nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

ĐÃ ĐẾN LÚC THÁO CHẠY KHỎI NƠI TRÚ ẨN VÀNG?

Bài đọc liên quan:

Đầu năm khai trương Blog bằng việc có nên tháo chạy khỏi nơi trú ẩn vàng, mà suốt 10 năm nay người dân Việt, cũng như trên toàn thế giới, kể cả các quốc gia dùng nó để làm nơi trú ẩn tốt nhất.

Các quốc gia dùng đồng ngoại tệ mạnh được công nhận tiêu dùng trên toàn cầu - gồm đô la Mỹ, Bảng Anh, Đức Mã, Yên Nhật, Quan Pháp, đồng Euro - và vàng là nguồn dùng để cân bằng giá đồng nội tệ, hòng hỗ trợ xuất khẩu ở các quốc gia mà nền kinh tế phụ thuộc vào định hướng xuất khẩu, có bàn tay của chính trị điều khiển, như Trung Hoa và Việt Nam. Đối với các quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do, thì vàng và ngoại tệ mạnh là kho dự trữ để chống lại tình trạng thâu tóm thị trường tài chính quốc gia như George Soros đã làm ở Thái Lan và Đông Nam Á vào mùa Hè năm 1997.

Với chiến lược nhân công rẻ mạt, bán môi trường và tài nguyên để thành phân xưởng sản xuất toàn cầu. Trung Hoa đã thu hút các nhà đại tư bản hám lợi nhuận khắp nơi trên thế giới đổ về, trong đó, Hoa Kỳ, phương Tây, Nhật, Hàn và rất nhiều đại gia toàn cầu kiếm lợi nhuận tại Trung Hoa, nhưng chính phủ của các quốc gia này ngày càng nghèo đi vì chi phí công chạy đua vũ trang, đặc biệt là đại ca Hoa Kỳ. Nợ công của các quốc gia tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng lớn. Trung Hoa cướp việc làm của thế giới, các đại gia toàn cầu phá hoại môi sinh và đồng lõa với chính phủ Trung Hoa bóc lột mồ hôi nước mắt của nhân dân lao động Trung Hoa để làm giàu.

Trong 10 năm qua, cuộc chiến tranh tiền tệ bắt đầu mồi lửa, giữa con Rồng thức tỉnh Trung Hoa với tăng trưởng kinh tế suốt 3 thập niên một tỷ lệ chưa từng có trong lịch sử kinh tế toàn cầu là 10%, và siêu cường kinh tế Hoa Kỳ. Một chiến lược toàn cầu cả việc nâng hạ giá đồng tiền đô la Mỹ và nhân dân tệ Trung Hoa, đi đôi với nâng hạ giá vàng, dầu một cách đồng bộ với tranh giành thị trường mới, cũ ở Trung Đông, Bắc Phi và cả ở Mỹ La Tinh cũng như chấu Á khu vực Thái Bình Dương.

Hậu quả của chiến tranh kinh tế mà đại diện là tiền tệ đã dẫn đến những cuộc chiến tranh cục bộ ở Trung Đông và Bắc Phi, cũng như thị trường Mỹ La Tinh, và một loạt chiến lược kinh tế của cả 2 cường quốc này. Sự ôm đòm của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh đã làm quá tải của một tay trùm thế giới bằng khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ năm 2008. Sau đó, khủng hoảng này lan rộng khắp toàn cầu, ngay cả Liên Minh châu Âu cũng rung rinh đến hôm nay chưa phục hồi được.

Việc Fed đưa ra những gói kích cầu để đánh gục đồng đô la là một cách xuất khẩu lạm phát sang các quốc gia đang có chiến lược thu hút đầu tư như Trung Hoa. Trong 10 năm qua, đồng đô la giảm giá hơn 30%, nhưng vàng đã tăng hơn 4 lần, dầu cũng tăng không kém cạnh. Nhưng chỉ trong 2 năm trở lại đây vàng đã giảm hơn 600UD/oz.

Nếu đỉnh cao của vàng vào giữa tháng 9/2012 là 1900.30USD/oz, tăng hơn 5 lần so với giá 374.40USD/oz vào thời điểm giữa tháng 01/2004, thì giữa tháng 01/2013 giá vàng đã rớt xuống còn 1691.80USD/oz. Khi mà tình hình thất nghiệp của Hoa Kỳ từ 10% xuống còn 8%. Và giá vàng tiếp tục giảm từ giữa tháng 01/2013 đến 31/12/2013 là 469.70USD mỗi ounce vàng, tỷ lệ giảm là 28.04% chỉ trong 1 năm qua. Giá vàng chốt cuối phiên giao dịch cuối năm 2013 vào ngày 31/12/2013 là chỉ còn 1205.50USD/oz. Mặc dù giữa tháng 12/2013 có lúc vàng xuống thấp nhất trong vòng 5 năm qua ở mốc 1187.80/oz.(xin xem các biểu đồ Kitco kèm theo)

Giá vàng biến đổi trong 10 năm qua: từ 01/01/2004 đến 31/12/2013: đỉnh cao của vàng vào giữa tháng 9/2011 là 1900.30USD/oz, và thấp nhất là giá 374.40 vào thời điểm giữa tháng 01/2004.

Giá vàng biến đổi trong 5 năm qua từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2013: Thấp nhất là giữa tháng 01/2009 ở mức 810.10USD/oz, gần bằng giá vàng vào cuối tháng 12/1980 khi khủng hoảng 52 con tin ngoại giao Hoa Kỳ với Iran là 850USD/oz. Nhưng vàng đã tăng hơn gấp đôi so với giữa tháng 01/2004 trong 5 năm. Nhưng chỉ trong 32 tháng tức khoảng 2 năm 8 tháng sau đó - từ giữa tháng 01/2009 đến tháng 9/2011 vàng đã tăng đến đỉnh kỷ lục mọi thời là 1900.10USD/oz. Khi mà Hoa Kỳ bắt đầu vay 800 tỷ đô la từ Trung Hoa để giải quyết khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ, và bắt đầu những gói kích thích kinh tế - QE: Quantitative Easing - với 600 tỷ đô la. Nhưng khi Hoa Kỳ đã sản xuất được dầu từ đá phiến sét, thì kích hoạt cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi Tring Đông và thực hiện chiến lược châu Á Thái Bình Dương, thì giá vàng bắt đầu giảm từ giữa tháng 9/2011 đến nay.

Trong 1 năm qua giá vàng giảm đến 469.70USD/oz, tỷ lệ giảm là 28.04%. Nhưng chỉ trong 1 tháng cuối năm 2013 vàng đã giảm 46.60USD/oz, tỷ lệ giảm là 3.72% so với giá đầu năm 2013, nhưng chiếm 9.92% so với tổng số giảm của giá vàng trong cả năm. Điều này chứng tỏ tốc độ giảm giá vàng này càng tăng. Vì giá vàng chỉ giảm khoảng 350USD/oz kể từ giữa tháng 9/2011 đến 31/12/2012 - trong khoảng hơn 15 tháng - nhưng chỉ 1 tháng 12/2013 vàng giảm đến 13.3% so với tổng số giảm trong hơn 15 tháng này.

Trong 6 tháng qua, từ 02/7/2013 đến 31/12/2013 vàng giảm giá khoảng tương đương giá vàng giảm của tháng 12/2013, tức giảm khoảng 46.60USD/oz. Hiện tượng giảm này chỉ xảy ra mạnh khi có công bố kết quả kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng bất ngờ 4.1% so với dự kiến ban đầu là 3.6%/năm 2013, nhanh nhất trong 2 năm qua, và Fed tuyên bố giảm gói kích cầu kinh tế từ tháng 1/2014.

Vấn đề tăng giá vàng là do chiến tranh tiền tệ và khủng hoảng kinh tế gây ra bắt đầu từ Hoa Kỳ. Nhưng vấn đề giảm giá vàng cũng diễn ra khi khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu phục hồi. Nhưng giá vàng giảm cũng bắt đầu từ khi Trung Hoa bắt đầu khủng hoảng kinh tế do hậu quả nguồn nhập khẩu chủ lực từ Hoa Kỳ và phương Tây bị giảm mạnh, mà nợ công do đóng băng bất động sản của Trung Hoa làm gánh nặng quá tải cho toàn hệ thống tín dụng ngân hàng của Trung Hoa, do chạy đua tăng trưởng giả tạo để có điều kiện tham nhũng, chạy chức, chạy quyền ở các nước cộng sàn hiện nay.

Gần đây, chính quyền Obama thực hiện chiến lược kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm 3 mục đích: Tạo công ăn việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp, lấp đầy khoảng trống lão hóa khi thế hệ Baby Bommer về hưu vào 2018 lên đến 50 triệu người, và góp phần tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trong 50 năm tới. Nhưng kinh tế Hoa Kỳ vẫn là vấn đề then chốt để đẩy giá vàng trở lại mốc của nó vì nó đồng nghĩa với chỉ tệ đồng đô la Mỹ phục hồi. 

Năm mới dương lịch viết bài này có lẽ phù hợp cho dân Việt - đặc biệt những ai đang nắm giữ vàng vì bất cứ mục đích gì, đầu tư hay dự trữ - thì phải biết lúc để mà thoát thân. Nếu trong những năm 2006 đến 2011 có hàng vạn người chơi vàng chết vì giá vàng lên, thì cũng vậy từ 2012 đến nay, không thiếu những ai chơi vàng chết vì giá vàng rơi rụng.

Sau bài Cuối năm 2013 làm gì để bảo toàn vốn, đây là bài thứ hai liên tục trong chỉ 3 ngày qua, tôi xin cảnh báo với dân trong nước đang giữ vàng như là nguồn sống và dự trữ. Có thể tôi đúng, cũng có thể tôi sai. Nhưng giá vàng dưới 1000USD/oz là có thật trong năm 2014, với đà tăng giảm trong 10 năm qua. Nếp trong 10 năm qua, 8 năm đầu là khoảng từ bỏ đồng ngoại và nội tệ để đầu tư vàng, thì kể từ 2011 đến tương lai là lúc quay về đồng nội và ngoại tệ là an toàn và kiếm lãi.

Bài viết này chỉ mong mọi người năm mới an khang và thịnh vượng trong năm bão tố 2014 này. Vì nếu năm 2013 là năm bất động sản rúng động thì 2014 sẽ là năm tài chính ngân hàng vào cơn sốt rét run. Và 2015 là là năm quyết định cho con bệnh mãn tính, kháng thuốc của nền kinh tế Việt Nam.

Asia Clinic, 13h01' ngày thứ Tư, 01/01/2014

CUỐI NĂM 2013 TẢN MẠN VỀ SỰ VĨNH HẰNG


Với phương Tây, nền văn hóa duy lý và thực dụng, họ không cho là có sự vĩnh hằng. Đến và đi ở cõi đời trần tục này chỉ một lần, rồi chẳng còn chi để lại, ngoại trừ tiếng tăm và dấu tích đóng góp tốt xấu cho đời. Nên người phương Tây chỉ dồn toàn bộ sức lực cho lúc còn sống vì mọi việc, và lý thuyết tư tưởng có tính hiệu quả cao của phương Tây ra đời, nhờ đó đã đưa nhân loại tiến rất nhanh chỉ trong vòng vài thế kỷ qua về mọi mặt. Từ  năm 1672 ông Otto Fon Gerryk tìm ra điện đến nay chưa đầy 500 năm so với hàng chục triệu năm loài người có mặt trên hành tinh xanh, mà hôm nay chúng ta đã ngồi một chỗ có thể liên lạc toàn cầu, và ai cũng có thể sử dụng sức mạnh của riêng mình để phục vụ cho kiếp nhân sinh. Đó là những bước tiến vĩ đại của chúng ta.

Ngược lại, với phương Đông, nền văn hóa duy tình và có tính huyền hoặc. Họ không tư duy cho sự phồn thịnh thực tại bằng vật chất, mà họ gọi là "tầm thường", mà họ lại dành thời gian sống để nghĩ về sự vĩnh hằng, sau khi cuộc sống đầy khổ nhục ở trần gian làm họ chán chường. Cho nên, 3 tôn giáo lớn nhất mọi thời đại loài người là Phật giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo đều xuất hiện ở phương Đông. Nếu Phật giáo có giáo lý như triết học cao sang, thì Ki Tô giáo có một giáo lý gần gũi với con người bình dị hơn, đến Hồi giáo cũng thế, trần tục hơn. Các tôn giáo lớn khác góp phần không nhỏ cho đời sống tâm linh và tư tưởng của nhân loại nói chung, và phương Đông nói riêng, nhưng tất cả đều mang màu sắc cho sự đi về và chốn vĩnh hằng.

Bây giờ nói chuyện vĩnh hằng và bất tử, vì cái đáng sợ nhất của con người là không bao giờ tự giải thoát được cái sợ, do còn ở cõi u mê chưa tự biết mình là ai? Khi biết ta là ai, ta từ đâu đến, và ta đến để làm gì, lúc đó cái sợ không còn là vấn đề phải quan tâm, mà ta chỉ thực hiện việc ta làm - ta gieo nhân và sẵn sàng đón nhận quả!

Nhiều người chưa hiểu thế nào là sự bất tử và chốn vĩnh hằng ở phạm vi tâm linh, nên còn chưa hiểu mình. Khi chưa hiểu mình thì chưa giải thoát cái sợ. Cái sợ là cội nguồn của mọi hành động bất minh. Sợ mất của cải của tôi, sợ mất gia đình tôi, sợ vợ/chồng/con cái tôi, v.v... sẽ thua thiệt, đói nghèo... Vào internet lập một nickname, tôi sợ lộ thông tin cá nhân, tôi đặt một nặc danh cho ăn chắc. Ra ngoài đường tôi sợ bị kẻ gian hãm hại, v.v... trăm ngàn nỗi sợ. Từ đó, hành vi và tư duy sẽ bất minh, nó dẫn đến những sai lầm, và giảm đi sức mạnh tự thân đối với cộng đồng, và giảm đi sức mạnh đoàn kết của cộng đồng trước uy lực của kẻ gian manh.

Có những người nỗi sợ đến mắc bệnh tâm thần hoang tưởng bị hại, nhưng cứ nghĩ mình khôn. Đó là bi kịch của nguồn cội của sự bất minh. Và các chính khách gian manh trên thế giới luôn biết lợi dụng sự bất minh ấy để tạo ra những chế độ độc tài, hòng cai quản những kẻ bất minh, để ăn trên ngồi trốc, hưởng vinh hoa phú quý bằng những luật lệ gian manh. Thế giới hôm nay tuy đã phát triển vượt bậc, nhiều phương tiện thông tin đã giúp sức mạnh cá nhân của mỗi thành viên trên thế giới phát huy hết sức mạnh của mình, nhưng cũng không thiếu kẻ bất minh làm loài cừu dễ dạy.

Khi sự bất minh ngự trị trong mỗi con người, nó làm con người chỉ như con ốc co mình vào vỏ để chăm lo bộ dạng của mình. Con ốc đó chỉ chịu xông ra tự bảo vệ mình khi quyền lợi mình bị xâm hại vì kẻ khác. Đó là căn nguyên của mọi sự chia rẻ, và yếu hèn. Các chính khách gian manh biết nắm bắt yếu điểm này của đám đông ngu muội để đưa ra những chiêu trò tâm lý đánh vào cái vô thức của đám đông mê muội, hòng cai trị, và hưởng phú quý vinh hoa trên xương máu của đồng loại, và đồng bào.

Sáng nay nói chuyện với anh bạn già về sự bất tử. Chúng tôi bắt đầu bằng nghiệp dĩ một con người, rồi lan man đến một dân tộc. Cả hai cùng nhắc đến một vấn đề lớn mà con người chỉ khi đi hết cái dốc cuộc đời mới sực tỉnh: "Đến và đi ở cõi đời này là để hoàn thiện mình. Kẻ thiếu ác thì hoàn thiện cái ác. Người thiếu thiện thì hoàn thiện cái thiện, v.v... Tất cả đều là để qua đó, giải quyết ân oán cuộc đời mà nhân quả đã gieo. Quả thì đã có rồi, chỉ có gặt, không thể thay đổi được. Nhân thì ta có thể chủ động gieo, ai cũng làm được, tùy theo trí huệ của mỗi người. Để cuối cùng ta có thể quay lại hay ra đi làm sứ giả trong tương lai. Đó là sự vĩnh hằng." 

Đó là đỉnh cao của tư duy tâm linh phương Đông mà Phật học đã mang đến cho con người, mặc dù đây là con đường đi đến sự vĩnh hằng sớm nhất của loài người. Bây giờ chúng ta hãy cỡi trói những khúc mắc này bằng thực tế khách quan sinh động hôm nay.

Dù phương Tây có tự hào tìm ra nền kinh tế tri thức qua phát triển công nghệ thông tin phần mềm, thì họ vẫn phải bắt đầu từ nền tảng triết lý phương Đông với, Nhất thể sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, và Hà đồ lạc thư 64, 128 quẻ của dịch, của Phật học. Thay vì có không trong Phật học, thì mã hóa các thuật toán tin học lại bắt đầu bằng 2 chữ số 1 và 0, với đơn vị byte cũng phải đi theo những con số 2, 4, 8, 64, 128bytes,...

Tại sao có một Steve Jobs không cần học nhiều tạo ra quả táo cắn dỡ, rồi lại ra đi? Tại sao có một Bill Gates cũng bỏ dỡ việc học hành, nhưng tạo ra hệ điều hành Window mở cửa sổ sức mạnh cho toàn cầu, rồi quay lại làm việc thiện cho nhân loại cùng khổ? Tại sao có một Nelson Mandela chịu bao cực hình tù tội, để rồi trở thành người khai sáng cho cả một quốc gia Nam Phi chìm đắm trong nhục dục của loài người? Tôi xin ứng cử 3 nhân vật này để thấy 3 mức độ vĩ đại và có tính sứ giả đem đến cái thiện cho nhân loại khổ đau, mà không muốn đưa ra những nhân vật mang đến đầu rơi máu đổ, đẩy dân tộc chìm đắm trong mê muội và khổ nhục như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, v.v... Vì cái thiện sẽ luôn thắng ác, dù cái thiện luôn mất thời gian công sức để thắng, và để làm loài người ra khỏi u mê cam go hơn cái ác.

Với Steve Jobs, Bill Gates và Nelson Mandela, v.v... họ đã học hết túi khôn và gian manh của loài người tự bao giờ mà ngay chính họ cũng không biết được. Giờ họ quay lại để làm sứ giả cho việc thiện. Nhưng ở mỗi người có một đẳng cấp khác nhau, nên họ chỉ làm một nhiệm vụ khác nhau. Xong nhiệm vụ là phải ra đi.

Nếu Steve Jobs chỉ cần làm ra quả táo cắn dỡ để làm nên sự vĩnh hằng và bất tử, thì Bill Gates sau khi làm nên vĩnh hằng và bất tử, anh ta còn phải lo toan cho nhân loại cùng khổ được ấm êm hơn, xong nhiệm vụ này anh cũng phải ra đi. Hơn một bậc nữa, Nelson Mandela đến với đời là lấy thân xác này hy sinh như những Ngài Thích Ca, Jesus, v.v... để hành xác trong 27 năm tù tội, rồi sau đó lấy đức hy sinh, lòng vị tha và túi khôn của loài người để cảm hóa những con thú mang mặt nạ người ở Nam Phi để dạy cho nhân loại rằng, chúng ta đến với cuộc đời này bằng nhau về màu da, sắc tộc, phải cư xử nnhau đúng nghĩa là Người, chứ không phải là thú hoang dã. Xong nhiệm vụ thì ông cũng phải ra đi. Tất cả họ là những sứ giả. Họ không thua bất kỳ Albert Einstein hay bất kỳ nhà khoa học để lại cho đời những khám phá thiên nhiên, xã hội để đưa loài người tốt đẹp hơn.

Ngược lại, những sứ giả ác mang đến khổ đau cho nhân loại như Hitler, Lenin, Mao, ... họ cũng là sứ giả có nhiệm vụ đến với đời dạy cho nhân loại những điều ác, gian manh, mà nơi họ đến, những dân tộc đó đang cần nhận quả đắng mà họ đã gieo tự bao giờ mà họ không biết. Tại sao ngày 30/4/1975 có bao người ra đi, nhưng có bao người đã lên thuyền phải quay trở lại ở Việt Nam? Tại sao có bao người sau đó vượt biển ra đi, nhưng chỉ có phân nửa được đến nơi họ cần đến, còn lại làm mồi cho cá, cướp biển? Tại sao có những người ở lại bị tù đày, có người ở lại lại lên cao. Và tại sao những người ở lại đó, có người muốn ra đi, có người vẫn cứ ở lại để sống nhìn đời, mặc dù ở lại trong khốn khổ? v.v... rất nhiều câu hỏi tại sao nghịch lý và logic rất khó trả lời.

Rồi tại sao có những quốc gia đi theo con đường đa nguyên tản quyền, mà hễ đã là lãnh đạo thì phải là có học, phải tranh cử, phải giải trình dự án của mình trước đảng đại diện tranh cử trước khi được đảng chọn lựa ứng cử viên như Hoa Kỳ? Và cũng tại sao có những quốc gia đơn nguyên tập quyền, mà khi chọn lựa lãnh đạo không cần có học, chỉ cần trung thành với đảng cầm quyền như ở Việt Nam? Rồi tại sao đến ngày nay hình thức cha truyền con nối để làm vua vẫn còn như ở các quốc gia cộng sản?

Tất cả là nhân với quả, và ân oán của ta mà ta phải giải quyết. Đừng buồn, đừng giận, hoặc đừng căm thù ai đó đã hãm hại ta, mà hãy bình thản đón nhận như quả đắng ta phải lãnh vì ta đã gieo nhân tự bao giờ. Cũng đừng quá phấn khích, tư kiêu khi ta may mắn được đời nhiều ưu ái.

Suy cho cùng, tất cả những gì ta gặp, ta hái gặt hôm nay là ân oán của hôm qua. Cha/Con/Chồng/Vợ chẳng phải của ta, và chẳng bà con chi, mà là ân oán cuộc đời mà ta phải đeo mang, và giải quyết. Trên nền tảng gia đình đó, có người làm việc nhỏ, có người phải gánh việc lớn, có người làm việc thiện, có kẻ gieo tai ương khốn khổ. Đó là bản chất của xã hội loài người, vừa hoang dã, vừa thánh thiện. Không ai nên trách ai, mà chỉ trách mình chưa được minh mẫn để nhìn cuộc đời, nhân quả, trả vay đúng với bản chất của nó.

Khi đã nhận chân được bản chất của cuộc đời, ấy là lúc ta không còn bất minh, ta lại là ta, an nhiên tự tại làm việc ta phải làm, dù chó có sủa, mèo có ngao, hay gươm kề cổ, súng kề tai. Đó là bất tử và vĩnh hằng, dù cái bất tử và vĩnh hằng ấy có là giam mình trong phòng thí nghiệm để tìm tòi cái còn bí ẩn của thiên nhiên chưa ai khai phá, hay là sự giam cầm trong tù tội để khai sáng cho một dân tộc.

Năm con Rắn 2013 quả là một năm khốc liệt về mọi mặt ở nước Việt như tôi đã tiên liệu từ 2 năm trước. Năm con Ngựa 2014 còn khốc liệt hơn nhiều, nhưng cũng xin chúc dân tộc Việt sáng suốt và biết chọn lựa con đường đi của mình.

Asia Clinic, 15h38' Ngày cuối năm Tây lịch thứ Ba, 31/12/2013

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

CUỐI NĂM 2013 LÀM GÌ ĐỂ BẢO TOÀN VỐN?

Bài đọc liên quan:

Bảo toàn vốn là một vấn đề có tính vừa trí tuệ, vừa nghệ thuật sử dụng đồng tiền của bất kỳ ai trong tình hình khủng hoảng kinh tế của những năm qua. Đặc biệt, với nền kinh tế như ở Việt Nam đang tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng ở một quốc gia mà nền công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Hầu hết vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng đều phải nhập. Tình hình nhập khẩu luôn lớn, trong khi xuất khẩu để phục vụ xây dựng và chỉ tiêu tăng trưởng. Nó đẩy lạm phát tăng cao, do tình trạng đồng tiền nội địa tràn ngập thị trường, và việc phá giá đồng tiền do thiếu nguồn dự trữ ngoại tệ. Hậu quả là nghệ thuật xén lông cừu diễn ra ở tầng lớp trung lưu và nhân dân lao động làm ra của cải chính cho xã hội.

Sau hậu quả lạm phát, tăng trưởng thiếu quy hoạch là tình trạng thắt lưng buộc bụng, và siết chặt kinh tế, tín dụng để kiềm chế lạm phát, và hậu quả của nó, là tình trạng giảm phát sau khi nghị định 11/2011 của chính phủ đề ra. Kết quả là, liên tục trong 2 năm nay, tình trạng xuất siêu của Việt nam cân bằng dương. Điều này là do nhiều lý do khách quan và chủ quan của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đưa đến.

Với kinh tế trong nước do tình trạng đóng băng bất động sản, đưa đến nợ xấu tăng cao, hệ thống ngân hàng không còn lối thoát đầu tư và giảm nguồn cho vay có khả năng chi trả. Nên dẫn đến tăng trưởng tín dụng giảm, nguồn tiền mặt lưu thông trong xã hội kém. Nó đã làm sức mua giảm, tình hình giảm phát của nền kinh tế diễn ra, và hàng loạt doanh nghiệp ngưng hoạt động, hoặc phá sản. Kết quả là giảm lượng nhập khẩu, trong khi đó tình trạng xuất khẩu vẫn tăng đều.

Với kinh tế thế giới, tuy khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn ảnh hưởng, nhưng với những thị trường chủ chốt giúp cho nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu như Việt Nam vẫn tăng đều, đặc biệt, Hoa Kỳ và châu Âu. Bên cạnh đó, kích thước của nền kinh tế Việt chỉ là một miếng bánh nhỏ của nền kinh tế toàn cầu. Nên nó đã giúp tình hình xuất khẩu vẫn tốt hợn tình hình nhập khẩu. 

Kết quả là 2 năm 2012 và 2013 tình hình xuất siêu cân bằng dương - lấy tổng xuất khẩu trừ đi tổng nhập khẩu là con số dương. Nhờ đó việc kiềm giá đồng đô la Mỹ không bị tăng giá theo tỷ lệ lạm phát, do nguồn cung đô là từ xuất khẩu dư thừa. Từ đó, mấy ngày cuối năm 2013 tình trạng giá đồng đô la giảm, mặc dù giá vàng ngược lại thì tăng nhẹ.

Đây là một hiện tượng nghịch lý có tính logic của tình hình kinh tế toàn cầu, giá đồng đô la, giá vàng, giá dầu và kinh tế trong nước chỉ ngắn hạn, trong khi giá dầu cuối tuần này đã tăng vượt 100usd/thùng.

Nghịch lý có tính logic thứ nhất là, kinh tế Hoa Kỳ bất ngờ tăng trưởng cao với 4,1% so với 3,6% dự đoán ban đầu. khi kinh tế Hoa Kỳ tốt, chỉ tệ đô la sẽ tăng so với các đồng tiền khác trên toàn cầu. Nó sẽ kéo theo giá vàng giảm, giá dầu giảm, và giá các đồng tiền khác sẽ giảm so với đô la Mỹ. Đặc biệt, những đồng tiền yếu, với một nền kinh tế có dự trữ ngoại tệ yếu và phụ thuộc vào xuất nhập khẩu trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển kinh tế như Việt Nam.

Nghịch lý có tính logic thứ hai là, nhờ vào tình trạng giảm phát và giảm sức mua trong dân chúng do hậu quả của đóng băng bất động sản và nợ xấu mà, tình hình cân bằng cung cầu ngoại tệ của Việt nam không bị ảnh hưởng, dự trữ ngoại tệ tăng gấp đôi, theo ghi nhận vào tháng 10/2013 đã đạt 32 tỷ đô la, nên giá đồng đô la so với đồng Việt Nam không tạo áp lực phá giá đồng Việt Nam như những năm trước đây.

Một nghịch lý có tính logic thứ ba đang diễn ra cuối năm nay là, giá dầu tăng, giá vàng thế giới tăng trong khi Hoa Kỳ đã tự cung được dầu khi họ đã biến đá thành dầu bằng công nghệ mới, và kinh tế Hoa Kỳ phục hồi rõ rệt, chỉ tệ đồng đô la mạnh lên. Nhưng đây chỉ là những nghịch lý có tính ngắn hạn do mùa Đông đến, nhu cầu năng lượng tăng để sưởi ấm các xứ lạnh, và việc mua sắm vàng mùa tết đến phục vụ cưới hỏi của các quốc gia đông dân ở chấu Á như Trung Hoa và Ấn Độ.

Ba nghịch lý có tính logic trên sẽ biến mất đối với nền kinh tế Việt nam trong năm 2014, khi mà 3 tháng cuối năm tình hình đầu tư công của Việt Nam đang được đẩy mạnh để tạo ra sự phát triển giả tạo trong tăng trưởng theo chỉ tiêu, nhập khẩu sẽ lại vượt xuất khẩu. Trong khi nợ xấu ngày càng tăng, nhưng không có nguồn để giải quyết khi thất bại trong đàm phán TPP. Cân bằng âm dự trữ ngoại tệ sẽ quay về. Bên cạnh đó, đống nợ xấu, và nợ công sẽ ngốn đi mỗi tháng hàng tỷ đô la đã đến thời điểm trả nợ, và lãi mà nó được vay từ những thập niên trước. Trong khi đó giá trị đồng đô la sẽ còn tiếp tục tăng. Và vòng xoắn lạm phát, phá giá đồng tiền Việt Nam sẽ quay trở lại, khi mà nền kinh tế chỉ phụ thuộc và gia công, bán tài nguyên, kiều hối và tận thu thuế để tồn tại.

Mới đây, tổng kết cuối năm 2013, có đến 80 chi nhánh ngân hàng ở Sài Gòn thua lỗ. Nợ xấu tuy không rõ, nhưng nợ công lên đến 98,2% GDP đã quá tải của khả năng hệ thống tài chính ngân hàng. Có lẽ vì thế mà, ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới đây khuyên dân nên gửi tiền vào ngân hàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong năm 2014?

Giá vàng và dầu sẽ tiếp tục giảm, trong khi đồng tiền Việt trong tương lai sẽ lại mất giá, nhưng nền kinh tế đang nhận lãnh hậu quả nợ xấu và giảm phát do sức mua của dân cạn kiệt. Trong khi lãi suất ngân hàng đang giảm thấp nhất trong 5 năm qua. Hiện tại đồng đô la đang giảm giá nhờ kiều hối cuối năm tuôn về. Nơi trú ngụ cuối cùng chỉ còn là những đồng ngoại tệ mạnh. Đồng ngoại tệ mạnh trong tương lai chỉ có lên, mà chưa bao giờ xuống, dù có những lúc nền kinh tế Việt tốt nhất ở cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, đó là đồng đô la Mỹ.

Cho nên với tất cả những nhận định trên, để bảo toàn vốn tốt nhất trong năm 2014 thì đồng đô la Hoa Kỳ là nơi tốt nhất cho dân Việt, nếu bạn không đủ sức là những con kền kền đi nhặt xác chết rẻ mạt để gầy dựng và phát triển.

Tư Gia, 23h37' Chúa nhựt, 29/12/2013

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG CÓ VIETNAM TOWN?

Bài đọc liên quan:

Một dân tộc lớn hay không lớn, không phải vì dân tộc đó có một lãnh thổ rộng lớn, hay một dân số đông, hay một nền kinh tế, quốc phòng hùng cường bậc nhất toàn cầu, mà một dân tộc lớn là dân tộc có một lịch sử và nền văn hóa lớn. 

Ở đây không bàn đến chuyện văn hóa đang suy đồi đến cùng cực sau hơn 38 năm dưới sự "giáo dục" của đảng cộng sản cầm quyền. Vì cái gì cũng vậy, khi đi xuống đến tối thiểu thì sẽ tự có cơ chế bảo vệ, ắt văn hóa sẽ đi lên, khi người dân ý thức được những gì xằng bậy đã bị các chính khách gieo rắc. Bài viết này tôi muốn bàn đến bản chất của vấn đề trong văn hóa Việt cần thức tỉnh.

Lịch sử dân tộc nào cũng có bi, hùng mà không cần phải so sánh để biết được dân tộc đó lớn hay nhỏ. Ngay cả Hoa Kỳ, một đất nước đa chủng tộc, có một lịch sử non trẻ chỉ từ 1776 đến nay, nhưng lịch sử nội chiến, và tham gia giữ gìn hòa bình, dân chủ, tự do cho toàn cầu, thì nền lịch sử của Hoa Kỳ hoàn toàn đáng để gọi là vĩ đại.

Phần còn lại của sự lớn mạnh của một dân tộc là ở nền văn hóa của dân tộc ấy. Mỗi nền văn hóa của một dân tộc thì lại quá mênh mông và to lớn cho bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Nhưng để khẳng định sự to lớn của nền văn hóa ấy với toàn cầu lại là một việc khác. Những tiêu chuẩn để khẳng định văn hóa to lớn của một dân tộc không chỉ định hình nó ở trong quốc gia, mà còn sự khẳng định nền văn hóa của dân tộc ấy ra ngoài lãnh thổ biên cương.

Người Việt Nam bắt đầu biết vươn ra biển lớn từ thời thuộc Pháp. Một tầng lớp trí thức và nhà giàu đã du học, hoặc ra đi tìm vận mệnh cho đất nước, hoặc họ ở lại trời Tây, hoặc mang về tầm nhìn, kiến thức để khai sáng dân tộc. Nhưng so với văn hóa Trung Hoa, dân tộc Việt chưa bao giờ làm được sự khẳng định văn hóa Việt ra ngoài lãnh thổ.

Cho đến hôm nay, người Việt Hải Ngoại đã có mặt trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặt dù mãi đến thập niên 1970, cũng chỉ có khoảng 100.000 người Việt sống ở các nước khu vực Đông Nam Á và một số quốc gia như Pháp, Hoa Kỳ và châu Âu. Nhưng "nhờ" sự có mặt của đảng cộng sản cầm quyền đã "giúp" người Việt thà bỏ thây cho cá biển, cướp biển để được sống ở Hải ngoại, dù bất cứ nơi đâu, mà nơi đó không phải là Việt Nam. Con số người Việt hải ngoại ngày nay đã lên đến khoảng hơn 4 triệu người. Đông nhất là Hoa Kỳ khoảng 2.2 triệu. Đông hàng thứ hai là Pháp và Úc khoảng hơn 300 ngàn.v.v... Nhưng người Việt chưa bao giờ có được Vietnam Town - Phố Việt - như người Trung Hoa có China Town.

Tuy không có Vietnam Town, nhưng văn hóa uống nước nhớ nguồn của dân Việt không thua Trung Hoa. Hằng năm khúc ruột ngàn dặm, mà xưa đảng cầm quyền cho là bán nước, nay là yêu nước vẫn đều đặn gửi về cho quê hương khoảng 10% GDP. Một con số không hề nhỏ so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà có dân ở hải ngoại gửi tiền về xây dựng quốc gia.

Hôm nay là ngày cuối cùng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn phỏng vấn di dân của năm 2013, trước khi đóng cửa nghỉ tết Tây 2 tuần. Mình nhìn hình ảnh người Việt rồng rắn đi phỏng vấn để định cư Hoa Kỳ tự nhiên nghĩ về điều này, nên viết vội vài dòng để suy nghĩ về văn hóa Việt cần gì?

So sánh với người Trung Hoa, thì cho đến hôm nay dân tộc Việt không thể so sánh về cả tư tưởng, lịch sử, lãnh thổ, dân số lẫn văn hóa. Khi người Trung Hoa tự hào đội quân thứ Năm của họ trên khắp hoàn cầu - ngoài Mãn, Mông, Hồi, Tạng ở nội địa - ở đâu cũng có China Town. Nó là sức mạng to lớn ghê gớm không chỉ kinh tế, an ninh quốc phòng mà còn là sức mạnh văn hóa lan tỏa của tư tưởng Khổng Khâu và Tôn Tử của Trung Hoa.

Sẽ có người cho rằng, người Việt đã có Little Sài Gòn ở San Jose, Hoa Kỳ. Đồng ý, nhưng Little Sài Gòn không thể đại diện văn hóa Việt. Vì nó mang màu sắc chính trị hơn là văn hóa. Trong khi đó, người Việt, nước Việt cần một biểu trưng đại diện cái lớn hơn, trường tồn hơn cho dân tộc, đất nước, dù đất nước Việt có bị chịu dưới ách thống trị của một chính thể xấu xa đến cỡ nào. Người dân Việt và đất nước Việt không xấu xa như các thể chế chính trị đã và đang hiện hữu nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Sự lớn mạnh của một dân tộc cần văn hóa hơn là chính trị, dù có một nền chính trị tốt đẹp nào đi nữa thì người dân vẫn là kẻ bại trận, như câu nói của De Gaulle: "Tất cả các chủ thuyết rồi sẽ qua đi, điều còn lại cuối cùng là dân tộc!"

Vì sao chúng ta chưa có Vietnam Town? Hôm nay nói chuyện với ông bạn già hơn 30 năm sống ở Hoa Kỳ và chu du khắp thế giới, ông bảo, người Việt mình chỉ biết đoàn kết khi cùng đường, lúc còn thở được thì không biết nhìn về một hướng. Cậu thấy đấy, ngay cả trong lúc này, khi đời sống người dân đang xuống đáy, nhưng dân mình còn chưa biết đoàn kết, nói gì những lúc còn có thể thở được. Buồn!

Asia Clinic, 14h51' ngày thứ Sáu, 27/12/2013

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

NƯỚC MẮM BAO NHIÊU PHẦN TRĂM ĐỘ ĐẠM LÀ NƯỚC MẮM THẬT?

Bài đọc liên quan: Muối iode cần cho ai, vùng miền nào ở Việt Nam?

Tình hình các công ty sản xuất nước mắm chạy theo lợi nhuận đang đầu độc dân Việt, vì cái văn hóa ăn nước mắm mà dân không hay biết. Hôm nay tình cờ đọc bài: Sự thật về nước mắm: Nước mắm công nghiệp đánh bại nước mắm cá cơm. Nên tôi phải viết một bài đứng trên cơ sở khoa học để giải thích đâu là nước mắm thật, đâu là nước mắm giả với hóa chất, và có khi được pha với phân u rê!

Bất kỳ ai đã từng học chương trình hóa học phổ thông đều có học hóa hữu cơ. Trong chương trình hóa hữu cơ có phần học acide amine - amino acide - còn gọi là thành phần chính để tạo ra protein, protide hay dân mình thường gọi là đạm. Các loại acide hữu cơ có chung một gốc COOH - 1 nguyên tử carbon, 2 nguyên tử Oxy và 1 nguyên tử Hydro. Nhưng gốc chính để nhận biết các acide hữu cơ khác với amino acide là ở gốc NHn. Gốc NHn gồm có 1 nguyên tử Ni tơ và n nguyên tử Hydro gắn nhau với liên kết đơn, với n có thể bằng 0, 1 hoặc 2. Nó là gốc mà dân trong ngành gọi là gốc Ni tơ, hay còn gọi là gốc đạm. Tùy theo loại amino acide mà có thể có một hay nhiều gốc NHn. Ví dụ Arginine có 4 gốc NHn, trong đó có 3 gốc NH2 và 1 gốc NH; Histidine thì có 3 gốc NHn, trong đó có 1 gốc NH2, 1 gốc NH và 1 gốc N.(Xem hình mình họa ở dưới)

Cũng giống như con người, cơ thể cá 70% trọng lượng là nước, 30% còn lại là protid, lipid, muối khoáng ở dạng vi lượng(điện giải), và sinh tố. Cho nên nước mắm là nước chấm truyền thống của người Việt giàu chất dinh dưỡng nhất, kể cả iode, mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Con cá nói riêng, hải sản nói chung rất ít mỡ, vì nó bơi hoài ngay cả trong lúc ngủ. Khác với loài động vật trên cạn ngủ thì nằm yên, nên nồng độ mỡ nhiều hơn hải sản. Vì thế cho nên những ai bị bệnh Goute, bác sỹ thường khuyên giảm ăn hải sản. Do Goute là bệnh từ nguyên nhân ứ đọng acide Uric trong máu quá ngưỡng cho phép, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà acide uric lại là sản phẩn chuyển hóa từ đạm, hay nói cách khác từ amino acide.

Cá càng mập, hay nhiều thịt thì nồng độ đạm cũng chỉ cao nhất theo tỷ lệ phần trăm đã được phân bố 1 cách khoa học cho cơ thể là, không thể bằng 30% trọng lượng cơ thể con cá. Khi làm nước mắm còn cho muối vào, nên nồng độ đạm phải giảm xuống còn dưới 30% của tổng trọng lượng 100ml nước mắm. Nên nước mắm thật làm từ cá nếu bị phơi nắng, cô đặc thì cao lắm là trong 100ml nước mắm chỉ có thể có 30gram protein, thì gọi là nước mắm 30 độ đạm. Không thể có nước mắm mà nồng độ đạm hay nồng độ Ni tơ lên đến hơn 30%.

Để cụ thể hóa cho dễ hiểu, ta hãy cứ cho tất cả 30% trọng lượng còn lại là Protid trong cá + muối sẽ bằng trọng lượng lúc vào mắm. Theo công thức lắm mắm truyền thống là, 1 muối 3 cá thì lúc đó trọng lượng của protid chỉ còn dưới 25%, mà trong muối có nước và Nacl và các yếu tố vi lượng khác.

Ví dụ, 1kg cá + 300gr muối, và cứ cho 30% còn lại tất cả là protid, mà không có lipid và sinh tố, điện giải, thì tỷ lệ protid sẽ là: 300gr/1.300gr thì = 23% độ đạm. Nếu cô đặc do bốc hơi còn 1200gr thì lúc đó nồng độ protid cũng bằng 300/1200 = 25% độ đạm. Chỉ khi nào cô đặc chỉ còn 1000gr thì nồng độ đạm mới được 30%. Nhưng như thế thì nước mắm quá mặn, nước mắm không thể ngon được.

Thời buổi công nghiệp, người ta sợ ăn mỡ vì thiếu hiểu biết của cả thầy thuốc cũng như bệnh nhân, nên nghe nói nước mắm có nồng độ Ni tơ hay nồng độ đạm cao là mê tít mắt. Lợi dụng yếu tố này, một số công ty mỵ dân là để thêm cái con số 40%, thậm chí 50%, có chỗ lên đến 80% độ đạm!

Có hai lý do mà nước mắm có nồng độ đạm cao như quảng cáo ở trên:

Thứ nhất là quảng cáo láo, nhưng nước mắm được làm thật chỉ có nồng độ đạm chỉ 10 hoặc 20% mà thôi. Nhưng dù sao cũng là nước mắm thật, không độc hại.

Thứ hai là, nước mắm có đúng nồng độ đạm cao như quảng cáo hoặc thấp hơn một chút, nhưng chỉ toàn là nước muối, phẩm màu và phân U rê - Urea - hoặc là men hóa học, hóa chất có nguyên tố Ni tơ pha vào để khi đo nồng độ đạm sẽ cao. Vì ai cũng biết, phân tử U rê có gốc amonia - NH3. Cũng là ni tơ, cũng là đạm, nhưng đạm ở đây là hóa chất tổng hợp trong công nghiệp.

Việc sử dụng hóa chất công nghiệp có gốc Ni tơ làm nước mắm có tác hại cho cơ thể con người như thế nào, thì tùy theo hóa chất được pha. Nhưng chắc chắn là không thể vô hại như nước mắm thật truyền thống làm từ sinh vật là cá, muối và ủ từ 4 đến 6 tháng dưới trời nắng như ngư dân Việt vẫn làm từ bao đời nay.

Có nhiều cách phân biệt nước mắm thật và giả. Trong đó, nước mắm thật mùi thơm đặc trưng, và độ châm chích đầu lưỡi khi ăn nước mắm, do đạm của cá đã được phân hủy thành các amino acide mà có thể làm cho những người có cơ địa dị ứng, có thể bị dị ứng sưng cả môi của mình. Còn nước mắm hóa học pha chế thì không bao giờ có được 2 điều này.

Đừng nên chết vì thiếu hiểu biết, chỉ vì nghe lời quảng cáo xằng bậy của các công ty hám lợi, mất nhân tính. Chúc mọi người ăn lễ giáng sinh vui vẻ, và đừng quên khi làm bữa tiệc giáng sinh có nước mắm thật.

Asia Clinic, 18h44' ngày thứ Hai, 23/12/2013

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

VẬT THẾ CHẤP CHO CÁC CƯỜNG QUỐC

Bài đọc liên quan:
+ Phép thử chính trị
+ Ao làng biển Đông

Hôm nay ngồi xem lại clip Thông tấn xã trung ương Bắc Hàn - KCNA: KOREAN CENTRAL NEWS AGENCY of DPRK(Democratic People's Republic of Korea) - đăng tải hồi tháng 7/2012 - khi mà ông cựu TT Lee Myung Bak còn tại nhiệm - về câu chuyện ông Ro Su Hui sau khi vượt biên giới vĩ tuyến 38 để tham gia ngày giỗ 100 ngày sau khi Kim Jong Il qua đời. Ông Ro Su Hui là Phó chủ tịch Ủy ban Thống nhất Nam Bắc Hàn của chính quyền Nam Hàn. Ông Ro đã được ông chủ tịch cửa khẩu Pomminryon bên phía Bắc Hàn là Choe Jin Su đưa tiễn về lại Nam Hàn sau giỗ 100 ngày của Kim Chính Nhật. 

Khi sang bên phía Nam Hàn ở cửa khẩu Pomminryon, ông Ro Su Hui hô khẩu hiệu rằng: "Đả đảo nhóm những kẻ phản bội Lee Myung Bak". Khi ông sang lại Nam Hàn thì ông bị an ninh Nam Hàn bắt đi. Dân Bắc Hàn đứng bên kia cửa khẩu Pomminryon vẫy cờ thống nhất Liên Triều và hô khẩu hiệu: "Hãy để Ông Ro Su Hui về nhà!" và "Chính quyền bảo thủ của Mỹ và Nam Hàn phải ngưng hành động vi phạm nhân quyền một lần nữa khi bắt Phó Chủ tịch Ro Su Hui!"

Qua đó ta thấy có 3 điều cần suy nghĩ:

1. Cả ở Nam và Bắc Hàn điều có những người mong muốn thống nhất Liên Triều. 

2. Mặc dù sống ở một chế độ tự do dân chủ của Nam Hàn, nhưng vẫn có những công dân có chức tước kính trọng ông cố chủ tịch Kim Jong Il, đặc biệt với ông Ro Su Hui là phó chủ tịch Ủy ban Thống nhất Liên Triều là người am hiểu rất rõ tiến trình đàm phán để thống nhất Liên Triều, thể hiện sự kính trọng và mong muốn thống nhất Nam Bắc Hàn. Chẳng những thế, ông Ro Su Hui còn tỏ thái độ gọi tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là thành phần phản động. Nó chứng tỏ, không phải chỉ Kim Chính Nhật có lỗi trong việc thống nhất Nam Bắc Hàn, mà chính phủ diều hâu Lere Myung Bak cũng góp phần vào việc Nam Bắc Hàn không thống nhất được.

3. Vấn đề Liên Triều thống nhất không phải chỉ 2 chính quyền của Bắc và Nam Hàn quyết định, mà có thể Trung Hoa, Mỹ và Nga là những cường quốc quan trọng quyết định. Cũng giống việc miền Bắc Việt Nam nuốt Nam Việt Nam cũng do Mỹ Nga và Trung Hoa quyết định trên bàn cờ chính trị thế giới.

Câu chuyện Nam Bắc Hàn thông qua chỉ một clip 2'21", nhưng nó nhắc chúng ta một nguyên tắc cơ bản của các quốc gia nhỏ bé rằng không bao giờ có độc lập tự chủ thực sự, khi có chung đường biên giới với 1 cường quốc bẩn thỉu. Ngay cả Nam Hàn hiện nay là đồng minh Hoa Kỳ, có nền kinh tế hùng cường đứng thứ 12 toàn cầu với chỉ dân số và diện tích chỉ bằng 1/2 so với Việt Nam, nhưng cũng không quyết định được sự thống nhất quốc gia anh em bị chia cắt.

Clip của Thông tấn Trung Ương Bắc Hàn quay lại cảnh ông Ro Su Hui - phó chủ tịch Ủy ban Thống nhất Liên Triều của Nam Hàn - phản đối chính quyền Nam Hàn tại cửa khẩu Pomminryon và bị bắt khi về bên nay Nam Hàn

Ngày ấy, lịch sử phân tranh Nam Bắc Việt cũng có những cuộc đi đêm giữa chính quyền Hồ Chí Minh ở Bắc Việt với chính quyền Ngô Đình Diện ở Nam Việt, thông qua những cuộc gặp gỡ giữa ông Ngô Đình Nhu và ông Phạm Hùng ở khu rừng Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Tuy - bây giờ là huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Cả hai phía Nam Bắc Việt Nam đều muốn hòa bình thống nhất. Nhưng lý do vì đâu mà không thành. Cuối cùng, lịch sử đã ghi dấu dòng họ Ngô bị Hoa Kỳ giật dây để tướng Minh lớn thủ tiêu và lật đổ.

Khi chính quyền đệ nhị Cộng Hòa sụp đổ vào ngày 30/4/1975. Những ai nhức nhối với lịch sử nước Việt trong nội chiến đều hiểu rõ: Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa đóng vai trò quyết định việc Bắc Việt "thắng" Nam Việt thông qua cuộc mua bán giữa Mao Trạch Đông và Nixon trong Thông Cáo Thượng Hải 1972. Và sau đó là, ký kết Hiệp định Paris 1973 với nội dung Hoa Kỳ rút quân về nước, hai miền Nam Bắc phân chia ranh giới, ngưng chiến để dân chúng làm ăn. Nhưng Bắc Việt đã vi phạm Hiệp Định Paris, và Hoa Kỳ làm lơ để Trung Hoa chiếm lấy Hoàng Sa vào năm 1974. Sau đó là 30/4/1975 lịch sử làm dấu mốc nhân dân Việt Nam thoát nội chiến, nhưng toàn Đông Dương lại mắc vào một cổ 3 tròng: chính quyền Hà Nội, Liên Xô cũ và Trung Hoa, sau khi đã nồi da xáo thịt hơn 5 triệu sinh linh nước Việt. Quả là đau lòng!

Nam Bắc Hàn rồi sẽ thống nhất dưới triều đại Kim đệ Tam - Kim Chính Ân. Nhưng để đi đến thống nhất sẽ là sự mặt cả giữa tam quốc phân tranh: Nga, Hoa Kỳ và Trung Hoa là điều chắc chắn. Song vấn đề là, khi bỏ Nam Việt Nam để lấy Trung Hoa chống lại Liên Xô, và 18 năm sau Liên Xô Đông Âu sụp đổ, thì bây giờ, để đổi lấy thống nhất Liên Triều, Hoa Kỳ phải đổi lại cái gì cho Trung Hoa? Liệu có phải là Biển Đông và Đông Dương một lần nữa được đưa vào làm vật thế chấp, khi mà biển Đông chỉ là cái ao làng, và Việt Nam chỉ là con cờ không giá trị đối với Hoa Kỳ trong lúc này?



Chính vì thế mà, chúng ta không lấy làm lạ gần đây Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện trong cả việc nhất định không sửa đổi hiến pháp 2013, và nhiều chuyến viếng thăm con thoi giữa 2 bên, những lời hứa Việt Nam trung thành với Trung Hoa, và kể cả việc Việt Nam từ chối gia nhập TPP. Và một điều đáng lưu ý là người Nga bỏ của chạy lấy người ở cảng Cam Ranh tháng 6/2001, thì 12 năm sau họ quay lại cảng Cam Ranh, trong khi đó, từ thời TT Bush vào tháng 12/2007, ông Đô Đốc tư lệnh Thái Bình Dương - Robert Lucius - đã khẳng định: Hoa Kỳ dứt khoát là không quan tâm đến cảng Cam Ranh.

Nếu như vật thế chấp của các chính trị gia ở các nước nhược tiểu là nhân dân, hoặc con cái của vua quan triều đình của quốc gia này, thì vật thế chấp chính trị toàn cầu cho các cường quốc lại là chính các quốc gia nhược tiểu. Đó là nỗi đau của các dân tộc có quốc gia cùng đường biên giới với các cường quốc gian hiểm và bẩn thỉu như Trung Hoa, Nga và Hoa Kỳ.

Chính quyền nhược tiểu độc tài thì dùng dân đen làm vật thế chấp chính trị trong bang giao với cường quốc mà họ cho là kẻ thù không đội trời chung. Nhưng các cường quốc lại ngồi lên đầu các chính quyền nhược tiểu độc tài để thế chấp cả giang sơn dân tộc của các quốc gia nhược tiểu và độc tài ấy.

Asia Clinic, 16h08' ngày thứ Tư, 18/12/2013

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

NGOẠI GIAO BÓNG RỔ LẠI NHỚ BÓNG BÀN

Bài đọc liên quan:
+ Bài toán nan giải cho kinh tế Trung Hoa
+ Likonomics tiến thoái lưỡng nan
+ Trung Hoa không chốn dung thân
+ Trào lưu thoát Trung Hoa của các chư hầu đang chuyển động?

Đầu năm nay tôi có viết 2 bài về tình hình ngoại giao giữa Hoa Kỳ với Trung Hoa và Bắc Hàn, trong đó, tôi đặc biệt nhấn mạnh về ngoại giao bóng rổ. Bài thứ nhất vào tháng 3/2013: Bày binh bố trận, và bài thứ hai vào tháng 4/2013 là bài Liệu có chiến tranh trên bán đảo liên Triều?

Không biết mọi người có còn nhớ tháng 8/2011 ông phó TT Biden sang thăm Trung Hoa bằng Ngoại giao bóng rổ ở Bắc Kinh mà, lúc ấy ông Hồ Cẩm Đào còn tại vị, và vận động viên Trung Hoa đánh vận động viên của Georgetown University mà không rõ vì sao, nhưng chắc chắn các lãnh đạo cao cấp 2 nước Mỹ Trung hiểu được nguyên nhân tại sao có vụ ẩu đả này, mọi người còn nhớ không?

Sau khi Kim Chính Ân lên ngôi thì vận động viên bóng rổ về vườn Dennis Rodman được Kim Chính Ân mời sang thăm 2 lần, trong đó có một lần dự sinh nhật của Kim Chính Ân không?

Xưa khi cuộc nội chiến Việt Nam đến hồi cuối, trước khi Nixon sang gặp Mao cuối năm 1972, thì các vận động viên Hoa Kỳ và Trung Hoa gặp nhau bằng ngoại giao bóng bàn vào tháng 4/1971. Sau ngoại giao bóng bàn Hoa Kỳ xóa cấm vận Trung Hoa. Sau nữa là Nixon gặp Mao ký kết Thông Cáo Thượng Hải bàn giao Đông Dương cho Trung Hoa cai quản, để Mẽo lấy Trung Hoa tiêu diệt Liên Xô. 18 năm sau, năm 1990, Liên Xô và Đông Âu tan rã. Gấu Nga như mãnh thú trúng tên cho đến nay vẫn chưa hồi phục sức mạnh ngày nào.

Ngoại giao bóng bàn là giao banh qua lại để thắng đối phương, nên cú giao bóng Đông Dương cho Trung Hoa và trả bóng Liên Xô và Đông Âu của Trung Hoa cho Hoa Kỳ là một trận bóng bàn của thế kỷ XX long trời lở đất. Nó cứu vớt hơn nửa tỷ nhân loại thoát ách gông cùm cộng sản ngay tại cái nôi của cộng sản được sinh ra.

5 trong 7 đại trưởng lão của Kim Chính Nhật - bố của Kim Chính ân - những người đã giúp Kim Chính Ân vững vàng trên ngai vàng lại bị Kim Chính Ân hạ bệ, và kể cả tử hình. Trong hình: bên phải từ số 1-8: Kim Jong-un, Jang Song-taek, Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Jong-gak và U Dong-chuk (Ảnh: AP)

Lần này ở Bắc Hàn, những biến đổi chính trị về mặt nhân sự mà, có đến 5 trong 7 người trong những vị bô lão chính đi cạnh quan tài ông Kim Chính Nhật - cha của Kim Chính Ân - bị hạ bệ, trong đó có dượng rễ đầy uy quyền của Kim Chính Ân bị xử tử. Hơn thế nữa, tất cả các công ty khai khoán của Trung Hoa bị Kim Chính Ân đuổi về nước sau chỉ 8 tháng nắm quyền. Nó làm cho ông ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Hoa phải hỏi ý kiến ông Lavarov của Nga về tình hình Bắc Hàn, là điều hiếm thấy xưa nay. Vì Bắc Hàn là phênh giậu, cũng là nơi nhận viện trợ của Trung Hoa kể từ 1953 đến nay từ giọt xăng đến hột gạo. Thế giới muốn biết tình hình Bắc Hàn đều phải hỏi Trung Hoa, nhưng lần này lại khác.

Giả thiết rằng, Kim Chính Nam anh cả Kim Chính Ân đang ở Hongkong Trung Hoa được Jang Song Thaek và Trung Hoa sắp xếp để lật đổ Kim Chính Ân, để về chấp chính Bắc Hàn, là một giả thiết đáng tin cậy. Đó là lý do để Kim Chính Ân giết dượng rễ của mình. Vì sau khi Jang Song Thaek bị tử hình, thì con trai của Kim Chính Nam đang học ở Đại học Paris phải bỏ trốn. Có phải vì thế mà, Kim Chính Ân mới đoạn tuyệt với Trung Hoa?

Cách đây 2 hôm, tôi viết bài: Trào lưu thoát Trung Hoa của các chư hầu đang chuyển động? Hôm nay tôi hồi cứu lại ngoại giao bóng rổ của Hoa Kỳ, Trung Hoa và Bắc Hàn, khi mà sau khi bắt dượng rễ của mình 2 ngày thì Kim Chính Ân thả cựu quân nhân Hoa Kỳ trong thời chiến tranh liên Triều bị bắt hồi tháng 10/2013 - ông Merrill Newman.

Trong cách chơi bóng rổ, hai đối thủ ghi điểm bằng cách bỏ banh và rổ kiểu úp sọt. Nó như một hành động mà Hoa Kỳ muốn nhắn gửi với Trung Hoa rằng, kỳ này tao hạ mày bằng cách úp sọt thông qua chư hầu của mày là Bắc Hàn. Thông điệp này có thể cho thấy Bắc Hàn sẽ được hưởng ân sủng bằng sự trao đổi như ngày xưa Trung Hoa được ân sủng của Hoa Kỳ, để hôm nay trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và là đối thủ đáng sợ nhất của Hoa Kỳ ở vị trí cầm đầu thế giới trong tương lai.

Từ 2004 cho đến nay, cuộc chiến tranh tiền tệ, hàng hóa và cả quyền lực mền lẫn quyền lực cứng giữa 2 phe tả hữu mà, đứng đầu là Nga Trung với Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây diễn ra rất quyết liệt.

Cuộc chiến giữa đồng đô la và nhân dân tệ giằng co tỷ giá suốt 10 năm qua. Việc gây khó dễ Liên Minh châu Âu về cung cấp khí gas mùa Đông của Nga không hề đơn giản, ngay cả hôm nay dân Ô Khắc Lan - Ukraina - biểu tình chống chính phủ thân Nga buộc chính phủ phải nhượng bộ, đang diễn ra cũng là một trong những nước cờ trên bàn cờ tranh bá đồ vương của 2 phe tả hữu.

Hàng giá rẻ của Trung Hoa đã chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, và thu hút tất cả các nhà tư bản đa quốc gia đổ xô đến Trung Hoa để kiếm lợi nhuận. Các nhà đại tư bản Hoa Kỳ và phương Tây ngày càng giàu nhờ nhân công rẻ mạt của Trung Hoa bao nhiêu thì, chính phủ của họ lại nghèo đi bấy nhiêu, để nước Mỹ phải ngưng hoạt động, và các thành viên EU trên bờ vực phá sản.

Trung Hoa đã thành công khi biến đất nước mình thành công xưởng của toàn cầu. Kinh tế Trung Hoa đã tăng trưởng thần kỳ với 30 năm liên tục, mỗi năm 10% tăng trưởng để đồi lại ô nhiễm môi trường và bất công xã hội. Trung Hoa cướp việc làm của thế giới còn lại của Hoa Kỳ và phương Tây. Nạn thất nghiệp của các quốc gia này tăng nhanh.

Hậu quả của những quốc gia có tỷ lệ dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, như Hoa Kỳ và phương Tây là, khủng hoảng kinh tế do nhập khẩu, do không có công ăn việc làm. Cái gì đến đã đến là khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ 2008, kéo theo đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Liên minh châu Âu điêu đứng, Ý, tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp trên bờ vực phá sản. Đây lại là nguyên nhân để Trung Hoa suy yếu. Một vòng xoắn suy thoái kinh tế toàn cầu đang quay.

Hoa Kỳ và phương Tây giật mình, tháng Mười năm 2010, Hoa Kỳ sử dụng sáng kiến của 4 nước thành viên Singapore, Brunei, Chile và New Zealand đã ký kết với nhau vào tháng 6/2005 để đưa ra chiến lược châu Á Thái Bình Dương - TransPacific Partnership - TPP. Tháng Bảy năm 2013, Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu bàn thảo chiến lược xuyên Đại Tây Dương - TransAtlantic Partnership - TAP. Hai gọng kiềm bắt đầu siết chặt, những thông tin hàng Trung Hoa độc hại được tung ra, cả thế giới tẩy chay hàng hóa có xuất xứ từ Trung Hoa. Nhưng cốt lõi vẫn là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu khủng hoảng kinh tế, nên thị trường xuất khẩu của Trung Hoa giảm mạnh.

Ngoài ra, chính sách đầu tư, ưu đãi thuế và trẻ hóa lao động của Hoa Kỳ cho sau 2018 - khi mà thế hệ Baby Boomers sẽ về hưu - đang lôi kéo các nhà đại tư bản Hoa Kỳ quay về lại bản quốc. Chương trình thắt lưng buộc bụng của Châu Âu cũng làm giảm sản lượng công nghiệp của Trung Hoa. Trung Hoa đang cải tổ để đối phó những nước cờ bao vây của Hoa Kỳ và phương Tây bằng Hội nghị Trung ương lần 3 của nhiệm kỳ Tập - Lý: Tăng tiêu thụ nội địa, giảm nợ xấu, ngưng cung cấp tín dụng cho đầu tư công ở các chính phủ địa phương, với cái gọi là Likonomics trong lưỡng đầu thọ địch, trong bất ổn nội bộ cộng sản Trung Hoa, bất ổn sắc tộc và bất bình đẳng giàu nghèo, giai cấp đến tột đỉnh như hiện nay.

Hãy thử tiên đóan tương lai gần, Kim Chính Ân chịu ngồi vào đàm phán để giải giáp vũ khí hạt nhân để đổi lấy xóa cấm vận, mở cửa, để được các nhà đầu tư nước ngoài vào đưa Bắc Hàn ra khỏi sự lệ thuộc kinh tế với Trung Hoa. Vì mới gần đây, sau khi đổi các công ty khai khoán Trung Hoa ra khỏi Bắc hàn, Kim Chính Ân đã ký hợp đồng 25 năm với Tập đoàn Korea National Resources Trading Corporation của Hàn Quốc về việc thành lập một liên doanh Pacific Century Rare Earth Mineral Limited để khai thác mỏ đất hiếm "Jeonju" là một động thái có thiện chí không chối cãi.

Hãy tiên đoán tương lai gần, lương công nhân ở Trung Hoa tăng cao. Trung Hoa không còn là mãnh đất màu mỡ để các nhà đại tư bản đổ xô và kiếm lợi nhuận.

Hãy tiên đoán tương lai gần, phênh giậu của Trung Hoa không còn nữa, ngoại trừ nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mang hình bóng Trung Hoa ở phía Nam.

Đó cũng là lúc thấp thoáng bóng dáng của 2 cuộc ngoại giao bóng rổ bắt nđầu chuyển động như Thông cáo Thương Hải 1972, như Hiệp định Paris 1973, như làn sóng cộng sản khắp toàn cầu vào giữa cuối thập niên 1970s, và sau đó là cộng sản sụp đổ ngay trên quê hương sinh ra nó. Liệu thời gian để có ngày ấy là bao lâu? Khi Liên Xô mất 18 năm để sụp đổ, thì Trung Hoa sẽ mất bao lâu để tan rã như cuối đời nhà Thanh? Tất cả đều bắt đầu từ Bắc Hàn, một quốc gia bí hiểm, nghèo khổ có những chính sách ngoại giao bất thường, nhưng đủ làm cho các cường quốc phải âu lo. Và liệu sinh mạng của Kim Chính Ân có được bảo toàn cho đến lúc đó?

Tư Gia, 22h 05' ngày Thứ Hai, 16/12/2013

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

BÀN CHUYỆN MIẾNG ĂN

Bài đọc liên quan:

Nhìn trong bản công khai của Tổ chức Minh bạch Thế giới - Transparancy International - công bố danh sách 177 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc về thứ hạng tham nhũng của năm 2013, cho ta thấy không có bất cứ quốc gia nào mà không có tham nhũng, mà chỉ khác nhau về ít nhiều, thứ hạng cao hay thấp. Đứng đầu ít tham nhũng nhất thế giới là Đan Mạch. Ba quốc gia xếp chót đồng hạng thứ 175 tham nhũng nhất toàn cầu là: A Phú Hãn, Bắc Hàn và Somali. Cuba cao nhất trong các nước do đảng cộng sản cầm quyền ở vị trí 63; Trung Hoa 80; Việt Nam 116, Lào 140, và Cambodia 160.

Như tôi đã viết hơn 3 năm trước, về mặt triết học, tư hữu và quyền lực là bản chất của mọi loài, nhưng với loài người thì 2 tính đặc thù này lại được đấu tranh giành giật khốc liệt nhất. Có nhiều chủ thuyết chính trị xã hội được những nhân vật tai tiếng đưa ra để các chính khách đi theo cách mỵ dân của mình mà kiếm ăn cho bản thân họ. Nhưng dù loại thể chế chính trị nào thì cũng chỉ chung quy ở 2 hình thái chế độ chính trị tản quyền và tập quyền.

Ở các quốc gia đa nguyên và tản quyền về chính trị, thì tình trạng tham nhũng và tranh giành quyền lực chủ yếu bằng tài năng trí tuệ, nó được thông qua sức mạnh dân sự dưới một nền hiến pháp và pháp luật nghiêm minh, nên giảm thiểu. Còn ở các quốc gia có nền chính trị đơn nguyên, tập quyền kiểu phong kiến như thể chế cộng sản ngày nay, thì việc tranh giành quyền lực kiểu hoang dã, ngồi lên trên cả hiến pháp và pháp luật bằng nghị quyết của đảng cầm quyền, và nghị định của chính phủ, để được tham nhũng, và tham nhũng đã trở thành một đặt thù của xã hội đơn nguyên tập quyền mà lãnh đạo chính trị nhất quyết không từ bỏ.

Điểm lại lịch sử, hễ mỗi lần chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở các nước đơn nguyên tập quyền, phong kiến kiểu mới, do các đảng cộng sản ở các quốc gia còn đảng cộng sản cầm quyền, đều có tình trạng tranh giành quyền lực. Hậu quả của việc này là, nhiều lãnh đạo cao cấp, các đàn em của lãnh đạo cao cấp - hay còn gọi là sân sau của các lãnh đạo cao cấp đang tranh giành quyền lực - rớt đài. Kẻ thì bị dựa cột như ông Jang Song Thaek dượng rễ của chủ tịch Kim Jong Un ở Bắc Hàn. Kẻ thì bị mất hết quyền lực, bị quản thúc quản chế cho đến chết như Triệu Tử Dương, Hồ Diệu Bang thời Đặng; hay bị hành hạ cho đến chết như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài thời Mao; và kể cả tội tù chung thân đang treo trên đầu của Bạc Hy Lai ở Trung Hoa thời nay của ông Tập Cận Bình, không sao kể hết.

Ở Việt Nam cũng không khá hơn. Thời chiến tranh 2 miền Nam Bắc, có lẽ cái chết cái sống trong bom đạn đã làm người ta quên đi quyền được sống đúng nghĩa, nên tư hữu và quyền lực ít bị ảnh hưởng đến nhân cách con người. Từ 30/4/1975 đến nay, 2 đặc thù này của loài người đã trổi dậy và việc thanh trừng băng nhóm chính trị trong đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam nhiều đến nỗi không kể ra hết. Mười vụ đại án tham nhũng hiện đang làm nhức nhối dư luận, lương tâm và nhân cách của những người lương thiện ở Việt Nam. Khi đấu nhau không hạ được ai như trong hội nghị trung ương đảng cộng sản lần thứ VI vừa qua, thì họ quay ra thỏa hiệp để tiếp tục thay đổi hiến pháp với kiểu mỵ dân là, chỉ thay đổi câu chữ, mà không thay đổi bản chất kinh tế chính trị trong hiến pháp, để tiếp tục ăn chia như lần sửa đổi hiến pháp thứ 5 của kỳ họp quốc hội thứ 6 khóa XIII vừa qua kéo dài nhất lịch sử. Cá ròng ròng đem ra làm vật tế thần cho cá lóc mẹ sau khi đã thỏa hiệp với nhau.

Nhưng trên hết, nguyên nhân của tham nhũng nặng nề đang hoành hành các quốc gia có hình thái chính trị đơn nguyên tập quyền đó chính là mô hình chính trị tạo điều kiện bao che cho quan tham, và sân sau thực hiện những hành vi xấu của loài người, nhưng các chính trị gia của các quốc gia này - Trung Hoa, Bắc Hàn, Việt Nam, ... - không chịu thay đổi nó, cũng chỉ vì tư hữu và quyền lực. Họ nắm lấy súng đúng nghĩa triết lý của Mao - Họng súng đẻ ra chính quyền. Họ nắm lấy nhà tù theo kiểu triết lý của quyền lực trong tay ta, thì hiến pháp và pháp luật cũng trong tay ta. Không một người dân nào thực thi được sức mạnh dân sự để họ - những chính trị gia - biết nghĩ vì quốc gia dân tộc.

Với chế độ chính trị như vậy, các quốc gia có đảng cộng sản cầm quyền sẽ bảo vệ cho tham nhũng hoành hành, mà không thể giảm thiểu được. Việc hô hào chống tham nhũng chỉ là nói suông, và lừa dối dân chúng. Nó giúp cho tầng lớp quan lại triều đình tha hóa chạy bằng cấp giả, mua chức quyền, và có tư duy nhiệm kỳ. Cho nên khi muốn được ngồi vào chiếc ghế công quyền đều phái chung chi. Sau khi an vị, buộc lòng quan chức phải gở vốn đầu tư cho chức vị tương xứng. Ngay cả những "thầy tu" Phật giáo mà cũng chạy bằng cấp để len lỏi vào cửa tu hành không biết để làm gì, trong xã hội hiện nay thì, không còn gì để nói cho nền văn hóa nước nhà. Làm sao chống được tham nhũng? Vì thế xã hội Việt Nam ngày nay đã đến cực điểm xấu nhất cả về mọi mặt, nếu không thay đổi chế độ chính trị để kiểm soát đảng cầm quyền. Nhưng hiến pháp 2013 không làm được điều này cũng chỉ vì miếng ăn.

Hậu quả cũng chỉ vì miếng ăn mà, kinh tế suy sụp, chính trị bất an, và văn hóa dân tộc suy đồi đến nỗi mà trong thời bình, dù ra đường dù đêm hay ngày, người dân đều nơm nớp lo sợ mình có thể bị tai bay vạ gió vì cảnh cướp của giết người, hay ai đó nổi khùng chỉ vì một cái lườm nhau, va quẹt xe đi đến giết nhau rất phi lý.

Mẫu số chung của các triều đại phong kiến tập quyền kiểu mới do cộng sản tạo ra là, cứ mỗi lần thay ngôi đổi chủ đám chóp bu là mỗi lần có những chính trị gia chóp bu hoặc đại gia sân sau ăn chia với các chóp bu đi nghỉ mát hoặc toi mạng. Tất cả cũng chỉ vì câu ca dao mà ông bà mình bảo: "Miếng ăn là miếng tồi tàn/Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu". Cũng chỉ gì miếng ăn bắt nguồn từ bản chất đặc thù của mọi loài là tư hữu và quyền lực mà nhiều quốc gia đang ngụp lặn trong hố đen của sự nhục nhã, và vô liêm, vô sĩ, vô thủy, vô chung tệ hại hơn cả súc vật, trong danh dự và nhân cách của việc làm Người.

Asia Clinic, 14h38' ngày Thứ Hai, 16/12/2013

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

TRÀO LƯU THOÁT TRUNG HOA CỦA CÁC CHƯ HẦU ĐANG CHUYỂN ĐỘNG?

Bài đọc liên quan:

Có một mẫu số chung cho tất cả bạn bè và chư hầu của Trung Hoa là nghèo đói và yếu hèn hoặc tưng tửng trong ngoại giao điên khùng của Triều Tiên. Đó cũng là chiến lược của Trung Hoa để kiềm chế, sai khiến và bành trướng kiểu quyền lực mềm đến các chư hầu.

Ở Miến Điện, thế hệ của Thein Shwe bắt đầu thoát Trung Hoa bằng những chuyển đổi chính trị từ năm 1990 với hiến pháp cho phép một đa nguyên chính trị, đến 2005 quyết định dời đô từ Rangoon đến thủ đô hành chính mới mang tên Pyinmana cách thủ đô Rangoon cũ 600 km về phía bắc, và đến năm 2011 ông tổng thống Thein Sein kế vị Thein Shwe làm cuộc thay đổi ngoạn mục cả kinh tế lẫn chính trị, đang làm cho Miến Điện thay da đổi thịt hằng ngày.

Theo tài liệu của World Bank thì, Miến Điện đứng thứ 2 sau Bắc Hàn về sự đánh giá nguy cơ sụp đổ kinh tế chính trị. Và Miến Điện đã buộc phải thay đổi trước khi quá muộn. Trong cuộc thay đổi đó, Miến Điện đã làm cuộc Thóat Trung Luận đẹp mắt làm thế giới ngỡ ngàng và thán phục. Nếu Nam Phi có một Nelson Mandela làm thay da đổi thịt Nam Phi bằng ý chí bất khuất và lòng vị tha, nhân bản, thì ở Miến Điện có một người đàn bà thép Aung Kyi cũng không kém, để đưa Miến Điện có ngày hôm nay.

Hôm qua 13/12/2013, tờ Bưu Điện Buổi Sáng - South China Morning Post - của Trung Hoa ở HongKong đưa tin: North Korea's execution of Kim's uncle Jang will test ties with China: Bắc Hàn tử hình ông Jang để thoát khỏi sự trói buộc của Trung Hoa. Kim Jong Un kết tội dượng rễ của mình bán tài nguyên than đá và đất đai cho Trung Hoa giá rẻ để lo lót tiền hoa hồng môi giới, và quan hệ hữu hảo với Trung Hoa nhằm củng cố vị trí của mình ở Bắc Hàn.

Ông Jang Song-thaek gặp Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 8/2012 sau khi Kim Jong Un lên nắm quyền 8 tháng.

Nhưng Tân Hoa Xã của Trung Hoa lại đưa tin từ nguồn Thông Tấn Trung Ương Bắc Hàn - KCNA: KOREAN CENTRAL NEWS AGENCY of DPRK(Democratic People's Republic of Korea) - rằng, ông Jang Song Thaek bị xử tử bằng một phiên tòa quân sự đặc biệt hôm 12/12/2013 vì tội phá hoại đất nước và âm mưu thành lập lực lượng lật đổ chính quyền nhân dân.

Qua sự việc này cho thấy Kim Jong Un không tin tưởng Trung Hoa, và Bắc Hàn của thời đại Kim Jong Un muốn Thoát Trung Luận bằng cách của Kim Jong Un, một thế hệ không ân oán với Trung Hoa bắt đầu. Và mấy hôm nay Trung Hoa quan ngại với hành động này của Kim Jong Un ở tuổi 30, nắm quyền chấp chính chỉ sau 1 năm cha mình qua đời. Đó là điều đáng để chúng ta phân tích cho sự kiện này.

Chỉ sau 1 năm chấp chính Kim Jong Un đuổi sạch các công ty khai thác than đá và đất hiếm của Trung Hoa tại Triều Tiên được Jang Song Thaek bán cho Trung Hoa rẻ mạt. Cho nên Tháng 5/2013 Trung Hoa kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc Bắc Hàn buộc Kim Jong Un phải cử đại sứ đặc biệt Bắc Hàn đến Bắc Kinh. Trước sự kiện Kim Jong Un ra lệnh bắt ông Jang Song Thaek 3 ngày, vào ngày 02/12/2013 tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh trừng phạt Bắc Hàn. Lý do là trừng phạt được cho là vì những hoạt động hạt nhân của Bắc Hàn có thể gây nguy hiểm cho thế giới vì vi phạm những gì Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã quy định, nhưng đó có thể là bề nổi của tảng băng chìm là, Kim Jong Un muốn thoát ra khỏi khối cánh tả Nga Trung lâu nay vẫn bảo trợ Bắc Hàn.

Mỗi quốc gia có một hoàn cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau có một con đường để chọn lựa cho sự chuyển đổi và Thoát Trung Luận khác nhau. Nếu Bắc Hàn chịu sự bao biện, hỗ trợ cả trong chiến tranh liên Triều, đến cả kinh tế từ hột gạo đến từng giọt xăng dầu từ 1953 đến nay, thì Miến Điện hoàn toàn khác, họ tự chuyển sang quân phiệt chuyên chế sau 1975, khi mà trào lưu cộng sản lan rộng khắp thế giới.

Để thoát Trung Hoa, Miến Điện đã chọn con đường trí tuệ của mình nhờ vào thế hệ 194x có kinh nghiệm, có kiến thức và có tầm nhìn, nên con đường đi của họ êm đềm hơn, do ân oán lịch sử với Trung Hoa không sâu đậm. Ngược lại, ở Bắc Hàn do quan hệ sâu đậm và 2 đời lãnh đạo nặng nợ với Trung Hoa, nên cách Thát Trung Hoa của Bắc Hàn mang màu sắc khác, song Kim Jong Un là thế hệ được đào tạo tốt ở quốc gia tư bản giãy chết. Nhưng cả 2 đều có chung một điểm là mọi quyền hành đều tập trung về một cá nhân quyết định để tự cứu mình, và cứu cả một đất nước trong khi kinh tế suy sụp có thể làm cho chính trị sụp đổ theo.

Lễ kỷ niệm 66 năm ngày Thiếu Nhi của Bắc Hàn cho thấy quyền lực của Kim Jong Un đang ở đỉnh cao tối thượng đến cả nhiều thế hệ trẻ, già ở Bắc Hàn.

Nhưng so với Miến Điện, Bắc Hàn có một lợi điểm tối quan trọng mà các quốc gia chư hầu quanh Trung Hoa không có được là, Bắc Hàn sản xuất được bom hạt nhân. Một vũ khí lợi hại mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải kính trọng, mặc dù Bắc Hàn không được phép sản xuất bom hạt nhân theo hiến chương của Liên Hiệp Quốc có từ sau chiến tranh thế giới II. Nó giúp cho Bắc Hàn có thể tự chủ và độc lập với bất kỳ cường quốc nào, khi Bắc Hàn có được một chiến lược kinh tế vĩ mô và vi mô tốt cho tương lai.

Tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân của Bắc Hàn là mối đe dọa cho thế giới đối nghịch, và cũng là sức mạnh tự chủ của Bắc Hàn, mà không cường quốc nào có thể hăm dọa hay khống chế được. Nó được xuất hiện trong cuộc diễu binh vào ngày ký kết ngưng chiến 2 miền Liên Triều lần thứ 60 - 27/7/1953 - 27/7/2013 vừa qua.

Vẫn còn quá sớm để nhận định rằng Kim Jong Un sẽ làm được gì cho Bắc Hàn. Có thể thanh trừng nội bộ gia đình trị của mình là để củng cố quyền lực sau khi lên nối ngôi ở một xã hội phong kiến tập quyền như Bắc Hàn, chứ chưa chắc là một cuộc Thoát Trung Hoa như chúng ta suy đoán. Nhưng cũng có thể Kim Jong Un đã có những mối quan hệ tốt với phương Tây trong quá trình du học, và khi thời cơ đến Kim Jong Un bắt đầu đốn cổ thụ, cắt đứt những chiếc rễ đã được Trung Hoa cài cắm vào Bắc Hàn để thao túng chính trường Bắc Hàn.

Vấn đề đặt ra là, Bắc Hàn chỉ Thoát Trung Hoa, nhưng vẫn giữ chế độ phong kiến tập quyền kiểu mới như 2 thế hệ trước đó của gia đình họ Kim, hay là Bắc Hàn muốn Thoát hoàn toàn ra khỏi chế độ chính trị mà lâu nay đã làm cho Bắc Hàn điêu đứng về kinh tế lẫn chính trị vì bị cả thế giới bao vây.

Có 3 khả năng cho tương lai Bắc Hàn qua những gì đã diễn tiến trong thời gian ngắn Kim Jong Un chấp chính.

Có khả Bắc Hàn trong tương lai gần là, Bắc Hàn sẽ đi theo con đường cải tổ kinh tế của Việt Nam và Trung Hoa đang đi để tự cứu lấy mình, và chính trị vẫn giữ nguyên trạng, bằng cách đánh đổi về vấn đề hạt nhân. Và bán đảo liên Triều vẫn chia cắt. Nhưng với khả năng này, bước tiếp theo bắt buộc Triều Tiên phải cải tổ chính trị cho phù hợp với kinh tế mở cửa, nếu không, Bắc Hàn buộc phải quay lại làm chư hầu của Trung Hoa khi kinh tế suy sụp do chính trị thối nát gây ra như các quốc gia khác ở khu vực.

Khả năng thứ hai khó diễn ra là có một cuộc động loạn chính trị ở Bắc Hàn lật đổ triều đại họ Kim. Vì quyền lợi ăn chia đã được chia đều cho quân đội và an ninh Bắc Hàn, ngay cả người quyền lực đã có công đưa Kim Jong Un lên chấp chính như ông Jang Song Thaek, mà cũng bị tử hình thì Kim đệ tam không dễ lung lay.

Ông Jang Song-thaek bị bắt ngay tại cuộc họp của đảng lao động Bắc Hàn hôm 05/12/2013 và đã bị tòa án quân sự tử hình hôm 12/12/2013 vừa qua.

Khả năng thứ ba là Bắc Hàn sẽ cải tổ kinh tế lẫn chính trị như Miến Điện để tự lực, tự cường với việc đánh đổi vấn đề hạt nhân là hầu như không thể xảy ra. Nhưng nếu có xảy ra thì thời gian đòi hỏi ít nhất 3 thập kỷ tới bằng sự chuyển động từ từ như Miến Điện đã làm.

Nhưng dù khả năng nào diễn ra đi nữa, thì Bắc Hàn đang đi trên con đường không lùi lại với Nga Trung như hai thế hệ nhà họ Kim trước đây. Và cuộc Thoát Trung Hoa của các chư hầu đang chuyển động ngoài tầm kiểm soát của Trung Hoa. Liệu còn bao nhiêu chư hầu nữa của Trung Hoa sẽ tiếp bước theo cách riêng của mình?

Asia Clinic, 10h24' ngày Thứ Bảy, 14/12/2013

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

BÀN VỀ CHUYẾN THĂM CỦA ÔNG NGOẠI TRƯỞNG JOHN KERRY ĐẾN VIỆT NAM

Bài đọc liên quan:

Có nhiều ý kiến khác nhau về chuyến viếng thăm của ông ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Việt Nam cuối tuần này. Giáo sư Việt Kiều thì đặt vấn đề bàn bạc của ông John Kerry với Việt Nam là nhân quyền theo như yêu cầu của 47 nghị sĩ Hoa Kỳ, vì bị thua sút Trung Hoa sau chuyến viếng thăm của ông Lý Khắc Cường trước khi quốc hội Việt Nam quyết định có thay đổi hiến pháp 2013 hay không? Chuyên gia kinh tế trong nước thì cho rằng chuyến đi này sẽ nghiêng về việc bàn luận kinh tế.

Tôi cũng thêm lời bàn cho vui cửa vui nhà, có cái để mọi người đọc chơi. Vì thấy, ngay cả ông Johyn Kerry cũng làm công tác dân vận trước khi vào đến Việt Nam ngay trên website của bộ ngoại giao Hoa Kỳ.

Ông John Kerry đang làm công tác dân vận trước khi đặt chân đến Việt Nam

Kết quả hiến pháp 2013 thì ai cũng rõ, chỉ thay đổi câu chữ, thay đổi vị trí các cụm từ từ trước ra sau, còn bản chất của 2 vấn đề kinh tế và chính trị vẫn như cũ. Kinh tế vẫn nhà nước làm chủ đạo, sở hữu công tư liệu sản xuất vẫn như xưa. Chính trị thì vẫn đơn nguyên tập quyền do đảng cộng sản đang cầm quyền tiếp tục lãnh đạo, mặc dù Việt Nam đã vào Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngay lúc này. Nó có liên quan gì đến chuyến đi của ông Lý Khắc Cường không, khi hôm nay có tin hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông lên đến 50 tỷ đô la, trong đó có sự tham gia của các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan; tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây của Trung Hoa.

Chiến lược ngoại giao của Việt Nam sau khi cởi trói bất di bất dịch là, ngoại giao đa phương, Việt Nam muốn là bạn của cả thế giới, không ngả về với bất kỳ quốc gia nào như trước đây đã sai lầm. Chiến lược ấy lấy chiêu thức cốt lõi của Tôn Tử: Dĩ bất biến ứng vạn biến. Nó có nghĩa là chiến lược đa phương ngoại giao là bất biến, tùy cơ ứng biến với những cái thay đổi của đối tác ngoại giao. Chuyến công du Nhật Bản hôm qua của ông thủ tướng Việt Nam trong khi ông John Kerry đến Việt Nam cũng chứng minh rõ điều này. Càng rõ ràng hơn khi đảng cầm quyền ở Việt Nam cũng tuyên bố là, muốn ổn định chính trị để phát triển kinh tế cũng là bất di bất dịch trong cương lĩnh của đảng cầm quyền.

Từ đó chúng ta thấy rằng, chuyến đi của ông John Kerry chỉ làm hâm nóng lại mối quan hệ song phương gần đây đang "nồng ấm" hơn theo kiểu ngoại giao mà cả 2 bên cùng nhau bắt 1 tay phải để hòng kiếm tìm quan hệ an ninh quốc phòng ở khu vực Thái Bình Dương, còn tay trái là đang cùng nhau thò vào túi đối tác để kiếm tiền, trong lúc Trung Hoa đang trổi dậy trong hung hăng.

Có một nguyên tắc ngoại giao trở thành nguyên lý là, khi anh đến nhà tôi để bàn chuyện gì thì anh cũng là kẻ cần tôi nhiều hơn là tôi cần anh. Khi ông chủ tịch nướcthủ tướng của Việt Nam sang Hoa Kỳ, thì Việt Nam cần Hoa Kỳ, còn lúc này nhân vật số 2 nước Mỹ sang Việt Nam thì Hoa Kỳ cần Việt Nam. Thế thôi cũng đã rõ mọi vấn đề sau khi Việt Nam tỏ rõ thái độ thân thiện với Trung Hoa trong kỳ họp quốc hội dài nhất lịch sử vừa qua.

Hơn thế nữa, Việt Nam cũng không dại mà phải nghe theo cường quốc nào. Ở giữa hưởng oản cả 2 thằng bằng ngoại giao đu dây vẫn hơn. Đó là chính sách ngoại giao đa phương theo kiểu win-win mà Việt Nam đang cho là tốt nhất trong tình hình hiện tại của toàn cầu. Nước xa chả cứu được lửa gần, Hoa Kỳ làm sao cứu được Việt Nam, khi Trung Hoa hãm hại? Lời nói ông cựu Đại sứ Anh Derek Tonkin vẫn còn vang vọng: "90% chính sách đối ngoại Việt Nam là với Trung Quốc". Nhất là trong lịch sử gần, Mỹ và Trung Hoa đã câu kết bán cả Việt Nam và Đông Dương cho Trung Hoa sau hiệp định Paris 1973 mà ai cũng còn nhớ như in.

Còn hơn thế nữa, chính quyền Việt Nam được điều hành bằng nghị quyết của đảng cầm quyền để chính phủ đưa ra những nghị định và thông tư làm chuẩn mực luật lệ của quốc gia. Hiến pháp và các bộ luật chỉ là những cái thứ yếu đứng sau nghị quyết và nghị định như ông tổng bí thư đã từng khẳng định rõ ràng. Nên chuyện gia nhập vào Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là một thắng lợi đúng nghĩa của chính quyền Việt Nam, vì Việt Nam vào chiếc ghế này là để dạy cho thế giới hiểu về nhân quyền xã hội chủ nghĩa nó như thế nào, chứ không phải để làm theo cái mà thế giới quy định trong bản tuyên ngôn nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bằng chứng này đã được Việt Nam chứng minh bằng việc trấn áp những người dân đòi nhân quyền ngay trong ngày Quốc tế nhân quyền 10/12/2013 vừa qua. Có nghĩa là, nhân quyền của dân Việt phải nằm trong nghị quyết của đảng cầm quyền: chính trị phải ổn định để phát triển kinh tế.

Công an Việt Nam trấn áp buổi ra mắt của Mạng lưới Bloggers Việt Nam tại Sài Gòn trong ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12/2013

Và tất cả những điều trên càng khẳng định cho sự dè dặt của Việt Nam khi đàm phán để vào TPP vừa mới chấm dứt cách đây 3 hôm tại Singapore vẫn còn bỏ ngõ dài hạn. Nó cho thấy câu nói của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiêu ngày nào rất đúng: "Làm bạn với Mỹ khó hơn làm kẻ thù của Mỹ".

Với những vấn đề trên, chuyến đi của ông John Kerry về phía Hoa Kỳ không ngoài mục đích kéo Việt Nam về phía Mỹ để làm cân bằng quan hệ tay ba giữa ả đào Việt Nam với hai anh chàng nhà giàu Mỹ Trung. Về phía Việt Nam, sao cũng được, miễn các anh cho tôi cơ hội, của cải, và sức mạnh an ninh quốc phòng, để tôi làm cái mà hai anh muốn là cân bằng khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhưng phải trong cái quan hệ đa phương, Việt Nam muốn là bạn của thế giới, và Việt Nam có cái kiểu nhân quyền của Việt Nam, không thể đem văn hóa nhân quyền của Hoa Kỳ áp đặt vào Việt Nam.

Asia Clinic, 13h18' ngày thứ Sáu, 13/12/2013