nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

HIỆN TƯỢNG VÀ BẢN CHẤT QUA ẢNH

Bài đọc liên quan:

Dân cư mạng lại kháo nhau làm cờ quạt khẩu hiệu để đi biểu tình chống Trung Hoa xâm chiếm biển Đông. Câu chuyện có thể là, nhân dân mượn biển Đông để làm chuyện lớn. Nhưng câu chuyện cũng có thể là đảng bật đèn xanh để dân xuống đường vì một mũi tên bắn ra có nhiều mục tiêu để xử. Những gì cần lên tiếng tôi đã lên tiếng trong nhiều bài viết và bình luận trên blog này rồi. Ở entry này chỉ đưa hình ảnh có thực để diễn giải cặp phạm trù hiện tượng - bản chất của một vấn đề xã hội học.

Hiện tượng
 Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu chống lại gia đình Ngô Tổng Thống dưới chiêu bài đạo phật bị đàn áp. Tôi nhớ hồi đó tất cả các hòa thượng trụ trì ở các chùa thuộc miền Nam đồng lòng tự thiêu tử vì đạo để bảo vệ phật giáo. Ông hòa thượng Thích Quảng Đức là người bắt trúng lá thăm nhận lãnh tự thiêu đầu tiên bên những người tu hành, nên ông được ghi danh sử sách. Sau đó là cứ mỗi tuần một hòa thượng được lá thăm thứ 2, 3, 4, ... tiếp tục nhiệm vụ tự thiêu. Năm ấy đến lượt thứ 3, một ông hòa thượng trụ trì một chùa ở Đà Lạt, vì còn quá trẻ, chưa đủ sức thiền định, nên khi bốc hỏa thì nóng quá không chịu được, ông chạy lung tung. Nhưng cuối cùng ông cũng chết vì phỏng. Câu chuyện tự thiêu này là do tự nguyện. Cũng như vậy, bên học sinh sinh viên có bà Quách Thị Trang. Nhưng nó chỉ là hiện tượng do thiếu hiểu biết của các nhà tu và sinh viên đấu tranh, bị lợi dụng đúng nghĩa hơn là vì đạo hay vì yêu nước.

 Cáp thăm dò siêu âm của tàu thăm dò dầu khí của PVN trên biển Đông bị tàu giám hải của Trung Hoa cắt vào tháng 6/2011. Nó chỉ là hiện tượng của một bản chất đằng sau đó thể hiện trong Hội thảo lý luận lần thứ 7 của 2 đảng cộng sản Việt - Trung tổ chức vào tháng 11/2011 tại thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Hoa từ ngày 28-30/11/2011

Sau sự kiện cắt cáp thì có đến 11 lần xuống đường của toàn dân 2 đầu đất nước, trai gái, trẻ già, dân thường và trí thức nhân sĩ, kể cả những người đã từng dẫn đầu và những người ăn theo đoàn sinh viên học sinh ngô nghê biểu tình chống chế độ VNCH trước 1975 ở miền Nam, để biểu thị tinh thần yêu nước. Nhưng ở Sài Gòn chỉ diễn ra được 3 lần thì dân Sài Gòn tự hiểu bản chất của vấn đề và ngưng biểu tình. Riêng Hà Nội kéo dài đến khi nữ biểu tình viên Bùi Hằng bị vào trại cải tạo thì mọi cuộc biểu tình ngưng lại.

Một thanh niên biểu tình ở Sài Gòn bị đàn áp và bị bắt hồi ngày 12/6/2011
 Một thanh niên và là đảng viên đang công tác trong bộ máy nhà nước bị đàn áp và bị tống lên xe chuyển về trại giam trong ngày 17/7/2011.

Bản chất
Sau cỡi trói để tự cứu mình, đảng cộng sản Việt Nam quay lại hữu hảo với Trung Hoa và 2 đảng Anh Em nồng thắm chung tay đoàn kết lo bám víu ngai vàng đang mục ruỗng vì chính trị suy đồi, bằng những cuộc hôi thảo lý luận cho đường lối chăn dắt dân mới là bản chất thực của vấn đề.

Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa 2 đảng cộng sản Việt Nam và Trung Hoa về chủ đề: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc" diễn ra tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa từ 31/10 đến 02/11/2008.

Hội thảo lý luận lần thứ 5 giữa 2 đảng cộng sản Việt - Trung về chủ đề: “Lý luận và thực tiễn ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu – Kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam” diễn ra tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến trong 3 ngày từ 12-14/12/2009.

Hội thảo lý luận lần thứ 6 giữa 2 đảng cộng sản Việt - Trung diễn ra ở thành phố Đà Nẵng bàn về chủ đề: "Đẩy mạnh xây dựng văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc." trong 3 này từ 08-10/9/2010

Hội thảo lý luận lần thứ 7 giữa 2 đảng cộng sản Việt - Trung về vấn đề: "Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới - kinh nghiệm của Trung Hoa, kinh nghiệm của Việt Nam. Nó diễn ra trong 3 ngày 28-30/11/2011 sau những gì biểu tình chống Trung Hoa hồi tháng 6 thì 2 đảng bàn về nưu chước để trị dân tại thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Hoa.

Hội thảo lý luận lần thứ 8 giữa 2 đảng cộng sản Việt - Trung với chủ đề: "Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Hoa" diễn ra trong 3 ngày từ 07-09/6/2012 vừa qua ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

Quá rõ ràng để thấy hôm nay có tình trạng Trung Hoa đưa ra việc kêu gọi đấu thầu 9 ô thăm dò dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của Việt Nam và thành lập thành phố Tam Sa làm dân cư mạng kêu gọi biểu tình chống Trung Hoa bành trướng bá quyền một lần nữa.

Bổn cũ soạn lại, nhưng xem ra tình hình rất phức tạp tranh tối, tranh sáng trong lúc này, khó lòng phân định đâu giả, đâu chân. Song, nên nhớ rằng mọi việc điều hành đất nước là do đảng lãnh đạo, mà đảng là ai, nếu không phải lại bộ phận lý luận này điều khiển đằng sau bộ chính trị đảng cộng sản của 2 nước?

Nên, kinh nghiệm lịch sử đã trải qua nửa thế kỷ qua cho thấy, kẻ có trí nên bình chân như vại nhìn thế sự nhiễu nhương và thiên hạ vẽ mặt, vẽ mày diễn tuồng trên sân khấu chính trị như thế nào sẽ rõ chỉ trong vòng 5 năm tới mà thôi. Còn kẻ cơ hội thì xúi giục những cái đầu nóng lên đường như những gì đã diễn trong quá khứ.

Asia Clinic, ngày thứ Bảy, 14h00 30/6/2012

Update lúc 10h30' ngày 01/7/2012 một vài hình ảnh của cuộc biểu tình ngày 01/7/2012 ở 2 đầu Sài Gòn và Hà Nội:

Tại Sài Gòn cuộc biểu tình nổ ra trước với việc biểu tình viên tụ quanh Ông Andre Hồ Cương Quyết - một người Pháp xin lấy Việt Nam làm quê hương, đã từng là biểu tình viên trước 30/4/1975 ở miền Nam - bên cạnh ông Hồ Cương Quyết có ông Lê Hiếu Đằng cũng là một cựu biểu tình viên sinh viên học sinh của miền Nam trước 1975.

Ở đầu Hà Nội, xuất phát điểm từ việc các bạn trẻ tụ quanh cụ Bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức. Nhưng xem ra ở 2 đầu đề được sự chăm sóc kỹ lưỡng của lực lượng chuyên chính vô sản. Dù sao đây cũng là thành công cho ngày đầu ra quân của bà con. Song đến ngày thứ 2 sẽ như thế nào thì hãy đợi tuần sau. Chúc an lành với những tấm lòng đáng quý, dù vẫn còn lắm ngây thơ.


Mọi người tụ quanh Ông Andre Hồ Cương Quyết và đoàn biểu tình ở Sài Gòn nổ ra từ 8h30' sáng 01/7/2012

 Có cả anh Lê Hiếu Đằng - người tóc hoa râm đứng sau cái tay cầm camera ở bên phải hình - tham gia ở Sài Gòn.

 Hà Nội bắt đầu tập trung ở bờ Hồ với cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức lúc 8h15' sáng ngày 01/7/2012. Nhưng không được đông như Sài Gòn vì mưa nặng hạt do ảnh hưởng cơn bão Doksuri đang đổ vào biển Đông theo hướng Tây Tây Bắc từ Phillipines.

Một số các bạn trẻ tham gia ở đầu Hà Nội dưới trời mưa nặng hạt do ảnh hưởng cơn bão Doksuri đang đổ vào biển Đông theo hướng Tây Tây Bắc từ Phillipines.

 Câu khẩu hiệu đúng nhất của ngày biểu tình 01/7/2012: "Hãy hành động xứng đáng với tiền thuế của dân"

Clip biểu tình ngày 01/72012 ở Sài Gòn

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

GIÚP MIẾN ĐIỆN NHƯ THẾ NÀO?


Bài dịch của 2 bạn trẻ Khanh Nguyễn và Nhất Bùi. Cảm ơn các bạn đã đóng góp cho blog này. Hy vọng có nhiều bạn trẻ cùng chung tay cho sự nghiệp khai dân trí, chấn hưng dân khí vì một mục đích nước Việt hùng cường.

Bài đọc liên quan:


Bài viết gốc: How to help Burma?

Bài viết của ông Radek Sikorski, hiện đang là bộ trưởng ngoại giao Ba Lan.

RANGOON – Hết Trung Đông, thì bây giờ Miến Điện, một trong những câu hỏi lớn thuộc về nền chính trị đương đại toàn cầu lại nổi lên: Làm cách nào để các quốc gia có thể chuyển đổi từ một chế độ độc tài đang lụi tàn sang hình thức đa nguyên tự trị nào đó? Các ngoại trưởng ở khắp nơi lần lượt phải đối mặt với những câu hỏi chính sách cốt yếu: Khi nào thì một quốc gia phát động một cuộc chuyển đổi về chính trị như vậy, thời điểm nào thì các quốc khác nên giúp đỡ họ và thực hiện điều đó theo cách nào là tốt nhất?

Những sự chuyển đổi ôn hòa , theo lý giải của Tolstoy, thì tất cả đều giống nhau; nhưng những sự chuyển đổi phi ôn hòa thì bất hạnh theo cách riêng của nó. Những sự chuyển đổi ôn hòa trên phần lớn ở trung tâm của châu Âu sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc đã diễn ra trót lọt hơn bởi một sự thực rằng, trật tự cộng sản xưa cũ ít hoặc nhiều đã kiệt quệ, và bàn giao lại quyền lực trong hòa bình. Điều này, cùng với sự hỗ trợ hào phóng từ Tây Âu, Hoa Kỳ, và những quốc gia khác, đã giúp tạo nên một bầu không khí có lợi cho việc hòa giải, cho phép mỗi quốc gia giải quyết nhiều vấn đề khó khăn về đạo đức phát sinh từ quá khứ đen tối vừa qua theo chiều hướng thận trọng, không vì thù hằn.

Có lẽ trên hết, các quá trình chuyển đổi này đã diễn ra giữa một mạng lưới rộng lớn hơn ở các tổ chức hợp pháp - Liên minh châu Âu, OSCE (Organization for Security and Co-operation in Europe: Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu), NATO (North Atlantic Treaty Organization: Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương), và Hội đồng châu Âu - bảo vệ được những nguyên tắc của pháp luật. Bối cảnh đầy sự hậu thuẫn này đã cung cấp một lộ trình cho các nhà hoạch định chính sách quốc gia, giúp họ xây dựng nên các thể chế dân chủ và cách ly các phần tử cực đoan.

Ở những nơi khác trên thế giới, mọi việc chẳng hề dễ dàng như vậy. Các chế độ mất đi sự tín nhiệm của người dân vẫn có thể bám víu vào quyền lực một cách tàn nhẫn và tai hại, như ở Syria. Hoặc họ có thể tạo ra một loạt các vấn đề mới trên con đường thoái bỏ quyền lực, như ở Libya. Hoặc họ có thể chật vật đưa vào một nền dân chủ có trách nhiệm mà vẫn duy trì sự ổn định, như ở Ai Cập.

Ở Miến Điện, chúng ta lại thấy một hình mẫu khác - một nỗ lực táo bạo sau hàng thập kỷ dưới chế độ quân quản để chuyển mình trong kiểm soát song có mục đích hướng tới một dạng chính quyền mới có tính bao quát. Ở đây có những điểm tương đồng đáng ngạc nhiên với những gì đã xảy ra tại Ba Lan khi chế độ cộng sản đã sụp đổ. Phe cánh quân sự ủng hộ cải cách từng bước một, nhưng vẫn muốn bảo vệ địa vị của họ và quyết tâm tránh chìm vào những cuộc bạo loạn. Phe đối lập được lãnh đạo bởi một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn với sự ủng hộ của phần lớn người dân. Và phe cầm quyền để ngỏ một số ghế trong quốc hội cho một cuộc bỏ phiếu toàn dân, chỉ để sau đó bị sốc bởi chiến thắng long trời lở đất của phe đối lập.

Hơn nữa, như đã diễn ra tại Ba Lan, các nhà lãnh đạo đối lập của Miến Điện phải giữ thăng bằng một cán cân mong manh: để đáp ứng lại những người ủng hộ họ đang thiếu kiên nhẫn (nhiều người trong số này đã hết sức đau khổ dưới chế độ cũ), trong khi đề nghị những người vẫn còn nắm quyền về viễn cảnh của một tương lai đáng giá để chuyển đổi.

Nhưng có những khác biệt cơ bản. Miến Điện một sự năng động chính trị nội bộ rất khác biệt, ít nhất là vì các mối quan hệ phức tạp giữa các cộng đồng khác nhau về ngôn ngữ và sắc tộc - những chia rẽ xã hội vốn không thành vấn đề trong quá trình chuyển đổi của một dân tộc Ba Lan thuần chủng.

Hơn nữa, không giống như Ba Lan khi chế độ cộng sản sụp đổ, Miến Điện đã có những nhà tài phiệt quyền lực nở rộ dưới chế độ hiện có - và họ có ý muốn duy trì và phát triển các đặc quyền của họ. Trên hết, không có ngay lập tức một bối cảnh thể chế quốc tế khuyến khích sự thay đổi bền vững và thiết lập các tiêu chuẩn và khuôn mẫu: Miến Điện phải tìm ra con đường riêng cho chính mình.

Đầu tháng này, tôi đã đến thăm Miến Điện, tôi đã gặp Tổng thống Thein Sein và nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, cũng như các cựu tù chính trị và nhiều nhà hoạt động xã hội khác. Tôi đã bị thuyết phục rằng Miến Điện là một quốc gia đang chuyển đổi - và chuyển đổi vững vàng theo một chiều hướng tốt.

Tất cả các bên chấp nhận rằng quốc gia rộng lớn và giàu tài nguyên này đã thể hiện dưới mức tiềm năng quá lâu rồi. Họ cũng đồng ý rằng một cách tiếp cận từng bước, dựa trên tinh thần hòa giải dân tộc, sẽ tốt hơn so với một cuộc tranh dành quyền lực một cách bế tắc, nó có thể nhanh chóng đi theo một chiều hướng tinh thần dân tộc cực đoan  tai hại. Sự đồng thuận này sẽ vẫn còn đáng tin cậy miễn là cải cách chính trị vẫn tiếp tục và tăng trưởng kinh tế tăng mạnh. Sau khỏang thời gian dài trì trệ, người dân đòi hỏi được nhìn thấy và cảm nhận được những thay đổi cho điều tốt đẹp hơn trong đời sống riêng của họ.

Nhiệm vụ của chúng ta là nên có tinh thần  xây dựng và sáng tạo, không phải soi mói vào chuyện vặt vảnh. Mà trên hết, chúng ta nên kiên nhẫn.

Việc EU ngưng trừng phạt và sẵn sàng tham gia xây dựng là có thể hiểu được. Lãnh đạo Miến Điện phải đáp lại thiện chí này bằng cách giải phóng tất cả các tù nhân chính trị còn lại và cỡi mở tiến trình chuyển đổi chính trị. EU cũng nên đảm bảo rằng việc hỗ trợ phát triển cho Miến Điện - và cả quá trình thực hiện chúng -  tăng cường chủ nghĩa đa nguyên và hòa giải bằng cách đem lại lợi ích cho tất cả các cộng đồng dân Miến Điện một cách công bằng và minh bạch.

Ba Lan đang đem đến sự đóng góp trực tiếp của mình, trên tất cả bằng cách giúp những lãnh đạo cấp cao Miến Điện, các nhà lãnh đạo đối lập, và đại diện doanh nghiệp hiểu được "công nghệ chuyển tiếp" - tức là, việc thực hiện có trình tự trong những cải cách công nghệ, vốn đã giúp biến Ba Lan thành một trong những nền kinh tế mạnh mẽ nhất ngày nay của châu Âu. Đại diện kinh doanh của chúng tôi cùng đi với tôi để trình bày các dự án đầu tư quy mô lớn.

Có lẽ khía cạnh đáng khích lệ nhất trong chuyến thăm của tôi đến Miến Điện là một thái độ sẵn sàng cởi mở và học hỏi những kinh nghiệm từ các nước khác đã từng kinh qua quá trình chuyển đổi đau đớn để đi lên từ một chế độ độc tài sang dân chủ. Một vị tướng đã hỏi tôi, mà không cho phép ghi âm, “Các bạn đã xoay sở thế nào để thực hiện được những thay đổi chính trị lớn như thế mà không có đổ máu?" Một phụ nữ trẻ tại hội thảo dân chủ của chúng tôi đã nói với các phóng viên và giảng viên có mặt tại đó, "Chúng tôi nghĩ rằng Miến Điện là một điển hình duy nhất. Hiện nay chúng tôi thấy rằng các quốc gia xa xôi cũng đã có những kinh nghiệm rất giống Miến Điện. Chúng tôi cảm thấy bớt cô độc - mọi việc đã diễn ra thuận lợi cho các bạn đấy thôi".

Với tinh thần đó - và viện trợ nước ngoài cho phù hợp - Tôi tin chắc rằng mọi việc cũng sẽ suôn sẻ với Miến Điện.

@Project Syndicate 2012

Bài dịch của Khanh Nguyễn và Nhất Bùi – BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic, 11h28' ngày thứ Sáu, 29/6/2012

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

PHÁT TRIỂN KINH TẾ THẾ HỆ THỨ BA


Hôm nay có một bạn trẻ - Chu Giang Sơn - xung phong dịch một bài rất hay nữa. Và còn một bạn trẻ khác đã gửi cho một bài khác. Tôi sẽ edit và gửi lên. Cảm ơn rất nhiều các bạn trẻ đã đọc blog của tôi và mong muốn xây dựng nó trở thành là kho tàng kiến thức của nhân loại. Tôi luôn tin tưởng vào thế hệ trẻ của các bạn sẽ là thế hệ làm rạng danh đất nước và giống nòi.

Bài viết gốc: Development 3.0

Bài viết của ông Justin Lâm Nghị Phu (Justin Yifu Lin). Ông là kinh tế trưởng và là cố vấn cấp cao về phát triển kinh tế tại Ngân hàng Thế Giới. Ông còn là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Hoa ở Bắc Kinh. Trước đây ông còn là giáo sư kinh tế ở Peking University và Hong Kong University of Science and Technology. Ông được xem là một tài năng kinh tế xuất chúng của Trung Hoa lục địa. Năm 1978 tốt nghiệp MBA tại National Chengchi University(国立政治大学: Đại học Chính trị Quốc gia) của Đài Loan. Năm 1982 ông tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế chính trị học Marxist tại Peking University(Đại học Bắc Kinh) và hoàn thành PhD về kinh tế tại University of Chicago Hoa Kỳ vào năm 1986. Có thể nói, ông là kiến trúc sư trưởng và là người tiên phong trong việc đưa ra lý thuyết nền cho chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu cho Đặng Tiểu Bình từ sau Thiên An Môn đẫm máu.

BẮC KINH - Cho đến khi có cuộc cách mạng công nghiệp, Thế giới vẫn khá là yên ắng trong thuật ngữ thu nhập bình quân đầu người(per captia income). Nhưng sau đó, với sự thịnh vượng nhanh chóng về của cải vật chất, một số ít các nước công nghiệp phương Tây đã giành được sự thống trị về chính trị và kinh tế trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây - thậm chí cho đến trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 nổ ra - người ta vẫn khẳng định rằng, nền tảng kinh tế toàn đã dịch chuyển trở lại. Mãi đến năm 2000, nhóm các nước G7 vẫn chiếm khoảng 2/3 GDP toàn cầu. Ngày nay, Trung Hoa và một số nước đang phát triển đã dẫn đầu tăng trưởng trên thế giới.

Thật vậy, chưa nói đến một châu Á đang trỗi dậy, chỉ một nhóm nhỏ các nền kinh tế Đông Á đã chuyển từ mức thu nhập thấp lên mức cao sau vài thập niên vừa qua. Hơn nữa, giữa khoảng thời gian từ 1950 đến 2008, chỉ có 28 nền kinh tế trên thế giới - và chỉ có 12 nền kinh tế bên ngoài phương Tây - có thể thu hẹp khoảng cách thu nhập bình quân đầu người so với Hoa Kỳ ở mức 10% hoặc cao hơn. Trong khi đó, hơn 150 nước vẫn nằm ở bẫy thu nhập thấp và trung bình. Sự thu hẹp khoảng cách với các nước công nghiệp có mức thu nhập cao vẫn sẽ là thách thức phát triển chính của thế giới.

Trong thời kỳ hậu thuộc địa sau thế chiến thứ 2, hình mẫu phát triển phổ biến là theo một mô hình cấu trúc luận(structuralism), có nghĩa là, tập trung vào thay đổi cơ cấu công nghiệp của những nước nghèo cho giống với các nước thu nhập cao. Các nhà theo thuyết cấu trúc đã cố vấn chính phủ đi theo chiến lược hạn chế nhập khẩu, can thiệp vào khu vực công để khắc phục những khuyết tật của thị trường. Người ta gọi đây là “Phát triển kinh tế thế hệ thứ nhất”. Các nước làm theo mô hình này đã có được  thành công ban đầu trong đầu tư, nhưng tiếp sau đó lại rơi vào khủng hoảng và đình đốn.

Tư duy về sự phát triển sau đó  theo hướng tân cấp tiến(neoliberal) “Đồng thuận Washinhton”: tư nhân hóa, tự do hóa, và ổn định được giới thiệu đến các nước đang phát triển về những thể chế thị trường lý tưởng mà đã từng được thành lập ở các nước tiên tiến. Người ta gọi đây là “Phát triển kinh tế thế hệ thứ hai”. Các kết quả từ những cải cách theo những cải cách của “ Đồng thuận Washington” vẫn có những tranh cãi nhiều nhất, và vài chuyên gia kinh tế thậm chí đã mô tả những thập niên 1980 và 1990 là những thập niên thất bại ở nhiều nước đang phát triển

Sự nghèo đói vẫn đeo đuổi các nước đang phát triển, các nhà tài trợ song phương và cộng đồng phát triển toàn cầu đã tập trung chủ yếu vào những chính sách giáo dục và sức khỏe, vì cả hai lý do nhân đạo và thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng việc thực thi các hỗ trợ này đã làm thất vọng , bởi vậy, nó được chuyển sang tập trung vào cải thiện quy trình thực hiện dự án. Và, các nhà nghiên cứu , như tác giả Esther Duflo ở Phòng nghiên cứu cho hành động vì sự nghèo đói" của Học viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ (MIT’s Poverty Action Lab), đã tiên phong với những nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm tra.

Tôi gọi đây là “Phát triển kinh tế thế hệ hai rưởi”. Nhưng, nhìn nhận từ kinh nghiệm ở Bắc Phi,  nơi mà giáo dục được cải thiện vượt bậc dưới những thể chế xưa cũ, lại thất bại khi thực hiện tăng tốc tăng trưởng và tạo ra cơ hội việc làm cho lớp trẻ được giáo dục tốt, tính hiệu quả của cách tiếp cận này được coi như là mô hình cơ bản  cho các chính sách phát triển chưa rõ ràng.

Các nền kinh tế Đông Á và các nền kinh tế khác có được sự tăng trưởng năng động và trở thành các nước công nghiệp đã không đi theo những chiến lược thay thế nhập khẩu(import-substitution1). Thay vì đó, họ theo đuổi chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu(export-oriented growth2). Một cách tương tự vậy, các nước Trung Hoa, Maritius và Việt Nam đã không theo xu hướng tự do hóa nhanh chóng (cũng được gọi là “liệu pháp sốc”), mà  “Đồng thuận Washington”(3) tán thành, thay vào đó họ theo hướng tiếp cận từng bước có kiểm tra chéo (và vẫn duy trì chậm chạm những cải tổ về thể chế cai trị).

Nhóm các nước này đã đạt được sự vượt bậc về giáo dục, sức khỏe, giảm thiểu nghèo đói và cả những chỉ số về phát triển con người. Không một nước nào trong số đó sử dụng những nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát của MIT để thiết kế những chương trình kinh tế và xã hội của họ.

Ngày nay, một thời kỳ “Phát triển kinh tế thế hệ thứ 3” là cần thiết. Theo quan điểm của tôi, việc dịch chuyển từ chỗ nắm bắt các yếu tố quyết định cấu trúc kinh tế của một quốc gia đến việc thay đổi dễ dàng nó cũng giống như ném một đứa trẻ vào bồn tắm đầy nước. Cần nhớ lại rằng Adam Smith đã đề cập trong một công trình lớn của ông ấy, một cuộc điều tra về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có của các quốc gia. Trong cùng tinh thần đó, các nền kinh tế phát triển cũng phải được thực thi dựa trên điều tra đến bản chất và nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế hiện đại - đó là sự thay đổi cấu trúc trong quá trình phát triển kinh tế.

Tư duy về sự phát triển là tập trung vào những gì các nước đang phát triển không có (các ngành công nghiệp cần nhiều vốn ở những nước đã phát triển); trên các lĩnh vực này thì các nước đã phát triển làm tốt hơn (sự quản trị và các chính sách của đồng thuận Washingtown); hoặc trên các lĩnh vực quan trọng về quan điểm nhân đạo nhưng không góp phần trực tiếp vào sự thay đổi cấu trúc (giáo dục và sức khỏe).

Trong cuốn sách của tôi “Những nền kinh tế cấu trúc mới”, Tôi đề nghị chuyển sự tập trung vào các lĩnh vực mà các nước đang phát triển có thể làm tốt (những lợi thế tương đối của họ) trên cơ sở những gì họ có thể làm được (những đóng góp của họ). Với sự thay đổi cấu trúc năng động bắt đầu từ đây, thành công sẽ ươm mầm cho thành công.

Trong thế giới toàn cầu hóa của chúng ta, cấu trúc công nghiệp tối ưu của một quốc gia được quyết định bởi cơ cấu tài trợ của quốc gia đó - trong đó tất cả các ngành công nghiệp là thích hợp với lợi thế tương đối của quốc gia và là lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế. Một thị trường chức năng tốt là cần thiết để cung cấp những chỉ dấu cho các doanh nghiệp trong nước sắp đặt các cơ hội đầu tư của họ với những lợi thế tương đối của quốc gia.

Khi các doanh nghiệp của một quốc gia có thể làm được điều trên, thì nền kinh tế sẽ có tính cạnh tranh, vốn sẽ tích lũy nhanh chóng, cơ cấu tài trợ sẽ thay đổi, những lĩnh vực có ưu thế cạnh tranh sẽ chuyển biến, và nền kinh tế sẽ phải nâng cấp từ cấu trúc công nghiệp trước đây sang một mức độ tương đối cao hơn cho sức mạnh nguồn vốn. Bởi vậy, quá trình nâng cấp cơ cấu công nghiệp thành công và sự đa dạng của nền kinh tế cần đến những con người và tổ chức tiên phong, và những cải thiện về kỹ năng nghề nghiệp, cung ứng dịch vụ vận chuyển, giao thông, dịch vụ tài chính và nhiều thay đổi khác. Nhiều thứ trong số này vượt quá khả năng của những con người và tổ chức tiên phong. Các chính phủ cần đưa ra những hỗ trợ tương xứng để khuyến khích những con người và tổ chức tiên phong này, và nên đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp những cải cách cần thiết hoặc cùng đầu tư phối hợp với tư doanh trong những lĩnh vực này.

Sự thay đổi cấu trúc được định nghĩa là một cuộc cách mạng. Các nước đang phát triển sẽ có nhiều thuận lợi với ưu thế xuất phát từ tình trạng lạc hậu, bằng cách sao chép quá trình thay đổi cấu trúc đã diễn ra ở các nước thu nhập cao. Dựa trên những kinh nghiệm ở các nước đã thành công, tất cả các nước đang phát triển có tiềm năng duy trì được tốc độ tăng trưởng 8% hàng năm (hoặc cao hơn) trong nhiều thập niên, và sẽ trở thành nước thu nhập trung bình hay thậm chí nước thu nhập cao trong một hoặc hai thế hệ. Điểm mấu chốt là phải có một khung chính sách đúng đắn tạo điều kiện cho bộ phận tư doanh đi đôi với những lợi thế tương đối của quốc gia, và để hưởng lợi từ ưu thế người đi sau trong quá trình thay đổi cấu trúc.

Ghi chú thêm:
1. Chiến lược thay thế nhập khẩu(import-substitution): là chiến lược khuyến khích sản xuất trong nước phục vụ tiêu thụ nội địa, chứ không phải là sản xuất chothị trường xuất khẩu. Chiến lược thay thế nhập khẩu có nghĩa là để tạo ra việc làm, giảm nhu cầu trao đổi nước ngoài, kích thích sự đổi mới, làm cho các quốc gia tự chủ trong các lĩnh vực quan trọng như thực phẩm, quốc phòng, công nghệ tiên tiến.

2. Chiến lược tăng trưởng đựa vào xuất khẩu(export-oriented growth): Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là một chiến lược kinh tếđược sử dụngbởi một số nước đang phát triển, mà đi đầu là Trung Hoa trong hơn 3 thập niên qua. Chiến lược này tìm kiếm một sự thích hợp trong nền kinh tế thế giới cho một loại hình nhất định của xuất khẩu. Ngành công nghiệp sản xuất để xuất khẩu thể nhậnđược trợ cấpchính phủ cho việc tiếp cận tốt hơn các thị trường trong và ngoài nước. Bằng cách thực hiện chiến lược này, các nước hy vọng đạt được đủ hoặc thặng dư ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa sản xuất với giá rẻ hơn các quốc gia khác. Nhưng chiến lược này lại vấp phải một rào cảm là bóc lột nhân công nội địa. Các từ đồng nghĩa có thể gặp khi đọc tài liệu về chủ đề này là: Export-oriented Industrialization (EOI), Export substitution industrialization (ESI), Export led industrialization (ELI) hoặc Export-led growth

3. Đồng thuận Washington(Washington Consensus): Đồng thuận Washington là thuật ngữ được đặt ra vào năm 1989 bởi nhà kinh tế học John Williamson. Nó mô tả một tập hợp của 10 quy định chính sách tương đối cụ thể về kinh tế mà ông coi là cấu thành các gói cải cách "tiêu chuẩn" để vực dậynhững quốc gia đang phát triển bị khủng hoảng tàn phá. Các quy định này bao trùm các chính sách trong các lĩnh vực như ổn định kinh tế vĩ mô, mở cửa kinh tế đối với cả thương mại và đầu tư, và mở rộng sức mạnh thị trường trong nước.

Bài dịch của Chu Giang Sơn - BS Hồ Hải hiệu đính - Tư gia, 21h05' ngày thứ Tư, 27/6/2012

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

TRỤC CHÂU Á MỚI


Bài viết gốc: Asia’s Next Axis

Bài viết của ông Yoon Young-kwan, là cựu bộ trưởng ngoại giao Nam Triều Tiên năm 2003-2004, hiện đang là Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Quốc gia Seoul.

SEOUL - Tháng trước, các lãnh đạo của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán vào cuối năm nay về thỏa thuận tự do thương mại ba bên. Nếu các đàm phán này thành công, bản đồ thương mại toàn cầu sẽ phải vẽ lại. Một hiệp định tự do thương mại giữa ba quốc gia, lần lượt là các nền kinh tế lớn thứ hai, thứ ba và thứ mười hai toàn cầu (theo sức mua tương đương năm 2011), với dân số khoảng 1.5 tỷ người, có thể làm suy yếu sức mạnh của Liên minh châu Âu và Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA: North American Free Trade Agreement) giữa Hoa Kỳ, Gia Nã Đại(*) và Mễ Tây Cơ(**).

Quả vậy, Đông Á có thể trở thành trục thứ ba của hội nhập kinh tế khu vực, sau EU và NAFTA. Cho tới nay, khu vực này đã không thể thể chế hóa các tập đoàn kinh tế mạnh mẽ như Châu Âu và Bắc Mỹ đã có. Nhưng nếu đề xuất được thảo luận tại Bắc Kinh hồi tháng trước được thực thi, thì Hiệp định thương mại tự do (dựa trên đề xuất đó) có thể vượt qua NAFTA về mức độ hội nhập và tầm quan trọng đối với kinh tế toàn cầu.

Thêm vào đó, sự hình thành của khu vực mậu dịch tự do Trung-Nhật-Hàn có thể tạo ra một chuỗi phản ứng dây chuyền. Chẳng hạn, ảnh hưởng của Hiệp định có thể mở rộng xuống phía Nam và kích thích khu vực Asean, vốn đã có Hiệp định tự do thương mại với cả ba quốc gia này, tham gia cùng. Diễn biến này sẽ tương đương với việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Á, bản chất chính là khối Asean+3 đã được hình thành từ cách đây một thập niên. Nếu điều đó xảy ra, các quốc gia khác – Úc, Tân Tây Lan(***), và, quan trọng nhất là, Ấn Độ - có thể sẽ tìm cách vào cuộc.

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tất nhiên, sẽ phải có động thái trước kết quả về bất cứ Hiệp định tự do thương mại ba bên Đông Á nào (được ký kết) nhằm bảo vệ vai trò của mình trong thương mại toàn cầu – và trong các chuỗi cung ứng thống trị các nền kinh tế châu Á. Nó có thể sẽ tìm kiếm nhằm mở rộng và thắt chặt thêm quan hệ Hợp tác xuyên Thái Bình Dương mới ra đời, vốn dĩ là hiệp định thương mại mà Tổng thống Barack Obama đã đại diện cho Mỹ cam kết hồi năm ngoái.

Đặc biệt, Hoa Kỳ sẽ ra sức khuyến khích Nhật Bản tham gia vào Hợp tác xuyên Thái Bình Dương, bởi Mỹ muốn một cộng đồng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương thống nhất thay vì có sự chia tách giữa châu Á và Thái Bình Dương. Vì các lý do chiến lược, Nhật Bản hẳn không muốn bị cắt đứt từ phía Mỹ, bởi vậy có lẽ Nhật sẽ hoàn toàn chấp nhận lời mời của Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh này, cả Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ sẽ muốn kiếm tìm một vài phương tiện để kết nối với một Trung Hoa là trung tâm của châu Á (a Sino-centric Asia) và Hoa Kỳ là trọng tâm của khu vực Thái Bình Dương (a US-centered Pacific). Mặc dù là nền kinh tế nhỏ hơn, Nam Hàn dường như đã được chuẩn bị tốt hơn Nhật Bản để đóng vai trò chiến lược này. Nam Hàn đã ký kết Hiệp định tự do thương mại với Mỹ, sau nhiều năm thương lượng khó khăn, và đã lên kế hoạch thương lượng song phương với Trung Quốc trong năm nay. 

Vì lẽ đó, câu hỏi then chốt là liệu Nhật Bản có sẵn sàng để đóng vai trò cầu nối tương tự hay không, và sẵn sàng đến mức nào. Sự tham gia nhiệt tình của Nhật Bản sẽ làm giảm thiểu sự phân rẽ châu Á – Thái Bình Dương và góp phần tạo đà cho hội nhập khu vực.

Tuy nhiên, sức ép từ những thách thức nội địa mà Nhật Bản gặp phải hiện nay có vẻ quá lớn để các nhà lãnh đạo chính trị Nhật chủ động thực thi vai trò quốc tế. Chính phủ Nhật Bản dễ đổ vỡ và có thời gian tại vị rất ngắn ngủi trong suốt một thập kỷ gần đây, và tranh cãi hiện tại về việc tăng thuế giá trị gia tăng có thể dẫn tới một sự thay đổi nữa trong bộ máy cầm quyền. Hơn nữa, các nhóm lợi ích nông nghiệp có thế lực của Nhật Bản, đặc biệt là Liên minh hợp tác xã nông nghiệp trung ương, có thể phản kháng mạnh mẽ hơn nữa đối với cả Hiệp định tự do thương mại ba bên với Trung Quốc và Hàn Quốc cũng như Hợp tác xuyên Thái Bình Dương với Mỹ.

Mặc dầu vậy các lãnh đạo của Nhật đang chịu áp lực từ cả hai phía. Nếu họ không làm gì trong khi Nam Hàn tiếp tục ký kết các Hiệp định tự do thương mại, Nhật Bản sẽ mất đi các thị trường ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng nếu họ hành động, sự phản kháng chính trị nội địa sẽ tước đi quyền lực của họ. Đây là lý do chính lý giải tại sao sẽ rất khó khăn cho Nhật Bản để ký kết Đề xuất về Hiệp định tự do thương mại ba bên, mặc dù Thủ tướng Yoshihiko Noda mới đây đã tán thành. Thật vậy, có lẽ chỉ có một Hiệp định tự do thương mại lỏng lẻo hơn, bỏ qua các khu vực kinh tế nhạy cảm của mỗi quốc gia, mới có thể khả thi.

Đối với Trung Quốc, các cân nhắc chính trị có lẽ là động cơ mạnh mẽ nhất để theo đuổi Hiệp định tư do thương mại Đông Bắc Á. Nhưng việc sử dụng FTA(free-trade agreement: hiệp định thương mai tự do) ba bên để mở rộng nền kinh tế và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc có thể buộc quốc gia này gia tăng tính minh bạch, mở rộng lĩnh vực dịch vụ và loại bỏ các rào cản phi thuế quan. Về bản chất, Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một hệ thống dựa trên luật lệ cho mối quan hệ giữa nó với hai láng giềng, một điều mà chính phủ Trung Quốc luôn thận trọng đề phòng. Tuy nhiên, một lợi thế cho Trung Quốc trong việc theo đuổi chiến lược FTA đó là nó vẫn là một nhà nước độc đảng, và vì thế nó có thể dẹp bỏ những đối lập nội địa dễ dàng hơn nhiều so với các chính phủ đa nguyên của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cuối cùng, Nam Hàn, quốc gia đã ký nhiều Hiệp định tự do thương mại với phần lớn các nền kinh tế quan trọng trên toàn cầu – Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Asean, Ấn Độ và các quốc gia khác – có thể sẽ được chuẩn bị tốt hơn so với Nhật Bản để ký kết một Hiệp định thương mại ba bên. Nhưng, đồng thời, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các nhóm lợi ích ở các khu vực nông nghiệp và sản xuất nội địa, có thể sẽ còn mạnh mẽ hơn so với những gì họ đã làm để phản đối hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ.

Nếu một Hiệp định tự do thương mại ba bên Đông Bắc Á được ký kết, ba nền kinh tế này có thể tạo ra nhu cầu cho thị trường nội địa nhiều hơn trong thời điểm sức cầu từ phương Tây yếu kém, và có thể gây được ảnh hưởng lớn lao hơn trong nền kinh tế chính trị toàn cầu. Một Hiệp định tự do thương mại ba bên cũng có thể tạo nên sự ổn định cho mối quan hệ chính trị rắc rối giữa bản thân ba quốc gia này, và có thể tạo ra môi trường tốt hơn để cuối cùng tái thiết kinh tế Bắc Triều Tiên.

Các lợi ích lớn lao về một Hiệp định thương mại tự do Đông Bắc Á đã rất rõ ràng. Vấn đề đặt ra là liệu đó có phải đó là một tham vọng xa vời.

Một số ghi chú thêm:
(*)Gia Nã Đại: Canada
(**)Tân Tây Lan: New Zealand
(***)Mễ Tây Cơ: Mexico

Project Syndicate – 2012

Trang La dịch – BS Hồ Hải hiệu đính – Asia Clinic – 16h22' ngày thứ Hai, 26/6/2012

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

LUẬN VỀ TÌNH YÊU ĐẤT NƯỚC

Bài viết liên quan:
+ Cặp phạm trù hiện tượng - bản chất trong quản lý và điều hành
+ Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành

+ Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành

+ Duy vật luận về xã hội Việt đương đại

+ Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo

+ Thưa các quan phụ mẫu


Tuổi thơ ở đâu thì Quê hương ở đó. Lòng yêu nước cũng lớn lên từ Quê hương có tuổi thơ hiện diện. Không cần phải hô hào, kêu gọi, tự dưng lòng yêu Quê hương kết tinh thành tình yêu Đất nước. Đó là một tình yêu mà nó đã thấm đẫm vào máu thịt, vào tiềm thức và lượng chất hóa thành vô thức. Cứ hễ Đất nước lâm nguy thì, bất cứ ai, già trẻ, lớn bé, giàu nghèo, hoặc sang hèn đều quặn đau, và sống chết vì nó.

Cũng chính vì đặc tính vô thức của tình yêu đất nước mà, nó đã nhiều khi bị chính khách hoặc các nhóm chính trị lấy làm công cụ để lợi dụng người dân. Và thế giới có bất công, phân hóa giàu nghèo, chiến tranh máu đổ đầu rơi chỉ để phục vụ bản chất của loài người: tư hữu và quyền lực.

Đứng trên quan điểm triết học của duy vật luận, trong tình yêu đất nước có hai vế: chung và riêng. Không có cái riêng thì không thể có cái chung, ngược lại, cái riêng mà không biết hợp quần để thành sức mạnh dời non lấp bể thì cái riêng không lớn được.

Trên quan điểm cái chung, nước mất thì nhà tan. Cho nên khi Đất nước có họa xâm lăng, tình yêu Đất nước ăn sâu và tiềm thức của dân bị chính khách kích lên thành tình yêu Đất nước một cách vô thức để nhảy vào chảo lửa chiến tranh, phục vụ cho mục đích mà tầng lớp tinh hoa chính khách đã vạch ra. Nhưng khi mục đích của chính khách đã đạt được dù máu có chảy thành sông, xương có chất thành núi, thì mọi công lao của người dân cũng bị lãng quên. Và chính khách hưởng của hồi môn trên những máu xương của dân tộc, bằng vào luật lệ họ đặt ra để họ sử dụng cho việc chăn dân.

Trên quan điểm cái riêng, thì tình yêu Đất nước phải gắn liền với yêu bản thân, gia đình và cái mà mỗi công dân được sở hữu chủ. Nhưng ở một số quốc gia, ngay cả tư duy của mỗi công dân cũng bị chính khách tước đoạt khi đưa ra hình thái xã hội chính trị công hữu về tư liệu sản xuất. Truyền thông định hướng tư duy công chúng. Hiến pháp và pháp luật chiếm hữu và tước đoạt mọi quyền sở hữu của công dân. Người dân chỉ còn sở hữu tình yêu Đất nước khi chính sách cần những con thiêu thân nhảy vào chảo lửa. Và đây là cái mà chính khách luôn biết lợi dụng, tung tin, hun đúc tinh thần dân tộc để biến dân chúng trở thành đám đông vô thức, sẵn sàng nhảy vào lửa bỏng dầu sôi để chính khách ngồi mát ăn bác vàng.

Lịch sử nhân loại song hành với lịch sử của tranh giành quyền lực và tư hữu cá nhân. Và lịch sử nhân loại cũng diễn đi, diễn lại trò mỵ dân bằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để xua dân và vũng lầy chém giết cho chính khách. Thế nhưng, để người dân phân biệt rạch ròi, đâu là tình yêu Đất nước đúng nghĩa, và đâu là tình yêu Đất nước bị xúi giục, thì có được mấy ai?

Tình yêu Đất nước đúng nghĩa chỉ có khi và chỉ khi ở Đất nước ấy, người dân được quyền sở hữu chủ cái tối thiểu là tư liệu sản xuất của mình. 

Còn đối với những đất nước mà, ngay cả cái tối thiểu về quyền sở hữu tư liệu sản xuất của chính mình làm ra cũng bị tước đoạt, thì tình yêu Đất nước ấy là tình yêu nước vô thức, bị xúi giục vào cõi u mê. Hay nói cách khác, ở những đất nước ấy không có tình yêu Đất nước đích thực. Vì yêu Đất nước và chết vì tình yêu ấy không phải vì cho mình, mà vì kẻ khác đã chiếm đoạt nó từ tay mình.

Về duy vật luận, nhìn tình yêu Đất nước rạch ròi và công tâm, hơn là chỉ biết yêu Đất nước vì cái tiềm thức tuổi thơ với điệu ru, câu hò, bóng nắng, cơn mưa, hay chùm khế ngọt, v.v... mà không cần phải minh chứng. 

Là một công dân sinh sống trên Tổ Quốc mình sao ai lại không yêu Quê Hương và Chủng Tộc. Nhưng trong tình huống của một đất nước lắm đau thương và nhục nhằn như nước Việt, thiết nghĩ, tình yêu Đất nước cũng cần phải luận bàn một cách rạch ròi, để thấy đâu là yêu nước chân chính, và đâu là tình yêu Đất nước bị lợi dụng.

Asia Clinic, 12h32' ngày thứ Hai, 25/6/2012

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

MƯỜI LÝ DO KHIẾN CÁC QUỐC GIA TAN RÃ


Viết blog hơn 3 năm, hôm nay mới có một bạn trẻ xung phong dịch bài để mang thông tin đến cộng đồng. Tôi xin thay mặt bạn đọc blog này cảm ơn TRANG LA, người đã dịch bài viết rất có giá trị này.


Bài viết của hai tác giả, DARON ACEMOGLU một giáo sự về kinh tế của MIT và  JAMES A. ROBINSON một giáo sư về chính phủ của Harvard trên trang Chính sách Ngoại giao của Hoa Kỳ.

Các nhà nước không thể sụp đổ chỉ trong một đêm. Mà nguyên nhân tan rã nằm ở các tổ chức chính trị của chúng.

Một số quốc gia tan rã một cách nghiêm trọng, do sự sụp đổ hoàn toàn của mọi cơ quan nhà nước, như trường hợp của A Phú Hãn sau khi Liên Xô rút lui, với vụTổng thống Mohammad Najibullah(1) bị treo cổ ở cột đèn, hay như cuộc nội chiến kéo dài cả thập kỷ ở Siera Leone, nơi mà chính phủ hoàn toàn không tồn tại.

Tuy nhiên, đối với phần lớn các đất nước đã sụp đổ, quá trình này không diễn ra ào ạt mà âm ỷ. Không phải bằng thảm họa chiến tranh và bạo lực, mà chúng sụp đổ bởi không còn có thể tăng trưởng bằng cách lợi dụng tiềm năng to lớn của xã hội, đẩy người dân vào cuộc đời nghèo túng. Sự lụn bại một cách chậm chạp và thê thảm này khiến nhiều nước ở vùng cận sa mạc Sahara ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh có mức sống thấp hơn rất nhiều so với các nước phương Tây.

Đáng buồn là sự sụp đổ này được nhìn thấy trước. Các quốc gia sụp đổ vì chúng được điều hành bằng thứ gọi là các thể chế kinh tế “bóc lột”, những thứ phá hủy động lực, không khuyến khích phát minh và làm thui chột nhân tài bằng cách tạo ra sân chơi không công bằng và cướp đi cơ hội của họ. Các thể chế rơi vào tình cảnh này không phải bởi sai lầm mà là do có mục đích là: vì lợi ích của các tầng lớp hưởng lợi phần lớn từ công cuộc “bóc lột” - bất kể là dưới dạng tài nguyên có giá trị, bóc lột sức lao động hay bảo vệ các nhóm độc quyền - làm thiệt hại thuộc về xã hội. Tất nhiên, các tầng lớp này cũng hưởng lợi từ các thể chế chính trị gian lận, giữ quyền điều hành hệ thống sao cho có lợi cho họ.  
Nhưng các quốc gia được xây dựng dựa trên sự bóc lột tất yếu phải sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ hoàn toàn của bộ máy tham nhũng và thường để lại hậu quả nặng nề. Hàng năm chỉ số sụp đổ quốc gia (Failed States Index) cho thấy các số liệu thống kê đáng buồn về quá trình này. Dưới đây là luận giải của chúng tôi về 10 cách mà việc sụp đổ xảy ra.

1. Bắc Triều Tiên: Không có quyền sở hữu tài sản
Các thể chế kinh tế của Bắc Triều Tiên khiến phần lớn mọi người không thể sở hữu tài sản; nhà nước sở hữu tất cả, bao gồm gần như toàn bộ đất đai và vốn (tư bản). Nông nghiệp được tổ chức theo các nông trại tập thể. Mọi người làm việc dưới sự chỉ đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, thay vì bản thân họ, điều này triệt tiêu động lực vươn tới thành công của họ.

Bắc Triều Tiên lẽ ra có thể giàu có hơn. Năm 1998, một tổ chức Liên Hợp quốc tìm thấy rất nhiều máy kéo, xe tải và các nông cụ khác của đất nước này đơn giản là không được sử dụng hoặc không được gìn giữ. Bắt đầu từ thập niên 1980, nông dân được phép sở hữu các lô đất nhỏ và được bán các sản phẩm do họ trồng trọt. Nhưng ngay cả điều này cũng không tạo ra nhiều động lực cho họ ở một nơi không có quyền sở hữu tài sản. Năm 2009, chính phủ đưa ra một cuộc đổi tiền và chỉ cho phép người dân được đổi từ 100,000 tới 150,000 won tiền cũ sang đồng tiền mới (số tiền này chỉ còn tương đương với 35-40 đô la Mỹ theo tỷ giá chợ đen). Người dân bắc Hàn đã nhận ra rằng, những khối tài sản tích cóp cả đời lao động nhọc nhằn của họ bỗng chốc trở thành vô giá trị.

Bắc Hàn không chỉ suy tàn về kinh tế - trong khi Nam Hàn tăng trưởng mạnh mẽ - mà cư dân ở đây còn thực sự suy sụp về cả sức khỏe. Bị mắc kẹt trong vòng quay kiệt quệ này, công dân Bắc Hàn chẳng những nghèo hơn rất nhiều so với người Nam Hàn mà còn thấp hơn 3 inches so với chiều cao trung bình của đồng bào mình đã bị chia cắt trong suốt sáu thập kỷ qua.

2. Lao động cưỡng bức ở Uzbekistan
Cưỡng chế là một cách chắc chắn để dẫn đến sụp đổ. Mặc dù cho tới ngày nay, lịch sử nhân loại vẫn ghi nhận phần lớn nền kinh tế đã từng dựa vào sự bóc lột công nhân: chế độ nô lệ, nông nô và các hình thức cưỡng bức lao động khác. Trên thực tế, danh mục các chính sách buộc con người làm việc mà họ không muốn làm cũng dài như danh mục các xã hội dựa trên những chính sách ấy. Việc cưỡng bức lao động cũng là căn nguyên làm vắng bóng phát minh và tiến bộ khoa học công nghệ ở phần lớn các xã hội này, từ La Mã cổ đại cho tới Nam Mỹ. 

Uzbekistan hiện đại là một ví dụ hoàn hảo cho kịch bản kinh điển này. Bông là một trong những hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Uzbekistan. Trong tháng Chín, thời điểm quả bông chín, trường học vắng bóng trẻ em bởi chúng bị buộc phải đi thu hoạch. Thay vì là người giảng dạy, giáo viên lại trở thành nhà tuyển dụng lao động. Trẻ em được đưa ra hạn mức sản lượng hàng ngày từ 20 đến 60 kg bông thu hoạch, tùy vào độ tuổi. Đối tượng hưởng lợi chính từ hệ thống này là Tổng thống Islam Karimov và bè đảng của ông ta, những kẻ kiểm soát việc sản xuất và buôn bán bông. Người chịu thiệt thòi không chỉ là 2.7 triệu trẻ em bị cưỡng bức lao động trong điều kiện khắc nghiệt trên những cánh đồng bông thay vì được đến trường, mà còn là cả xã hội Uzbekistan không thoát khỏi cảnh nghèo đói. Thu nhập đầu người của Uzbekistan ngày nay không khá hơn bao nhiêu so với con số thấp kém kể từ thời Liên bang Xô viết sụp đổ - ngoại trừ thu nhập của gia đình Karimov, nhờ vào kiểm soát lĩnh vực thăm dò khí đốt và dầu nội địa, vẫn đang tăng trưởng tốt.

3. Nam Phi: Một sân chơi bất bình đẳng
Năm 1904 ở Nam Phi, ngành khai khoáng đã tạo ra một hệ thống đặc quyền đặc lợi trong lao động. Kể từ đó, chỉ có người châu Âu mới được làm nghề thợ rèn, thợ đóng gạch, sản xuất nồi hơi - bất kể tay nghề công việc hay chuyên môn như thế nào. “Thước đo màu da” này, theo cách gọi của người Nam Phi, đã được áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế từ năm 1926 và chỉ kết thúc vào thập niên 1980s, nó đã cướp đi của những người da đen Nam Phi mọi cơ hội được sử dụng kỹ năng và tài năng của họ. Họ bị buộc làm việc như những lao động không có tay nghề trong các hầm mỏ và trong ngành nông nghiệp - với mức lương rất thấp, tạo ra lợi nhuận khủng cho giai cấp sở hữu quặng mỏ và nông trại. Không ngạc nhiên gì, Nam Phi dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid đã thất bại trong việc nâng cao mức sống của 80% dân cư suốt gần một thế kỷ. Trong 15 năm trước khi chế độ Apartheid sụp đổ, nền kinh tế Nam Phi tiêu điều. Kể từ năm 1994, với sự ra đời của nhà nước dân chủ, nó đã phát triển bền vững.

4. Ai Cập: Gã khổng lồ tham lam
Một khi đã kiểm soát nền kinh tế, giai cấp lãnh đạo thường dùng quyền lực trong tay để tạo ra độc quyền và ngăn cản sự gia nhập của các cá nhân và tổ chức mới. Đây đích xác là cách mà Ai Cập đã tiến hành suốt ba thập niên dưới sự điều hành của Hosni Mubarak. Chính phủ và quân đội sở hữu phần lớn ruộng đất - theo một số ước tính, khoảng 40%. Thậm chí khi đã tiến hành “tự do hóa”, họ vẫn nắm giữ phần lớn quyền lợi kinh tế trong tay bạn bè của Mubarak và con trai ông ta Gamal. Các thương nhân thân cận với bộ máy cai trị, như Ahmed Ezz (sắt và thép), gia đình Sawiris (truyền thông, đồ uống và viễn thông), và Mohamed Nosseir (đồ uống và viễn thông) nhận được không chỉ sự bảo hộ từ Nhà nước mà còn là các giao kèo với chính phủ, và các món vay ngân hàng lớn mà không cần tài sản thế chấp.

Các tập đoàn nói trên được gọi chung là “những con cá voi”. Sự bóp nghẹt nền kinh tế của chúng tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho các cá nhân bên trong bộ máy cai trị, nhưng ngăn chặn cơ hội cho phần lớn người Ai Cập thoát khỏi cảnh đói nghèo. Trong khi đó, gia đình Mubarak tích lũy được số tài sản ước tính vào khoảng 70 tỷ đô-la Mỹ.

5. Áo và Nga: Lãnh đạo ngăn cấm công nghệ mới
Các công nghệ mới cực kỳ phiền toái. Chúng gạt đi các mô hình kinh doanh lỗi thời và khiến các kỹ năng và tổ chức hiện hành trở nên lạc hậu. Chúng phân phối lại không chỉ thu nhập và tài sản mà còn cả quyền lực chính trị. Bởi vậy các giai cấp cầm quyền có động cơ lớn để ngăn chặn quá trình đó diễn ra. Điều đó tốt cho họ, nhưng không tốt cho xã hội.

Hãy xem xét chuyện gì đã xảy ra trong thế kỷ 19, khi mạng lưới đường sắt phát triển trong khắp nước Anh và Mỹ. Khi bản đề xuất xây đường sắt được trình tới Francis I, hoàng đế Áo, ông ta vẫn còn bị ám ảnh bởi bóng ma của cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và ông ta đã trả lời: “Không, không, ta sẽ không làm gì để mà cuộc cách mạng có thể lan tới đất nước này”. Điều tương tự đã xảy ra ở Nga vào những năm 1860. Với việc ngăn cấm công nghệ mới, tầng lớp sa hoàng được an toàn, ít nhất trong một giai đoạn nào đó. Trong khi Anh và Mỹ tăng trưởng nhanh chóng thì Áo và Nga trì trệ. Số liệu minh chứng cho câu chuyện này là những năm 1840, nước Anh bé nhỏ có một hệ thống đường sắt dài hơn 6,000 dặm, trong khi chỉ có một đoạn đường sắt chạy trong cả lục địa Nga. Ngay cả đường ray này cũng không được xây dựng vì lợi ích của nhân dân Nga; mà nó chỉ có chiều dài 17 dặm từ St. Petersbug tới thái ấp của sa hoàng ở Tsarskoe Selo và Pavlovsk.

6. Somalia: Không luật pháp và trật tự
Một điều buộc phải có cho nền kinh tế thành công là một nhà nước kiểm soát tập trung hiệu quả. Nếu không, sẽ không có hy vọng nào cho việc thiết lập trật tự, tạo ra một hệ thống pháp luật hiệu quả, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp, hoặc cung cấp các hàng hóa công cộng thiết yếu.

Tuy nhiên vẫn còn một phần lớn thế giới ngày nay bị thống trị bởi các xã hội phi thể chế. Mặc dù các quốc gia như Somalia hay quốc gia mới của Nam Sudan có chính phủ được quốc tế công nhận, họ vẫn thực thi rất ít quyền lực bên ngoài thủ đô của họ, thậm chí ngay cả trong phạm vi thủ đô. Cả hai đất nước này đều được xây dựng trên nền tảng xã hội mà trong suốt lịch sử chưa bao giờ có được nhà nước tập quyền mà bị phân tán thành các thị tộc, nơi các quyết định được đưa ra bởi hội đồng những người đàn ông trưởng thành. Không thị tộc nào đủ khả năng để cai trị hoặc tạo ra luật lệ được tuân thủ trong phạm vi cả nước. Không có các vị trí chính trị, không có nhân viên hành chính, không thuế, không chi tiêu chính phủ, không cảnh sát, không luật sư – hay nói cách khác, vô chính phủ.

Tình trạng này tồn tại suốt thời kỳ thuộc địa ở Somalia, khi người Anh thậm chí không thể thu được thuế thân(2), khoản mục tài khóa cơ bản cho thuộc địa châu Phi của họ. Kể từ thời kỳ độc lập vào năm 1960, đã có các nỗ lực để tạo ra chính quyền tập trung hiệu quả, ví dụ dưới thời kỳ độc tài của Mohamed Siad Barre, nhưng sau hơn 5 thập kỷ có thể nói một cách khách quan và rõ ràng rằng họ đã thất bại. Luật của Somalia có thể cô đọng như sau: Không có chính quyền kiểm soát tập trung, dẫn đến không thể có pháp luật hay trật tự; Vì không có pháp luật và trật tự, dẫn đến không thể có nền kinh tế thực; và không có nền kinh tế thực, dẫn đến một quốc gia không tránh khỏi sụp đổ.

7. Colombia: Chính phủ yếu kém
Colombia không phải là Somalia. Nhưng chẳng khác gì nhau, chính quyền trung ương Columbia không thể hoặc không sẵn sàng giữ quyền kiểm soát một nửa đất nước, để chúng rơi vào tay các du kích cánh tả, mà nổi tiếng nhất là phiến quân với cái tên gọi là Lực lượng Vũ trang Cách mạng Columbia [FARC: Revolutionary Armed Forces of Colombia (Fuerzas Armadas Revolucionarias de Colombia - the FARC)], và, những tổ chức bán vũ trang(3) cánh hữu ngày càng lớn mạnh. Các công ty dược phẩm có thể đã sẵn sàng, nhưng sự vắng bóng chính quyền trên phần lớn đất nước dẫn tới việc không chỉ thiếu thốn dịch vụ công cộng như đường xá, chăm sóc sức khỏe mà còn chẳng hề có các quyền sở hữu tài sản được định nghĩa rõ ràng và thể chế hóa.

Hàng ngàn người dân nông thôn Colombia chỉ có sổ đỏ không chính thức hoặc sổ đỏ không có giá trị pháp lý. Mặc dù điều này không làm ngưng trệ việc mua bán đất đai, nhưng nó làm suy giảm động cơ để đầu tư – và sự không chắc chắn thường dẫn tới bạo lực. Ví dụ, trong suốt thập niên 1990s và 2000s, ước tính khoảng 5 triệu ha đất đã bị tước đoạt ở Colombia, thường là bằng súng ống. Tình trạng này trở nên tồi tệ tới mức vào năm 1997, chính phủ trung ương cho phép chính quyền địa phương ngăn cấm giao dịch bất động sản ở các vùng nông thôn. Kết quả? Nhiều nơi ở Colombia không còn tham dự vào các hoạt động kinh tế hiện đại, thay vào đó là sự suy tàn trong đói nghèo, chưa kể đến việc đất đai màu mỡ trở thành nơi ẩn náu cho các phần tử vũ trang nổi dậy và các lực lượng bán vũ trang của cả cánh tả và hữu. 

8. Peru: Dịch vụ công cộng tệ hại
Calca và Acomayo gần đó là hai tỉnh của Peru. Cả hai đều ở trên núi cao, và đều là nơi cư ngụ cho các hậu duệ nói tiếng Quechua của người Inca. Cả hai đều trồng trọt giống nhau, nhưng Acomayo nghèo hơn, với mức tiêu dùng của dân chúng chỉ bằng một phần ba so với người ở Calca. Mọi người biết điều này. Ở Acomayo, họ hỏi những người nước ngoài phiêu lưu tới đây: “Ông có biết rằng người ở đây nghèo hơn người ở Calca không? Tại sao ông lại còn muốn tới đây”?

Thực vậy, tới Acomayo từ thủ phủ vùng Cusco, trung tâm của đế chế Inca cổ đại, khó hơn là tới Calca. Đường tới Calca được trải nhựa, trong khi đường tới Acomayo đang xuống cấp trầm trọng. Để di chuyển ở Acomayo bạn cần ngựa hoặc lừa - không phải do sự khác biệt phong tục, mà bởi ở đây không có đường rải nhựa. Ở Calca, họ bán ngô và đâu ở chợ để có tiền, trong khi ở Acomayo họ chỉ trồng trọt cho chính nhu cầu của mình. Người Acomayo có thu nhập chỉ bằng một phần ba so với người Calca là vì lẽ đó: Vấn đề cơ sở hạ tầng.

9. Bolivia: Lợi dụng chính trị
Bolivia có lịch sử lâu đời với các thể chế bóc lột kể từ thời kỳ Tây Ban Nha trở lại đây - một lịch sử chất chứa oán hận trong nhiều năm qua. Năm 1952, người Bolivia nổi dậy chống lại giai cấp sở hữu đất đai và mỏ quặng truyền thống. Các lãnh đạo của cuộc cách mạng này phần lớn là người dân thị thành, những người đã bị tước quyền lực và trợ cấp từ tầng lớp cai trị trước đây. Một khi đã nắm quyền, những người làm cách mạng đoạt lấy phần lớn đất đai và mỏ quặng và thành lập đảng chính trị mang tên Phong trào Cách mạng Dân tộc (MNR: Revolutionary Nationalist Movement). Sự bất bình đẳng, ban đầu đã giảm mạnh nhờ vào quá trình chiếm hữu đất đai nói trên, cũng như nhờ vào công cuộc cải cách giáo dục của MNR. Nhưng MNR đã thành lập một chính quyền độc đảng và từ từ loại bỏ các quyền chính trị mà nó đã khơi ra vào năm 1952. Vào cuối thập niên 1960, sự bất bình đẳng đã thực sự cao hơn mức trước khi có cách mạng. 

Đối với phần lớn người dân nông thôn Bolivia, giai cấp này đơn giản thay thế giai cấp kia theo cách mà nhà xã hội học người Đức Robert Michels gọi là “luật sắt của đầu sỏ”. Người dân nông thôn vẫn chỉ có quyền tư hữu tài sản rất lỏng lẻo và vẫn phải bán quyền bầu cử của họ để được tiếp cận đất đai, tín dụng hay công việc. Sự khác biệt chính yếu là thay vì làm những việc này với các điền chủ trước kia, giờ họ làm với đảng Phong trào Cách mạng Dân tộc.

10. Sierra Leone: tranh giành chiến lợi phẩm
Sự bóc lột tàn bạo là mầm mống cho bất ổn và sụp đổ bởi vì, cùng với luật sắt của kẻ đầu sỏ, nó tạo ra động lực cho các thế lực khác hạ bệ chế độ hiện tại và tước đoạt quyền lực.

Đây chính xác là những gì đã diễn ra ở Sierra Leone. Siaka Stevens và Đảng Quốc Đại của Toàn dân (APC: All People’s Congress) của ông ta đã điều hành đất nước từ 1967 tới 1985 như một thái ấp cá nhân của họ. Cũng chỉ có một thay đổi nhỏ là khi Stevens nhường ngôi, chuyển giao quyền lực cho người được bảo hộ của ông ta, Joseph Momoh, nối tiếp quá trình bóc lột đó. 

Vấn đề là sự bóc lột này gây ra bất bình sâu sắc và làm khơi dậy cuộc tranh giành quyền lực từ những thế lực khác, hy vọng sẽ giành được quyền sở hữu của cải bị cướp. Tháng Ba năm 1991, đảng Mặt trận Cách mạng Thống nhất của Foday Sankoh (Foday Sankoh's Revolutionary United Front: RUF), tiến vào Siera Leone và dìm đất nước trong một cuộc chiến tranh dân sự tồi tệ kéo dài cả thập kỷ. Sankoh và Taylor chỉ đam mê một thứ duy nhất: quyền lực, để họ có thể sử dụng, giữa các công cụ khác, để trộm cắp kim cương, và họ đã có thể làm như vậy là vì có sự cai trị mà Stevens và Đảng APC của ông ta đã thiết lập. Đất nước sớm rơi vào hỗn loạn, với cuộc chiến dân sự cướp đi mạng sống của 1% dân số và làm bị thương số người không thể đếm được. Nhà nước và các tổ chức của Sierra Leone hoàn toàn sụp đổ. Thu ngân sách giảm từ 15% tổng thu nhập quốc dân xuống còn gần như 0% vào năm 1991. Nhà nước, nói theo cách khác, không phải sụp đổ mà là hoàn toàn mất tích.

Ghi chú của chủ blog:
1. Mohammad Najibullah: là tổng thống bù nhìn của A Phú Hãn thời kỳ Liên Xô rút quân khỏi nơi này, nhưng chi viện kinh tế và vũ khí nhỏ giọt để điều khiển ổ tàn quân al Qedae và Taliban để làm đối trọng với Mỹ và phương Tây ở khu vực Trung Á và Trung Đông. Nhưng ông ta bị buộc phải từ chức vào ngày 10/4/1992, vì Liên Xô tan rã, và nước Nga khi đó không có khả năng chi viện. Taliban tấn công và ông muốn đi lưu vong, mặc dù Nga có triển khai chiến dịch giải cứu ông vào năm 1995. Nhưng vì Pakistan (Hồi Quốc) đã trở cờ sang thân Mỹ và phương Tây, nên chính quyền Pakistan đã tiết lộ thông tin tình báo cho Taliban và bắt ông giao cho nhóm Taliban vào ngày 27/9/1996. Taliban xử tử ông cùng ngày và treo thể xác ông ở cột đèn thuộc quảng trường lớn của thủ đô Kabul.

2. Thuế thân (poll tax): Ở một số nước có nền dân chủ đa nguyên, mỗi công dân phải có nghĩa vụ đóng một loại thuế gọi là thuế thân hằng năm. Thuế này chỉ mang tính tượng trưng để góp phần tài chính vào cho công việc tổ chức bầu cử? Điều này bản thân chủ blog còn mù mờ. Xin bạn đọc bổ sung thêm.

3. Lực lượng bán vũ trang (paramilitary force): là lực lượng dân quân, vừa làm ăn kiếm sống vừa được trang bị vũ khí chiến đấu.

Trang La dịch, BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic, 7h24' ngày thứ Sáu, 22/6/2012