết định được.

Thử hỏi tại sao đảng cầm quyền chỉ giỏi Phá mà không giỏi Xây? Trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ hiểu đảng cầm quyền vì cái gì, do cái gì, và đại diện cho ai?

Như vậy, làm cách nào để Xây một nền tảng xã hội Việt trong tương lai, để Phá cái xấu mà đảng cầm quyền đã tạo ra trong gần 70 năm qua? Thời gian là bao lâu mới Xây xong việc này? Những dự án như thế nào để làm được việc này cụ thể, hiệu quả cho nước Việt, thì mỗi người được gọi là "trí thức" của Việt Nam hãy suy nghĩ, làm từng chút một, đoàn kết lại, bao dung và vị tha chứ không nên chém gió, không nên chia rẻ, không nên tự sướng cho rằng mình là cái rốn của xã hội, và vũ trụ để rồi đất nước cứ mãi ngày càng đi xuống như 70 năm qua đời ta có "đảng".

Asia Clinic, 11h26' Chúa nhựt, 01/6/2014

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

DIỄN VĂN NHẬM CHỨC TỔNG THỐNG HOA KỲ CỦA BARACK OBAMA NHIỆM KỲ THỨ NHẤT 2009

Gần đây chính trị Việt có nhiều chuyện lùm xùm diễn hài rất lố bịch. Nhiều quan và dân Việt cũng ngây thơ cụ. Nên tôi đưa lại bài diễn văn nhậm chức của Obama lần thứ nhất năm 2009 để chúng ta đừng nằm mơ hái sao giữa ban ngày. Bản gốc này đã bị Báo Tuổi Trẻ cắt bỏ mất đoạn hay nhất mà tôi đã in nghiêng nó trong bài và có dẫn nguồn.

Bài đọc liên quan:

Thưa quốc dân:

Hôm nay tôi đứng đây, thấy mình nhỏ nhoi so với sứ mệnh ở phía trước chúng ta, cảm kích sự tin cậy của các bạn đã dành cho tôi, và tưởng nhớ đến những hy sinh mà cha ông chúng ta đã phải trải qua. Tôi cám ơn Tổng thống Bush vì sự phụng sự của ông đối với quốc gia chúng ta cũng như sự rộng mở và hợp tác của ông được thấy rỏ trong suốt thời kỳ chuyển giao chính phủ.

Cho tới bây giờ đã có bốn mươi bốn người Mỹ đọc lời tuyên thệ tổng thống[1]. Lời tuyên thệ đã được đọc lên trong suốt những cơn triều cường của thịnh vượng và những mặt nước phẳng lặng của hòa bình. Tuy nhiên cũng thường có khi, lời tuyên thệ được thực hiện trong lúc có mây quầng tụ và bão tố. Trong những khoảnh khắc này đây, nước Mỹ đã tiếp bước không chỉ đơn thuần vì kỹ năng hay tầm nhìn của những người nắm giữ chức vụ cao mà vì nhân dân chúng ta vẫn giữ một lòng trung thành với những ý tưởng của tiền nhân chúng ta, và trung thực theo tinh thần của những văn bản lập quốc của chúng ta.

Trước giờ đã là vậy. Thế thì phải như vậy với thế hệ người Mỹ hôm nay.

Rằng chúng ta đang đứng giữa cuộc khủng hoảng mà giờ đây ai cũng biết rỏ. Quốc gia của chúng ta đang có chiến tranh chống lại một hệ thống bạo lực và thù hằn từ phía xa. Nền kinh tế của chúng ta bị yếu kém tồi tệ, đó là kết quả của sự tham lam và vô trách nhiệm một phần từ một số người, nhưng kết quả đó cũng là do sự thất bại chung của chúng ta trong những chọn lựa khó khăn và chuẩn bị cho đất nước một thời đại mới. Nhà cửa bị mất; việc làm bị cắt giảm; doanh nghiệp đóng cửa. Chi phí chăm sóc sức khỏe của chúng ta quá cao; trường học của chúng ta thất bại quá nhiều; và mỗi ngày có thêm bằng chứng rằng cách sử dụng năng lượng của chúng ta đã làm tăng thêm sức mạnh của kẻ thù chúng ta và đe dọa hành tinh của chúng ta.

Dựa vào những dữ liệu và thống kê thì đây là dấu hiệu của khủng hoảng. Khó có thể đo lường nhưng không kém phần sâu sắc là tâm trạng mất lòng tin lan khắp đất nước chúng ta — một nổi lo sợ dằn dặt rằng sự suy sụp của nước Mỹ là không thể tránh khỏi, và rằng thế hệ kế tiếp phải hạ thấp tầm nhìn của mình.

Hôm nay, tôi xin nói với các bạn rằng các thách thức mà chúng ta đối mặt là có thật. Các thách thức này rất nghiêm trọng và rất nhiều. Chúng ta không thể vượt qua dễ dàng hay chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng cần biết điều này, hỡi nước Mỹ - chúng ta sẽ vượt qua. Vào ngày hôm nay, chúng ta tụ họp lại vì chúng ta đã chọn hy vọng hơn là sợ sệt, thống nhất mục đích hơn là xung đột và bất hòa. Vào ngày hôm nay, chúng ta đến đây để tuyên bố sự kết thúc đối với những lời hứa suông và những trách móc tầm thường, những lời đổi lổi và những giáo điều lỗi thời, mà từ lâu đã bóp nghẹp nền chính trị của chúng ta.

Chúng ta vẫn là một quốc gia non trẻ nhưng theo kinh thánh, đã đến lúc dẹp sang một bên những điều thật nông nổi. Đã đến lúc tái khẳng định tinh thần kiên trì của chúng ta; để chọn lựa lịch sử tốt đẹp hơn cho chúng ta; để mang món quà quí giá đó, ý tưởng cao thượng đó về phía trước, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: lời hứa của Thượng đế rằng mọi người đều bình đẳng, mọi người đều tự do, và mọi người đáng có cơ hội dốc toàn lực để mưu cầu hạnh phúc.

Để tái khẳng định sự vĩ đại của đất nước chúng ta, chúng ta phải hiểu rằng sự vĩ đại không tự nó có được. Nó phải được giành lấy. Hành trình của chúng ta chưa từng là một hành trình bằng đường tắc hoặc cho có lệ. Nó cũng chưa từng là con đường dành cho những kẻ yếu đuối - cho những kẻ thích hưởng thụ hơn là làm việc, hoặc những kẻ chỉ tìm thú vui trong sự giàu sang và nổi tiếng. Đúng hơn, nó là con đường dành cho những người chấp nhận rủi rỏ, những người làm việc, những người tạo ra sản phẩm - trong số đó có một số người nổi tiếng nhưng thông thường là những người đàn ông và phụ nữ âm thầm làm công việc của mình. Họ là những người đã đưa chúng ta đi lên trên con đường dài và đầy trở ngại để đến bờ bến của tự do và thịnh vượng.

Vì chúng ta, họ đã gói ghém một ít những gì họ sở hữu được ở quốc gia của họ từ khắp nơi trên thế giới và hành trình vượt qua đại dương để mưu tìm một cuộc sống mới.

Vì chúng ta, họ đã làm việc khổ nhọc trong các công xưởng bóc lột người tàn tệ và họ đã định cư ở miền tây (Hoa Kỳ); chịu đựng những làn roi và cày những mãnh đất khô cứng.

Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh tại những nơi như ConcordGettysburg; NormandyKhe Sanh. Hết lần này đến lần khác, những người đàn ông và phụ nữ này đã vật lộn, hy sinh và làm việc cho đến khi tay của họ bị chai cứng để chúng ta có thể sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ thấy nước Mỹ to lớn hơn những tham vọng cá nhân của chúng ta gọp lại; vĩ đại hơn tất cả những khác biệt về xuất thân, của cải hoặc phe phái.

Đây là cuộc hành trình mà chúng ta tiếp tục hôm nay. Chúng ta vẫn là một quốc gia hùng mạnh nhất và thịnh vượng nhất trên điạ cầu. Công nhân của chúng ta không làm việc kém năng xuất hơn trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Đầu óc của chúng ta không hề kém sáng tạo hơn, hàng hoá và dịch vụ của chúng ta không hề thiếu nhu cầu hơn tuần qua, tháng qua hoặc năm qua. Khả năng của chúng ta vẫn không giảm xúc. Nhưng thời đại của chúng ta bám giữ lập trường bảo vệ những lợi ích hẹp hòi và trì hoản những quyết định khó khăn - thời đại đó chắc chắn đã qua. Bắt đầu hôm nay, chúng ta phải tự rước mình, tự phủi bỏ những bụi bẩn, và bắt đầu lại công việc tái sinh nước Mỹ.

Vì ở bất nơi đâu chúng ta nhìn cũng có công việc cần phải hoàn thành. Tình trạng kinh tế cần có sự hành động, mạnh dạn và nhanh chóng, và chúng ta sẽ hành động - không phải chỉ để tạo ra những việc làm mới mà phải tạo dựng một nền móng mới cho sự phát triển. Chúng ta sẽ xây dựng những cầu đường, những lưới điện và những mạng lưới kỹ thuật số để phục vụ thương nghiệp và kết nối chúng ta lại với nhau. Chúng ta sẽ khôi phục khoa học đúng như vị trí của nó, và sử dụng điều kỳ diệu kỹ thuật để tăng chất lượng chăm sóc y tế và hạ giá thành của nó. Chúng ta sẽ tận dụng khai thác năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng điạ nhiệt để cung cấp nhiên liệu cho xe cộ và vận hành các nhà máy của chúng ta. Và chúng ta sẽ chuyển hoá các trường học, các đại học để đáp ứng nhu cầu của một thời đại mới. Tất cả điều này chúng ta có thể làm. Tất cả những điều này, chúng ta sẽ làm.

Vào lúc này đây, có một số người đang đặt câu hỏi về mức độ tham vọng của chúng ta — họ cho rằng hệ thống của chúng ta không thể chịu đựng nổi quá nhiều những chương trình lớn. Họ không nhớ dai. Vì họ đã quên những gì quốc gia này đã làm được; đã quên những gì mà những người tự do, đàn ông cũng như phụ nữ, có thể đạt được khi trí tưởng tượng được kết hợp lại với một mục đích chung, và cần thiết cho sự can đảm.

Thiệp màu bạc mời dự lễ nhận chức được Quốc hội Hoa Kỳ phân phát cho công chúng

Điều mà những người hoài nghi không hiểu là mặt đất đã chuyển dịch bên dưới họ — rằng những luận điểm chính trị cũ rích đã làm hao mòn chúng ta từ bao lâu nay không còn thích hợp nữa. Câu hỏi mà chúng ta hỏi ngày hôm nay không phải là liệu chính phủ của chúng ta có quá lớn hay quá nhỏ, mà là chính phủ ta có hữu hiệu hay không — có phải nó giúp những gia đình tìm được việc làm với đồng lương phải chăng, chăm sóc y tế mà họ có thể chi trả được, hưu bổng mà họ đáng được. Nơi nào câu trả lời là được, chúng ta dự kiến tiếp tục tiến tới. Nơi nào câu trả lời là không, các chương trình đó sẽ kết thúc. Và ai trong chúng ta điều hành những đồng tiền công quỹ sẽ phải chiụ trách nhiệm về việc tính toán — chi tiêu khôn ngoan, thay đổi những lề lối xấu, và làm công việc của chúng ta một cách minh bạch — vì chỉ như vậy chúng ta mới có thể xây dựng lại được lòng tin quan trọng giữa một dân tộc và chính phủ của họ.

Cũng không phải là câu hỏi trước chúng ta rằng có phải thị trường là một lực lượng tốt hay không. Sức mạnh tạo ra sự thịnh vượng và mở rộng sự tự do của thị trường là không có gì so sánh nỗi, nhưng cơn khủng hoảng này đã nhắc nhở chúng ta rằng nếu không có một con mắt theo dõi, thị trường có thể quay nhanh khỏi vòng kiểm soát — và rằng một quốc gia không thể thịnh vượng lâu dài khi nó chỉ tạo thuận lợi cho người giàu. Thành công của nền kinh tế chúng ta không luôn phụ thuộc chỉ vào kích cở tổng sản phẩm nội điạ, mà còn phụ thuộc vào sự trang trải rộng khắp sự thịnh vượng của chúng ta; dựa trên khả năng mở rộng cơ hội của chúng ta cho mọi con tim đang sẳn lòng - không phải là từ sự ban bố từ thiện mà vì đó là con đường chắc chắn nhất đưa đến sự lợi ích chung của chúng ta.

Về mặt quốc phòng, chúng ta bác bỏ, coi như sai trái, sự chọn lựa lấy an ninh để đánh đổi các lý tưởng của chúng ta. Những vị cha già lập quốc của chúng ta, những người đã từng trực diện với nhiều hiểm nguy mà chúng ta hiếm khi tưởng tượng nỗi, đã thảo ra một hiến chương để bảo đảm nền pháp trị và các quyền con người, một bản hiến chương đã được truyền rộng khắp bởi máu của nhiều thế hệ. Những lý tưởng này vẫn còn soi sáng thế giới, và chúng ta sẽ không từ bỏ chúng vì những điều không chính đáng. Và vì vậy xin gởi đến toàn thể những dân tộc và chính phủ đang theo dỏi chúng ta hôm nay, từ những thủ đô lớn nhất đến ngôi làng nhỏ nơi cha tôi chào đời: xin biết rằng nước Mỹ là bạn của mọi quốc gia và mọi người, đàn ông, đàn bà hay trẻ con, những người đang tìm kiếm một tương lai hoà bình và phẩm giá, và rằng chúng ta đang sẳn sàng để dẫn dắt một lần nữa.

Hãy nhớ rằng các thế hệ cha anh chúng ta trước đây đã hạ gục chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản không chỉ bằng hỏa tiển hay xe tăng mà bằng những liên minh vững chắc và những niềm tin bền bỉ. Thế hệ cha anh hiểu rằng sức mạnh đơn độc của chúng ta không thể bảo vệ chúng ta, cũng không cho phép chúng ta làm những gì chúng ta muốn. Thay vào đó, thế hệ cha anh biết rằng sức mạnh của chúng sẽ lớn mạnh dần qua việc sử dụng nó một cách thận trọng; nền an ninh của chúng ta được xây dựng từ chính nghĩa của chúng ta, từ sự mẫu mực của chúng ta và từ những phẩm chất nghiêm nhường và kiềm chế của chúng ta.



Chúng ta là những người giữ gìn di sản này. Được dẫn dắt bởi các nguyên tắc này, một lần nữa chúng ta sẽ đối phó được những đe doạ mới mà đòi hỏi sự nỗ lực, thậm chí to lớn hơn - thậm chí cần sự thông hiểu và hợp tác to lớn hơn giữa các quốc gia. Chúng ta sẽ bắt đầu chuyển giao Iraq một cách có trách nhiệm cho nhân dân Iraq, và tiến lên gìn giữ nền hoà bình vốn khó giành được tại Afghanistan. Với những người bạn củ và kẻ thù xưa, chúng ta sẽ làm việc không mệt mỏi để giảm bớt mối đe doạ hạt nhân, và xoay ngược nỗi lo ngại về sự nóng lên của địa cầu. Chúng ta sẽ không xin lỗi vì cách sống của chúng ta, cũng không do dự để bảo vệ cách sống này, và đối với những ai tìm cách đạt tới mục đích của mình bằng cách khủng bố và tàn sát người vô tội, chúng tôi nói cho các người nghe rằng tinh thần của chúng tôi mạnh mẽ hơn và không thể bị bẻ gãy; các người không thể nào vượt qua nổi chúng tôi, và chúng tôi sẽ đánh bại các người.

Chúng ta biết rằng di sản được dài công tạo dựng của chúng ta là sức mạnh, không phải là sự yếu đuối. Chúng ta là một quốc gia Kitô Giáo và Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Ấn Độ Giáo — và những người không có tín ngưỡng nào. Chúng ta được hình thành bởi mọi thứ ngôn ngữ và văn hoá, tụ hội về đây từ khắp mọi nơi trên trái đất này; và vì chúng ta đã trải nghiệm qua vị đắng của nội chiến và tách ly chủng tộc, và thoát ra từ thời kỳ đen tối đó để trở nên mạnh mẽ hơn và đoàn kết hơn, chúng ta không có gì hoài nghi mà tin tưởng rằng những thù hằn xưa sẽ có ngày qua đi; rằng những làn ranh bộ tộc sẽ sớm biến mất; rằng khi thế giới chúng ta ngày càng trở nên nhỏ lại thì lòng nhân đạo của chúng ta sẽ tự bộc lộ; và rằng nước Mỹ ắt sẽ đóng một vai trò dẫn dắt mở ra một thời đại mới hoà bình.

Đối với thế giới Hồi Giáo, chúng ta tìm một lối tiếp cận mới, dựa vào sự tôn trọng lẫn nhau và ích lợi chung.

Đối với những người lãnh đạo khác trên thế giới đang tìm cách gieo mầm xung đột, hoặc đổ lỗi và qui trách nhiệm cho phương Tây về những thói hư tật xấu trong xã hội của họ - hãy nhớ rằng dân tộc của quí vị sẽ đánh giá quí vị về những gì quí vị xây dựng chớ không phải là những gì quí vị phá hoại. Đối với những kẻ bám lấy quyền lực nhờ vào tham nhũng, dối trá và bịt miệng những người bất đồng chính kiến, hãy biết rằng các người đang đứng sai chổ trong lịch sử; nhưng chúng tôi sẽ đưa tay ra nếu các người muốn thả lỏng nắm đấm của mình.

Đối với các quốc gia nghèo khó, chúng tôi xin hứa làm việc bên các bạn để làm cho nông trại của các bạn được xanh tươi và để cho nước sạch tuôn chảy; để nuôi dưỡng những sinh linh đói khát. Và đối với những quốc gia hưởng thụ đầy đủ như chúng ta, chúng ta nói rằng chúng ta không thể làm ngơ nữa trước nỗi thống khổ ở phiá bên ngoài biên giới của chúng ta; chúng ta cũng không thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới mà không nghĩ gì đến hậu quả. Vì thế giới đã thay đổi nên chúng ta ắt phải thay đổi với thế giới.

Khi chúng ta suy xét đường đi mở ra ở phía trước, bằng sự biết ơn khiêm nhường chúng ta nhớ đến những người Mỹ dũng cảm vào giờ này đây đang tuần tra các sa mạc và dãy núi xa. Họ có gì đó muốn nói với chúng ta hôm nay cũng như những vị anh hùng đã ngã xuống đang nằm tại Arlington thì thầm qua nhiều thế hệ.

Chúng ta vinh danh họ không chỉ vì họ là những người bảo vệ sự tự do của chúng ta mà vì họ biểu hiện cho tinh thần phụng sự; một sự sẳn lòng tìm kiếm ý nghĩa trong điều gì đó vĩ đại hơn chính họ. Và vì vậy, trong khoảnh khắc này - một khoảnh khắc mà sẽ định hình một thế hệ - chính tinh thần này ắt hẳn ngự trị trong tất cả chúng ta.

Với những gì chính phủ có thể làm và phải làm, quốc gia này chung cuộc cũng dựa vào chính niềm tin và sự quyết định của nhân dân Mỹ. Đó là sự tử tế khi nhận vào nhà một người xa lạ khi những bờ đê bị vỡ, đó là lòng vị tha cuả những người công nhân thà cắt giảm giờ làm của họ hơn là thấy một người bạn mất việc mà nhờ thế đưa chúng ta qua những giờ phút đen tối nhất. Đó là sự dũng cảm của nhân viên cứu hỏa vượt qua một cầu thang đầy khói, nhưng cũng là lòng mong muốn của một bậc làm cha mẹ nuôi dưỡng một đứa con, và sau hết quyết định số mệnh của chúng ta.

Những thách thức của chúng ta có thể mới mẻ. Những công cụ mà chúng ta sử dụng để đối phó với chúng có thể mới mẻ. Nhưng các giá trị mà chúng ta dựa vào để thành công như - chăm chỉ và thật thà, dũng cảm và công bằng, khoang dung và hiếu kỳ, trung thành và yêu nước - những điều này là củ. Những điều này là có thật. Chúng đã và đang là lực lượng tiến bộ thầm lặng suốt chiều dài lịch sử của chúng ta. Điều mà chúng ta cần bây giờ là sự quay trở lại với những giá trị thật này. Điều mà chúng ta cần hiện nay là một thời đại mới có trách nhiệm - một sự thừa nhận từ mỗi người Mỹ rằng chúng ta có bổn phận đối với bản thân, quốc gia, và thế giới; những bổn phận mà chúng ta không phải miễn cưởng để chấp nhận mà nên sẳn lòng đón nhận, kiên định hiểu rằng không có điều gì làm tinh thần thỏa mãn, vì thế định rỏ ý chí của chúng ta trong việc cống hiến đời mình trọn vẹn cho một nhiệm vụ khó khăn.

Đây là giá và lời hứa công dân.

Đây là căn nguyên tự tin của chúng ta - đó là sự hiểu biết rằng Thượng đế trông cậy vào chúng ta để định hình một định mệnh chưa chắc chắn.

Đây là ý nghĩa cuả tự do và tín ngưỡng của chúng ta - tại sao nam, nữ hay trẻ con thuộc mọi niềm tin và chủng tộc có thể cùng nhau chào mừng trong khắp quảng trường hoàng tráng này, và tại sao một người đàn ông có cha từng bị từ chối phục vụ tại một tiệm ăn điạ phương non 60 năm trước có thể đứng trước các bạn hôm nay để thực hiện lời tuyên thệ thiêng liêng nhất.

Vì thế chúng ta hãy cùng nhau đánh dấu ngày này bằng cách nhớ lại chúng ta là ai và chúng ta đã đi xa như thế nào. Trong năm khai sinh ra nước Mỹ, trong tháng giá lạnh nhất, một nhóm nhỏ những người yêu nước đã tụ lại quanh cạnh những đống lửa tàn bên bờ một con sông đóng băng. Thủ đô bị bỏ lại. Kẻ thù đang tiến tới. Tuyết nhốm màu máu. Vào khoảnh khắc khi mà thành quả cách mạng của chúng ta gần như rơi vào tình thế đáng ngờ vực nhất, vị cha già dân tộc của chúng ta đã cho đọc những lời này đến nhân dân:

'Hãy nói cho thế giới tương lai biết...rằng trong cái rét buốt của mùa đông, không có gì có thể tồn tại ngoài niềm hy vọng và nghị lực...rằng thành phố và quốc gia này, bị thách thức bởi mối nguy hiểm chung, đã tiến lên để đối mặt với nó.'

Nước Mỹ hỡi. Trong lúc đối diện với những nguy nan chung, trong mùa đông khó khăn này, chúng ta hãy nhớ đến lời bất tử này. Bằng hy vọng và nghị lực, chúng ta hãy can đảm lần nữa để đối diện với dòng nước đóng băng, và chịu đựng bất cứ cơn bão nào đến đây. Hãy để cho con cháu của chúng ta biết rằng khi chúng ta bị thử thách, chúng ta đã từ chối để cuộc hành trình này kết thúc, rằng chúng ta đã không quay lưng và cũng không nao núng; với đôi mắt nhìn thẳng về phía chân trời cùng sự ban ơn của Thượng đế, chúng ta mang theo món quà vĩ đại của tự do và trao nó lại an toàn cho các thế hệ tương lai.

Cám ơn. Thượng đế ban phước cho các bạn. Và Thượng đế ban phước cho Hoa Kỳ.

Chú thích:
[1] Thực tế thì chỉ có 43 người Mỹ đã đọc lời tuyên thệ nhậm chức tổng thống; Grover Cleveland đã đọc lời tuyên thệ hai lần để bắt đầu hai nhiệm kỳ không liên tiếp của ông (trong năm 1885 và 1893) với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 22 và 24.

Nguồn: Wikisource

Asia Clinic, 14h23' ngày thứ Sáu, 29/5/2014

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

GO WEST FOUDATION ƯƠM MẦM TƯƠNG LAI NƯỚC VIỆT

Chào các bạn,

Kính mời mọi người nghe và xem 2 files sau về những cuộc phỏng vấn về Go West Foundation do 2 đài khác nhau:

Đầu tiên là Cuộc phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do với 3 thành viên Go West Foundation hôm 18/5/2014 vừa qua của phóng viên Thanh Trúc.

http://gowestfoundation.org/2014/05/go-west-foundation-uom-mam-tuong-lai-nuoc-viet/

Còn đây là clip phỏng vấn của Đài truyền hình VBS Television(Vietnamese Broadcasting Services: Dịch vụ phát thanh truyền hình Việt Nam) thuộc chi nhánh Canada, do phóng viên Phương Linh phỏng vấn với Donald Nguyễn - Nhà đồng sáng lập Quỹ Tây Du. Donald Nguyễn là một cựu sinh viên của University of Michigan - Ann Arbor thành đạt tại General Motor 30 năm nay. Cuộc phỏng vấn diễn ra tại sân trường Oakland University.


Asia Clinic, 18h38' ngày thứ Tư, 28/5/2014




Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

QUỸ KHUYẾN HỌC TÂY DU: ƯỚC MƠ THAY ĐỔI TƯ DUY CHO GIỚI TRẺ VIỆT

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Trang bìa của Blog bshohai
Trang bìa của Blog bshohai
Screen capture
Họ, những người chủ trương Quĩ Khuyến Học Tây Du, với trang Web Tây Du Hôm Nay, Việt Nam Ngày Mai, mới ra mắt trên mạng ngày 5 Tháng Năm vừa rồi, thực sự chưa hề gặp mặt nhau ngoài đời mà chỉ liên lạc trò chuyện với nhau qua Facebook để rồi tìm được sự đồng cảm và quyết định đồng hành cùng nhau trong Go West Foundation Quĩ Khuyến Học Tây Du.
Tạo dựng khó hơn lãnh đạo
Từ Sài Gòn, chủ tịch kiêm người sáng lập Quĩ Khuyến Học Tây Du, bác sĩ Hồ Hải, chia sẻ rằng sau nhiều năm miệt mài với công việc thì tới một lúc nào đó người ta chợt nhận ra cuộc đời không chỉ đơn giản là kiếm sống rồi hưởng thụ mà hãy còn nhiều thứ khác quan trọng hơn:
Với lại tình hình giáo dục của nước nhà cũng đi xuống nhiều lắm, chính vì đó trong thời gian qua, khoảng năm năm gần đây thì tôi viết blog và tôi có hướng dẫn một số cháu lấy học bổng đi du học qua Mỹ. Tại vì tôi có kinh nghiệm qua con tôi, hồi đó cha con cũng đi kiếm học bổng để qua Mỹ du học chứ mình đâu có dư tiền.
Trên trang blog của mình, bác sĩ Hồ Hải san sẻ kinh nghiệm tìm kiếm cơ hội du học với các bạn trẻ trong nước mà điểm lại thì ông đã giúp cho khoảng 268 em:
Trong 268 cháu đó thì có khoảng 17 đứa không đủ tiền đi mặc dù đã có học bổng. Thí dụ cháu nhận được 75% thì số tiền còn lại là khoảng một chục ngàn, nhưng một chục ngàn đó thì gia đình nó chỉ có thể lo một hai ngàn một năm, thành ra cuối cùng tụi nó không đi được. Không đi được thì nó ở nhà, thi vô y khoa của đại học các nơi, học rồi ra trường mà cuối cùng cũng thất nghiệp, không làm gì được.
Thế nhưng yếu tố quyết định dẫn tới sự ra đời của Quĩ Khuyến Học Tây Du khởi nguồn từ buổi tọa đàm có chủ đề Tư Duy Lãnh Đạo-Sáng Tạo Và Đổi Mới, diễn giả là Giáo Sư Tiến Sĩ Tony Wagner từ đại học Havard, Hoa Kỳ. Đây là buổi hội thảo nhằm thu hút và tạo động lực cho giới trẻ, những người sẽ thay đổi bộ mặt của thế giới, do Công Ty Phát Triển Nguồn Nhân Lực Deloitte Việt Nam (Deloitte Vietnam HRD) và Hiệp Hội Kế Toán Công Chứng Anh (ACCA) cùng tổ chức.
Điều khiến blogger Hồ Hải chú ý là tại buổi hội thảo này, tiến sĩ Tony Wagner khẳng định rằng :
Ông nói thế kỷ thứ XXI này là thế kỷ của creator tức là thế kỷ của những con người gầy dựng chứ không phải là những con người của innovator tức là sáng tạo hoặc những con người leader tức là người dẫn đường, người lãnh đạo.
Thế kỷ thứ XXI này là thế kỷ của creator tức là thế kỷ của những con người gầy dựng chứ không phải là những con người của innovator tức là sáng tạo hoặc những con người leader tức là người dẫn đường, người lãnh đạo
Tiến sĩ Tony Wagner
Qua câu chuyện thì có nhiều câu hỏi và ông ta trả lời rất hay. Một câu hỏi là ở một xã hội mà giáo dục đang đi xuống như thế này thì làm sao vực được nhân cách của người Việt. Ông ta trả lời rằng ông có đọc một câu chuyện thiền bên Ấn Độ, ở ngôi làng đó thì hồi xưa ông Tất Đạt Đa từng đi ngang qua, sau này họ xây lên những ngôi chùa có Xá Lợi Phật. Chính vì được Xá Lợi Phật thành ra những người trung lưu và những giàu ở đó nghĩ rằng phải đúc một cái chuông bằng đồng. Họ muốn có một cái chuông mà đánh lên một cái là vang từ làng này qua làng khác.
Trong lúc góp tiền đó thì một ông ăn mày đi ngang qua và ông góp một đồng xu. Những người giàu họ khinh thường, lấy đồng xu đó ra vất xuống sông. Khí đúc chuông xong rồi thì gõ không kêu.
Ngay khi đó, vị sư trụ trì chùa giải thích chuông không kêu là vì mọi người đã vứt bỏ đi cái đồng xu nhỏ nhoi là tiền mồ hôi nước mắt của người ăn xin:
Bìa 1 sách sẽ được thiết kế lại cho lần tái bản này. (Blog Bác sĩ Hồ hải- bshohai)
Bìa 1 sách sẽ được thiết kế lại cho lần tái bản này. (Blog Bác sĩ Hồ hải- bshohai)
Bây giờ phải lấy đồng xu đó lên, nấu và đúc ra chuông mới thì chuông sẽ kêu. Thế là cả làng phải bỏ tiền ra, lặn xuống dưới sông Hằng để lấy đồng xu, mà kiếm đồng xu đó còn mắc hơn đức cái chuông nữa. Kiếm ra được đồng xu, bỏ vô chuông nấu lại thì khi gõ nó vang.
Tiến sĩ Tony Wagner kể tới đó để kết luận rằng làm một nhà tạo dựng, tức là gầy dựng một cái gì đó, thì khó hơn là làm một nhà sáng tạo hay một nhà lãnh đạo:
Bởi vì gầy dựng ban đầu là phải biết gầy dựng từ những cái nhỏ tới cái lớn mới làm được chứ không phải chuyện đơn giản, và để mà tạo dựng những thế hệ Việt Nam có nhân cách, biết sống với cộng đồng và biết bao dung …phải bắt đầu từ những cái nhỏ, những cái rất nhỏ, đó là giáo dục từng thế hệ, từng thế hệ một, và phải tốn vài ba thập kỷ nữa thì may ra nền giáo dục Việt Nam mới tốt, mới có được những thế hệ nền tảng để gầy dựng đất nước này. Chính sau cuộc nói chuyện đó thì tôi về tôi nghĩ phải làm cái quĩ này.
Với ước ao có thể thuyết phục mỗi người trong nước và ngoài nước mỗi năm bỏ ra chỉ một đô la, Quĩ Khuyến Học Tây Du sẽ thực hiện được hoài bảo đưa những người trẻ đi du học ở các quốc gia Tây Phương:
Bởi vì gầy dựng ban đầu là phải biết gầy dựng từ những cái nhỏ tới cái lớn mới làm được chứ không phải chuyện đơn giản, và để mà tạo dựng những thế hệ Việt Nam có nhân cách, biết sống với cộng đồng và biết bao dung…phải bắt đầu từ những cái nhỏ, những cái rất nhỏ, đó là giáo dục từng thế hệ
Tiến sĩ Tony Wagner
Những đứa trẻ không tài năng nhưng cần cù, hiếu học, chưa chắc là những người tốt, nhưng mình đưa đi để gầy dựng những thế hệ mà một năm ít nhất cũng vài ngàn đứa. Mình cũng không mong rằng tụi nó sẽ quay về, đứa nào ở lại thì bắt trả tiền lại cho quĩ để mình lo cho thế hệ sau, còn đứa nào quay về thì cho luôn số tiền đó để nó quay về gầy dựng quốc gia thôi. Thành ra Quĩ Khuyến Học Tây Du ra đời từ đó.
Những thành viên ban đầu của Quĩ Khuyến Học Tây Du vừa ra mắt cách đây 18 ngày, bác sĩ hay blogger Hồ Hải cho biết, hiện có một người cư ngụ tại Michigan, một người tại Washington DC và một người tại Louisiana:
Những đồng tiền dù rất nhỏ để xây dựng xã hội, phải biết lo cho cộng đồng thì xã hội đó mới tốt. Xã hội Việt Nam bây giờ kiếm một đại gia bỏ tiền ra để chăm lo cho thế hệ tương lai và giáo dục hầu như là không có. Họ bỏ tiền ra để xây trường đại học hay xây trường trung học để họ kiếm lãi, kiếm lợi nhuận chớ không bao giờ nghĩ tới cái chuyện lo cho cái thế hệ tương lai. Mình không gầy dựng thì ai gầy dựng, mình không làm thì ai làm?
Anh Thomas Công, cư ngụ tại vùng Northern Virginia gần thủ đô nước Mỹ, trước giờ từng tham gia những hoạt động về giáo dục như Trường Việt ngữ Thăng Long, Nhóm ViệtToon chuyên vẻ tranh ảnh về lịch sử Việt Nam:
Trước giờ tôi cũng ủng hộ một số quĩ học bổng ở Việt Nam với tính cách cá nhân. Mỗi một năm tôi dành một quĩ cá nhân và dùng tiền đó ủng hộ những học sinh nghèo ở miền Trung hoặc miền Tây. Tôi biết anh Hồ Hải có giúp được nhiều em sinh viên đi du học nhưng vì hoàn cảnh gia đình nhiều em được học bổng tới 60 hay 70% rồi nhưng vì gia đình không có điều kiện nên phải bỏ rất là uổng.
Tôi với anh Hồ Hải cũng chung ý nghĩ rằng giáo dục là vấn đề then chốt trong việc thay đổi suy nghĩ của lớp trẻ và thay đổi tương lai của Việt Nam. Từ đó mấy anh em đưa ra ý định làm một quĩ khuyến học chung.
Tôi với anh Hồ Hải cũng chung ý nghĩ rằng giáo dục là vấn đề then chốt trong việc thay đổi suy nghĩ của lớp trẻ và thay đổi tương lai của Việt Nam. Từ đó mấy anh em đưa ra ý định làm một quĩ khuyến học chung
Anh Thomas Công
Mục đích của quĩ khuyến học này được rất nhiều người tán thành. Nhất là những em học sinh sinh viên trong nước rất háo hức muốn có cơ hội đăng ký để cạnh tranh để lấy được học bổng của Quĩ Tây Du.
Về phía người Việt ở hải ngoại thì sao, khi mà Quĩ Khuyến Học Tây Du hãy còn rất mới và tôn chỉ là đưa người trẻ trong nước đi du học ở Hoa Kỳ hay các nước Tây Phương khác? Vẫn lời anh Thomas Công:
Nói chung bà con ở hải ngoại thì tất cả những gì bắt nguồn từ trong nước ra đều có một sự dè dặt nhất định. Nhưng phải nghĩ là với thời gian, khi chúng tôi giải thích được về mục đích và chương trình hành động của Quĩ Tây Du thì hy vọng sẽ có sự ủng hộ của bà con.
Bản thân tôi nghĩ người ở hải ngoại có rất nhiều trăn trở về tình hình hiện tại ở Việt Nam. Thực tế mà nói thì để có thể trực tiếp gây ảnh hưởng hoặc là thay đổi điều kiện hoặc phầm chất ở Việt Nam rất là giới hạn. Cái chúng ta có thể làm được đa số nằm trong lãnh vực về giáo dục về văn hóa , về công ăn việc làm và những ý tưởng về xã hội dân sự.
Chuẩn bị cho tương lai của đất nước
Trong bất cứ mọi nơi và mọi thời, anh Thomas Công bày tỏ tiếp, giáo dục luôn là phương tiện, là công cụ mà cũng là sự chuẩn bị cho tương lai của một đất nước. Đó cũng là đường hướng của Phong Trào Đông Du hơn một trăm năm trước mà dẫu không thành công như mong đợi thì cũng đã tạo tiếng vang đáng kể:
Quĩ Khuyến Học Tây Du đi theo hướng mà một trăm năm trước hai nhà chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đề ra, đưa những tài năng trẻ ra nước ngoài để sau này có thể quay lại xây dựng tương lai của Việt Nam.
Môi trường giáo dục của Việt Nam hiện nay chủ yếu đi về tuyên truyền và học gạo. Tất nhiên cũng có người này người kia chứ không thể vơ đũa cả nắm, nhưng rất nhiều em trẻ Việt Nam, ngay cả khi đã được ra nước ngoài rồi, vẫn chỉ chăm chú vào học hành, chăm chú vào việc gầy dựng cho bản thân mình và cho gia đình mình thôi, chứ còn nhận thức xã hội và đóng góp cho cộng đồng rất thấp. Thành ra một trong những mục đích của Quĩ Khuyến Học Tây Du là nâng cao nhận thức về cộng đồng, nâng cao tinh thần vì tha nhân để khi mà có được sự thành công nhất định về mặt cá nhân thì mình phải quay lại giúp thế hệ đi sau, quay lại giúp cộng đồng, và trong mức độ nào đó rộng lớn hơn là giúp cho đất nước.
Là người sống xa nhà rất lâu, nhưng chỉ một lần trở về thì nhận ra mọi thứ đã khác trước, anh Việt Nguyễn là thành viên thứ ba của Quĩ Khuyến Học Tây Du tính đến lúc này. Tự nguyện đóng góp phần nào về tài chính trong khả năng của mình, anh Việt Nguyễn còn kêu gọi sự giúp đỡ từ những người thân quen để Quĩ Khuyến Học Tây Du có thể hoạt động về lâu về dài:
Chỉ mơ là chung tay với nhau xây dựng đất nước cho nó đàng hoàng hơn, tử tế hơn, chan hòa hơn, làm việc chung với nhau một cách thẳng thắn trung thực hơn, thế thôi.
Nói chung mới đầu mình cũng không có suy nghĩ gì nhiều, nhưng mà khi về Việt Nam thăm gia đình rồi trở qua đây là tôi tự động có khuynh hướng muốn làm gì cho xã hội. Mặc dù khả năng mình cũng không có nhiều nhưng mà về Việt Nam mình thấy cái đất nước mình tệ quá, nhìn sâu vào cuộc sống tôi thấy đất nước mình tệ quá.
Những ý nghĩ như thế, Thanh Trúc nêu câu hỏi với các thành viên của Quĩ Khuyến Học Tây Du, như giúp phương tiện học hành, ra nước ngoài, tạo thay đổi trong tư duy, trở lại xây dựng đất nước vân vân…đang là những tư tưởng nặng phần nhạy cảm trong mắt nhìn của chính phủ bên nhà, liệu các anh chị em trong Quĩ Khuyến Học Tây Du có biết và có lường trước những khó khăn trở ngại hay không?
Với anh Việt Nguyễn, nếu không khéo điều hành và thiếu sự tế nhị cần thiết thì việc làm hay thiện chí của Quĩ Khuyến Học Tây Du có thể gặp cản trở trong hiện tình đất nước Việt Nam lúc này.
Còn đối với người tiên phong sáng lập Quĩ Khuyến Học Tây Du, bác sĩ Hồ Hải, giáo dục để thay đổi nhận thức là công việc không thể thiếu lòng can đảm và sự dấn thân:
Ngoài chuyện uy tín thì cần có sự can đảm nữa. Trong giáo dục thì dù anh có vô tư cỡ nào, anh có phi lợi nhuận cỡ nào, anh có phi chính trị cỡ nào thì trong giáo dục nó đã có nhiệm vụ chính trị của nó, nhất là trong nền chính trị Việt Nam hiện tại. Quĩ Khuyến Học Tây Du đòi hỏi sự can đảm, tâm huyết và hết lòng.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi, câu chuyện về Quĩ Khuyến Học Tây Du do người Việt ở trong và ở ngoài nước đứng ra thành lập, tạm ngưng ở phút này. Thanh Trúc sẽ gặp lại quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Tư Gia, thứ Sáu 23/5/2014

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

TƯ TƯỞNG KHỔNG KHÂU VÀ KIẾP CHƯ HẦU

Bài đọc liên quan:

Câu chuyện hình thành Quỹ Tây Du

Từ hôm ý tưởng phải có một Quỹ Tây Du - Go West Foundation - bắt đầu đến nay đã được 1 tháng 7 ngày. Công việc chuẩn bị cho mọi thứ đến nay có thể nói là rất thành công ngoài mong đợi. Chỉ chưa đầy 40 ngày, nhưng từ ý tưởng hình thành, đến một nhóm nhiệt huyết, thể hiện ý tưởng trên logo, có một website và một diễn đàn tạo sân chơi cho thế hệ trẻ Việt Nam, mạnh thường quân đóng góp, và cuối cùng là thực hiện được giấy phép hoạt động chỉ trong 24 ngày - từ ngày 11/4/2014 đến ngày 05/5/2014 - là một kỷ lục không ai có thể chối cải được.

Một khối lượng công việc khổng lồ, nhưng chỉ với 8 con người ta làm xong trong 24 ngày. Điều đó nói lên những gì? Ít ai quan tâm và để ý đến câu chuyện này, nên hôm nay phải mổ xẻ nó trên bình diện triết học và tư tưởng để thấy tiềm năng của con người khi nào được phát huy đến vô tận, và khi nào bị kiềm hãm đến cực tiểu. Bởi mọi vấn đề đều nằm ở tầm tư tưởng, và triết học. Tư tưởng chưa được mở, vì không có triết lý dẫn đường. Khi có một triết lý dẫn đường, tư tưởng sẽ có, và hành động sẽ thông suốt, và nhanh chóng đi đến cái đích mà ta cần đến.

Tiện đây tôi xin cập nhật công khai và công bố kết quả đóng góp của đồng bào mình đến với Quỹ Tây Du chỉ sau 15 ngày ra mắt, với số tiền là 8.156USD. Một con số đáng để vui mừng. Trong đó đứng hàng đầu là đồng bào trong nước, thứ hai là Kiều Bào Hoa Kỳ, thứ 3 là Kiều bào Úc, thứ tư là Kiều bào Châu Âu, thứ 5 là Kiều bào ở Hàn Quốc, thứ 5 là Kiều bào Canada, và các quốc gia khác trong số 76 đóng góp cho đến 8hAM ngày 20/5/2014.

Chuyện giàn khoan HD-981 của Trung Cộng xâm chiến biển Đông

Song hành với việc chúng tôi thành lập Quỹ Tây Du - Go West Foundation - thì tình hình biển Đông bắt đầu dậy sóng. Bắt đầu bằng thông tin báo chí về câu chuyện giàn khoan HD-981 của Trung Hoa xâm nhập vào địa phận lãnh hải Việt Nam, cho đến nay đã 19 ngày. Trung Cộng nham hiểm khi họ lấy ngay cái ngày mà Bắc Việt chiếm toàn bộ miền Nam Việt Nam - 30/4/2014 khi chính quyền và dân Việt đang say sưa tự sướng với cuộc chơi suốt 5 ngày để "ăn mừng" cuộc xâm chiếm cách đây 39 năm - để hạ và đặt giàn khoan dầu HD-981 cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, trong khi thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam trên biển là 200 hải lý. Nhưng mãi đến ngày 12/5/2014 thì báo đài mới đưa tin, khi tờ báo Hoàn Cầu Trung Hoa đưa tin trước, như một khẳng định chủ quyền Trung Cộng trên toàn biển Đông ở phía Bắc.

Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Cộng xâm chiếm lãnh hải Việt Nam vào ngày 30/4/2014 - Ảnh của VnExpress

Ban đầu, có một sự ủng hộ ngầm của chính quyền hiện tại của Việt Nam để dân đi biểu tình chống Trung Cộng bành trướng. Nhưng do chủ quan, hoặc do một mưu đồ gì đó mà, chính quyền đã để bọn côn đồ đập phá các công ty đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, cụ thể là các công ty của Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, v.... Để rồi, hôm nay chính quyền ra thông báo cấm đi biểu tình dưới danh nghĩa của thủ tướng trên cả mọi hệ thống truyền thông. Vì thế cho nên, cộng đồng Việt Nam đặt một câu hỏi là: "Tại sao chính quyền làm ngơ không chửa cháy các công ty Đài Loan bị đốt, đập phá và hôi của trong ngày 13/5/2014 tại Bình Dương và tại Vũng Áng Hà Tĩnh?".

Tại sao nhà máy FDI tại khu kinh tế Bình Dương bị đốt mà không có lực lượng phòng cháy, chữa cháy tỉnh đi cứu hỏa? - Ảnh của Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Ông Bùi Trọng Văn dẫn đầu đoàn đàm phàn bồi thường của Việt Nam lén lút đến Đài Loan ngày 16/5/2014. Ảnh của báo www.focustaiwan.tw

Rồi sau đó, lại lén lút cử ông Bùi Trọng Văn làm trưởng phái đoàn ngoại giao sang thương thảo với chính quyền Đài Loan, khi Đài Loan lên tiếng đòi kiện và bồi thường. Bên cạnh đó, New York Times đưa tin ông Tập Cận Bình từ chối tiếp ông Nguyễn Phú Trọng hôm 12/5/2014, nhưng lại tiếp phái đoàn bà Nguyễn Thị Doan sang cầu kiến giảng hòa.

Video clip của trang web thủ tướng Việt Nam như một lời hiệu triệu ngày 08/5/2014 do Kênh 13 thực hiện

Tới giờ này, chưa có bất kỳ một tuyên bố chính thức nào ở cấp nhà nước của phía Việt Nam về vụ xâm chiếm biển Đông này của Trung Hoa, ngoại trừ câu tuyên bố của ông thủ tướng tại Hội nghị Asean, hành động của Trung Hoa trên biển Đông là thực sự nguy hiểm. Đó là một bất thường. Bất thường hơn là viếng thăm, và cầu kiến kẻ xâm lược giang sơn mình. Càng bất thường hơn nữa là ngăn chặn người biểu tình ôn hòa, nhưng tiếp tay kẻ biểu tình đập phá.

Nhưng điều bất thường nhất là, khi phái đoàn Việt Nam bắt đầu sang cầu kiến Trung Cộng, thì Phillipines tố cao Trung Cộng xây dựng sân bay trên đảo Gạc Ma - đảo mà Trung Cộng đã xâm lược của Việt Nam vào năm 1988 - song không có một sự chú ý nào của báo chí của đảng cầm quyền, ngoại trừ vài dòng tin ngắn ngủi của vài tớ báo. Người ta lại đặt một câu hỏi lớn là: "Liệu câu chuyện giàn khoan HD-981 có là cái loa phường để át tiếng xây dựng căn cứ quân sự của Trung Cộng trên đảo Gạc Ma, hòng mai sau toàn bộ Trường Sa và biển Đông trở thành của Trung Cộng không?"

Chiến lược xây sân bay ở đảo Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam của Trung Cộng nhằm khống chế Việt Nam và biển Đông do báo Hoàn Cầu của Trung Cộng đưa tin.

Ngày 19 Tháng Một Năm 1974, Trung Cộng chiếm Hoàng Sa dưới tay của Việt Nam Cộng Hòa, có sự làm ngơ của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng sản, thì đúng ngày Việt Nam Cộng sản xâm chiếm Việt Nam Cộng Hòa 39 năm sau Trung Cộng xâm chiếm biển Việt Nam ở phía Bắc Trung Bộ và miến Bắc Việt Nam.

Tháng 3 Năm 1988, Trung Cộng xâm lược 3 đảo của Trường Sa, trong đó có Gạc Ma, thì ngày 14/5/2014 Trung Cộng xây sân bay khẳng định chủ quyền, và đặt căn cứ quân sự để cai quản toàn biển Đông. Tới đây, nhân dân lại đặt một câu hỏi cho ngàn năm sau: "Vậy thì ai có tội tiếp tay để mất Hoàng Sa, Trướng Sa và biển Đông, mà Nhà Nguyễn đã dày công vun đắp suốt hơn một thế kỷ?"

Lúc Việt Nam yếu nhất về nội lực và ngoại giao là lúc Trung Hoa xâm chiếm lãnh thổ bờ cõi chúng ta.



Một sinh viên Y khoa đã bị 1 đám côn đồ của chính quyền vây đánh tại trung tâm Sài Gòn sáng này 18/5/2014

Và sáng nay - 18/5/2014 - chính quyền đã thực hiện hành động khẳng định của mình với Trung Cộng đối với người biểu tình ôn hòa chống trung Cộng xâm lược ngay giữa trung tâm Sài Gòn.

 Nhưng chính quyền không ngăn cản hàng trăm côn đồ đập phá và hôi của vào ngày 13/5/2014 ở các công ty đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Bình Dương. Liệu những đứa trẻ ngây thơ này tương lai chúng có thể trở thành những nhân cách lớn đưa đất nước lâm vào họa mất nước như hôm nay?

Luận

Đem chuyện Quỹ Tây Du sánh với chuyện bảo vệ lãnh thổ chủ quyền đất nước là điều không nên làm, song lại có một điểm chung đối lập giữa phá và xây nhân cách lớn của Việt Nam. Tôi đưa 2 câu chuyện này để đi đến việc nhìn 2 triết lý, 2 tư tưởng, và soi rọi tư tưởng Khẩu Khâu, mà ngày nay hầu hết trong người Việt, người Trung Hoa vẫn còn mang nặng trong tư duy. Nó đã góp phần lớn trong việc hình thành chuyện ngàn năm nô lệ Trung Hoa. 

Go West Foundation với hiến chương tạo ra những thế hệ Việt có tư duy độc lập, hòa nhập văn hóa Đông Tây, hình thành những thế hệ có tầm tư tưởng, và hành động của những công dân toàn cầu hướng đến chân thiện mỹ, và tự lực tự cường cho nước Việt ngày mai. Triết lý ấy đã giúp những con người sáng lập ra nó, và những ai đang đau đáu với vận nước đang suy vong, hết lòng góp sức. Và nó đã ra đời chỉ sau 24 ngày. 

Go West Foundation có trường tồn, và có tạo ra được những thế hệ Việt có nhân cách lớn để lo Tổ quốc tự lực, tự cường hay không còn là một dấu hỏi. Đấu hỏi đó là liệu Hội đồng Quỹ Tây Du có đủ sức lèo lái nó trường tồn và gặt hái thành công hay không, khi đa phần người Việt thờ ơ với thời cuộc vì nhiều lý do.

Nhưng, chuyện Quỹ Tây Du đã bắt gặp những thanh niên rất giỏi, rất thông minh, song nó lại liên quan rất lớn khi chúng tôi kiếm tìm lại chỉ 3 người đã từng được tư vấn miễn phí để lấy học bổng Hoa Kỳ, về làm phim nói về lịch sử ra đời Quỹ Tây Du, thì có các bạn trẻ từ chối thẳng thừng. Khi bàn về vấn đề con người và nhân cách thế hệ trẻ hiện tại và tương lai trong Hội đồng Quỹ Tây Du, một bạn trong Hội đồng Quỹ đã phải thốt lên rằng:

"Bởi thế, tôi nghĩ chúng ta sau này tuyển du học sinh thì cũng cần phải tuyển loại người có tầm vóc lãnh đạo tương lai, biết thương người, và sẵn sàng hoạt động vì cộng đồng(social activism) để giúp người. Như tôi đã nói, có loại người rất thông minh về học hành, nhưng họ chỉ chăm đầu vào học để thành tài. Khi ra trường đi làm thì chỉ chăm đầu làm việc, boss sai gì làm đó, yên phận sống. Như thế thì chỉ phí tiền đầu tư nâng cao dân trí cho dân tộc của đồng bào đã tin tưởng chúng ta. 
Những hãng xưởng ở Mỹ có rất đông người Á Đông, và đại đa số là người Hoa (Trung Hoa, Hồng Kông, Đài Loan) làm việc kỹ sư, kế toán, nói chung là thành phần nhân viên văn phòng - "white collars". Và rất nhiều người trong số họ, từng là du học sinh rồi ở lại làm việc. Có rất nhiều người tôi nói chuyện ra trường điểm cao, nên được hãng ở Mỹ mướn làm. Nhưng tỉ lệ lãnh đạo trong những hãng này, thì Á Đông lại thấp so sánh với Mỹ trắng. Có lẽ vì văn hoá Khổng Tử Á Đông làm cho con người quen nghe lệnh, rồi làm việc xông xáo làm cu li; nhưng khi đứng ra lãnh đạo, thi thụ động hơn là chủ động. Chúng ta cần những người chẳng những thông minh về đường học vấn, mà còn phải chủ động biết ý nghĩa cuộc sống không phải chỉ ra trường, lập gia đình, có con cái, rồi chỉ muốn an phận với cuộc sống đó, mà phải đứng lên giúp người khác. Mỹ có rất nhiều hội đoàn phi vụ lợi - non-profit - để làm việc từ thiện, hoặc social acitivism, đó là sự khác biệt với xã hội Việt Nam nói riêng và xã hội chủ nghĩa nói chung."

Chuyện biển Đông như tôi đã trình bày hôm nay, và viết trong nhiều năm qua, vấn đề đặt ra là nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay vì quyền lực của mình đang có và sẽ tồn tại dù rất ngắn trong tương lai, mà ai cũng thấy rõ; hay là họ vì cái chung của dân tộc và Tổ quốc? Và, cái vì đó bị thụ động phải cầu kiến giản hòa có phải chăng nó nằm ở bản chất của cái tư tưởng của Khổng Khâu với tam cương thấm vào trong từng huyết mạch - phải chịu thân chư hầu - hơn là một Hội nghị Diên Hồng hiệu triệu toàn dân đưa ra sách lược chiến lược phải làm gì cho Tổ quốc đang lâm nguy.

Kết

Các bạn trẻ hãy lựa chọn giữa: thờ ơ với cuộc sống, tiếp tục phá nát đất nước này vào họa mất nước, và/hoặc bạn sẽ trở thành nhân cách lớn biết chăm lo bản thân, gia đình và xã hội. Hãy chọn đi kẻo muộn.


Asia Clinic, 18h29' Chúa Nhựt, 18/5/2014

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

MỜI IN BÌA TRÊN SÁCH HỌC BỔNG ỦNG HỘ QUỸ TÂY DU - GO WEST FOUNDATION

Chào Quý Vị,

Trong chương trình quyên góp để nhận tài trợ từ các mạnh thường quân cho Quỹ Tây Du - Go West Foundation - chúng tôi có in sách săn tìm học bổng Hoa Kỳ.


Sách này đã được in lần đầu vào tháng 9/2007. Sau đó tái bản do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Qua sách, đã có nhiều bạn trẻ đọc, tự tìm hiểu và lấy học bổng, mà không cần bất kỳ sự tư vấn của các công ty hay tổ chức tư vấn du học nào. Nó cho thấy, đây là cuốn sách có giá trị về mặt thực tế và thời gian, mà không lỗi thời.

Sách gồm có 2 phần: 

Phần I: Làm thế nào để nhận học bổng du học trung học ở Mỹ?

Phần II: Làm thế nào để nhận học bổng du học đại học ở Mỹ?

Sách này đã được Viện Khoa Học Nghiên Cứu Nhân Tài Nhân Lực mang về để xem như sách gối đầu giường cho thế hệ trẻ Vier65t Nam muốn du học Hoa Kỳ.

Sau 3 năm tặng bản quyền cho nhà xuất bản Trẻ của tác giả Hồ Nguyễn Anh Minh, từ 2010 đến nay bản quyền do tác giả nắm giữ. Lần này từ tấm lòng đối với thế hệ trẻ Việt Nam tương lai, tác giả tặng bản quyền sách vĩnh viễn cho Quỹ Tây Du - Go West Foundation.

Sau 7 năm viết cuốn sách này - tác giả là 1 chàng trai trẻ học lớp 12 vào năm 2007 - nay đã là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học cũng bằng học bổng toàn phần với chương trình MS & PhD combine.

Lần tái bản này chúng tôi - Quỹ Tây Du - có thay đổi mẫu mã bìa 1, 4 và nội dung của sách như sau:

Hình 1: Bìa 1 sách đã xuất bản trước đây của Nhà Xuất Bản Trẻ sẽ được thay thế bằng bìa mới theo hình 2.

Hình 2: Bìa 1 sách sẽ được thiết kế lại cho lần tái bản này.

Hình 3: Bìa 4 của sách đã được xuất bản trước đây sẽ được thay thế bằng hình ảnh nhãn hiệu của tổ chức, doanh nghiệp và công ty có tấm lòng ủng hộ Quỹ Tây Du - Go West Foundation. Tấm hình và thư nhắn gửi của tác giả ở bìa 4 - giá của năm 2007 -  này sẽ chuyển và bên trong của sách.

Ngoài ra, lần tái bản này tác giả có bổ sung những kinh nghiệm bản thân trong 3 lần lấy học bổng từ trung học đến đại học và đến tiến sĩ. Nó sẽ là một tư liệu gối đầu giường của thế hệ trẻ Việt Nam có tính nguyên lý về việc săn tìm học bổng du học Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Hôm nay chúng tôi viết thư này, kêu gọi các mạnh thường quân là các tổ chức, công ty và doanh nghiệp có tấm lòng với thế hệ trẻ Việt Nam, đóng góp cho Quỹ xuất bản sách và đáp lại tấm thịnh tình của Quý Vị, chúng tôi sẽ đưa nhãn hiệu, tên công ty của Quý Vị vào bìa 4 của sách.

Bìa có thể để hình quảng cáo khoảng từ 4 đến 6 nhãn hiệu, vì kích thước sách khổ nhỏ 15 x 21cm. Rất mong Quý vị đón nhận nhiệt thành vì tương lai con em của chúng ta. Ưu tiên cho các tổ chức giáo dục.

Mọi sự liên hệ của Quý Vị qua địa chỉ:
+Email: quytaydu@gowestfoundation.org
+ Điện thoại: 090 8383 219

Tây Du hôm nay - Việt Nam ngày mai.

Xin chân thành cảm ơn.

Go West Foundation, 14h 42' ngày thứ Tư, 14/5/2014

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

CẦN TÌM ỨNG VIÊN ĐỂ LÀM PHIM CHO QUỸ TÂY DU - GO WEST FOUNDATION

Chào các Bạn Trẻ,

Có những điều ta làm hôm qua, nhưng ta không bao giờ nghĩ nó là nền tảng của hôm nay. Đó là vì chúng ta làm với một sự vô tư, vô vụ lợi và chân thành. Trường hợp của tôi hôm nay cũng vậy, giờ phải tìm lại ký ức, sự việc thật của hôm qua để làm cho cái hôm nay và ngày mai.

Hôm nay tôi viết bức tâm thư này để gửi đến gần 268 bạn trẻ đã từng đọc blog của tôi về mảng học bổng du học Hoa Kỳ, và các bạn đã được tôi tư vấn làm hồ sơ và được học bổng từ 50% trở lên. Nhưng tôi không còn nhớ tên, và cả có sự liên hệ nào với các bạn kể từ các bạn đi du học cho đến nay, ngoại trừ chỉ một bạn còn liên lạc với tôi.

Hiện đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã có một mạnh thường quân đứng ra làm phim cho Quỹ Tây Du - Go West Foundation - mà không đòi hỏi chi phí. Nhưng để phim lên hình có những sự thật mà đài truyền hình cho là vô giá thì cần phải có những trường hợp thật. 

Hiện nay tôi đã kiên lạc được một bạn trẻ ở Hà Nội đã đồng ý làm phim, bạn này tôi đã tư vấn chọn trường. Tôi muốn liên hệ thêm ít nhất với 2 bạn trẻ nữa, đã được tôi tư vấn, và làm hồ sơ được học bổng đại học Hoa Kỳ. Trước đây, hầu hết, các bạn tự tìm đến tôi, vì lý do bí mật hồ sơ, ít ai đủ tự tin đưa hồ sơ công khai trên blog cộng đồng. Chính vì đó mà sau khi được học bổng là mất liên lạc. Nhiều nhất là tư vấn xong tôi chỉ gặp các bạn một lần cảm ơn sau khi có học bổng, với ly cà phê tâm tình trước khi lên đường, và đến nay chưa gặp lại lần nào.

Vì quá vội, tôi chỉ có thể tìm thấy có vài trường hợp ghi lại. Đặc biệt là một bạn trẻ được vào Yale University năm 2013, với 66.000USD/năm học bổng có phụ huynh là Pham Tu, mà tôi đã tư vấn trên blog này. Trường hợp thứ hai là một bạn trẻ có nickname là Mog cũng trên blog này. Ngoài ra tôi cũng muốn gặp một số bạn lấy học bổng MBA ở Hoa Kỳ mà tôi đã tư vấn, hoặc các bạn đã đọc blog của tôi và tự làm hồ sơ được học bổng sau đại học, mà tôi không tiện nêu tên ra đây, vì các bạn không muốn đưa lên cộng đồng.

Cho nên tôi viết thư này mong muốn tìm kiếm thêm ít nhất 2 ứng viên nữa trong số khoảng 268 người tôi đã từng tư vấn, và đã được học bổng du học Hoa Kỳ trong 5 năm qua, để cùng tôi làm một đoạn phim khoảng 15 phút về những gì các bạn đã từng làm việc với tôi trong chọn trường, kê khai tài chính, nộp hồ sơ, được học bổng, phỏng vấn visa và những tư vấn của tôi khi các bạn khó khăn, khi ăn học ở Hoa Kỳ.

Rất mong sự liên lạc của các bạn đến với tôi để chúng ta sẽ cùng nhau làm phim cho Quỹ Tây Du. Đây cũng là cơ hội các bạn đóng góp sức mình cho thế hệ mai sau, và tôi cũng muốn nhìn sự trưởng thành của các bạn, mà trong đó có một phần công sức nhỏ bé của tôi.



Mọi liên hệ với tôi qua những số điện thoại sau:

Nếu các bạn còn đang học ở Hoa Kỳ chưa về Việt Nam nghỉ hè, nhưng chắc chắn sẽ về hè này thì gọi cho tôi số: 949-505-9378

Nếu các bạn đã về Việt Nam nghỉ hè - vì đến giờ này hầu hết các đại học Hoa Kỳ đã kết thúc năm học - thì các bạn gọi đến số điện thoại: 090 8383 219

Nếu các bạn thấy tốn kém thì hãy cho số điện thoại của các bạn cho tôi qua địa chỉ email: quytaydu@gowestfoundation.org sau đó tôi sẽ gọi cho các bạn.

Thành thật cảm ơn các bạn khi đọc thư này, và hy vọng có ít nhất 2 bạn tham gia làm phim cùng với Quỹ Tây Du vì thế hệ đàn em, và vì một nước Việt hùng cường trong tương lai.

Asia Clinic, 18h42' ngày thứ Sáu, 09/5/2014

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

THÔNG BÁO NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐỀ NGHỊ TÀI TRỢ TỪ QUỸ TÂY DU - GO WEST FOUNDATION


Thông báo cho bà con được rõ, chiều hôm qua đã có 1 cháu học sinh lớp 11 của 1 trường PTTH ở Sài Gòn - con của cha là kỹ sư, mẹ là cô giáo - đã đến trực tiếp gặp tớ để làm hồ sơ nộp xin tài trợ của GO WEST Foundation - Quỹ Tây Du trong năm học 2015 - 2016 khi làm hồ sơ xin học bổng đại học Hoa Kỳ.

Cháu này có ranking 1/360. Toefl iBT và SAT chưa thi, nhưng khi thi thử xếp lớp học luyện thi Toefl iBT cách đây 4 tháng thì được 80. Hy vọng cháu sẽ là người đầu tiên được nhận tài trợ của Quỹ Tây Du, khi tớ sẽ tư vấn hồ sơ, chọn trường apply và kê khai tài chính cho cháu ấy.

Vì lý do bí mật nên chúng tôi xin mạn phép không công bố hồ sơ của ứng viên Quỹ Tây Du cho đến ngày thành công bằng big envelop của các trường đại học phương Tây. Mong quý mạnh thường quân thông cảm.

Hãy chúc cho Quỹ Tây Du ngày càng lớn mạnh. Các bạn trẻ hãy mạnh dạn, cố gắng học tập để ghi tên mình trong bảng vàng của Quỹ Tây Du nhé. Go West Foundation luôn mở rộng vòng tay yêu thương đón các bạn trẻ tài năng.

Thời gian là vốn quý báu nhất của đời người, đừng phung phí nó. Người ta làm được thì mình phải làm được. Vấn đề là phải biết đánh thức tiềm năng của mình, con mình, vì tiềm năng của con người là vô tận.

Các bạn ở xa thành phố Hồ Chí Minh thì hãy vào link sau để tải 3 tập tin và gửi về địa chỉ email của Quỹ. Sau 1 tuần nhận hồ sơ, thư ký của tôi sẽ gọi điện thoại trực tiếp hoặc gửi thông báo qua email để liên hệ tư vấn hồ sơ nộp đơn xin học bổng ở các quốc gia phương Tây qua Skype hoặc Tango.

 http://gowestfoundation.org/nop-ho-so-xin-tai-tro/

Chúc thành công.
BS Hồ Hải
Chủ tịch và nhà sáng lập Quỹ Tây Du



Asia Clinic, 10h22' ngày thứ Sáu, 09/5/2014