Bài viết gốc: Down with the Eurozone
Bài viết của Nouriel Roubini là Chủ tịch của tổ chức tài chính chiến lược đầu tư toàn cầu Roubini Global Economics, Giáo sư Kinh tế tại Stern School of Business của New York University, và đồng tác giả của cuốn sách: khủng hoảng Kinh tế (Crisis Economics). Cuốn sách mà ông đã tiên đoán khủng hoảng kinh tế Mỹ và toàn cầu chính xác đến 100% trước khi sự kiện này xảy ra nhiều năm. Thế giới đặt cho Ông danh hiệu Dr Doorm kể từ năm 2008!
NEW YORK - Cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu dường như đang đạt đến đỉnh điểm, với Hy Lạp trên bờ vực vỡ nợ và một sự ra đi khỏi liên minh tiền tệ không vẻ vang, và bây giờ Ý trên bờ vực mất khả năng tiếp cận thị trường. Nhưng vấn đề của khu vực đồng tiền chung châu Âu sâu sắc hơn nhiều. Những vấn đề đó là cấu trúc, và chúng ảnh hưởng một cách nghiêm trọng ít nhất đến bốn nền kinh tế khác: Ireland, Bồ Đào Nha, Cyprus, và Tây Ban Nha.
Trong thập kỷ qua, nhóm các nước PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) là khu nghỉ mát đầu tiên và cuối cùng cho những người tiêu dùng của khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng họ lại chi tiêu nhiều hơn thu nhập và hiện đang thâm hụt tài khoán ngân sách lớn hơn bao giờ hết. Trong khi đó, các nước có nền kinh tế mạnh của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Đức, Hà Lan, Áo và Pháp) là những nhà sản xuất họ tiêu tiền ở những khu nghỉ mát đầu tiên và cuối cùng, nhưng họ chi tiêu ít hơn thu nhập của họ và hiện họ đang có thặng dư tài khoản ngân sách hơn bao giờ hết.
Những sự mất cân bằng ở bên ngoài khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng thúc đẩy làm sức mạnh của đồng Euro tăng lên từ năm 2002, và bởi sự phân kỳ trong tỷ giá hối đoái thực tế và khả năng cạnh tranh bên trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chi phí cho một đơn vị lao động đã giảm ở Đức và các các nước có nền kinh tế hùng mạnh trong khu vực(như tăng trưởng tiền lương chậm mà năng suất cao), dẫn đến mất giá trị thực đồng nội tệ (real depreciation) và tăng thặng dư tài khoản vãng lai ở các nước mạnh, trong khi đó điều ngược lại xảy ra trong nhóm PIIGS (và Cộng hoà Cyprus), dẫn đến tăng giá trị thực đồng nội tệ (real appreciation) và làm dãn rộng thâm hụt tài khoản vãng lai. Ở Ireland và Tây Ban Nha, tiết kiệm tư nhân sụp đổ, và tiêu thụ quá mức là động lực thúc đẩy bong bóng nhà ở, trong khi đó ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Cyprus, và Ý, bị thâm hụt tài chính quá mức đã làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng với bên ngoài.
Hậu quả của việc xây dựng trên nợ tư và nợ công tại các quốc gia chi tiêu quá mức đã trở nên không thể quản lý khi bong bóng nhà ở bùng nổ (Ireland và Tây Ban Nha) và thâm hụt tài khoản vãng lai, những khoảng trống tài chính, hoặc cả hai vấn đề này trở nên không bền vững trên toàn bộ các nước yếu của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Hơn nữa, các quốc gia yếu, thâm hụt tài khoản lớn hiện nay, vì họ đã chi tiêu vô tội vạ đã là động lực thúc đẩy đến sụp đổ, đi kèm với tình trạng trì trệ kinh tế và mất khả năng cạnh tranh.
Vì vậy, bây giờ liên minh châu Âu cần phải làm gì?
Lựa chọn đầu tiên là, phương án chủ động lạm phát để cân đối kinh tế (symmetrical reflation(1) là lựa chọn tốt nhất cho việc khôi phục tăng trưởng và sức cạnh tranh ở các nước yếu của khu vực đồng tiền chung châu Âu, nó đi cùng với sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng và tái cấu trúc nền kinh tế. Đó là thực hiện nới lỏng đáng kể chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu; cho vay không giới hạn đến những nước đang sụp đổ hỗ trợ cho những nền kinh tế mất thanh khoản(illiquid) nhưng có khả năng thanh toán nợ nần(solvent); một sự mất giá mạnh của đồng euro, sẽ giúp cho tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai trở thành thặng dư và kích thích tài chính ở những nước mạnh trong khi các nước yếu buộc phải thắt lưng buộc bụng.
Thật không may, Đức và ECB phản đối lựa chọn này, do viễn cảnh của liều thuốc tạo ra lạm phát tạm thời cao hơn sẽ xảy ra ở các nước mạnh và cả nước yếu.
Đức và Ngân hàng trung ương châu Âu lại dùng một liều thuốc quyết liệt hơn để muốn áp đặt cho các nước yếu - lựa chọn thứ hai - dẫn đến giảm phát do suy thoái: thắt chặt tài chính, tái cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng năng suất và giảm chi phí cho một đơn vị lao động, và làm giảm giá trị thực tế thông qua điều chỉnh giá trị đồng nội tệ theo thị trường, nó ngược lại với việc điều chỉnh tỷ lệ trao đổi danh nghĩa(nominal exchange-rate(2).
Những vấn đề lựa chọn của liên minh châu Âu thì rất nhiều. Thắt chặt tài chính, khi cần thiết, có nghĩa là một cuộc suy thoái sâu hơn trong ngắn hạn. Ngay cả tái cơ cấu làm giảm sản lượng trong ngắn hạn, bởi vì nó đòi hỏi phải sa thải công nhân, đóng cửa các công ty đang thua lỗ, và dần dần tái phân bổ lao động và vốn cho các ngành công nghiệp mới ra đời mới nổi. Vì vậy, để ngăn chặn một sự gia tăng suy thoái sâu hơn kiểu đường xoắn ốc, các nước yếu phải giảm giá trị thực đồng tiền nội địa(depreciation) để cải thiện thâm hụt bên ngoài của nó. Nhưng giá trị thực của nợ sẽ tăng mạnh, ngay cả khi giá cả và tiền lương đã giảm 30% trong vài năm tiếp theo (mà rất có thể sẽ có bất ổn về xã hội và chính trị), và ngày càng tồi tệ tình trạng mất khả năng thanh toán cả những món nợ chính phủ và tư nhân.
Hiện tại trong ngắn hạn, các nước yếu của khu vực đồng tiền chung châu Âu là đối tượng của nghịch lý tiết kiệm: tiết kiệm quá mức, quá nhanh dẫn đến suy thoái kinh tế tái diễn và làm cho các khoản nợ thậm chí còn không bền vững hơn. Và đó là nghịch lý làm ảnh hưởng đến ngay cả những nước mạnh.
Nếu các nước yếu vẫn còn sa lầy trong một cái bẫy giảm phát của nợ nần chồng chất, sản lượng đang giảm, khả năng cạnh tranh yếu, và thâm hụt cấu trúc nợ với các nước từ bên ngoài, cuối cùng họ sẽ bị cám dỗ bởi một lựa chọn thứ ba: tuyên bố vỡ nợ và từ bỏ khu vực đồng tiền chung châu Âu. Điều này sẽ giúp họ hồi sinh tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh thông qua sự mất giá đồng tiền mới của các quốc gia(new national currency(3) yếu.
Tất nhiên, như vậy phá vỡ mất trật tự khu vực đồng tiền chung châu Âu, nó sẽ là một cú sốc như sự sụp đổ nghiêm trọng của của hệ thống ngân hàng Lehman Brothers của Hoa Kỳ trong năm 2008, nếu không nói là còn có thể tồi tệ hơn. Để tránh nó thì buộc các nền kinh tế mạnh khu vực đồng tiền chung châu Âu nắm lấy lựa chọn thứ tư và là lựa chọn cuối cùng: hối lộ(bribe(4) cho các nước yếu ở lại khu vực đồng tiền chung châu Âu với tư cách một số bang không có khả năng cạnh tranh, mà có tốc độ tăng trưởng thấp trong một nhà nước liên minh châu Âu. Điều này sẽ đòi hỏi phải chấp nhận thiệt hại lớn về những món nợ công và tư nhân ở các quốc gia yếu, cũng như các thanh toán chuyển khoản rất lớn thúc đẩy thu nhập ở các nước yếu trong khi sản lượng của các nước này luôn trong tình trạng trì trệ.
Nước Ý Đại Lợi đã làm điều tương tự như phương án cuối cùng trong nhiều thập kỷ, với cách là những vùng giàu miền Bắc nước Ý phải trợ cấp cho vùng Mezzogiorno(5) ở miền Nam. Tuy nhiên, việc hỗ trợ tài chính vĩnh viễn như vậy về mặt chính trị không thể thực hiện trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, vì người Đức là người Đức và người Hy Lạp là người Hy Lạp.
Điều đó cũng có nghĩa là Đức và Ngân hàng trung ương châu Âu có ít quyền lực hơn so với những gì họ tưởng. Trừ khi họ từ bỏ biện pháp điều chỉnh mất cân đối (tức là dùng biện pháp thứ hai: suy thoái giảm phát), mà phải tập trung tất cả để lo cho các nước yếu, ủng hộ cho cách tiếp cận cân đối hơn (thắt lưng buộc bụng và tái cơ cấu kinh tế các nước yếu, kết hợp với biện pháp chủ động tạo ra lạm phát bằng cách phá giá giá đồng tiền qua nới lỏng tiền tệ rộng rải ở khu vực đồng tiền chung châu Âu), xác của con tàu liên minh tiền tệ với những quốc gia yếu kém chậm phát triển sẽ tăng tốc độ vỡ nợ và loại ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Sự hỗn loạn gần đây ở Hy Lạp và Ý Đại Lợi có thể là bước đầu tiên trong tiến trình này. Rõ ràng, việc kiểm soát tình trạng lộn xộn của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã từ lâu không còn được nữa. Trừ khi khu vực đồng tiền chung châu Âu có một cuộc cách mạng để có một cuộc hội nhập kinh tế, tài chính, và chính trị to lớn hơn (trên một con đường phù hợp với phục hồi ngắn hạn của tăng trưởng, sức cạnh tranh, và tính bền vững với tình trạng nợ, đó là cần thiết để giải quyết nợ không bền vững và giảm thâm hụt tài chính bên trong và bên ngoài mạn tính), với cách giải quyết bằng biện pháp suy thoái giảm phát chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng liên minh châu Âu tan vỡ trong hỗn độn.
Với nước Ý thì đã là một con nợ quá lớn để sụp đổ, quá lớn để cứu vãn, và bây giờ tại thời điểm không thể quay lại được, một kết thúc cuộc chơi cho khu vực đồng tiền chung châu Âu đã bắt đầu. Tái cơ cấu liên tục và cưỡng chế nợ sẽ là những biện pháp đầu tiên, và sau đó là loại ra khỏi liên minh tiền tệ, cuối cùng sẽ dẫn đến sự tan rã của khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
Ghi chú của người dịch:
1. Symmetrical reflation: Một thuật ngữ mà ít thấy dân kinh tế trong nước ít dùng và không ghi chú rõ ràng. Chữ reflation có 2 nghĩa bóng và nghĩa đen. Nghĩa đen là tạo lạm phát chủ động để phục hồi kinh tế. Tức là phá giá đồng tiền ở các nền kinh tế yếu để kích thích đầu tư kiểu như chính phủ Việt Nam đã từng làm trong 5 năm qua. Nghĩa bóng của nó có nghĩa trong kinh tế học là phục hồi hệ thống tiền tệ. Tuy nói là phục hồi, nhưng mà làm chủ động làm đồng tiền mất giá để tăng tín dụng ngân hàng và kích thích đầu tư từ nước ngoài nhờ vào đồng tiền mất giá. Ngoài ra nó còn có nghĩa là làm tăng lạm phát do tăng sản lượng nền kinh tế giả tạo, ví dụ như, chỉ 1 cái nhà nhưng thế chấp nhiều lần để vay thành số tiền lớn gấp nhiều căn nhà để đầu cơ là một kiểu như vậy.
Cho nên ở đây dịch cho bóng bẫy thì chữ symmetrical reflation có nghĩa là biện pháp phục hồi hệ thống tiền tệ để cân đối nền kinh tế. Nhưng dịch cho bình dân hoá ngôn ngữ hàn lâm thì phải là chủ động phá giá đồng tiền tạo ra lạm phát để cân đối nền kinh tế thông qua kích thích đầu tư từ nước ngoài.
2. Nominal exchange rate: tỷ giá trao đổi trên danh nghĩa, là tỷ giá trao đổi đồng nội địa với đồng nước ngoài theo công bố của ngân hàng nhà nước ở mỗi quốc gia. Nó theo ý chí kiềm chế giá hoặc phá giá của các chính trị gia mà không theo sự điều tiết của thị trường. Ví dụ như tỷ giá NHNN Việt Nam đưa ra hôm nay ngày 13/11/2011, thì mỗi USD ăn 20.864VNĐ chỉ là tỷ giá danh nghĩa – hay còn gọi là tỷ giá không thực – mà tỷ giá thực là tỷ giá của thị trường chợ đen qui định theo qui luật cung cầu của kinh tế thị trường tự do là 21.400VNĐ/USD
3. New natinal currency: Đồng tiền mới của quốc gia: có nghĩa là các quốc gia vỡ nợ tuyên bố phá sản và xin ra khỏi khối đồng tiền chung châu Âu và họ không dùng đồng Euro để trao đổi mà quay lại đồng tiền nội địa, mà tác giả gọi là đồng tiền của nước phá sản là đồng tiền mới.
4. Bribe: nghĩa đen trần trụi của bài viết là hối lộ, đây là ý mỉa mai của tác giả, nhưng mà rất thực. Vì khi con nợ chỉ nợ 1 triệu thì con nợ sợ ngân hàng, nhưng khi con nợ nợ lên đến 1900 tỷ Euro như Ý Đại Lợi hiện nay thì ngân hàng trung ương châu Âu và cả khối Eurozone phải sợ nước Ý. Song nếu hiểu đúng thì nên hiểu là các nước mạnh của khối đồng tiền chung châu Âu phải chấp nhận nuôi báo cô cho các nước yếu suốt đời, nếu muốn chọn giải pháp thứ tư này để không có tình trạng liên minh châu Âu tan rã. Giống như cách mà Trung Hoa phải “hối lộ” cho Hoa Kỳ 800 tỷ Mỹ Kim năm 2009 để cứu kinh tế Hoa Kỳ là gián tiếp cứu nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Trung Hoa.
5. Mezzogiorno: Trong tiếng Ý và tiếng Anh nó có 2 nghĩa. Nghĩa đầu tiên chỉ thời gian giữa trưa (midday). Và nghĩa thứ hai có nghĩa địa lý. Nó chỉ các vùng đất nghèo do cằn khô ở miền Nam nước Ý mà là nơi sản sinh ra những tổ chức tội phạm nổi tiếng của Ý là mafia. Nó bao gồm phần phía nam của bán đảo lục địa Ý và hai hòn đảo lớn Sicily và Sardinia, ngoài một số lượng lớn các hòn đảo nhỏ. Nó trùng hợp với các khu vực hành chính của Basilicata, Campania, Calabria, Apulia, Molise, Abruzzo, Sicily và Sardinia cuối cùng, được coi như là một phần của miền Nam nước Ý vì lý do kinh tế hơn so với các lý do lịch sử, địa lý. Nó cũng bao gồm các bộ phận phía Nam và phía đông của Lazio (gồm Sora, Cassino, Gaeta, Cittaducale và Amatrice).
BS Hồ Hải dịch – Asia Clinic – 17h16’ ngày Chúa nhựt, 13/11/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét