Bài đọc liên quan:
Trong 4 năm qua, tôi luôn viết trên blog này nhiều vấn đề nóng của mọi lĩnh vực. Từ y tế, giáo dục, văn hóa, kinh tế đến chính trị, v.v... Có nhiều người cho rằng, tôi có kiến thức rộng khủng khiếp. Cũng có nhiều người cho rằng một mình tôi không đủ kiến thức để làm được điều này. Cũng có nhiều người cho rằng, tôi làm việc nhiều như thế, thì còn thời gian đâu mà viết. Nói chung, họ không hiểu tại sao tôi làm được điều này? Đó là một câu hỏi mà, ngoài tôi ra, ít ai có thể trả lời được, nếu không theo dỏi và suy nghĩ những gì tôi viết.
Hôm nay tình cờ đọc được vài dòng tâm sự đầu của một bài viết - tôi không đọc hết vì bài dài quá - do một bạn trẻ có chính kiến đáng trân trọng. Tôi mới giật mình, là tại sao các bạn trẻ không biết tự trang bị kiến thức triết học cơ bản ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông và đại học, mà phải chờ đến khi đi làm, chạm vào bức tường sắt, ngã ngựa, rồi mới quay lại chuẩn bị ngoại ngữ để trang bị kiến thức triết học khi tuổi đời không còn để làm công việc này nữa?
Có thể các bạn trẻ sẽ bảo, không có nhà trường nào trong nước Việt thời đại Hồ Chí Minh có dạy triết học đúng nghĩa, mà toàn dạy chính trị học để nhồi sọ. Thế là các bạn đã cho thấy mình quá thụ động trong cách học. Sự học là con thuyền đi ngược nước, không tiến ắt phải lùi. Kiến thức là những gì còn lại sau khi đã quên, để chừa chỗ cho kiến thức khác vào trí nhớ của ta. Muốn có nhiều kiến thức buộc ta phải có nền tàng triết học vững, để đưa ra phương pháp học, và bảo tồn kiến thức, mà không bị điên - người ta gọi tẩu hỏa nhập ma, vì điên chữ.
Ngay từ ngày đầu viết blog này, tôi đã bắt đầu bằng loạt bài triết học. Sau đó, có những dịp khác, tôi hâm lại triết học trong mọi bài viết. Và triết học thật đơn giản, chứ không rắc rối, rườm rà và điên chữ để làm mù nghĩa, như các nhà nghiên cứu và lý luận triết học ở nước ta đã đưa nó đến cộng đồng trong gần 100 năm qua, sau khi một thế hệ được Pháp đào tạo bài bản về lĩnh vực này. Cũng như, tài liệu bằng tiếng Việt về triết học ở Việt Nam không hề thiếu, nếu không nói là cả một đời người chưa chắc đã đọc hết những sách về triết học bằng tiếng Việt đã được xuất bản từ một thế kỷ qua. Nên không cần phải biết ngoại ngữ, mà ngoại ngữ tiếng Đức, để đọc triết học bản gốc.
Học thêm một ngôn ngữ là để hiểu biết thêm một nền văn hóa mới. Tôi chưa nghe ai bảo rằng, học thêm một ngôn ngữ để đọc sách triết học bao giờ.
Học thêm một ngôn ngữ là để hiểu biết thêm một nền văn hóa mới. Tôi chưa nghe ai bảo rằng, học thêm một ngôn ngữ để đọc sách triết học bao giờ.
Cũng ngay từ những ngày đầu khi tạo nên blog này, tôi đã đưa ra tôn chỉ là, chia sẻ kiến thức đến cộng đồng. Muốn chia sẻ nó, đòi hỏi phải hội đủ 2 điều kiện cần và đủ. Cần là có đủ kiến thức thì mới chia sẻ. Đủ là phải đủ sự sáng suốt để có thể đưa ra bất kỳ vấn đề gì ra với cộng đồng, mà dưới một nền thông tin độc quyền như ở Việt Nam là không nhạy cảm. Điều này khó, nếu không có kiến thức triết học, nhưng lại rất đơn giản khi được trang bị triết học cơ bản vững vàng. Nói ra điều này có thể mọi người cho tôi là kiêu ngạo, hãy chờ đấy, bắt được Trương Duy Nhất, thì tôi cũng là tù nhân dự bị trong tương lai. Nhưng tôi tự tin để khẳng định rằng, nhà tù không là nơi mà tôi đã, đang, và sẽ phải vướng vào.Tại sao thế? Vì,
Tôi có kiến thức rộng, chưa dám nói sâu, là nhờ triết học.
Tôi viết vấn đề nào dù khó khăn đến mấy cũng ngắn gọn, nhưng đủ ý, là nhờ triết học.
Tôi viết những vấn đề nhạy cảm, mà ngay cả người nhà tôi cũng lo sợ cho tôi, nhưng tôi lại bình an cho đến nay, là nhờ triết học.
Và tôi học được y khoa, làm việc nhiều, nhưng vẫn có thời gian để viết một khối lượng lớn bài viết, và viết rất nhanh khi có ý tưởng, viết xong chả nhớ mình viết gì, cũng là nhờ triết học.
Giống như Độc cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung, khi học đến không còn nhớ là học gì nữa thì lúc ấy tung những đường tuyệt kiếm ra một cách nhuần nhuyễn nhất, không ai địch lại. Trong triết học gọi là vô chiêu thắng hữu chiêu. Tức là, viết rất nhạy cảm, nhưng không có gì nhạy cảm, thậm chí còn thấy rất cần thiết.
Đơn giản, vì tất cả những gì tôi viết là từ tư duy triết học. Và triết học giúp ta xây dựng một phương pháp luận khi nhìn sự vật hiện tượng khách quan và khoa học, mà không cảm tính.
Asia Clinic, 9h44' ngày thứ Bảy, 01/6/2013
Trước đây tôi từng chứng kiến nhiều đám bần nông ném đá bs HH, nhưng hầu hết đều không đủ trình.
Tôi thấy tất cả những gì cần trả lời cho Thanhtung Do và cả SONG HAN đều có trong bài viết mà họ thắc mắc. Có chăng là họ không có khả nănig đọc hiểu, hoặc cố tình không hiểu vì mục đích khác ?
Người quân tử phê bình thời cuộc, kẻ tiểu nhân thì đi đả kích cá nhân. Tôi nghĩ Thanhtung Do à, các bạn không đủ tư cách, nên im mồm mà hóng thì tôt cho các bạn hơn.
Mao còn có công rất lớn khi tạo cho dân Châu Á một Bộ mặt của những dân tộc chuyên đi tị nạn. Dân phương Tây muốn đến Châu Á làm ăn, họ phải hỏi lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo phương Tây chuyển lời đến các đàn em hậu Huệ của Mao là ông Bình Cận và các lãnh đạo Cộng sản còn lại trên thế giới là:" tình hình nhân quyền ở nước bạn khiến chúng tôi rất lo ngại và chưa thể thật sự sẵn sàng cho chuyện hợp tác kinh tế." Cái kiểu quan ngại này của người phương Tây về nhân quyền ở các nước Cộng sản, giống kiểu, một bậc cha mẹ đi hỏi vợ gả chồng cho con cái, nhưng đi đến đâu cũng bị người đời chỉ trỏ:"tình hình Văn hoá nhân phẩm ở nhà Ông/Bà như nào, chúng tôi rất quan ngại về vấn đề Văn hoá nhân phẩm của nhà bà cho nên hiện giờ chưa sẵn sàng để giao lưu với nhà ông bà trong những mỗi quan hệ thân thiết được."
Mao không chỉ cứu sự tồn tại của các Đảng Cộng sản trên thế giới, mà còn hỗ trợ cho sự khinh Bỉ của người dân còn lại trên thế giới về Văn hoá ứng xử giữa người với người ở các nước Cộng sản. Họ khinh Bỉ Văn hoá, họ mới luôn nhắc xéo vấn đề nhân quyền. Người dân trong nước đối xử với nhau còn như kẻ thù, thì làm sao dân ở nước Cộng sản có thể làm bạn chân thành với thế giới?
Mao thành công trong việc phát triển sự nghi kỵ của các nước phương Tây đối với phần lớn dân Châu Á tại những nước theo chế độ độc Đảng toàn trị.
Mao cũng thành công trong việc kêu gọi tư bản Châu Âu đến các nước Cộng sản đổ rác. Rác cử tư bản không chỉ có cứt. Cứt đã tốt, tốt cho trồng lúa trồng Hoa màu, cứt đã thơm trong thơ của Tố Hữu, trong Thơ về làng Cổ Nhuế Hà Nội. Rác tư bản là chất thải công nghiệp, phá hoại từng tế bào của con người, gây bệnh tật và chết chóc dần dần. Những ai bị bệnh ung thư sống gần các nhà máy Trung Quốc hãy cám ơn Mao, bởi ông là nhà cố khoa học đã phát Minh ra Triết lý mời gọi tư bản đến đổ rác ở nơi nào nhà nước làm ngơ, lãnh đạo tham nhũng, chính quyền bóc lột, quan tham, dân đói, dân nghèo và dân ngu.
Còn nhiều thành tựu của Mao Trạch Đông nữa. Hôm nay JC rất vui khi Bác sỹ Hồ Hải đã thôi không kể tội Marx do phát Minh ra Đảng Cộng sản tại Đức. Nước Đức hiện tại đang chuẩn bị có Đảng xã hội dân chủ lên lãnh đạo chính quyền với chính sách tăng thuế khiến giới nhà giàu ở đây sắp phải đóng vali trốn sang Mỹ ở. Bác Hải đã tìm đúng người để Vinh danh cho thành tựu kéo lùi nhân loại về thời ăn hang ở lỗ tàn sát nhau vì miếng ăn và chỗ ở.
Lãnh đạo đàn em của Mao đang giãy đành đạch ở Đức đòi hợp đồng làm Đồng Minh. Quân đội cấp dưới của Mao thì đang đu nhau trên cái Tàu sân bay để uy hiếp cựu phát xít. Người Trung Quốc đang theo Mao đòi quyền lực, đòi cái ăn và chỗ ở đây. Một ngày cuối tháng 5 năm 2013 đầy ảm đạm.
Cảm ơn JC đã có những bàn luận chất lượng. :D
Ngày mới tốt đẹp với mọi người.