Bài dịch của cùng tác giả:
Quyền lực Mỹ thời kỳ hậu Bin Laden
Tầm nhìn dài hạn của bà Angela Merkel
Bài viết gốc: Obama’s Pacific Pivot
Quyền lực Mỹ thời kỳ hậu Bin Laden
Tầm nhìn dài hạn của bà Angela Merkel
Bài viết gốc: Obama’s Pacific Pivot
Bài viết của ông Joseph S. Nye, một cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng, là một giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn Tương lai của quyền lực (The future of Power).
CAMBRIDGE - Châu Á trở lại trung tâm của những vấn đề thế giới là sự thay đổi quyền lực vĩ đại của thế kỷ 21. Năm 1750, châu Á đã có khoảng ba phần năm dân số thế giới và chiếm ba phần năm sản lượng toàn cầu. Đến năm 1900, sau cuộc Cách mạng công nghiệp ở châu Âu và châu Mỹ, châu Á chia sẻ sản lượng toàn cầu đã giảm xuống còn một phần năm. Đến năm 2050, châu Á sẽ thẳng tiến trên con đường trở lại nơi nó đã đạt được 300 năm trước đó.
Tuy nhiên, thay vì dành một con mắt để quan tâm quả bóng Đông Á, Hoa Kỳ đã lãng phí thập niên đầu của thế kỷ này vì chuyện sa lầy trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Bây giờ, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đặt nó trong một bài phát biểu gần đây, chính sách đối ngoại Mỹ sẽ đặt "trọng tâm" hướng về Đông Á.
Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định đưa 2.500 lính Thủy quân lục chiến của Mỹ về một cơ sở ở miền bắc Australia là một dấu hiệu sớm của trọng tâm đó. Ngoài ra, cuộc họp về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương vào Tháng Mười Một, được tổ chức ở quê nhà ông Obama tại tiểu bang Hawaii, thúc đẩy một thiết lập mới của các cuộc đàm phán thương mại được gọi là Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Cả hai sự kiện củng cố thông điệp của Obama tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương rằng Mỹ có ý định vẫn là một quyền lực tham gia.
Trọng tâm hướng đến châu Á không có nghĩa là các bộ phận khác trên thế giới không còn quan trọng nữa, ngược lại, ví dụ châu Âu, có một nền kinh tế lớn hơn nhiều và giàu hơn so với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, Tom Donilon, gần đây đã giải thích, chính sách ngoại giao Mỹ trong vài năm qua đã bị chỉ trích vì các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, vì lo ngại về khủng bố, và vì những mối đe doạ phổ biến vũ khí hạt nhân của Iran và Bắc Hàn, và gần đây những cuộc nổi dậy của Ả Rập. Chuyến đi vào tháng Mười Một của Obama là một nỗ lực để sắp xếp ưu tiên chính sách đối ngoại của Mỹ với tầm quan trọng lâu dài của khu vực.
Theo lời của Donilon, "Bỡi nhận thức cao về khu vực năng động này thành một trong những ưu tiên hàng đầu chiến lược của chúng ta, Obama đang thể hiện quyết tâm của mình không để cho con tàu nhà nước Mỹ tách rời với quá trình của những cuộc khủng hoảng hiện hành". Chính quyền Obama cũng công bố rằng, bất kể kết quả của các cuộc tranh luận về ngân sách quốc phòng tại quốc hội, "Chúng ta sẽ phải chắc chắn rằng chúng ta bảo vệ các khả năng mà chúng ta cần, để duy trì sự hiện diện của chúng ta trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Chuyến đi Tháng Mười Một của Obama cũng là một thông điệp gửi đến Trung Quốc. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều người Trung Quốc bày tỏ niềm tin sai lầm rằng Hoa Kỳ đang ở thời kỳ cuối của một đế chế suy tàn, và rằng Trung Quốc nên quyết đoán hơn - đặc biệt là trong việc theo đuổi mục đích kiểm soát hàng hải trong vùng biển ở phía Nam Trung Hoa – làm mất uy tín (expense) các đồng minh và bạn bè Mỹ. Trong năm đầu tiên của Obama ở toà Bạch Ốc, chính quyền của ông đặt ưu tiên cao về hợp tác với Trung Quốc, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như hiểu sai chính sách của Mỹ như là một dấu hiệu của sự yếu đuối.
Chính quyền đã cứng rắn hơn khi bà Clinton giải quyết vấn đề Biển Đông tại cuộc họp Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á ở Hà Nội trong tháng 7 năm 2010. Sau đó Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào viếng thăm chính thức tới Washington thành công vào tháng 1 năm 2011, nhưng nhiều người viết xã luận Trung Quốc đã phàn nàn rằng Mỹ đã cố gắng để "kiềm chế" Trung Quốc và ngăn chặn sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.
Trung Quốc lo lắng về một chính sách kiềm chế đã được Mỹ làm nóng lên một lần nữa, bây giờ chính bà Clinton khẳng định rằng tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng được đặt trong chương trình nghị sự trong năm tới của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Manila, mà sẽ có sự tham dự của Obama, Hồ Cẩm Đào, và các nhà lãnh đạo khác trong khu vực.
Tuy nhiên, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là khác với cuộc chiến tranh lạnh kiềm chế khối Xô Viết. Trong khi Mỹ và Liên Xô đã hạn chế thương mại và liên hệ xã hội, mà Hoa Kỳ là thị trường nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc, hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và mở cửa các trường đại học của mình để 125.000 sinh viên Trung Quốc đến du học mỗi năm. Nếu chính sách hiện tại của Mỹ đối với Trung Quốc được coi là một kiểu chiến tranh lạnh kiềm chế Trung Quốc, thì đây có vẻ như là một sự nồng ấm bất thường.
Chiến lược Đánh giá Đông Á của Lầu Năm Góc, trong đó đã hướng dẫn chính sách của Mỹ kể từ năm 1995, ủng hộ Trung Quốc hội nhập vào hệ thống quốc tế thông qua các chương trình thương mại và trao đổi. Mặc dù Mỹ phải đặt cược mình bằng cách lập một hàng rào ngăn cách với Trung Quốc là phải đồng thời tăng cường liên minh với Nhật Bản, điều này không phải là ngăn chặn. Sau cùng là, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể dự đoán được ý định của người kế nhiệm của họ. Mỹ đang dự đoán là họ sẽ có quan điểm hòa bình, nhưng không ai chắc chắn điều đó. Nên một hàng rào ngăn cách ấy là thể hiện sự thận trọng, không phải là vì ý đồ xâm lược.
Lực lượng quân sự Mỹ không mong muốn "kiềm chế" Trung Quốc như trong thời chiến tranh lạnh, nhưng họ có thể giúp hình thành môi trường để các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc chọn lựa. Tôi đã từng phản đối trước khi Quốc hội Mỹ năm 1995, và cả sau này, đã đồng tình với những người, họ muốn có một chính sách ngăn chặn mạnh hơn so với cam kết: "Chỉ có Trung Quốc có thể kiềm chế Trung Quốc".
Nếu Trung Quốc trở thành một tên côn đồ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các nước khác sẽ liên kết với Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Thật vậy, đó là lý do tại sao nhiều nước láng giềng của Trung Quốc đã tăng cường mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ từ năm 2008, khi chính sách đối ngoại của Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn. Nhưng điều cuối cùng Mỹ muốn là một cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ II ở châu Á.
Dù vị thế cạnh tranh ở cả 2 phía, nhưng hợp tác Trung-Mỹ về các vấn đề như ổn định tài chính thương mại, an ninh năng lượng, thay đổi khí hậu, và phòng chống dịch bệnh sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước. Phần còn lại của khu vực đứng để hưởng lợi. Trọng tâm của chính quyền Obama hướng đến Đông Á là bậc đèn xanh công nhận tiềm năng to lớn của khu vực, không phải là một cái loa phát thanh cho kiềm chế Trung Hoa.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 16h56' ngày thứ Tư, 07/12/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét