nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

QUÁN TÍNH TƯ DUY

Bài viết liên quan:
+ Tổng kết tâm lý đám đông
+ Vì sao có những chế độ độc tài?
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Đánh tráo khái niệm và hậu quả
+ Tư duy giáo dục bậc phổ thông
+ Tư duy giáo dục bậc đại học
+ Tư duy giáo dục chân đất
+ Tư duy giáo dục miền sơn cước
+ Tư duy và cuộc sống
+ Bạo lực học đường gắn liền với tâm lý lứa tuổi

Trong ngôn ngữ tiếng Việt, quán tính là từ miêu tả về tính ỳ hay sức ỳ của một trạng thái chuyển động của sự vật. Nó cũng có khái niệm là những phản ứng đã trở thành tự nhiên, phản xạ theo thói quen của cơ thể. Theo tôi, từ này cần được bổ sung thêm ở nghĩa tinh thần, hay nói đúng hơn cần dùng nó trong cái nghĩa của tư duy. 

Tư duy cũng có cái sức ỳ, tình trạng phản ứng tự nhiên thành thói quen của nó. Trong phân tâm học nhìn vấn đề quán tính tư duy tùy theo cái tư duy đó tĩnh hay động. Nếu tư duy tỉnh thì sức ỳ lớn - hay còn gọi là đám đông vô thức hay tư duy trong một chiếc hộp. Nếu tư duy động thì sức ỳ nhỏ hoặc không có - có thể xem là tư duy hữu thức, hay tư duy bên ngoài chiếc hộp.

Thế thì, cái gì làm nên tư duy tĩnh và tư duy động? Câu trả lời rất đơn giản là văn hóa và giáo dục làm nên quán tính tư duy cho các thế hệ cộng đồng dân chúng trong một thể chế nhà nước cụ thể. Ví dụ tư duy động thích đổi mới của cộng đồng dân của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; tư duy tĩnh của các cộng đồng dân bị chính khách lấy một tôn giáo hay giáo điều nào đó định hướng.

Bốn thành tố trong văn hóa và giáo dục của xã hội gồm: bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, mà tôi vẫn thường nhắc đi nhắc lại là 4 thành tố quyết định cho mọi cá thể trong sự hình thành nhân cách, tri thức và trí thức trong cuộc sống. Nó cũng là 4 thành tố quyết định quán tính tư duy cho mọi cá thể. Trong 4 thành tố này, thành tố bên ngoài - tư duy khách thể - thuộc số đông: gia đình, nhà trường và xã hội thường hay lấn át thành tố bên trong - là tư duy chủ thể - bản thân cá thể.

Mỗi cá thể là một con người trong xã hội chịu sự tác động 3 thành tố kia từ lúc chào đời. Mọi cá thể luôn trải qua 3 nấc tư duy: tư duy một bước, hai bước và nhiều bước trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần. 

Từ nhân tri sơ tính bản thiện - con người cái gốc ban đầu là thiện - một đưa trẻ sinh ra đời tiếp xúc với 3 thành tố bên ngoài, giúp cho tư duy chủ thể trở thành tư duy một bước, còn gọi là tư duy chân thật: ghi nhận sự vật, hiện tượng chân thật ở tuổi dưới phổ thông cấp một.

Khi đến tuổi phổ thông cấp hai, tư duy chủ thể chuyển sang hai bước, hay còn gọi là tư duy phân tích: ghi nhận sự vật hiện tượng và phân tích đúng sai.

Đến tuổi học phổ thông trung học và sau đó, tư duy chủ thể nhiều bước, hay còn gọi là tư duy tới hạn: ghi nhận, phân tích đúng sai và đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề.

Chính vì thế mà bậc học phổ thông chia làm 3 cấp theo các nấc tư duy của sự phát triển tư duy của trẻ. Nhưng toàn thể thế giới, bậc học cấp 3 phổ thông trung học luôn bắt đầu từ lớp 10. Duy chỉ hệ thống bậc phổ thông của Hoa Kỳ, cấp 3 bắt đầu sớm hơn từ lớp 9. Vì văn hóa sống và giáo dục xã hội Hoa Kỳ là cái nền tảng cho trẻ tư duy tới hạn sớm hơn thế giới còn lại.

Ở tuổi bắt đầu tư duy chủ thể chuyển sang nhiều bước - mà tiếng Anh gọi là tuổi teenager - cái tuổi mà ông bà ta thường vẫn nói: học ăn, học nói, học gói, học mở là rất khó khăn trong vấn đề giáo dục và văn hóa. Nếu 3 thành tố khách thể tác động đến tư duy của trẻ không đúng ở tuổi này, có thể dẫn đến những bi kịch cho bản thân, gia đình và xã hội.

Từ đó, ta thấy sẽ có 3 loại tư duy cho những thế hệ trong một xã hội hình thành những quán tính tư duy khác nhau.

Loại quán tính tư duy chủ thể thứ nhất là loại được nghĩ dùm và hành động dùm. Nếu 3 thành tố khách thể trong tư duy tác động theo kiểu áp chế, đùm bọc theo kiểu phản xạ Pavlov - phản xạ có điều kiện lập đi, lập lại để chứng minh là những tư duy khách thể là đúng theo kiểu gia trưởng, phong kiến. Loại này chỉ biết hưởng thụ và cần chỗ dựa có thể tha hóa bất kỳ lúc nào có điều kiện, mặc dù rất hiền và nhu nhược.

Loại quán tính tư duy chủ thể thứ hai là loại nổi loạn - loại không chấp nhận cả 3 thành tố tư duy khách thể dù đúng hay sai khi sự tác động ấy không đúng cách - muốn đứng riêng một mình kiểu tư duy nổi loạn. Đây là hậu quả dồn nén tâm lý xung đột những mâu thuẩn về tư duy chủ thể của trẻ và tư duy khách thể của 3 thành tố còn lại. Bi kịch đưa đến sẽ là những xáo trộn trong một tế bào của xã hội, đơn vị gia đình là nhẹ nhất, đến nặng hơn là ảnh hưởng đến cộng đồng. Mọi hệ lụy về những tệ nạn xã hội đến từ loại tư duy này.

Loại thứ ba, những cá thể có tư duy chủ thể biết dung hòa giữa tác động của 3 thành tố khách thể để làm ra một quán tính tư duy độc lập, động và hữu thức trước một hay nhiều vấn đề của xã hội đặt ra trước mắt. Loại này là kết quả của sự đồng cảm của 2 tư duy chủ thể và khách thể trong một môi trường giáo dục và văn hóa tốt. Loại này ra đời luôn thành đạt và là những con người có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

 Tuy rằng, các nhà phân tâm học vẫn đánh giá cao cả hai phía tư duy chủ thể và khách thể, mặc dù trên phương diện tác động và số lượng thì, nhóm khách thể mạnh hơn. Ví dụ, trong cùng một hoàn cảnh giáo dục và văn hóa, kèm theo kinh tế khốn cùng giống nhau, nằm trong một hình thái chính trị xã hội, vẫn có những chủ thể tư duy ngã theo loại 2 để làm ra tệ nạn xã hội, nhưng cũng có những chủ thể tư duy đi theo tư duy loại 3, tạo ra con đường tốt để thành đạt. Đây cũng chỉ là những trường hợp cá biệt. Nó chỉ diễn ra đối với loại người có type thần kinh thép. Tôi sẽ bàn ở một bài viết khác.

Một xã hội tốt và năng động để phát triển đến hùng cường là, xã hội có nhiều cộng đồng dân chúng có loại tư duy thứ ba. Để có một xã hội như vậy trường tồn thì, 3 thành tố tư duy khách thể phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội về việc đưa ra một triết lý văn hóa sống và giáo dục về mặt tư duy cho các thế hệ kế tiếp.

Ai cũng có của riêng mình một tư duy, nhưng không phải ai cũng có một quán tính tư duy độc lập, có tính động, hữu thức cho chủ thể khi đứng trước một vấn đề, vì đâu? Vì tư duy hai bước và nhiều bước không được sử dụng thường xuyên. Do đâu? do bị ảnh hưởng của 3 thành tố tư duy khách thể tác động, nghĩ dùm, hành động dùm, nó làm cho tư duy chủ thể thành thói quen phản xạ một cách tự nhiên, mất tính năng động và hữu thức cho chủ thể.

Chính vì thế, không trách vì sao có những chân lý vô cùng phi lý, như Joseph Goebbels đã từng tuyên bố: "Chân lý là hàng ngàn lần nói láo". Và nó đã được các thế hệ chính khách hậu bối làm theo, để xây dựng những nhà nước độc tài, bằng cách sử dụng trong giáo dục, thông tin truyền thông, và 3 quyền lực pháp chế để định hướng, o ép vào quán tính tư duy một hay nhiều cộng đồng trên toàn cầu, trong gần một thế kỷ qua.

Để có giải pháp làm nên một quán tính tư duy động, hữu thức mà không bị kẻ khác xỏ mũi lôi đi, không cách nào hơn mỗi bậc làm cha/mẹ phải ý thức và có trách nhiệm giáo dục cho thế hệ sau của mình một triết lý sống với văn hóa lành mạnh, và một tư duy chủ thể không bị lôi vào sức ỳ của phản xạ tự nhiên. Vì trong 4 thành tố khách thể và chủ thể trong giáo dục, thành tố quan trọng nhất vẫn là gia đình, trước khi trẻ bị tác động bỡi nhà trường và xã hội.

Tư Gia, 0h01' ngày thứ Năm, 01/3/2012

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

TUYỆT VỌNG CỦA OBAMA Ở TRUNG ĐÔNG


Bài viết liên quan của chủ blog:

Bài viết liên quan của các chuyên gia thế giới: 
 
Bài viết gốc: Obama’s Middle East Malady

Bài viết của ông Zaki Laïdi. Ông là Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Institut d'Etudes politiques de Paris (Viện nghiên cứu chính trị Paris: viết tắt là SciencesPo). Viện này được thành lập vào năm 1872, SciencesPocó truyền thống giáo dục tinh hoa chính trị và ngoại giao của Pháp.

PARIS - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa mới chào đón quân đội Mỹ trở về từ Iraq và tán dương sự ổn định của quốc gia này có dân chủ hơn thì một làn sóng bạo lực chưa từng có đã xảy ra - trên khắp Baghdad và các nơi khác - cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng chính trị tạiIraq. Có phải cuộc khủng hoảng là một ngoại lệ đáng tiếc, hoặc, đúng hơn, là triệu chứng của sự thất bại trong ngoại giao Trung Đông của ông Obama, từ Ai Cập đến Afghanistan?

Khi nhậm chức, Obama đặt ra 4 mục tiêu ở Trung Đông: thứ nhất, ổn định Iraq trước khi rời khỏi; thứ hai, rút ​​khỏi Afghanistan trong tư thế của một kẻ mạnh và trên cơ sở hội tụ chính trị tối thiểu với Pakistan; thứ ba, đạt được một bước đột phá lớn trong tiến trình hòa bình Trung Đông bằng cách thúc đẩy Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu ngưng xây khu định cư Do Thái ở dãi Gaza;thứ tư là mở một cuộc đối thoại với Iran về tương lai của chương trình hạt nhân. Trên bốn vấn đề lớn này, Obama rõ ràng đã đạt được rất ít.

Đối với Iraq, kể từ khi tổng thống George W. Bush, Hoa Kỳ đã nỗ lực tạo ảnh hưởng với chính quyền dòng hồi giáo Shia, để đất nước này có thể tạo ra một hệ thống chính trị tốt hơn - đặc biệt, bằng cách thông qua một luật mới về chia sẻ doanh thu xuất khẩu dầu giữa các cộng đồng người hồi giáo theo các dòng Shia, Sunni(1) và người Kurd. Thật không may, điều ngược lại đã xảy ra.

Nhóm người Kurd đã đi con đường theo hướng tăng quyền tự chủ, trong khi người theo dòng hồi giáo Sunni đang ngày càng bị thiệt thòi bởi một chính phủ trung ương chủ yếu người Shia bè phái và độc tài thống trị. Điều này có ý nghĩa cho sự cân bằng quyền lực trong khu vực, vì vậy Iraq đang phát triển ngoại giao thân thiết hơn với Iran để cân bằng với Thổ Nhĩ Kỳ, được xem như là cách họ bảo vệ dòng Sunni.

Lời phát biểu của thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki trong một chuyến đi gần đây tới Washington trong cuộc đám phán lớn về vùng vịnh giữa Iraq và Hoa Kỳ rằng, ông quan tâm đến quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn Iran, nhưng bây giờ dường như Hoa Kỳ đã mất tất cả ảnh hưởng chính trị đáng kể về các vấn đề với Iraq. Thật vậy, trong tình hình phát triển đáng lo ngại đó, Mỹ đã quyết định không chơi con bài cuối cùng còn lại của mình trong việc đối phó với al-Maliki: bán vũ khí.

Có thể nói không còn bất kỳ nghi ngờ gì về sự chiếm đóng Iraq đã là một thất bại chiến lược rất lớn đối với Mỹ, bởi vì cuối cùng nó chỉ phục vụ cho sự lớn mạnh của Iran. Nhưng, Obama đã thiếu một tầm nhìn trung hạn để đối phó với mức độ nghiêm trọng của tình hình - một sự bỏ sót mà, sớm hay muộn, Mỹ cũng phải trả giá đắt.

Một trong hai điều sẽ xảy ra
trong tương lai là: hoặc là ngăn chặn chặt chẽ hơn bằng cách thông qua biện pháp trừng phạt về xuất khẩu dầu của Iran, nó sẽ tạo ra kết quả tích cực và làm suy yếu Iran, hoặc là sự ngăn chặn này sẽ thất bại, thì chắc chắn Hoa Kỳ phải hướng tới một cuộc chiến mới ở Trung Đông. Điều này quá rõ khi một số vòng đàm phán ngoại giao chính sách Mỹ coi cuộc khủng hoảng sâu sắc Iraq như là một chướng ngại vật to lớn trong việc làm bàn đạp can thiệp quân sự vào Iran.

Tuy nhiên, Obama không là một kẻ ngu ngốc. Ông đã định hướng sự thù địch của Quốc hội Hoa Kỳ đến Iran và mong muốn đối đầu quân sự với nước Cộng hòa Hồi giáo. Mặc dù, Ông tin rằng, ông có thể tránh được các giải pháp cực đoan; nhưng trong ngoại giao, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, và kịch bản tồi tệ nhất vẫn có thể xảy ra.

Vấn đề là Obama có một khuynh hướng mạnh mẽ về việcđánh giá quá cao khả năng ảnh hưởng của Mỹ đến những quốc gia yếu hơn trong cuộc chơi. Cái mà đúng với hiện thực của Iraq cũng đúng đối với Afghanistan: Obama có thể tự hào mình đã loại bỏ Osama bin Laden, chắc chắn là một thành công, nhưng lại thất bại trong giải quyết gốc rễ của vấn đề. Mặc dù một sự hiện diện 10 năm bằng quân sự, liên quan đến việc triển khai hơn 100.000 binh sĩ với một chi phí 550 tỷ USD, Mỹ vẫn không thành công trong việc tạo ra một sự thay đổi đáng tin cậy đối với Taliban. Tệ hơn nữa, liên minh chính trị với Pakistan đã trở nên gay gắt.

Thật vậy, mức độ quan hệ Mỹ-Pakistan đã thụt lùi trước ngày 11 Tháng Chín 2001(2), một thời điểm được đánh dấu bởi sự mất lòng tin lẫn nhau sâu sắc. Các nhà lãnh đạo Pakistan rõ ràng phải chịu một trách nhiệm nặng nề cho tình trạng này. Nhưng nếu Hoa Kỳ đã không thể bị cuốn vào Pakistan trong việc giải quyết cuộc xung đột Afghanistan, thì thất bại chỉ đơn giản là phản ánh sự từ chối của Mỹ đáp ứng cho Pakistan những gì họ muốn: một sự thay đổi trong cán cân quyền lực khu vực với chi phí quân sự của Ấn Độ.

Do đó, việc Pakistan hợp tác lạnh nhạt với Mỹ, bởi vì các nhà lãnh đạo Pakistan không còn nhìn thấy nhiều lợi lộc trong cuộc chiến chống Taliban. Nguy cơ là khi quân đội Mỹ rút quân khỏi Afghanistan bắt đầu - một tiến trình vừa được triển khai đến năm sau, nguy cơ sẽ bùng phát từ năm 2014 - Hoa Kỳ một lần nữa sẽ tìm cách áp đặt trừng phạt Pakistan, một nhà nước có vũ khí hạt nhân không đáng tin cậy, Pakistan sẽ phản ứng bằng cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc và triển khai chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.

Obama cũng tìm cách sử dụng ảnh hưởng của Mỹ để giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine như là một phần của chiến lược của mình cho một Trung Đông rộng lớn. Đầu tiên, Ông nghĩ rằng bằng cách gây sức ép Netanyahu ngưng xây khu định cư người Do Thái ở dãi Gaza, việc này giúp ông sẽ thành công trong việc phục hồi tiến trình hòa bình. Nhưng ông đã nhanh chóng và khéo léo qua mặt đồng minh của ông, những người hiểu biết tầm quan trọng của vấn đề Israel là những vấn đề chính trị bên trong nước Mỹ. Bằng cách đặt Obama vào vị thế mâu thuẫn với phần còn lại của giới có quyền uy ở Hoa Kỳ, Netanyahu đã buộc Obama phải rút lui.

Trong năm 2009, Obama hình dung ra một cách giải quyết xung đột thông qua các cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Năm 2011, ông khẳng định rằng cả hai bên sẵn sàng có thể đảm bảo một kết quả thành công. Rõ ràng, Mỹ không thể làm được gì nhiều để giải quyết cuộc xung đột.

Không có lời giải thích bao quát nào cho những thất bại liên tiếp của ông Obama tại Trung Đông, nhưng có một vài yếu tố giá trị để xem xét là: thứ nhất, sự gia tăng số lượng các cuộc xung đột không tương xứng, trong đó việc sử dụng phương pháp cổ điển bằng quân sự phần lớnkhông mang đến hiệu quả; thứ hai, đường lối chính sách ngày càng mờ nhạt giữa các đồng minh khó khăn và đối thủ không khoan nhượng; và thứ ba, những sự khác biệt lớn về chính trị giữa một Tổng thống trung dung và một Quốc hội Mỹ bị chi phối nhiều hơn bao giờ hết bởi những ý tưởng cực đoan.

Nhưng, Obama tự chịu một phần lớn trách nhiệm về những sai lầm. Ngược lại với những gì người ta nghĩ rằng, ông không có một tầm nhìn chiến lược thực sự cho thế giới, thì một thiếu sót đã được thể hiện trong thỏa thuận nhanh chóng của phe đối lập trong quốc hội Mỹ đối với những đề xuất của ông. Obama thường chỉ có một kế hoạch A, mà không bao giờ có một  kế hoạch B để dự phòng. Trong khi đó, nói đến việc thực hiện một chính sách thành công ở nước ngoài, thì chỉ một kế hoạch A thì sẽ không bao giờ hoàn hảo.

Bản quyền: Project Syndicate, 2012.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch: 
1.  Xem lại ghi chú ở bài: Chuyển từ TrungĐông đến Thái Bình Dương của GS Christopher R. Hill. 

2. Sự kiện 11 tháng 9 2001 là sự kiện Taliban dưới sự điều khiển của Osama bin Laden đã đánh sập tòa nhà Thương Mại Thế Giới (World Trade Center: WTC). Sau sự kiện này làm Hoa Kỳ lún vào cuộc chiến truy lùng khủng bố bằng 2 cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Nguyên nhân của suy thoái kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu. 

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 8h39' Chúa Nhựt, 26/02/2012

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

VÌ SAO CÓ NHỮNG CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI?

Bài đọc liên quan:

Chế độ là do con người lập ra. Những con người lập ra chế độ đứng về mặt cấu thành gồm có, lãnh đạo và nhân dân trong một chế độ, xã hội cụ thể. Lâu nay, trên các diễn đàn và truyền thông thường nhìn vấn đề còn phiếm diện ở sự độc tài của lãnh đạo, mà không nhìn 2 mặt của vấn đề làm nên một thể chế độc tài.

Đứng về mặt xã hội học, để có một chế độ độc tài đòi hỏi phải có lãnh đạo độc tài. Lãnh đạo vì quyền lợi cá nhân để giải quyết bản chất của con người là tư hữu và quyền lực của họ. Đây chỉ là điều kiện cần cho một thể chế độc tài.

Nhưng cũng trên cơ sở xã hội học, để có một chế độ độc tài thì cũng có điều kiện đủ để có một thể chế độc tài. Vì chỉ một nhóm số ít lãnh đạo không thể tạo ra một thể chế độc tài, muốn làm gì thì làm được, vì sự tham lam của họ. Điều kiện đủ đòi hỏi cái quan trọng ở số đông là người dân của xã hội tiếp tay cho sự độc tài của lãnh đạo. Nên nhớ là tiếp tay chứ không là ủng hộ.

Trên cơ sở đó, nếu số đông người dân quay lưng với những mệnh lệnh đưa ra từ hiến pháp, luật lệ sai trái thì liệu lãnh đạo có tồn tại để độc tài không? Nhưng vì sao người dân lại tiếp tay với lãnh đạo mà họ cho là sai quấy? 

Câu hỏi trên làm cho các nhà phân tâm học có câu trả lời là vì, số đông người dân chưa hiểu hết quyền lực thực sự của mình. Nếu số đông này hiểu được quyền lực thực sự của mình là từ chối tiếp tay với mệnh lệnh sai trái và, không thực thi những luật lệ sai trái của lãnh đạo đưa ra, để hút máu dân phục vụ cho quyền lợi nhóm của lãnh đạo thì tự động nhóm nhỏ này sẽ rơi vào vực thẳm của cái cách chơi dao của họ, vì đứt tay.

Thế thì, tại sao người dân không hiểu được sức mạnh của mình? Vì họ chưa giải thoát được cái mà ông tổ của Phật học đưa ra: giải thoát cái sợ. Khi con người chưa đủ hiểu biết và bị định hướng bỡi quyền lực thứ tư - truyền thông đại chúng - và bị áp đặt 3 quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp sai quấy để phục vụ cho sự tham lam của nhóm cầm quyền, thì đám đông sẽ không thoát được tư duy đám đông vô thức và sẽ không thoát được cái sợ.

Họ sợ vì họ chưa hiểu hết nghĩa cái mà họ cho là của mình. Vợ/chồng của mình, con cái/cha mẹ của mình, tài sản của mình, cơm no áo ấm của mình, v.v.... rất nhiều cái của mình. Đó là bản chất tư hữu và quyền lực của con người. Nhưng họ không hiểu rằng, khi từ giã cõi đời, họ không còn cái gì là cái của mình. Lúc đó, bản chất tư hữu và quyền lực của con người cũng không còn tồn tại.

Thế thì tại sao khi còn hiện hữu trên cõi đời này, con người không biết giành lấy quyền lực thực sự của mình để mưu cầu hạnh phúc đúng nghĩa? Tất cả mọi vấn đề xoay quanh bản chất của con người: tư hữu và quyền lực. 

Đến khi nào loài người ý thức được, quyền lực của số đông người dân trong một xã hội không có gì là to tác, mà chỉ cần quay lưng với những mệnh lệnh sai quấy của lãnh đạo, lúc đó bóng đen của độc tài sẽ tan biến, mà không cần bạo động, lật đổ chính quyền như những cuộc cách mạng hoa Nhài gần đây vậy. Điều này thánh Gandhi đã từng làm ở Ấn đối với người Anh và cuộc cách mạng Nhung mà cố tổng thống Václav Havel đã thực hiện ở Cộng Hòa Cezch hồi cuối thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990 vậy.

Đám đông vô thức vì tư hữu và quyền lực của một tập thể nhỏ - gia đình là tế bào của xã hội - vì cái sợ đã quên đi quyền lực lớn thực sự của mình - quyền lực dân sự. Đây là điều kiện đủ để tạo ra sự lợi dụng của nhóm nhỏ cầm quyền hữu thức làm nên điều kiện cần là, đưa ra một thể chế độc tài. Từ đó, thế giới loài người trên trái đất luôn tồn tại những chế độ độc tài là vậy.

Asia Clinic, 9h30' ngày thứ Sáu, 24/02/2012

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

CUỘC TRƯỜNG CHINH TỪ THÔNG CÁO THƯỢNG HẢI

Bài đọc cùng tác giả: 

Bài đọc liên quan:

Bài viết gốc: The Long March from Shanghai

Bài viết của Christopher R. Hill. Ông là cựu Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á, là Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, Ba Lan, đặc phái viên của Mỹ cho Kosovo, một nhà đàm phán của Hiệp định hòa bình Dayton, và trưởng đoàn đàm phán của Mỹ với Bắc Triều Tiên từ 2005-2009. Ông hiện là Hiệu trưởng Korbel School of International Studies, thuộc University of Denver, Colorado – Hoa Kỳ.

THƯỢNG HẢI - Bốn mươi năm trước, vào tháng 2 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon đã công du đến Trung Hoa. Vào cái ngày thứ bảy của “cái tuần thay đổi thế giới", theo cách nói của Nixon là, ông và Thủ tướng Trung Hoa Chu Ân Lai đã ký kết "Thông cáo Thượng Hải, bắt đầu bình thường hóa quan hệ song phương và ràng buộc Hoa Kỳ - một nước đồng minh ủng hộ chính của Đài Loan - vào học thuyết "Một nước Trung Hoa" của nền Cộng hòa nhân dân.

Báo cáo phấn khởi của Nixon là điển hình của tâm trạng của ông lúc ấy. Trong khi ông không yêu cầu phải có thay đổi hệ thống nội bộ của Trung Hoa, trên thực tế ông đã tập trung vào vấn đề mũi nhọn là sắp xếp lại cơ bản sự cân bằng siêu cường của thời đại, và gia tăng vững chắc sự ghẻ lạnh giữa Liên Xô và Trung Hoa đã được tiến hành trong nhiều năm. Trong một nghĩa nào đó, chuyến công du của Nixon là bắt đầu cho sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.

Bốn mươi năm sau, mối quan hệ Mỹ-Trung đã phát triển theo cấp số nhân để trở thành mối quan hệ song phương quan trọng và phức tạp nhất trên thế giới. Đặc biệt, những ràng buộc kinh tế của 2 nước, đã phát triển theo những cách không bao giờ ai có thể tưởng tượng như hiện thời. Trung Hoa đã nổi lên như nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và tốc độ thay đổi của xã hội và chính trị đã được cân bằng một cách ngoạnmục.

Tuy nhiên, khi Nga Trung liên kết quyền phủ quyết đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 05 tháng 02 năm 2012 đã nói lên rằng, các mối quan hệ Mỹ-Trung vẫn còn là một việc làm trong một tiến trình dài. Nó đòi hỏi phải giải quyết cẩn thận và khéo léo, điều này có thể đã thiếu trong ngày hôm đó.

Nga đã có một mối quan hệ lâu đời với chế độ Assad của Syria, và họ quyết định phủ quyết nghị quyết dường như bắt nguồn từ trong chính sách Trung Đông của Nga. Ngược lại, quyết định của Trung Hoa, dường như được dựa trên sự nghi ngờ về chính sách đối ngoại của Mỹ - thực vậy, một khái niệm nghe rất nhiều ở Trung Hoa trong những ngày này: sự thiếu tin cậy chiến lược.

Như câu nói của một nhà hàn lâm nổi tiếng nói với tôi ở Thượng Hải: "Như con chim trúng tên, nó sợ cành cong"(1). Có nghĩa là, năm ngoái, Trung Hoa đã hỗ trợ nghị quyết Hội đồng Bảo an để bảo vệ dân thường Libya từ Đại tá Muammar el-Qaddafi, và NATO đã sử dụng nghị quyết đó để quyết định can thiệp hỗ trợ làm thay đổi chế độ mà, việc đó đã làm tổn thương Trung Hoa quá mức, cho nên Trung Hoa sẽ không hợp tác ở một trường hợp khác.

Kết quả là, Trung Hoa đã chọn quyền phủ quyết một nghị quyết được sự hỗ trợ rộng rãi trong cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Liên đoàn Ả Rập, và Trung Hoa đang chịu một đòn đánh rất xứng đáng(well-deserved blow) vào uy tín quốc tế của mình trong tiến trình này. Thật vậy, không giống như người Nga, họ đã cử Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đến Damascus(2) ngay ngày hôm sau, Trung Hoa dường như không có sự thay đổi tư duy ngoại giao, do đó Trung Hoa ra mặt cản trở nghị quyết như một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không sẵn sàng để hoạt động như một bên liên quan có tiếng nói quyết định(stack-holder) trong một hệ thống quốc tế, mà Trung Hoa từ chối sự quan tâm đến những cuộc tấn công nã pháo vào thường dân ở Syria, vì họ xem nó chỉ là những vấn đề nội bộ của nước này.

Với tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Trung, không nên coi những khó khăn trong ngoại giao với Trung Hoa là tin tốt. Những sai lầm của Trung Hoa là không được lập lại.

Thất bại của nghị quyết Hội đồng Bảo An không chỉ bộc lộ sự thiếu quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc đối đầu với chế độ Assad (thực vậy, nhiều nhà bình luận tin rằng phủ quyết nghị quyết đã làm tai hại nhiều hơn lợi); nhưng nó cũng tăng cường sự hợp tác Nga-Trung – một cách chính xác là cái mà các nhà ngoại giao Mỹ năm 1972 đã tìm kiếm để làm suy yếu Liên Xô. Ý thức sự cấp bách phản ánh trong những nỗ lực để giải quyết tình hình xấu đi nhanh chóng Syria nên được áp dụng cho các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ Mỹ-Trung.

Quyền phủ quyết của Trung Hoa không phải không có trọng lượng. Quyết định gần đây của Mỹ để bắt đầu từ bỏ cuộc chiến tranh ở Nam Á và Trung Đông và tái tập trung vào Đông Á (như nó được gọi là "cái trục") đã bắt đầu được xem giống như một nỗ lực để đối đầu với Trung Hoa, nơi mà họ đã đưa ra lời khẳng định đinh tai nhức óc về chủ quyền Biển Đông(3). Mặc dù hàng ngàn năm đối phó vớicác nước nhỏ láng giềng phía nam, gần đây, một Trung Hoa ngày càng quyền lực hơn đã không có chính sách ngoại giao tốt với các láng giềng đó của mình.

Bốn mươi năm trước, người Trung Hoa lo lắng về một âm mưu của Liên Xô bao vây đất nước của họ. Ngày nay, có một mối quan tâm mới nó được bày tỏ bỡi các bloggers của Trung Hoa và bỡi một thế hệ trẻ ngày càng quyết đoán – rằng chính phủ Trung Hoa đang cho phép Mỹ làm điều tương tự như Liên Xô cách đây 40 năm. Với quan điểm đó Trung Hoa thì, Hoa Kỳ đang tìm thấy ở Trung Hoa là một đối tác ngày càng miễn cưỡng về các vấn đề liên quan đến lợi ích chung của đôi bên.

Trung Hoa không sẵn sàng để giải quyết vấn đề một Bắc Triều Tiên tráo trở - đó là, làm sao để đi xa hơn các cuộc đàm phán mơ hồ và yếu ớt -một thí dụ điển hình(a case in point). Lẽ ra Mỹ và Trung Hoa nên giả mạo một chiến lược chung để ngăn chặn Bắc Triều Tiên xây dựng vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, lại hoàn thành những việc nhỏ nhặt, là vì gia tăng sự thiếu tin cậy của Trung Hoa.

Nhưng không có quốc gia nào đang cố gắng ngăn chặn, hay ít nhiều bao vây Trung Hoa cả. Trung Hoa cần phải nhìn vào bên trong nước mình và hiểu rằng các vấn đề trong nước của nó không còn có thể giải quyết được một khi chủ nghĩa dân tộc bùng lên từ những sự khinh suất thực hay tưởng tượng từ hải ngoại. Một "Thế kỷ ô nhục"(4) của Trung Hoa còn xảy đến.

Ngay sau khi Thông cáo Thượng Hải, Trung Hoa đã bắt tay vào một cuộc hành trình lịch sử mà ở đó Vạn Lý Trường Chinh huyền thoại của Mao Trạch Đông có vẻ như chỉ đi dạo trong công viên. Trung Hoa (một cách khôn ngoan) đã chọn con đường tham gia với thế giới. Một phần của cuộc hành trình Trung Hoa đã được hiểu rõ hơn làm thế nào để cân bằng giữa lợi ích và thái độ của Trung Hoa với nhiều quốc gia trên cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, Mỹ cũng cần phải hiểu rằng mối quan hệ với Trung Hoa, như một quan chức Trung Hoa nhận xét, "quá lớn để sụp đổ"(5), và cần phải giải quyết theo từng mục đích. Để tập trung vào nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của Mỹ về Trung Hoa, như một số chuyên gia Mỹ cho thấy, đề nghị rằng nỗi lo sợ này là một yếu tố nguy hiểm trên thế giới, là sự mạo hiểm đang tạo ra một lời tiên tri cho sự hoàn thành ước nguyện của chính mình.

Dân số của Syria là rất nhỏ so với Trung Hoa, nó không có nghĩa là để nói rằng Syria, hoặc sự đau khổ của người dân Syria, là không quan trọng. Nhưng nó cho thấy sự cần thiết phải xem xét các mối quan hệ của Mỹ với Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc và các nơi khác, và để làm một công việc tốt hơn ngăn chặn nhiều sự cố giống như ở New York vào ngày 05 tháng 2.(6)

Bản quyền: Project Syndicate, 2012.

Ghi chú người dịch:
(*) The Long March: Xem lại ghi chú ở bài: Vạn lý trường chinhvới Trung Hoa.

1. “Once bitten by a snake, a man fears a length of rope”:Dịch thoát ý cho phù hợp với văn hóa Việt Nam ở câu này của tác giả. Nguyên văn nó nếu dịch chân phương phải là "Sau khi bị cắn bởi một con rắn, người ta sợ hình ảnh dài của sợi dây thừng".

2. Damacus:Thủ đô của Syria.

3. The South China Sea: Biển Nam Trung Hoa theo nguyên văn bài viết của tác giả.

4. China’s “century of shame”: Cách chơi chữ của tác giả ý nói giai đoạn cuối nhà Thanh đến khi Mao thống nhất Trung Hoa, đất nước Trung Hoa bị chia năm xẻ bảy và làng sóng di dân ra toàn câu do phương Tây xâm lược.

5. Too big to fail: Một cách chơi chữ mượn cái tên cuốn sách “Too big to fail” của Andrew Ross Sorkin - một nhà báo phụ trách cột tài chính của tờ New York Times - viết năm 2009 đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Sách nói về những phát triển nhanh chóng của kinh tế toàn cầu như những chiếc rễ tiền tệ và giao thương thế giới tư bản quá lớn vượt ra ngoài sự quản lý của hệ thống chính trị không còn đảm đương được nữa nên phải sụp đổ. Quan điểm này lại trái ngược với GS Joseph E. Stiglitz, khôi nguyên giải Nobel kinh tế 2001 là “Too big tolive”.

6. New York on February 5: Ý tác giả ám chỉ sự cố Trung Quốc liên kết với Nga để phủ quyết nghị quyết của Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tại New York với 2/15 phiếu chống Nga và Trung Quốc và 13/15 phiếu thuận của 15 Ủy viên thường trực nhiệm kỳ 2011-2012. Đây phải được xem là một sự kiện quan trọng trong thất bại ngoại giao của Hoa Kỳ.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 16h'49' ngày thứ Sáu, 17/02/2012

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

MÙI MÙ TẠC CỦA HỌ NHÀ CẢI VÀ HIẾN PHÁP

Bài đọc liên quan:

Không phải ngẫu nhiên mà ngày quốc tế lao động 01/5 lại là ngày được sản sinh ra tại bến cảng Chicago nước Mỹ xa xôi vào năm 1884.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong công cuộc cải cách xã hội sau 36 năm thống nhất đất nước Việt Nam, thì Hải Phòng là nơi đầu sóng ngọn gió diễn ra 2 việc lớn. Việc lớn đầu tiên là làm lại điều bình thường của khoa học xã hội: khoán sản phẩm đến xã viên thời kỳ đầu cõi trói kinh tế 1986 - việc mà ông Kim Ngọc đã làm từ thời còn chiến tranh Việt Nam, ở Vĩnh Phúc. Ông làm đúng, nhưng đảng cho là sai, và ông bị đảng đánh đến tơi tả - người thực hiện lại ở Hải Phòng là ông Đoàn Duy Thành. Việc thứ hai là, câu chuyện mùi mù tạc của họ nhà Cải ở Tiên Lãng hôm nay.

Hai vùng đất ấy, một ở Mỹ và một ở Việt Nam đều là vùng đất cảng. Và là cảng quan trọng bật nhất của hai quốc gia. Nếu cảng Chicago là cảng đứng hàng đầu về lưu thông phân phối của nước Mỹ, thì cảng Hải Phòng cũng vậy. Nó đóng góp cho Hải Phòng tăng trưởng kinh tế cao và, Hải Phòng đứng hàng thứ tư trong tóp 5 tỉnh thành đóng góp ngân sách nhiều nhất nước, chỉ sau Sài Gòn, Bà Rịa Vũng Tàu và Hà Nội.

Đất cảng là đất của xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối hàng hoá. Từ đó, đất cảng cũng sinh ra lắm vấn đề xã hội quanh kinh tế cảng biển. Nó hình thành nét văn hoá xử thế mang tính bộc trực, hiên ngang của kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc.

 Ông Kỹ Sư Đoàn Văn Vươn (phải) và em ruột là Đoàn Văn Quý (trái) sẽ là những con người được lịch sử ghi ơn, là có công với đảng cộng sản và với dân tộc, đất nước Việt Nam khi họ đã dũng cảm vạch ra sai trái trong quá trình lãnh đạo của đảng - Ảnh của báo NLĐ

Hai tháng nay mùi mù tạc của nhà Cải ở Tiên Lãng - ngọn sóng đầu tiên hay nói văn chương hơn là nơi đầu sóng ngọn gió (先)- dậy sóng bằng những viên đạn hoa Cải và bom tự tạo. Nhưng tới giờ việc giải quyết chỉ là bước đầu, đơn giản cũng chỉ làm chuyện kết tội và xử thằng đánh máy chữ nó sắp bản in sai. Ở góc nhìn tổng thể mùi hoa Cải ở Tiên Lãng là câu chuyện của Hiến Pháp - luật cơ bản của một quốc gia - không đúng với quy luật khoa học xã hội mà tôi đã viết nhiều bài trên blog này. Có 2 cái không đúng một cách cơ bản trong hiến pháp cần phải sửa đổi nhanh chóng mới mong một xã hội tốt hơn.


Cái chưa đúng cần sửa đầu tiên là phải làm sao hiến pháp nước Việt tạo ra một hình thái xã hội có đối lập, mà không đối kháng, có mâu thuẩn nhưng là mâu thuẩn đó làm cho xã hội tiến lên. Việc này ai cũng hiểu cần sửa điều nào trong hiến pháp mà không cần nhắc lại. Lâu nay, dưới sự lãnh đạo của một mình đảng từ kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng xã hội. Nó đã tạo ra xã hội Việt Nam có tập thể những ông vua cùng chung quyền và lợi. Mùi mù tạc của họ nhà Cải ở Tiên Lãng chỉ là một trong những đốm lửa cách mạng do tức nước vỡ bờ mà nên. Khắp 63 tỉnh thành nước Việt từ các đô thị lớn đến tỉnh xa câu chuyện Tiên Lãng đầy rẫy. Nhưng chưa có vùng đất nào dám hy sinh như gia đình ông Đoàn Văn Vươn để đối đầu với lực lượng thực thi chuyên chính vô sản của đảng. Hải Phòng lại phải đi đầu.

Cái chưa đúng thứ hai của hiến pháp là, việc hiến pháp phải khẳng định quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của con người. Đây cũng là một qui luật xã hội học mà lâu nay đảng cộng sản đã từ chối nó để làm điều ngược lại. Bản chất của con người và động thực vật là tư hữu và quyền lực. Chỉ khi nào con người chỉ sống bằng hít thở không khí và hấp thu năng lượng như con robot thì lúc đó mới không có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời. Nhưng khác với con robot, con người là loài động vật thông minh. Nó có những đòi hỏi khác và cao hơn những đòi hỏi bản năng của động thực vật.

Hai cái cần phải sửa và thay đổi đúng với quy luật này như điều kiện cần và đủ để làm nên một xã hội có nền kinh tế phát triển vững bền dưới một nền chính trị chuyển động trong ổn định. Vì một đất nước phát triển tốt và vững bền là một đất nước có những hoạt động chính trị chuyển động nhanh để phù hợp với nhu cầu của kinh tế. Chứ không phải một nền chính trị ổn định - hay nói cách khác là ù lỳ - để phát triển kinh tế trong chiếc áo chính trị chật hẹp.

Hiến pháp phải sửa đồng bộ cả 2 điều cơ bản trên thì xã hội Việt Nam mới ổn định. Nếu hiến pháp chỉ sửa một trong 2 điều trên thì tình hình xã hội Việt sẽ không thay đổi, mà còn ngày càng xấu hơn về mọi mặt. Và nếu đảng còn bảo thủ không mau chóng sửa đúng và đủ 2 điều trên, thì những phát súng hoa Cải ở Tiên Lãng hôm nay, là điềm báo hiệu chắc chắn không xa, cuộc cách mạng hoa Cải sẽ đến, dù chuyên chính vô sản có vững như kiềng ba chân cho đảng lãnh đạo. Tuy hoa Cải không có hương, nhưng mùi mù tạc của dòng họ nhà Cải chắc chắn sẽ cay nồng hơn hương hoa Nhài.

Asia Clinic, 17h08' ngày thứ Hai, 13/02/2012

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

KISSINGER BÀN VỀ TRUNG QUỐC

Loạt 6 bài tổng kết của nhà báo Đoan Trang về cuốn sách mới xuất bản của Kissinger: On China đáng để đọc. Nên tôi xin copy nó về blog và để link làm tư liệu. Mặc dù có những tình tiết về các cuộc chiến tranh Việt Nam mà Kissinger không đề cập trong On China (theo nhà báo Đoan Trang). Nhưng Kissinger - một người Mỹ gốc Do Thái đã có vai trò quyết định trong chiến tranh Việt Nam - đã có một cái nhìn về Việt Nam và Trung Hoa khá sâu sắc.

Trong On China, Henry Kissinger dành riêng một chương nói về “chiến tranh Việt Nam lần thứ ba”, tức xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ông cho rằng có “ba cuộc chiến tranh Việt Nam”, chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc.
Kisssinger ghi lại: Vào tháng 4-1979, hai tháng sau cuộc xâm lược chớp nhoáng của quân Trung Quốc vào Việt Nam, Hoa Quốc Phong, lúc đó là thủ tướng Trung Quốc, đã tổng kết “chiến tranh Việt Nam lần thứ ba” với một giọng điệu rõ là kiêu ngạo, nhằm cả vào Liên Xô: “Họ (Liên Xô) không dám động tay chân. Thế là cuối cùng chúng ta đã có thể sờ hông con hổ”. 

Những điều ít người biết
Với tư cách người ngoài cuộc và là một nhà ngoại giao Mỹ, Henry Kissinger nhận định hành động đem quân vào Việt Nam của Trung Quốc là có ý đồ thách thức một hiệp ước phòng thủ chung được ký giữa Hà Nội và Matxcơva cách đó chưa đầy một tháng. Do vậy, việc “Liên Xô không dám động tay chân” có ý nghĩa rất lớn. 

Ông viết: “Cuộc chiến đặc biệt tốn kém đối với lực lượng vũ trang Trung Quốc - vốn chưa được phục hồi hoàn toàn sau Cách mạng Văn hóa. Nhưng hành động xâm lược đã đạt được hai mục tiêu căn bản của nó: Liên Xô không phản ứng nghĩa là họ đã bộc lộ sự hạn chế của mình trong khả năng vươn xa chiến lược. (…) Chiến tranh Việt Nam lần thứ ba cũng là đỉnh cao của hợp tác chiến lược Trung-Mỹ trong Chiến tranh Lạnh”. 

Kissinger nhận thấy khi Việt Nam đương đầu với Trung Quốc, cả hai bên đều chịu một thách thức không hề nhỏ về địa chính trị và tâm lý, ấy là họ ở quá gần nhau và họ quá giống nhau. “Các nhà lãnh đạo Việt Nam đều quen thuộc với binh pháp Tôn Tử và họ đã từng áp dụng đáng kể các nguyên tắc của binh pháp này để chống Pháp và Mỹ” - Kisssinger viết. Đây có lẽ là một điều ít người phát hiện ra hoặc đề cập đến khi bàn về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung.

Tháng 2-1976, Trung Quốc cắt đứt tất cả chương trình viện trợ cho Việt Nam. Việc này chỉ đẩy Việt Nam về phía Liên Xô hơn: Tháng 6-1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON) của khối XHCN. Tháng 11-1978, Liên Xô và Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, trong đó có cả các điều khoản về quân sự. Tháng 12-1978, quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Campuchia, lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trước đó, một thời gian dài, lính Pol Pot đã không ngừng quấy phá Việt Nam. Suốt từ năm 1975, chính quyền Khmer Đỏ nhiều lần tấn công biên giới phía tây nam Việt Nam, tàn sát thường dân, đánh phá các cơ sở kinh tế và quân sự dọc biên giới. Tuy nhiên, điều này không được Kissinger nhắc tới trong cuốn sách của mình.
Nhìn vào cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, Kissinger nhận định: “Yếu tố ý thức hệ đã biến mất khỏi xung đột. Các trung tâm quyền lực của cộng sản (tức là các nước cộng sản - NV) cuối cùng đã tiến hành chiến tranh giành thế cân bằng quyền lực không phải căn cứ vào ý thức hệ mà hoàn toàn xuất phát từ lợi ích dân tộc”. 

Theo ông, mục tiêu của Trung Quốc là “giữ thế cân bằng chiến lược ở châu Á” và họ thực hiện chiến dịch quân sự của mình “với sự ủng hộ về tinh thần, ngoại giao và thông tin tình báo hợp tác từ Mỹ - “siêu cường đế quốc” mà Bắc Kinh giúp đuổi cổ khỏi Đông Dương năm năm về trước”. 

Song Kissinger cũng tiết lộ một số chi tiết cho thấy thái độ của giới chức Mỹ không hoàn toàn ngả về Trung Quốc. Chẳng hạn, vào cuối tháng 2-1979, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Michael Blumenthal sang thăm Bắc Kinh đã kêu gọi Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt, vì lẽ Bắc Kinh đang “làm liều”. Đặng Tiểu Bình phản đối. Trao đổi với báo giới trước cuộc gặp với Michael Blumenthal, Đặng tỏ ra xem thường thái độ nước đôi và ông chế giễu “một số người nào đó” đang sợ chọc giận “Cuba của phương Đông” (ám chỉ Việt Nam).

Tinh thần dân tộc của người Việt
Trong On China, Henry Kissinger luôn nhắc tới Việt Nam với một thái độ ngưỡng mộ dành cho tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của người Việt. Dường như đối với ông, đó là đặc điểm nổi bật nhất trong tính cách dân tộc Việt Nam. 

Ông nhận định Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam nhiều trong kháng chiến chống Mỹ, một phần vì ý thức hệ, một phần là để đẩy các căn cứ quân sự của Mỹ ra xa khỏi biên giới Trung Quốc, càng xa càng tốt. Tháng 4-1968, Chu Ân Lai nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc bị bao vây chiến lược. “Phạm Văn Đồng đã đưa ra một câu trả lời mơ hồ - cái chính là bởi lẽ, ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc bị bao vây chưa bao giờ là mục tiêu của Việt Nam và các mục tiêu Việt Nam đặt ra thuần túy là những mục tiêu dân tộc chủ nghĩa” - Kissinger viết. 

Ông tường thuật lại cuộc đối thoại đó như sau:
Chu Ân Lai: Đã lâu rồi, Mỹ nửa bao vây Trung Quốc. Bây giờ Liên Xô cũng đang bao vây Trung Quốc. Vòng vây đang khép kín, chỉ còn trừ phần tiếp giáp với Việt Nam.
Phạm Văn Đồng: Chúng tôi hoàn toàn quyết tâm đánh bại đế quốc Mỹ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chu Ân Lai: Đó là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ các đồng chí.
Phạm Văn Đồng: Việc chúng tôi chiến thắng sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với châu Á. Thắng lợi của chúng tôi sẽ mang đến những kết quả không thể dự tính trước.
Chu Ân Lai: Đồng chí nên nghĩ như vậy.

Điều thú vị là như Kissinger nhận định: “Mỹ thì chống miền Bắc Việt Nam, coi đó như mũi giáo xung kích của một liên minh Xô-Trung. Trung Quốc thì giúp đỡ Hà Nội để làm cùn bớt lưỡi dao của Mỹ thọc vào châu Á. Cả hai đều nhầm. Hà Nội chỉ chiến đấu vì một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ. Và một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, chiến thắng vào năm 1975, sẽ là mối đe dọa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc còn hơn đối với Mỹ”. 

"Tổn thất to lớn cho Trung Quốc"
Kissinger trích dẫn cuộc đối thoại của ông với Đặng Tiểu Bình, một tháng sau khi Trung Quốc rút quân:

Đặng: Sau khi về nước (từ Mỹ), chúng tôi tiến hành chiến tranh ngay. Nhưng chúng tôi đã hỏi ý kiến Mỹ trước rồi. Tôi có nói chuyện với Tổng thống Carter và sau đấy ông ta trả lời rất hình thức và theo nghi thức. (…) Tôi bảo: Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề một cách độc lập và nếu có rủi ro gì thì Trung Quốc sẽ chịu một mình. Chúng tôi nghĩ nếu chúng tôi tiến sâu hơn vào đất Việt Nam trong chiến dịch trừng phạt thì có khi còn tốt nữa.
Kissinger: Có thể.
Đặng: Là do quân lực của chúng tôi không đủ để đánh xuống tận Hà Nội thôi. Mà cũng không nên đi quá xa như thế.
Kissinger: Không nên, mọi chuyện có thể vượt ra ngoài khả năng tính toán.
Đặng: Phải, ông nói đúng. Nhưng chúng tôi đã đi sâu tới 30 km vào lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi chiếm được tất cả các điểm phòng thủ. Không còn một tuyến phòng thủ nào trên đường về Hà Nội.


Cuộc chiến tranh biên giới tháng 2-1979, với Henry Kissinger, là một dịp để thế giới chứng kiến tình yêu nước của nhân dân Việt Nam. Không chỉ thế, người ta còn thấy trong bản sắc dân tộc Việt Nam hai xu hướng gần như đối chọi nhưng lại song song tồn tại: một mặt, hấp thụ văn hóa Trung Quốc; mặt khác, chống lại ảnh hưởng chính trị và quân sự của Trung Quốc.
Ngày 5-3-1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân. Dù Hoa Quốc Phong và chính quyền Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng nhưng theo Henry Kissinger, đó là một cuộc chiến gây tổn thất to lớn cho Trung Quốc. 
Ông viết: “Ảnh hưởng của việc chính trị hóa quân đội (Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - PLA) trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa bộc lộ rõ ràng trong chiến dịch quân sự tấn công Việt Nam: trang thiết bị lạc hậu, hậu cần yếu kém, nhân lực thiếu, kỹ thuật kém linh hoạt. PLA tiến quân rất chậm và phải trả giá đắt. Theo thống kê của một số nhà phân tích, trong một tháng giao tranh với Việt Nam, số thiệt mạng của PLA ngang với số lính Mỹ bị giết trong những năm tháng khốc liệt nhất của chiến tranh Việt Nam”.

Song cái mà Trung Quốc đạt được, theo Henry Kissinger, đó là cơ hội để họ hợp tác chặt chẽ với Mỹ hơn bất kỳ lúc nào khác trong Chiến tranh Lạnh. Ông cho rằng nếu không có sự hỗ trợ từ phía Mỹ, Trung Quốc sẽ không thể “sờ hông con hổ” (ám chỉ Liên Xô).


Asia Clinic , 8h33' Ngày Chúa Nhựt, 12/02/2012