nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

HỒ SƠ HỌC BỔNG ĐẠI HỌC HOA KỲ PHẢI NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?

Bài đọc liên quan:
+ Essay là sự khác biệt
+ Tổng kết học bổng đại học Mỹ
+ Một số khái niệm học bổng bậc đại học Mỹ

Khai bút đầu xuân Giáp Ngọ bằng một bài học bổng đại học Hoa Kỳ là điều may mắn cho bản thân và cộng đồng.

Cứ tưởng xét tuyển vào đại học như Hoa Kỳ là không tốt, và nó là cái gốc để tham nhũng trong giáo dục. Nhưng khác với các nền giáo dục thi tuyển như Việt Nam, xét tuyển ở đại học Hoa Kỳ lại là rất văn minh, và không bao giờ có chuyện tham nhũng xảy ra, mà còn là mô hình cho hầu hết các nền giáo dục khác trên toàn cầu noi theo trong hơn nửa thế kỷ qua.

Như vậy, tại sao việc xét tuyển vào đại học Hoa Kỳ lại là hình mẫu, khuôn vàng thước ngọc để thế giới đi theo? Vì tuy xét tuyển, nhưng để một thí sinh hoàn thành bộ hồ sơ để được nhận vào học - chưa kể đến những kỳ thi bắt buộc dành cho du sinh như Toefl, SAT hay ACT - thì có khối việc mà một thí sinh phải gồng mình để đạt được nó.

Có 16 yếu tố mà một thí sinh là học sinh bản xứ nói tiếng Anh cần phải hoàn tất cho bộ hồ sơ của mình như sau:

1. Academic GPA: Điểm trung bình
2. Interview: Phỏng vấn
3. Recommendations: Những thư giới thiệu từ thầy cô 
4. Rigor of secondary school record: Độ khó của các môn học ở trung học
5. Application Essay: Bài luận nhập học
6. Character/Personal Qualities: Nhân cách đặc trưng
7. Extracurricular Activities: Những hoạt động ngoại khóa
8. Level of Applicant's Interest: Mức độ quan trọng của thí sinh đối với nhà trường
9. Talent/Ability: Tài năng
10. Alumni Relation: Liên lạc với các lớp đàn anh ở trường
11. Class Rank: Xếp hạng trong khối lớp 12.
12. First generation college student: Thế hệ ông bà, cha mẹ, anh chị của thí sinh đã từng có học tại trường
13. Geographical Residence: Thường trú nhân tại tiểu bang của trường
14. Standardized Test Scores(SAT): Kỳ thi chuẩn hóa quốc gia để nhập học đại học Hoa Kỳ
15. Volunteer Work: Việc làm công quả tình nguyện của thí sinh trong thời phổ thông
16. Work Experience: Kinh nghiệm làm việc của thí sinh trong các hội đoàn thời phổ thông.

Ai chưa rõ từng yếu tố trên thì, để cắt nghĩa từng yếu tố bạn đọc muốn hiểu, tôi sẽ trả lời và giải thích ở phần bàn luận. Ở đây tôi cần nhắc đến một yếu tố cực kỳ quan trọng cho du học sinh, nếu chưa học đủ 4 năm trung học Hoa Kỳ - trung học của Hoa Kỳ từ lớp 9 đến lớp 12 - thì bắt buộc phải thi Toefl là bài thi tiếng Anh dành cho người nói tiếng Anh như là một ngoại ngữ. Toefl - Test of English as a Foreign Language - quan trọng hơn cả SAT. Nếu SAT - Standard Admission Test: Cuộc thi chuẩn hóa quốc gia để nhập học đại học Hoa Kỳ - là để đánh giá mức độ thông minh của thí sinh, vì hầu hết những câu hỏi ở SAT là sử dụng trí thông minh hơn là kiến thức trường phổ thông trung học mà thí sinh được học, thì Toefl là yếu tố cực kỳ quan trọng để du sinh có đủ khả năng học ở bậc đại học Hoa Kỳ hay không? Cho nên, dù du sinh có thông minh đến đâu, hay các yếu tố khác đầy mề đay, bảng vàng, mà không nghe, nói, đọc và viết được bằng tiếng Anh trôi chảy thì thí sinh đó đừng hy vọng được nhập học, chứ đừng nói đến nhận học bổng đại học Hoa Kỳ! 

Hay nói cách khác, Toefl quan trọng hơn SAT cho du học sinh trong bộ hồ sơ nhập học. Dĩ nhiên, cả 2 đều tốt thì hoàn hảo, nhưng không phải là tất cả. Vậy thì cái gì làm nên một bộ hồ sơ tốt để có học bổng?

Những yếu tố quan tâm khi làm hồ sơ nhập học của Harvard University

Có một đặc điểm về cái gọi là chiến lược tuyển sinh các đại học ở Hoa Kỳ trên College Board mà ít thí sinh nào quan tâm. Trong chiến lực tuyển sinh thì các trường mà họ có thể phân làm 1, 2, hay 3 nhóm quan tâm đến hồ sơ của thí sinh. Thường các trường nổi tiếng hàng đầu như các Ivy League thì chia làm 1 hay 2 nhóm yếu tố. Ví dụ như Harvard College thì chỉ 1 nhóm considered(quan tâm). Vì nó là trường danh giá hàng đầu thế giới, hằng năm hồ sơ của thí sinh nộp về hàng chục ngàn từ khắp nơi trên toàn cầu, nhưng chỉ 6% được nhập học, và con số cho học bổng cũng giới hạn tối thiểu cho từng quốc gia chỉ 1 hoặc 2 thí sinh thậm chí là không có thí sinh nào vì kinh phí tài trợ. Nhưng với Yale University thì các yếu tố này được chia làm 2 nhóm: Very important và considered.(rất quan trọng và quan tâm)

Những yếu tố rất quan trọng và quan tâm khi làm hồ sơ nhập học trong chiến lược tuyển sinh của Yale University

Trong khi đó, những trường có xếp hạng ở top 100 hoặc hơn thì thường chia các yếu tố trên làm 3 nhóm. Ví dụ như Lake Forest College thì chia 16 yếu tố trên thành: very important, important và considered(rất quan trọng, quan trọng và quan tâm)

Những yếu tố rất quan trọng, quan trọng và quan tâm khi làm hồ sơ nhập học trong chiến lược tuyển sinh của Lake Forest College

Qua những khảo sát trên, chúng ta thấy, ngoại trừ ở các trường chỉ đưa ra một loạt yếu tố quan tâm thì thí sinh phải hoàn thiện tất cả các yếu tố đó. Ví dụ như Harvard có 15 yếu tố, mà không xem nặng nhẹ yếu tố nào. Lúc đó, essay và talent là sự khác biệt. Vì hầu hết những thí sinh vào Harvard các yếu tố là như nhau.

Trong khi đó, đối với Yale University thì chia làm 2 loại rất quan trọng, thì thí sinh cần đặc biệt chú tâm vào những yếu tố này để tạo sự khác biệt hơn các thí sinh khác cùng trình độ tương đương.

Và đối với các trường chia 16 yếu tố này làm 3 mức độ khác nhau thì có nhiều sự chọn lựa cho cả hội đồng xét tuyển cũng như thí sinh. Dĩ nhiên thí sinh phải xem xét các yếu tố cực quan trọng của mình có phù hợp yêu cầu của trường không là ưu tiên hàng đầu. Sau đó, là các yếu tố quan trọng, rồi mới đến các yếu tố quan tâm. 

Sự bù trừ của yếu tố này cho yếu tố khác sẽ giúp hồ sơ thí sinh được hội đồng xét tuyển quan tâm và châm chước. Nhưng bao giờ cũng vậy, một cuộc xét tuyển của bất kỳ trường đại học nào cũng phải trải qua 3 vòng sau đây.

Vòng sơ tuyển các trường luôn có phần mềm đưa vào tất cả những yếu tố trên gọi là tiêu chuẩn. Tất cả các hồ sơ sẽ được nhập vào hệ thống đã được cài đặt tiêu chuẩn thanh lọc bằng máy. 

Vòng thứ hai là đưa về từng ngành, ở đó, hội đồng khoa sẽ xét từng hồ sơ. Lúc này các yếu tố sẽ được đọc và so sánh từng hồ sơ thí sinh để chọn ra những ai được nhập học theo chiến lược xét tuyển của từng trường, khoa mà thí sinh làm hồ sơ nhập học.

Vòng cuối cùng là hội đồng khoa và nhà trường gồm những người quyết định về tài chính hoạt động nhà trường, họ sẽ ngồi với nhau tìm ra những hồ sơ khác biệt, và xuất sắc theo chiến lược tuyển sinh của khoa, trường để cho học bổng theo những kê khai tài chính của từng thí sinh. Đây là vòng quyết định ai sẽ quán quân với học bổng toàn phần, ai sẽ nhận bán phần. Tùy theo tài chính nhà trường và khoa ngành mà mức độ học bổng sẽ khác nhau, và loại học bổng khác nhau - chỉ 1 năm rồi cập nhật lại từng năm hay cả 4 năm đại học.

Và học bổng luôn là sự chọn lựa sự khác biệt của thí sinh. Sự khác biệt ấy, được chọn lựa qua hồ sơ bằng những yếu tố trên. Sau đó, những thí sinh được học bổng còn phải gặp mặt một thành viên của hội đồng tuyển sinh để phỏng vấn. Có thể phỏng vấn sẽ mang lại mức học bổng cao hơn từ vòng 3 của hồ sơ, nhưng phỏng vấn cũng có thể làm thất vọng hội đồng tuyển sinh và thí sinh có thể mất cả việc được nhận vào nhập học, đặc biệt ở các trường tốt hàng đầu Hoa Kỳ. Nhưng hầu như phỏng vấn chỉ là để khẳng định lại những gì hội đồng tuyển sinh đánh giá, và thí sinh đạt được nguyện vọng của mình.

Hy vọng những phát thảo sơ khởi này có thể giúp cho các bạn trẻ Việt tìm thấy một hướng đi khi chuẩn bị hồ sơ nhập học, và săn tìm học bổng đại học Hoa Kỳ, mà lâu nay tất cả đều cho là may rủi. Nhưng nếu nắm được cái rất quan trọng của trường mà các bạn muốn nhập học, và hoàn thiện nó tối ưu nhất thì việc săn học bổng để học là tự mỗi người có thể quyết định, và nắm được tỷ lệ % cao được học bổng khi làm hồ sơ nhập học.

Asia Clinic, 18h55' ngày thứ Tư, 05/02/2014 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét