nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

NHÌN ĐẾN 2013

Bài đọc liên quan:
Nhìn lại 2009
Nhìn lại 2010
Thay đổi thực sự hay trễ tàu?
Tái cơ cấu cái gì?
Công hữu, tư hữu và hình thái xã hội loài người

Theo thường lệ, cuối năm làm một tổng kết năm qua, để nhìn cho năm tới. Nhưng năm nay đổi mới cách nhìn, chỉ nhìn tới mà không nhìn lại. Vì chuyện nhìn lại thì đã quá rõ ràng, trong bài viết cũ: nhìn lại 2010, và tất cả các bài viết trong năm 2011.

Năm con mèo quả có nhiều chuyện động trời trên thế giới như đã tiên liệu. Một loạt các nhà độc tài ra đi theo nhiều kiểu khác nhau. Tự xin về vườn trong lúc bệnh tình sức khoẻ đang nan y như Mubarak. Bị tấn công vào tận sào huyệt để giết như bin Laden, trùm khủng bố và Gaddafi nhà độc tài. Chết trong lúc mộng ước truyền ngôi đang còn nhiều chuyện phải làm, như Kim Chính Nhật. Một số khác đi tù vì tham nhũng trong quá khứ, lúc còn tại vị như bà Arroyo ở Phillipines, v.v.... kể sao cho xiết? vì còn những thiên tai dịch hoạ giáng xuống toàn cầu, kinh tế thế giới đảo điên.

Nhưng đó là chuyện thế giới, ở đây nên nói chuyện nhà sau chiến lược Đông Á của Hoa Kỳ và chuyện nội tại trong tương lai đất nước còn lắm những bộn bề bao vây tứ phía, mà nếu không khéo, không sáng suốt thì rất khó lòng. Chúng ta cần đi từng vấn đề và những cảnh báo, không chỉ cho năm 2012 - năm Rồng lộn Nhâm Thìn - mà còn tiên liệu đến sau đó xem sao?

Ngoại giao - An ninh quốc phòng: Chuyện thành công nên nói trước để lấy khí thế tích cực, đó là chuyện ngoại giao đa phương năm nay là một thành quả tốt đẹp của một chiến lược đúng, đã được đặt nền móng từ lúc "được" vào WTO. Kết quả của suốt 4 năm chạy với tốc độ hết công suất. Từ lép vế, không cho truyền thông phê phán anh cả đỏ, đến ra mặt tuyên bố chủ quyền và đòi đàm phán trên bàn hội nghị quốc tế các quần đảo, đã bị chiếm đóng bỡi láng giềng nước lớn là một thành công đáng ghi nhận. Song cần phải lưu ý, tình hình chạy đua vũ trang quốc phòng trong lúc kinh tế nước nhà đang suy thoái là một điều nguy hiểm. Phải cẩn trọng điều này, vì hầu hết các nước sụp đổ là bắt đầu từ chạy đua vũ trang. Trong quá khứ có Liên Xô và Đông Âu, trong hiện tại có các nước Trung Đông bắc Phi vừa bị cách mạng hoa Nhài.

Chính trị và kinh tế: Kinh tế là chính trị và ngược lại, nên gộp chung một chủ đề. Năm nay chứng kiến thế giới có các cuộc cách mạng hoa Nhài cũng bắt đầu từ chính trị lỗi thời. Nước Mỹ phải thay đổi tư duy chính trị khi làm bá chủ đã tăng nợ công đến hơn 100% GDP. Khu vực liên minh châu Âu khủng hoảng chính trị chưa theo kịp kinh tế làm nên những rạn nứt, chia rẻ mà chưa có thể khắc phục được. Khối BRICS - Brasil, Rusia, India, China, South Africa - đang phải chuyển động chính trị từng ngày để phù hợp với thời thế đã đổi thay.

Trong nước Việt cũng không kém cạnh gì, đầy náo loạn vì khả năng điều hành kém do một hệ thống chính trị đã đẩy bi kịch xã hội đến điểm đáy của một chu kỳ. Kinh tế nhà nước chứng kiến các quả đấm thép ngập trong nợ nần. Kinh tế tư nhân chứng kiến những cuộc vỡ tín dụng đen. Sàn chứng khán cũng tuột dốc không phanh. Hàng chục ngàn doanh nghiệp đủ điều kiện xin phá sản. Lạm phát đã làm nên các cuộc biểu tình trong công nhân. Tình trạng chiếm đất của dân để làm dự án đã làm nông dân biểu tình như nấm, nên buộc lòng chính phủ phải đề nghị bên lập pháp phải có luật biểu tình để kềm chế chuyện này..

Năm nay đã sụt giản, nhưng năm tới sẽ chứng kiến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment) sụt giảm. Các doanh nghiệp lớn phá sản hoặc bị siết nợ vì đã là những con nợ mất khả năng chi trả. Thất nghiệp sẽ gia tăng. Bất động sản sẽ đóng băng ít nhất 5 đến 10 năm tới.

Chứng khoán sẽ chỉ là những nhà đầu tư thứ cấp đầu cơ kiếm lợi mà, không còn nhà đầu tư sơ cấp vững bền, vì đã mất niềm tin trong minh bạch thông tin và cách điều hành kinh tế và sàn chứng khoán không vì nhà đầu tư, mà vì ăn xổi ở thì trong những năm qua. Mặc dù đã thành lập tổ hợp tài chính 8 ngân hàng - với cái gọi là hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam - để hỗ trợ sàn chứng khoán, nhưng nếu giỏi lắm, tổ chức này cũng chỉ có thể cố gắng giữ được VN-index cầm chừng ở khoảng 250-300. Nếu không thì khoảng 150-200 là đích đến trong năm 2012.

Với nghị quyết 11/2011 - ổn định kinh tế vĩ mô, kềm chế lạm phát - hy vọng trong năm tới sẽ buộc lòng gây ra những hậu quả không tránh khỏi là, thứ nhất chứng kiến các doanh nghiệp ngoài nhà nước đình đám sẽ không có khả năng chi trả vốn vay ngân hàng đi đến bị siết nợ - hay nói cách khác là một kiểu "quốc hữu hoá" bằng luật định.

Thứ hai là, chính phủ phải tung tiền ra mua và cứu các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, tổ chức tín dụng đang mắc cạn vì bất động sản, việc này phải hy sinh bằng lạm phát. Người dân sẽ khổ càng khổ hơn. Giàu nghèo đã phân cách càng phân hóa xa hơn. Bất công xã hội đã đầy ly, thì thêm giọt nước để tràn ly.

Và cuối cùng là, với cách tái cơ cấu kinh tế theo kiểu tung tiền ra mua hoặc cứu như đang làm thì quay về thời kỳ kinh tế bao cấp. Kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2011 không bằng 1/3 lạm phát - 5,89% so với 18,6% lạm phát mà chính phủ công bố. Một vòng luẩn quẩn mà, chính trị đang lỗi thời sẽ kéo theo những hệ luỵ về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, .v.v... sẽ tiếp tục rơi tự do đến đáy là không tránh khỏi.

Môi trường và quy hoạch đô thị: Ngoài thành công trong việc can thiệp hoãn việc xây dựng đập thuỷ điện Xayabury trên hội lưu chình dòng Mekong, là một kết quả tích cực bảo vệ môi trường sinh thái. Phần còn lại chưa thấy thay đổi tư duy trong quy loạch, nên môi trường sẽ gặt hậu quả nghiêm trọng về thiên tai, dịch hoạ trong năm 2012. Có một điều tốt khách quan trong năm 2011 là, bão tố vào đất liền là tan biến. Một dấu hiệu mà thiên nhiên đang báo hiệu những điều tươi đẹp cho cộng đồng. Song, mưa và các đập thuỷ điện lại là kẻ thù với người dân vì lũ. Một minh chứng sự góp sức của con người để tự huỷ diệt mình xem ra không kém gì thiên nhiên tàn phá. Nên không hy vọng môi trường sẽ được cứu thoát khỏi ô nhiễm và ngập lụt trong nhiều năm tới, chứ không chỉ 2012.

Những phản biện khoa học của Trí  Thức rơi vào quên lãng

Tư duy quy hoạch đô thị vẫn manh múm. Thủ đô và thành phố lớn là bộ mặt chỉ dành cho chính trị, văn hoá hoặc thương mại, dịch vụ của quốc gia, nhưng lại dùng để làm khu công nghiệp. Tỉnh tỉnh, thành thành làm công nghiệp. Nhà nhà, tỉnh tỉnh, thành thành thi nhau lấp hồ ao, lấy ruộng làm đất bán, v.v... Có những khu kinh tế mà có nhà máy hoá chất nằm cạnh khu nghĩ dưỡng - điều này chỉ có ở nước ta - để rồi cuối cùng chỉ có những kẻ cơ hội xí phần dự án, chờ sang nhượng đất thuê kiếm lãi. Nhưng lại không có ai đầu tư, buộc lòng phải thu hồi dự án, và kẻ đầu cơ vỡ nợ.

Văn hoá giáo dục: Từ hậu quả của chính trị lỗi thời dẫn đến kinh tế suy sụp trong năm nay. Những níu kéo bằng kiểu tái cơ cấu bao cấp sẽ dẫn đến những tha hoá, trục lợi trong ngân sách công. Nạn lường gạt, dối trá ngày càng tràn lan. Thất nghiệp sẽ dẫn đến những tệ nạn xã hội. Bốn yếu tố trong giáo dục - bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội - đã suy đồi từ 2 đến 3 yếu tố cho công việc trồng người.

Trong khi đó, vấn nạn "cải cách giáo dục" hằng năm chỉ nhằm để trục lợi ngân sách sẽ làm văn hoá giáo dục nước nhà có một môi trường bẩn cho sự nghiệp trăm năm trồng người. Năm 2012, năm sẽ càng lún sâu vào vũng lầy không có đường ra cho giáo dục, vì đến giờ này triết lý giáo dục nước nhà chưa có, mà vẫn phải chịu mang gông cái đề cương văn hoá đã được một nhà thơ làm chính trị vẽ ra từ 68 năm qua, mà chưa có ai đủ tâm và tầm để tháo gỡ.

Y tế và an sinh xã hội: Không có gì để bàn nữa vì đã trình bày trong những bài viết như, Ngành y tế Việt cần thay đổi gì và bài Nhìn xa hơn về quá tải bệnh viện. Tình trạng quá tải sẽ vẫn là chuyện biết rồi, khổ lắm nói mãi. An sinh xã hội sẽ còn tồi tệ hơn năm nay - năm mà theo đánh giá của thế giới thì, kinh tế Việt Nam tồi tệ nhất trong 20 năm đổi mới. Từ kinh tế suy sụp và chính trị lỗi thời đã dẫn đến tha hoá lan tràn, thất nghiệp tăng cao, kéo theo an sinh xã hội và y tế không sáng sủa cho năm 2012.

Công, nông, lâm, ngư nghiệp và giao thông vận tải: Ghi nhận thành công trong sản lượng lúa ngày càng tăng. Nhưng với tư duy lúa 3 vụ trong năm, để tăng sản lượng lúa, phải làm đê bao, nó sẽ biến đồng bằng sông Cửu Long dần trở thành như đồng bằng sông Hồng mất dần sự bồi đắp phù sa, cằn cỗi, vì "sáng kiến" này. Ngoài ra, hậu quả của tư duy chiến lược phát triển đất nước đã làm thu hẹp dần đất nuôi trồng nông nghiệp, khi nó đã bị biến thành đất thổ cư, là một nguy hại cho tương lai với đà tăng dân số.

Thủy điện không chỉ làm biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái, và động đất do yếu cơ học đất. Nhưng ở nước ta nó còn là dịp để lâm tặc phá rừng. Rừng nguyên sinh ngày càng cạn kiệt, rừng mới lại chưa kịp thay. Không đủ rừng giữ nước cho mùa mưa, và mùa cạn không đủ nước để tưới tiêu và thủy điện vận hành. Mùa mưa thì điện cúp vì đường dây cần bảo dưỡng. Mùa khô điện càng cúp nhiều hơn vì thiếu nước.

Ngư nghiệp mấy năm nay, anh cả đỏ nhăm nhe mùa sóng yên biển lặng cấm đánh cá trên biển Đông. Ngoại giao thành công đã mở ra một năm hy vọng tốt cho dân sống với nghiệp sóng gió.

Quy hoạch là một sai lầm không chỉ trong diện tích canh tác, mà còn là nguyên nhân của tình trạng ách tắc giao thông đô thị. Tai nạn giao thông mỗi ngày cướp đi trung bình 30 sinh mạng và hàng chục người thương tật trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Môi trường ô nhiễm do di dân từ nông thôn đến thành thị.

Đối với công nghiệp hiện nay, dù đã hô khẩu hiệu ra rả trong mỗi kỳ đại hội đảng hơn 30 năm qua, nhưng cây kim, sợi chỉ cũng phải nhập. Nguyên nhân của nhập siêu hằng năm làm cho tình hình thiếu thanh khoản ngoại tệ diễn đi, điễn lại xuân thu nhị kỳ. Trong khi đó, lại chạy theo những cái gọi là đi tắc đón đầu với công nghiệp nặng, mà các nhà khoa học đình đám chưa đảm đương được.

Nếu năm 2011 - Tân Mão - là năm chứng kiến những mũi khoan vào lòng hệ thống chính trị để cài kíp nổ chờ mồi lửa. Thì năm 2012 - Nhâm Thìn - là năm chứng kiến các kíp nổ được châm ngòi, làm vỡ tan những thành trì mà, xưa nay vẫn cứ nghĩ rằng nó vững chắc, sẽ sụp đổ. Và cuối cùng, quy luật bàn tay vô hình của các quy luật xã hội sẽ thắng bàn tay hữu hình muốn bóp méo thiên nhiên và xã hội, mà những quy luật của chúng là quy luật của muôn đời.

Tất cả những hậu quả của năm 2012 sắp tới không phải là do con người Việt Nam không đủ khả năng để tháo gỡ, mà vì một nền chính trị lỗi thời, nhưng, không có ai chịu trách nhiệm và đủ khả năng để tháo gỡ cho việc tái cấu trúc chính trị, hòng đáp ứng với những đòi hỏi của xã hội đang cần là, quản lý đang bất lực, thiếu hụt nhân lực của đảng cầm quyền - nhân lực chứ không phải là nhân sự - đang rất nguy ngập.

Ông quan công an cấp xã quyền lớn như vua thời Phong Kiến

Hay nói chính xác hơn là, có một sợi dây vô hình theo luật nhân - quả. Nó đã trói buộc con người và đất nước Việt vào những tư duy lỗi thời về chính trị. Song trách nhiệm lại không thuộc về ai, không ai truy cứu trách nhiệm của những nhân sự đầy quyền lợi, mà thiếu tự trọng. Những nhân lực đã làm ra một thời đại nghịch lý, mà ai cũng hiểu, nhưng không ai có thể bức ra khỏi cái nghịch lý ấy.

Nhưng dù gì đi nữa thì, thà một lần đau cho năm con Rồng - Nhâm Thìn 2012, thuần dương - để đến năm con Rắn - Quý Tỵ 2013, thuần âm - nhả được những nọc độc, để làm thành những vị thuốc cho bệnh trì trệ của các chính khách vậy.

Những nổ lực trong ngoại giao gần đây là bước đệm đầu tiên, cho một phương thuốc tốt, nếu nó được đánh giá đúng và được triển khai với một khả năng đúng tầm thời đại. Phương thuốc ấy là Thay đổi hay là Chết? Không phải tái cơ cấu kinh tế nửa vời - Đó là mệnh lệnh của các quy luật xã hội - bàn tay vô hình của khoa học xã hội đã được thực tế chứng minh hùng hồn, không thể khác được.

Tư gia, 0h02' ngày thứ Sáu, 30/12/2011

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

CÓ CẦN KIỂM TRA XĂNG TRONG VỤ CHÁY NỔ XE HÀNG LOẠT?

Gần đây hàng loạt xe gắn máy, kể cả xe hơi cháy nổ khắp trong cả nước mà, đặc biệt xảy ra ở các tỉnh miền Bắc, rải rác gặp ở các tỉnh thành miền Nam. Trong đó có cả ở thủ đô Hà Nội và Sài Gòn. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng chưa tìm ra nguyên nhân. Các hãng xe máy cũng chưa tìm ra nguyên nhân vì sao cháy nổ, đặc biệt với những loại xe gắn máy nổi tiếng an toàn như Honda.

Năm 2006 đã có một dạo xăng bị pha aceton do 2 đơn vị, tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và, công ty xăng dầu quân đội nhập về đã phải bồi thường cho khách hàng 500 triệu đồng vì đã gây nên thiệt hại. Nguyên nhân là vì lợi nhuận của nhà kinh doanh. Nhưng lợi nhuận của nhà kinh doanh vô nhân tính lại là một nguy hại cho toàn xã hội.

Câu chuyện cũ cách đây 5 năm, làm tôi suy nghĩ và đặt ra giả thuyết có thể aceton là nguyên nhân gây cháy nổ xe gắn máy gần đây. Mặc dù cho tới giờ này chưa có bằng chứng nào cho thấy xăng Việt Nam bị pha aceton. Vì sao?

Acetone là một dung môi tốt cho hầu hết các chất dẻo và sợi tổng hợp, bao gồm cả việc sử dụng trong phòng thí nghiệm cho các chai lọ làm bằng polystyrene, polycarbonate và một số loại polypropylene. Ai đã từng sử dụng aceton để tẩy rửa những vật dụng trong phòng thí nghiệm, thì đã từng thấy chỉ cần 1 chút aceton lỡ vấy ra vật dụng bằng nhựa tổng hợp hoặc cao su đều là chảy hoặc thủng.

Aceton làm dung môi để hoà tan chất nhựa tổng hợp làm những trò chơi thú vị

Chỉ cần pha 1 nồng độ aceton không cao vào xăng thường sẽ làm chỉ số octane tăng lên và dễ cháy nổ, đồng thời độ nóng của xăng cũng tăng theo và dễ bay hơi. Ai đã từng dùng xăng bình xịt có pha aceton cũng nghe mùi thơm của aceton khi sơn. Nhưng sơn này có độ hoà tan rất cao khi lỡ tay sơn chồng lên lớp sơn thường đã cũ trên vật dụng thì, lập tức lớp sơn thường sẽ bị tan chảy.

Nên khi aceton có mặt trong xăng để dùng cho các động cơ có dây dẫn xăng vào động cơ nổ bằng cao su hoặc chất dẻo tổng hợp, nó sẽ bào mòn và làm cho ống dẫn một ngày đẹp trời sẽ rò rỉ xăng. Việc rò rỉ xăng trên mặt một động cơ đang vận hành có nhiệt độ cao, hoặc một dây dẫn bugie đánh lửa bị hở sẽ phát hoả dẫn đến cháy nổ là chuyện đương nhiên.

Chưa thấy báo chí lên tiếng kiểm tra xăng, nhưng không có xăng thì xe chắc chắn sẽ không chạy được, và có xăng rồi chạy mà xăng không bắt lửa thì lấy gì để cháy nổ? Đây chỉ là một suy luận có tính khoa học để tìm ra nguyên nhân của cháy nổ xe máy hàng loạt, có tính bùng nổ khắp nơi trong cả nước hiện nay. 

Đã đến lúc nhà chức trách cần phải đặt ra những tình huống để truy lùng nguyên nhân thủ phạm cháy nổ có thể là do aceton, hay một loại phụ gia dung môi nào đó hiện có trong xăng như, methanol, ethanol, v.v... mà đang bị bế tắc chăng? Nhất là gần đây có chuyện dối trá trong việc bán xăng A83, nhưng lấy tiền giá xăng của A92! Vì đây không chỉ là đạo đức kinh doanh mà còn là sự an nguy tính mạng của người dân và thương hiệu của các hãng sản xuất xe. Một thiệt hại vô hình không thể tính bằng tiền.

Asia Clinic, 8h45' ngày thứ Ba, 27/12/2011

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN TRUNG HOA


Bài viết của Mã Kiện (馬健: Ma Jian) sinh ngày 18 tháng 8 1953) là một nhà văn Trung Quốc. Ông được sinh ra tại Thanh Đảo ngày 18 tháng tám năm 1953. Năm 1986, ông chạy tị nạn đến Hồng Kông sau khi bị đàn áp do một số tác phẩm của ông đã bị cấm. Năm 1997, ông bỏ chạy đến Đức vì Hồng Kông trở về với Trung Hoa, sau đó di chuyển đến Anh vào năm 1999. Ông hiện đang sống ở London với đối tác và phiên dịch của mình - bà Flora Drew một nhà làm truyền hình và phim ở School of Oriental and African Studies in London. Mã Kiện nổi lên với tác phẩm “Stick out Your Tongue” được bà Flora Drew dịch sang tiếng Anh năm 2006. Một cuốn truyện ký về văn hoá Tây Tạng, mà nhà cầm quyền Trung Hoa cho là dâm ô cấm xuất bản. Một cuốn khác là "Red Dust" cũng là truyện ký nói lên nỗi cùng khổ ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh của Trung Hoa, và nhiều tác phẩm khác.

LONDON – Tôi không vội để hoàn tất việc đọc một bài viết tán dương Ngài Václav Havel[1], một nhà viết kịch Tiệp Khắc trở thành nhà cách mạng bất đồng chính kiến ôn ​​hòa để rồi trở thành vị tổng thống vừa mới từ trần, có nhiều hơn hai câu chuyện nói về sự nghiệp phi thường của Havel trong bối cảnh: cái chết của Kim Chính Nhật, vị lãnh đạo tối cao Bắc Hàn nghiện ngập trong tình dục, và vũ khí hạt nhân, và các cuộc biểu tình ôn hòa chống lại sự tước đoạt quyền sở hữu đất đai của dân làng Wukan tỉnh Quảng Ðông, thuộc miền nam Trung Quốc.

Nếu Havel đã có những lúc nghi ngờ về tác động tích cực lâu dài của ông trên thế giới, thì tôi cũng hy vọng ông có thể đã đọc những thông tin từ làng Wukan trước khi ông qua đời. ngôi làng đánh cá 6000 dân sinh sống, "Quyền lực của không quyền lực" mà Havel đã quảng bá là một phương pháp để huỷ hoại nguyên tắc độc tài toàn trị đã được chứng minh một lần nữa, nó đã đánh vào kỷ cương và chân giá trị khổng lồ mà Trung Quốc đã bọc một mặt nạ bằng kẽm cho một tình hình không còn sự phản đối kể từ cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn vào mùa xuân năm 1989.

Kim đệ nhị, trong một một ý nghĩa nào đó, ông là nhà chống Havel, không chỉ thiếu sự đúng đắn về đạo đức, mà còn thiếu cả những mối quan tâm về cái độc tài phổ biến trong việc cai trị một quốc gia như thế nào. Cái chết của ông làm tôi nhớ lại rằng Mao Trạch Đông, với tất cả những cuồng loạn chân thực và giả dối - đi kèm với sự sụp đổ của một người tự phong Thánh (self-atointed god).

Nhưng cái chết của Mao ít nhất nó đã làm kết thúc một kỷ nguyên của chế độ độc tài quân phiệt (Caesarism) ở Trung Quốc. Bởi vì ông không có con trai để thực hiện thành công những gì ông ta muốn, Mao chỉ định một Bộ Chính trị với 5 người để thực hiện. Các thành viên của bộ chính trị này, trong đó có cháu trai của mình, Mao Viễn Tân (Mao Yuanxin)[2]; tình nhân của Mao, Trương Ngọc Phượng (Zhang Yufeng)[3]; và Giang Thanh, vợ cuối cùng của ông – họ không đủ năng lực quản như Kim, nhưng, sau thảm họa của cuộc Cách mạng Văn hóa, những thành phần đối lập với họ trong quân đội và các cơ quan nhà nước đã lan rộng khắp nơi để đưa họ đến chỗ kết liễu. Họ, và Tứ Nhân Bang (Gang of Four)[4] (trong đó, Giang Thanh là một thành viên), đã nhanh chóng bị lật đổ.

Sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chế độ độc tài quân phiệt (Caesarism) đến chế độ độc tài chuyên quyền (despotism), và rồi thì từ chủ nghĩa Mác (Marxism) đến chủ nghĩa tư bản (Capitalism), đã là may mắn cho công dân của Trung Quốc. Vận xấu của Bắc Triều Tiên , bất chấp sự thiếu khả năng của Kim Chính Nhật, ông ta dường như đã quản lý chỉ để truyền lại ngôi báu cho con trai út của mình, Kim Chính Ân. Với sự thờ ơ của các cơ quan đoàn thể ở Bắc Triều Tiên đối với những tệ hại mà Kim đã gây ra ở đây, đã dường như rất ít cơ hội cho bất kỳ thay đổi nào được bắt đầu từ nội bộ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên đấu đá quyền lực, có thể là báo hiệu cho sự kết thúc của chế độ.

Bắc Triều Tiên là một loại gương soi thế giới đối với câu nói nổi tiếng của Havel, để tồn tại dưới chế độ độc tài toàn trị (totalitarianism), người ta phải sống trong sự thật. May mắn thay cho Havel, nhà cầm quyền cộng sản có tần nhìn thấp của Tiệp Khắc cũng có tư duy thiển cận trong cách dối trá của họ đối với nhân dân. Tuy nhiên, khi mọi khía cạnh của xã hội được xây dựng, như ở Bắc Triều Tiên, trên một Sự Dối Trá to lớn, và sau đó một Sự Dối Trá thậm chí to lớn hơn, có lẽ đã làm mê muội mọi người, chứ chưa nói đến khả năng sống trong sự thật.

Trong bất kỳ trường hợp nào, triều đại của Kim Chính Ân cũng không được duy trì và lập lại những điên cuồng sai trái như cha và ông nội của mình. Chủ nghĩa Cộng sản (Communism), nhờ vào sự cám dỗ của nền kinh tế thị trường thành công và tấm gương đi đầu bởi những người như Havel, đã đặt hệ thống của nó dưới những căng thẳng từ bên ngoài mà, Kim đệ tam không có nơi nào để giúp đỡ có hiệu quả. Thật vậy, ngay cả hai chế độ mong muốn duy trì triều đại Kim đệ tam là Trung Quốc và Nga – cũng đang cảm thấy áp lực từ những bất mãn của người dân ngay trên đất của họ , bây giờ có vẻ như đã bất lực trước dân chúng.

Wukan, dân làng đơn giản không sợ thách thức của đảng cộng sản và cảnh sát địa phương khi các quan chức đã ăn cắp đất của họ cho một dự án phát triển. Tại Hà Nam, cảnh sát đã xuống đường đòi hỏi nhân quyền phải được bảo vệ. Đại Liên, hàng trăm ngàn người biểu tình phản đối việc xây dựng các nhà máy hóa dầu. Không giống như những gì đã xảy ra cho đến nay Wukan, phản kháng Đại Liên đã bị nghiền nát, nhưng nó giống như hàng chục ngàn cuộc biểu tình khác trên khắp Trung Quốc năm ngoái - báo hiệu cho đảng cầm quyền Trung Quốc không còn chỉ quan tâm đến việc theo đuổi chính trị thụ động chạy theo vật chất.

Tại Nga, tình hình thủ tướng Vladimir Putin cũng tương tự. Sau cuộc bầu cử gian lận vào đầu tháng Mười Hai, các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra ở Mạc Tư Khoa và Saint Petersburg. Và những người diễu hành kích động quần chúng (rabble-rousers) không phải là nghèo khổ, mà là tầng lớp trung lưu mới của Nga. Cũng giống như dân làng Wukan, chỉ đơn giản là họ đã quá ngán với sự dối trá của chính quyền.

Dân Bắc Triều Tiên đã bị cưỡng chế một thời gian dài, và mặc dù họ đã bị tẩy não (brainwash) để ngoan ngoãn và trung thành với triều đại của Kim đệ nhị, bạn không thể tưởng tượng được là làm thế nào để họ sẽ chịu sự sai khiến (the beck and call) của Kim Chính Ân, người không được tín nhiệm ở quân sự hoặc những lĩnh vực khác, để cai trị. Với vị thế quốc tế ngày càng bị cô lập ở châu Á, nếu xung đột nội bộ của Bắc Triều Tiên trở nên gay gắt, Trung Quốc có thể gặp khó khăn để hành xử đối với Kim Chính Ân trong mọi tình huống, ngoại trừ sự thờ ơ đầy lo lắng và lạnh nhạt.

phải nhớ lại rằng đó là sự thờ ơ đối với chế độ cộng sản Đông Âu khi chưa cải cách của đảng của Ông Mikhail Gorbachev và Liên Xô, để rồi cuối cùng bậc đèn xanh tự giải quyết số phận họ và cứu Havel ra khỏi nhà tù để đến ngôi vị chủ tịch ở lâu đài Praha. Dĩ nhiên, Havel là một người thụ hưởng sự thờ ơ như vậy, nhưng ông không bao giờ lừa bịp, mà ông là một chiến sĩ đấu tranh cho sự thật và tự do trong suốt cuộc đời của ông.

Đối với Trung Quốc là nên quan tâm đến việc làm thế nào để sống trong sự thật, Havel vẫn là mẫu mực của chúng ta. Tuyên ngôn Hiến chương 77 mà ông viết ra cung cấp hình mẫu đấu tranh dành cho nam khôi nguyên giải Nobel Hoà Bình 2010, tù nhân Lưu Hiểu Ba, người đã khai sinh ra Hiến Chương 08, trong đó tuyên bố rằng Trung Quốc, cũng có thể sống trong chân giá trị và tự do.

Cái chết của Kim Chính Nhật nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước cái chết. Sự ra đi của Havel nhắc nhở chúng ta rằng giá trị của cuộc sống cuối cùng sẽ đạt được sự kính trọng.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
[1] Václav Havel: Ông sinh ngày 05/10/1936 và mất ngày 18/12/2011. Ông là con của một gia đình tư sản nổi tiếng ở Tiệp Khắc. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Tiệp Khắc đặt dưới sự đô hộ của Liên Xô, nên dưới chế độ xét lý lịch gay gắt của một nhà nước cộng sản, ông đã không được đi học. Ông phải tự học để trở thành nhà văn, nhà viết kịch xuất sắc của Tiệp Khắc. Năm 1968, ông bị nhà cầm quyền cộng sản Tiệp Khắc cấm viết kịch do nhiều vỡ kịch của ông bị chế độ cho là phản động, Ông chuyển sang hoạt động chính trị. Nắm 1977 ông viết ra Hiến chương 77, và bị cầm tù 5 năm dưới chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc. Ông là lãnh đạo của cuộc cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc từ năm 1989, và là chủ tịch của nhà nước cộng sản Tiệp khắc cuối cùng từ năm 1989 đến năm 1993, đồng thời là Tổng thống đắc cử đầu tiên của một Tiệp Khắc dân chủ dưới cái tên Cộng Hoà Czech từ năm 1993 đến 2003. Ông là tác giả của 21 vở kịch, trong đó có những vỡ kịch nổi tiếng như: Suy tàn (Largo Desolato)Bữa tiệc trong vườn (The Garden Party), và những bài viết Quyền lực của không quyền lực(The Power of the Poweless), Sống trong Sự thật(Living in Truth), và Nghệ thuật của sự không thể(The Art of Impossible).v.v…

[2] Mao Viễn Tân: là cháu ruột của Mao Trạch Đông. Ông được Mao Trạch Đông cất nhắc lên chức bí thư tỉnh uỷ Liêu Ninh. Đến khi Mao bệnh tật cuối đời điều Viễn Tân về Bắc Kinh ở gần để theo dõi bộ chính trị Trung Hoa và đưa thông tin cho Mao. Và ông được Mao đưa vào thành phần cốt cán 5 người trong bộ chính trị sau khi Mao chết.

[3] Trương Ngọc Phượng: là vợ của 1 nông dân ở Bắc Kinh, cũng là 1 trong hàng ngàn cô gái phục vụ cho Mao trên tàu trong những chuyến thị sát tình hình, được Mao yêu thương cất nhắc làm y tá riêng, là người kề cận thân cận nhất của Mao vào những năm cuối đời. Trong tác phẩm hồi ký của bác sỹ riêng của Mao – Lý Chí Thoả: Mao sự nghiệp chính trị và tình dục – đã mô tả cô này như là vợ ngoài giá thú và cuối cùng của Mao. Cô Trần Ngọc Phượng có một biệt tài là dù nghe giọng thều thào sắp chết của Mao cô ta cũng hiểu và thông dịch lại cho bộ chính trị Trung Hoa. Nên quyền lực nhà nước Trung Hoa trong những năm cuối đời của Mao là cô này quyết định. Ông bác sỹ Lý có kể rằng, ngay cả sau khi Mao đã chết, nhưng không có sự đồng ý của cô này thì ngay cả Chu Ân Lai - thủ tướng đượng nhiệm của Trung Hoa, người được Mao để sót lại không bị hạ tầng cơ sở trong tất cả các cuộc thanh trừng của Mao – và Giang Thanh vợ Mao, cũng không dám bước đến gần xác chết của Mao mà chỉ được phép đứng ở cửa ra vào nhìn và xin phép chỉ thị của Mao dù ông ta đã chết. Cô này làm việc cho Mao 24/24, và mỗi tuần hoặc mỗi tháng mới được về nhà thăm chồng con 1 lần chủ yếu là mang thực phẩm về cứu đói cho gia đình. Cô này cũng được Mao chọn vào bộ chính trị sau khi Mao chết.

[4] Tứ nhân bang (Gang of Four): còn có tên gọi khác là Bè lũ Bốn tên hay Giang Trương Vương Diêu, gồm: Giang Thanh vợ thứ 4 trên giá thú của Mao, người mà Mao sử dụng để thanh trừng đồng đảng. Trương Xuân Kiều, một nhà văn làm cách mạng từ 1930s, sau đó chủ nhiệm tớ Giái phóng nhật báo ở Thượng Hải và gặp Giang Thanh giúp bà làm Cách mạng văn hoá cho Mao thanh trừng đồng đội và đồng đảng. Diêu Văn Nguyên là một nhà bình luận văn học, bạn của Trương Xuân Kiều, được Trương Xuân Kiều giới thiệu cho Giang Thanh để triển khai Cách mạng văn hoá. Vương Hồng Văn là một nhà chính trị đi lên từ nông dân ít học, nhưng được Giang Thanh cất nhắc để thực hiện cách mạng văn hoá thời kỳ 1966-1976 do Mao chỉ đạo thanh trừng đồng đảng. Tất cả 4 người này là nằm trong bộ chính trị sau khi Mao chết. Sau khi Mao chết, họ bị bắt và xử tù chung thân vì tội phản bội lại dân tộc. Tất cả họ đều bị chết trong tù.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 13h46' ngày thứ Bảy - Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 2011

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

CHĂN GỐI VỚI KẺ THÙ

Xin cảm ơn người dịch bài này và cảm ơn tác giả bài viết sự thật về cuộc chiến Việt Nam.

Bài viết gốc: Sleeping With theEnemy

Nguồn của bài dịch: Chăn gối với kẻ thù

Lời người dịch: Xin mời quý vị đọc một bài viết của một cựu sĩ quan Hoa Kỳ đã từng chiến đấu trên chiến trường Việt Nam, cựu bộ trưởng Bộ Hải Quân Hoa Kỳ và hiện là thượng nghị sĩ liên bang của Hoa Kỳ, nói lên quan điểm về cuộc chiến Việt Nam. Thú thật, cho đến bây giờ mới thấy một người Mỹ trí thức có đầy đủ hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam đã viết một bài chân thật, rất đáng kính trọng và rất đáng đưa vào lịch sử của Hoa Kỳ để cho con cháu người dân Hoa Kỳ được hiểu rõ hơn cuộc chiến Việt Nam mà trước đây những kẻ viết lịch sử Hoa Kỳ đã thiếu dữ kiện sống để viết.

THG


Biết giải thích như thế nào với những đứa con của tôi rằng khi tôi mười mấy, đôi mươi, những tiếng nói ồn ào nhất của những người cùng tuổi, cùng thời với tôi lại nhắm mục đích phá nát những nền tảng của xã hội Hoa Kỳ, để xây dựng lại một xã hội dựa theo quan điểm đầy tự mãn của họ. Giờ đây nhìn lại, ngay cả chúng ta, những người đã trải qua giai đoạn này, cũng không hiểu được tại sao lại có những kẻ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu, lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cả Quốc Hội cũng bị nhiễm những con vi khuẩn nầy.

Sau khi Tổng Thống Nixon từ chức vào tháng Tám 1974, cuộc bầu cử mùa Thu năm ấy mang lại 76 tân dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 8 thượng nghị sĩ. Đại đa số những dân cử chân ướt, chân ráo này đã tranh cử dựa trên cương lãnh của Mc Govern. Nhiều người trong số họ được xem như những ứng viên yếu kém trước khi Nixon từ chức, vài người không xứng đáng thấy rõ, chẳng hạn như Tom Downey, 26 tuổi, thuộc New York, người chưa từng có một nghề ngỗng gì và vẫn còn ở nhà với mẹ.

Cái gọi là Quốc Hội hậu Watergate này diễu hành vào thành phố với một sứ mệnh vô cùng quan trọng mà sau này trở thành điểm tập hợp cho cánh Tả của Hoa Kỳ: Chấm dứt sự giúp đỡ của nước Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào cho chính quyền đang bị vây khốn Nam Việt Nam. Không nên lầm lẫn ở chỗ này – đây không phải là sự kêu gào thanh niên Mỹ đừng đi vào cõi chết của những năm trước đây. Những người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Việt Nam hai năm trước rồi, và đã tròn bốn năm không có một người Mỹ nào bị tử trận.

Bởi những lý do mà không một viện dẫn lịch sử nào có thể bào chữa được, ngay cả sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, cánh Tả vẫn tiếp tục những cố gắng để đánh gục nền Dân Chủ còn phôi thai của Nam Việt Nam. Phụ tá sau này của Tòa Bạch Ốc Harold Ickes và nhiều người khác trong “Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chánh” – có một lúc được giúp đỡ bởi một người tuổi trẻ nhiều tham vọng: Bill Clinton – làm việc để cắt toàn bộ những khoản tài trợ của Quốc Hội nhằm giúp miền Nam Việt Nam tự bảo vệ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều hành bởi David Dellinger và được quảng bá bởi Jane Fonda và Tom Hayden, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974, đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại điều được cho là những con ác quỷ trong chánh quyền Nam Việt Nam. Những đồng minh của họ trong Quốc Hội liên tục thêm vào những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Việt Nam chống Cộng Sản, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị bộ đội chánh quy Bắc Việt được khối Sô Viết và Trung Cộng yểm trợ.

Rồi đến đầu năm 1975 Quốc Hội Watergate giáng một đơn chí tử xuống các nước Đông Dương không Cộng Sản. Tân Quốc Hội lạnh như băng từ chối lời yêu cầu gia tăng quân viện cho miền Nam Việt Nam và Cam Bốt của Tổng Thống Gerald Ford. Ngân khoản dành riêng này sẽ cung cấp cho quân đội Cam Bốt và Nam Việt Nam đạn dược, phụ tùng thay thế, và vũ khí chiến thuật cần thiết để tiếp tục cuộc chiến tự vệ. Bất chấp sự kiện là Hiệp Định Paris 1973 đặc biệt đòi hỏi phải cung cấp “viện trợ để thay thế trang thiết bị quân sự vô giới hạn” cho Nam Việt Nam, đến tháng Ba phe Dân Chủ trong Quốc Hội biểu quyết với tỷ số áp đảo, 189-49, chống lại bất kỳ viện trợ quân sự bổ sung cho Nam Việt Nam và Cam Bốt.

Trong các cuộc tranh luận, luận điệu của phe Tả phản chiến gồm toàn những lời lên án các đồng minh đang bị chiến tranh tàn phá của Hoa Kỳ. Và đầy những hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp cho các quốc gia này dưới sự cai trị của chế độ Cộng Sản. Rồi dân biểu Christopher Dodd, tiêu biểu cho sự ngây thơ hết thuốc chữa của các đồng viện, lên giọng đầy điệu bộ “gọi chế độ Lon Nol là đồng minh là làm nhục chữ nghĩa… Tặng vật lớn nhất mà đất nước chúng ta có thể trao cho nhân dân Cam Bốt là hòa bình, không phải súng. Và cách tốt nhất để đạt được mục đích này là chấm dứt viện trợ quân sự ngay lập tức.”

Sau khi trở thành chuyên gia đối ngoại trong vòng chỉ có hai tháng kể từ lúc thôi bú mẹ, Tom Downey chế diễu những cảnh cáo về tội ác diệt chủng sắp sửa xảy ra ở Cam Bốt, cái tội ác đã giết hơn một phần ba dân số của quốc gia này, như sau: “Chính phủ cảnh cáo rằng nếu chúng ta rời bỏ các quốc gia ấy thì sẽ có tắm máu. Nhưng những cảnh cáo cho việc tắm máu trong tương lai không thể biện minh cho việc kéo dài việc tắm máu hiện nay.”
Trên chiến trường Việt Nam việc chấm dứt viện trợ quân trang, quân cụ là một tin làm kinh ngạc và bất ngờ. Các cấp chỉ huy quân đội của miền Nam Việt Nam đã được đảm bảo về việc viện trợ trang thiết bị khi người Mỹ rút quân – tương tự như những viện trợ Hoa Kỳ vẫn dành cho Nam Hàn và Tây Đức – và đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tái oanh tạc Bắc Việt, nếu Bắc Việt tấn công miền Nam, vi phạm hiệp định Paris 1973. Bây giờ thì họ đang mở mắt trừng trừng nhìn vào một tương lai bất định khủng khiếp, trong lúc khối Sô Viết và Trung Cộng vẫn tiếp tục yểm trợ cho Cộng Sản Bắc Việt.

Trong lúc quân đội Nam Việt Nam, vừa choáng váng vừa mất tinh thần, tìm cách điều chỉnh lại lực lượng để đối phó với những sự thiếu thốn trang thiết bị cần thiết, quân đội chính quy miền Bắc được tái trang bị đầy đủ lập tức phát động cuộc tổng tấn công. Bắt giữ được nhiều đơn vị bị cô lập, quân Bắc Việt tràn xuống vùng đồng bằng trong vòng có 55 ngày.

Những năm về sau, tôi đã phỏng vấn những người lính miền Nam Việt Nam còn sống sót trong những cuộc giao tranh, nhiều người đã bị trải qua hơn chục năm trong các trại tù tập trung của Cộng Sản sau khi cuộc chiến chấm dứt. Những điệp khúc này không bao giờ chấm dứt:

- “Tôi không còn đạn dược.”

- “Tôi chỉ còn 3 quả đạn pháo cho mỗi khẩu một ngày.”

- “Tôi không còn gì để phát cho binh sĩ của tôi.”

- “Tôi phải tắt máy truyền tin, bởi vì tôi không thể nào chịu đựng được nữa khi phải nghe những lời kêu gọi xin tiếp viện.”

Phản ứng của Hoa Kỳ trước sự xụp đổ này cho thấy có hai nhóm khác nhau, và điều này vẫn còn tiếp tục được thấy rõ trong nhiều vấn để mà chúng ta đang phải đương đầu ngày nay. Đối với những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam, và đối với gia đình, bạn bè, và những người cùng quan điểm chánh trị với họ, đây là là một tháng đen tối và tuyệt vọng.

Những khuôn mặt mà chúng ta thấy đang chạy trốn sự tấn công của Bắc Việt là những khuôn mặt rất thật và quen thuộc, không phải đơn thuần là những hình ảnh truyền hình. Những thân người xoay trong không gian như những bông tuyết, rơi xuống chết thảm khốc sau khi họ đeo và bám vào thân trực thăng hay phi cơ một cách tuyệt vọng, có thể là những người chúng ta quen biết hoặc đã từng giúp đỡ. Ngay cả đối với những kẻ không còn niềm tin vào khả năng đánh bại Cộng Sản, đây không phải là cách để chấm dứt cuộc chiến.

Đối với những kẻ từng trốn tránh cuộc chiến và lớn lên tin rằng đất nước chúng ta là quỷ dữ, và ngay cả khi họ thơ mộng hoá những ý định của người Cộng Sản, những tuần lễ sau cùng này đã chối bỏ trách nhiệm của mình trong sự xụp đổ này bằng những phê phán quân đội Nam Việt Nam đầy tính sa lông, hay là công khai reo mừng.

Ở trung tâm Luật Khoa của Đại Học Georgetown nơi tôi đang theo học, việc Bắc Việt trắng trợn ném bỏ các điều cam kết về hòa bình và bầu cử trong Hiệp Định Paris 1973, và tiếng xe tăng của Bắc Việt trên đường phố Sài Gòn được xem như là một cái cớ để thực sự ăn mừng.

Sự chối bỏ trách nhiệm vẫn còn tràn lan trong năm 1997. Thực ra cái kết cuộc này chính là mục tiêu của phong trào phản chiến đã cố gắng không ngừng nghỉ trong những năm theo sau sự rút quân của Mỹ. George McGovern, thẳng thắn hơn nhiều người, công khai tuyên bố với người viết trong lúc nghỉ khi thâu hình cho chương trình “Crossfire” của CNN vào năm 1995. Sau khi tôi đã lý luận rằng cuộc chiến rõ ràng là có thể thắng được ngay cả vào giai đoạn cuối nếu chúng ta thay đổi chiến lược của mình, ứng cử viên Tổng Thống năm 1972, người tình nguyện đi Hà Nội bằng đầu gối, đã bình luận rằng: “Anh không hiểu là tôi KHÔNG MUỐN chúng ta chiến thắng cuộc chiến đó sao?” Ông McGovern không chỉ có một mình. Ông ta là phần tử của một nhóm nhỏ, nhưng vô cùng có ảnh hưởng lớn trong chính trường. Sau cùng họ đã đạt được điều họ muốn.

Có lẽ không còn minh chứng nào lớn hơn cho không khí hân hoan chung quanh chiến thắng của Cộng Sản là giải thưởng điện ảnh năm 1975, được tổ chức vào ngày 8 tháng 4, ba tuần trước khi miền Nam xụp đổ.
Giải phim tài liệu hay nhất được trao cho phim Hearts and Minds, một phim tuyên truyền độc ác tấn công những giá trị văn hóa Hoa Kỳ cũng như những cố gắng của chúng ta để hỗ trợ cho sự chiến đấu cho nền Dân Chủ của miền Nam Việt Nam. Các nhà sản xuất Peter Davis và Bert Schneider (người thủ diễn một vai trong câu chuyện của David Horowitz) cùng nhau nhận giải Oscar. Schneider thẳng thừng trong việc công nhận sự ủng hộ những người Cộng Sản của mình.

Đứng trước máy vi âm ông ta nói:

- “Thật là ngược đời khi chúng ta đang ở đây, vào thời điểm mà Việt Nam sắp được giải phóng.”

Rồi giây phút đáng kinh ngạc nhất của Hollywood xảy ra – dù giờ đây đã được họ cố tình quên đi. Trong lúc quốc gia Việt Nam, mà nhiều người Mỹ đã đổ máu và nước mắt để bảo vệ, đang tan biến dưới bánh xích của xe tăng, Schneider lôi ra một điện tín được gởi từ kẻ thù của chúng ta, đoàn đại biểu Cộng Sản Việt Nam ở Paris, và đọc to lên lời chúc mừng cho phim của mình. Không một phút giây do dự, những kẻ nhiều quyền lực nhất của Hollywood đứng dậy hoan nghênh việc Schneider đọc bức điện tín này.

Chúng ta, những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam hoặc là những người ủng hộ những cố gắng ở đó, nhìn lại cái khoảnh khắc này của năm 1975 với sự sửng sốt không nguôi và không bao giờ quên được. Họ là ai mà cuồng nhiệt đến thế để đầu độc cái nhìn của thế giới về chúng ta? Sao họ lại có thể chống lại chính những người đồng hương của mình một cách dữ tợn đến thế? Sao họ có thể đứng dậy để hoan nghênh chiến thắng của kẻ thù Cộng Sản, kẻ đã làm thiệt mạng 58,000 người Mỹ và đè bẹp một đồng minh chủ trương ủng hộ Dân Chủ? Làm sao có thể nói rằng chúng ta và họ đang sống trong cùng một đất nước?

Từ lúc ấy đến nay, không một lời nào của Hollywood nói về số phận của những con người biến mất sau bức màn tre của Việt Nam. Không ai đề cập đến những trại tù tập trung cải tạo mà hàng triệu chiến binh miền Nam Việt Nam đã bị giam giữ, 56,000 người đã thiệt mạng, 250,000 bị giam hơn 6 năm, nhiều người bị giam đến 18 năm. Không người nào chỉ trích việc cưỡng bách di dân, tham nhũng, đàn áp những người bất đồng chính kiến, cướp đất, cướp nhà của dân hay là chế độ Công An trị mà hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Thêm vào đó, ngoại trừ phim Hamburger Hill có ý tốt nhưng kém về nghệ thuật, người ta chỉ hoài công nếu muốn tìm một phim thuộc loại có tầm vóc diễn tả các chiến binh Hoa Kỳ ở Việt Nam với đầy đủ danh dự và trong những khung cảnh có thật.

Tại sao? Bởi vì cộng đồng làm phim, cũng như những kẻ thuộc loại đỉnh cao trí tuệ trong xã hội, chưa bao giờ yêu thương, kính phục, hay ngay cả thông cảm với những con người đã nghe theo tiếng gọi của đất nước, lên đường phục vụ. Và vào lúc mà một cuộc chiến âm thầm nhưng không ngừng nghỉ đang diễn ra về việc lịch sử sẽ ghi nhớ đất nước chúng ta tham dự ở Việt Nam như thế nào? Những kẻ chế diễu chính sách của chính quyền, trốn lính, và tích cực ủng hộ kẻ thù, cái kẻ thù mà sau cùng trở nên tàn độc và thối nát, không muốn được nhớ đến như là những kẻ quá đỗi ngây thơ và lầm lẫn.

Giữa những người dân Mỹ bình thường, thái độ của họ trong khoảng thời gian rối ren này lành mạnh hơn nhiều. Đằng sau những tin tức bị thanh lọc và những bóp méo về Việt Nam, thực tế là những công dân của chúng ta đồng ý với chúng ta, những người đang chiến đấu, hơn là với những kẻ làm suy yếu cuộc chiến đấu này. Khá thú vị là điều nầy đặc biệt đúng với tuổi trẻ Mỹ, mà giờ đây vẫn còn được mô tả như là thành phần nổi loạn chống chiến tranh.

Như được tường trình lại trong bài “Ý Kiến Quần Chúng”, những kết quả thăm dò của Gallup từ năm 1966 cho đến khi Hoa Kỳ chấm dứt sự tham dự chiến tranh ỏ Việt Nam cho thấy tuổi trẻ Mỹ thực ra ủng hộ cuộc chiến Việt Nam lâu bền hơn bất cứ lứa tuổi khác. Ngay cả cho đến tháng 1 năm 1973, khi 68 phần trăm dân Mỹ trên 50 tuổi tin rằng chuyện gởi quân sang Việt Nam là một sai lầm, chỉ có 49 phần trăm những người tuổi từ 25 đến 29 đồng ý. Những phát hiện này cho thấy giới trẻ nói chung rõ ràng là không cực đoan, điều này đã được củng cố thêm bằng kết quả bầu cử năm 1972 – trong đó lứa tuổi từ 18 đến 29 ưa thích Richard Nixon hơn là George McGovern bằng tỷ lệ 52% so với 46 phần trăm.

Tương tự như vậy, mặc dù trong quá khứ những người chống đối này, mà ngày nay đang thống lãnh giới báo chí và giới khoa bảng, đã khăng khăng nói ngược với thực tế, sự xâm nhập vào Cam Bốt năm 1970 đã được ủng hộ quần chúng mạnh mẽ. Sự xâm nhập này đã gây ra sự phản đối rộng khắp ở các sân trường đại học, kể cả một vụ xung đột làm cho bốn người chết ở Kent State University. Theo những kết quả thăm dò dư luận của Harris gần 6 phần 10 dân Mỹ tin rằng sự xâm nhập vào Cam Bốt là đúng đắn. Đa số được hỏi ý kiến, trong cùng bản thăm dò này vào tháng 5 năm 1970, ủng hộ tái oanh tạc Bắc Việt, một thái độ cho thấy sự bác bỏ hoàn toàn phong trào phản chiến.

Các cựu chiến binh Việt Nam, dù bị bôi bẩn thường xuyên trên phim ảnh, trong các bản tin, và trong các lớp học, như là những chiến binh miễn cưỡng và thất bại, vẫn được những người dân Mỹ bình thường tôn trọng. Trong một nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến giờ về những cựu chiến binh Việt Nam (Harris Survey, 1980, ủy quyền bởi Veterans Administration), 73 phần trăm công chúng và 89 phần trăm cựu chiến binh Việt Nam đồng ý với câu phát biểu: “Vấn đề rắc rối ở Việt Nam là QUÂN ĐỘI CHÚNG TA ĐƯỢC YÊU CẦU CHIẾN ĐẤU TRONG MỘT CUỘC CHIẾN MÀ CÁC LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ Ở WASHINGTON KHÔNG CHO HỌ ĐƯỢC PHÉP CHIẾN THẮNG”, 70 phần trăm những người từng chiến đấu ở Việt Nam không đồng ý với câu phát biểu: “Những gì chúng ta gây ra cho nhân dân Việt Nam thật đáng xấu hổ.” Trọn 91 phần trăm những người đã từng phục vụ chiến đấu ở Việt Nam nói rằng họ hãnh diện đã phục vụ đất nước, và 74 phần trăm nói rằng họ thấy thoải mái với thời gian ở trong quân đội. Hơn nữa, 71 phần trăm những người phát biểu ý kiến cho thấy họ sẵn sàng chiến đấu ở Việt Nam một lần nữa, ngay cả nếu biết rằng cái kết quả chung cuộc vẫn như thế và sự giễu cợt sẽ đổ lên đầu họ khi họ trở về.

Bản thăm dò này còn có cái gọi là “nhiệt kế đo cảm giác,” để đo lường thái độ của công chúng đối với những nhóm người khác nhau, với thang điếm từ 1 đến 10. Cựu chiến binh từng phục vụ ở Việt Nam được chấm điểm 9.8 trên thang điểm này. Bác sĩ được 7.9, phóng viên truyền hình 6.1, chánh trị gia 5.2, những người biểu tình chống chiến tranh 5.0, kẻ trốn quân dịch và chạy sang Canada được cho 3.3.

Trái ngược với những câu chuyện huyền thoại được dai dẳng phổ biến, hai phần ba những người phục vụ ở Việt Nam là quân tình nguyện chứ không phải bị động viên, và 77 phần trăm những người tử trận là quân tình nguyện. Trong số những người tử trận: 86 phần trăm là da trắng, 12.5 phần trăm người Mỹ gốc Phi Châu và 1.2 phần trăm thuộc các chủng tộc khác. Những cáo buộc rất phổ biến như là chỉ có dân thuộc các nhóm thiểu số và người nghèo được giao cho những công tác khó khăn trong quân đội khi ở Việt Nam là điều sai lạc. Sự bất quân bình trong cuộc chiến, thực ra chỉ đơn giản là do những thành phần đặc quyền đặc lợi trốn tránh trách nhiệm của mình, và chính những người này kể từ thời gian ấy đã kiên trì bôi bẩn những kinh nghiệm về cuộc chiến để nhằm tự bào chữa cho chính mình, phòng khi sau này sẽ bị lịch sử phán xét.

Thế còn những kẻ không những đã hiểu sai ý nghĩa một cuộc chiến, mà còn không hiểu nổi dân tộc của mình, những kẻ thuộc thành phần tinh hoa của xã hội đó bây giờ ra sao? Bây giờ họ đang ở đâu nếu không phải ở trong Tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử quan yếu này, cái vấn đề đã xác định thế hệ của chúng ta, họ dấu mình thật kín. Họ nên dấu mình như thế.

Đối với những kẻ đã đem cuộc hành trình tuổi trẻ đánh bạc trên cái ý tưởng rằng tổ quốc mình là một lực lượng ác quỷ, sau khi nhận ra sự ngây thơ của mình trong những năm sau năm 1975, chắc họ phải có một cảm giác rất kinh khủng. Thật là sáng mắt, sáng lòng cho những kẻ đã tỉnh thức, đã tự vượt qua được phản ứng chối tội, để chứng kiến cảnh tượng hàng trăm ngàn người dân miền Nam Việt Nam chạy trốn “ngọn lửa tinh nguyên của cách mạng” trên những con tàu ọp ẹp, sự chạy trốn mà chắc chắn 50 phần trăm đã vùi thây dưới đáy biển, hoặc là nhìn thấy những hình ảnh truyền hình của hàng ngàn chiếc sọ người Cam Bốt nằm lăn lóc trên những cánh đồng hoang, một phần nhỏ của hàng triệu người bị giết bởi những người Cộng Sản “giải phóng quân.”

Thực vậy, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận. Thật đáng tủi nhục biết bao khi nhìn vào khuôn mặt của một thương binh, hay là nghe diễn từ tốt nghiệp của một học sinh thủ khoa người Mỹ gốc Việt Nam, mà người cha quá cố của em đã chiến đấu bên cạnh những người Mỹ, cho một lý tưởng mà bọn họ công khai mỉa mai, chế diễu, và xem thường. Và thật là một điều đáng xấu hổ khi chúng ta có một hệ thống chính quyền đã để cho em học sinh đó thành công nhanh chóng ở đây, mà lại không thực hiện được một hệ thống như vậy ở quê hương của em.

Tư gia, 23h17' ngày thứ Năm, 22/11/2011

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

HẬU TRIỀU ĐẠI KIM CHÍNH NHẬT




Bài viết của Christopher R. Hill, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ khu vực Đông Á, Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, Ba Lan, đặc phái viên của Mỹ Kosovo, một nhà đàm phán Hiệp định Hòa bình Dayton, và Trưởng đoàn đàm phán Mỹ với Bắc Triều Tiên từ 2005-2009. Ông hiện là Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel (Korbel School of International Studies), Đại học Denver (University of Denver).

DATELINE - Trong một nghĩa nào đó, cái chết của lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Nhật làm thay đổi tất cả mọi thứ. Đó là không có cái gì rõ ràng, ví dụ, rằng con trai út cưng của Kim Chính Nhật là, Kim Chính Ânđược ca ngợi là "Người thừa kế Vĩ đại," nhưng điều kỳ quặc là Kim con không được chuẩn bị để lãnh đạo - một cách cơ bản là sẽ không thành công như cha của ông trong bất cứ điều gì, ngoại trừ nhờ vào danh tiếng của dòng tộc.

Video đưa linh cửu Kim Chính Nhật vào nhà ướp xác để lưu niệm tại cung tưởng niệm Kim Nhật Thành của hãng tin AP. Nhân dân bắc Hàn khóc tiễn đưa Kim Chính Nhật hơn cả cha mẹ của họ qua đời!

Ủng hộ Kim Chính Ân xem nhưủng hộ ông nội của ông, lãnh tụ ca Kim Nhật Thành thể hiện, một con người, dị thường, được nhà Trời ban cho người Bắc Triều Tiên. Ở phương diện khác, Kim đệ III sẽ cần rất nhiều sự giúp đỡ; trong khi chờ đợi, chúng ta có thể mong đợi sự củng cố thêm bỡi Quân đội nhân dân Triều Tiên trong việc lãnh đạo của đất nước. Thậm chí chúng ta còn phải mong đợi nhiều hơn trong quá khứ là một Bắc Triều Tiên với sự kiện bất ngờ. Tốt nhất là, phương Tây phải làm việc chặt chẽ với Trung Hoa. Trong ý nghĩa đó, thì tới giờ này không có gì thay đổi ở Bắc Hàn.

Bất kỳ cuộc đàm phán nào với các quan chức Trung Hoa hiện nay đều dẫn đến cùng một kết luận: Trung Hoa muốn khởi động lại đàm phán sáu bên nhằm thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Vấn đề là, mặc dù cam kết các cuộc đàm phán từ tất cả sáu nước tham gia - Trung Hoa, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, và thậm chí cả Bắc Triều Tiên trong những tháng gần đây (một cam kết có tính danh nghĩa, đó là không được thay đổi gì, nó giống như cái chết của Ông Kim Chính Nhật là tất nhiên) – một kết quả cho đến nay không đủ để duy trì tiến trình phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.

Tái thúc đẩy các cuộc đàm phán yêu cầu cần phải tập trung đổi mới về thực hiện các bước để đạt được mục đích của 6 bên. Thật không may, Trung Hoa, bên có giá trị đòn bẩy lớn nhất đối với Bắc Triều Tiên, dường như là bên có cam kết ít nhất để làm những gì mà được cho là cần thiết.

Bắc Triều Tiên là láng giềng của Trung Hoa, và bất ổn chính trị hoặc xã hội lại không được xem nhẹ. Người ta thường nói rằng, Trung Hoa lo ngại một dòng người tị nạn có thể sẽ đến Trung Hoa. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu.

Khác với các đảng cộng sản khác trên thế giới, biểu tượng của đảng lao động Bắc Triều Tiên theo tư tưởng của Kim Nhật Thành là trí thức phải đi đầu, còn 2 giai cấp công nông là 2 thành phần thứ yếu trong xã hội. Nó được cách điệu bằng cây bút ở giữa và búa liềm 2 bên. Biểu tượng nổi tiếng này được xây trên ngọn núi Paekdu ở tỉnh Pyongyang - Nơi mà huyền thoại cho rằng, lúc ông Kim Chính Nhật được sinh ra ở đây có cầu vòng 7 sắc hạ thế. (Nguồn hình từ internet)

Thái độ của Trung Hoa đối với người hàng xóm nghèo hiếu chiến, thực sự là rất phức tạp. Trong khi có rất nhiều người Trung hoa tân thời có quan điểm theo khuynh hướng kinh doanh lo lắng xây dựng tương lai của đất nước, lại có những người Trung Hoa thấy ở đất nước hàng xóm gan dạ chút gì đó lạ lùng đáng ngưỡng mộ. Chống lại "áp lực" của nước ngoài là một chủ đề xuyên suốt trong lịch sử Trung Hoa, và điều này Trung Hoa đã làm tốt hơn so với Bắc Triều Tiên, những người dường như được chuẩn bị chỉ để chiến đấu với vấn nạn chết đói gần đây?

Hơn ai hết, các quan chức Trung Hoa, những người cam kết rằng để duy trì trật tự tại Trung Hoa, họ phải mất ngủ để tự vấn rằng một sự sụp đổ (implosion) của nhà nước độc đảng Cộng sản Bắc Triều Tiên cũng có nghĩa là sụp đổ cho họ. Điều này không phải là quá nhiều cho vấn đề chính sách đối ngoại, vì nó là một vấn đề liên quan đến những chính trị nội bộ của Trung Hoa. Một quốc gia thân mật, kề biên giới với Trung Hoa, nên nhiều quan điểm của Trung Hoa lại nhìn Bắc Triều Tiên thông qua lăng kính của các vấn đề nội bộ của Trung Hoa, đặc biệt là mối quan tâm an ninh nội bộ. Liệu sự tàn lụi (withering away) của nhà nước độc đảng Bắc Triều Tiên có ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh bên trong Trung Hoa trong tương lai của thương hiệu riêng của chủ nghĩa cộng sản? Nhiều quan chức Trung Hoa không muốn tìm hiểu.

Tuy nhiên, có lẽ khó khăn lớn nhất đáng lo ngại của Trung Hoa bắt nguồn từ một chủ đề bị xem thường, nhưng quen thuộc trong quan hệ quốc tế: "một tư duy lỗi thời" - không có khả năng để nhận thức, quá ít đàm phán, và chịu đối diện với những thực tế khách quan mới nảy sinh.

Bắc Triều Tiên là một đất nước mong manh dễ vỡ, thậm chí còn nhiều nguy cơ hơn là mong manh dễ vỡ sau cái chết của Kim Chính Nhật. Trước tiên, nó không phải là một quốc gia dân tộc đúng nghĩa (national homeland), một đặc trưng của nó là nắm giữ nhiều tiểu bang đang suy yếu từ sự suy tàn thực sự. Hàn Quốc là một tổ quốc thực sự, nằm ở phía nam, không có khung cảnh của những hàng rào kẽm gaicác bãi mìn. Tuyên truyền của Bắc Triều Tiên đã luôn cố gắng để đại diện cho đất nước Hàn Quốc “thực sự”, nơi mà văn hóa, ngôn ngữ, và mọi thứ khác được cho là cung cấp ở dạng tinh khiết nhất của nó. Nhưng lập luận đó cũng xác xơ như bản thân Bắc Triều Tiên nghèo đói và độc đoán.

Người Trung Hoa nhận ra rằng Bắc Triều Tiên không thể sống sót trong hình thái kinh tế chính trị hiện tại của nó, và họ đã tìm cách khuyến khích các nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên cải cách kinh tế mà không cần thay đổi chính trị. Tuy nhiên, với một Hàn Quốc thịnh vượng kề bên, bất kỳ một sự gỡ bỏ biên giới (relaxation of borders) có nghĩa là không ai phải bỏ đất nước ra đi để xây dựng lại tổ quốc. Đó là lý do tại sao con đường của Trung Hoa cải cách không thích hợp cho Bắc Triều Tiên. Hãy nhìn xem những quyết định của Trung Hoa đối với người tị nạn Bắc Triều Tiên, những người phải trải qua  hành trình nguy hiểm nhất để được tự do trên thế giới, nhưng họ đã bắt giữ và trao trả cho Bắc Hàn.

Vậy tại sao Trung Hoa vẫn tồn tại một hư cấu sai lệch là có một số loại hình cải cách tương lai cho Bắc Hàn Quốc? Câu trả lời dường như nằm trong lo ngại rằng sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên sẽ đưa đến một chiến thắng cho Hoa Kỳ và một thất bại đối với Trung Hoa. Vì kết quả là, một nhà nước kế tục trên bán đảo Triều Tiên sẽ là Hàn Quốc, một đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ cần chuẩn bị sẵn sàng để làm cho rõ ràng với Trung Hoa rằng bất kỳ sự thay đổi trong thoả thuận chính trị trên bán đảo Triều Tiên sẽ không có hậu quả mất mát chiến lược cho Trung Hoa. Ví dụ, trong khi Mỹ không bao giờ mặc cả với Trung Hoa về nghĩa vụ quốc phòng Mỹ đến Hàn Quốc, Hoa Kỳ có thể cam kết với Trung Hoa trên một số bảo đảm rằng không có quân đội Hoa Kỳ được đóng quân vượt qua phía Bắc vĩ tuyến 38. Thật vậy, với đường lối hiện tại của Mỹ có thể gặp khó khăn trong bối cảnh Hàn Quốc thống nhất đất nước, nếu tiếp tục các căn cứ quân sự Mỹ ở mọi nơi trên bán đảo Triều Tiên, không nên dính dáng gì đến dọc theo con sông Yalu(xem ghi chú hình ở dưới).

Hình ghi chú về sông Yalu là tên của Trung Hoa khi chuyển sang tiếng Việt là sông Áp Lục. Với cái tên Triều Tiên là sông Amnokgang. Nó bắt đầu từ dãy núi Bạch Đầu chảy ngoằn ngoèo ra đến vịnh Bắc Triều Tiên hay biển Đông của Trung Hoa. Nó cùng với dãy Bạch Đầu Sơn nối đến tận phía Bắc là biên giới tự nhiên của Bắc Triều Tiên với Trung Hoa ở phía Tây Bắc và với Nga ở phía Đông Bắc. Con sông này đã ghi dấu trận đánh Nhật - Nga năm 1904, khi Nhật đô hộ Triều Tiên. Trận đánh này gọi là trận đánh trên sông Áp Lục. (Hình nguồn từ Wikipedia)

Hơn nữa, Mỹ và Hàn Quốc có những kế hoạch khác nhau để đối phó với những hậu quả nhân đạo của một sự sụp đổ Bắc Triều Tiên. Vì vậy, tại sao không chia sẻ chúng với người Trung Hoa? Không cần phải nói cũng biết là, các cuộc đàm phán như vậy sẽ nhạy cảm, nhưng như vậy liệu một sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên không một trao đổi những quan điểm trước đối với những thay đổi nghiêm trọng ở Bắc Triều Tiên thì sẽ ra sao.

Sớm hay muộn gì thì, một cuộc đối thoại hoà bình nhưng sâu sắc hơn cần phải bắt đầu. Nhưng với tương lai không chắc chắn, điềm báo bằng cái chết của Kim Chính Nhật có thể là thời điểm hoàn hảo.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 13h35' ngày thứ Tư, 21/12/2011