nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

VÌ SAO NHÀ NƯỚC HỒI GIÁO CHƯA BỊ TIÊU DIỆT?

Vậy là con tin người Nhật thứ hai - ông Kenji Goto - đã bị nhà nước Hồi giáo ISIS chặt đầu đêm qua. Nội các Nhật họp khẩn cấp, khi ISIS tung clip thông báo lên mạng, và cho biết Nhật Bản là nước nằm trong danh sách họ đặt mục tiêu khủng bố. Thế giới tả khuynh luôn ác độc và duy ý chí, iSIS là một trong số nhà nước thần quyền tả khuynh cực đoan. 

Hoa Kỳ tuyên bố sẽ cùng Nhật Bản tiêu diệt các chiến binh Hồi giáo của nhà nước Hồi giáo dựng ra.

Cũng trong hộm qua nhà nước Hồi Giáo ISIS đã công nhận thất thủ tại thành phố Kobani, Syria. Nhưng họ tuyên bố là sẽ tấn công chiếm lại nơi này.

Bản đồ thành phố Kobani nằm ở biên giới Thỗ - Syria.

Như chúng ta biết Kobani là thành phố giáp biên giới với Thỗ Nhĩ Kỳ. Thỗ Nhĩ Kỳ là bạn đồng minh của phương Tây và Hoa Kỳ. Thành phố Kobani quan trọng trong huyết mạch lưu thông, và quan trọng hơn nữa là trữ lượng dầu khí ở đây rất lớn, và là nguồn cung cấp tài chính lớn và chủ yếu cho các chiến binh Hồi Giáo. 

Có nhiều lý do mà cho tới nay, nhà nước Hồi giáo vẫn còn tồn tại, trong khi Hoa Kỳ và các quốc gia tuyên bố sẽ ra tay tiêu diệt.

Lý do đầu tiên là, sự tồn tại của các chiến binh Hồi giáo ở vùng biên giới này cũng là một nguồn thu lợi cho Thỗ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến của ISIS với Syria. Nó vừa làm suy yếu Syria - cái gai trong mắt phương Tây, nhưng là chư hầu của Nga tại Địa Trung Hải. Thỗ Nhĩ Kỳ đang cần vực dậy nền kinh tế yếu kém, cuộc chiến này sẽ giúp Thỗ cũng giống như Thái Lan, Singapore và các quốc gia Đông Nam Á đã giàu lên và phát triển trong những thập niên 1960-1970 nhờ vào Việt Nam nội chiến.

Lý do quan trọng nhất và thứ hai là, Thỗ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây Mỹ không tiêu diệt các chiến binh Hồi Giáo, và cắt nguồn cung cấp tài chính của họ ra khỏi thành phố này còn là một lý do phức tạp liên quan tới Nga, Ukraina và Syria. Vì ISIS bán dầu thô bằng tiền mặt, với giá rất rẻ, chỉ < $25/thùng! Một thế trận giằng co cũng vì Mỹ và phương Tây muốn giá dầu xuống thấp hơn nữa, và làm suy yếu Nga hơn nữa trong cuộc chiến này trước khi hạ gục Nga.

Chính vì giá dầu từ các chiến binh Hồi Giáo rẻ mạt, nên sự tồn tại của họ tại Kobani là cần thiết trong chiến lược đánh Nga qua giá dầu thấp của Hoa Kỳ và phương Tây. Ngoài ra, nó cũng giúp một phần rất lớn cho cung cấp dầu và khí gas cho phương Tây trong mùa Đông này.

Muốn khuất phục Syria thì không còn cách nào hơn là phải đánh cái đầu con rắn Nga.

Cuộc chiến giữa chính phủ Syria và chiến binh Hồi giáo của nhà nước Hồi giáo ISIS tại thành phố Kobani

Chiến sự với các chiến Binh Hồi Giáo ISIS sẽ kết thúc khi và chỉ khi Nga thúc thủ trước trừng phạt của Phương Tây và Hoa Kỳ. Lúc đó làm thịt Syria là chuyện rất nhỏ. Tôi tiên lượng thời gian phải tính hết năm 2015 và có thể sẽ đến 2016.

Hãy chờ xem.

Asia Clinic, 11h39' Chúa nhựt, 01/02/2015

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

MỘT NĂM 2015 PHỨC TẠP


Trong công bố cuối tháng 01/2015 của Hoa Kỳ đêm qua, tăng trưởng chỉ đạt 2.6%, thấp hơn dự kiến 3%. Nhưng chi tiêu cá nhân trên toàn nước Mỹ tăng 4.2%, cao hơn dự kiến 4%. Điều này nói lên các khoản đầu tư trong ntha1ng giêng năm mới của Hoa Kỳ giảm sút. Nó đã làm một làn sóng đầu cơ vàng và thúc giá vàng chốt phiên giao dịch cuối tuần tăng $25 cho mỗi ounce. Và chỉ tệ đồng đô la mcu4ng giảm nhẹ chốt ở 94.85, đã đẩy giá dầu tăng mạnh $3.71 cho mỗi thùng, chốt giá cuối tuần là $47.85/thùng.

Giá vàng năm nay rất khó dự đoán vì trong tháng 01/2015 này vàng tăng thêm $100.20 cho mỗi ounce. Trong 1 năm qua vàng tăng $40 mỗi ounce, mặc dù, đó chỉ tệ đồng đô la tăng từ 78 lên > 94 chỉ trong 2 tháng qua, mà giá vàng vẫn cứ tăng. Trong thống kê của tôi 11 năm qua thì, nếu giá vàng tháng 1 hằng năm mà tăng thì cả năm sẽ tăng, tháng 1 giảm thì cả năm sẽ giảm. Hầu như tháng 1 là tháng thể hiện hết tất cả mọi giao dịch của các quốc gia trong cả năm. Nên tôi mới có bài viết Vì sao tháng 01 Tây lịch hằng năm là mốc quan trọng của giá vàng? hồi năm ngoái.

Giá dầu có thể sẽ chỉ giảm về đến sàn khoảng $40/thùng rồi sẽ không giảm tiếp, mặc dù, Ả Rập Saudi tuyên bố chịu đựng được giá dầu thấp đến 8 năm. Vì mốc $40/thùng là mốc mà các công ty sản xuất dầu đá phiến Hoa Kỳ có thể cầm cự được.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm sâu, giảm phát -0.6%. Các quốc gia mạnh của khu vực như Đức tăng trưởng chỉ 0.5% trong tháng 1/2015 so với cùng kỳ năm 2014. Đồng Euro mất giá so với đô la Mỹ, đang giao dịch tỷ giá Euro/USD khoảng 1.1320. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực này đang giảm, nhưng vẫn ở mức 11.4%. Các quốc gia yếu kém như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha đang trong cơn bỉ cực trở lại. Mặc dù, ngân hàng trung ương châu Âu tung gói kích cầu 1.100 tỷ đô la trong năm nay, với mỗi tháng khoảng 70 tỷ đô la, nhưng mọi chuyên gia tiên lượng việc giảm giá đồng Euro sẽ không lớn - nằm trong khoảng 1.310 - và nạn thất nghiệp cũng vẫn sẽ ở mức 11.5%.

Nhưng xấu nhất vẫn là tình hình kinh tế nước Nga. Mặc dù họ đã phản ứng bằng cách tiếp tục giảm lãi suất ngân hàng trung ương để cứu nền kinh tế đang suy sụp. Trong khi đó, Fed vẫn duy trì lãi suất thấp để thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ nhằm tạo đà tăng trưởng cho năm 2015.

Khu vực xấu thứ hai về kinh tế là ở các quốc gia Trung Đông đang vật lộn với xây dựng xã hội mới gồm Iraq, Libya, Syria. Và khu vực các quốc gia đóng cửa cả chính trị lẫn kinh tế như Venezuela, Bắc Hàn, mở cửa he hé một phần như Việt Nam và Trung Hoa do chính trị kiềm hãm kinh tế đang khó khăn. 

Tuy vậy, giá của đồng Rub Nga cứ tiếp tục giảm từng ngày một, một cách vững chắc sau tuyên bố giảm giá tín dụng Nga của các tổ chứng uy tín thế giới hôm 27/01/2015. Cuồi tuần giá đồng Rub Nga chốt ở mức 69.66 Rub ăn 1 đô la Mỹ. Giá trị các đồng bạc khác cũng tăng theo sau khi đã giảm trong những ngày đầu tuần. Duy chỉ có đồng đô la Canada là giảm 0.2%, do tỉnh trạng thất nghiệp của Canada tăng đến 6.7%, và tăng trưởng của Canada chỉ 1.9%, thấp hơn dự đoán là 2.1%

Nước Nhật cũng cho thấy không khả quan khi tăng trưởng trong tháng 01/205 không như mong đợi sau khi đưa ra chính sách tăng thuế ở khu vực doanh nghiệp cuối năm qua. Nước Nhật đang mong mỏi tình hình lạm phát khả quan hờn.5%, để kinh tế Nhật tăng trưởng trở lại, nhưng báo cáo tháng 01/2015 tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức < 2%. Bộ sậu ông Abe đang tính chuyện sẽ có những gói kích cầu mới và giữ lãi suất ngân hàng ở mức 0% dài hạn. 

Quay lại Việt Nam, sau khi đã ăn hết tài nguyên trù phú, các dự án FDI, vay ODA cho công trình công cộng và thuế suất sẽ là mục tiêu cho chi thu ngân sách năm 2015 và 2016 của nhiệm kỳ này. Mặc dù theo tính toán thì thu hút được 633 triệu USD trong năm 2015, nhưng do thúc đẩy đầu tư công nên tình hình nhập siêu đã quay trở lại tháng 01/2015 là 522 triệu ông Tơn. Tiên lượng lạm phát sẽ quay trở lại năm nay ở nước ta. 

Mặc dù suất siêu trong năm qua đạt mức kỷ lục 2 tỷ đô la, nhưng nó là hậu quả của tình trạng giảm đầu tư, và giảm sức mua trong dân chúng. Nên mọi hy vọng của năm 2015 là ở sự yếu nớt của thị trường bất động sản vẫn chưa tan băng. Biện pháp tan băng bất động sản ở Việt Nam phải là giảm giá, nhưng bất khả thi, vì nó dính nđến nợ xấu ở ngân hàng cho vay quá mức giá sàn có thể tiêu thụ đối với người dân.

Thói đời nghịch lý là ở đây, kẻ mong lạm phát cao, nhưng không được, người mong lạm phát thấp lại không xong.

Kinh tê Mỹ sẽ tăng trưởng trong một chu kỳ ít nhất 8 năm tới. Chỉ tệ đồng đô la dự kiến tăng trở về chỉ tệ > 100 trong năm nay. Nên đô la Mẽo sẽ là nơi đầu tư tốt nhất trong năm 2015. Vàng và dầu cũng là 2 kênh đầu cơ, nhưng nguy hiểm.

Đồng đô la tăng giá sau 10 năm hạ giá vì những gói QE của Fed, sẽ là nguy hiểm cho các quốc gia lâu nay ổn định trong khủng hoảng như Úc, New Zealand, khi giá đồng Úc từ 0.9 đô la Úc ăn 1 đô la Mỹ thì hôm nay 0.77 đô la Mỹ ăn 1 đô la Úc.

Tất cả những điều trên cho thấy sự giùng giằng giá vàng tăng giảm rất thất thường, bà con nào chơi vàng coi chừng phỏng tay. Song nơi trú ẩn tốt nhất hiện nay vẫn là đồng đô la Mỹ. Vì chu kỳ tăng trưởng Mỹ quay trở lại sẽ kéo dài ít nhất 8 năm. 

Nhưng nguy hiểm nhất là chiến tranh ở các khu vực đang tranh chấp có thể xảy ra vì kinh tế phức tạp ở các cường quốc tả khuynh như Nga, Trung Hoa.

Câu chuyện kinh tế toàn cầu năm nay làm mình nhớ lại câu nói của vị cựu bộ trưởng tài chính Mỹ John Connally năm 1971, khi tổng thống Nixon tuyên bố bỏ bàng vị vàng để cai quản kinh tế toàn cầu như sau: “The dollar is our currency, but it’s your problem” - Đồng đô la là của chúng tôi, nhưng nó lại là vấn đề của các bạn!"

Asia Clinic, 11h39' ngày thứ Bảy, 31/01/2015

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

THÔNG BÁO TIẾN TRÌNH TRAO HỌC BỔNG QUỸ TÂY DU


Có nhiều bạn trẻ và phụ huynh viết thư hỏi chúng tôi tiến trình trao học bổng của Quỹ Tây Du như thế nào. Hôm nay chúng tôi viết bài này để thông báo cho mọi người được rõ.

Hằng năm chúng tôi sẽ nhận hồ sơ online qua hộp thư: quytaydu@gowestfoundation.org để xem xét.

Hạn chót nhận hồ sơ mở rộng và kết thúc vào ngày 28/02 mỗi năm cho kỳ trao học bổng mỗi năm.

Hồ sơ các bạn trẻ sẽ được Hội đồng Quỹ Tây Du đọc và quyết định phỏng vấn hay không phỏng vấn trong vòng 1 tháng – tháng 3 mỗi năm.

Tháng 4 chúng tôi sẽ thông báo qua điện thoại và email cá nhân của các bạn để hẹn ngày phỏng vấn. Phỏng vấn có thể trực tiếp qua skype hoặc trực tiếp tùy theo điều kiện cho phép.

Kết quả trao học bổng sẽ được công bố vào ngày 05/5/ hằng năm, đúng ngày thành lập Quỹ Tây Du.

Tiền học bổng sẽ được Quỹ Tây Du chuyển trực tiếp đến trường mà các bạn đã chọn học. Người nhận học bổng Quỹ Tây Du sẽ không được nhận tiền.

Mỗi năm ứng viên nhận học bổng Quỹ Tây Du phải cập nhật bảng điểm của mình cho Quỹ Tây Du để được tiếp tục được xét trao học bổng cho năm kế tiếp.

Tiêu chuẩn để nhận học bổng năm kế tiếp của ứng viên là GPA phải cao hơn 3.2/40.

Chúc các bạn thành công và may mắn.

Quỹ Tây Du, 11h38′ ngày thứ Sáu, 30/01/2015

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

BA BÀI HỌC VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG CỦA HOA KỲ

Bài đọc liên quan:


Sau 6 năm đảng Dân Chủ năm quyền điều hành quốc gia, Hoa Kỳ đã vượt qua khủng hoảng một cách thần kỳ, khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2003. Nó đã thúc đẩy mức độ khả quan về tạo ra công ăn việc làm. Nhận lãnh một nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp khoảng 10% từ tay của đảng Cộng Hòa, nay chỉ còn 5,6%. Nhận lãnh một cuộc đại suy thoái và phá sản hàng loạt tổ chức tài chính lớn như Lehman Brothers vào năm 2008, để hôm nay Tổng Thống Obama có bài phát biểu kiêu hãnh: "Bóng tối khủng hoảng đã qua" hôm 21/01/2015.

Nhìn lại 6 năm nước Mỹ vượt qua đại suy thoái lớn nhất kể từ 1933 đến nay chúng ta có 3 bài học cần đúc kết về Hoa Kỳ suốt trong quá trình hình thành và phát triển của cường quốc này, để chúng ta có hướng đi, mà phải bắt tay vào làm việc với một chương mới - như lời ông Obama nói: "A brighter future is ours to write. Let's begin this new chapter -- together -- and let's start the work right now."

Bài học thứ nhất: một nền chính trị và văn hóa dễ chuyển đổi

Với một nền chính trị đa nguyên tản quyền, trao quyền sở hữu cá nhân đến gần như tuyệt đối dưới sự điều hành của tam quyền phân lập. Nó đã giúp cho thể chế của Hoa Kỳ nhanh thay đổi để đáp ứng với tình hình mới.

Với một nền văn hóa đa dạng của hầu hết các chủng tộc trên thế giới - mà tôi đã viết: Hoa Kỳ là cái sọt rác tinh hoa của toàn cầu. Cho nên nền chính trị đa nguyên tản quyền và tôn trọng sự khác biệt đã giúp cho sự hòa hợp, hòa giải lối sống, phong tục, tập quán khác nhau dưới một nền luật pháp tam quyền phân lập, để thúc đẩy sức mạnh cá nhân của mỗi con người đến tối ưu.

Đảng Cộng Hòa chú trọng đối ngoại, giao quyền cai quản nội địa đến từng tiểu bang. Ngược lại, đảng Dân Chủ chú trọng đối nội, nắm quyền điều hành quốc gia đến từng tiểu bang, đối ngoại là nhằm củng cố kinh tế và sức mạnh của Hoa Kỳ, khi cần.

Nếu 8 năm trước đó, chính quyền của ông Bush con đã chú tâm đến những cuộc chiến chống khủng bố và ở Trung Đông bằng quyền lực cứng; giảm thuế cho giới giàu có để tăng đầu tư đưa đến đóng băng bất động sản và đại suy thoái kinh tế. Ngược lại, 6 năm qua ông Obama đã chú trọng đến giáo dục, y tế, tăng thuế nhà giàu và trung lưu, và chăm lo thúc đẩy kinh tế trong nước Mỹ. Vấn đề đối ngoại chú trọng đến lợi ích kinh tế và quyền lực mềm của Hoa Kỳ, bằng những xoay trục, rút dần quân ở Trung Đông; kêu gọi sự hợp tác với phương Tây và toàn cầu chống khủng bố.

Mỗi chính sách đều có mặt lợi, và mặt hại. Song áp dụng chính sách của mỗi đảng phái nhuần nhuyễn và uyển chuyển đúng thời kỳ lại làm cho nước Mỹ dễ thay đổi, nhằm phù hợp với tình hình mới là "nghệ thuật của sự có thể" mà chỉ Hoa Kỳ mới có. Ngay cả các quốc gia tiên tiến ở phương Tây - cựu lục địa - cũng không thể có được sự đa dạng, phong phú và dễ chuyển đổi như Hoa Kỳ.

Bài học thứ Hai: Tài nguyên vô tận và vô giá của một quốc gia là con người

Với việc tiên phong giao quyền tự trị đại học từ thế kỷ XIX đến nay, và với chính sách chăm lo giáo dục, y tế để tái tạo sức lao động và thúc đẩy hết tiềm năng vô tận của con người, chính quyền Hoa Kỳ luôn cho ra đời những sáng tạo đi trước thời đại.

Với thể chế tư hữu đến mọi người dân, Hoa Kỳ là nơi tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công dân Hoa Kỳ phát triển đến tối ưu nhất có thể. Ở Hoa Kỳ, một anh thợ hớt tóc, hay một công nhân phụ hồ cũng có thể sống bằng sự cần cù của mình có đời sống không thua tầng lớp trung lưu làm việc cho chính phủ, hoặc trường đại học.

Sáng kiến tìm ra dầu đá phiến đã được manh nha từ 20 năm trước, hôm nay nó đã biến Hoa Kỳ từ một quốc gia phụ thuộc về năng lượng, do tiêu thụ năng lượng 20% toàn cầu, trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ số 1 thế giới, độc lập với thế giới về năng lượng. Nó đã giúp giá dầu thế giới trong khủng hoảng kinh tế có lúc lên đến 140 đô la 1 thùng, chỉ trong 6 tháng qua giá dầu chỉ còn khoảng 47 đô la 1 thùng. Chưa hết, chế ra một sản phẩm là nguồn năng lượng nhiệt hạch như mặt trời đang là hiện thực, để con người giảm sự lệ thuộc dầu hỏa, khi trữ lượng dầu thế giới đang cạn dần.

Cái văn hóa dễ chuyển đổi làm cho người dân Hoa Kỳ dễ dàng gạt bỏ cái cũ đã lỗi thời, dù đang có thu nhập bền vững, để làm ra cái mới có lợi nhuận cao hơn. Những thế hệ phần mềm Microsoft thi nhau ra đời; những Iphone và Ipad các thế hệ nối tiếp nhau ra đời; những xe hơi sử dụng pin như Tesla Motors ra đời; một thời kỳ mới với phân sinh học cải thiện môi trường, v.v... đã minh chứng nguồn tài nguyên vô tận là con người đã được chính trị và văn hóa giáo dục Hoa Kỳ khai thác triệt để.

Từ 71 năm qua, khi thế giới cánh hữu trao quyền điều hành thế giới, nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng tất cả những nhiệm vụ ấy đều được giải quyết tốt là nhờ vào một thể chế chính trị kinh tế Hoa Kỳ biết khai thác sức mạnh của con người trên mọi lĩnh vực.

Bài học thứ ba: Chọn nhân tài để lãnh đạo quốc gia

Hoa Kỳ không thiếu tài nguyên thiên nhiên ân sủng, nhưng họ không như các quốc gia khác như Nga, Trung Hoa, Việt Nam, Nigeria, Venezuela, v.v... chỉ biết chủ yếu dựa vào bán tài nguyên thiên nhiên để phát triển, mà thậm chí họ còn mua thêm sản phẩm như dầu từ các quốc gia khác để dự trữ và tiêu thụ. Sức mạnh của Hoa Kỳ là sức mạnh của sự thịnh vượng do Andrew Carnegie đưa ra vào năm 1889, như một thánh kinh phúc âm cho từng con người sống trên trái đất này - sức sáng tạo và tính nhân bản của con người.

Hoa Kỳ không thiếu nhân tài, vì Hoa Kỳ là cái sọt rác của tinh hoa thế giới quy tụ về. Hoa Kỳ cũng đã trải qua bao đau đớn kéo dài hơn 100 năm thời kỳ phân biệt chủng tộc, chiếm hữu nô lệ. Nhưng Hoa Kỳ cũng là quốc gia tiên phong xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ, và cũng là quốc gia đầu tiên của thế giới tiên tiến chọn lãnh đạo quốc gia là người da màu, vì tài năng, và vì quốc gia dân tộc. Họ đã không nhầm khi chọn Obama, vị tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, để ước mơ của Martin Lutherking trở thành hiện thực.

Không ai giỏi tất cả mọi lĩnh vực ở thế giới mà kiến thức loài người mỗi ngày, mỗi giờ luôn có phát minh như thời chúng ta đang sống. Nhưng một nhà lãnh đạo tài giỏi là biết quy tụ con người tài năng quanh mình, và biết dùng người giỏi hơn mình, để biến nguy nan thành cơ hội cho phát triển.. Vì trong nguy cơ luôn tiềm tàng cơ hội tốt. Obama đã làm được điều này, ông xứng đáng với giải Nobel Hòa Bình đã được trao năm 2009, không chỉ vì ông thuyết phục được nhân dân Mỹ hãy chọn người da màu làm lãnh đạo thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, mà ông còn là một lạnh đạo tài năng đưa Hoa Kỳ ra khỏi vũng lầy đại suy thoái.

Kết

Không phải ngẫu nhiên mà một quốc gia như Hoa Kỳ sau khi ra đời chỉ 168 năm - 1776 đến 1944 - đã trở thành cường quốc số 1 thế giới. Ba bài học quý giá này không chỉ giúp Hoa Kỳ vượt lên trên tất cả các quốc gia khác trên thế giới, mà còn là 3 yếu tố luôn đi theo Hoa Kỳ trong lúc nguy nan, họ biết biến thành cơ hội. 

Asia Clinic, 11h32' ngày thứ Sáu, 23/01/2015

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

THỬ NHÌN TƯƠNG LAI NƯỚC VIỆT

Bài đọc liên quan:

Lược qua

Ý thức hệ là lý thuyết do con người nghĩ ra từ lịch sử và thực tế sinh động. Hình thái xã hội là thực hành đi theo ý thức hệ cũng do con người nghĩ và làm ra nó. Nếu ý thức hệ do các nhà tư tưởng - nhà khoa học xã hội hoặc hiền triết - nghĩ ra, thì hình thái xã hội đi theo ý thức hệ ấy lại là do chính trị gia thực hiện.

Giữa lý thuyết và thực hành có nhiều khoảng cách mà con người quyết định. Trong đó, 2 yếu tố tư hữu và quyền lực của con người làm cho thành quả của thực hành và lý thuyết không thể giống nhau. Đó là sự bất cập của mọi vấn đề, cho nên Johann Wolfgang von Goethe có câu nói nổi tiếng: "Lý thuyết là một màu xám xịt, nhưng cây đời vẫn mãi xanh tươi".

Lược qua thế giới cho đến hôm nay, duy chỉ còn 3 quốc gia đi theo hình thái xã hội đơn nguyên tập quyền: Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba. Các quốc gia có nền chính tri độc tài khác như Trung Cộng về mặt hình thức vẫn là quốc gia đa nguyên, nhưng các đảng phái khác chỉ là để có tên, có vị với đời. Tuy vậy, để hình thái xã hội chuyển từ đơn nguyên tập quyền chuyển sang đa nguyên tập quyền là một vấn đề rất lớn, dù đó là đa nguyên giả hiệu như Trung Cộng.

Chính vì thế, một xã hội đa nguyên tập quyền do quân đội nắm giữ, như Hàn Quốc từ 1953 đến 1987 hay Miến Điện từ 1974 đến 2011 là một giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, và có vai trò lịch sử bản lề cho họ đi đến thịnh vượng, tự lực, tự cường không thể tránh khỏi.

Nhìn lại nước Việt

1945 - 1975 - 2015 là 3 cột mốc lớn của lịch sử nước Việt Nam thời hiện đại. Nếu 1945 là một sự lựa chọn, thì 1975 là một sự hiển nhiên, và 2015 là một sự lựa chọn khác. Tất cả 3 dấu mốc thời gian và 3 sự kiện quan trọng đều quyết định từ nhân định, một trong 3 yếu tố quan trọng cho bất kỳ một sự kiện nào: thiên, địa và nhân.

Địa lý Việt Nam như tôi đã viết trong Thoát Trung Luận 1, rất đặc biệt, không cần nhắc lại. Nó góp phần không nhỏ cho ngàn năm đô hộ giặc Tàu và trăm năm đô hộ giặc Tây, 30 năm năm nội chiến từng ngày, để có hôm nay phải làm lại từ đầu bằng sự bắt buộc phải có một sự lựa chọn khác với năm 1945!

Nhân định là điều kiện cần, còn thiên định mới là điều kiện đủ. Vấn đề chính trị Việt Nam - đặc biệt là tự do dân chủ trong một hình thái xã hội đa nguyên tản quyền - là vấn đề rất lớn cần thời gian dài tính bằng nhiều thập kỷ. Vì hoàn cảnh lịch sử và hậu quả của không chỉ do đất nước và con người Việt quyết định mà là của cả 2 ý thức hệ tả hữu trải dài 167 năm qua, nếu tính từ khi học thuyết Marx Engels ra đời - 1848 - 2015. Nó không riêng ở Việt Nam, mà là diễn ra khắp 4 châu lục Âu, Á, Mỹ và Phi. 

Trong 167 năm xuất hiện học thuyết Marx Engels thì mãi đến 69 năm sau - 1917 - học thuyết này mới được hiện thực nó thành hình thái xã hội đơn nguyên tập quyền do một chính trị gia xuất chúng là Vladimir Ilyich Lenin tại nước Nga, sau đó là cả Đông Âu và một số chư hầu đi theo cộng sản khắp các châu lục Á, Phi và Mỹ. Dù hình thái xã hội của Vladimir Ilyich Lenin làm ra là xấu xa và thói nát, nhưng nó vẫn cứ tồn tại 70 năm ở nơi nó sinh ra. Và ngày nay, nó biến thái để tồn tại ở một số quốc gia chư hầu của Xô Viết ngày ấy: Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba.

Ở Việt Nam, học thuyết Marx Engels và hình thái xã hội đơn nguyên tập quyền đã có mặt và hình thành tới hôm nay đã ngót 85 năm - 1930 - 2015. Trong một nghiên cứu xã hội học về lãnh đạo cộng đồng thì, chỉ cần 2% cộng đồng cùng chí hướng biết đoàn kết sẽ lãnh đạo 98% còn lại không có sự đoàn kết và chí hướng. Với gần 4 triệu đảng viên và hơn vài chục triệu thân nhân của các đảng viên cộng sản ở Việt Nam, cùng với mô hình đơn nguyên tập quyền hiện nay, nếu người cộng sản không tự thay đổi, thì dân Việt hầu như vô vọng để làm thay đổi nước Việt thoát cảnh nô lệ Trung Cộng trong tương lai gần.

Kết

Hàn Quốc mất 34 năm để từ đa nguyên tập quyền thoát thai trở thành đa nguyên tản quyền, và sau đó là 18 năm - 1987 - 2015 - để trở thành cường quốc kinh tế nằm trong G 20 ngồi họp quyết định vận mệnh kinh tế toàn cầu hằng năm.

Miến Điện sau khi ra khỏi thuộc địa Anh, họ đã thành cường quốc châu Á từ 1970. Nhưng phong trào cộng sản quốc tế đã biến họ quay về đa nguyên tập quyền vào năm 1974, rồi kéo dài 37 năm, mãi đến 2011, Miến Điện mới bắt đầu hình thái đa nguyên tản quyền như hôm nay. Họ chỉ cần thời gian vài thập kỷ sẽ thành cường quốc kinh tế.

Venezuela đang ngụp lặn trong suy sụp kinh tế do đa nguyên tập quyền mà Hugo Chavez gây ra. Nhưng nhìn về mặt khoa học, Venezuela dễ trở thành cường quốc hơn Việt Nam, khi họ nhìn ra đa nguyên tản quyền là mấu chốt của sự thịnh vượng.

Việt Nam kéo dài 85 năm đơn nguyên tập quyền, và hôm nay đang tụt hậu thua cả Cambodia và Lào, vì văn hóa đạo đức và giếng mối gia đình đã tan vỡ. Như vậy cần bao lâu để Việt Nam có hình thái đa nguyên tập quyền, rồi cần bao lâu nữa từ đa nguyên tập quyền để chuyển sang đa nguyên tản quyền, rồi sau đó, cần bao lâu nữa Việt Nam mới trở thành cường quốc kinh tế để ngồi vào bàn hội nghị quyết định kinh tế toàn cầu như Hàn Quốc hôm nay?

Có lẽ, phải ít nhất một thế kỷ, với điều kiện các chính khách cộng sản thực tâm muốn làm tốt vì quốc gia dân tộc. Nếu không, nước mất nhà tan là tương lai gần chỉ trong một thập niên.

Asia Clinic, 18h03' Chúa nhựt, 18/01/2015

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

THOÁT TRUNG LUẬN 4

Bài đọc liên quan: Ba bài Thoát Trung Luận

Hồi tháng 6/2014, tôi tiếp xúc với 1 chuyên gia kinh tế đáng kính. Tôi cho rằng ở Việt Nam bây giờ chỉ có người này là đáng kinh và có trình độ thực sự. Nói chuyện với nhau cả tiếng đồng hồ, và cũng bàn quanh chuyện làm sao để GO WEST Foundation thực hiện được nhiệm vụ của nó? 

Chuyên gia kinh tế này giờ đã lớn tuổi, nhưng mỗi ngày làm việc từ 18 - 20 giờ đồng hồ, chỉ vì thực hiện nổ lực cho một đề tài lớn: "Làm sao để thoát sự lệ thuộc kinh tế Trung Hoa?". Vấn nạn Việt nam hôm nay là nguy cơ mất nước từ vấn nạn lệ thuộc Trung Hoa.

Theo tôi, không phải lãnh đạo Việt Nam không biết, không hiểu những gì nền kinh tế chính trị Việt đang yếu kém. Nhưng hiện tình Việt Nam đang bị mắc vào một cái bẫy lớn với Trung Hoa sau Hội nghị Thành Đô 1990 là: bị phụ thuộc cả chính trị và kinh tế. Để thoát ra khỏi sự phụ thuộc này là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nổ lực của cả dân tộc và của cả đảng cầm quyền hiện nay. Vì sự phụ thuộc hiện nay đã hình thành từ 25 năm chứ không phải chỉ một ngày hay một tháng.

Sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Hoa vì hàng giá rẻ không chỉ một vài nước bị như Việt Nam, mà ngay cả Hoa Kỳ cũng bị lún vào tình trạng này, nếu các bạn có đi Hoa Kỳ và vào những siêu thị lớn và nhỏ như Costco hay Walmart etc, các bạn sẽ thấy tràn ngập hàng tiêu dùng có nhãn Made in China, nhưng hàng có chất lượng tốt, mà giá cực rẻ.

Khác với Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Việt Nam có một biên giới dài ở phía Bắc giáp với Trung Hoa. Lại thêm hông sườn Tây có Lào và Cambodia yếu kém có thể ngã về Trung Hoa, khi Trung Hoa sử dụng chiêu bài kinh tế và văn hóa để chiêu dụ. Nên việc thoát Trung Hoa vô cùng khó khăn, nếu chính quyền Việt Nam không đoàn kết và đồng lòng.

Khó khăn nữa là, với chính quyền Việt Nam hiện nay là chưa có 1 lãnh tụ xứng tầm, để có đủ về cả uy tín và tài năng tập hợp lực lượng quanh mình nhằm làm việc Thoát Trung Hoa.

Việc Thoát Trung Hoa là việc cần làm cấp kỳ và ưu tiên số một. Trong tiến trình Thoát Trung Hoa có 2 vấn đề là Thoát kinh tế và Thoát chính trị. Kinh tế là chính trị, nên mới có môn kinh tế chính trị học là vậy. 

Về chính trị

25 năm sau hội nghị Thành Đô, bên Trung Hoa đơn nguyên tập quyền đi theo màu sắc Trung Hoa, thì Việt Nam cũng đơn nguyên tập quyền đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chỉ khác nhau ngôn ngữ, chơi chữ với nhau, thực chất là rập khuôn Trung Hoa.

Rập khuôn chính trị đơn nguyên tập quyền chưa đủ, Việt Nam còn rập khuôn cả sở hữu công mà Trung Hoa đang sử dụng. Một đất nước muốn lớn mạnh cần phải giải phóng hết tiềm năng của con người. Muốn giải phóng được tiềm năng của con người thì phải có nền chính trị công nhận và khẳng định sở hữu riêng tư từ trí tuệ đến lao động giản đơn, và cả vật chất, của cải họ làm ra.

Tôi không thể làm lụng suốt đời để nua 1 mảnh đất, xây 1 căn nhà mà tôi chỉ được quyền sử dụng mà không được quyền sở hữu nó. Trong khi đó, mảnh đất mà có căn nhà của tôi đã mua và xây dựng đó có thể bị chính sách bứng đi lúc nào cũng được, mà tôi không có quyền định đoạt. Tôi cũng không thể sáng kiến phát minh để rồi sáng kiến phát minh đó tôi không được bảo vệ về quyền lợi cho riêng mình.

Một nền chính trị đơn nguyên không có bộ lọc là miền đất cho độc tài và tham nhũng nảy mầm tốt. Rồi chính độc tài và tham nhũng sẽ là yếu tố làm phá tan luật pháp, suy yếu quốc gia. Họa mất nước dưới tay Trung Hoa cũng từ nền chính trị đơn nguyên tập quyền mà ra.

Một nền chính trị đơn nguyên có mặt hầu hết các ngành nghề tronhg xã hội, nhưng không thúc đẩy các ngành nghề mà phát triển, giải phóng sức lao động và sáng tạo, mà chỉ để rình mò người dân và xem dân là kẻ bị trị, thậm chí là thế lực thù địch, dù chỉ là tư duy cấp tiến và khai phóng.

Nền chính trị đơn nguyên tập quyền bóp chết nền giáo dục, thì không thể tạo ra nhân tài phục vụ cho đất nước. Một nền chính trị tốt là nền chính trị phải tạo ra một nền giáo dục tự chủ và khai phóng tư tưởng mới làm ra nhân tài và sáng tạo.

Một nền chính trị đơn nguyên đến giai đoạn thoái trào, nên đã đẻ ra một bộ máy cồng kềnh để bao vệ ngai vàng cho giai cấp cầm quyền. Nó ngốn tiền chính sách quá lớn, buộc phải đẻ ra chính sách để khoan sức dân bằng bao nhiêu thuế, phí đè lên người dân trong khi nền kinh tế đang suy thoái cũng vì chính trị yếu kém.

Muốn thoát Trung Hoa phải thoát ra khỏi nền chính trị đơn nguyên và tập quyền, để hình thành một thể chế giải phóng sức dân và tư liệu sản xuất có luật pháp nghiêm minh. Từ đó, mới có một quốc gia tự lực, tự cường như Hàn Quốc, Đài Loan đủ sức để sống bên cạnh Trung Hoa.

Về kinh tế

Nền chính trị đơn nguyên và sở hữu cong tư liệu sản xuất đã làm cho nền kinh tế ngày càng yếu kém. Do nền chính trị đơn nguyên đã làm phá vỡ quy luật cung cầu, và cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế thị trường. Sau 25 năm năm cởi trói, nền kinh tế Việt Nam sao y bản chính kinh tế Trung Hoa - bán tài nguyên và sức lao động để sống, cộng thêm lượng kiều hối của Việt kiều gửi về là chính.

Tăng trưởng kinh tế 25 năm sau cởi trói bản chất là nhờ vào đổi tài nguyên, môi trường và đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng. Bài học kinh tế này được sao y bản chính từ Trung Hoa thời Giang Trạch Dân. Hậu quả của nó hôm nay cả Trung Hoa và Việt Nam đang trong tình trạng nợ công vì đóng băng bất động sản. Nhưng Trung Hoa là một thị trường lớn 1,4 tỷ dân, có một nền công nghiệp phụ trợ vững mạnh, các đại học Trung Hoa được khai phóng hơn Việt Nam, nên bài toán của Trung Hoa dễ giải hơn Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam thì công nghiệp phụ trợ cho đến nay là con số không tròn trĩnh. Vì không có sáng kinh và phát minh làm ra sản phẩm.

Sản xuất để xuất khẩu của Việt Nam chỉ là gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoại trừ những gì người nông dân và ngư dân làm ra.

Doanh nhân Việt Nam đa phần làm dịch vụ - cò mồi. Một số rất ít doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mang tính thủ công và công nghiệp nhẹ. Từ tư duy cò mồi đó, sản sinh ra một văn hóa doanh nhân Việt chỉ làm ăn chụp giật, ngắn hạn, lừa đảo, đến nỗi ngay cả những doanh nhân đang là quan lớn của đảng cầm quyền cũng làm ăn chụp giật và lừa đảo, mà tìm kiếm một doanh nghiệp có tính vững bền như tìm sao trên trời giữa ban ngày.

Muốn thoát Trung Hoa về kinh tế, nếu là doanh nghiệp thì không tiếp tay nhập lậu hàng dõm của Trung Hoa vào Việt Nam, mà phải xuất hàng Việt Nam sang Trung Hoa nhiều hơn nữa, và chọn lựa hàng tốt của Trung Hoa để nhập về.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp còn có nhiệm vụ phải phát triển hệ thống công nghiệp phụ trợ, và sản xuất hàng tiêu dùng cho xã hội với chất lượng tốt.

Doanh nghiệp cần có văn hóa hợp tác với các đại học và viện nghiên cứu để tài trợ thúc đẩy khoa học kỹ thuật nước nhà phát triển đi đến tự lực các mặt hàng tiêu dùng trước mắt, và tương lai là khoa học công nghệ phát triển. Đỉnh cao của văn hóa doanh nhân là hiến tặng tài sản cho các trường đại học nghiên cứu, làm ra sáng tạo phục vụ cộng đồng, ở Việt Nam chưa bao giờ có. Ngay bây giờ phải cần tạo dựng, thay vì xây đền đài chùa chiền để buôn thần bán thánh, tư lợi.

Bên cạnh cải tạo doanh nghiệp, cần phải cho dân tiêu dùng cần chọn lọc hàng Trung Hoa mà dùng chứ đừng thấy rẻ mà lợi bất cập hại. Bản thân tôi đã từng dùng quần sooc sản xuất ở Trung Hoa, nhưng cùng 1 sản phẩm sản xuất ở Trung Hoa thì mua ở Việt Nam thì mặc bị dị ứng ngứa khắp người, trong khi đó, quần mua ở Hoa Kỳ cũng sản xuất ở Trung Hoa thì không bị dị ứng. Điều này cho thấy, không phải sản phẩm nào của Trung Hoa cũng xấu, mà xấu là do doanh nghiệp nhập hàng từ Trung Hoa không có đạo đức.

Cái nhìn Thoát Trung sau hội nghị trung ương 10 khóa XI

Tổng kết hội nghị trung ương đảng cầm quyền khóa XI hôm 12/01/2015 vừa qua, kết luận của tổng bí thư là, hội nghị thống nhất đổi mới chính trị, không phải thay đổi chế độ. Trong đó, bản chất của đảng và nhà nước cầm quyền là không thay đổi, đảng cầm quyền độc quyền thông tin truyền thông và quân đội.

Chế độ được định nghĩa là chỉnh thể chính trị, kinh tế, văn hoá hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định. Chế độ hiện nay là được hình thành do hoàn cảnh lịch sử Việt Nam nội chiến sau bị đô hộ trăm năm của người Pháp.

Lịch sử thế giới và nước Việt từ khi có con người cho thấy rằng, dù là bất kỳ chế độ nào đi nữa, thì cũng phải vì quốc gia và dân tộc. Quốc gia dân tộc là trường tồn và vô hạn, chế độ là nhất thời và hữu hạn. Bảo vệ tổ quốc và dân tộc mới là mục tiêu chân chính của một chế độ, chứ không phải bảo vệ chế độ là mục tiêu tối hậu. Một đảng phải chỉ biết bảo vệ chế độ do đảng ấy lập ra thì chắc chắn đảng phái chính trị ấy sẽ mất lòng dân và sụ đổ.

Chế độ hiện tại là chế độ sao y bản chính từ Trung Hoa như đã trình bày, thế thì đổi mới chính trị là đổi mới cái gì? Không thay đổi chề độ thì làm sao thoát Trung Hoa, và làm sao để tự lực tự cường?

Chính trị là một nghệ thuật của sự có thể. Chính khách lưu danh sử sách là chính sách sử dụng nghệ thuật này hiệu quả nhất cho quốc gia và dân tộc, chứ không phải loại chính khách bảo vệ chế độ để phục vụ cho quyền lợi cá nhân và nhóm quyền lợi của đảng cầm quyền.

Asia Clinic, 15h46' ngày thứ Tư, 14/01/2015

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

VIỆT NAM CẦN MỘT CÁ NHÂN NHƯ THẾ NÀO CHO NHIỆM KỲ XII?


Bài đọc liên quan:
+ Thành tâm, hồi hướng, cơ hội cuối cùng cho giới lãnh đạo Việt Nam

Cho đến thời điểm này chưa có bất kỳ một lực lượng nào có thể thay thế được đảng cầm quyền tại Việt Nam để cai quản quốc gia. Nên bài viết cũng chỉ giới hạn trong lực lượng này để ngậm ngải tìm trầm.


Vài nét nhiệm kỳ XI

Nếu ai từng theo dõi tình hình kinh tế và chính trị nước Việt trong gần 4 năm qua, đến hôm nay nhiệm kỳ XI của đảng cầm quyền xem như hoàn toàn thất bại trong điều hành kinh tế và bộ máy chính trị trong cai quản đất nước. 

Kinh tế hơn nửa nhiệm kỳ đầu của lần thứ XI theo nhận định của chuyên gia là yếu nhất trong 30 năm qua, với lạm phát phi mã, đồng tiền mất giá, thiểu triển, vì bất động sản đã bảo hòa, và đóng băng chưa thấy ngày trở lại, khoảng cách giàu nghèo gia tăng. Luật pháp biểu hiện sự bất lực trong chính hệ thống điều hành, tham nhũng thành quốc nạn. Về chính trị thì lắm rối ren biểu hiện rõ nhất trong kỳ hội nghị trung ương lần thứ 6, năm 2013. 

Hầu như cả nhiệm kỳ XI này, công việc của lãnh đạo chỉ quanh đi quẩn lại chỉ là chuyện nội bộ lãnh đạo đang rối trong mọi vấn đề. Về xã hội thì đạo đức xuống cấp, giáo dục mất phương hướng, giềng mối gia đình đổ vỡ. Lòng tin người dân hầu như không còn, ngoại trừ nhóm có quyền lợi trong cầm quyền vì chén cơm manh áo cá nhân của họ. Đối ngoại quá nhiều vấn đề sóng gió với Trung Hoa trong chính trị, trên biên cương lãnh thổ và trong kinh tế giao thương hầu như lép vế và lệ thuộc. 

Những bức thiết cần phải thoát ra sự phụ thuộc về kinh tế và chính trị với Trung Hoa là điều phải làm từ nhiệm kỳ thứ XII. Chính vì thế, để đi tìm nhân lực lãnh đạo đất nước từ đảng cầm quyền trong một thể chế đơn nguyên, tập quyền như Việt Nam hiện nay là điều vô cùng quan trọng và khó khăn.

Chính vì thế, nhiệm kỳ XII của đảng cầm quyền ở Việt Nam đòi hỏi một nhiệm vụ lớn lao như là một cuộc cách mạng xã hội cho một giai đoạn mới. Năm 2016, nếu đánh giá đúng thì là năm bản lề cũng giống như năm 1989 khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Thế giới đang thay đổi đến chóng mặt. Mới ngày nào Nga hùng cường sau sụp đổ nhờ giá dầu cao, nhưng chỉ 3 tháng đã trở thành quốc gia nghèo. Trung Hoa vẫn tăng trưởng nhưng đóng băng bất động sản, nợ công, và tham nhũng đang làm chao đỏa chế độ. Hoa Kỳ suy trầm kinh tế nợ công ngập đầu, nhưng chỉ với 6 năm đã phục hồi mạnh mẽ. Xoay trục Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sau 40 năm bỏ sang Trung Đông là cơ hội và thách thức cho nhà lãnh đạo mới của Việt Nam.

Hôm 05/01/2015 đảng cầm quyền ở Việt Nam họp hội nghị lần thứ 10 của nhiệm kỳ XI. Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 12/01/2015. Lẽ ra, hội nghị này đã được tổ chức trước khi kết thúc năm 2014, nhưng vì nhiều lý do quốc nội và đối ngoại, nên phải dời lại đầu năm 2015. Nó cho thấy, hội nghị 10 lần này rất quan trọng, mặc dù, từ đây cho đến đại hội đảng lần thứ XII vào năm 2016 có thể còn ít nhất 3 đến 4 kỳ hội nghị nữa. 

Như đã nói ở trên, quan trọng bật nhất là thảo luận để tìm ra một bộ máy đứng đầu đất nước cho nhiệm kỳ XII, trong đó nhân vật cầm đầu là vô cùng khó trong bối cảnh nhân lực lãnh đạo Việt Nam trong vài thập niên gần đây. Như vậy, nhân vật cầm đầu cho lãnh đạo Việt Nam trong nhiệm kỳ tới cần hội đủ những điều kiện gì?

Về tư duy triết học

Theo quy luật mâu thuẫn trong Triết học thì: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời."

Trong 1 tổ chức độc tài cầm quyền ở các quốc gia theo hình thái xã hội đơn nguyên tập quyền cũng không tránh khỏi mâu thuẫn nội tại. Tình hình chính trị Việt Nam hiện nay và trong quá khứ cũng không tránh khỏi mâu thuẫn nội tại tranh ngôi đoạt vị ăn chia.

Trong mâu thuẫn có 2 loại không đối kháng và đối kháng 1 mất 1 còn.

Khi mâu thuẫn nội tại trở thành mâu thuẫn đối kháng một mất, một còn, không thể thỏa hiệp và thống nhất ăn chia được nữa thì cũng giống như Liên Xô và Đông Âu, tự họ sẽ giết họ.

Thế thì thời điểm nào tự cộng sản sẽ tự giết mình?

Một đặc điểm chung của các quốc gia theo cộng sản là chỉ biết bán tài nguyên để ăn. Khi tài nguyên cạn kiệt, đó là lúc không còn gì để ăn chia nữa, cũng là lúc cộng sản tự xâu xé lẫn nhau, và sụp đổ, vì mâu thuẩn đối kháng xuất hiện đóng vai trò chủ chốt của tiến trình đấu đá ăn chia. Việt Nam giờ thì rừng đã hết, biển đang đe dọa mất do Trung Hoa, hầm mỏ của đã cạn, quỹ đất các thành phố không còn, giờ chỉ còn tài nguyên vô tận là con người Việt hơn 90 triệu, với khoa học kỹ thuật để đưa đất nước đi lên mà thôi. Nếu không thức tỉnh để có một sự thay đổi tư duy thì ắt cái gì đến phải đến.

Nên nhà lãnh đạo Việt 2016 phải có tư duy đổi mới triệt để, chứ không cởi trói như giai đoạn 1990 được.

Về đối nội

Nhà lãnh đạo tối cao nước Việt nhiệm kỳ tới về đối nội đòi hỏi phải đáp ứng những yếu tố tối quan trọng sau đây:

Phải tập hợp được lực lượng quanh mình. Muốn làm cách mạng xã hội cho bất kỳ một thời kỳ nào của một đất nước điều kiện cần là người lãnh đạo ấy phải có lực lượng đông đảo ủng hộ mình. Lực lượng ấy không chỉ trong dân, mà quan trọng nhất là trong đảng cầm quyền ở một hình thái chính trị đơn nguyên tập quyền như ở Việt Nam hiện nay.

Dĩ nhiên, lực lượng này phải đủ tài năng và đức độ để đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu bức thiết mà nước Việt đặt ra trong một thời kỳ mới chuyển tiếp. Việt Nam hiện nay không thiếu người tài, vấn đề là việc sử dụng những người đức độ nhất trong số những người tài đó.

Phải nắm kinh tế đất nước nói chung và kinh tế gia đình nói riêng. Làm chính trị trước tiên phải giàu, không chỉ giàu, mà phải giàu vào bậc nhất xã hội. Nếu không giàu có thì mọi ước muốn tốt đẹp của chính trị gia sẽ là ảo tưởng. Lịch sử Việt Nam và thế giới, mọi cuộc cách mạng vô sản đều đi đến chỗ tha hóa, tham nhũng và đẩy đất nước trở lại độc tài, tàn ác, dù lý tưởng trước đó là rất "tốt đẹp"!

Khác với một xã hội đa nguyên tản quyền, kinh tế cá nhân chỉ cần trung lưu thì một chính khách yêu nước, có tài, có đức có thể đứng ra lãnh đạo quốc gia. Vì mọi đường lối chính sách ở xã hội này đều có bộ lọc của đa nguyên kiểm tra chặt chẽ.

Với một xã hội đơn nguyên tập quyền như Việt Nam, ngoài có tài, có đức, có lòng yêu nước, thì người lãnh đạo cần phải giàu có đến độ không còn muốn làm giàu nữa, thì mới không rơi vào tha hóa và tham nhũng! Vì chính sách, chi tiêu cho chính sách và thực thi chính sách ở một xã hội đơn nguyên tập quyền đề chính do lãnh đạo làm ra, mà không có bất kỳ một bộ lọc nào kiểm tra nó.

Phải có đủ quyền hành để cải cách thể chế. Đây là điều kiện không có không được, vì tất cả các hệ lụy của Việt Nam trong 40 năm qua vẫn còn nhược tiểu và thụt lùi hơn cả Campuchea và Lào là từ thể chế chính trị mà ra. Thể chế chính trị đúng thì lòng tin người dân sẽ được

Về đối ngoại

Người đó phải có những yếu tố sau đây hội thành để tạo ra một tiền lệ tốt trong tương lai.

Phải có khả năng bang giao đa điện, được với cả hai phe cánh ta và cánh hữu của thế giới. Dĩ nhiên cả với khối trung dung không liên kết. Phải quan hệ tốt với Hoa Kỳ và phương Tây, nhưng cũng phải được lòng tin của Trung Hoa, Nga và cả Ấn Độ là điều cực kỳ quan trọng cho Việt Nam trong thời kỳ sau 2016.

Với Hoa Kỳ và phương Tây thì cần phải có sẵn nền tảng cũ được tin cậy. Ngoài ra, cải cách thể chế từng bước để tạo lòng tin đi đến hợp tác chiến lược toàn diện, nhằm tạo sức mạnh đa phương trong cục diện khu vực Trung Hoa đang bành trướng trong màu sắc "hòa bình" của họ ở biển Đông và khu vực.

Với Trung Hoa thì chúng ta không thể di dời địa chính trị của chúng ta đi nơi khác. Nên cần phải có sách lược phù hợp như Miến Điện đã làm trong 3 năm qua. Với Nga, ân tình cũ không nên bỏ, nhưng cũng phải hiểu rằng, ngay cả thân của nước Nga cũng đang không tự lo nổi, thì nếu có sự kiện Trung Hoa chiến 7 đảo bãi đá ngầm Trường Sa 1988 lần nữa, thì dù Nga đang đóng quân ở cảng Cam Ranh và tàu chiến của họ có mặt ở biển Đông, thì họ cũng sẽ tiếp tục làm ngơ để mất.

Nên nhớ rằng, lịch sử đã chứng mình là không có quốc gia nào muốn từ bỏ thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Hoa để lo cho Việt Nam khi Trung Hoa có xâm chiếm Việt Nam.

Kết

Trong 16 vị đứng đầu trong bộ chính trị Việt Nam hiện nay, ai có thể có hội đủ những điều kiện trên đây một cách tạm được, để đứng ra nhận lãnh trách nhiện có tính lịch sử Việt Nam trong giai đoạn mới? Theo tôi, chỉ có một, nhưng để đặt lòng tin vào người đó có đủ năng lực, và quyết tâm thực hiện thì chỉ chờ thời gian và lịch sử trả lời.

Asia Clinic, 14h49' ngày thứ Năm, 08/01/2015