nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

NGHỆ THUẬT XÉN LÔNG CỪU

Bài đọc liên quan:
+ Quay về hệ thống Bretton Woods
+ Thế giới G-zero của chúng ta 
+ Ngây thơ
+ Máu đang chảy đầy đường
+ Đồng đô la đã bị giết như thế nào?
+ Sai lầm chính trị hay kinh tế?
+ Nợ hay ăn cắp của dân?
+ Bốn sai lầm của khủng hoảng kinh tế

Hôm nay đọc bài Bộ máy chính phủ: "Tôi tin là họ tạo được niềm tin". Tự dưng nghĩ đến phải viết đề tài xén lông cừu. Một thuật ngữ trong kinh tế chính trị học mà tác giả cuốn Currency War của Song Hongbing viết. Trước tiên, cần phải hiểu thuật ngữ "xén lông cừu" của Song Hongbing là như thế nào? Muốn hiểu nó, ta cần nắm 3 khái niệm. 

Thứ nhất là khái niệm lạm phát. Nó là do cung hàng nhỏ hơn cung tiền, làm cho hàng hóa tăng giá trị theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường. Đó là bàn tay vô hình điều khiển làm cho đồng tiền mất giá. Cụ thể ở Việt Nam ta trong 5 năm qua, lạm phát phi mã và có tính chu kỳ lập lại do tham nhũng làm cung tiền ra thị trường quá lớn từ những đầu tư công không làm ra lợi ích cho xã hội.

Thứ hai là, ai là người cung tiền? Ở các nước tư bản giãy chết là ngân hàng trung ương (NHTW). Còn ở Việt Nam là ngân hàng nhà nước (NHNN) cung tiền bằng cách in ra tiền và cho vay vô tội vạ cho các đầu tư công không hợp lý. Nó làm cung tiền tràn ngập xã hội có nguồn gốc từ tham nhũng ở các đầu tư công.

Thứ ba là, NHNN cung tiền dựa trên cơ sở nào? Trước 1970, tất cả các NHNN hoặc NHTW trên thế giới in tiền được quy định theo vàng qua hiệp định Bretton Woods - tôi đã từng viết trên blog này. Nhưng khi Nhật và Đức được sự bảo trợ an ninh của Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới II, họ đã phát triển kinh tế mạnh mẻ bằng xuất siêu cân bằng dương nhiều năm. Họ quyết định phá bỏ hiệp định Bretton Woods, tức không gửi vàng sang kho vàng ở New York để mỗi lần muốn in tiền. Từ đó Hoa Kỳ cũng phá bỏ quy định Bretton Woods, là cứ in ra 35 đô la là phải nộp cho Fed một ounce vàng, để lãnh đạo tài chính toàn cầu.

Từ 3 khái niệm trên đi đến ngày nay việc in tiền ở mỗi quốc gia là do chính phủ sở tại quyết định. Khi chính phủ và quốc hội quyết định sai lầm việc in tiền để đầu tư công bất hợp lý, là lúc mỗi chúng ta làm việc cật lực với đồng lương ngày xưa đủ mua 500 tô phở/tháng thì hôm nay chỉ có thể còn 50 tô phở/tháng lương. Hay nói đúng hơn là, mỗi đơn vị hàng hóa gia tăng giá trị nhanh hơn giá trị lao động của người dân trong xã hội do lạm phát. Dễ hiểu hơn là nơi quyết định cung tiền mà, cụ thể là chính phủ và quốc hội bòn rút sức lao động của người dân, gọi là "xén lông cừu".

Nhưng những điều trên là cách xén lông cừu ở thời đại hiện đại. Còn ở Việt Nam, điểm qua từ ngày đảng cộng sản Việt Nam thành lập đến nay, bài học xén lông cừu từ nước Mỹ xa xôi đã được kết hợp nhuần nhuyển với bài chuyên chính vô sản của ông tổ Lenin, và thực hiện 5 thời điểm. Mỗi thời điểm khác nhau, kiểu xén lông cừu có khác hơn ở thời Việt Nam còn theo đường lối kinh tế bao cấp, chủ nghĩa xã hội của Marx Lenin. Rồi gần đây, sau cỡi trói kinh tế, thì cách xén lông cừu giống cách nước Mỹ vào cuối thập niên 1920 đầu 1930s, nhưng sáng tạo với tính lưu manh và độc ác hơn nhờ vào chuyên chính vô sản. Nó ngày càng tinh vi hơn, mà người dân bình thường khó nhìn ra.

Mỗi lần xén lông cừu thì phân cách giàu nghèo càng rộng hơn. Xã hội Việt đẻ ra một giai cấp tư sản kếch sù từ tầng lớp thân hữu với chính khách. Trong lúc người dân càng nghèo đi, thì tầng lớp thân hữu với chính khách giàu lên nhanh chóng một cách bất thường và thâu tóm tài sản của 99% trong xã hội.

Lần đầu tiên xén lông cừu của đảng là cải cách ruộng đất năm 1956-1957 theo kiểu hoang dã thời ăn lông ở lỗ. Không ai là người Việt Nam hiện nay không nhớ lần đầu tiên để đưa guồng máy xã hội miền Bắc vào khuôn khổ kỷ luật, để làm cuộc cách mạng thần thánh. Sau lần này với chiêu bài chuyên chính vô sản đã làm ra một cộng đồng dân miền Bắc xã hội chủ nghĩa trở thành một đàn cừu đi theo sự lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản Việt Nam. Một thiên đàng cùng khổ nhưng đầy nhiệt huyết phục vụ chiến tranh. Máu đã đổ và xác người đã lên đến hơn 5 triệu để có thống nhất.

Sau thống nhất đất nước, năm 1976, lần thứ hai đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành cuộc xén lông cừu bằng cái gọi là "cải tạo công thương nghiệp" cũng hoang dã không kém lần thứ nhất. Hai kiểu xén lông cừu này đặc trưng bản chất chủ nghĩa xã hội mà ông tổ Lenin đã vạch ra bằng cách kết hợp Đức Quốc Xã với Kitô giáo trong đường lối trị dân. Nó hoàn toàn không giống cách xén lông cừu của bọn tư bổn giãy chết, mà tôi đã trình bày ở trên. Với lần này, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, có đến hàng trăn nghìn người Việt đã làm thức ăn cho cá biển. Trong lịch sử dân tộc Việt chưa có lúc nào phải có một lượng người bỏ tổ quốc ra đi đông hơn thời kỳ này, kể cả thời Nam tiến do Trịnh Nguyễn phân tranh!

Đến lần thứ ba, là lần sụp đổ tín dụng vào cuối thập niên 1980s khi những Nguyễn Văn Mười Hai, Huỳnh Là, Lâm Cẩu, v.v... vào tù trả nợ. Nó đã buộc chính quyền phải đổi tiền - một đồng tiền mệnh giá gấp 10 lần - để giảm lạm phát. Lạm phát lúc đó lên đến 700%. Một tỷ lệ lạm phát mà trong lịch sử nhân loại, nó chỉ có xảy ra ở các nước đi theo ông tổ Lenin mới có. Tôi còn nhớ vị đứng đầu đất nước lúc đó phát biểu một câu mà dân kinh tế cho rằng rất không hiểu biết là, thiếu tiền thì cứ in tiền. Nhưng đứng ở góc độ kinh tế chính trị học thì, câu phát biểu trên lại rất trí tuệ cho việc xén lông cừu của một chính quyền chuyên chính vô sản đang trên bờ sụp đổ.

Lần thứ tư giống tư bản giãy chết hơn vào cuối thập niên 1990. Lần này tứ đại gia Minh Phụng, EPCO, Huy Hoàng và Thành Lễ được lùa vào chuồn từ dựa cột đến xén lông cho đẹp dáng. Một loạt vụ án mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều khó hiểu. Với cách xén lông cừu lần thứ tư chỉ các đại gia bị ảnh hưởng lớn.

Lần thứ năm, sau khi tung cung tiền liên tục 2 năm 2007 và 2008 với cái gọi là kích cầu do suy thoái kinh tế thế giới. Nó đã làm lạm phát trong nước tăng vọt. Lẽ ra từ 2009 phải tái cơ cấu kinh tế và chính trị để kiềm chế lạm phát, thì lại không thực hiện, đảng cộng sản và quốc hội tiếp tục tung cung tiền ào ạt cho các nắm đấm thép, cho lễ hội nghìn năm Thăng Long, v.v... chỉ vì quyền lợi của một vài chính khách. Nó đã đẩy lạm phát nhiều năm liên tục tăng cao. Hậu quả của nó là, mỗi tháng lương công nhân lao động giản đơn vào 2006, tuy thấp, nhưng được 400 tô phở bình dân, thì hôm nay chỉ còn 40 tô phở.

Câu chuyện lạm phát nếu chỉ dừng ở đó thì chỉ có dân lao động bị xén lông cừu. Nhưng NHNN vẫn tiếp tục cách giữ trần lãi suất cao 14%/năm. Đây là một kế hoạch xén lông cừu hoàn hảo cho những con cừu đã được vỗ béo bằng bất động sản, bằng chứng khoán đã trở thành đại gia đình đám.

Xét về mặt bản chất lần xén lông cừu thứ năm này quy mô hơn và toàn diện hơn lần thứ tư. Vì nó không chỉ xén lông cừu đại gia mà còn xén cả những con cừu ốm đói - những người dân lao động nghèo.

Tục ngữ Việt Nam có câu, con hơn cha là nhà có phúc. Nhưng ở đây học trò Việt hơn thầy Hoa Kỳ về cách xén lông cừu. Nó không phải là phúc, mà lại là một đại họa cho đất nước và dân tộc.

Sau hơn 80 năm dẫn dắt dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản, đảng cộng sản Việt Nam đã có công trong việc đưa đất nước trở về chủ nghĩa tư bản hoang dã với những hình thức xén lông cừu có sự kết hợp giữa chuyên chính vô sản và trí tuệ siêu phàm của thời chiếm hữu nô lệ. Nó đã sản sinh ra một thế hệ tài phiệt kiểu mới mà sách vở kinh tài toàn cầu chưa được ghi nhận vào giáo khoa kinh điển.

Hãy chờ xem với lần xén lông cừu thứ năm này đất nước và dân tộc Việt sẽ đi đến đâu trong công cuộc định hướng xã hội chủ nghĩa để hình thành 1% tư bản tài phiệt thân hữu và 99% dân cùng khổ?

Asia Clinic, 7h24' ngày thứ Bảy, 28/01/2012

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

KHAI BÚT ĐẦU NĂM: CÂU ĐỐI TẾT

Chưa năm nào gia đình tôi lại đi sắm hoa chuẩn bị giao thừa. Năm nay, hôm 28 âm lịch quyết định đi dạo chợ Hoa khắp Sài Thành suốt 3h đồng hồ mới chọn được chậu bonsai Mai với biểu tượng Long Phục Vẫy Lộc đầu xuân.

Năm nào cũng vậy, đêm trừ tịch, cả 2 vợ chồng đánh xe cúng giao thừa cho clinic. Trên đường về đã quá giao thừa ghé qua Việt Nam Quốc Tự rước phúc đầu niên về nhà.

Điều khác lạ đêm giao thừa năm nay là, cảnh nhân dân Sài Thành lắm khổ đau ngay trong đêm trừ tịch, mà các năm trước tôi chưa hề gặp. Xin ghi ra đây một số hình ảnh ghi nhận.


Việt Nam Quốc Tự lúc giao thừa chuyển từ năm Tân Mão 2011 sang Nhâm Thìn 2012

Cảnh ăn xin vẫn đầy cổng Việt Nam Quốc Tự trong thời khắc giao thời, lúc mà ai cũng muốn về nhà đoàn tụ với gia đình thì còn lắm dân cùng cực tha phương cầu thực kiếp ăn xin (Hình chụp lúc 0h02' ngày 23/01/2012 nhằm mồng một tết Nhâm Thìn)

Đã đến qua giờ trừ tịch chuyển giao ăm mới, nhưng dân Sài Thành vẫn còn bán bong bóng bên công viên Ngã Bảy Cộng Hòa (Hình chụp lúc 0h8' ngày 23/01/2012 nhằm mồng Một tết Nhâm Thìn)

Những hình ảnh này quá đau lòng, tự dưng xuất hiện trong đầu câu đối đúng với dịch vận đất nước đang đến, mà tôi đã tiên liệu trong bài Nhìn đến 2013 viết cách nay hơn 1 tháng. Cũng cần ghi ra đây để kiểm nghiệm đúng sai cho năm Nhâm Thìn:

Mèo ăn vụng đi, nhiều sụp đổ
Rồng lộn cổ đến, lắm tan hoang

Dù sao thì cũng mong năm Nhâm Thìn nhiều đổi thay hơn là tan hoang. Ai có những câu đối hay thì cùng tham gia cho năm mới có một không khí tưng bừng.

Sẵn đây xin kính chúc đến tất cả các bạn đọc blog này, và mọi người Việt trên khắp hoàn cầu được nhiều may mắn và sức khỏe trong năm Nhâm Thìn.

Tư Gia, 0h59' ngày 23/01/2012 nhằm Mồng Một tháng Giêng năm Nhâm Thìn

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

NỢ HAY ĂN CẮP CỦA DÂN?

Bài đọc liên quan:

Cả năm 2011, liên tục thông tin tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là con nợ khủng. Trong đó EVN nợ tập đoàn dầu khí Quốc gia (PVN) lên đến 14.000 tỷ. Và nhờ vào cái của nợ ấy mà EVN đòi chính phủ phải tăng giá điện để giải quyết nợ. Kết quả là trong năm 2011, giá điện đã tăng 3 lần, nhưng EVN vẫn than lỗ.

Câu chuyện vì sao lỗ thì báo chí đã phanh phui nhiều lý do. Nào là đầu tư sai chức năng vào kinh doanh chứng khoán thua lỗ. Nào là đầu tư sai chức năng vào bất động sản bị đóng băng và thua lỗ. Nào là lương từ cán bộ đến nhân viên EVN quá cao, nên đưa đến thua lỗ, v.v... và v.v...

Tất cả những nguyên nhân trên là đúng với thực tế khách quan của một cơ cấu chính trị không đúng, dẫn đến các tập đoàn độc quyền kinh doanh của đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền dẫn đến nhiều tha hoá và sai phạm trong làm ăn kinh tế.

Nhưng có một thực tế khách quan khác núp bóng dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam, dẫn đến các tập đoàn độc quyền kinh doanh của đảng thua lỗ mà ít ai quan tâm. Đó là, EVN cũng là của đảng, mà PVN cũng là của đảng. Cả hai đứa con của đảng được đảng độc quyền cai trị cho phép chúng độc quyền kinh doanh.

Đứa con PVN được đảng cho phép độc quyền moi tài nguyên đất nước - của ông cha để lại - lên tiêu dùng và bán cho EVN. EVN lại là một đứa con cũng của đảng cho phép độc quyền sản xuất và bán điện cho toàn xã hội. 

Câu chuyện EVN và PVN giống như câu chuyện một ông chủ - ở đây là đảng cộng sản Việt Nam - mở 2 doanh nghiệp A và B từ tiền xương máu của nhân dân, sau khi ông chủ cầm quyền và tự cho mình có cái quyền trên tất cả các quyền, là người lãnh đạo nhân dân. Doanh nghiệp A được ông chủ dùng của hồi môn của ông cha để lại cho doanh nghiệp B sản xuất và kinh doanh độc quyền. Thế thì B nợ A, nhưng là cũng của một ông chủ thì nợ cái gì và ai nợ ai, nếu không là ông chủ - cụ thể ở đây là đảng cộng sản Việt Nam - nợ chính mình hay là đảng cộng sản Việt nam đang nợ nhân dân vì đã tạo ra một chế độ tồi?

Như vậy, EVN nợ hay lợi dụng sai lầm chính trị để vơ vét kinh tế quốc dân? EVN nợ, hay là EVN kêu nợ là để ăn cắp tiền dân để chia chác nhau giữa các quan của đảng cầm quyền, vì hơn 80 năm qua đảng vẫn còn  mắc nợ nhân dân một lời hứa chưa thực hiện được là, mang Độc lập, Tự do, Hạnh phúc đến mọi nhà?

Asia Clinic, 9h16' ngày thứ Năm 19/01/2012

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

TIẾT LỘ KINH NGƯỜI CỦA SÁT THỦ KINH TẾ

Vietnam Defence - Sát thủ kinh tế John Perkins trả lời phỏng vấn báo SP (Nga) lý giải nguyên do của "mùa xuân Arab", sự sụp đổ của Gaddafi, sự đạo đức giả của Mỹ và phương Tây... VietnamDefence trích giới thiệu để quý vị tham khảo.

Trong năm qua, trên thế giới đã xảy ra quá nhiều sự kiện đòi hỏi nghiên cứu nghiêm túc. Tờ SP quyết định tìm hiểu ý kiến về bản chất các sự kiện này của người đã hơn 20 năm vì nghề nghiệp đã dính líu đến việc tạo ra các tình huống khủng hoảng tương lai, đó là John Perkins, tác giả cuốn sách “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế”. Cuốn sách của ông trong một năm rưỡi qua trụ vững trong danh sách các cuốn sách bán chạy của tờ The New York Times, được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và được xuất bản với ti-ra tổng cộng hơn 1 triệu bản.

Trong “Lời thú tội”, Perkins từ trong bản thân hệ thống cho thấy, Mỹ đang khiến cả các quốc gia khác đi đến phá sản và phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Điều đó được thực hiện dưới vỏ bọc mỹ miều: khi ở nước nào đó thuộc thế giới thứ ba phát hiện được các tài nguyên mà các tập đoàn Mỹ cần, những kẻ mà bên trong bản thân hệ thống gọi thẳng là “các sát thủ kinh tế” được cử đến đó. Nếu như “các sát thủ kinh tế” thất bại, thì các sát thủ thực sự đến ngay: Tổng thống Panama Omar Torijos và Tổng thống Equador Jaime Roldós Aguilera đã chết thê thảm như thế, Perkins viết. Nếu như cả các vụ mưu sát, tổ chức các cuộc bạo loạn đường phố không đạt được mục tiêu, Mỹ phái đến quân đội. Một trong những ví dụ mới đây là chiến tranh ở Iraq.

Còn với hiện tại thì sao? Sắp tới là tròn một năm của làn sóng “cách mạng Arab” lan tràn khắp Cận Đông và Bắc Phi. Có thể nói Mỹ đã viết kịch bản cho chúng không? Hay đó là sự phản đối tự phát sau đó được ủng hộ từ bên ngoài? Nếu vậy thì điều đó có lợi cho ai? Chính John Perkins sẽ trả lời những câu hỏi đó.

- Liên quan đến các sự kiện “mùa xuân Arab”, tôi không cho rằng, chúng đã được vạch kế hoạch và thực hiện theo sơ đồ mà tôi đã mô tả. Tôi nghĩ rằng, “mùa xuân Arab” cũng giống như các hoạt động phản đối đông người ở các nước khác, đã cho chúng ta thấy một điều hoàn toàn khác. Trước hết, người ta trên khắp thế giới thức tỉnh và bắt đầu nhận thức được rằng, hệ thống cũ không còn phát huy hiệu lực. Đó là hệ thống, trong đó 1% đứng đầu cả kim tự tháp kinh tế và sử dụng 99% còn lại phục vụ lợi ích của mình trong suốt một thời gian dài.

SP: Có nghĩa là các sự kiện này quả thực là bột phát, chứ không bị ai đó đạo diễn từ bên ngoài?

- Đúng, nhưng tôi cũng nghi ngờ - tôi không có bằng chứng nào, bởi vì tôi không còn dính líu đến những hành động như vậy, - rằng, các sát thủ kinh tế và các điệp viên loại khác đang tiếp tục xâm nhập vào các nhóm phản đối này, người ta muốn làm cho các chính phủ như của Gaddafi hay Mubarak bị thay thế bằng những người có thiện chí hơn đối với các tập đoàn lớn, ngoan ngoãn hơn đối với giới đầu sỏ các tập đoàn (Corporatocracy). Nhưng trong khi đó, cũng tồn tại một phong trào Hồi giáo rất mạnh, đang cố làm điều ngược lại nên không thể nói tất cả sẽ kết thúc bằng điều gì.

SP: Tại sao Mỹ và cả thế giới phương Tây kiên trì như thế khi nói về những vi phạm nhân quyền ở Syria, còn trước đó là ở Libya, nhưng lại không muốn nhận thấy các sự kiện tương tự đang diễn ra ở Bahrain và Yemen?

- Đó là sự đạo đức giả, điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn cả đạo đức giả. Chúng ta đang nói về những vi phạm nhân quyền khi mà chúng tôi muốn loại bỏ những nhà lãnh đạo không có lợi cho chúng tôi và muốn kiểm soát đất nước của họ. Nhưng khi chúng tôi nhìn thấy những vi phạm nhân quyền tương tự ở những nước mà các nhà lãnh đạo của chúng được chúng ta ưa thích như ở Bahrain thì chúng tôi phớt lờ chúng. Và đương nhiên là chúng tôi phớt lờ những vi phạm đó ở ngay nhà mình. Ở chính nước Mỹ hiện nay cũng có vô vàn sự vi phạm nhân quyền, ví dụ như với binh nhì Bradley Manning, người đã trao các thông tin mật cho Wikileaks và đã bị giam trong tù một thời gian dài mà không đưa ra cáo buộc. Chúng tôi đang sử dụng thuật ngữ “vi phạm nhân quyền” khi điều đó có lợi cho chúng tôi từ góc độ chính trị.

SP: Ông có thể nêu riêng các sự kiện ở Libya và vụ giết hại ông Muammar Gaddafi?

- Tôi nghĩ rằng, khi nước Mỹ áp dụng những biện pháp quyết liệt như thế chống Gaddafi, động cơ của các hành động đó chính là việc Gaddafi quyết tâm thiết lập một đồng tiền mới sẽ thay thế đồng đô la Mỹ. Ông Gaddafi đã nói đến việc lập đồng dinar vàng và ông ấy có một ngân hàng trung ương rất mạnh với một số lượng vàng lớn. Ông ấy đã xúi giục các nước châu Phi và Mỹ Latinh mua và bán dầu bằng đồng dinar vàng thay cho đồng đô la, mà điều đó sẽ làm sụp đổ bản thân đồng đô la Mỹ và thực tế là cả bản thân hệ thống dự trữ liên bang FRS (Federal Reserve System) của Mỹ - toàn bộ hệ thống nhà băng mà nền kinh tế của nước Mỹ được xây dựng trên đó.

Chế độ Iran hiện đang đi theo con đường giống như vậy và tôi nghĩ rằng, nhiều điều đã từng xảy ra ở Libya cũng đang diễn ra hiện nay xung quanh Iran, có liên quan đến hệ thống kinh tế và đồng đô la ở mức độ lớn hơn nhiều so với việc chế tạo vũ khí hạt nhân hay dầu mỏ.

SP: Ông nói rằng, mọi người trên toàn thế giới đang thức tỉnh và bắt đầu nhận thức được rằng, hệ thống cũ không còn có hiệu lực. Ý ông muốn nói gì?

- Tôi cho rằng, cả các hành động phản đối “Hãy chiếm lấy phố Wall”, cả những hành động phản đối ở châu Âu, cả “mùa xuân Arab”, cũng như các sự kiện ở Nga là một phần của một quá trình thức tỉnh toàn cầu. Người ta bắt đầu hiểu rằng, có một vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống hiện nay: ý tôi nói rằng, các nguyên thủ quốc gia dù đó là Mỹ hay ở Cận Đông đều không phục vụ các công dân của mình. Đã nhiều năm, các hành động của họ phục tùng lợi ích của một nhóm nhỏ, đứng đầu các tập đoàn lớn nhất thế giới - đó là giới đầu sỏ các tập đoàn. Sở hữu các khả năng tài chính to lớn, họ kiểm soát phần lớn các chính phủ thế giới. Họ cũng kiểm soát các phương tiện truyền thông đại chúng chủ yếu bằng cách đươn giản là sở hữu chúng. Họ chỉ có một nhiệm vụ là thu lợi nhuận tối đa. Thế giới của chúng ta đã bị đánh cắp và chúng ta cần lấy lại nó: nắm lấy kinh tế và chính trị của chúng ta. Các phong trào phản đối là một bộ phận của quá trình này.

SP: Ông có thể nêu ra ranh giới khi mà quyền lực ở nhiều nước đã chuyển từ nhà nước sang các tập đoàn?

- Đó đã là một quá trình lâu dài, nhưng nếu như muốn nghe một điều gì cụ thể thì ở Mỹ, đó là việc bầu Ronald Regan làm tổng thống, ở Anh là bầu Margaret Thatcher làm thủ tướng. Ở Nga, tôi nghĩ rằng, điều đó đã xảy ra với việc Gorbachev lên nắm quyền. Giai đoạn tích cực nhất là thập niên 1980, khi mà các chính phủ như Mỹ bắt đầu trao cho các tập đoàn ngày càng nhiều quyền lực, bắt đầu giảm mức độ điều hành luật pháp đối với hoạt động của chúng, điều đã cho phép đặt các tập đoàn dưới sự kiểm soát. Đó là chính sách có chủ đích. Kết quả là các tập đoàn có ngày càng nhiều khả năng tài trợ và quyết định các chương trình tranh cử của các chính trị gia khác nhau và áp đặt các điều kiện của mình. Tôi nêu bật thập kỷ 1980, nhưng hiển nhiên là quá trình chuẩn bị đã diễn ra trong một thời gian dài trước đó.

SP: Ông nghĩ gì về các hoạt động phản đối quần chúng ở Nga?

- Trước hết, phải nói rằng, tôi chưa bao giờ làm việc ở Nga và tôi chỉ có thể dự đoán về bản chất các sự kiện đang diễn ra ở Nga, nhưng tôi cảm thấy rằng, nó cũng giống như ở cả thế giới còn lại. Có lẽ người Nga đã bắt đầu nhìn thấy rằng, các nhà lãnh đạo của họ trong một thời gian dài đã lừa dối nhân dân, còn một nhóm người rất nhỏ đã trở nên ngày càng giàu hơn bằng cách bóc lột tất cả những người còn lại và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

SP: Ở Nga, hiện nay người ta đang thảo luận 2 quan điểm đối với những hành động phản đối mới xảy ra. Một quan điểm là điều mà ông vừa nêu ra, hai là thái độ phản đối bị hun nóng từ bên ngoài và trước hết là từ Mỹ nhằm suy yếu nước Nga.

- Tôi cho rằng, quan điểm thứ hai có quyền để tồn tại. Mỗi lần khi mà người ta quyết rằng, chính phủ đã lừa dối họ và các hành động phản đối như vậy bắt đầu, các điệp viên của Mỹ, giống như “các sát thủ kinh tế” đều mưu toan xâm nhập vào đó và tôi không hề nghi ngờ chuyện điều như vậy hiện nay cũng đang diễn ra. Song tôi cho rằng, các sự kiện là Nga là một bộ phận của các sự kiện đang diễn ra trên toàn thế giới.

SP: Nhưng chúng sẽ kết thúc bằng cái gì? Nếu như giới đầu sỏ tập đoàn quả thực nắm giữ quyền lực như thế thì nó sẽ không trao trả một cách tự nguyện.

- Đúng và chúng ta đang thấy nó đang đấu tranh chống lại. Các vị có lẽ đã thấy các bức ảnh ở Mỹ, trên đó cảnh sát giải tán, đàn áp các hành động “Hãy chiếm lấy phố Wall”. Sự chống đối có ở khắp nơi, nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng, một khi những người cấu thành nên giới đầu sỏ tập đoàn không phớt lờ chúng tôi mà đấu tranh chống lại, có nghĩa là họ sợ chúng tôi. Bởi vậy, tôi cho rằng, những người tham gia các phong trào phản đối cần nhìn nhận đây là tín hiệu rất khả quan - người ta nghe thấy chúng, người ta sợ chúng. Ở Anh thế kỷ XIII, một tình thế như vậy đã dẫn đến việc người dân nổi dậy, buộc vua George ký Đại Hiến chương. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc cho một hiến chương mới, một hiến chương toàn cầu. Về bản chất, các tập đoàn tồn tại không phải để làm giàu chính mình mà là để phục vụ xã hội, quan tâm đến những con người bình thường và phục vụ các lợi ích của họ, chứ không phải lợi ích của một nhóm người rất nhỏ và cực giàu.

SP: Ở Nga có quan điểm cho rằng, trong quá khứ, các cuộc khủng hoảng hệ thống đã có thể vượt qua được chỉ là thông qua chiến tranh. Cụ thể là thế giới thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng chỉ thông qua Thế chiến II. Cũng có những lo ngại rằng, ngày nay chúng ta đang đi đến Thế chiến II. Ông có đồng ý với quan điểm đó không?

- Tôi rất hy vọng rằng, thực tế không phải như thế bởi vì chiến tranh thế giới sẽ tàn khốc đối với tất cả chúng ta, có chăng chỉ trừ các tập đoàn lớn sẽ kiếm được nhiều tiền từ chiến tranh như đã làm trong tất cả các cuộc chiến trong quá khứ. Tôi thực sự nghĩ rằng, đó là nguy hiểm thực sự, và mức độ căng thẳng như thế trong quan hệ Iran-Mỹ làm tôi rất sợ hãi bởi vì nó có thể dẫn đến một cuộc chiến rất nghiêm trọng. Hơn nữa, ở Mỹ có nhiều tin đồn là Nga và ông Putin muốn có cuộc chiến tranh này bởi vì nó sẽ làm tăng mạnh giá dầu mỏ. Tôi hy vọng chúng ta cuối cùng cũng tránh được điều đó.

SP: Tại sao chống đối một hệ thống đã có lại khó khăn đến vậy? Tại sao các quan chức giữ chức vụ cao lại không thể đơn giản thay đổi triệt đế chính sách của mình?

- Bởi vì, các phương pháp đã được chúng tôi áp dụng ở các nước thế giới thứ ba có thể áp dụng đối với những con người riêng biệt ở ngay trong chính nước Mỹ. Chúng tôi biết rõ rằng, ngày nay tổng thống Mỹ đang ở trong tình thế rất sơ hở. Trong thời đại chúng ta, không hề cần giết các tổng thống bằng viên đạn. Việc “ám sát” Bill Clinton được thực hiện bằng việc bôi xấu ông ta qua vụ scandal tình dục. Chỉ mới đây, chúng ta đã thấy, cũng bằng cách đó, sự nghiệp của Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Dominique Gaston André Strauss-Kahn đã bị hủy diệt như thế nào, mặc dù cáo buộc cuối cùng không được chứng minh. Và Obama hiểu rằng, ông ta có thể bị quật ngã bởi những tin đồn giản đơn, những cái buộc ngoại tình, sử dụng ma túy hay bất cứ cái gì khác nữa. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi ngày nay rất dễ bị tổn thương và các sát thủ không cần sử dụng bom hay đạn như trong quá khứ.

SP: Thưa ông Perkins, câu hỏi cuối cùng: do cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và các cuộc chiến tranh mới đây, trong đó có chiến tranh Libya, nhiều chuyên gia Nga đã bắt đầu nói rằng, nếu như Liên Xô vẫn còn thì không có chuyện gì như thế có thể xảy ra. Ông nghĩ sao?

- Dĩ nhiên là không thể nói điều gì có thể xảy ra nếu như Liên Xô không sụp đổ, nhưng chúng ta biết chính xác rằng, khi Liên Xô không còn thì trên thế giới chỉ còn lại một siêu cường là Mỹ. Trước đó, Liên Xô và Mỹ đã cân bằng nhau rất tốt, nhưng khi Liên Xô tan rã, thế cân bằng đã bị phá vỡ. Và sau đó, khi Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, Mỹ đã trở thành siêu cường của giới đầu sỏ tập đoàn. Điều này hiện nay đang đặc trưng cho cả thế giới tư bản. Vì thế, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân của nền chính trị toàn cầu.
  • Nguồn: Sát thủ kinh tế: các cựu đồng nghiệp của tôi có ở khắp nơi / Viktor Savenkov // SP, 12.1.2012.
    Asia clinic, 14h20', ngày thứ Tư 18/01/2012

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

ĐÔI LỜI VỚI ÔNG TÁO

Mình thì trước nay chỉ tin vào khả năng của bản thân và các quy luật khoa học làm nên các cuộc cách mạng đổi đời cho cuộc sống loài người trên quả đất này. Nhưng đến giờ này, sau khi sống qua nhiều thời đại, mà phần lớn khi trưởng thành sống dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.

Ba mươi sáu năm chưa bao giờ mình cúng Ông Táo về Trời. Nhưng 36 năm sống với đảng, nó đủ để làm niềm tin khoa học bị bào mòn và vỡ vụn. Năm nay quyết định mua đôi mía làm thang cho Táo về Trời. Mua vàng mã đốt đưa Táo quân đi. Mình khấn Táo quân lòng thành kính như chưa bao giờ được thành kính như bây giờ.

Có hai chuyện mà cái thằng tôi nhờ Ông Táo về thưa với Nhà Trời cho nước Việt.

Thứ nhất là chuyện văn hoá dân tộc, văn hoá còn thì dân tộc còn, dân tộc còn thì tổ quốc còn. Nhưng nước Việt dưới sự lãnh đạo của đảng đã mất dần bản sắc văn hoá dân tộc. Thay vào đó, một hình hài văn hoá trưởng giả học làm sang, xã hội đen bao trùm lên xã hội đỏ của đảng. Từ quan trường đến dân trường, từ mọi ngõ ngách cuộc sống là những môi trường của sự tha hoá ngập ngụa. Quan với chiếc đầu nóng trong một trái tim vô cảm. Dân với nhanh nhẩu đoản để tìm phương đối phó những gì mà quan vun vít, luật rừng. Cuối cùng, những thế hệ trẻ ra đời bằng lối hành xử bằng bạo lực, vô nhân tính.

Làm sao để văn hoá Việt giữ được cái tốt, hội nhập những cái ưu việt - hoà nhập mà không hoà tan hay bị huỷ hoại vì thói thực dụng, sự độc ác và lang sói của bản năng động vật

Thứ hai là chuyện quan trí và dân trí. Những năm qua, đất nước Việt lắm chuyện đáng buồn. Từ chuyện chính trị đến kinh tế, văn hoá, giáo dục, môi trường, pháp đình, v.v... đều tăm tối. Nhưng bản thân tôi, muốn Ông Táo trình thưa với Thiên đình là Ngọc Hoàng Thượng Đế giúp cho quan trí và dân trí Việt Nam khá lên được thì mới mong mọi chuyện bình ổn. Nếu quan trí vẫn cứ khôn ranh, khăng khăng định hướng xã hội chủ nghĩa thì hết hy vọng, nếu không nói là kết cục sẽ rất thê lương cho dân tộc một lần nữa.

Khi quan trí bỏ khôn ranh với dân, mà tìm đến khôn ngoan thì mới giải quyết chuyện dân trí. Vì 4 quyền lực lớn của xã hội gồm: lập pháp, hành pháp, tư pháp và truyền thông đại chúng thì quan và đảng đã nắm và chốt chặt cửa. Nó tồi tệ không khác gì thời nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng. Trí thức thì bóp méo khoa học một cách trơ trẽn.

Chỉ mong Ông Táo tâu với Ngọc Hoàng Thượng Đế khai tâm, mở tánh cho đảng, cho quan biết đúng, biết sai, biết nhìn vấn đề ở cái gốc mà giải quyết. Vì giải quyết nghèo đói không khó nếu có quyết tâm và chỉ cần thời gian chục năm. Nhưng giải quyết cái nghèo về văn hóa và dân trí thì không phải giàu là có thể giải quyết được. Muốn giải quyết không chỉ tính bằng trăm năm.

Khi con người mất niềm tin vào sức mình có thể cải tạo xã hội, thì chỉ còn biết tin vào đấng siêu nhiên - ở đây là Táo quân và Nhà Trời vậy.

Asia Clinic,18h04' Chúa Nhật, 15/01/2012, nhằm 22 tháng Chạp năm Tân Mão

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

VĨNH BIỆT MADAME VIETNAM - JUDITH LADINSKY

Bất kỳ ai đã làm trong các ngành y tế và giáo dục, không ai không nghe cái tên Judith Ladinsky. Một người phụ nữ mà tôi cho là vĩ đại với sự nghiệp y tế và giáo dục cho khu vực Đông Dương. Bà đã ra đi sau một cơn đột khuỵ đêm qua.

Judith Ladinsky là giáo sư của University of Wisconsin - Madison đã về hưu. Bà đã từng làm việc cho Cục Y tế dự phòng Hoa Kỳ. cũng là Giám đốc của Văn phòng Nội vụ Y tế Quốc tế tại Trường Y Khoa của University of Wisconsin - Madison, chủ tịch quốc gia của Ủy ban Hoa Kỳ về hợp tác khoa học với Việt Nam và Lào. đã dạy các khóa học về chăm sóc sức khỏe ban đầu cung cấp chăm sóc sức khỏe nông thôn ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, và tổ chức của Bộ Y tế và Sức khỏe quốc tế Hoa Kỳ.  

Với Việt Nam, Bà đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng trên một loạt các chủ đề chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, gần đây nhất là bệnh tiểu đường, sốt rét và viêm não Nhật Bản. Và cũng là người đặt nền tảng và thực hiện những loại học bổng cho các thế hệ nhà khoa học y tế, giáo dục cho Việt Nam trong 30 năm qua, không những ỡ Mỹ mà còn đi khắp toàn cầu.

Cuộc đời không thiếu kẻ độc ác như lang sói vẫn đang làm cho nhân loại khổ đau. Nhưng cuộc đời cũng cho ra những Người đúng nghĩa nhân hậu và có tư tưởng và tầm nhìn xa như Bà.

Bài viết ngắn này tôi xin thắp một nén hương tưởng nhớ đến bà - Một Madame Vietnam - mong linh hồn Bà yên nghỉ ở chốn vĩnh hằng.

Asia Clinic, 9h30', ngày thứ Sáu Mười Ba tháng 01/2012

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

SAI LẦM CHÍNH TRỊ HAY KINH TẾ?

Bài đọc liên quan:
+ Biện chứng kinh tế và chính trị Việt đương đại
+ Tái cơ cấu cái gì?
+ Nhìn đến 2013
+ Thử hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và giải pháp cho nghịch lý
+ Khi độc quyền kinh doanh là một sự tự nhiên (1)

Mấy tháng nay báo chí và các nhà kinh tế bàn chuyện hạ lãi suất trần trong ngân hàng để vực nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. Theo tôi, cần nhìn nguyên nhân vì sao có lãi suất trần ngân hàng cao. Nó là nguyên nhân hay là hậu quả của sự thiếu hiểu biết trong điều hành kinh tế vĩ mô?

Nghị quyết 11/2011 đã ra đời để làm chuyện ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Trong đó, có một công việc cụ thể là thu hút tiền đồng vào ngân hàng, bằng cách nâng tỷ lệ lãi suất cao của ngân hàng nhà nước, để giảm lượng tiền lưu thông ngoài xã hội, hòng giảm sức mua, đưa đến giảm giá hàng hoá, chống lạm phát. Đó là nguyên tắc cơ bản của bàn tay vô hình theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường tự do. Nhưng, đời lại có chữ nhưng nghịch lý.

Nhưng là kinh tế Việt Nam hiện nay không phải là kinh tế thị trường tự do theo quy luật cung cầu. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường có bàn tay hữu hình của chính trị chi phối, bằng các nắm đấm thép theo đường lối bao cấp của chủ nghĩa Marx Lenin - với cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên việc chi tiêu vô tội vạ trong suốt từ 2007 đến nay của các nắm đấm thép, học theo các tập đoàn tư bản của Hàn Quốc, mà lại được nhà nước bảo kê bằng thuế của dân, chứ không là các tổng công ty tư nhân tự lực, tự cường như ở Hàn Quốc.

Hậu quả của các đứa con được nuông chiều đã đẩy đến tình trạng lạm phát 18,58% trong năm 2011 là điều hiển nhiên. Hơn 50 ngàn doanh nghiệp đủ điều kiện để phá sản - chưa tính những doanh nghiệp nợ xấu không được phép phá sản - vì không xoay được vốn, trong khi lãi suất kịch trần có lúc lên đến gần 30%/năm cũng là điều hiển nhiên. Nó ảnh hưởng đến tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investement) năm 2012 giảm chỉ bằng 65% so với năm 2011 cũng là điều hiển nhiên. Câu chuyện thất nghiệp gia tăng hơn 11% ở thành phố năng động nhất - Sài Gòn - theo tổng kết cuối năm 2011 cũng là điều hiển nhiên, không tránh khỏi.

Song, điều đáng bàn ở đây là, lãi suất trần của ngân hàng nhà nước đưa ra là quyết định của ngân hàng nhà nước hoàn toàn độc lập với lạm phát với nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu. Lại nếu, điều hành tiền tệ không vì các nắm đấm thép được cưng chiều, mà vì lợi ích xã hội thì câu chuyện lãi suất trần không còn là quan trọng. Vì tiền do ngân hàng nhà nước in ra, chỉ tốn giấy mực, thì ngân hàng nhà nước qui định lãi suất trần là 1% hay 0,5%/năm ngân hàng nhà nước cũng không bị lỗ. Đây là sai lầm nghiêm trọng trong chính sách điều hành tiền tệ không được độc lập với ngân hàng.

Nước Nhật, ngân hàng trung ương quy định trần lãi suất 0% trong nhiều năm nay. Nước Mỹ - Fed, cục dự trữ liên bang quốc gia - cũng quy định trần lãi suất 0,25% trong nhiều năm qua. Khủng hoảng kinh tế của Mỹ là do lún sâu và các cuộc chiến và thất nghiệp gia tăng, không phải vì đầu tư sai chỗ. Khủng hoảng của Nhật là do thiên tai, không vì thất nghiệp và lạm phát. Họ không khủng hoảng vì lạm phát như ở Việt Nam.

Hay nói cách khác, lạm phát và đồng tiền Việt mất giá là do sử dụng tiền không đúng mục đích, vì tha hoá và tham nhũng tạo ra. Tiền từ tham nhũng ào ạt tung ra thị trường để mua vàng và Mỹ kim. Nó làm mất giá đồng tiền Việt. Tiền từ tham nhũng tung ra thị trường mua hàng hoá vô tội vạ, đến nỗi một tô phở bằng 1 tháng lương công nhân mới làm ra lạm phát.

Hậu quả là lạm phát vì tham nhũng, cuối cùng lấy lý do để neo đậu trần lãi suất cao. Không biết các nhà chiến lược kinh tế đất nước dùng trần lãi suất để giết chết các doanh nghiệp đang làm ăn chân chính, hay là giúp làm tăng trưởng tín dụng cho hệ thống ngân hàng hòng cứu các nắm đấm thép vỡ nợ? Kết quả này là tự bóp chết nền kinh tế, nó sẽ kéo theo những hệ luỵ, như diễn biến trong 10 ngày qua của năm 2012. 

Trong khi đó, hiện nợ xấu đã lên đến 350 ngàn tỷ đồng. Trong đó 70% tương đương với 250 ngàn tỷ đồng đang bị đóng băng trong bất động sản. Nó làm mất lòng tin các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nó đưa đến ngân hàng thì thiếu thanh khoảntham nhũng bủa vây. Chứng khoán thì tuột giá. Bất động sản đóng băng dẫn đến lừa đảo, đi tù để trả nợ vì phá sản. Tình trạng tức nước vỡ bờ do nạn lộng quyền chiếm đất của cán bộ của đảng. Trộm cướp gia tăng, Án hành chính ở đô thị lớn tăng đột biến, v.v...

Một vòng xoắn bệnh lý của nền kinh tế Việt trong nửa thập niên qua là: tổng công ty độc quyền của đảng đưa đến chi tiêu vô tội vạ, dẫn đến tham nhũng, từ tham nhũng đưa đến lạm phát. Vì lạm phát phải nâng lãi suất trần và siết chặt tín dụng. Điều này dẫn đến kinh tế suy thoái. Muốn hết suy thoái kinh tế thì lại phải chi tiêu vô tội vạ để có tham nhũng.

Như vậy, câu chuyện lãi suất trần cao hay thấp không làm ảnh hưởng đến lạm phát ở nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên nhân lạm phát của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa Việt nam là, do cơ cấu chính trị sai đưa đến cơ cấu kinh tế sai làm ra tham nhũng. Nó sai nên đã có người đề nghị xoá các nắm đấm thép bằng cách tư nhân hoá vì nó là những con nợ triền miên như Vinashin, EVN, PVN, Vietnam Airline, v.v... làm nên sụp đổ kinh tế nước nhà.

Nhưng ông đương kim thủ tướng lại cho rằng, “Đánh giá hiệu quả của DNNN phải công bằng, không thể nói DNNN là “ăn hại”. Những kết quả mà DNNN đã đóng góp là không thể phủ nhận. Nếu không có DNNN thì Nhà nước không thể điều tiết, ổn định vĩ mô”. Và còn tăng cường phát triển những nắm đấm thép vàng. Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược của đảng về nhân lực lãnh đạo, khi lãnh đạo không hiểu biết thế nào là điều hành kinh tế thị trường tự do, nên quay lại kinh tế bao cấp sau đổi mới.


Thế thì, sửa lại cơ cấu chính trị bằng một hiến pháp hợp thời đại, để đảng lãnh đạo có đối trọng kềm chế sự tha hoá của đảng. Hay là cứ giữ cơ cấu chính trị sai lầm, để giữ khẩu hiệu mỵ dân là Việt Nam đang đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ có trên thế giới, nên lấy dân tộc và đất nước làm vật thí nghiệm. Nhưng lại là mãnh đất màu mỡ để bản chất xấu xa của con người phát triển tươi tốt?
 
Asia Clinic, 10h03' ngày thứ Tư, 11/01/2012

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

GÂN GÀ BA TƯ

Bài đọc liên quan:

Mượn hình tượng câu chuyện Tào Tháo và Dương Tu trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung để viết về Iran. Vì đụng đến Ba Tư là đụng đến nhiều vấn đề khó nhằng, như nhai một cái gân gà. Khác với Iraq nằm lọt thỏm giữa đất liền. Ba Tư có nhiều lợi thế chiến lược cả trên đất lẫn dưới biển.

Thứ nhất là, câu chuyện địa chính trị Ba Tư làm cho vùng đất này chưa bao giờ ngừng nghỉ sự tranh chấp. Hai hướng giáp biển - Biển Caspia ở phía Bắc và Vịnh Ba Tư ở phía Nam, có eo biển Hormuz hẹp chỉ 56km bề ngang chiếm vai trò quan trọng là nơi kiểm soát tàu chở dầu từ hầu hết các quốc gia Trung Đông đi khắp thế giới - Các mặt khác là đại lộ nối liền Đông Tây - con đường tơ lụa một thời và mãi mãi ngàn sau - mạch đất biển nối liền Á Phi và Âu. Nhưng quan trọng hơn cả là, Ba Tư nước có trữ lượng dầu mỏ đứng hàng thứ 2 thế giới. Ba Tư cung cấp một lượng tương đương 14% lượng dầu sử dụng toàn cầu. Họ còn là cái yết hầu cho năng lượng toàn cầu khi nhìn qua eo biển Hormuz là bể dầu lớn nhất thế giới Ả Rập Saudi và các nước có trữ lượng dầu lớn của Trung Đông.

Chính vì những điều trên mà, Ba Tư còn là nơi mà cường quốc 2 phe tả hữu thi nhau ủng hộ, áp đặt chính sách để làm lợi cho mình. Hết Anh và Liên Xô, thì đến Mỹ, và bây giờ là Nga và Trung Hoa.

Thứ hai là yếu tố lịch sử cận đại, người Mỹ và phương Tây đã từng mất công cả ba thập niên ở Ba Tư từ 1940 đến 1970 để gầy dựng một chế độ độc tài của gia đình Reza Pahlavi, gồm có cha là Shah và con là Mohammad, để rồi mất lòng dân Ba Tư. Và cuộc cách mạng Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của giáo chủ Ayatolla Ruhollah Khomeini đã làm nên một chế độ tăng lữ quí tộc - Cộng Hoà Hồi Giáo Iran ngày nay. Họ chống phương Tây và Mỹ cực đoan vì một quá khứ áp đặt kiểu kẻ bá quyền. Ba Tư ngày nay đi theo tư tưởng của Mao về an ninh quốc phòng - phải có bom hạt nhân để khẳng định chủ quyền. Chính trị họ hoàn toàn theo con đường Hồi giáo cực đoan để quan hệ đối nội và đối ngoại. Một cái gai với phương Tây và Mỹ. Nhưng là một cực trong thế giới đa cực phù hợp với Nga và Trung Hoa.

Bấy nhiêu lý do ấy làm cho thế giới đủ đảo điên khi Ba Tư bị bao vây phong toả, chưa cần nói đến chiến tranh.Vì sự đối đầu tại Ba Tư không chỉ đơn thuần là đối đầu về Ba Tư từ chối chữ ký của mình về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Ở đây còn là sự đối đầu với lòng dân Ba Tư đã chán 30 năm chế độ độc tài do Mỹ tạo ra. Còn là sự đối đầu của hai phe tả hữu. Cuối cùng là đối đầu với khủng hoảng nguồn cung năng lượng toàn cầu, kéo theo những biến động kinh tế toàn cầu, trong lúc thế giới đang bị cơn đại suy thoái.

Hãy nhìn lại quá khứ, sau vụ bắt cóc 52 con tin ngoại giao Mỹ, và nhốt 444 ngày tại đại sứ quán Mỹ ở Teheran, từ cuối năm 1979 đến đầu năm 1981, Iran bị bao vây bằng cấm vận, giá dầu thăng thiên, giá vàng thập kỷ 1980 đã từng là kỷ lục lên đến 850USD/oz. 

Sau quyết định tăng mức cấm vận buôn bán dầu hoả với Ba Tư của Hoa Kỳ, thế giới bắt đầu từ đồng minh phương Tây, bây giờ là châu Á, kể cả Nga và Trung Hoa sợ mất thị trường làm ăn béo bở của Hoa Kỳ, cùng đồng thanh tương ứng. Sự cố Iran đang bắt đầu nóng lên từng ngày, thì giá vàng đang nguội lạnh phá mốc sàn 1600USD/oz được vài hôm, lại nóng lên vượt mốc 1600USD/oz, khi giá dầu vượt mốc 110USD/thùng.

Hôm nay lại có chuyện Hoa Kỳ cứu 13 thuỷ thủ Ba Tư bị cướp biển Somali giam giữ. Và nhà cầm quyền Ba Tư cho đây là một hành động "nhân đạo". Quả là một nhùi như tơ vò sau các biến động của năm 2011. Tuy vậy, nó cho thấy Hoa Kỳ rất hiểu Ba Tư là cái gân gà đã nhằng hơn 30 năm vẫn chưa nuốt được.

Nếu làm một thống kê đơn giản, không ít hơn 80% mọi người được hỏi có muốn đánh Iran không, đều đồng ý đánh. Nhưng liệu đánh Iran có được không, ở một nước mà biển có thể cung cấp thuỷ hải sản và, đất liền có thể canh tác tự cung tự cấp. Ngoại trừ cấm vận dầu hoả kéo dài trong lúc đang chạy đua vũ trang đến kiệt quệ kinh tế?

Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây đánh Iran sớm, có nghĩa là tránh được một Bắc Hàn đang kiệt quệ đến cùng cực, nhưng có vũ khí hạt nhân để liều thân. Nhưng đánh Iran trễ, thì có thể Iran có vũ khí hạt nhân để kềm chế mọi sự tấn công từ bên ngoài.

Chiếc gân gà Ba Tư là hình ảnh tương lai gần của Bắc Hàn. Nó không dễ nhai và càng không dễ nuốt. Ba Tư không chỉ dạy cho hai phe tả hữu những bài học của thời đại, họ sẽ là một Bắc Hàn bế quan toả càng, và còn mạnh hơn Bắc Hàn nhờ vào một chính thể đa nguyên và muốn làm ăn với toàn thế giới, án ngữ yết hầu năng lượng toàn cầu.

Ba Tư còn là một bài học lớn cho những quốc gia có địa chính trị quan yếu, như Việt Nam. Đừng nên biến đất nước và dân tộc thành cái gân gà, mà hãy là một thành viên ôn hoà với thế giới còn lại, và đối xử với dân bằng một chính thể hợp thời mà không cực đoan vì nhai lại một tư duy lai căng vậy.

Asia Clinic, 13h27' ngày Chúa Nhựt, 08/01/2012

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

HIỂM HOẠ HAY TRIỂN VỌNG Ở BẮC HÀN?

Bài đọc liên quan:


Bài viết của ông Javier Solana, trước đây, ông Solana là Đại diện cao cấp của Liên minh châu Âu (EU) cho chính sách an ninh và ngoại giao, và một cựu tổng thư ký của NATO, hiện là Uỷ viên cao cấp đặc biệt về chính sách đối ngoại tại Brookings Institution và Chủ tịch của Trung tâm Địa Chính trị và Kinh tế toàn cầu (Center for Global Economy and Geopolitics) thuộc trường Quản trị kinhdoanh ESADE (Escuela Superior de Administración y Dirección de Empresas) của Ramond Llull University - Tây Ban Nha.

MADRID - Hai ngày sau khi Kim Chính Nhật - nhà lãnh đạo Bắc Hàn - qua đời trong một chuyến tàu trong nước, các nhà chức trách Nam Hàn vẫn không biết gì về nó. Trong khi đó, việc này dường như là một thất bại của các quan chức Mỹ, với những gì mà Bộ Ngoại giao thông báo đầu tiên chỉ đơn thuần thừa nhận rằng báo chí đã đề cập đến cái chết của ông.

Sự bất lực của cục tình báo Mỹ và Nam Hàn trong việc nhận biết bất kỳ dấu hiệu nào về những gì đã xảy ra là minh chứng cho đặc trưng của chế độ đóng cửa với thế giới bên ngoài Bắc Hàn, mà còn những khiếm khuyết của Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Những máy bay và vệ tinh Hoa Kỳ theo dõi Bắc Hàn ngày và đêm, và thiết bị thu thập thông tin tình báo nhạy cảm nhất kiểm soát biên giới giữa hai miền Triều Tiên. Tuy nhiên, chúng ta đã biết rất ít về Bắc Hàn, bởi vì tất cả các thông tin quan trọng bị hạn chế đối với một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo bị ám ảnh bỡi sự bí mật.

Sự thay đổi lãnh đạo ở Bắc Hàn đang xảy ra tại thời điểm có thể nói là tồi tệ nhất. Được biết, các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã hy vọng rằng Kim Chính Nhật sẽ tồn tại đủ lâu để củng cố sự hỗ trợ giữa các phe phái khác nhau của đất nước cho sự thừa kế của con trai ông - Kim Chính Ân.

Tất cả các thuộc tính về biểu tượng của quyền lực đã được chuyển giao cho Kim Chính Ân với một tốc độ kỷ lục - được phản ánh trong vị trí chính thức của ông trong tang lễ, chủ tịch Ủy ban quân sự, và sự công nhận ở vị trí cao nhất của đảng cầm quyền mà không cần kiểm chứng về năng lực (assumption) của Kim Chính Ân. Nhưng sự hào nhoáng bề ngoài (trappings) như vậy sẽ không làm cho quá trình chuyển tiếp dễ dàng hơn đối với một người đàn ông trẻ hơn 30 tuổi, trong một xã hội với những lãnh đạo quân đội kỳ cựu nắm đầy quyền lực.

Tình hình kinh tế Bắc Hàn vẫn còn rất bấp bênh, với nhiều người sống gần với nạn đói, tạo thành một thách thức nghiêm trọng khác. Hai ví dụ đủ để minh họa cho tác động này là: giá gạo đã tăng gấp ba trong khi tiêu thụ điện đã giảm đi hai phần ba so với hai thập kỷ trước đây.

Những ký ức cá nhân của tôi về Bắc Hàn - bây giờ đã gần mười năm - là một nước nghèo nàn trì trệ. Bình Nhưỡng, thủ đô của tối tăm và vắng vẻ, ánh sáng chỉ có để biểu diển cho chúng tôi thấy ở toà nhà chính phủ và nhà hát lớn, tất cả đèn điện đều phải tắt ngóm sau lưng chúng tôi ở mỗi đoạn đường chúng tôi đã đi qua. Kim Chính Nhật đã được chào đón nhiệt liệt khi ông bước vào nhà hát lớn, nơi mà vài hôm nay đã tổ chức quốc tang của ông.

Chuyến đi của tôi diễn ra
vào tháng tư năm 2002, một thời kỳ có phần nào đó được xem là lạc quan. Liên minh châu Âu đã tham gia một thỏa thuận được khởi xướng bởi hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ trong chương trình của Tổ chức Phát triển Năng lượng Hàn Quốc, mục tiêu là thuyết phục Bắc Hàn ngưng và sau đó tháo dỡ chương trình hạt nhân của họ. Trong một sự đổi chác, là phải có hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ sẽ được xây dựng để tạo ra năng lượng điện, và 500.000 tấn dầu sẽ được cung cấp hàng năm cho đến khi lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ đầu tiên bắt đầu hoạt động ở Bắc Hàn. Trong đó, EU bắt đầu một dự án viện trợ nhân đạo rộng lớn. Các cuộc hội đàm với Kim Chính Nhật và các cộng sự của ông dường như đang có triển vọng.

Thật không may, thỏa thuận đã không kéo dài. Năm 2003, Bắc Hàn từ bỏ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Từ thời điểm đó, tất cả mọi lạc quan đã bị mất, cho đến khi những tiếp xúc sau đó được tái khởi động(reinitiated) trong một định dạng phức tạp sáu bên (Trung Hoa, Nga, Mỹ, Nhật Bản, và hai miền Triều Tiên) đã  được tiếp tục, với những thăng trầm, cho đến cuối năm 2007. Kể từ khi sự cố hàng hải năm 2009 và 2010, trong đó lực lượng Bắc Hàn tấn công vào lãnh thổ của Hàn Quốc, hầu như không có liên hệ nào giữa hai bên.

Với hành vi của Bắc Hàn trong thập kỷ qua, sự thay đổi đột ngột của lãnh đạo làm tăng mối đe dọa bằng những sự kiện bất ngờ. Để hạn chế rủi ro, việc cần thiết phải giữ mối quan hệ với Trung Hoa là điều quá rõ ràng. Trung Hoa có tiếp xúc trực tiếp với Bắc Hàn, và họ chính là đầu mối tốt nhất có thể xúc tác cho việc nối lại các cuộc đàm phán sáu bên.

Trung Hoa thừa nhận rằng Bắc Hàn không thể tiếp tục trong hình thái xã hội hiện tại, và muốn nhìn thấy những nhà lãnh đạo Bắc Hàn chuyển đổi nền kinh tế mà không thực hiện thay đổi chính trị đáng kể. Liệu điều này là có thể khả thi? Liệu nó có thể thực hiện được nhanh chóng đủ để tăng cường lòng tin của các bên liên quan khác trong khu vực là sự phát triển của Bắc Hàn như được dự đoán?

Đối với Trung Hoa, các vấn đề được đánh giá theo lịch sử của đất nước và từ quan điểm của chính sách trong nước - tất cả các vấn đề mật thiết nhất là biên giới của Trung Hoa. Đối với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, mọi vấn đề nên có một giải pháp trong một hữu hạn của thời gian. Trong khi Mỹ chia nhỏ các vấn đề và cố gắng tìm giải pháp cho từng phần, thì Trung Hoa lại xem xét các vấn đề chính trị một cách chậm chạp, như là một tiến trình mở rộng không có giải pháp.

Ngoài các cuộc đàm phán sáu bên, cần thiết phải tạo ra một khuôn khổ cho một cuộc đối thoại hợp tác song phương giữa Mỹ và Trung Hoa nên thực hiện. Trong trường hợp của Triều Tiên - theo Christopher Hill - một trong những nhà đàm phán hiệu quả nhất của Mỹ về những vấn đề, nhớ lại, Hoa Kỳ nên làm cho nó rõ ràng rằng, không có giải pháp khả thi nào cho bán đảo Triều Tiên bị chia cắt có nghĩa là một mất mát chiến lược đối với Trung Hoa. Sau khi hiệp ước đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên năm 1953, vĩ tuyến 38 được thành lập như là giới hạn cho sự hiện diện của quân đội Mỹ, tầm quan trọng của cuộc chiến tranh đối với Trung Hoa không nên bị lãng quên.

Cách tiếp cận này có thể là một cách để ổn định khu vực trong thời kỳ mà không có cái gì là chắc chắn. Có thể có những cách khác. Ví như việc đổi mới đang diễn ra tại Myanmar (Miến Điện) cho thấy tiềm năng thay đổi chính trị đáng kể không đi đôi với sự bất ổn khu vực. Trong trường hợp của Bắc Hàn, nơi mà vũ khí hạt nhân được dùng như là một  trò chơi, thì không có khả năng để khả thi.

Bản quyền: Project Syndicate, 2012.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 13h41' ngày thứ Tư, 04/01/2012