nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

AI BIẾT CHỈ DÙM?

Bắt đầu tháng này trên blogspot mình nó xuất hiện một hiện tượng là, những bàn luận có bằng chứng trí tuệ và nói lên cái sai trái và cái lừa dối của chế độ này thì tự động nó bị che khuất không thấy, trong khi đó số lượng bàn luận vẫn ghi nhận đầy đủ ở phần đầu nhận xét của mỗi bài viết. 

Ví dụ như trong bài Thoát Trung Luận 3 này có 59 bàn luận. Nhưng chỉ còn hiện lên có 14 bàn luận hiện ra. Mình kiểm tra trong phần bàn luận đã xuất bản vẫn thấy có 59 cái. 


Và hôm nay cũng vậy, trong bài Bàn luận về 'kỷ vật" chủ tịch nước trao cho tổng thống Obama cũng bị mất đi ít nhất 6 bàn luận mới nhất của ngày hôm nay trong 59 bàn luận.

Ai biết lý do tại sao như thế trả lời dùm nhen. Làm cách nào để khắc phục lỗi này? 

Xin cảm ơn.

Asia Clinic, 11h34' ngày thứ Tư, 31/7/2013

THƯ CẢM ƠN

Cô Nguyễn Thảo Văn nhờ tôi gửi lá thư này lên để cảm ơn tất cả mọi ân nhân đã đóng góp cho chương trình Góp gạch để xây ngôi nhà cho Trung Tâm Nghị Lực Sống mà Nguyễn Công Hùng đã từng mơ ước lúc sinh thời chưa làm được.

Bài đọc liên quan:
+ Tấm lòng son gửi lại ánh trăng rằm
+ With glowing hearts, we bequeath bright moon light
+ Thương nhớ Nguyễn Công Hùng

Kính thưa Quý ân nhân.

Chương trình quyên góp “VIÊN GẠCH CỦA BẠN NGÔI NHÀ CHO NGHỊ LỰC SỐNG” đã được phát động trong chương trình “Điều Kỳ Diệu Của Cuộc Sống – lần thứ 4” tháng 4 năm 2012. Kết quả đạt đựợc cho đến nay, Nghị Lực Sống đã nhận được tổng số tiền là 584,520,213 vnđ từ 543 ân nhân ủng hộ. 

Trong đó riêng tổng số tiền quyên góp được kể từ ngày 04/06/2013 đến ngày 30/07/2013 do bác sĩ Hồ Hải giúp đỡ, viết bài kêu gọi ủng hộ là 261,942,000 vnđ từ 228 tấm lòng son (Quý vị có thể cập nhật thông tin chi tiết danh sách ân nhân trên trang web của Nghị Lực Sống).

Với sự ủng hộ và tài trợ của tập đoàn Mường Thanh Nghị Lực Sống đã được mua trả góp không lãi suất một căn hộ 3034A diện tích 66m2, tầng 30 tại tòa Chung cư CT8, Khu đô thị Đại Thanh, trị giá 661.200.000 vnđ. Tổng số tiền đã trả 2 đợt là 264.600.000vnđ.

- Số tiền còn dư trong tài khoản góp gạch là 319.920.213 vnđ.
- Tổng số tiền còn thiếu là 76.679.787 vnđ

Hiện tại, Nghị Lực Sống mong muốn tiếp tục phát động chương trình quyên góp trong năm nay để đủ số tiền thanh toán căn hộ đã mua và nhận nhà trong tháng 9 năm 2013. 

Kính thưa Quý vị trong năm vừa qua Nghị Lực Sống đã phải chuyển nhà 5 lần, những viên gạch được đóng góp từ quý vị thực sự vô cùng ý nghĩa và sẽ giúp Nghị Lực Sống sớm ổn định nhà ở trong tương lai.

Nghị Lực Sống tha thiết được tiếp tục đón nhận sự đồng hành, hỗ trợ từ Quý vị và cộng đồng cho chương trình này. 

Xin được gửi lời tri ân tới bác sĩ Hồ Hải cùng toàn thể các ân nhân, tổ chức đã dành cho Nghị Lực Sống những viên gạch chứa đựng tình yêu thương và lòng nhân ái. 

Kính chúc Quý vị mạnh khỏe, thành đạt và hạnh phúc!

Trân trọng cảm ơn quý vị!
                                                                                                            Giám Đốc trung tâm
                                                                                                            
                                                                                                              Nguyễn Thị Vân
Asia Clinic, 17h27' ngày thứ Ba, 30/7/2013

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

BÀN VỀ "KỶ VẬT" CHỦ TỊCH NƯỚC TRAO CHO TỔNG THỐNG OBAMA

Bài đọc liên quan:

Nguồn bức thư gốc tại Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ: National Archives


Cách chơi khăm của các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ với các nguyên thủ quốc gia không cùng chí hướng rất cay độc và trí tuệ mà không thể chối cãi được, vì họ luôn ở thế chiếu trên, không cần phải cầu cạnh những đối tác khó tin cậy. Chúng ta lược qua lịch sử và ý nghĩa của những việc tuy nhỏ, nhưng rất quan trọng này, để tìm ra cách nhìn khách quan trong các động tác ngoại giao.

Như lần ông Bush con đến Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ, ông nói hai vấn đề bạch hóa mà dân Việt ít ai biết được. Thứ nhất là, có người than phiến tiền kiều hối từ Hoa Kỳ cứ gửi về Việt Nam qua khúc ruột ngàn dặm là một yếu tố giúp chế độ độc tài ở Việt Nam tồn tại. Ông Bush con trả lời rất đơn giản và trí tuệ rằng, tiền của ta rồi nó sẽ lại về ta thôi, lo gì? Thứ hai là, ông lộ bí mật về con gái của thủ tướng đương nhiệm sẽ là dâu của nước Mỹ.

Lần này tại cuộc gặp mặt tại Nhà Trắng, cuối buổi họp báo của hai nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam, ông Obama đã tiết lộ món quà "qúy báu" mà chủ tịch nước Việt Nam gửi tặng cho ông là lá thư của cụ Hồ gửi cho Tổng thống Truman ngày 28/02/1946, với tư cách chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng ông Truman bỏ lá thư này vào thư viện lưu trữ mà không trả lời. Lý do là, tháng 7/1945 lúc đó Hoa Kỳ chưa xác định được cụ Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc, nên họ đưa nhóm OSS - Office of Strategic Services - tiền thân CIA sang đào tạo quân đội cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong đó có viện trợ 200 ngàn đô la Mỹ. Nhưng đến ngày 02/9/1945 khi người Mỹ thấy cụ Hồ đọc tuyên ngôn độc lập chính là Nguyễn Ái Quốc, và là người của Quốc tế Cộng sản 3, có nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản xuống toàn khu vực Đông Nam Á. Nên họ đã làm ngơ và, vì thế mới có hiệp định Genève 1954, và chia đôi đất nước, rồi nội chiến 20 năm. 

Thiên hạ đang bàn nhau cái động tác chủ tịch Trương đưa lá thư của cụ Hồ cho Tổng thống Obama để có mục đích gì? Tôi xin phân tích về cả 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan để rõ vấn đề. Vấn đề là tại sao giờ này mới đưa lá thư này mà trước nay không đưa? Đó là mấu chốt của vấn đề.

Có 5 yếu tố chủ quan từ Việt Nam

Thứ nhất là, sau 30/4/1975 với phong trào tự sướng của cộng sản toàn cầu, nó đã làm mụ mỵ não trạng cộng sản trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam đã cho rằng tư bản giãy chết, nên không có lý do gì phải cầu viện như cụ Hồ đã chân thành tha thiết cầu viện ông TT Truman.

Thứ hai là, đến 1990 khi cái nôi cộng sản sụp đổ, cộng sản Việt Nam cũng với não trạng như trên của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, ông còn muốn nắm đầu cộng sản toàn thế giới trong chuyến đi tháng 10/1989 sang Đông Đức để họp, hòng kêu gọi cộng sản toàn thế giới đoàn kết lại. Nhưng thất bại, nên cuối cùng ông dẫn đầu đoàn cộng sản Việt Nam sang Trung Cộng quỳ gối để làm chư hầu bằng hội nghị Thành Đô 1990.

Thứ ba là, đến kỳ đi của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 6/2007, lúc này kinh tế định hướng bán tài nguyên và con người để kiếm ăn đẩy tăng trưởng phồn vinh mà giả tạo của Việt Nam lên đỉnh điểm. Nên ông Triết đã chém gió phân hóa nội bộ Hoa Kỳ, vì cho rằng nền kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc để ăn sẽ thắng thế, trong khi Hoa Kỳ đang nợ ngập đầu sau vụ 11/9 sụp tòa WTC - World Trade Center - do bin Laden làm khủng bố.

Thứ tư là, bây giờ thì kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc đã sụp đổ. Hay nói cách khác là không còn gì để bán. Bên kia Trung Hoa cũng vậy đang sụp đổ. Nên dứt áo ra đi cầu viện Hoa Kỳ như cụ Hồ đã từng cầu viện.

Thứ năm là, hành động này là một lời nhắc khéo lại lịch sử như là một sai lầm của Hoa Kỳ trong ngoại giao đã đẩy hai nước đang có ban giao tốt trở thành thù địch.

Năm điều trên thể hiện một não trạng nô lê ương hèn mà tôi đã viết trong bài Thoát Trung Luận 2, nó làm cho đất nước và dân tộc này mãi thấp hèn và kém cỏi.

Ba yếu tố khách quan của toàn cục

Đầu tiên là, Trung Hoa không còn là nơi để bám váy ăn xin, vì Trung Hoa đã và đang sụp đổ. Trung Hoa đã phá nát tài nguyên phi vật thể và vật thể của nước Việt. Bằng chứng về giá trị phi vật thể là, từ sau Hội nghị Thành Đô 1990 đến nay, Trung Hoa đã cho du nhập vào Việt Nam một nền văn hóa dối lừa; một nền kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc sai lầm; và một nền chính trị nửa phong kiến tập quyền, nửa tư bản hoang dã. Bằng chứng phá nát những giá trị vật thể là, từ Bauxite Tây Nguyên đến những công trình quốc gia như thủy, nhiệt điện và cả hàng hóa, từ rừng cao đến đồng bằng, và Trung Hoa cũng vừa là kẻ đã và đang có mưu đồ xâm chiến biển Đông, và làm cho nước Việt yếu hèn. Nó là động lực cho quyết định có chuyến ngoại giao Hoa Kỳ vội vàng, và cần hạ mình để xin cầu viện Hoa Kỳ trong lần này.

Kế đến là, Hoa Kỳ đang thả cái củ cà rốt Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế xuyên Thái Bình Dương - TPP - trong khi kinh tế Việt cần tới 100 tỷ đô la để cứu nền kinh tế đang sụp đổ. Thế mà cái công ty quản lý tài sản Việt Nam - VAMC: Viet Nam Asset Management Company - có chức năng xử lý nợ xấu, năm nay chỉ có thể giải quyết được 70.000 tỷ nợ xấu trong năm 2013 - tương đương chỉ hơn 3 tỷ đô la. Với cách giải quyết này thì phải 30 năm mới có thể giải quyết hết tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong khi đó cầu viện Hoa Kỳ thì nếu được vào TPP mỗi năm Việt Nam sẽ hy vọng kiếm được 26,2 tỷ đô la. Trong 4 năm kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục hoàn toàn, và có cơ hội hùng cường, mà không cần phải quỳ lụy Trung Hoa. Hơn nữa, chuyến công du đến Trung Hoa trước đây hơn 1 tháng, ông chủ tịch chỉ mang về chưa đến 100 triệu đô la, và những ràng buộc song phương không có giá trị với một Trung Cộng tráo trở.

Và cuối cùng là, trong việc xoay trục chiến lược Thái Bình Dương của Hoa Kỳ lần này là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Vì Hoa Kỳ xoay trục đến đâu, thì ở đó có chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới II, Hoa Kỳ xoay trục đến châu Á Thái Bình Dương thì 2 cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, và chiến tranh Việt Nam 1954 -1975 tàn phá không thua chiến tranh thế giới. Sau 30/4/1975 Hoa Kỳ xoay trục sang Trung Đông, thì các cuộc chiến ở Kuwait, Iraq, cách mạng Bắc Phi và Trung Đông gần đây đã minh chứng rõ. Nên nó là động lực bắt buộc cộng sản ở Việt Nam phải chuyển hướng chiến lược hòng sống sót. Hay nói cách khác là, con tắc kè đổi màu cho phù hợp với môi trường thiên nhiên để sống còn trong quy luật đấu tranh sinh tồn.

Kết luận

Vấn đề còn lại là liệu Hoa Kỳ có tin cậy hay không, thì không ai trong chúng ta có thể biết được. Từ Joint Statement(Tuyên bố chung có ý nghĩa về mặt tinh thần và hứa hảo) đến Joint Agreement(Hiệp định chung có ý nghĩa cùng nhau thực hiện những cam kết đã ghi ra) là một khoảng trống chả bên nào muốn đi đến, nếu bên chiếu dưới không thực hiện trước. Nên chuyện 9 tuyên bố chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và 10 tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Cộng cũng chỉ là những lời hứa hảo. Bằng chứng là 10 tuyên bố chung với Trung Hoa chưa ráo mực thì chúng đã bộp tai ngư dân mình ngay trên vịnh Bắc Bộ. Ôi, chữ với nghĩa.

Nhưng trước tiên, Việt Nam cứ hãy thực tâm làm sao trong 4 tháng tới đáp ứng 2 tiêu chí chính trị và kinh tế cho Hoa Kỳ thấy, để họ gật đầu cho vào TPP. Còn không thì cũng như lá thư mà cụ Hồ đã gửi cho ông Truman cách đây 67 năm trước, hội nghị hai nguyên thủ quốc gia, với 9 tuyên bố chung cũng chỉ là một kỷ niệm.

Tất cả những điều trên cho thấy ai đang giãy chết, và ai đang nhịp giò nhìn thế giới là con rối như những câu thơ của Chế Lan Viên viết cho cụ Hồ cách nay nửa thế kỷ trong bài thơ, Người đi tìm hình của nước, như sau:

"...Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp 
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn 

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối 
                         Cho cuộc đời giật dây ..."

Asia Clinic, 9h55' ngày thứ Bảy, 27/7/2013

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

9 TUYÊN BỐ CHUNG CỦA TỔNG THỐNG OBAMA VÀ CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG

Bài đọc liên quan:

Sự kiện gặp gỡ giữa hai lãnh tụ đứng đầu hai nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ trong ngày 25/7/2013 là một sự kiện được xem là trọng đại chỉ sau sự kiện cựu Tổng thống Bill Clinton xóa cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994.

Hai quốc gia cựu thù đã mất một khoảng thời gian quá lâu để có 9 cam kết chung này. So với những gì người Nhật bị người Mỹ thảm sát bằng 2 quả bom hạt nhân xuống 2 đảo Hiroshima và Nagasaki, thì quan hệ hai nước Hoa Kỳ Việt Nam đã chậm đi hơn 1/3 thế kỷ. Nó nói lên bản sắc văn hóa và sự cởi mở của Việt Nam vẫn còn tư duy yếu hèn và nô lệ mà tôi đã viết trong loạt bài Thoát Trung Luận. 

Nhưng từ Joint Statement(Tuyên bố chung có ý nghĩa về mặt tinh thần và là những lời hứa hảo) đến Joint Agreement(Hiệp định chung có ý nghĩa cùng nhau thực hiện những cam kết đã ghi ra) là một khoảng trống chả bên nào muốn đi đến. Nên chuyện 9 tuyên bố chung giữa VN và HK cũng như 10 tuyên bố chung giữa VN và TH cũng chỉ là những lời hứa hảo. Chờ xem tương lai sẽ như thế nào mới rõ được. Đến bây giờ, chưa có cái gì cho thấy hiệu quả của những tuyên bố chung này, ngoài việc lên dây cót tinh thần.

Văn bản này được đăng trên trang The White House - President Obama ngày 25/7/2013 theo giờ Hoa Thịnh Đốn. Hôm nay tôi xin dịch 9 cam kết này sang tiếng Việt để xem như là một tư liệu lịch sử và hồ sơ ngoại giao để sau này tham khảo.

9 TUYÊN BỐ CHUNG CỦA TỔNG THỐNG OBAMA VÀ CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG

Tổng thống Barack Obama chào đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang của nước CHXHCN Việt Nam tại Nhà Trắng vào ngày 25 tháng Bảy năm 2013. Trong cuộc gặp gỡ, hai lãnh tụ đứng đầu của hai quốc gia khẳng định cam kết của họ để mở một giai đoạn mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung. Chuyến thăm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến vào một thời điểm quan trọng đối với cả hai quốc gia, phản ánh một mong muốn chia sẻ để xây dựng một mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai nước.

Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã quyết định để tạo thành một quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam để cung cấp một khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy mối quan hệ. Họ nhấn mạnh các nguyên tắc của quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, bao gồm tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, và các hệ thống chính trị của nhau, độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ. Họ đã tuyên bố rằng quan hệ đối tác toàn diện được thiết kế để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực, và trên thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra những cơ chế hợp tác trong những lĩnh vực bao gồm cả quan hệ chính trị và ngoại giao, những quan hệ thương mại và quan hệ, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, và văn hóa, thể thao, và du lịch.

1. Hợp tác chính trị và ngoại giao

Là một phần của quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, hai bên nhất trí tăng cường những trao đổi cấp cao cũng như sự liên lạc ở tất cả các cấp, và tăng cường những cơ chế đối thoại và hợp tác. Tổng thống Obama khẳng định ủng hộ của Hoa Kỳ cho một nước Việt Nam độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sự tăng cường hợp tác của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Hai người đứng đầu hai quốc gia hoan nghênh việc thành lập một cuộc đối thoại thường xuyên giữa hai bộ trưởng ngoại giao, và khuyến khích đối thoại và trao đổi giữa các vấn đề còn tồn tài có liên quan đến đảng phái chính trị ở cả hai nước.

Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế trong đó có hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Thượng đỉnh cao Đông Á (EAS ), và Hội nghị mở rộng Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM +) để hỗ trợ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lãnh đạo hai nước khẳng định lại sự ủng hộ đối với việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm như đã được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Hai lãnh đạo cũng khẳng định lại sự ủng hộ đối với nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực(threat-of-force) trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải. Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh giá trị của việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tầm quan trọng của việc mở các cuộc đàm phán để đi đến kết luận một luật có hiệu lực thực thi ứng xử trên biển Đông (COC).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao cho Sáng kiến Khu Vực Hạ Lưu sông Mekong (LMI)*. Hai nhà lãnh đạo nhất trí hai bên sẽ làm việc cùng với các nước thành viên khác và những người bạn của hạ lưu sông Mekong tăng cường hơn nữa hợp tác khu vực để thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối, và đáp ứng với những thách thức xuyên quốc gia trong khu vực.

Hai nhà lãnh đạo phải chỉ đạo các cơ quan có liên quan để kết luận càng sớm càng tốt một thỏa thuận song phương về việc xây dựng các đại sứ quán và nhiệm vụ mới. Hai nhà lãnh đạo khẳng định rằng sự hiện diện ngoại giao của Hoa Kỳ và Việt Nam ở những thủ đô của mỗi bên nên phản ánh sự phát triển của quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

2. Quan hệ thương mại và kinh tế

Nhắc lại các cuộc thảo luận của họ tại Campuchia trong tháng Mười một năm 2012, Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tái khẳng định cam kết của họ để đi đến kết luận một quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tiêu chuẩn cao, một cách toàn diện, thỏa thuận càng sớm càng tốt trong năm nay. Một hiệp định TPP của thế kỷ 21 sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, những mục đích phát triển hơn nữa, và dẫn đến việc tạo ra công ăn việc làm tại Hoa Kỳ, Việt Nam, và tất cả các nước thành viên TPP, trong khi tính đến sự đa dạng của các mức độ của các thành viên tham gia cho sự phát triển trong bối cảnh của một gói toàn diện và cân bằng.

Hai lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực liên tục để những quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương nhiều hơn nữa, và Tổng thống Obama ghi nhận những nỗ lực cải cách của Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển. Họ nhấn mạnh giá trị cốt lõi của những nỗ lực để thúc đẩy quan hệ song phương, và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như là nền tảng và động lực cho quan hệ đối tác toàn diện mới của Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong Thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam và Hội đồng Hiệp định khung đầu tư thương mại (TIFA) cũng như theo sáng kiến tham gia của kinh tế ASEAN nâng cao và trong APEC để tăng cam kết kinh tế và thương mại phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện song phương và mục tiêu chung trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC, ASEAN và các diễn đàn ASEAN. Tổng thống Obama đã hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế. Tổng thống Obama nhấn mạnh lợi ích của Việt Nam trong việc theo đuổi một quốc gia có nền kinh tế thị trường và ông cam kết tăng cường sự tham gia xây dựng của Hoa Kỳ với Việt Nam về cải cách kinh tế. Hai lãnh đạo thừa nhận ý định của Việt Nam tham gia Công ước Cape Town trên Những lợi ích quốc tế(International Interests) trong trang thiết bị di động (CTC: Cape Town Convention).

Cả lãnh đạo lưu ý tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế, và đã làm đề cập đặc biệt của: Biên bản ghi nhớ (MOU: Memorandum of understanding) được ký kết giữa PetroVietnam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ hỗ trợ thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực dầu khí và năng lượng tại Việt Nam; Hiệp định Khung (Framework Heads Agreement) về dự án Ca Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam phát triển giữa Tổng công ty Exxon Mobil và Dầu khí Việt Nam; Hiệp định hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Murphy và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP); một biên bản ghi nhớ giữa Công ty Bảo hiểm nhân thọ Metropolitan (MetLife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV); và Bộ Tài chính Việt Nam chấp thuận về nguyên tắc cho thành lập một công ty quản lý quỹ bỡi Tập đoàn Bảo hiểm ACE**. Hai lãnh đạo hoan nghênh Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ cho các chương trình đào tạo và xây dựng khả năng để giúp Việt Nam đáp ứng và áp dụng khoa học và công nghệ vì lợi ích của nông dân Việt Nam, các công ty nông nghiệp, và người tiêu dùng Hoa Kỳ. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ các quần thể dễ bị tổn thương nhất khi theo đuổi phát triển kinh tế, bao gồm cả làm việc cùng nhau để chống lại việc lạm dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

3. Khoa học và Hợp tác Công nghệ

Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thảo luận về tầm quan trọng của hợp tác khoa học và công nghệ. Hai lãnh đạo hoan nghênh kỳ họp thứ 8 của Ủy ban Chung về hợp tác khoa học và công nghệ sẽ được tổ chức vào mùa thu này, và nhấn mạnh nỗ lực xây dựng mối quan hệ giữa các cộng đồng khoa học ở Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường quan hệ song phương, đáp ứng với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, và cổ vũ cho sự tăng trưởng kinh tế dựa vào đổi mới. Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định ý định tiếp tục hợp tác khoa học, bao gồm cả trong các lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, công nghệ không gian, và nghiên cứu hàng hải. Hai lãnh đạo nhấn mạnh sự kết thúc thành công một nỗ lực chung để loại bỏ tất cả uranium được làm giàu cao từ Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục hợp tác để hỗ trợ những khát vọng của Việt Nam cho chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình với các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, bảo vệ, và bảo mật.

4. Hợp tác giáo dục

Hai lãnh đạo nhất trí cần tăng cương hợp tác về giáo dục, văn hóa, và những quan hệ về người với người giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Họ nhận xét về sự phát triển nhanh chóng của sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ, và bày tỏ hy vọng rằng nhiều sinh viên Hoa Kỳ sẽ theo đuổi các cơ hội học tập tại Việt Nam. Họ đồng ý rằng hợp tác chặt chẽ về giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng cho giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ. Họ cũng lưu ý rằng chương trình tiếng Anh lành mạnh sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21. Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận sự thành công của giáo dục song phương và các sáng kiến trao đổi, đặc biệt là chương trình Fulbright và Chương trình Liên minh giáo dục ngành Kỹ thuật (HEEAP). Hai nhà lãnh đạo ghi nhận sự thành công của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập một trường đại học Fulbright tại Việt Nam.

5. Môi trường và sức khỏe

Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh hợp tác song phương ngày càng tăng để giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam thông qua thúc đẩy năng lượng sạch, hiệu quả năng lượng, và lâm nghiệp bền vững, và tăng cường khả năng phục hồi của Việt Nam với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các thảm họa tự nhiên, bao gồm việc Chương trình năng lượng sạch của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ(USAID: United States Agency for International Development) và Chương trình Rừng và vùng Đồng bằng. Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với việc cung cấp thêm y tế và các chăm sóc và hỗ trợ cho người khuyết tật, bất kể nguyên nhân nào gây ra.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí cùng nhau, cùng với các đối tác Tiểu vùng Hạ lưu sông Mê Kông, để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, xây dựng năng lực, và đối thoại để đảm bảo sức khỏe lâu dài và bền vững của đồng bằng sông Cửu Long và hạ lưu sông Cửu Long. Tổng thống Obama đánh giá cao sự lãnh đạo của Việt Nam ở vai trò đồng chủ tịch của Tổ chức Cột nước và môi trường ở Tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông(the LMI Environment and Water Pillar), trong đó bao gồm hai dự án nghiên cứu chung từ Việt Nam về quản lý tài nguyên nước trong lưu vực. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng với kết luận gần đây của Hiệp định về chăm sóc sức khỏe và Hợp tác  Khoa học y tế, và mong muốn tăng cường hợp tác y tế công cộng để thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự hỗ trợ tiếp tục của chính phủ Hoa Kỳ thông qua Kế hoạch Khẩn cấp của Tổng thống về AIDS (PEPFAR) cho những nỗ lực của Việt Nam để xây dựng các hệ thống bền vững cho công tác phòng chống, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

6. Các vấn đề di sản chiến tranh 

Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác sâu rộng trong việc giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh để tăng cường tin cậy lẫn nhau đã cho phép cả hai nước phát triển một mối quan hệ nhìn tới tương lai. Tổng thống Obama đánh giá cao sự hợp tác tiếp tục của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin cho việc kiểm kê đầy đủ nhất có thể cho nhân viên Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh (MIA). Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực tìm kiếm những binh sĩ mất tích của mình. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những đóng góp của Chính phủ Hoa Kỳ cho những nỗ lực của Việt Nam để làm sạch vũ khí chưa nổ (UXO: unexploded ordnance), hỗ trợ những người bị thương do bom mìn, và ngăn chặn thương vong trong tương lai. Hai lãnh đạo bày tỏ hài lòng với sự tiến bộ trên vấn đề USAID và dự án của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong việc làm sạch ô nhiễm dioxin tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh kế hoạch của Chính phủ Hoa Kỳ về việc tiến hành đánh giá môi trường ô nhiễm dioxin ở Căn cứ Không quân Biên Hòa (Bien Hoa Air Base).

7. Quốc phòng, an ninh

Hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh. Họ bày tỏ sự hài lòng với các Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác quốc phòng song phương năm 2011 và khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ nó. Hai lãnh đạo nhất trí tiếp tục Đối thoại Chính sách Quốc phòng Hoa Kỳ- Việt Nam và về chính trị song phương, an ninh, và đối thoại quốc phòng như là những cơ hội để xem xét các mối quan hệ quốc phòng, an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai. Hai nhà lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác cùng có lợi để tăng cường khả năng về việc tìm kiếm cứu nạn và phòng chống thiên tai. Hai lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn để chống khủng bố, tăng cường hợp tác thực thi pháp luật hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia bao gồm cả tội phạm vi phạm bản quyền, và các chất ma tuý, nạn buôn bán con người và động vật hoang dã và giải quyết tội phạm công nghệ cao và an ninh mạng. Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và nhấn mạnh mong muốn của Hoa Kỳ về việc hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ khác cho nỗ lực này thông qua Sáng kiến Thực hiện Hòa bình Toàn cầu (GPOI: Global Peace Operations Initiative).

8. Thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền

Hai lãnh đạo ghi nhận những lợi ích của một cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp về những khác biệt về nhân quyền. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama về sự nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy nhân quyền và quy định của pháp luật và bảo vệ quyền của tín đồ tôn giáo. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam đã được chuẩn bị để ký Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn tù nhân vào cuối năm nay và tuyên bố rằng Việt Nam sẽ mời các Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong năm 2014 vào kiểm tra. Hai bên tái khẳng định cam kết của họ nhằm duy trì Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

9. Văn hóa, Du lịch và Thể thao

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác về văn hóa, thể thao và du lịch để tăng cường trao đổi về người với người và hiểu biết lẫn nhau. Họ ghi nhận sự thành công của cộng đồng người Hoa Kỳ gốc Việt tại Hoa Kỳ và những đóng góp quan trọng của họ cho sự phát triển của quan hệ song phương. Hai nhà lãnh đạo khuyến khích nhiều hơn nữa sự giao lưu giữa người với người thông qua các buổi biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, triển lãm và các sự kiện văn hóa và thể thao khác giữa hai nước.

@The White House - President Obama 25 July, 2013

Ghi chú:
(*)Sáng kiến Tiểu vùng hạ lưu sông Mekong (LMI: Lower Mekong Initiative) được tạo ra vào ngày 23 tháng Bảy năm 2009. Đây là cuộc họp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao các nước hạ lưu sông Mê Kông, gồm Hoa Kỳ, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, tại Phuket, Thái Lan. Các Bộ trưởng đã nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng. Kể từ đó, năm quốc gia đã tìm cách tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực và xây dựng trên lợi ích chung của họ.

(**)Tập đoàn bảo hiểm ACE được thành lập năm 1985 bởi 34 nhà tài trợ. ACE là một trong những nhà bảo hiểm tài sản và thương vong đa ngành lớn nhất thế giới. Với mạng lưới các công ty trực thuộc đặt tại 53 quốc gia, Tập đoàn ACE cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm tài sản và thương vong, bảo hiểm tai nạn cá nhân và bảo hiểm sức khỏe bổ sung, tái bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ cho nhiều nhóm khách hàng đa đạng.

Asia Clinic, 11h26' ngày thứ Sáu, 26/7/2013

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG VÀ LỰA CHỌN CHO VIỆT NAM TRONG CHUYẾN ĐI CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC

Bài đọc liên quan: Thoát Trung Luận

Mọi truyền thông trong nước đưa tin dày đặc chuyến đi thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ 24 đến 26 tháng Bảy năm 2013. Một số báo giới khu vực cũng đưa nhiều phân tích bình luận về chuyến đi này, và đoán già, đoán non về tính hiệu quả, khả thi của chuyến đi. Tựu trung chuyến đi có 2 vấn đề lớn để Việt Nam hy vọng đạt được là kinh tế và quốc phòng trong cơn khủng hoảng kinh tế trong nước và những gì Trung Hoa đang quấy nhiễu trên biển Đông.

Tôi xin nhìn một số sự kiện thực tế khách quan về chuyến đi này ở hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ để đánh giá mức độ quan trọng của chuyến đi chủ yếu nằm ở phía nào, Việt Nam hay Hoa Kỳ? Đó là mục tiêu của bài viết này.

Một đặc điểm lịch sử gần đây đáng lưu ý là, hễ khi Việt Nam cô độc và suy yếu là Trung Hoa xâm chiếm biên cương lãnh thổ của ta. 1974 khi Việt Nam Cộng Hòa suy yếu, bị Mỹ bỏ rơi thì Trung Hoa chiếm Hoàng Sa. 1988, khi Liên Xô suy yếu bỏ rơi Việt Nam Cộng Sản, thì Trung Hoa chiếm 7 đảo, bãi đá ngầm ở Trường Sa.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà bắt đầu từ Hoa Kỳ chủ động chọc xì bong bóng bất động sản và hệ thống tài chính đã bị bơm quá căng. Hôm nay, khủng hoảng này lan ra toàn thế giới. Cuối cùng là Liên Minh châu Âu và hai quốc gia cộng sản là Trung Hoa và Việt Nam. Phải nói thẳng vấn đề là Trung Hoa và Việt Nam đang khủng hoảng kinh tế thừa thực sự. Nó không giống như cuộc khủng hoảng thời 1997 của châu Á làm ảnh hưởng đến Trung Hoa và Việt Nam, mà là chính trong bản thân Trung Hoa và Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng. Và xuất hiện 2 chuyến đi của chủ tịch nước Việt Nam đến 2 quốc gia đang dẫn đầu kinh tế toàn cầu.

Một vấn đề đặt ra là, lướt qua 2 trang quan trọng nhất về ngoại giao của Hoa Kỳ là DiplomatForeign Policy về thông tin và bình luận của khu vực Đông Nam Á, không thấy có bất kỳ một bài bình luận nào trong 2 tháng qua về chuyến đi, cũng như về Việt Nam. Ngoại trừ những dòng thông báo của trang Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo vài dòng về các cuộc tiếp đón của các vị lãnh đạo Mỹ, các cố vấn chính phủ Mỹ tiếp chủ tịch nước Trương Tấn Sang. 

Chỉ có duy nhất một bài bình luận của ông Zachary Keck - phó tổng biên tập của trang e-International Relations và là một trợ lý biên tập tại trang Diplomat, trên blog của ông này. Một bài viết có nội dung và cái tựa rất ấn tượng - Vietnamese President Officially US Bound - Chủ tịch Việt Nam chính thức "sắp đi" Hoa Kỳ.

Sau chuyến đi Trung Hoa về, chủ tịch nước đã đạt được 10 thỏa thuận hợp tác với Trung Hoa, trong đó, đáng lưu ý nhất là 2 gói tín dụng chưa tới 100 triệu đô la cho hệ thống thông tin đường sắt, và cho một nhà máy nhiệt điện chỉ để gây ô nhiễm môi trường ở Ninh Bình, mà cũng vì ô nhiễm môi trường nên mới hôm 19/7/2013, Exim Bank của Hoa Kỳ đã từ chối hỗ trợ tín dụng khoảng 1,6 tỷ đô la cho nhà máy nhiệt điện Thái Bình II. Trong khi đó, ngư dân Việt vẫn bị Trung Hoa xem thường ký kết của 2 nguyên thủ quốc gia bằng cách tấn công. Trong khi kinh tế Việt Nam cần đến 1.000 lần hơn 2 gói tín dụng mà Trung Hoa cung cấp - 100 tỷ đô la - thì mới mong cứu được.

Trao đổi thương mai song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mang về cho Việt Nam 24 tỷ đô la trong năm 2012 trong tổng thương mai hai chiều 26 tỷ, chưa tính hơn 10 tỷ đô la hằng năm mà khúc ruột ngàn dặm gửi về từ Hoa Kỳ. Nhưng trao đổi thương mại này với Trung Hoa thì Việt Nam mang lại lợi nhuận cho Trung Hoa hơn 16 tỷ đô la cùng kỳ.

Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam rất có giá trị về kinh tế và khoa học kỹ thuật như Intel được xem là hòn đá tảng. Thông tin của tôi có được từ những bài viết về học bổng đại học ở Hoa Kỳ trên blog này, vấn đề nâng cấp giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam bằng những học bổng mà từ những đầu tư như thế này, những người trẻ họ đã theo đến được cả Harvard.

Và chuyến đi của chủ tịch nước Việt Nam đến Trung Hoa là chuyến đi trước khi ông Tập đi Hoa Kỳ, nhưng chuyến đi của chủ tịch Trương sang Hoa Kỳ lại sau chuyến đi của ông Tập. Một sự đan xen rất có ý nghĩa để luận bàn, và một lợi thế không nhỏ cho Việt Nam, mà tháng trước tôi đã viết trong bài Có vận hội hay không?

Trung Hoa muốn gì ở Việt Nam? Vấn đề này ngày nay đã rất rõ. Thứ nhất, họ muốn Việt Nam là vùng đệm và là một nước yếu trong khu vực, vì chuyện xâm lược trong thế giới ngày nay là chuyện khó có thể thực hiện được. Thứ hai, quan trọng hơn là chiếm cả cái mặt tiền hướng ra thế giới, lại giàu tài nguyên năng lượng mà Trung Hoa đang cần - Biển Đông.

Hoa Kỳ muốn gì ở Việt Nam? Không khó để thấy. Thứ nhất là một Việt Nam trung lập giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa trong khu vực Thái Bình Dương. Thứ hai là, một Việt Nam hùng cường để như là quốc gia dẫn đầu khối Asean làm đối trọng với Trung Hoa, trong sự trổi dậy hung hăng của Trung Hoa. Vì để nhìn vào biển Đông thì đã có eo Mallaca, Úc và Phillipines đã chìa tay góp sức cho Hoa Kỳ.

Với những ghi nhận và phân tích ở trên, cho thấy tầm quan trọng của chuyến đi của ông chủ tịch Trương, nó lớn đối với Việt Nam, mà không là gì với Hoa Kỳ.

Có hai lựa chọn trên cho Việt Nam trong lúc này là một thời cơ quá dễ dàng cho Việt Nam trong chiến lược lâu dài để thoát Trung Hoa. Nếu không biết lựa chọn đúng e rằng, dù con hổ có bị thương như Trung Hoa hiện nay thì, nó cũng đủ sức để nuốt 21 đảo, bãi đá ngầm còn lại ở Trường Sa của Việt Nam.

Asia Clinic, 12h08' ngày thứ Tư, 24/7/2013

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

MỘT BƯỚC CHUYỂN LỚN TRONG MỐI QUAN HỆ MỸ TRUNG

Một bài viết ngắn nhưng cực kỳ quan trọng. Tôi phải dịch gấp để mọi người thấy rõ kết quả của hội nghị thượng đỉnh không chính thức của Obama và Tập Cận Bình tại sa mạc Sunnylands ở California quyết định toàn cầu trong vài thập niên tới. Nó đã diễn ra không ngoài những gì tôi đã tiên liệu từ nhiều năm nay. Mong nó có giá trị cho các lãnh đạo Việt trong vấn đề chiến lược lâu dài cho tổ quốc và dân tộc.


Bài viết của David Shambaugh trên Real Clear World. Ông là Giáo sư Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế và Giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc tại George Washington University(GWU), một thành viên cao cấp của Những nghiên cứu chính sách đối ngoại không thường trú nhân và Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á tại Viện Brookings của GWU, và tác giả của cuốn sách: Trung Quốc vươn ra toàn cầu:
Cường quốc nửa vời (China Goes Global: The Partial Power được Oxford University Press, xuất bản năm 2013). Bài viết này xuất hiện ngay lân đầu tiên ở trang China & U.S Focus và đã được tái bản với sự cho phép của cả hai quốc gia. Trước khi đến GWU ông là giảng viên về chính trị Trung Quốc tại Trường nghiên cứu châu Phi và Phương Đông của Univesity of London(University of London’s School of Oriental and African Studies).

Như kết quả của cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (S & ED) Mỹ-Trung vừa kết thúc, mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã không chỉ ổn định, mà còn thực hiện một bước tiến lớn về phía trước mà là những bước trọng đại. Đối thoại Chiến lược và Kinh tế năm nay được xây dựng trên động lực mới trong mối quan hệ được thúc đẩy bởi hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia vào tháng Sáu tại Sunnylands, California.

Toàn bộ các thỏa thuận S & ED đạt được hai bên trong hai ngày 11-12 tháng Bảy là thật sự ấn tượng và thậm chí kết quả này còn nhiều hơn cả về số lượng lẫn chất lượng so với những gì đã đạt trong những chuyến thăm cấp nhà nước của các nguyên thủ quốc gia hai nước gần đây (trong những năm 2009 và 2011). Công bố thỏa thuận – có 91 thỏa thuận trong "con đường chiến lược” và một con số tương tự như vậy trên "con đường kinh tế""(mặc dù chúng không được chia thành từng nhóm) - là bằng chứng phong phú cả bề rộng lẫn chiều sâu của mối quan hệ, và chúng là những bước đi cụ thể về phía trước trong việc xây dựng những gì đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mô tả như là xây dựng một "loại mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại"

Tất nhiên, "tính xảo quệt thì (luôn luôn) có mặt trong từng chi tiết" và cũng có thể là có sự chặt chẽ trong việc thông qua để thực hiện các thỏa thuận đầy tham vọng như vậy. Trong những năm gần đây, những Tuyên bố chung cũng đã được dự định tương tự (2009 và 2011) bị chìm ngay sau khi chúng được đưa ra và không được thực hiện như dự định. Còn bây giờ có vẻ là có một mức độ rõ ràng hơn về cam kết song phương. Đọc kỹ các tài liệu con đường chiến lược chỉ ra rằng phần lớn các điều khoản là chung cho cả 2 quốc gia, ví dụ, "Hoa Kỳ và Trung Quốc khẳng định cam kết của họ đối với ...). Trong khi đó những cam kết này trong quá khứ, thì các ngôn ngữ có tính chất "không bao giờ gặp nhau trong ý tưởng và hành động(parallel)" được thường xuyên sử dụng hơn, ví dụ như, " Hoa Kỳ cho rằng ....","Trung Quốc cho rằng ..." những điều khoản có tính song song như vậy thường mã hóa bằng từ ngữ cho những bất đồng đằng sau hậu trường. Bây giờ thì, nhiều ngôn ngữ (đặc biệt vào con đường chiến lược hơn là con đường kinh tế) cho quyền lợi chung giữa 2 quốc gia chứ không còn có tính song song. Cũng có rất nhiều tài liệu tham khảo mà cả hai bên "quyết định" để thực hiện các sáng kiến khác nhau, trong khi rất nhiều biên bản ghi nhớ (memorandums of understanding: MOU) và " những kế hoạch hành động" chung đã được thống nhất và ký kết. Đằng sau những sắc thái ngôn ngữ là một hợp tác quan liêu thực tế và cam kết chiến lược chung mới có trách nhiệm.

Một lý do khác để lạc quan về việc thực hiện là việc cả hai bên đã thiết lập và mở rộng số lượng các nhóm công tác liên ngành sẽ hoạt động trong suốt cả năm. Những nhóm làm việc mới bao gồm một nhóm làm việc về an ninh mạng, Nhóm công tác biến đổi khí hậu Mỹ-Trung, một nhóm Tư vấn những quan hệ kinh tế quốc tế, một nhóm về tư vấn cố vấn pháp lý, một nhóm đối thoại về phát triển toàn cầu, một nhóm Đối thoại Cộng tác về Sinh thái(Eco-Partnership), một nhóm về năng lượng tiết kiệm hàng không và Sáng kiến giảm khí thải và bảo tồn tiềm năng không gian, và những vòng đàm phán tiếp theo cho các cơ chế song phương đã được thành lập trước đây. Trong khi đó, các cuộc đối thoại chung khác đã được nâng cấp, chẳng hạn như nâng cao sự tham vấn Chống khủng bố cho cấp Thứ trưởng và các Đối thoại chính sách năng lượng ở cấp Bộ. Đối thoại Chiến lược và Kinh tế trước đây, hai chính phủ đã có đến khoảng 90 cuộc đối thoại song phương và các cuộc họp về cơ chế sau này sẽ đạt đến con số 100. Quan trọng hơn, như đã nói ở trên, nhiều cuộc họp sẽ hoạt động quanh năm thay vì mỗi năm một lần hoặc trong một khoảng thời gian nhất định(an episodic fashion). Điều này sẽ giúp động lực duy trì mối quan hệ giữa Đối thoại chiến lược và kinh tế và các cuộc gặp mặt cấp nguyên thủ quốc gia giữa 2 nước hằng năm.

Phạm vi tuyệt đối của những chủ đề được bảo mật và đồng ý của 2 quốc gia là minh chứng cho cả chiều rộng và chiều sâu của mối quan hệ. Điều này bao gồm cả quan hệ an ninh và quân sự, ngoại giao khu vực và toàn cầu, quyền con người, các vấn đề pháp lý và thực thi pháp luật, Kiểm soát không phổ biến hạt nhân và vũ khí, các vấn đề hải quan và bảo hiểm chuyên chở hàng hóa, an ninh chuỗi cung ứng, thủy sản và rừng, buôn bán động vật hoang dã và khai thác gỗ bất hợp pháp, luật biển và các vấn đề đa cực, khoa học biển và khí tượng học, biến đổi khí hậu, chất lượng không khí và nước, y tế công cộng, phát triển và viện trợ, gìn giữ hòa bình, an toàn hạt nhân, và một loạt các vấn đề liên quan đến năng lượng. Và đây chỉ là vấn đề con đường chiến lược. Con đường kinh tế cũng đã thảo luận và đạt được thỏa thuận trong một loạt các lĩnh vực chuyên môn và kỹ thuật sau đây: tự do hóa tỷ giá hối đoái, minh bạch dữ liệu, sự ổn định tài chính toàn cầu và khu vực, hợp tác thể chế đa phương (đặc biệt là trong IMF, APEC và G-20), thương mại và đầu tư nước ngoài, quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ bí mật thương mại, mua sắm chính phủ, chống bán phá giá, tín dụng và tài chính xuất khẩu, mở cửa thị trường và quyền phân phối, quy định ngân hàng, và các vấn đề khác.

Mục đích của tôi cho chi tiết danh sách này không phải là để mang đến người đọc, mà để cung cấp một ý thức đầy đủ về phạm vi đặc biệt của mối quan hệ Mỹ-Trung ngày hôm nay. Không có mối quan hệ liên chính phủ nào khác trên thế giới đến gần với bề rộng và chiều sâu của các vấn đề cùng quan tâm của hai quốc gia và hiện họ đang làm việc để cùng giải quyết với nhau. Các mối quan hệ của Trung-Liên minh châu Âu và Trung-Nga và các mối quan hệ Mỹ-EU có khu vực rộng lớn của đối thoại và tương tác quan liêu, nhưng tất cả các mối quan hệ này đều nhạt nhẽo so với việc thể chế hóa quan hệ Mỹ-Trung ngày hôm nay.

Thể chế hóa là một trong những gì mà tôi gọi là "cặp đôi thể chế hóa và phụ thuộc lẫn nhau"(tác giả dùng từ lóng tự chế: “Two I’s”: institutionalization and interdependence) trong quan hệ Mỹ-Trung. Những tương tác của “cặp đôi thể chế hóa và phụ thuộc lẫn nhau” này với "cặp đôi hợp tác và cạnh tranh"(cũng vậy tác giả dùng từ lóng tự chế: “Two C’s”: Cooperation and competition) trong mối quan hệ: hợp tác và cạnh tranh. Thể chế hóa là kết quả tự nhiên của phụ thuộc lẫn nhau và sự biểu hiện của sự hợp tác - và tất cả ba yếu tố còn lại phục vụ để làm giảm sốc và hạn chế sự cạnh tranh trong các mối quan hệ. Để chắc chắn, cạnh tranh và ngờ vực vẫn tồn tại - ở những mức độ chiến lược, kinh tế, quân sự, ngoại giao, chính trị, và tư tưởng - sẽ tiếp tục, và không được sai lầm tối thiểu. Nhưng, việc áp dụng Đối thoại chiến lược và kinh tế là những biểu hiện hữu hình mà hai bên bây giờ tìm cách quản lý sự cạnh tranh và hợp tác giả dối nếu có thể. Đó là những tin tức tốt nhất chúng tôi đã có trong quan hệ Mỹ-Trung trong nhiều năm, và là tin tốt cho sự ổn định và phát triển toàn cầu.

@Real Clear World 20 July, 2013

Asia Clinic, 11h15' ngày thứ Hai, 22/7/2013

LÃNH ĐẠO BẮC KINH CÓ THỂ CHỊU ĐỰNG TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG CHẬM Ở MỨC NÀO?

Bài đọc cùng tác giả:

Bài viết của ông Bùi Mẫn Hân(Minxin Pei). Ông là một giáo sư về chính quyền học tại Claremont McKenna College và là một thành viên cao cấp không có thường trú nhân của German Marshall Fund of The United States.


Khái niệm về một cái đáy cho sự tăng trưởng và ổn định đối với Trung Hoa là một huyền thoại. Sự thật của vấn đề này phức tạp hơn nhiều.

Nền kinh tế một thời hùng mạnh của Trung Hoa hiện đang đi theo một hướng duy nhất - đi xuống. Tăng trưởng GDP là 7,5% trong quý II năm nay, giảm nhẹ so với 7,7% trong quý đầu tiên. Trong quý cuối cùng của năm 2012, nền kinh tế Trung Hoa tăng trưởng 7,9%. Sự giảm tốc từ 7,9 đến 7,5% có vẻ tương đối nhỏ - chỉ có 0,4 điểm phần trăm trong sáu tháng. Tuy nhiên, so với hàng năm, thì con số này có nghĩa là nền kinh tế Trung Hoa đã mất khoảng một phần mười đà tăng trưởng của nó từ năm ngoái.

Vấn đề đặt ra trong suy nghĩ của hầu hết mọi người là suy giảm bao nhiêu thì các nhà lãnh đạo Trung Hoa có thể chịu đựng được. Nhiều người, kể cả cán bộ cao cấp của chính phủ ở phương Tây, dường như tin rằng Bắc Kinh sẽ không cho phép tăng trưởng GDP mỗi năm giảm xuống dưới 8% (đôi khi người ta cũng nghe thấy 7% là con số kỳ diệu) bởi vì tăng trưởng dưới mức đó là giả định để kích hoạt tình trạng bất ổn xã hội. Thông thường, những người đó đặt rất nhiều niềm tin cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ bùng nổ một khi tăng trưởng bị ngưng. Đối với một chính phủ bị ám ảnh với sự ổn định trong nước, thì điều đó sẽ là một cơn ác mộng.

Trong khi dường như có quan niệm phổ biến có sức thuyết phục và chính đáng rằng, có một con số tăng trưởng kỳ diệu mà sẽ kích hoạt hoảng loạn ở Bắc Kinh thì đó đơn giản chỉ là một huyền thoại chứ không phải là thực tiễn.

Một lý do để bác bỏ các mối quan hệ có chủ đích giữa tăng trưởng và bất ổn xã hội do thất nghiệp là sự phân kỳ giữa tăng trưởng và việc làm trong nền kinh tế Trung Hoa trong những năm gần đây. Vì mô hình tăng trưởng đầu tư theo định hướng của mình, phát triển kinh tế của Trung Hoa đã xem trọng về vốn đầu tư(capital-intensive) nhưng lại xem nhẹ về lao công(labor-light). Họ xây dựng những nhà máy điện hiện đại, các nhà máy thép, những con đường dùng để thu phí(toll roads), và các bến cảng đắt tiền, nhưng đòi hỏi một số lượng nhỏ các công nhân để hoạt động. Kết quả là, mỗi nhân dân tệ thêm vào vốn đầu tư trong nền kinh tế Trung Hoa lại tạo ra ít việc làm. Ngắt sự quan hệ này giữa tăng trưởng đầu tư theo định hướng và giải quyết việc làm có thể nhìn thấy được những con số này. Từ năm 2004 đến năm 2009, Trung Hoa đầu tư vào trang thiết bị và nhà máy tăng gấp bốn lần, nhưng số lượng các công việc sản xuất chỉ tăng 15%.

Một yếu tố khác đã giảm bớt rất nhiều áp lực về việc làm là dân số già của Trung Hoa. Lực lượng lao động được thu hẹp lại. Do đó, suy thoái kinh tế sẽ không dẫn đến sự gia tăng ngay lập tức tình trạng thất nghiệp. Ngay cả trong môi trường hiện nay của giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Hoa đã không trở nên tồi tệ.

Để chắc chắn, các nhà lãnh đạo cũ của Trung Hoa muốn tăng trưởng cao nhằm cân bằng với tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, các lãnh đạo hiện nay đã nhận thức được những rủi ro rất lớn khi cho phép nền kinh tế tiếp tục bị bóp méo bằng tăng trưởng cao. Từ năm 2008, Bắc Kinh đã duy trì tốc độ tăng trưởng bằng một liều tín dụng lớn bơm vào, phần lớn là đầu tư vào bất động sản đầu cơ thực tế, năng lực công nghiệp quá nhiều, và cơ sở hạ tầng với khả năng tài chính không rõ ràng. Tiếp tục chính sách tai hại này sẽ đẩy tương lai chính trị của các nhà lãnh đạo mới của Trung Hoa vào chỗ hiểm nghèo, đặc biệt là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, người sẽ được tái bổ nhiệm vào năm 2017.

Đó là một trong những lý do chính mà các nhà lãnh đạo Trung Hoa dường như chịu đựng sự suy giảm tăng trưởng một cách bền bỉ - cho đến một mức độ còn có thể chấp nhận được.

Nhưng có phải họ sẽ mất bình tĩnh nếu tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới một mức nhất định?

Sự thật là các nhà lãnh đạo Trung Hoa tự họ có lẽ không biết con số tăng trưởng kỳ diệu nào sẽ buộc họ phải có một phản ứng quyết định. Các yếu tố mà đi vào các tính toán chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Hoa rất phức tạp và năng động. Chúng không phải đơn giản chỉ là số lượng lao động thất nghiệp hoặc số tiền của các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Trong tất cả các khả năng, yếu tố quan trọng nhất quyết định phản ứng của Bắc Kinh để một nền kinh tế chậm là mức độ tự tin và vững tâm của các nhà lãnh đạo hàng đầu. Thông thường, các nhà lãnh đạo thiếu tự tin và thiếu vững tâm hơn lại có xu hướng phản ứng hoảng loạn bất cứ khi nào nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu, như chúng ta đã thấy trong năm 2008-2009 (ý của tác giả ám chỉ các nhà lãnh đạo cũ đã thiếu tự tin và thiếu vững tâm khi bơm một lượng lớn tiền để kích thích tăng trưởng trở lại >10%, thực sự chỉ là tăng trưởng giả tạo đã gây hậu quả hàng trăm thành phố ma, hàng chục đường sắt cao tốc không ai đi, và núi nợ xấu hôm nay…: ND). Các nhà lãnh đạo tự tin và vững tâm hơn có nhiều khả năng cho thấy khả năng chịu đựng lớn hơn đối với vấn đề tăng trưởng xoàng xĩnh. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998, nền kinh tế Trung Hoa không thể phát triển hoàn toàn, nhưng Thủ tướng tại thời điểm đó, Chu Dung Cơ, không phản ứng với tình trạng báo động quá mức. Thay vì ném tiền để làm cho tốt sau những dấu hiệu xấu, ông đã tiến hành với việc tái cơ cấu lớn của hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhà nước đang hấp hối, kết quả là 35 triệu người bị sa thải. Tất nhiên, mức độ bất ổn xã hội tăng. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) vượt qua bão tố, với sự hỗ trợ từ cảnh sát chống bạo động và lực lượng an ninh.

Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc ảnh hưởng đến phản ứng của Bắc Kinh là tác động của suy thoái kinh tế trên các tầng lớp cầm quyền. Các nhà quan sát ít thông tin đặt nặng nỗi sợ hãi của ĐCSTH về cuộc nổi dậy của quần chúng trong thời gian nền kinh tế khốn đốn. Họ bỏ qua khả năng khổng lồ của chế độ đàn áp. Tất nhiên, tình trạng bất ổn xã hội có thể tăng lên trong thời kỳ suy thoái, nhưng nếu đảng cầm quyền dựa vào bộ máy đàn áp của nó, tình trạng bất ổn như vậy có thể dễ dàng bị chặn đứng, như là trường hợp trong thời gian sa thải hàng loạt vào cuối những năm 1990.

Cái mà làm cho những lãnh đạo hàng đầu của Trung Hoa lo sợ là sự tác động của một nền kinh tế chậm lại đến sự đoàn kết của tầng lớp ưu tú cầm quyền. Trong nền kinh tế đầu tư theo định hướng của Trung Hoa, tăng trưởng chậm có nghĩa là đầu tư ít hơn, có nghĩa là chiến lợi phẩm ăn chia ít hơn cho các tầng lớp ưu tú cầm quyền. Các quan chức địa phương có ít tiền để xây dựng dự án sẽ mất lợi tức tham nhũng và mất cơ hội để đánh bóng hồ sơ của họ để thúc đẩy sự nghiệp của họ. Sự tức giận và thất vọng của họ sẽ được tập trung vào các lãnh đạo hàng đầu, họ sẽ tăng cường vận động nới lỏng tín dụng và nhen nhóm lại tăng trưởng. Trong trường hợp này, hoạch định chính sách kinh tế ở lãnh đạo trên cao sẽ bị ảnh hưởng không phải do mối quan hệ giữa tăng trưởng và việc làm, mà bởi sự thanh lọc chính trị ở tầng lớp lãnh đạo ưu tú.

Nếu có một yếu tố kinh tế thực sự lo ngại cho các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Hoa, thì nó là hậu quả có tính hệ thống từ suy thoái kinh tế. Cụ thể hơn, trong một nền kinh tế có đòn bẩy cao, như của Trung Hoa ngày nay, một sự giảm tốc đáng kể có thể nhanh chóng dẫn đến những dòng thác vỡ nợ tài chính. Những nhà phát triển bất động sản mắc nợ xấu, thì chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước sẽ không trả nợ của họ (cả ngân hàng và các nhà cung cấp), do đó gây ra chuỗi vỡ nợ. Điều này có thể ném toàn bộ nền kinh tế vào tình trạng hỗn loạn. Chúng ta đã thấy một minh chứng nhỏ như thế của lần thắt chặt tín dụng trong tháng Sáu vừa qua.

Bản phân tích này cho thấy là nhiều yếu tố chi phối đến con số tăng trưởng mà các lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể chịu đựng được để quay lại kích thích tăng trưởng, mà một vài trong số những yếu tố này là vô hình, nó quyết định sức chịu đựng của giới lãnh đạo Bắc Kinh về mức độ tăng trưởng. Không có con số kỳ diệu nào sẽ làm cho các nhà lãnh đạo Trung Hoa suy nghĩ hoặc hành xử khác.

@The Diplomat 19 July 2013

Asia Clinic, 17h18' Chúa nhựt, 21/7/2013

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

TRUNG HOA KHÔNG CHỐN DUNG THÂN

Hình và cái tựa bài nói chuyện nội bộ của Ông tập Cận Bình trên trang báo online boxun.com với cái tựa: "Tôi còn biết làm thế nào?"

Trung tuần tháng 7/2013 này, một khái niệm mới cho việc bao vây Trung Hoa đã diễn ra tại châu Âu, nhưng thế giới ít quan tâm. Khái niệm này vừa mới định hình và còn nhiều cái tên.

Kẻ thì viết là The Transatlantic Free Trade Area (TAFTA) - Khu vực Thương mại Tự do xuyên Đại Tây Dương. Người thì viết nó là, Transatlantic Trade and Investment Partnership (TTIP) - Hiệp hội Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương. Và nó được viết tắt ngắn gọn là, Trans-Atlantic Partnership (TAP) - Hiệp hội đối tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương. 

Cũng giống như Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPSEP) - Hiệp hội Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương - cuối cùng phải viết ngắn lại là Trans-Pacific Partnership (TPP) mà 12 nước quanh Thái Bình Dương đang bàn thảo để đi đến một khối thương mại tự do chung.

TAP là một Tổ chức Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Đại Tây Dương gồm Hoa Kỳ và Uinted States of European - Liên Minh Châu Âu EU.

Với TPP, thế giới sẽ hình thành nên một tổ chức thương mại tự do chiếm khoảng 30% của tổng GDP toàn cầu. Nhưng với TAP, thế giới sẽ hình thành một tổ chức thương mại tự do chiếm 40% của 85 ngàn tỷ đô la - tổng GDP toàn cầu - khoảng 34 ngàn tỷ đô la Mỹ mỗi năm.

Cả hai TPP và TAP có cùng một bản chất, mà theo giáo sư Timothy Garton Ash, một chuyên gia nghiên cứu châu Âu tại Oxford University của Vương Quốc Anh, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu tại Hoover Institution thuộc Stanford University Hoa Kỳ. Cả 2 tổ chức này cùng một tiêu chí là, cho tất cả các quốc gia, nhưng không có Trung Hoa tham gia - Everyone but China - TAP sẽ là chiếc thòng lọng thứ hai sau TPP siết vào yết hầu của Trung Hoa.

Khác với Nga, họ chiếm lĩnh một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên to lớn hàng đầu thế giới. Nước Nga ngày nay chỉ ngồi nhìn thế giới tranh bá để làm tay lái súng và bán tài nguyên ăn chơi không hết. Trung Hoa đang trong cơn bạo bệnh do chế độ chính trị thối nát được cố gắng duy trì một sự ăn chia trên xương máu nhân dân, mà tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt sau 30 năm làm công xưởng của toàn cầu và phát triển đến cái bẫy thu nhập trung bình, chưa có lối thoát.

Trung Hoa cũng đã cố gắng thoát ra gọng kiềm Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, khi gần đây ông chủ tịch Tập Cận Bình ngoại giao con thoi đầu tiên sau khi lên nắm quyền và hình thành trên lý thuyết nhóm Đối tác Thương mại BRICS - gồm Brasil, Rusia, India, China và South of Africa - và có ý đồ hình thành ngân hàng BRICS với cổ đông lớn nhất là Trung Hoa chiếm 40% cổ phần cho ngân hàng này, hòng đưa ra một đồng tiền cạnh tranh với đồng đô la Mỹ và đồng Euro của châu Âu trên toàn cầu, cho cuộc chiến tranh tiền tệ. Nhưng tổng giao dịch thương mại của BRICS chỉ chiếm 15% GDP toàn cầu, và sự dị biệt về quan điểm chính trị, ý thức hệ đang làm rạn nứt sự hợp tác cho sự lớn mạnh của khối này. Nên cuối cùng cái gọi là BRICS Bank bất khả thi.

Như trong bài viết của tôi vào tháng trước - Liệu có một nữ tổng thống đầu tiên cho nước Mỹ - nhóm Bilderberg của châu Âu hình thành năm 1953, với mục tiêu hàng đầu là chiếm lại quyền điều hành thế giới đã bị Hoa Kỳ lấy mất từ năm 1944. Họ đã làm ra một United States of European hòng đưa ra đồng Euro để cạnh tranh đồng đô la Mỹ, nhưng hiện nay họ đang ngụp lặn trong suy thoái kinh tế toàn cầu. Và bây giờ, họ phải ngồi lại với Hoa Kỳ để đàm phán một TAP để cứu lấy mình.

Chơi với Nga, Trung Hoa chỉ là con rắn tự ăn cái đuôi của mình, vì chỉ nhập siêu, và luôn là kẻ yếu thế so với sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm.

Ấn Đô luôn là kẻ thù không đội chung trời với Trung Hoa khi Hồi Quốc - Pakistan - là một bang ngày xưa của Ấn đã bị thực dân phương Tây chia cắt sau khi trả lại độc lập, nay lại là chư hầu cho Trung Hoa để góp phần gây rối về biên giới và sắc tộc cho Ấn Độ. Gần đây, Trung Hoa còn làm những công trình uốn dòng nước ngọt từ cao nguyên Tây Tạng về hướng Đông Nam Trung Hoa, gây cho Ấn Độ lo ngại thiếu nước sạch là một bất ổn về ngoại giao hai nước.

Nam Phi là một quốc gia hùng cường nhất châu Phi với tư tưởng của Nelson Mandela, họ không còn là nơi để kẻ khác đến khai thác tài nguyên vô tội vạ như thời chiếm hữu nô lệ. Họ chỉ có thể là một thị trường 50 triệu dân tiêu thụ hàng giá rẻ và kém chất lượng cho Trung Hoa.

Ba Tây cũng không khác Nam Phi khi họ đang là một quốc gia hàng đầu khu vực Nam Mỹ, với thị trường 200 triệu dân có thể là một khỏanh đất để giúp Trung Hoa trong cơn bạo bệnh và lâu dài.

Nhưng tất cả giấc mơ BRICS của Trung Hoa đã bất thành vì những dị biệt về kinh tế, chính trị và cả văn hóa trong ngoại giao.

Ba mươi năm nay thị trường tiêu thụ hàng Trung Hoa lớn nhất lại là Hoa Kỳ và Châu Âu, nhưng nay đã mất dần vì cuộc chiến tranh kinh tế và tiền tệ. Và bây giờ các quốc gia lại tạo ra sân chơi mới mà loại Trung Hoa ra khỏi cuộc chơi.

Nhìn lại, như ông Robert B. Zoellick - cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới mãn nhiệm tháng 6/2012 - đánh giá trong một bài viết dài về chiến lược ngoại giao bóng rổ Mỹ Trung, trước kỳ hội nghị thượng đỉnh không chính thức giữa Obama và Tập Cận Bình tại sa mạc Sunnylands là, đồng minh Trung Hoa vừa ít, vừa nghèo, mà lại không đáng tin cậy và thường bị cô lập.

Gần đây, với cái gọi là Likonomics - Chiến lược kinh tế của Lý Khắc Cường - đã làm kinh tế Trung Hoa chao đảo khi bị tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán Thượng Hải, và chậm lại và có nguy cơ hạ cánh nặng nề. Bạo loạn ở Tân Cương đã nổi lên, và bị chính quyền dập tắt bằng quân đội, giống như sự kiện 04/6/1989 - Thiên An Môn đẫm máu.

Nhưng cái mà tập đoàn nửa tư bản hoang dã, nửa phong kiến tập quyền ở Trung Hoa - gọi là Thái tử đảng - đang bối rối về việc tự diễn biến hòa bình bỡi các nhóm quyền lợi qua bài phát biểu của ông Tập Cận Bình mà báo nguyệt san Tiền Tiêu của Hồng Kông số ra tháng 5/2013. Phong trào tháo chạy của các tham quan ra khỏi Trung Hoa đã nói lên tất cả một tương lai Trung Hoa mờ mịt. Đây là tử huyệt mà hầu hết các đảng cộng sản trên toàn thế giới lo sợ nhất - hay nói cách khác, cộng sản chỉ biết sợ chính bản thân họ. Mọi sức mạnh khác hòng tiêu diệt đảng cộng sản rất tầm thường đối với sức mạnh dã tâm đàn áp của họ.

Để thoát ra khỏi cái bẫy thu nhập trung bình về kinh tế, và tránh sụp đổ về cả chính trị lẫn kinh tế, Trung Hoa không còn cách nào khác phải cởi trói quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất, hộ khẩu vùng miền, và chế độ xét lý lịch cơ cấu nhân sự chính quyền bằng con đường tự do dân chủ đa nguyên chính trị. Nếu không, Trung Hoa không chốn dung thân và sụp đổ chỉ trong thập niên này.

Đây là thời cơ để các nước nhỏ quanh Trung Hoa làm cuộc Thoát Trung Luận tốt đẹp nhất. Xem ra lãnh đạo Miến Điện đã quá sáng suốt và đáng kính nể, khi họ làm cuộc Thoát Trung Luận từ 3 năm qua.

Asia Clinic, 10h33' ngày thứ Bảy, 20/7/2013

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

THOÁT TRUNG LUẬN 3


Tại sao gần đây báo chí rộ lên tình hình thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự? Dân thì mất lòng tin đảng cầm quyền và nhà nước của đảng lập ra vì tham nhũng và tha hóa. Thế thì sức mạnh của một đất nước còn gì? Phải làm gì về chính trị để giải quyết sức mạnh toàn dân, vực đất nước và dân tộc qua cơn tai kiếp vừa khủng hoảng chính trị, vừa khủng hoảng kinh tế này?

Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối thập niên 1990s của thế kỷ trước, chính phủ Thái lan và Hàn Quốc kêu gọi nhân dân giúp sức, thì người dân sẵn sàng gom vàng, tiền tiết kiệm của mình để cứu nền kinh tế và cứu đất nước của họ ra suy thoái? Trong khi nước ta đang lúc suy thoái cùng cực về cả chính trị lẫn kinh tế thì người dân thờ ơ, và thanh niên quay mặt với tổ quốc và dân tộc?

Hầu hết các tổ chức nhà nước trên thế giới đều thua lỗ, và ăn bám vào tiền đóng thuế của dân, ngay cả ở các nước tiên tiến, và đây là nơi để nạn tham nhũng và tha hóa hoành hành. Cho nên, ở bất kỳ quốc gia nào dù trong sạch đến số 1 toàn cầu thì nạn tham nhũng vẫn sống và tồn tại. Ở một xã hội mà quyền sở hữu cá nhân bị tước đoạt, tỷ lệ các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, công, nông nghiệp, v.v... là của công quyền nắm giữ, thì đó là cái nôi phục vụ cho tham nhũng, và tha hóa.

Sức mạnh của một xã hội là ở sự giải phóng quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất, chứ không phải là nhà nước và đảng ôm quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất về riêng cho mình. Tham nhũng và hũ hóa đã là căn bệnh của nước Việt từ 38 năm qua, chứ không chỉ hôm nay. Nhưng hôm nay nó trở thành nạn dịch là nhờ vào cuộc cách mạng internet cho thấy rõ hơn, và bệnh đã đến lúc không còn thuốc chữa. Đó là hậu quả của một nền chính trị thối nát phục vụ cho cái xấu.

Vấn đề hiến pháp

Chính trị là nghệ thuật của sự có thể. Như tôi đã chứng minh rằng, sức mạnh của một đất nước không phải là của các chủ thuyết hình thành nên chế độ, hay do chính khách nặn ra để phục vụ quyền lợi thông qua chính đảng của mình đang cầm quyền. Vấn đề sức mạnh rường cột của một quốc gia là dân khítư duy của cộng đồng dân chúng và quan lại, chứ không phải cái gì khác.

Bằng chứng cho những vấn đề trên là nước Mỹ chưa bao giờ vỗ ngực đi theo chủ thuyết nào. Tên nước Mỹ cũng không cho thế giới thấy rằng họ theo chế độ kiểu nào - Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ: United States of America. Nhưng các quốc phụ của nước Mỹ chỉ đơn thuần xây dựng nước Mỹ theo tuyên ngôn độc lập và hiến pháp mà họ đã cùng nhau soạn thảo. 

Lâu nay mọi người đã quá nhầm tưởng hiến pháp chỉ đơn thuần là luật cơ bản. Nhưng khác với những hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới, hiến pháp nước Mỹ không chỉ đơn thuần là một bộ luật cơ bản. Nó còn là một hợp đồng khế ước của chính khách với nhân dân và tổ quốc của tất cả mọi giống dân từ thiểu số đến đa số cùng về Tân thế giới - nước Mỹ để kiếm tìm mảnh đất tự do dân chủ - rằng, họ phụng sự cho một quốc gia do dân, vì dân và của dân hùng cường đi đến lãnh đạo toàn cầu, với tinh thần Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.

Hiểu vấn đề hiến pháp một cách đơn giản đúng với bản chất của nó, để từ đó chúng ta có thể đi đến vấn đề chiến lược quốc gia dài hạn. Thế thì vấn đề hiến pháp của Việt Nam phải tập trung vào sửa đổi những vấn đề cốt tử nào?

Đầu tiên của hiến pháp là phải tập trung vào vấn đề này: "Một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường, và của dân vì dân do dân, mà không vì bất cứ chủ thuyết, đảng phái, chế độ nào cả". Trong một rừng chủ thuyết triết học của nhân loại từ khi khai sinh lập địa của loài người, chủ thuyết nào cũng có cái hay, cái dở. Hãy chọn cái hay mà học, mà thực hiện. Cái dở, cái sai nên loại bỏ. Ấy mới là lãnh đạo anh minh biết yêu nước thương nòi.

Nói như thế, không có nghĩa là một đất nước không có đảng phái chính trị, mà là cần nhiều đảng phái chính trị nữa là khác. Và các đảng phái chính trị đó phải vì tôn chỉ này trong ứng cử và tranh cử công minh hợp pháp, theo đúng quy luật mâu thuẫn và phát triển của triết học. Vì không có cái gì độc tôn mà đúng với quy luật triết học, và sẽ lụi tàn là điều tất yếu. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có những chiến lược lâu dài không thụ động, không vụ lợi cá nhân, đảng phái hay bất kỳ một phe phái của ngoại bang nào muốn xen chân vào tổ quốc này.

Thứ hai là hiến pháp phải giải phóng sức dân. Để giải phóng sức dân thì không có gì ngoài việc công nhận quyền sở hữu cá nhân - bản chất của mọi loài đã thành quy luật. Vì không ai phải bỏ công cho việc cha chung không ai khóc. Chỉ có những kẻ phản động - phản lại quyền và lới ích của quốc gia dân tộc - mới còn bám víu vào sở hữu công toàn dân để xà xẻo, tư túi trên xương máu dân tộc và tài nguyên của quốc gia. Trong cái chung phải phục vụ, nó phải mang lại quyền lợi cho cái riêng của mỗi thành viên trong xã hội, thì mới có động lực để thúc đẩy cái riêng dốc toàn tâm, toàn ý mà phụng sự cho cái chung. Đó là triết học biện chứng.

Thứ ba và cuối cùng là, hiến pháp Việt nam phải tạo ra một sân chơi rạch ròi cho tam đầu chế của đất nước, để tạo dựng một bầu không khí chính trị công bằng cho mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Việc điều hành đất nước với chiến lược lâu dài, hằng định theo những quy luật khoa học, chứ không theo bất kỳ của một ý chí chính trị nào, của đảng phái nào đưa ra vì quyền lợi của đảng phái hay tổ chức chính trị ấy.

Với việc dựng xây hiến pháp như trên việc tiếp theo cần phải làm là thực hiện sự thay đổi chính trị. Vì kinh tế sụp đổ hôm nay là do lỗi chính trị sai lầm làm kinh tế đi sai đường, không thuốc chữa, chứ không phải lỗi của việc điều hành kinh tế.

Vấn đề cốt tử là chuyển đổi chính trị

Để thực hiện những điều trên, như tôi đã viết, nên tách đôi đảng cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam ra thành 2 đảng. Chỉ có cách này mới không tổn hại đến tổ quốc và dân tộc có nguy cơ đổ máu một lần nữa.

Tại sao phải tách đôi? Vì bản chất của đảng cộng sản ở Việt Nam không còn là cộng sản nữa, mà chỉ là một tôn giáo phục vụ cho quyền lợi của các con chiên đang lợi dụng đảng, để đi theo một hình thái chính trị xã hội nửa tư bản hoang dại, nửa phong kiến tập quyền. Nó đang mất tính chính danh ban đầu của nó, và nó đang đi ngược lại quyền lợi của quốc gia dân tộc, vì nó tự đặt ra hiến pháp sai quy luật để phục vụ cho quyền lợi của nó. mà không vì quốc gia dân tộc.

Sau khi tách đôi nó ra, việc đặt tên cho chúng có thể là đảng bảo thủ và đảng cấp tiến. Mỗi đảng phái nên có tôn chỉ hành động có tính chiến lược lâu dài, có tính trường phái triết lý cho vận mệnh của quốc gia, không nên là một tôn giáo duy ý chí theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ, để ứng cử, tranh cử theo một chiến lược lâu dài của mình, nhằm phụng sự cho tổ quốc và dân tộc, mà tôi đã đề ra ở trên một cách công minh và toàn tâm, toàn ý. Đây là con đường tất yếu phải đến của mọi hình thái chính trị xã hội, vì nó là đúng quy luật triết học.

Bây giờ ở trên đất nước Việt Nam không có ai có sức mạnh cứng và mềm như tập hợp của những thành viên thuộc đảng cầm quyền. Thực hiện chuyển đổi chính trị bây giờ là thời điểm thích hợp nhất, nếu không, e rằng đất nước sẽ có biến, khi lòng dân và kể cả lòng quân không còn chỗ để sợ bất cứ cái gì, dù gươm kề cổ, súng kề tai, và lúc ấy thì đã muộn.

Chính trị luôn ù lỳ và chậm thay đổi hơn kinh tế. Vì chính trị là ý chí của con người, nó tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của con người. Còn kinh tế là động, nó phụ thuộc vào quy luật bàn tay vô hình của thị trường khách quan cung cầu chỉ huy, mà không bị sự chi phối của ý chí con người. Quy luật kinh tế cung cầu chi phối cả những nền chính trị năng động nhất, kể cả Hoa Kỳ. Cho nên khủng hoảng tài chính và kinh tế cũng có chu kỳ, vì lòng tham vô đáy của con người làm khủng hoảng thừa cung mà thiếu cầu.

Nhưng một khi đã chuyển thành một nền chính trị năng động thì, các chu kỳ khủng hoảng kinh tế sẽ tức thì được ổn định nhanh chóng, và chính trị cũng vững vàng theo. Vì về mặt triết học, kinh tế quyết định chính trị, và chính trị tác động kiềm hãm hay thúc đẩy kinh tế phát triển. Các cường quốc của thế giới cấp tiến đã minh chứng cho điều này. Nước Mỹ trong cơn bạo bệnh năm 2008, làm cả thế giới suy sụp theo, nhưng hôm nay phục hồi nhanh nhất cũng là nhờ vào một nền chính trị năng động giúp kinh tế ổn định trong nạn suy trầm.

Trung Hoa "khỏe mạnh" là thế, với hơn 20 năm tăng trưởng kinh tế hơn 10%/năm, nhưng khi quy luật cung cầu của bàn tay vô hình trong kinh tế phát huy tác dụng, thì họ đang tiến thoái lưỡng nan, không biết cách nào để có thể tránh được một cuộc sụp đổ cả kinh tế lẫn chính trị.

Dân khí, dân trí và lòng tin mất thì mất cả thế kỷ để phục hưng, nhưng từ đói nghèo để đi đến giàu có thì chỉ cần thời gian bằng thập kỷ. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh hùng hồn điều này.

Với những thay đổi từ tư duy đến hành động mà tôi đã viết trong 3 bài của loạt bài Thoát Trung Luận này, chắc chắn nền chính trị Việt Nam sẽ lấy lại lòng tin dân chúng trong nước, cộng đồng trên thế giới, và nước Việt sẽ hùng cường lâu bền.

Một khi đã có một chiến lược đúng đắn và bền lâu, thì chúng ta đâu còn sợ gì phải dựa vào ai, để chèo lái con thuyền của đất nước mãi chòng chành trong bão tố? Việc Thoát Trung Luận cũng đâu còn là quá khó, mà phải đi cầu cạnh, bang giao theo kiểu kẻ trên, người dưới?

Đây là một loạt 3 bài viết tổng thể cho một sự chuyển đổi tốt đẹp nhất, ít tổn thương nhất đối với nước nhà và dân tộc. Việc cụ thể hóa những gì tôi tâm tình ở đây cần phải có một sự chuẩn bị công phu, chi tiết gồm những dự án cho từng lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế và cả văn hóa giáo dục, v.v... trong một xã hội pháp trị. Nó là một hành trình gian nan của chính quyền và dân chúng. Nhưng cho dù gian nan đến đâu, mà để hậu thế ghi ơn, cộng đồng quốc tế sửng sốt và nể nang như họ đã nhìn Miến Điện hôm nay, và Nhật Bản cách đây 2 thế kỷ, cũng như Hàn Quốc trong chỉ 4 thập kỷ qua, thì phải làm và mạnh dạn làm.

Loạt bài này như một nén hương xin kính gửi những oan hồn hơn 3 triệu dân Việt đã ngã xuống - dù ở bên này hay ở bên kia chiến tuyến, vì cuộc nội chiến 20 năm trong quá khứ, để có một nước Việt thống nhất hôm nay - hãy phù hộ cho tổ quốc và dân tộc này thoát khỏi cảnh chư hầu ngàn năm còn hằn sâu trong tâm khảm của mọi thế hệ.

Asia Clinic, 16h53' ngày thứ Ba, 16/7/2013

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

THOÁT TRUNG LUẬN 2

Hình ảnh ông cựu chủ tịch nước - Nguyễn Minh Triết - mặc Hoàng Bào trong lễ bế mạc Hội nghị APEC tổ chức ở Hà Nội, lần thứ 14 vào ngày 19/11/2006 là một dấu hiệu cho thấy tư duy Thoát Trung Luận của ông tại diễn đàn lớn này - Ảnh của AFP


Câu chuyện Thoát Trung Luận là câu chuyện lớn cho cả tổ quốc và dân tộc. Nó không chỉ có liên quan đến cơ hội, thời thế, mà còn liên quan đến cả tư duy và hành động của lãnh đạo, nhân dân cần phải thoát ra khỏi cái quán tính tư duy bao đời hằn sâu trong tâm khảm.

Trong phần Thoát Trung Luận mà tôi đã viết hôm 28/6/2013 chỉ là nói đến thời cơ - thời thế và cơ hội - sau khi điểm qua lịch sử, địa chính trị của khu vực và bài học của Nhật Bản cách đây 2 thế kỷ, và bài học của Miến Điện hôm nay. Trong bài viết này tôi xin bàn đến tư duy của lãnh đạo và dân tộc. Vì cuộc cách mạng tư tưởng luôn phải đi trước cách mạng xã hội một bước, tư tưởng mà không thông thì đừng hòng làm được bất cứ cái gì.

Chúng ta bắt đầu từ văn hóa

Văn hóa là nguồn cội của tư duy. Như tôi đã viết, văn hóa duy tình kiểu làng xã, tiểu nông của Việt Nam chỉ quanh quẩn bỡi cái ăn chắc mặc bền, mà không hoặc khó dám nghĩ đến chuyện thay đổi cái cũ, để tìm cái mới tốt đẹp hơn. Chỉ khi nào vận đến cùng thì mới dám nghĩ đến chuyện phải tự cứu lấy mình, bằng cách thay đổi lề lối làm việc và chọn phương cách mới.

Chính cái quan điểm văn hóa duy tình, làng xã bám vào gốc rạ để sống, hòng tìm một sự bền lâu này nó đã là một quán tính tư duy trong mỗi con người Việt Nam, từ lãnh đạo đến cùng đinh không dám có sự thay đổi và bức phá, ù lì trong cái túng cùng cả nghèo hèn và nhược tiểu.

Điểm lại lịch sử, hầu hết các cuộc cách mạng của dân ta cũng chỉ xảy ra khi và chỉ khi cái chén cơm của mỗi người đều bị mất trắng, đời sống của toàn dân bị cơ cực đến tận cùng. Thời phong kiến các đời cũng vậy, mà thời Pháp thuộc cũng thế. Ba mươi tám năm qua, sau thống nhất đất nước cũng không hơn, chỉ sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, không còn chỗ để ăn xin, nên đảng cầm quyền mới nghĩ và hành động để cỡi trói cứu lấy quyền lợi bền lâu của mình.

Nhưng sau khi cỡi trói thì cái tư duy làm nô lệ và cầu viện ngoại bang vẫn còn khắc vào tâm khảm, nên mới có cái Hội nghị Thành Đô 1990, để đảng cầm quyền tìm một chỗ nương náu yên thân. Thời nội chiến từ 1954 đến 1975 cũng vậy, cả 2 miền Nam Bắc, các lãnh đạo Việt cũng kẻ Bắc tìm sự nô dịch với Liên Xô và Trung Hoa, người Nam bám vào sự viện trợ của Hoa Kỳ để tranh bá. Cuối cùng nhân dân là người thua cuộc. Để hôm nay, chúng ta lại phải hầu hạ và tôn thờ Trung Hoa một cách mù quáng.

Cho nên, cái cần kiếp ngay từ bây giờ là, phải đào tạo một thế hệ có tư duy thoát ra khỏi cái văn hóa bần nông, làng xã và duy tình này. Cần duy lý, tự lực cảnh sinh để tự cường đứng dậy đi thẳng lưng như người ở đồng bằng, chứ không đi lom khom như ngàn năm nay của người sơn cước.

Rất dễ để kiếm tìm những bài viết của các học giả, hay trí thức đến sinh viên nhìn sự việc cảm tính hơn là duy lý. Và dân gian nước mình cũng có những câu ca dao lột tả rất rõ về điều này - Thương nhau cũ ấu cũng tròn/Ghét nhau trái bồ hòn cũng méo.

Vấn đề quán tính tư duy

Hơn một năm trước, tôi viết bài quán tính tư duy là cái làm cho đám đông vô thức bị tầng lớp tinh hoa xỏ mũi kéo lê dân tộc đi từ khổ nạn này đến tai ách khác. 

Nhưng nếu nhìn lại, thì cái quán tính tư duy cũng làm cho tầng lớp tinh hoa của đất nước Việt Nam bao đời nay vẫn còn trong ao tù nước đọng.

Ngàn năm trước dưới ách đô hộ của Trung Hoa, lãnh đạo bao triều vua vẫn chịu thần phục, triều cống phương Bắc dù dân khí có hùng cường đánh đuổi được giặc phương Bắc ra khỏi bờ cõi.

Điểm lại lịch sử công tâm, chỉ có triều Nhà Nguyễn gần đây mới có chuyện độc lập tự chủ, mở mang bờ cõi đến Cà Mau, Trường Sa, Hoàng Sa và biển Đông thuộc về ta mà bao triều đại trước đó, và cả ngay bây giờ cũng không thể sánh bằng. Đó cũng nhờ một phần Nhà Thanh bên Trung Hoa suy tàn, và Nhà Nguyễn nước ta có tư duy thoát Trung Hoa.

Sau Nhà Nguyễn suy tàn, nước ta rơi vào ách thực dân Pháp, những hòa ước Pháp Thanh cũng phải lấy bản gốc triều Nguyễn để ký kết về biên giới, biển đảo. Nhưng các tinh hoa làm cách mạng thoát Pháp vẫn cứ mang tư duy cậy nhờ ngoại bang, để đẩy dân tộc vào máu lửa chiến tranh, và nhân dân vẫn là người thua cuộc.

Bây giờ cũng thế, sau hội nghị Thành Đô 1990 tạm giúp ổn định không chiến tranh được 23 năm nay. Nhưng gần đây nguy cơ này lại đến. Đầu tháng 6/2013 này lại có cái ký kết vịnh Bắc Bộ với Trung Hoa, nhưng chữ ký chưa ráo mực thì tàu hải giám Trung Hoa đã tấn công ngư dân ta ngay trên vịnh Bắc Bộ. Câu chuyện chủ tịch nước phải đi thăm Hoa Kỳ vội vả vào 25/7/2013 này nói lên tất cả những thất bại về quan hệ kiểu nương nhờ ngoại bang trong cái tư duy của lãnh đạo của ta hiện nay. Trong khi đó, dân khí mới là rường cột của quốc gia, thì chính quyền lại thẳng tay đàn áp. Một tư duy có bản chất nô lệ, có quán tính từ ngàn xưa vẫn còn mãi đến hôm nay.

Nếu còn tư duy nô lệ như thế thì ngàn năm sau không hy vọng gì đất nước ta có thể tự lực, tự cường, đứng thẳng người như Nhật, Hàn hay một số quốc gia trong khu vực kể cả Miến Điện và Cambodia.

Chính trị là một nghệ thuật của sự có thể - Otto Von Bismarck - vấn đề là cần nâng nghệ thuật này bằng tư duy tới hạn từ những vấn đề mà tôi đã lược ra ở trên.

Ngay cả nước Pháp có cuộc phá ngục Bastille vào ngày hôm qua cách đây 224 năm, mà mọi người cứ tưởng là cuộc cách mạng dân chủ tư sản dẫn dắt nhân loại từ bỏ phong kiến đến nền cộng hòa, thì cũng phải diễn ra chậm hơn cuộc cách mạng Trà Boston của Hoa Kỳ đến 16 năm. Nhưng Nã Phá Luân đã đưa nước Pháp trở về thời đại phong kiến một lần nữa, sau thế chiến thứ hai nước Pháp mới có nền cộng hòa thực sự. Trong khi đó, Hoa Kỳ đi một mạch trước cả châu Âu và Pháp để đến cường quốc số một toàn cầu là chuyện đáng để kính trọng hơn tất cả.

Nói lên điều này để thấy việc thoát ra khỏi cái quán tính tư duy không dễ ngay ở các quốc gia tiên tiến phương Tây. Nó càng khó hơn với Việt Nam, nếu hệ thống tuyên truyền của đảng cầm quyền mãi còn tư duy nô dịch.

Muốn cỡi trói văn hóa nô dịch và tư duy bần nông làng xã hành động thế nào thì lại liên quan đến nghệ thuật của sự có thể. Hẹn ở phần ba cho đề tài Thoát Trung Luận này. Chúc dân tộc này một tương lai tốt đẹp.

Asia Clinic, 8h59' ngày thứ Hai, 15/7/2013