nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

KHAI TRƯƠNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH MTV KHUYẾN HỌC VIỆT

Đúng 8:16’ sáng ngày 06/6/2015, chúng tôi gồm 10 thành viên sau đây đã tham gia buổi lễ khai trương Văn phòng Tư vấn hỗ trợ giáo dục của Công ty THHH MTV Khuyến Học Việt.

Với hiến chương: "Kiến thức mở khóa tương lai", Khuyến Học Việt hướng đến mục tiêu mang lại con đường đi đến tương lai của các bạn bằng hành trình trau dồi kiến thức mới của nhân loại ở các nền giáo dục tiên tiến phương Tây.

Khuyến Học Việt  - KHV - là một công ty tư vấn giáo dục được thành lập vào ngày 03 tháng 9 năm 2014. Văn phòng Công ty Khuyến Học Việt đặt tại số 9, Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận I, TP Hồ Chí MInh.




Ngày 06/6/2015 là ngày Công ty Khuyến Học Việt sẽ khai trương văn phòng tư vấn hỗ trợ giáo dục đầu tiên tại số 891 Kha Vạn Cân, Khu phố I, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Các văn phòng tư vấn du học khác ở các tỉnh thành trong cả nước sẽ được chúng tôi thành lập trong tương lai gần.

Với qui mô các thành viên có mặt rộng khắp toàn cầu, cùng đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học cho các du sinh.

Chúng tôi biết rằng lựa chọn một công ty tư vấn chất lượng là điều rất quan trọng, và đó là lý do tại sao chúng tôi muốn bạn cảm thấy yên tâm khi đến với KHV.

Hãy gửi niềm tin đến chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn thực hiện hoài bão của mình.

Hãy giúp chúng tôi biết ước mơ du học của bạn, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn biến nó thành hiện thực.


Giám đốc


Đặng Văn Long


Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

VIÊM CÂN GAN CHÂN ( PLANTAR FASCIITIS)

I. ĐẠI CƯƠNG

Dính chặt vào tổ chức dưới da lòng bàn chân để che phủ cơ mạch ở gan chân có cân nông gan chân (Plantar Fascia) là một dải sợi trắng như hình nan quạt, từ xương gót chân (heel bone) chạy ra trước tách thành 5 trẽ và bám tận ở 5 ngón chân, nó làm cho bàn chân có hình vòm để giảm xóc cho cơ thể khi bước đi cũng như chạy nhảy.

Viêm cân gan chân (Plantar Fasciitis) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân, đặc biệt ở những người hay đi, những người thừa cân và những người đi giày không lót đệm.


II. TRIỆU CHỨNG  

Viêm cân gan chân thường gây đau như dao đâm ở lòng bàn chân gần gót chân. Cơn đau thường xuất hiện ở những bước đầu tiên khi thức dậy. Sau khi bàn chân được khởi động thì sự đau sẽ giảm, nhưng có thể trở lại sau một thời gian dài đứng hoặc khi đứng dậy từ tư thế ngồi.

Vị trí của đau gót chân trong viêm cân gan chân

Ban đầu, cơn đau giảm khi đi lại hoặc sau khi được khởi động, nhưng sau đó đau tăng trong suốt cả ngày khi hoạt động tăng. Trong những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân kêu đau gót chân sau thời gian ngồi kéo dài. Đau âm ỉ có thể được cảm nhận ở gót chân vào cuối ngày, đặc biệt là sau khi đi bộ hoặc đứng nhiều. 

Ngoài ra, có thể thấy cứng khớp ở bàn chân và sưng ở gót chân, hoặc tê do chèn ép thần kinh gan chân.

Viêm cân gan chân thường đau hơn khi đi nhón gót, và đây cũng là dấu hiệu để phân biệt với đau do vấn đề ở xương gót thường đỡ đau khi đi nhón gót.

III. NGUYÊN NHÂN

 Viêm cân gan chân thực sự là một quá trình thoái hóa, với sự tăng sinh nguyên bào sợi, mà không hẳn kèm theo những thay đổi do viêm. 

Trong những trường hợp bình thường, cân gan chân hoạt động như một dây cung hấp thụ xóc, hỗ trợ các kiến trúc của bàn chân. Nếu áp lực đè lên dây cung đó trở nên quá lớn, nó có thể tạo ra những vết rách nhỏ. Việc lặp lại nhiều lần thì tổn thương này có thể trở nên bị kích thích hoặc viêm, gây thoái hóa mãn tính.

IV. YẾU TỐ NGUY CƠ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm cân gan chân bao gồm:

Tuổi: Tuổi cao làm giảm tính linh hoạt của cân gan chân và teo mô mỡ vùng gót chân là 2 yếu tố thoái hóa gây nguy cơ viêm cân gan chân, phổ biến nhất ở độ tuổi 40 - 60, nữ gấp đôi nam.

Béo phì: Trọng lượng dư thừa tạo áp lực trên cân gan chân.

Một số loại hình thể thao: Những vận động lặp lại nhiều lần tạo áp lực trên gót chân và các mô kế cận - như chạy đường dài, khiêu vũ và thể dục nhịp điệu. Khi chạy, trọng lực thẳng đứng tác động lên bàn chân có thể gấp 2-3 lần trọng lượng cơ thể. 

Nghề nghiệp: Công nhân nhà máy, giáo viên và những người đi bộ hoặc đứng trên bề mặt cứng, những người thường phải mang vác nặng.

Dị tật bàn chân: Tật bàn chân bẹt (bàn chân phẳng), hay vòm bàn chân quá cao, hay cách đi đứng làm tăng áp lực trên cân gan chân.


V. BIẾN CHỨNG

Viêm cân gan chân gây đau gót chân mãn tính và ảnh hưởng hoạt động thường ngày. 

Một số hiếm trường hợp, cân gan chân có thể bị đứt tự nhiên. Nhất là những người có tiền sử điều trị với corticosteroid tiêm. 

VI. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Việc chẩn đoán viêm cân gan chân dựa trên khai thác bệnh sử và khám thực thể thường là đủ.

Các cận lâm sàng thường không cần thiết. 

Đôi khi X-quang hoặc MRI có thể được đề nghị để loại trừ các vấn đề khác, chẳng hạn như gãy xương hoặc đau do chèn ép thần kinh.

Có khi X-quang cho thấy gai xương gót chân (heel spur).

Gai gót chân (hay cựa gót chân) là do sự lắng đọng calcium tạo thành mẩu  xương nhỏ nhú lên ở mặt dưới của xương gót chân. 

Quá trình này xảy ra trong nhiều tháng (> 6 tháng ), do sự kéo căng của cơ và dây chằng vùng chân, cân gan chân, làm rách màng bao xương gót lặp đi lặp lại. Thông thường cân gan chân bị thương tổn sẽ được chữa lành thông qua hoạt động của nguyên bào sợi trong vòng ít nhất sáu tuần. Nếu chấn thương vẫn tồn tại vượt thời gian này, nguyên bào tạo xương được huy động vào khu vực này và kết quả cuối cùng là sự vôi hóa tạo gai xương. 

Trước đây, các gai xương thường được qui cho là gây đau gót chân và được phẫu thuật cắt bỏ. Các nghiên cứu thấy rằng gai gót chân xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân có triệu chứng và 20% bệnh nhân không có triệu chứng đau gót chân. Nhiều bệnh nhân bị viêm cân gan chân không có gai gót chân, và cũng rất nhiều người có gai xương gót mà không đau gót chân. Vì thế, ngày nay người ta cho rằng gai gót chân không phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của viêm cân gan chân, đúng hơn, nó là hậu quả của tiến trình này; do đó, không cần điều trị hoặc loại bỏ. 


Gai gót chân thường dễ thấy trên phim Xquang chụp nghiêng bàn chân. 
Phim nên được chụp trong các trường hợp sau: 
Điều trị không phẫu thuật (để loại trừ u hoặc gãy xương). 
Vẫn tồn tại triệu chứng sau 1-2 tháng điều trị bảo tồn.
Trước khi tiêm corticosteroid.

VII. ĐIỀU TRỊ 

Việc điều trị luôn luôn là sự phối hợp giữa thay đổi thói quen đi đứng, giảm cân, nghỉ ngơi, thuốc, vật lý trị liệu làm căng giãn gân/cân và các dụng cụ hỗ trợ.
  • Nghỉ ngơi là điều quan trọng để điều trị viêm cân gan chân, đặc biệt đối với cá nhân hoạt động nhiều hoặc những người có công việc đòi hỏi phải đứng. 

Thay đổi môn thể thao, chẳng hạn như bơi lội hoặc đi xe đạp, thay vì đi bộ hoặc chạy bộ. Tránh đi đứng quá lâu.

Thay đổi cách đi đứng để giảm thiểu đau do viêm cân gan chân cũng có thể thể giảm thiểu các vấn đề của chân, đầu gối, hông hay cột sống.
  • Giảm cân: để giảm thiểu sự đè ép lên cân gan chân.
  • Giày có đệm hỗ trợ bàn chân để giảm xóc, gót thấp vừa phải. Đừng đi chân đất, đặc biệt là trên các bề mặt cứng. Tránh đi giày cao gót vì mang giày cao gót trong một thời gian dài thì mô cân gan chân trở nên ngắn hơn. Cơn đau xảy ra khi kéo căng phần cân đã bị ngắn, như khi đi chân không xuống giường vào buổi sáng. Thay giày đã mòn khi không còn tác dụng  hỗ trợ và nâng đỡ đôi chân, chọn giày phù hợp. Nên thay giày mới sau khi đi được khoảng 250-500 dặm (400-800 km) để duy trì đệm giày tối ưu. Nên có vài đôi giày để luân phiên thay đổi hàng ngày.
  • Chườm đá. hoặc massage đá trên vùng đau 15-20 phút, ba hoặc bốn lần một ngày hoặc sau khi hoạt động.Thường xuyên massage đá có thể giúp giảm đau và viêm.
  • Vật lý trị liệu: Kiên trì tập luyện lâu dài và tăng cường các bài tập hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng có thể làm giảm triệu chứng.


Các động tác làm kéo dài cân gan chân và gân Achilles, tăng cường cơ bắp cẳng chân để ổn định cổ chân và gót chân, phòng ngừa viêm cân gan chân: Giữ trong ít nhất 30 giây và lặp lại 2-3 lần một ngày.

Hình bên trái: Đứng như hình, chân sau thẳng và gót chân chạm đất. Di chuyển hông về phía trước cho đến khi cảm thấy căng ở bắp chân. Đổi chân và lặp lại. 

Hình trên bên phải: Khi ngồi, nắm bắt các ngón chân và nhẹ nhàng kéo về phía lưng bàn chân cho đến khi cảm thấy căng bàn chân.

Hình dưới bên phải: Để tăng cường cơ bàn chân, đặt một chiếc khăn trên sàn nhà, lấy ngón chân di chuyển khăn kéo nó về phía bạn. Lặp lại với chân kia.
  • Nẹp đêm: đeo nẹp từ bắp chân đến bàn chân khi ngủ (duy trì một góc 90 ° giữa cẳng và bàn chân) để cân gan chân và gân Achilles được kéo dài qua đêm.

  • Thuốc:

Mục tiêu của điều trị viêm cân gan chân là giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Thông dụng nhất là các loại thuốc kháng viêm giảm đau như NSAIDs và corticosteroid.

NSAIDs: 79% bệnh nhân được điều trị thành công với NSAID.
Tác dụng phụ: đau dạ dày, tổn thương thận.

Corticosteroid: uống hoặc tiêm trong giai đoạn cấp hoặc thay thế / phối hợp với NSAIDs.
Tác dụng phụ: đau dạ dày, hội chứng Cushing, teo da, giảm sắc tố da, teo mô mềm, nhiễm trùng, chảy máu.

Tiêm steroid vào gân để giảm đau tạm thời trong cơn cấp tính: Phương pháp này không được khuyến khích vì có thể làm suy yếu cân gan chân, và gây rách đứt gân. Tiêm không đúng cách có thể dẫn đến hoại tử và teo mô mỡ gót chân, làm giảm khả năng hấp thụ xóc của cân gót chân.
  • Chỉnh hình bằng các thiết bị hỗ trợ để giúp phân phối áp lực lên chân đều hơn.
  • Điều trị sóng xung kích Extracorporeal (Extracorporeal Shock-Wave Therapy: ESWT) vào vùng đau gót chân thường sử dụng cho viêm cân gan chân mãn tính mà không còn đáp ứng với điều trị bảo tồn. Nó có tác dụng kích thích sự lưu thông máu có lợi cho đáp ứng miễn dịch, làm tái tổn thương mô để kích thích lành bệnh, và giảm đau do ức chế các xung động  thần kinh.
    Thủ thuật này có thể gây ra những vết bầm, sưng, đau, tê hoặc ngứa ran và chưa được chứng minh là có hiệu quả kéo dài.
  • Phẫu thuật tách các cân gan chân từ xương gót chân là lựa chọn cuối cùng khi thất bại với các điều trị khác. Rất ít người cần phải thực hiện phương pháp này.
          Các tác dụng phụ là suy yếu kiến trúc bàn chân. 



Tham khảo: 
  • http://emedicine.medscape.com/article/86143-overview
  • http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/plantar-fasciitis/basics/definition/con-20025664
  • http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/orthopaedic_disorders/foot_pain_and_problems_85,P00914/



Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (RHEUMATOID ARTHRITIS: RA) - PHẦN II

Bài đọc liên quan: Viêm khớp dạng thấp phần I

PHẦN II - CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

I. CẬN LÂM SÀNG

Viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì triệu chứng lâm sàng ban đầu giống nhiều nhiều bệnh khác. 

Chẩn đoán xác định bao gồm các tiêu chuẩn lâm sàng của RA và kết quả cận lâm sàng phù hợp.

1. Xét nghiệm: 

Dấu hiệu viêm:
Tốc độ máu lắng (ESR, VS).
Protein C-reactive.
Công thức máu.

Rối loạn miễn dịch:
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF
Xét nghiệm Kháng thể kháng nhân (ANA: Antinuclear antibody ).
Xét nghiệm tự kháng thể Anti – CCP (Anti−cyclic citrullinated peptide), tự kháng thể chống đột biến Anti−mutated citrullinated vimentin.

Phân tích dịch khớp: 
Những biến đổi của phản ứng viêm ở màng hoạt dịch & lớp nội mô kế cận được phản ánh trong dịch khớp. Phân tích ddịch khớp còn giúp phân biệt với các loại viêm khớp khác.

2. Chẩn đoán hình ảnh: 

XQuang:

Hình ảnh bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

XQuang giúp theo dõi sự tiến triển của RA theo thời gian.


Siêu âm khớp: 
Khảo sát khớp, bao gân, sự thay đổi và mức độ phân bố tuần hoàn của màng hoạt dịch, thậm chí loét.

MRI:
MRI nhạy hơn XQuang trong việc phát hiện những thương tổn sớm của RA. Ví dụ các thay đổi của mô mềm, khuyết tật của sụn, sự xói mòn xương và phù tủy xương.

3. Sinh thiết:

Sinh thiết màng hoạt dịch: tăng sinh các hình lông của màng hoạt dịch, tăng sinh các lớp phủ hình lông, xuất hiện những đám hoại tử giống như tơ huyết, tăng sinh mạch máu tân tạo, thâm nhập nhiều tế bào viêm quanh các mạch máu. Khi có từ ba tổn thương trở lên có thể hướng đến chẩn đoán xác định.

Sinh thiết nốt dưới da: ở giữa là một đám hoại tử dạng tơ huyết, chung quanh bao bọc bởi nhiều tế bào Lympho và tương bào.

II. ĐIỀU TRỊ

Không có cách chữa hết bệnh viêm khớp dạng thấp. Thuốc chỉ làm giảm viêm giảm đau và ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp.

1. Thuốc

Nhiều loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ nghiêm trọng. Đầu tiên, các bác sĩ thường kê toa thuốc với tác dụng phụ ít nhất. Các loại thuốc mạnh hơn hoặc cần kết hợp nhiều loại thuốc khi bệnh tiến triển.

NSAIDs: Thuốc kháng viêm nonsteroid có thể làm giảm đau và giảm viêm. 
NSAIDs không cần toa ví dụ ibuprofen và naproxen.
NSAIDs mạnh hơn thì cần có toa bác sĩ. 
Các tác dụng phụ bao gồm ù tai, kích ứng dạ dày, bệnh tim, gan và tổn thương thận.

Steroids: Làm giảm viêm giảm đau và chậm tổn thương khớp. 
Các tác dụng phụ có thể bao gồm loãng xương, tăng cân và tiểu đường. 
Các bác sĩ thường kê toa một corticosteroid để giảm các triệu chứng cấp tính, sau đó giảm liều dần.

Nhóm DMARD (Disease-modifying antirheumatic drugs): Làm chậm sự tiến triển của RA, bảo vệ khớp và các mô khác khỏi tổn thương vĩnh viễn. 
DMARD phổ biến bao gồm methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine... 
Các tác dụng phụ: tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nặng.

Tác nhân sinh học: Tác động lên hệ thống miễn dịch.
Gồm: abatacept, etanercept, golimumab, rituximab, tocilizumab... 
Tác dụng phụ: tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
DMARD sinh học thường hiệu quả nhất khi được kết hợp với một DMARD không sinh học như methotrexate.

2. Phong cách sống, Vật lí trị liệu,  và biện pháp khắc phục

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, và chống lại mệt mỏi. Các bài tập giúp cho các khớp xương linh hoạt. Đi bộ, bơi lội hay thể dục nhịp điệu dưới nước nhẹ nhàng. Tránh tập thể dục quá sức gây thương tổn khớp hoặc viêm khớp nặng thêm. 

       Tai chi gồm các bài tập nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sâu. Nhiều người sử dụng để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng Tai chi có thể làm giảm đau RA. Khi được huấn luyện viên hướng dẫn, thì Tai chi là an toàn. Nhưng không được làm bất kỳ động tác nào có thể gây đau khớp.

Chườm nóng hoặc lạnh: 
Nhiệt độ giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp. 
Lạnh có thể làm dịu đi cảm giác đau, làm tê và giảm co thắt cơ.

Những cách thức làm việc phù hợp với tình trạng khớp. 
Ví dụ, nếu ngón tay bị  đau, bạn có thể sử dụng cánh tay.

Thư giãn: 
Đối phó với cơn đau bằng cách giảm căng thẳng trong cuộc sống.

3. Phẫu thuật

Nếu thuốc không ngăn ngừa và không làm chậm được tổn thương khớp, phẫu thuật sửa chữa các khớp bị hư hỏng có thể được xem xét. Phẫu thuật có thể làm giảm đau, chỉnh hình dị tật và giúp khôi phục chức năng của khớp. Nhưng phẫu thuật mang nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và đau đớn. 

Sửa chữa gân do viêm và những thương tổn làm gân quanh khớp bị tơi ra hoặc đứt. 
Phẫu thuật chỉnh trục (Joint fusion) để ổn định hoặc tổ chức lại khớp và giảm đau khi thay khớp không phải là một lựa chọn.
Thay tòan bộ khớp: loại bỏ những phần hư hỏng của khớp và đưa khớp giả vào (kim loại hay nhựa).


Tham khảo:
http://www.123rf.com/photo_11222990_stages-of-rheumatoid-arthritis-eps8.html
http://www.medicalnewstoday.com/categories/arthritis
http://www.dieutri.vn/benhhocnoi/3-10-2012/S2591/Benh-hoc-viem-khop-dang-thap.htm
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/basics/definition/con-20014868
http://emedicine.medscape.com/article/331715-overview

Asia Clinic, Ngày thứ Năm, 11/6/2015

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (RHEUMATOID ARTHRITIS: RA)- PHẦN I

PHẦN I - ĐẠI CƯƠNG, NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis: RA) là một bệnh viêm mãn tính đặc trưng ở các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân.

Không giống như các thương tổn sụn khớp trong thoái hóa khớp (hiện nay gọi là Viêm khớp xương: Osteoarthritis), viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến màng hoạt dịch, gây  viêm màng hoạt dịch, làm khớp sưng đau và cuối cùng dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp. Tình trạng viêm và tăng sinh hoạt dịch dẫn đến sự phá hủy các mô sụn, xương, gân, dây chằng và mạch máu. Ngoài việc gây ra tổn thương ở khớp, RA có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể - ví dụ như da, mắt, phổi và mạch máu.

                      Phân biệt:
                     • Tổn thương của thoái hóa khớp (OA): phá hủy sụn, hẹp khe khớp, gai xương.
                     • Tổn thương Viêm khớp dạng thấp (RA): Viêm sưng màng hoạt dịch, ăn mòn xương và sụn, cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công  nhầm chính các mô của cơ thể mình. 

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu sau tuổi 40, thường ở nữ.

Điều trị tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các màng hoạt dịch bao quanh khớp, gây viêm dày màng hoạt dịch, và cuối cùng phá hủy sụn và xương trong khớp.

Các gân và dây chằng (giữ khớp với nhau) căng và suy yếu. Dần dần, khớp mất hình dạng và sự liên kết của nó.

Không rõ nguyên nhân, mặc dù có thể do di truyền. Có thể gen không thực sự gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng sự nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường nhất định - như nhiễm virus, vi khuẩn - có thể gây ra bệnh.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp gồm:

Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.
Lứa tuổi: RA có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi 40 - 60.
Tiền sử gia đình: Nếu một thành viên gia đình bạn có viêm khớp dạng thấp, bạn có thể có nguy cơ cao của bệnh.

III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

1. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

Khớp sưng nóng đỏ đau.
Cứng khớp buổi sáng có thể kéo dài nhiều giờ, giới hạn cử động.
Nốt dạng thấp.
Mệt mỏi, sốt, sụt cân.

Đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp đối xứng, và dai dẳng. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. Giai đoạn sớm có xu hướng ảnh hưởng các khớp nhỏ - đặc biệt là các khớp bàn đốt ngón tay và chân. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng lan đến cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. 

Mức độ nghiêm trọng của RA dao động theo thời gian. Các giai đoạn bùng phát xen kẽ với những giai đoạn thuyên giảm hoặc biến mất. RA mãn tính thường dẫn đến sự phá hủy khớp, biến dạng và suy giảm chức năng khớp, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Các nốt dạng thấp



Các khớp thường bị ảnh hưởng: khớp bàn ngón tay (MCP: metacarpophalangeal) , cổ tay, 
các khớp ngón tay đốt gần (PIP: proximal interphalangeal), khớp bàn ngón chân (MTP: metatarsophalangeal)

2. Các biểu hiện cơ xương khác:

Viêm bao gân gây đứt gân, phổ biến nhất là các gân cơ duỗi ngón bốn và năm ở cổ tay.
Loãng xương quanh khớp do viêm khu trú, mãn tính, ít vận động, hoặc liệu pháp corticosteroid.
Hội chứng ống cổ tay.
Teo cơ giữa các xương bàn tay là một triệu chứng sớm và điển hình. Hầu hết bệnh nhân RA có teo cơ do ít cử động, thứ phát do viêm khớp.
Biến dạng khớp: Phá hủy khớp và dây chằng có thể dẫn đến dị tật lệch trụ, biến dạng boutoniere và biến dạng cổ thiên nga ở các ngón tay, ngón chân đầu búa.

3. Các thể lâm sàng thường gặp: 

Viêm khớp dạng thấp các khớp ngón tay: 

Dị dạng boutonniere cong gập khớp đốt gần và quá ưỡn khớp đốt xa ngón tay do viêm  màng hoạt dịch kéo dài hoặc thoát vị khớp đốt gần. Quá ưỡn khớp đốt xa do gân bị co rút theo thời gian. Qúa ưỡn bù trừ có thể xảy ra ở khớp bàn ngón. Hậu quả của biến dạng boutonniere là mất tính di động ngón tay cái và nắm bắt chéo.

Biến dạng cổ thiên nga (Swan neck deformity) của ngón tay là tình trạng quá ưỡn ở khớp đốt gần và cong gập khớp đốt xa. Biến dạng này có thể do tổn thương các gân cơ duỗi ở khớp đốt xa, và co rút thứ phát của các gân duỗi và quá ưỡn của khớp đốt gần, hoặc do thoát vị bao khớp mặt lòng đốt gần do màng hoạt dịch bị suy yếu vì viêm mãn tính. 

Viêm bao gân cơ gấp ngón tay rất phổ biến và tiên lượng xấu, biểu hiện bằng tình trạng ngón tay lò xo (Trigger finger) do chít hẹp bao gân. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo. Đứt gân có thể xảy ra do viêm màng hoạt dịch tẩm nhuận trong ngón hoặc sự xói mòn xương nơi các các dây chằng bám ở cổ tay.

Tàn phế do viêm khớp (arthritis mutilans) biến dạng nặng do phá hủy nghiêm trọng và phân hủy xương. Trong các khớp nhỏ ở bàn tay, đốt ngón bị rút ngắn và các khớp xương không ổn định.



Viêm khớp dạng thấp khớp đốt bàn ngón tay: trật khớp xuống hướng phía  lòng bàn tay (subluxation volar) và lệch hướng về phía xương trụ (ulnar deviation) làm thay đổi sự liên kết của các vòm lòng bàn tay và sự ổn định của các ngón tay.


Viêm khớp dạng thấp khớp ngón tay: biến dạng Boutonniere và cổ thiên nga.
   Viêm khớp dạng thấp khớp đốt bàn ngón tay:bàn tay lệch về hướng xương trụ.

Viêm khớp dạng thấp khớp cổ tay: biến dạng ngoằn ngoèo và rút ngắn chiều cao cổ tay.

Viêm khớp dạng thấp khớp khuỷu tay: thường được phát hiện bởi sờ thấy các nốt thấp do u hoạt dịch và thường đi kèm với biến dạng co cứng khuỷu. 

Viêm khớp dạng thấp khớp vai: đau về đêm, hạn chế cử động. Khớp cánh tay thương tổn gây đau và hạn chế cử động còn gọi là Hội chứng vai đông lạnh. 

Viêm khớp dạng thấp khớp bàn chân: 

Các khớp đốt bàn ngón chân (MTP) bị ảnh hưởng trong hầu hết các trường hợp, vì phải chịu trọng lực nên thường biến dạng theo thời gian: ngón chân hình búa (Hammertoes), nốt Bunion, vết chai.


Các nốt dạng  thấp và ngón chân đầu búa

Viêm khớp dạng thấp khớp gối: Tràn dịch khớp gối và dày màng hoạt dịch là phổ biến trong RA và dễ dàng phát hiện từ thời đầu của bệnh. Tràn dịch màng dai dẳng có thể dẫn đến sự ức chế chức năng cơ tứ đầu đùi do phản xạ tủy sống, dẫn đến teo cơ sau đó. Sự bất ổn định khớp có thể phát triển sau khi mất dần sụn và suy yếu dây chằng; làm cẳng chân biến dạng vẹo trong hay vẹo ngoài. 

Viêm khớp dạng thấp khớp háng: đau và hạn chế cử động là điểm nổi bật. Vì vị trí sâu nên thương tổn khớp này khó khám.

Viêm khớp dạng thấp khớp cột sống cổ: 

Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp ở cột sống cổ vô cùng đa dạng. Đau là triệu chứng sớm nhất. Đau cổ và đau đầu vùng chẩm là những biểu hiện phổ biến. Cổ cứng đơ khó xoay, đau lan tỏa từ vùng chẩm theo rễ thần kinh C1-3, thậm chí có thể yếu liệt tứ chi, rối loạn chức năng cơ vòng,… và có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thần kinh. 

Hầu hết tổn thương cột sống cổ khi bệnh trên chục năm.

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua và các dấu hiệu tiểu não do chèn ép động mạch đốt sống hoặc động mạch thân nền. 

4. Các giai đoạn tiến triển của RA:  


  1. Viêm màng hoạt dịch: Viêm và dày màng hoạt dịch + Sụn và xương bị xói mòn từ từ.
  2. Mất xương và sụn (Pannus): Mất sụn ngày càng rộng,  mặt xương rỗ và lộ đầu xương phần tiếp giáp sụn khớp do bị xói mòn mất vôi vùng đầu xương, tạo khuyết xương.
  3. Xơ hóa cứng khớp: Huỷ sụn khớp và đầu xương, khớp bị xâm lấn bởi mô liên kết sợi, gây dính và hẹp khe khớp. 
  4. Cứng khớp và biến dạng khớp.

5. Biến chứng ngoài khớp:

Loãng xương: Bản thân RA, cùng với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương - một tình trạng suy yếu xương và dễ bị gãy xương.
Hội chứng ống cổ tay: Nếu RA ảnh hưởng cổ tay, sự viêm nhiễm có thể chèn ép các dây thần kinh chi phối hầu hết bàn tay và ngón tay.
Tim mạch: RA có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng và thuyên tắc động mạch, viêm màng ngoài tim.
Bệnh phổi: RA làm gia tăng viêm và sẹo ở phổi, dẫn đến khó thở.

Mời đọc tiếp phần II: Chẩn đoán và điều trị

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

DỊCH MERS - MIDDLE EAST RESPIRATORY SYNDROME

Dịch MERS là gì?

Dịch MERS, hay Hội chứng hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome: MERS) là một hội chứng  hô hấp do Coronavirus gây ra - cùng loại virus gây cảm lạnh thông thường - gọi là MERS-CoV. 

Coronavirus lớn nhất trong tất cả các virus RNA. Chúng được phân thành 4 chi:. Alphacoronavirus, betacoronavirus, gammacoronavirus, và deltacoronavirus. 

SARS-CoV thuộc betacoronavirus dòng B và chịu trách nhiệm về dịch SARS năm 2002-2003.

So với hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV, thì MERS có thể tác động lên các đại thực bào gây phóng thích cytokine làm gia tăng tình trạng viêm, tổn thương mô, dẫn đến viêm phổi nặng hơn và suy hô hấp. Tế bào nội mô mạch máu nằm trong mô kẽ phổi cũng có thể bị nhiễm MERS-CoV, và vì các cảm thụ DPP4 của MERS-CoV ở trong các tế bào của các mô khác nhau, nên nhiễm trùng đều có thể xảy ra . Điều này giải thích mức độ nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn ở những trường hợp nhiễm MERS-CoV so với nhiễm SARS-CoV.


MERS-CoV thuộc betacoronavirus dòng C mới được phát hiện lần đầu tiên ở Saudi Arabia năm 2012. Tính đến tháng 6 năm 2015, các trường hợp MERS-CoV đã được báo cáo tại hơn 20 quốc gia, bao gồm Saudi Arabia, Jordan, Qatar, Ai Cập, Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ, Oman, Algeria, Bangladesh, Indonesia, Áo , Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Trung Quốc (cả đại lục và Hồng Kông)… Hầu hết các trường hợp xảy ra ngoài Trung Đông đều liên quan đến Saudi Arabia. Sự bùng nổ gần đây nhất là ở Hàn Quốc với hơn 30 trường hợp được báo cáo, và hơn 1300 người bị cách ly. 


Nguồn gốc chính xác của coronavirus mới này vẫn chưa rõ. Nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng MERS-CoV có thể liên quan tới một loại virus tìm thấy ở loài dơi, nhưng bằng chứng gần đây cho thấy virus liên quan gần với lạc đà. Tháng 10/ 2013, MERS-CoV được xác nhận trong mẫu phết mũi của 3 con lạc đà qua xét nghiệm RT-PCR . Cơ chế truyền bệnh từ động vật sang người vẫn chưa biết, nhưng sự truyền bệnh từ người sang người đã được chứng minh.

Tính đến ngày 12/5/2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận 536 trường hợp xét nghiệm khẳng định nhiễm MERS-CoV đã được báo cáo, trong đó có 145 trường hợp tử vong (tỷ lệ 30%). Tuy nhiên, số liệu cập nhật trong báo cáo của Saudi Arabia gần đây cho thấy số trường hợp mắc đã tăng lên đến 688 và tỉ lệ tử vong lên đến 40%. Tử vong cao do chẩn đoán chậm và thiếu phương pháp điều trị hiệu quả. Lớn tuổi, hệ thống miễn dịch suy yếu và các bệnh mãn tính đi kèm như tiểu đường, bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh lý tim mạch và phổi mạn tính có liên quan đến tình trạng nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.

Biểu hiện bệnh ra sao?

Thời gian ủ bệnh trung bình 5.2 ngày, có trường hợp lên đến 12 ngày. 



Các biểu hiện ban đầu thường giống cúm, gồm sốt, ớn lạnh, chảy nước mũi (thường là mũi trong), mệt mỏi, và đau cơ. 

Nhịp tim nhanh, thường thứ phát do sốt.

Về hô hấp, ho và khó thở là triệu chứng nổi bật. Nghe phổi bình thường hoặc rale ngáy. Viêm phổi phổ biến. Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán xác định MERS đều trong bệnh cảnh hô hấp cấp. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân bị suy hô hấp cấp cần thông khí cơ học và Oxy hóa máu bằng kỹ thuật màng ngoài cơ thể (extracorporeal membrane oxygenation: ECMO). 

Triệu chứng tiêu hóa bao gồm chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. 

Một số trường hợp nặng suy thận cấp phải chạy thận nhân tạo, giảm bạch cầu lympho, giảm tiểu cầu, và / hoặc suy đa phủ tạng với rối loạn đông máu,.

Xét nghiệm xác định MERS-CoV chưa phổ biến, chỉ có xét nghiệm PCR tại các sở y tế nhà nước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh. Một số test nhanh chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê duyệt.

Chữa trị thế nào?

Không có điều trị đặc hiệu cho MERS-CoV.

Chủ yếu là điều trị hỗ trợ như nghỉ ngơi, bù dịch, hạ sốt, giảm đau, hỗ trợ hô hấp, kháng sinh nếu bội nhiễm vi khuẩn. Oxy cho trường hợp nặng.
Interferon alfa 2b kết hợp ribavirin có thể được xem xét vì thấy có hiệu quả ở khỉ nâu. Một nghiên cứu nhỏ gần đây với 5 bệnh nhân không cho thấy bất kỳ lợi ích nào của điều trị này. Tuy nhiên, các bệnh nhân này đều bị bệnh nặng và thở máy, và thời gian trung bình từ lúc nhập viện đến khi được điều trị này là 19 ngày, có lẽ là quá muộn để chứng minh bất kỳ lợi ích nào.

Vậy, bạn phải làm gì?

Không giống như cúm hoặc cảm lạnh thông thường, MERS-CoV dường như không thể lây lan qua tiếp xúc thông thường trong cộng đồng. Thay vào đó, MERS-CoV lây lan chủ yếu do tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như những người sống chung hoặc chăm sóc trực tiếp cho người bệnh.

Hiện tại không có thuốc chủng ngừa MERS-CoV.

Tuy nhiên, như các virus khác, bạn có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách chú ‎ý vấn đề vệ sinh:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong 20 giây; nếu nước và xà phòng không có sẵn, sử dụng chất rửa tay chứa cồn.

Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy đã dùng vào thùng rác ngay lập tức, và sau đó rửa tay cẩn thận.

Tránh chạm tay vào mặt, miệng và mũi khi chưa rửa tay

Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh, chẳng hạn như hôn. Tránh dùng chung ly chén, đồ dùng ăn uống, các  vật dụng khác của người bệnh.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường tiếp xúc, chẳng hạn như đồ chơi và tay nắm cửa

Thế đi du lịch thì sao?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh và Tổ chức Y tế Thế giới đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Tất cả các nước thành viên được nhắc nhở kịp thời đánh giá và thông báo cho WHO về bất kỳ trường hợp mới nhiễm MERS-CoV, cùng với thông tin về phơi nhiễm tiềm năng mà có thể dẫn đến nhiễm trùng và một mô tả về diễn biến lâm sàng. 




Hiện chưa có khuyến cáo đề xuất thay đổi kế hoạch du lịch của bạn nếu bạn đang đi du lịch đến Trung Đông hay những nơi khác mà các virus đã được báo cáo.

Nếu du khách vừa ghé thăm các nước trong hoặc gần bán đảo Ả Rập nên liên hệ với cơ sở y tế nếu xuất hiện các triệu chứng của MERS (tức là, sốt, ho, khó thở, đau cơ) trong vòng 14 ngày kể từ ngày trở về. Người nào đã tiếp xúc gần với họ cũng nên được xem xét tình trạng lây nhiễm. 



Tham khảo:
http://www.who.int/csr/don/2013_05_31_ncov/en/
http://emedicine.medscape.com/article/2218969-overview
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sars/expert-answers/what-is-mers-cov/faq-20094747

Asia Clinic, Chúa Nhựt 9:18', 06/6/2015

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

THOÁI HÓA KHỚP /VIÊM KHỚP XƯƠNG (OSTEOARTHRITIS)– PHẦN IV


PHẦN IV: ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP
                                       /VIÊM KHỚP XƯƠNG

Thoái hóa khớp tiến triển từ từ và dần dần nặng hơn, chưa có cách điều trị hết hẳn. Vì thế mục tiêu của điều trị là giảm đau và cải thiện tình trạng chức năng. 

Điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp: tập thể dục, giảm cân nếu thừa cân, thuốc men, vật lý trị liệu với các bài tập tăng cường cơ bắp, chườm nóng và lạnh, tiêm thuốc vào khớp, và sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Phẫu thuật có thể hữu ích để giảm đau khi các điều trị nội khoa không còn hiệu quả. 

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bao gồm tuổi tác, hoạt động và nghề nghiệp, sức khỏe tổng thể, tiền sử y tế, khớp bị ảnh hưởng, và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Tùy mức độ năng nhẹ mà có phương pháp điều trị phù hợp.

I. GIẢM CÂN VÀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU 

1. Tập thể dục: 

Đạt trọng lượng l‎ý tưởng là cách tốt nhất và quan trọng nhất để điều trị thoái hóa khớp. Tập thể dục còn làm tăng độ bền và tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, làm cho khớp ổn định hơn. Bài tập nhẹ nhàng như bơi lội hoặc đi bộ trên bề mặt phẳng được khuyến cáo. Tránh các hoạt động làm tăng đau khớp, chẳng hạn như chạy bộ hoặc các động tác thể dục nhịp điệu mạnh. Khi tập mà cảm thấy đau khớp thì dừng lại. Đau kéo dài nhiều giờ sau khi tập thể dục có nghĩa là đã tập quá trớn, nhưng không có nghĩa là nên ngừng tập thể dục hoàn toàn. 

2. Vật lý trị liệu, Tai chi và yoga: 

Liệu pháp vận động liên quan đến bài tập nhẹ nhàng và kết hợp với hít thở sâu làm tăng cường các cơ bắp xung quanh khớp, tăng phạm vi của chuyển động và giảm đau. Nhiều người sử dụng các liệu pháp này để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống và có thể làm giảm đau khớp. Tránh các vận động gây đau khớp.

3. Giảm cân: 

Thừa cân hoặc béo phì làm các khớp phải chịu tải trọng, ví dụ đầu gối và hông. 

4. Sử dụng nhiệt và lạnh để giảm đau: 

Chườm nóng và lạnh có thể làm giảm đau ở khớp. Nhiệt làm giảm độ cứng khớp và lạnh làm giảm co thắt cơ và giảm đau.

II. THUỐC

Bước đầu tiên với thuốc giảm đau thông thường không cần toa. Không dùng hơn 10 ngày nếu chưa có ý kiến của Bác sĩ vì nguy cơ tác dụng phụ. Một số loại thuốc dạng kem, thuốc xịt dùng tại chỗ ít tác dụng phụ hơn mà vẫn giảm đau tốt.

Nếu không có hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa loại thuốc kháng viêm mạnh hoặc dùng thuốc khác để giúp giảm đau.

Tiêm thuốc corticosteroid giúp giảm đau khớp. Trong thủ thuật này bác sĩ sẽ gây tê khu vực xung quanh khớp, sau đó tiêm thuốc vào trong khớp. Chú ý ‎ nguy cơ nhiễm trùng khớp. Lượng cortisone nên giới hạn vì thuốc có thể làm trầm trọng thêm tổn thương khớp theo thời gian.

Tiêm axit hyaluronic (tương tự như một thành phần trong dịch khớp) tác dụng như chất đệm giúp giảm đau. 

Khi cơn đau trầm trọng và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, thuốc giảm đau mạnh hơn, chẳng hạn như các narcotics có thể xem xét. 

III. THUỐC PHỤ TRỢ/ THAY THẾ 

Glucosamine và chondroitin: một số nghiên cứu cho thấy bổ sung glucosamine & chondroitin có thể giảm đau ở một số người bị thoái hóa khớp, đặc biệt là đầu gối. Nhưng không có bằng chứng cho thấy glucosamine có thể tái tạo lại sụn. Không sử dụng nếu dị ứng với động vật có vỏ hoặc đang sử dụng warfarin.

      Chế phẩm bổ sung khác là SAMe (S-adenosylmethionine) có hiệu quả kháng viêm và ít tác dụng phụ hơn, nhưng tác dụng chậm hơn. 

Hỗn hợp của các loại dầu chống viêm: một số nghiên cứu cho thấy có thể làm chậm hoặc thậm chí ngăn ngừa tổn thương khớp.

Châm cứu có thể làm giảm đau và cải thiện chức năng ở những người có viêm xương khớp đầu gối. Rủi ro bao gồm nhiễm trùng, bầm tím và một số cơn đau nơi kim đâm.

Thiết bị trợ giúp làm cho cử động khớp dễ dàng do giảm áp lực lên khớp. Ví dụ gậy chống ở tay đối diện với chân đau vừa làm giảm đau vừa ngừa té ngã,  bàn chải đánh răng có trợ giúp làm cho việc đánh răng dễ dàng hơn ở người viêm khớp ngón tay, chiếc ghế dài trong phòng tắm giúp giảm đau do đứng nếu viêm khớp gối, miếng lót giày hoặc các thiết bị khác có thể giúp giảm đau khi đứng hoặc đi bộ. 

IV.  ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA

Thật không may, điều trị nội khoa chỉ có thể giúp giảm đau và duy trì vận động khớp, không có thuốc đặc trị thoái hóa khớp, không có thuốc  nào có thể đảo ngược hoặc làm chậm sự tiến triển của tổn thương khớp do thoái hóa. Vì thế, khi khớp bị hư tổn trầm trọng, các biện pháp nội khoa và phục hồi chức năng không đạt kết quả thì phương pháp điều trị phẫu thuật được xem xét.

1. Phẫu thuật nội soi khớp

Nội soi khớp để làm sạch sụn bị tổn thương hoặc sửa chữa các mô bị hư hỏng, thường được thực hiện trên đầu gối và vai. Phẫu thuật này cắt hoạt mạc đang bị viêm bằng dao đốt điện, lấy bỏ những mảnh sụn bị bong gây kẹt khớp, làm sạch sụn rách. Mất sụn có thể tiến hành can thiệp ghép sụn, nếu không ghép được thì làm sạch nơi tổn thương và kích thích các mô khớp phát triển làm đầy phần sụn đã mất. Phẫu thuật nội soi có thể giúp giảm đau một thời gian, tuy nhiên nó không thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp.

2. Phẫu thuật đục xương chỉnh trục

Nếu quá trình thoái hoá làm bào mòn lớp sụn khu trú trong một ngăn của khớp, đồng thời gây biến dạng vẹo trong hoặc vẹo ra ngoài thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp đục xương chỉnh trục. Ví dụ: thay đổi trục cơ học của khớp gối, làm cho khớp gối chịu lực lên ngăn còn lại không bị mòn lớp sụn. Phẫu thuật này thường áp dụng cho những người còn trẻ tuổi, nó giúp giảm đau kéo dài một thời gian khá lâu.



3. Khớp nhân tạo

Nếu khớp đã bị hư trầm trọng, lớp sụn đã bị bào nhiều, đau khớp nghiêm trọng gây trở ngại đáng kể chức năng và chất lượng cuộc sống thì phải thay khớp nhân tạo (bằng nhựa cao phân tử hay kim loại). Thường là các khớp háng và đầu gối (hiện nay cũng có cả các khớp nhân tạo khác như khớp vai, ngón tay, khuỷu tay, mắt cá chân). Sau đó, mọi vận động và chịu lực của khớp bây giờ sẽ do khớp nhân tạo này đảm trách, người bệnh hết đau, vận động khớp được cải thiện rõ rệt, dù không thể trả lại trạng thái bình thường của nó (khớp nhân tạo không thể có tất cả các chuyển động như một khớp bình thường). Rủi ro phẫu thuật bao gồm nhiễm trùng và tắc mạch. Khớp nhân tạo có thể hao mòn hoặc lỏng và có thể phải thay lại. Thay khớp lặp lại thì khó và ít thành công hơn so với phẫu thuật ban đầu. Thay khớp phải cân nhắc tuổi của bệnh nhân ( thường > 60 tuổi) vì tuổi của khớp nhân tạo chỉ khoảng 15 năm.

Khớp gối nhân tạo tư thế thẳng & nghiêng

Khớp háng (T) nhân tạo


Tham khảo:
http://emedicine.medscape.com/article/330487-overview
http://www.webmd.com/osteoarthritis/guide/arthritis-basics
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/basics/definition/con-20014749


Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

THOÁI HÓA KHỚP /VIÊM KHỚP XƯƠNG (OSTEOARTHRITIS)– PHẦN III

PHẦN III: CHẨN ĐOÁN 
THOÁI HÓA KHỚP/VIÊM KHỚP XƯƠNG

I. TRIỆU CHỨNG 

Đặc trưng của thoái hóa khớp là sự tiến triển chậm, xảy ra trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. 

  • Đau thường là triệu chứng đầu tiên. Đau ở những khớp thường sử dụng. Trong giai đoạn đầu, chỉ đau ít và có thể có triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng. Dần dần, đau nhức trầm trọng hơn do sử dụng khớp nhiều. Ở giai đoạn muộn, đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm, có thể mất vĩnh viễn khả năng cử động bình thường của khớp đó. Ban đầu, đau có thể được thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi và có thể đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, cơn đau có thể không còn đáp ứng với thuốc. Đau một hoặc cả hai bên khớp.
  • Sưng nhẹ quanh khớp, sờ thấy phì đại xương. Hầu như không viêm tấy đỏ.
  • Cứng khớp khi không vận động, hay gặp vào buổi sáng hoặc sau một khoảng thời gian không hoạt động, nhưng trở lại bình thường sau khi cử động (thường không quá 30 phút).
  • Hạn chế vận động khớp thường gặp.
  • Có thể nghe tiếng răng rắc trong khớp khi cử động.
  • Yếu & teo cơ do mất lượng lớn cơ bắp ở các khớp bị ảnh hưởng nặng nề.

II. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

1. Các giai đoạn tiến triển của thoái hóa khớp theo sinh bệnh học:

Giai đoạn 1: phân giải protein mô sụn. Chuyển hóa sụn bị ảnh hưởng, dẫn đến tăng sản xuất các enzym, trong đó bao gồm metalloproteinase (ví dụ, collagenase, stromelysin) phá huỷ các mô sụn. Sụn cũng sản xuất các chất ức chế protease, bao gồm metalloproteinase (TIMP) 1 và 2, nhưng với số lượng không đủ để chống lại các tác động phân hủy protein.

Giai đoạn 2:  xơ hóa và bào mòn bề mặt sụn, phóng thích các mảnh vỡ proteoglycan và collagen vào hoạt dịch. 

Giai đoạn 3: các sản phẩm sụn hư hỏng này gây phản ứng viêm mạn tính trong hoạt dịch, càng thúc đẩy sự hủy hoại sụn. Các sản phẩm thực bào hoạt dịch của metalloproteinase, các cytokine như interleukin (IL) 1, yếu tố hoại tử khối u (tumor necrosis factor alpha: TNF) -  khuếch tán trở lại vào sụn và trực tiếp phá hủy mô hay kích thích tế bào sụn sản xuất ra nhiều metalloproteinase. Các phân tử tiền viêm khác (ví dụ, oxit nitric : NO) cũng có thể là một yếu tố.

Tiến triển tiếp tục: hậu quả là thay đổi kiến trúc sụn, sự phát triển bù trừ của xương để ổn định khớp, và bệnh tiến triển không kiểm soát được.

2. Tiên lượng: phụ thuộc khớp bị thương tổn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. OA là một bệnh thoái hóa nặng dần theo thời gian. Đau và sưng khớp có thể trở nên nghiêm trọng, làm cho công việc hàng ngày khó khăn. Một số người không còn khả năng làm việc, khi ấy, phẫu thuật thay khớp có thể được chỉ định.

Các yếu tố tiên lượng:
Cao tuổi.
BMI cao. 
Biến dạng chân.
Bị nhiều khớp.
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp mà đã thay khớp thì có tiên lượng tốt, thành công của khớp háng và đầu gối là 90%. Tuy nhiên, phải thay lại sau 10-15 năm, tùy thuộc vào mức độ hoạt động của bệnh nhân. Bệnh nhân trẻ và hoạt động nhiều thì cần thay lại, còn người lớn tuổi thì không. 

 III. CHẨN ĐOÁN

Không giống như nhiều bệnh viêm khớp (ví dụ viêm khớp dạng thấp và lupus hệ thống), thoái hóa khớp là một bệnh chỉ xảy ra tại khớp, không ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Việc chẩn đoán thoái hóa khớp dựa trên sự kết hợp của các yếu tố:  triệu chứng lâm sàng với có hoặc không các bằng chứng X quang. 

1. Khám lâm sàng: Khớp đau điển hình của thoái hóa khớp, hạn chế cử động. 

2. X-quang điển hình của thoái hóa khớp: hẹp khe khớp, gai xương, xơ cứng xương dưới sụn, kén/hốc dưới sụn

 XQuang thoái hóa khớp


• Hẹp khe khớp (joint space narrowing): Sụn không hiển thị trên hình ảnh X-quang, nhưng mất sụn được tiết lộ bởi sự thu hẹp khoảng không gian giữa các xương trong khớp do tăng tạo xương quanh khớp (xơ cứng dưới sụn). Hẹp khe khớp không đồng đều là dấu hiệu chứng tỏ mòn sụn khớp.
• Gai xương (osteophytes, bone spur) quanh khớp: là đặc trưng của OA, gai xương có hình thô và đậm đặc,  mọc ở phần tiếp giáp giữa xương và sụn.  
• Xơ cứng dưới sụn (subarticular Sclerosis) & kén/hốc dưới sụn (subarticular cysts) .

X quang là phương pháp được lựa chọn vì hiệu quả, chi phí thấp, thực hiện dễ dàng nhanh chóng. 

Một số người có biểu hiện X-Quang trước khi có triệu chứng lâm sàng.

3. CT Scan/MRI: thường không cần thiết để chẩn đoán thoái hóa khớp,  nhưng có thể giúp cung cấp thêm thông tin trong trường hợp phức tạp.

Sụn khớp mỏng, hoặc mất hoàn toàn hay bị hủy hoại rõ rệt.
Có gai xương.
Dây chằng rách một phần hoặc hoàn toàn.
Các dị vật có xu hướng tập trung thành đám.
Tràn dịch khớp. 
Các kén/hốc dưới sụn.
Quá phát hoặc dày màng hoạt dịch.

4. Siêu âm: Không có vai trò trong việc đánh giá thoái hóa khớp. Tuy nhiên, nó được sử dụng như công cụ để giám sát sụn thoái hóa, và được sử dụng để hướng dẫn tiêm thuốc vào khớp.

5. Xét nghiệm máu: không cần thiết cho chẩn đoán thoái hóa khớp. Không có xét nghiệm nào liên quan với OA, nhưng có thể được thực hiện để loại trừ các bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, Gout. 

6. Phân tích dịch khớp: để xác định nếu có nhiễm trùng, hay Gout. Sự hiện diện của dịch khớp không viêm, soi cấy không thấy vi khuẩn, không có các tinh thể giúp phân biệt thoái hóa khớp với các đau khớp khác. 

7. Nội soi: là phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp chính xác nhất. Có thể nhìn thấy trực tiếp các thương tổn sụn và dây chằng ở các mức độ khác nhau, đồng thời phối hợp điều trị. Sự phục hồi sau phẫu thuật nội soi nhanh hơn so với mổ hở.

IV. CÁC THỂ LÂM SÀNG

Mặc dù thoái hóa khớp có thể xảy ra ở  bất kỳ khớp nào trong cơ thể, nhưng phổ biến nhất vẫn là các khớp chịu trọng lực ví dụ như khớp háng, đầu gối, cột sống. Nó cũng có thể bị ở các khớp nhỏ ở bàn tay, ngón tay, ngón chân cái, một hay cả hai bên. 

1. Thoái hóa khớp gối: thường cả hai đầu gối bị ảnh hưởng theo thời gian, trừ khi do chấn thương hoặc bệnh khác thì chỉ bị một bên. Đầu gối đau khi đi bộ, đặc biệt là khi đi lên hoặc xuống đồi hoặc cầu thang. Đôi khi, khó để thẳng chân. Có thể nghe âm thanh của khớp khi cử động.

 XQuang Khớp gối bình thường và Khớp gối bị thoái hóa (hẹp khe khớp & gai xương)

Hẹp khe khớp thường thấy ở khoang chày-đùi giữa, mặc dù các khoang chày-đùi bên và ngăn bánh chè cũng có thể bị ảnh hưởng. Hẹp khe khớp giữa hoặc bên có thể dẫn đến chân bị vẹo.

2. Thoái hóa khớp háng:  khó khăn cử động khớp háng. Đau ở mông, háng, bẹn, mặt trong đùi và đầu gối. Tình trạng thường tồi tệ hơn khi di chuyển các khớp háng, mặc dù nó cũng có thể bị khi đang nghỉ ngơi hoặc ngủ.



 XQuang Khớp háng bình thường và Khớp háng bị thoái hóa


X quang khớp háng bị thoái hóa: xơ cứng bờ trên ổ cối, hẹp khe khớp, gai xương. Thông thường, bị cả hai khớp háng , nhưng nó có thể xảy ra chỉ ở một bên do tiền sử chấn thương.

3. Thoái hóa cột sống: 
Khi cột sống bị thoái hóa, đặc biệt là cột sống thắt lưng, những thay đổi liên quan thường từ L3 - L5. Các triệu chứng bao gồm đau, cứng khớp,  thường đau theo rễ thần kinh do hẹp ống sống. Hẹp khe đĩa đệm do thay đổi mặt khớp dẫn đến chèn ép các rễ thần kinh. Trượt đốt sống là một biến chứng thường gặp của bệnh viêm khớp của cột sống thắt lưng.


Cột sống bình thường và cột sống bị thoái hóa (điển hình với hẹp đĩa đệm và gai xương)





4. Thoái hóa khớp xương bàn tay: 

Thoái hóa khớp xương bàn tay thường ảnh hưởng đến các khớp ngoại biên đầu ngón tay (đốt xa: Distal interphalangeal: DIP). Kế đến là các khớp đốt giữa ngón tay (Proximal interphalangeal: PIP), nền ngón tay cái, và các khớp ngón chân cái. 

Ngón tay trở nên cứng, đau và sưng. Có thể hình thành các nốt cứng trên các khớp ngón: 
  • Ở khớp ngón tay đốt xa gọi là Heberden's nodes (thường gặp ở nữ).
  • Ở khớp đốt giữa gọi là Bouchard's nodes.
  • Ở khớp ngón chân gọi là Bunions. 


Qua thời gian cơn đau có thể giảm và cuối cùng biến mất hoàn toàn, mặc dù những nốt có thể vẫn còn. Ngón tay có thể cong nhẹ sang một bên ở các khớp bị ảnh hưởng hoặc phát triển các u nang hoạt dịch trên lưng ngón tay gây đau. 

Trong một số trường hợp, có thể phát triển nốt cứng ở nền ngón tay cái, nơi nối với cổ tay, gây đau & khó khăn khi cử động (như khi viết, mở lọ hoặc chuyển phím).