Bài viết của ông Joseph S. Nye, Jr, ông là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, là cha đẻ của lý thuyết Quyền lực mềm, là giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn sách: Tương lai của quyền lực.
Bài viết gốc: When Women Lead
MUNICH – Liệu thế giới có hòa bình hơn nếu phụ nữ lãnh đạo? Một cuốn sách mới đưa ra những vấn đề thách thức của nhà tâm lý học Steven Pinker ở Đại học Harvard cho câu trả lời là "có".
Trong những thiên thần tốt hơn của tạo hóa của chúng ta, dữ liệu mà Pinker trình bày cho thấy rằng bạo lực con người vẫn còn rất nhiều với chúng ta ngày nay, đã được giảm dần. Hơn nữa, ông nói, "Qua chiều dài của lịch sử, phụ nữ đã, đang và sẽ là một lực lượng hòa bình. Truyền thống chiến tranh là trò chơi của đàn ông: những bộ lạc phụ nữ không bao giờ liên kết với nhau để tấn công các làng lân cận". Là những người mẹ, phụ nữ có động lực tiến hóa để duy trì các điều kiện hòa bình, trong đó để nuôi dưỡng con cái của họ và đảm bảo rằng các tập tính di truyền của họ tồn tại truyền lại cho đời sau.
Những người theo trường phái hoài nghi ngay lập tức đáp trả rằng, phụ nữ không làm nên chiến tranh đơn giản chỉ vì họ hiếm khi được nắm quyền. Nếu họ được uỷ quyền làm nhà lãnh đạo, những tình trạng của một thế giới vô chính phủ sẽ buộc họ phải đưa ra những quyết định hiếu chiến như những người đàn ông. Margaret Thatcher, Golda Meir, Indira Gandhi(1) là những phụ nữ đầy quyền lực, tất cả trong số họ đã dẫn đất nước họ đến chiến tranh.
Nhưng có một sự thật rằng những phụ nữ này đã lên lãnh đạo bằng cách chơi phù hợp theo các quy tắc chính trị thành công của “thế giới đàn ông”. Thành công của họ phù hợp với những giá trị của đàn ông, nó cho phép họ lãnh đạo ở địa vị hàng đầu thế giới. Trong một thế giới mà phụ nữ được nắm một tỷ lệ tương xứng (một nửa) những vị trí lãnh đạo thì, họ có thể cư xử khác trong quyền lực.
Vì vậy, chúng ta nên đặt một vấn đề rộng hơn: Có phải giới tính thực sự quan trọng trong lãnh đạo? Trong những điều kiện giống nhau, những nghiên cứu tâm lý khác nhau cho thấy rằng đàn ông có khuynh hướng sử dụng sức mạnh vai u thịt bắp trong mệnh lệnh, trong khi đó phụ nữ thì sử dụng sư hợp tác và trực giác để nhận thức được sức mạnh mềm của sự thu hút và thuyết phục. Người Mỹ có xu hướng mô tả lãnh đạo theo khuôn mẫu nam giới thì cứng rắn, nhưng những nghiên cứu lãnh đạo gần đây cho thấy sự thành công tăng lên đối với những lãnh đạo đã từng được xem là có một "phong cách nữ tính".
Ở thời đại thông tin, hệ thống mạng thông tin đã làm mất đi tôn tri cấp bậc, và những người làm công có tri thức đã giảm đi sự cung kính. Quản lý trong một phạm vi rộng của các tổ chức đang thay đổi theo hướng của sự "chia sẻ lãnh đạo", và "phân phối lãnh đạo", với các nhà lãnh đạo ở vị trí trung tâm của một vòng tròn chứ không phải là ở trên đỉnh của một kim tự tháp. Cựu Giám đốc điều hành Google, Eric Schmidt nói rằng ông đã phải "nâng niu" nhân viên của mình.
Ngay cả quân đội cũng phải đối mặt với những thay đổi này. Tại Hoa Kỳ, Lầu Năm Góc nói rằng các huấn luyện viên (drillmasters) quân đội đã "ít la hét với mọi học viên", bởi vì thế hệ ngày nay đáp ứng tốt hơn với giáo viên hướng dẫn ở "một vai trò kiểu tư vấn hơn là học viên". Thành công quân sự chống lại những kẻ khủng bố và chống những kẻ nổi dậy (counterinsurgents) yêu cầu binh sĩ chiến thắng cả tình cảm và lý trí, chứ không chỉ hủy diệt những công trình xây dựng và con người.
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã từng mô tả vai trò của mình là "người quyết định", nhưng cần nhiều hơn nữa cho một lãnh đạo hiện đại. Các nhà lãnh đạo hiện đại phải có khả năng sử dụng công nghệ thông tin, biết hợp tác, và có khả năng khuyến khích sự đồng thuận. Phong cách không phân biệt cấp bậc của phụ nữ và kỹ năng quan hệ phù hợp với nhu cầu lãnh đạo trong thế giới mới của những tổ chức và những nhóm dựa trên tri thức mà, người đàn ông, thông thường, ít chuẩn bị tốt để đáp ứng.
Trong quá khứ, khi phụ nữ chiến đấu theo cách của họ để đứng đầu các tổ chức, họ thường phải sử dụng một "phong cách nam tính," vi phạm chuẩn mực xã hội chung của phụ nữ là “sự tế nhị”. Tuy nhiên, ngày nay với cuộc cách mạng thông tin và dân chủ hóa đòi hỏi nhiều hơn nữa sự tham gia của lãnh đạo, “phong cách nữ tính" đang trở thành một con đường để lãnh đạo hiệu quả hơn. Để dẫn đến thành công, những người đàn ông sẽ không chỉ có giá trị phong cách này ở những nữ đồng nghiệp của họ, mà còn cần phải nắm vững các kỹ năng tương tự.
Đó là một xu hướng, không (chưa) là một thực tế. Phụ nữ vẫn tụt hậu ở các vị trí lãnh đạo, họ chỉ nắm 5% các vị trí hàng đầu của tổ chức và một thiểu số các vị trí trong cơ quan lập pháp dân cử (ví dụ chỉ 16% ở Mỹ, so với 45% ở Thụy Điển). Một nghiên cứu của 1.941 nhà lãnh đạo của các quốc gia độc lập trong thế kỷ XX cho thấy chỉ có 27 phụ nữ, khoảng một nửa trong số họ lên nắm quyền là góa phụ hoặc là con gái của một lãnh đạo nam giới. Ít hơn 1% của các nhà lãnh đạo thế kỷ XX là phụ nữ tự giành được quyền lực cho mình.
Vì vậy, sự suy xét đúng trong các nghiên cứu lãnh đạo ở vào thời đại thông tin có nghĩa là bước vào thế giới của một người phụ nữ, là tại sao phụ nữ vẫn chưa có vị trí tốt hơn?
Thiếu kinh nghiệm, trách nhiệm chăm sóc chính của gia đình, phong cách thương lượng, và quan niệm phân biệt đối xử xưa cũ làm nên khoảng cách giới tính. Con đường sự nghiệp có tính truyền thống, và các chuẩn mực văn hóa đã xây dựng và củng cố chúng, chỉ đơn giản là không cho phép phụ nữ đạt được các kỹ năng cần thiết cho các vị trí lãnh đạo hàng đầu trong nhiều bối cảnh của một tổ chức.
Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả trong xã hội dân chủ, phụ nữ phải đối mặt với một nguy cơ xã hội cao hơn so với nam giới, khi họ cố gắng đàm phán cho các sáng kiến liên quan đến nghề nghiệp ví dụ như sự đền bù. Phụ nữ thường không được hội nhập vào mạng lưới các tổ chức mà ở đó nam giới thống trị, và định kiến giới tính vẫn còn cản trở những cố gắng của phụ nữ vượt qua các rào cản như vậy.
Sư thiên vị này đang bắt đầu phá vỡ trong xã hội thông tin, nhưng lại là một sai lầm để xác định loại lãnh đạo mới mà chúng ta cần trong thời đại thông tin chỉ đơn giản là “một thế giới phụ nữ”. Ngay cả những mẫu người tích cực cũng là tệ đối với phụ nữ, đàn ông, và lãnh đạo có hiệu quả.
Các nhà lãnh đạo nên được xem xét ít trong mối quan hệ của sự kiềm chế khoa trương hơn là khuyến khích sự đồng thuận thông qua một tổ chức, nhóm, quốc gia, hoặc mạng lưới. Những vấn đề của phong cách thích hợp - khi sử dụng các kỹ năng cứng và mềm - đều có giá trị như nhau cho nam giới và phụ nữ trong lãnh đạo, và không nên bị vẩn đục bởi các định kiến giới tính xưa cũ. Trong một số trường hợp, người đàn ông sẽ cần phải hành động "như phụ nữ", mặt khác, phụ nữ cũng cần phải hành động "giống như đàn ông".
Các lựa chọn then chốt cho chiến tranh và hòa bình trong tương lai của chúng ta sẽ không phụ thuộc vào giới tính, nhưng làm thế nào để các nhà lãnh đạo kết hợp được những kỹ năng của quyền lực cứng và mềm để làm nên những chiến lược thông minh. Cả đàn ông và phụ nữ sẽ phải thực hiện những quyết định đó. Nhưng Pinker có lẽ đã chính xác khi ông lưu ý rằng ở các nước bị tụt hậu trong suy tàn do bạo lực cũng là những nơi mà ở đó bị tụt hậu trong việc trao quyền cho phụ nữ.
Bản quyền: Project Syndicate, 2012.
www.project-syndicate.org
www.project-syndicate.org
Ghi chú của người dịch:
Margaret Thatcher: sinh ngày 13/10/1925. Bà là Nam Tước nước Anh, chính khách. Bà được mệnh danh là bà Đầm Thép. Lãnh tụ đảng bảo thủ Anh từ 1975 đến 1990. Bà cũng là thủ tướng nước Anh từ năm 1979 đến 1990. Trong lịch sử nước Anh bà là người phụ nữ duy nhất nắm giữ 2 chức vụ chủ tịch một đảng phái và thủ tướng.
Golda Meir: sinh ngày 03/5/1898 mất ngày 08/12/1978. Bà là người Nga gốc Do Thái, sinh ra ở thành phố Kiev, nên bà còn có cái họ rất Nga là Golda Mabovitch. Bà là ngoại trưởng của Irael từ năm 1956 đến 1966. Và bà cũng là thủ tướng của Irael từ 1969 đến 1974.
Indira Gandhi: Bà là con gái của vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ - ông Jawaharlal Nehru. Bà sinh ngày 19/11/1917 và mất ngày 31/10/1984 trong một vụ ám sát. Bà làm 2 lần thủ tướng Ấn Độ. Lần đầu từ năm 1966 đến 1977 và lần thứ hai từ 1980 đến ngày bị ám sát 31/10/1984. Bà không có họ hàng gì với Thánh Mahatma Gandhi. Và bà là mẹ của một thủ tướng Ấn Độ khác là Rajiv Gandhi cũng bị ám sát.
BS Hồ Hải dịch, Tư Gia, 0h51' ngày thứ Năm 09/02/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét