nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

KÍNH GỬI CÁC MẠNH THƯỜNG QUÂN CỦA QUỸ TÂY DU - GO WEST FOUNDATION

Bài đọc liên quan:

Kính thưa các bạn,

Lời đầu thư tôi xin đại diện Quỹ Tây Du - Go West Foundation - xin gửi lời xin lỗi đến những mạnh thường quân đã nhiệt tình đóng góp cho Quỹ trong thời gian qua. Vì lý do thiết kế và viết website của Quỹ có chậm trễ nên chúng tôi chưa có thư cảm ơn và xác nhận cho quý vị đã đóng góp cho Quỹ từ ngày 22/4/2014 đến nay.


Đến 0h00 tối hôm nay, 29/4/2014 giờ Việt Nam, tức khoảng buổi trưa ngày 29/4/2014 tại Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ chính thức cho ra đời website tạm ổn về hình thức và nội dung. Nhưng vẫn còn 3 bài quan trọng nhất mà, chúng tôi chưa thể công bố - vì còn bàn thảo kỹ càng với luật sư chính của Quỹ - cho đến ngày khai trương 05/5/2014 theo giờ Việt Nam là:

1. Hiến chương của Quỹ Tây Du (Constitution)
2. Những Quy định và Kế hoạch làm việc của Quỹ Tây Du(Regulations and Schedules)
3. Những Nguyên tắc chủ đạo và điều lệ của Quỹ Tây Du(Rules and Guidelines)

Tên miền của website Quỹ Tây Du - Go West Foundation - gồm có 6 tên miền kể cả tiếng Việt và tiếng Anh như sau:

http://www.gowestfoundation.org/

http://www.gowestfoundation.com/

http://www.gowestfoundation.net/

http://www.quytaydu.org/

http://www.quytaydu.com/

http://www.quytaydu.net/

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kết nối lá thư cảm ơn và xác nhận các quý mạnh thường quân đã đóng góp cho Quỹ, để quý vị khai báo thuế hằng năm. Vì chữ ký của tôi, và tổ chức Quỹ Tây Du - Go West Foundation - đã được đăng ký với chính quyền tiểu bang Michgan và Liên bang Hoa Kỳ.

Những ai đã đóng góp mà chưa có chứng nhận để khai thuế hằng năm, thì xin vui lòng gửi email theo những thông tin đầu thư mà tôi đã đưa ảnh lên bài viết này, để tôi hoàn tất thủ tục chứng nhận điện tử và gửi lại cho quý vị. Mọi thư từ xin gửi đến hộp thư điện tử sau:

quytaydu@gowestfoundation.org 

Cuối thư, tôi xin một lần nữa cảm tạ tấm chân tình các quý mạnh thường quân. 

BS Hồ Hải
President of Go West Foundation

Asia Clinic, 13h24' ngày thứ Ba, 29/4/2014

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

KỂ CHUYỆN VỀ SÁNG TÁC HÀNH KHÚC TÂY DU

Bài đọc liên quan:

Khi thành lập Quỹ Tây Du - Go West Foudation - tôi nghĩ ngay nó phải có một hành khúc như một biểu trưng của một danh hiệu quan trọng cho các thế hệ được tài trợ của tấm lòng Việt trên khắp toàn cầu. Người tôi nghĩ có đủ tâm, đủ tầm lo việc này là cụ Nhạc Sỹ Tô Hải. Nhưng các bạn trẻ đã sốt sắng làm ra nó ngay sau chỉ 2 ngày. Tôi thực sự cảm kích và biết ơn các bạn.

Chiều nay lên nhà cụ Tô Hải cũng vì 2 việc. Việc đầu tiên là nhờ cụ góp ý và sửa dùm sáng tác Hành khúc Tây Du, mà nhạc là do Tuấn Phạm đã làm trên nền thơ của Nguyễn Thanh Hiển. Việc thứ hai là, nhân việc này để đến thăm sức khỏe cụ, đưa ra những việc cần thiết để cụ giữ sức khỏe vì Bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính và thoái hóa cột sống ở người cao tuổi. Việc thứ hai thì không bàn ở đây, vì nó là nghề của mình. Ở đây chỉ kể lại câu chuyện âm nhạc.

Bản nháp của Hành khúc Tây Du - Nhạc Phạm Trung Tuấn - Lời của Nguyễn Thanh Hiển

Khi cầm bản nhạc của 2 bạn trên, cụ đóng góp rất chân thành là, bản nhạc này không phải là nhạc, mà là một cách hô khẩu hiệu của Nhậm Ngã Hành trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. Nó chẳng khác gì những cuộc biểu dương lực lượng trong các ngày lễ lớn và hô khẩu hiệu ở các quốc gia do đảng cộng sản cầm quyền.

Cụ bảo, âm nhạc là làn sóng của ngữ điệu, là sự hòa quyện ngữ điệu của âm thanh nói lên điều mà nhân loại mong đợi chứ không phải là sự ghép âm cẩu thả.

Cụ còn nói với tôi và anh Trương Hữu Hoan là, việc BS làm cái Go West Foundation là chuyện lớn trăm năm, nghìn năm. Nó là sự hun đúc của cả dân tộc cả trăm năm, có khi nghìn năm mới có được. BS không thể dễ dãi mà đánh mất uy tín của mình. Tôi - Tô Hải - cũng không thể đơn giản mà muốn là làm được trong 1 tháng hay 1 năm, hay mất thời gian nhiếu hơn thế để cho ra bản nhạc để xứng tầm với Phong trào Tây Du của BS đang thực hiện. Mặc dù, có thể là chỉ cần ý tưởng mà có sự rung động thì có khi chỉ 30 phút là xong, nhưng phải là tầm vóc của thời đại, của vượt thời gian, không gian để sống mãi với dân tộc, tổ quốc và lịch sử. Hành khúc Tây Du không thể là câu khẩu hiệu, mà nó là tiếng lòng của hồn thiêng sông núi, của dân tộc và tổ quốc như thư ngỏ của BS đã viết!

Cụ bảo, tôi bây giờ ngồi cũng không xong vì thoái hóa cột sống lưng ở người cao tuổi, thở không ra hơi vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và tay run gõ nốt sol nó lại chạm vào nốt đô, nốt rê, mặc dù đầu óc vẫn tỉnh táo để biết phải làm gì, để cho ra đời một hành khúc để đời cho việc của BS làm - Phong trào Tây du để dựng xây Tổ quốc. Nó quý lắm, tôi háo hức lắm, ai cũng ủng hộ, nhưng già rồi, lực bất tòng tâm. Thôi thì để tôi gọi cho Tuấn Khanh làm cho BS, rồi tôi sẽ tham gia sửa chữa làm sao cho cái hành khúc này nó bất hũ. Cụ còn bảo, chỉ có Tuấn Khanh mới đủ bản lĩnh và sự can đảm để làm. Mấy tay nhạc sỹ khác không dám làm đâu, mặc dù điều BS làm là đúng, là nguyện vọng của người Việt trên khắp trái đất này. Tôi nói thế chắc BS dư hiểu vì sao?

Tôi thực sự cảm kích sự thấu hiểu tâm tư của tôi của cụ Tô Hải. Thế là cụ gọi cho Nhạc sỹ Tuấn Khanh, và Tuấn Khanh đã nhận lời rất sốt sắng, vì anh ấy đã đọc bài Thư Ngỏ của tôi, và hiểu phải làm gì? Mình thực sự cảm ơn các bạn trẻ như Tuấn Phạm và Nguyễn Thanh Hiển đã sốt sắng làm, để có sự góp ý chân thành của cụ Tô Hải và sự tham gia hết lòng của Tuấn Khanh. Đây có thể gọi là vừa là duyên, mà vừa là nợ khi sống ở trên đời của những con người nhân nghĩa với cuộc đời.

Xin cảm ơn đời đã còn giữ những con người còn lý tưởng, còn nhân cách và nghĩa khí vì tương lai của thế hệ trẻ và tổ quốc Việt Nam.

Asia Clinic, 18h24' ngày thứ Bảy, 26/4/2014

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

THƯ NGỎ CỦA QUỸ TÂY DU

BS Hồ Hải
Founder & President of Go West Foundation



Chào các bạn,

Chiến tranh đã qua đi 39 năm, nhưng dân tộc, và đất nước ta vẫn chưa thoát khỏi thế nhược tiểu. Đã đến lúc dân tộc Việt phải tự dựa vào sức mình. Mỗi người một tay, chúng ta cần một sức mạnh kết đoàn để lo cho những thế hệ tinh hoa tương lai của đất nước, cùng nhau gầy dựng giang sơn gấm vóc mà tiền nhân đã để lại.

Ngày xưa các Phan Chí Sỹ gầy dựng phong trào Đông Du và tư tưởng khai dân trí, chấn hưng dân khí, lo cho hậu dân sinh. Nay chúng ta cần phải tạo dựng những thế hệ hòa nhập Đông Tây, những con người công dân toàn cầu bằng phong trào Tây Du.

Ý tưởng mỗi người dân Việt ở khắp nơi trên trái đất này, một năm đóng góp chỉ 1 đô la Mỹ cho Quỹ Tây Du. Đó sẽ là cơ sở để chắp cánh ước mơ cho những thế hệ trẻ nghèo nhưng hiếu học, và tài năng hưởng được những nền giáo dục Tây phương tiên tiến trên toàn cầu.

Mười năm sau, chúng ta sẽ có một thế hệ đủ nhân cách và tài năng khoa học để làm những viên gạch xây dựng nền móng cho mái nhà Việt Nam.

Hai mươi năm sau, chúng ta sẽ có những thế hệ hoàn thiện ngôi nhà Việt Nam.

Ba mươi năm sau, khi những người khởi xướng phong trào Tây Du này, có thể đã về nơi an nghỉ vĩnh hằng, chắc chắn đất nước Việt sẽ có được những con người có nhân cách, là tinh hoa của giống nòi đảm trách vận mệnh tự lực, tự cường cho quốc gia dân tộc. Rồi chính họ, những mầm ươm hôm nay sẽ là thế hệ kế thừa với nhân cách trong sáng tiếp tục sứ mệnh này.

Nửa thế kỷ đến, chúng ta có thể chắc chắn rằng, đất nước ta sẽ tự lực, tự cường và phát triển vững bền, một phần lớn là những thế hệ chúng ta sẽ ươm mầm hôm nay.

Chúng tôi, những người nghĩ ra, gầy dựng phong trào Tây Du xin cúi đầu hứa trước hồn thiêng sông núi, và thế hệ tiền nhân đã ngã xuống cho đất Việt rằng, luôn giữ mình nhân cách thanh cao, tâm hồn trong sạch, công bằng, minh bạch để thực hiện sứ mệnh tuyển chọn nhân tài cho Tổ quốc không chỉ trăm năm, mà sẽ là mãi mãi hơn ngàn năm sau để nước Việt trường tồn, tự lực, tự cường phát triển, mà không hổ thẹn với Tổ tiên, giống nòi và với năm Châu.

Tây du hôm nay - Tổ quốc ngày mai.

INTRODUCTORY LETTER

Dear Friends,

The war ended 39 years ago yet our people and our country have not been emancipated from the ranks of less developed countries. It is time we rely on our own strength. With each of us doing our part we need a concerted effort to care for the next generation, the future of our country, and together we shall rebuild the beautiful country that we inherited from our forefathers.

In the old days the celebrated intellectuals Phan Boi Chau and Phan Chu Trinh started the Dong Du Movement (Go-East Movement), aiming to raise the people’s consciousness, consolidate their power and spirits as well as to care for future generations. Today we need to foster the new generations capable of combining both the Eastern and Western traditions into the new global citizens with the Go-West Movement.

The idea that each and every Vietnamese living anywhere in the world would contribute US $1 a year for the Go-West Fund, that should be sufficient to realize the dreams of generations of the young, though being poor but are capable and dedicated to studying, who deserve an opportunity to study abroad in the world’s best institutions.

If that were to be the case, in ten years we will see the emergence of a young generation with respectability and exceptional achievements in the sciences, who will be laying the groundwork for building a better country.

In twenty years’ time, we shall have generations of such people to complete the task.

In thirty years’ time, when the founders of the Go-West Movement may have passed on, our country will definitely have had many crops of talents, of people of exceptional quality and ability; they will be taking on the responsibility of providing leadership to the country to ensure its prosperity and independence.

In the next half century, we can all be sure, that our country will be self-reliant and firmly developed, due to the seeds we are sowing today.


We, the founders of the Go-West Movement, solemnly swear, beneath the awesome spirits of our motherland and in memory of those who have given their lives for the country, that we shall uphold the highest standards in thoughts and in deeds, to remain true and pure, fair and square, transparent and clear, so as to execute the noble task of selecting the budding talents for our Country – not just for a hundred years, but for evermore, that is to build one Vietnam: enduring, self-reliant, firmly developed, without shame when answer to our ancestors, and proud to the rest of the world.

Go West today - Tomorrow Vietnam.

Đại diện Quỹ Tây Du/Representative of GWF
BS Hồ Hải/Ho Hai, MD.
Asia Clinic, 13h16' ngày thứ Sáu, 25/4/2014

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓP QUỸ TÂY DU BẰNG THẺ TÍN DỤNG

Trong bài này, người viết sẽ hướng dẫn bà con nào chưa có tài khoản Paypal cách đóng góp vào Quỹ Tây Du trực tiếp bằng thẻ thanh toán quốc tế.

Phần 1 : Hướng dẫn tạo thẻ Master card

Đầu tiên, bà con phải có thẻ thanh toán quốc tế Visa card hoặc Master card, nếu chưa có thì bà con mang theo CMND đến các ngân hàng để đăng ký làm cho mình 1 thẻ. Ví dụ:

Làm thẻ Mastercard trả trước tại Ngân hàng như sau:
- Bà con mang theo CMND đến ngân hàng nào trong nước.

- Chi phí làm thẻ: Miễn phí.

- Thời gian làm thẻ: Lấy ngay khi có thể.

- Chi phí nạp tiền lần đầu tối thiểu tùy theo ngân hàng là thẻ tín chấp hay thẻ đóng tiền trước.

- Chi phí thường niên: tùy theo ngân hàng. Do đó bà con cân nhắc số tiền nạp vào thẻ, để còn lại trong thẻ đúng số tiền bà con muốn đóng góp.

- Trong thẻ này, có 3 thông tin bà con cần nắm rõ : 
1) Số thẻ.
2) Ngày hết hạn.
3) Số CSC. Bên ngân hàng sẽ chỉ dẫn cho bà con khi nhận thẻ.


Ngoài chức năng để góp tiền vào quỹ, thẻ này còn có chức năng như sau : thanh toán mua hàng online (hàng hóa,  ebook, phần mềm điện thoại, khóa học trên mạng...), thanh toán hóa đơn dịch vụ không dùng tiền mặt (nhà hàng, khách sạn, siêu thị,..), đi công tác, du lịch nước ngoài không cần mang theo tiền mặt, không cần đổi tiền ra nước sở tại, vẫn có thể thanh toán hóa đơn và rút tiền mặt từ thùng ATM trên toàn thế giới.

Phần 2 : Cách chuyển tiền vào tài khoản GWF

Phần này bà con xem và làm theo hướng dẫn, hoặc nhờ con cháu trong nhà làm giúp.

Thời điểm này, trang website chính thức của quỹ chưa công bố, nên bà con có thể vào đường dẫn tạm thời như sau : http://gowestfoundation.codeandmore.net/tai-tro/

Chọn menu <Ủng hộ quỹ>, nó sẽ chuyển đến trang ủng hộ quỹ, sau đó bà con bấm vào nút như trên hình sau:

Paypal Donate Step 1

Khi đó, trang web sẽ yêu cầu bà con nhập vào số tiền muốn đóng góp, sau khi bà con nhập vào số tiền, bà con chọn thêm cách đóng qua thẻ mastercard bằng cách bấm nút
Paypal Donate Step 2

Sau đó bà con nhập thêm thông tin Thẻ mastercard của mình vào. Lưu ý phải nhập chính xác 3 nội dung : Số thẻ, ngày hết hạn, và số CSC.

Paypal Donate Step 3

Sau khi nhập nội dung xong, bà con Bấm nút

Sau khi xem kỹ thông tin, nếu không có gì thay đổi, thì bà con chọn để hoàn thành việc chuyển tiền.

Trên đây là 1 vài thông tin cơ bản về việc chuyển tiền đóng góp online vào GWF, mong rằng nó có ích cho bà con.

Trong phần tiếp theo, người viết sẽ hướng dẫn bà con 3 vấn đề sau:
+ Cách tạo tài khoản Paypal.
+ Cách xác nhận tài khoản.
+ Cách chuyển tiền trên Paypal. 

Kính mong bà con đón xem.

Trân trọng.

Nguyễn Thanh Hiển

Asia Clinic, 15h18, ngày thứ Tư, 23/4/2014

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

TÀI TRỢ QUỸ TÂU DU BƯỚC ĐẦU RẤT TỐT ĐẸP

Thưa các bạn,

Sau khi tài khoản Quỹ Tây Du đã được đăng ký và nhúng vào website của Quỹ. Mặc dù website Quỹ Tây Du chưa được hoàn chỉnh, nhưng một số mạnh thường quân đã rất nhiệt tình đóng góp cho việc chúng tôi có kinh phí để thực hiện một số công việc sau:

1. Đăng ký tên Go West Foundation với chính quyền Hoa Kỳ.

2. Thuê luật sư cố vấn, và làm hợp đồng trước pháp luật về bổn phận và trách nhiệm giữa du học sinh với Go West Foundation.

3. Đăng ký để bảo vệ tên Quỹ, và logo với chính quyền.

4 Nộp đơn xin chính quyền công nhận nhóm bất vụ lợi, phi chính trị theo điều luật 501c3.

5 Mở hộp thư bưu điện để tiện việc thông tin bằng thư từ.

6. Mua tên miền, mua host cho website, v.v.

Danh sách những mạnh thường quân xin được giấu tên, vì lòng tốt và muốn đóng góp thầm lặng. Bốn người đóng góp đầu tiên ngoài nhóm Hội đồng là, 1 người ở Úc, một ở Hà Nội và 2 ở Sài Gòn. Số tiền đã đóng gồm có 200 đô la Úc, và 250 đô la Hoa Kỳ.


Đến hôm nay, số tiền của Quỹ đã được 1.021,91USD. Đây là một nguồn động viên vô cùng quý giá và lớn lao của các bạn mạnh thường quân đối với những người đã đứng ra thành lập Quỹ Tây Du.

Nếu Quý vị đã có trương mục Paypal thì có thể chuyển tiền thẳng qua trương mục Paypal đã có của Go West Foundation. Quý vị có thể chuyển tiền tới Paypal ID: quytaydu@gmail.com. Hoặc vô website đang còn chưa được hoàn thành, http://gowestfoundation.codeandmore.net/en/donate/ rồi bấm nút Paypal để chuyển tiền tài trợ. Nếu ai đã có thẻ Visa, Mastercard, American Express thì có thể mở trương mục Paypal rồi chuyển tiền như đã nêu trên.

Chúng tôi sẽ không phụ lòng tốt và sự tin tưởng của các mạnh thường quân đối với chúng tôi.

Xin chúc sức khỏe và hạnh phúc,

Tư Gia, 20h48' ngày thứ Ba, 22/4/2014 

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

TÀI KHOẢN PAYPAL CỦA QUỸ TÂY DU - GO WEST FOUNDATION - ĐÃ CÓ



Chào các bạn,

Tài khoản Paypal đã được đăng ký thành công vào hôm qua bên Hoa Kỳ là ngày 18/4/2014 thuộc về ngày 19/4/2014 tại Việt Nam. Hiện tài khoản đã có $600 do 2 mạnh thường quân cũng là những thành viên trong Hội Đồng ở Hoa Kỳ đóng góp để lo cho chi phí đăng ký bản quyền logo và giấy phép đăng ký tổ chức.

Tài khoản này đã được nhúng vào mục DONATE trên website của Quỹ Tây Du, và hoạt động tốt. Những con số đóng góp này đã được thử qua trên website.

Hiện còn những mạnh thường quân tại Hoa Kỳ sẽ tặng thêm tiền để lo những khoản khác, nhưng chưa đến lúc bơm tiền thêm. Chúng tôi sẽ minh bạch tiền bạc các khoản chi cho toàn thể mọi người rõ.

Xin cảm ơn 2 mạnh thường quân giàu lòng nhân ái tại Lousiana và California. Và xin cảm ơn tất cả mọi người đã và đang quan tâm đến Quỹ Tây Du - Go West Foundation.

BS Hồ Hải.

Asia Clinic, 16h46' Chúa Nhật, 20/4/2014

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

5 TIÊU CHUẨN CỦA MỘT NGƯỜI ĐƯỢC KÍNH TRỌNG Ở PHƯƠNG TÂY


Bài đọc liên quan:
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Mất nước hay diệt vong
+ Cái đáng sợ của mục tiêu dân vận
+ Giao lưu văn hóa và sự phát triển

Xã hội Việt Nam gần đây văn hóa đang trên đà suy đồi. Một kiểu của cô gái quê lên thị thành bị cái choáng ngợp của thị thành biến thành cô cave rẻ tiền. Văn hóa xấu của các nơi xâm thực vào dân Việt rất rõ nét. Đây là một giai đoạn ắt phải có của bất kỳ quốc gia nào đang chuyển mình từ thuần chủng văn hóa hội nhập với văn hóa toàn cầu.

Vấn đề hòa nhập hay hòa tan văn hóa là vấn đề mà hơn ngàn năm nay, tất cả những nhà văn hóa lớn của toàn cầu luôn đưa ra những cảnh báo cho các quốc gia đang phát triển. 

Ở Việt Nam, từ văn hóa Nho giáo du nhập từ Trung Hoa sau ngàn năm nô lệ. Những tam cương, ngũ thường của Khổng Khâu đã định hình hơn ngàn năm qua. Muốn thay đổi, nước Việt đã có cuộc cách mạng văn hóa thời thuộc Pháp do các chí sỹ, và các nhà du học phương Tây đã làm một bước lớn. Câu chuyện đàn ông từ bỏ bím tóc dài do ảnh hưởng tư tưởng nô lệ của nhà Thanh bên Trung Hoa, và sử dụng chữ Quốc Ngữ theo La Tinh do các nhà truyền giáo là những sự hòa nhập tích cực, mà không hòa tan.

Nhưng song hành với những thay đổi tích cực ấy của thời thuộc Pháp, thì vẫn có cái xấu của xã hội chuyển mình. Nó như cơn đau chuyển dạ của người phụ nữ làm thiên chức cho loài người. Chính vì thế, văn học sử của Việt Nam thời này mới có những tác phẩm hiện thực phê phán như Tắt Đèn của Ngô Tất Tố; Chí Phèo của Nam Cao; Quan Phụ Mẫu của Nguyễn Công Hoan; Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng.v.v...

Gần đây, phong trào hiện thực phê phán trong văn học bị đè nén do sự kiểm soát của chính quyền, từ cái đề cương văn hóa của ông Trường Chinh viết ra từ năm 1943. Nhưng văn học tha hóa và méo mó làm văn hóa, đạo đức xã hội suy đồi lại nổi lên như một cuộc chuyển dạ sai lệch, do những con người bị hòa tan bỡi cái văn hóa xấu của phương Tây, mà không biết gạn đục khơi trong để hòa nhập, lại được đẩy lên đến tột đỉnh. Nó nguy hiểm đến nỗi mà một cây cổ thụ của âm nhạc cổ truyền của dân tộc - Nhạc sư Vĩnh Bảo - phải lên tiếng là, nếu văn hóa mất thì sẽ mất nước.

Chính quyền có kiểm soát những tác phẩm mang nặng tính bản năng của loài vật như Bóng Đè của Lê Hoàng Diệu, như Sợi Xích của Lê Kiều Như, Phải lấy người như Anh của Trần Thu Trang, v.v... đã buộc phải có cuộc Tọa đàm về Văn chương và Tình dục do hội nhà văn tổ chức tại Cửa Lò, Nghệ An năm 2012.

Có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tựu trung đi đến một quan điểm chỉ ở bề nổi của một vấn đề lớn là: " Tình dục không phải là vùng cấm của văn chương. Ở đây cần nhắc lại một định đề tưởng như rất cũ nhưng luôn luôn mới không phải là viết về cái gì mà là viết như thế nào". Các nhà văn đã hầu như không đá động đến tư tưởng của tác phẩm văn học. Vì tư tưởng mới là vấn đề quyết định. Chính tư tưởng sẽ ngấm dần làm cho văn hóa hùng cường hay suy đồi.

Gần đây, nổi lên một tác giả họ Phan, tên Tâm, nhưng vì hòa tan với văn hóa phương Tây, mà không hòa nhập, nên cô lấy cái tên của mình là Tâm Phan, và cô cổ súy cho nữ quyền trong hôn nhân và kiếm tìm hạnh phúc cho mình, chỉ vì sau một bữa tiệc với bạn bè, anh chồng và bạn bè lăn kềnh ra ngủ, trong khi cô phải nhìn đống bát đĩa ngổn ngang phải lo thu dẹp. Cô nghĩ rất lung về hạnh phúc, và cô quyết định xách xe đến vũ trường để giải sầu. Tại vũ trường cô nhận chân ra hạnh phúc là gì? Tại sao phải ép mình sống với người đàn ông gia trưởng kia? Và cô quyết định sang ngang. Từ đó, cô đã có nhiều lần lang chạ với đàn ông. Giờ cô đã kiếm được một người đàn ông Tây "lý tưởng" sau vài lần đổ vỡ với anh ta, và nhiều người đàn ông khác. Cuộc đời lang chạ của cô đã trở thành một trường thiên hồi ký nhiều tập ưa thích cho những phụ nữ bất hạnh, và những người trẻ hời hợt về văn hóa sống thế nào để được kính trọng.

Tôi xin kể kinh nghiệm và sai lầm của mình khi tôi từ nhà nước ra tư nhân. Sau khi thành lập doanh nghiệp, tôi tuyển nhân viên cho clinic của mình. Chỉ trong năm đầu hoạt động rất thành công. Tôi không hài lòng với chuyên môn, đạo đức của nhân viên. Là một ông chủ thực sự, tôi sa thải 8 bác sỹ và 4 điều dưỡng. Nhưng những lần tuyển nhân viên bổ sung, tôi không thể nào tuyển được bác sỹ và điều dưỡng tốt bằng 12 người tôi đã sa thải. Tôi biết mình có vấn đề trong quản lý. Tôi phải bỏ ra $2,000 để học khóa quản lý doanh nghiệp trong 3 tháng. Và từ đó đến nay, mọi việc trôi chảy. Vấn đề của một ông chủ là hướng nhân viên đi theo cái Đạo của mình đưa ra để uốn nắn, sửa chữa, chứ không phải là, mỗi lần đạp cứt là một lần chặt chân.

Hạnh phúc của mình, mình phải kiếm tìm và mình phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình sau những kiếm tìm, dù thành công hay lầm lỗi. Nhưng cái đáng nói ở đây là truyền thông chính thống cổ súy cho cô Tâm Phan về việc sống lang chạ để kiếm tìm hạnh phúc. Nó nguy hiểm ở chủ đề tư tưởng của một văn hóa sống thực dụng, gần với bản năng động vật hơn là Người.

Tại sao các tôn giáo có những con đường Chân, Thiện, Mỹ để hướng người theo có đức tin với tôn giáo đến mức họ sẵn sàng tử vì Đạo mà họ đã theo? Đó là những Người lo chuyện giữ lửa cho Đạo phải sống với những giới luật nghiêm khắc để làm gương cho tín đồ.

Trong gia đình cũng vậy, cha mẹ là tấm gương phản chiếu trung thực nhất và gần gũi nhất cho trẻ noi theo - nhất là trẻ bắt đầu tuổi vị thành niên, teenager. Khi trẻ chuyển từ tư duy chân thật sang tư duy lý luận, chính hình ảnh cha mẹ là cái trẻ sẽ đi theo. Không ai trong chúng ta muốn mình bất hạnh với hôn nhân lứa đôi. Nhưng khi đã bất hạnh tan vỡ vì hôn nhân lứa đôi thì, phải nhìn thấy rằng bản thân ta đã có những quyết định sai lầm, hoặc những sai lầm trong đời sống vợ chồng.

Hạnh phúc sau hôn nhân là vấn đề lớn cả đời người. Ngày xưa ông cha ta xem công danh sự nghiệp chỉ là Tiểu Đăng Khoa - thi đỗ chuyện nhỏ của đời người. Nhưng hôn nhân gia đình là Đại Đăng Khoa - thi đỗ lớn của đời người. Cũng giống như một doanh nghiệp theo nghĩa bóng. Vợ chồng ăn đời ở kiếp là, chính bản thân mọi người cần phải sửa mình để cả hai - vợ và chồng là 2 nửa khác nhau về cả truyền thống gia đình, văn hóa giáo dục, hoàn cảnh kinh tế và cả nhân cách sống - phải hòa nhập thành một, chứ không hòa tan theo bên vợ hay bên chồng. Và càng không nên chủ trương phá bỏ hôn nhân để đi tìm "cái mới", mà đôi khi ta lầm tưởng là hạnh phúc hơn.

Văn hóa phương Tây không bao giờ cổ súy kiểu hôn nhân vô đạo - sẵn sàng phá vỡ nó vì một ý vợ hoặc chồng không giống nhau, mà cả 2 nên sửa mình để hòa nhập cuộc sống mới. Điều này thể hiện qua 5 tiêu chuẩn để đánh giá một người được kính trọng rất rõ ràng theo thang điểm từ trên xuống dưới như sau:

1. Một người được kính trọng phải giàu có bằng khả năng thực sự của mình, chứ không phải bằng cái khôn vặt luồn lách trong xã hội đang loạn vì vô đạo, vô luật pháp như ở Việt Nam hiện nay.

2. Người được kính trọng phải có một gia đình hạnh phúc, một vợ một chồng cùng nhau nuôi dạy con để làm gương cho gia đình, dòng tộc và xã hội.

3. Một người được kính trọng phải biết lo cho cái riêng của gia đình mình, và phải biết lo cho cái chung của cộng đồng trên giá trị Mỹ học của cuộc đời: Chân Thiện Mỹ bằng Tài Đức và Sức khỏe của mình.

4. Một người được kính trọng phải có bằng cấp và địa vị xã hội tôn kính bằng chính khả năng của mình, chứ không phải mua bằng bán cấp.

5. Một người được kính trọng phải có các con thành đạt như mình hoặc hơn mình bằng sức tự thân của chúng, chứ không phải cha mẹ nâng đỡ, hoặc cha làm thầy mà con đốt sách.

Nhìn lại 5 tiêu chuẩn trên ta thấy, phương Tây hay phương Đông đều có chung một giá trị nhân bản và thẫm mỹ về cuộc sống của con người.

Giao lưu văn hóa để phát triển là điều không ai chống lại. Nhưng giao lưu văn hóa để hòa nhập, chứ không phải để hòa tan. Hòa tan văn hóa là sụp đổ và suy vong. Bao nhiêu quốc gia đã bị diệt chủng không phải vì không còn sắc tộc đó sống, mà vì nền văn hóa của dân tộc đó đã bị diệt vong.

Tôi không có oán thù gì với đạo diễn Lê Hoàng, cô Tâm Phan và cả đài truyền hình Việt Nam kênh VTV3. Thậm chí tôi còn phải học hỏi nghị lực sống và sức bật của cô Tâm Phan, nhưng đem cuộc đời lang chạ của mình ra để dạy một nét văn hóa bị hòa tan cái xấu của phương Tây, cho xã hội đang suy đồi văn hóa là một trọng tội với văn hóa dân tộc,. Khi việc làm ấy chỉ vì hám danh, và kiêu ngạo sai lầm của nền văn hóa giáo dục xã hội ta hiện nay.

Thế nhưng không biết vô tình hay cố ý, mà vai trò truyền thông chính thống của xã hội ta đang làm việc gì đây, khi chương trình "Chuyện Đêm Muộn" phát sau 23h đêm ngày 19/4/2014 vừa qua, của đạo diển Lê Hoàng phỏng vấn cô Tâm Phan, và cổ võ một người sẵn sàng phá bỏ hạnh phúc gia đình, để đi kiếm tìm hạnh phúc theo ý mình? Như thế có là cổ võ cho một cuộc sống ích kỷ cá nhân, và phá bỏ đạo đức rường cột của văn hóa nhân bản của xã hội không, đôi khi chỉ vì chuyện câu khách của đài truyền hình, và chuyện bán hồi ký của một cuộc đời, nếu không nói là tấm gương xấu cho xã hội?

Cái đáng sợ của nguyên lý Phá và Xây là, phá thì trong chốc lát, nhưng xây thì rất lâu. Nhưng càng đáng sợ hơn là, với văn hóa phá nát chỉ gần 40 năm qua, chúng ta phải xây bằng vài thế kỷ chưa chắc đã trở lại thời thập niên 1960 ở cả 2 miền đất nước!

Câu chuyện đến đây xin dành cho những người đọc, những người làm văn hóa nước nhà, và nhà cầm quyền phán xét, phải nên làm gì cho văn hóa Việt trong lúc này?

Asia Clinic, 11h29' Chúa Nhật, 20/4/2014

CÔNG BỐ NGÀY THÀNH LẬP CHÍNH THỨC QUỸ TÂY DU - GO WEST FOUNDATION

Bài đọc liên quan:

Thân chào các bạn,

Sau khi 2 hội đồng bàn bạc và đi đến quyết định là Quỹ Tây Du - Go West Foundation - sẽ chính thức khai trương ngay sau 0h ngày 04/5/2014 tại Hoa Kỳ, tức trưa ngày 05/5/2014 tại Việt Nam, vì nhiều lý do:

1. Quỹ Tây Du là một tổ chức phi chính trị, phi lợi nhuận. Nên không thể khai trương đúng ngày 30/4.

2. Do tình hình hoàn chỉnh website với nhiều nội dung phải có và sẽ có thể có 3 ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp. Nên chúng tôi không thể công bố khai trương Quỹ Tây Du vào ngày 30/4.

3. Do ngày 30/4 là ngày có triệu người vui, mà cũng có triệu người buồn. Nên chọn ngày này sẽ không thể làm hài lòng cho cả dân tộc Việt trên toàn cầu.

4. Do địa chỉ email có ID là gowestfoundation đã bị chiếm đoạt trước đó. Nên chúng tôi sử dụng địa chỉ khác: quytaydu@gmail.com.

5. Tài khoản Paypal đã lập và đã nhúng vào website của Quỹ, nhưng còn nhiều vấn đề hoàn thiện về pháp lý tại Hoa Kỳ, theo tư vấn của luật sư của Quỹ.

Với 5 lý do rất chính đáng trên, tôi xin đại diện cho Quỹ Tây Du xin được cúi đầu tạ lỗi với mọi người là, ngày chính thức khai trương Quỹ Tây Du sẽ là sau 0h ngày 04/5/2014 giờ Hoa Kỳ, tức giữa trưa ngày 05/5/2014 tại Việt Nam. Đây là thông báo chính thức cuối cùng không thay đổi.

Xin chân thành cảm ơn. Chúc cho Quỹ sẽ phát triển và trường tồn, dân tộc và đất nước Việt sang một trang mới với tư duy hòa nhập, nhưng không hòa tan, tự lực, tự cường bằng chính sức mạnh của thế hệ trẻ tương lai.

Asia Clinic, 9h32' ngày Chúa Nhựt, 20/4/2014

CHUYỆN SỞI CHỈ LÀ CHUYỆN NHỎ NHƯ CON THỎ

Bài đọc liên quan:

Mấy hôm nay lo cái Quỹ Tây Du, mặc dù nhiều bạn hỏi, sao không viết bài về dịch sởi? Nay rảnh viết vài dòng để bà con an tâm. Tôi xin trả lời ngắn gọn như thế này cho dễ hiểu.

Trong dịch lây lan có 3 con đường lây lan: nước, máu và không khí. Nước và máu thì khống chế dễ. Không khí thì vô phương, vì làm sao bắt không khí không di chuyển theo gió? Nên chỉ khoanh vùng dịch, cấm di chuyển dân số từ vùng bệnh sang vùng khác là biện pháp tốt nhất. Sau đó giập dịch chỉ 1 tuần là xong bén, chả có gì ầm ĩ. Chuyện đó là chuyện của Bộ Y phải lo.

Nhưng không khí phải phù hợp thì nó mới lây lan, chứ không phải không khí nào sởi cũng có thể lây lan.

Cơn rét Nàng Bân ở miền Bắc vừa rồi là nguyên nhân gây dịch sởi. Vì con virus nói chung, sởi nói riêng chỉ sống ở thời tiết lạnh. Nhiệt độ tốt nhất cho virus sống tốt trong không khí là dưới 25 độ C. Tốt nhất là khoảng từ 4 đến 8 độ C.

Trời Sài Gòn luôn 35 - 36 độ C thì sởi nó bỏ chạy té khói, không thì nó chết. Với nhiệt độ Sài Gòn hiện nay, con sởi bay ra không khí mà không có nơi cư ngụ thì chỉ 30 giây là nó chết. Nên đừng lo chỗ nóng như từ miền Trung trở vào. 

Vậy chuyện sởi chỉ cần khoanh vùng và tiêu diệt là sẽ ổn thôi. Nếu cần, cử ngay những đội điều trị lưu động đến ngay tâm vùng dịch điều trị tại chỗ, để bà con không mang mầm bệnh đi nơi khác. Chuyện nhỏ, nhưng không hiểu sao bộ Y lại lúng túng các bạn ợ.

Nhưng tôi nghĩ, mọi người cũng nên thông cảm cho bộ trưởng Y tế. Nếu công bố dịch sởi thì sợ du lịch mất tiền, phải thông cảm thời sụp đổ kinh tài. Khác với tụi giãy đành đạch mà không chết, xứ cộng chả biết làm gì có tiền, nên chuyện công bố dịch là chuyện của các nhà chính trị theo Quyết định số 64/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện công bố dịch, trong đó quy định rõ sởi là dịch bệnh nhóm B, nên việc công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh và khả năng kiểm soát của địa phương, chứ không phải của ngành Y.

Hehehe, hết bài.

Một số hình ảnh sởi tiêu biểu






Asia Clinic, 14h11' ngày thứ Bảy, 19/4/2014

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

CHUYỆN CÓ THẬT VỀ ĐÓNG GÓP QUỸ TÂY DU

Thêm chú thích
Bài đọc liên quan:
+ Công bố logo chính thức của Quỹ tây Du - Go West Foundation
+ Thông báo về Quỹ Tây Du - Go West Foundation
+ Cần một quỹ tây du cho thế hệ trẻ Việt nam

Mình rất yêu nhiều Ông/Bà dưới miền Tây một cách kính cẩn và chân thành. Kể cả có người sai đứa con đến tận clinic để đưa tiền. Nhưng chiều nay, có một anh ở dưới miền Tây đọc blog mình tức tốc đi xe đò lên bảo: 

"Qua lên xem thằng em mần ăn ra sao mà cho ra đời cái gì Du Tây, Du tiết hay quá xá. Qua bán mấy dạ thóc lấy 500 ngàn gửi chú em cất dùm, coi đứa nào học giỏi đưa nó dùm qua"

Mình bảo, ông anh ui, cho em chụp tấm hình chung để em đưa lên mạng. Ông ấy bảo, thôi, qua chưn lấm tay bùn lên làm gì? 

Mình bảo em không được lấy, vì phải đóng qua mạng internet công khai tài chính. Em hoàn toàn không đụng tới tiền. Tiền gửi qua cái quỹ đặt ở bên Mỹ. Đứa nào học giỏi lấy được học bổng một nửa, mà nhà nghèo thiếu tiền đóng nửa còn lại, thì em viết thư yêu cầu, sau khi kiểm tra thực tế. Lúc đó, bên Mỹ họ sẽ xét duyệt để chi ra nuôi nó ăn học. Anh về bảo con cháu nó đọc bài theo dõi 30/4/2014 tụi em có bài cho ông anh hiểu nhen. 

Ông bảo, mày dậy mà được. Tao ưng bụng. Giờ nhậu một phát rồi tao dề quê. 

Mình bảo, thôi anh dề quê đi, em đi uống cà phê với anh, nhưng em bao nha. Có gì gọi cho em chứ đừng đi lên như thế này cực thân lắm. 

Ông ấy bảo, tao lên là để xem mặt mày. Thấy mặt mày trông bợm trợn, tướng mày được là tao ưng cái bụng tao dề. Khà khà...

Thế mà xin chụp tấm hình kỷ niệm thì không cho. Đời có nhiều chuyện rất tréo ngoe, phải không các bạn.

Thương chưa? 

Asia Clinic, 19h26' ngày thứ Sáu, 18/4/2014

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO VỀ THÔNG TIN SAI LỆCH VỀ ASIA CLINIC


Tôi xin thông báo, hiện clinic của tôi vẫn đang hoạt động tại địa chỉ cũ là 891 Kha Vạn Cân, P Linh Tây, Q. Thủ Đức, TPHCM. Mọi thân chủ muốn tìm đến thì vào website có bản đồ chỉ dẫn đường đi khi rolling chuột xuống phía dưới giao diện của trang web:

http://www.asiaclinic.net/

Hiện nay có một tin nhắn bất hợp pháp cho các thân chủ của tôi cả trong và ngoài nước là tôi đã di dời đến một địa chỉ khác. 

Sáng nay tôi nhận được 2 cuộc gọi của 2 thân chủ của tôi, một mở Hoa Kỳ, một ở Úc gọi về hỏi, tôi mới biết tin này. Nếu ai nhận được tin nhắn này thì xem như đó là tin nhắn lừa đảo. 

Tôi đã điều tra, và biết ai đã nhắn tin này, cả họ tên, nơi cư ngụ. Anh ta là một bác sĩ đồng nghiệp đàn em sau tôi 10 năm. Nhưng điều đó không quan trọng với tôi, chỉ thương người bệnh lo lắng như gà con mất Mẹ.

Tôi viết thông báo này để cho người đồng nghiệp kia biết rằng, nếu còn tái diễn tôi sẽ cho anh ta hết hành nghề Y!

Khi nào có ý định di dời tôi sẽ thông báo sau.

BS Hồ Hải kính báo. Xin cảm ơn đã đọc thông tin này.


Asia Clinic, 12h02' ngày thứ Sáu, 18/4/2014

CÔNG BỐ LOGO CHÍNH THỨC CỦA QUỸ TÂY DU - GO WEST FOUDATION

Bài đọc liên quan:

Logo của Quỹ Tây Du - Go West Foundation được nhà thiết kế chuyên nghiệp Qách Anh làm chỉ trong một đêm sau khi đọc những gì tôi mong ước và đề nghị trên Facebook hôm thứ Bảy, 12/4/2014. Nó thể hiện cách điệu từ chữ G trong chữ Go thành trang sách + chữ W trong chữ West nảy mầm sống các thế hệ trẻ tương lai Việt.


Chào các bạn,

Đây là Logo chính thức của Quỹ Tây Du - GO WEST Foundation - chính thức được thể hiện trên mọi chất liệu và website mà tôi đã nhận lúc 2h sáng nay. Chúng tôi đã chính thức đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho nó tại Hoa Kỳ.

Sự may mắn của Quỹ tây Du là việc chúng ta làm là việc nghĩa lớn. Nên bước đầu có sự ủng hộ của hầu hết tất cả các tầng lớp trí thức tinh hoa ở trong và ngoài nước. Cho nên, nếu chỉ tính riêng thiết kế logo không thôi, về việc đặt hàng tính tiền thì tốn kém không nhỏ, nhưng chúng ta đã được Quách Anh là một nhà thiết kế chuyên nghiệp làm tặng. Nó cho thấy người Việt mình không thiếu những con người tài năng và tốt bụng. Họ sẵn sàng làm việc vì nghĩa lớn vô vụ lợi.

Nếu các bạn so sánh ý nghĩa và hình ảnh Logo không thôi giữa của GWF và của tập đoàn lớn của nhà nước Việt Nam thì sẽ thấy ý nghĩa và mức độ nghệ thuật chênh lệch ở mức nào?

Chúng tôi cũng đã đăng đàng một trang Facebook cho Quỹ Tây Du - Go West Foundation - từ hôm qua 17/4/2014 từ một bạn trẻ có tấm lòng cho thế hệ tương lai.

Tôi rất hy vọng một tương lai tốt đẹp và trường tồn của Go West Foundation.

Hãy chúc cho thế hệ trẻ Việt Nam và nước Việt một tương lai tốt đẹp.

Tư gia, 6h29' ngày thứ Sáu, 18/4/2014

CÓ NÊN MUA NHÀ HIỆN THỜI CHƯA?

Bài đọc liên quan:
+ Thư gửi Hiệp hội bất động sản của Alan Phan
+ Hãy để nó chết đi
+ Trung Hoa có là cường quốc kinh tế?

Có một bạn trẻ hỏi: "Cháu chào bác sĩ. Cháu xin phép hỏi bác 1 việc. Hiện nay ngân hàng đang hạ lãi suất, bất động sản cháu cũng rõ lắm. Cháu đang tính sẽ mua nhà ra ở riêng (vợ chồng cháu đang ở cùng bố mẹ). Cháu muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Thời điểm hiện nay cháu có nên mua nhà không ạ?"

Tôi xin trả lời như sau:

Làm việc gì cũng vậy. Phải hiểu bản chất của vấn đề, thì làm. Hay nói cách khác là phải dựa trên tư duy triết học. Vấn đề bất động sản hiện nay nằm ở cặp phạm trù bản chất và hiện tượng. Không hiểu bản chất và hiện tượng của vấn đề thì không nên làm. Vì làm mà không hiểu bản chất của vấn đề mình làm thì sẽ thua thiệt.

Bản chất của bất động sản là sân sau của ngân hàng. Ngân hàng lại là sân sau của các trự ăn chia. Vì hầu hết các doanh nghiệp bất động sản nước Việt lâu nay là tay không bắt giặc bằng "mối quan hệ" thông qua tham nhũng. Nên chỉ cần có 1 sấp giấy đầy chữ được gọi là dự án, là có đất được đảng cho phép các "đại gia" đi cướp đất từ dân. "Đại gia" lấy đất cướp đó đem thế chấp ngân hàng để làm "dự án".

Giá trị miếng đất giải tỏa, đền bù chỉ có 1 đồng thì vay ngân hàng khoảng từ 50 đến 100 đồng, để lo cho nhiều việc như: xây dựng, thiết kế và hối lộ cho dự án khả thi. Hậu quả là đẩy giá đất, giá nhà lên cao ngất trời hơn số tiền vay ngân hàng gấp vài đến chục lần nữa, và chỉ làm sơ sài đường xá, cống, điện là bán lúa non cho nhà đầu cơ. Lấy tiền nhà đầu cơ để xây nhà và hoàn vốn, rút vốn ra chuyển đi một nơi xa xăm nào đó - rửa tiền. Từ nhà đầu cơ đẩy thêm một lần nữa cao hơn từ 25 đến 50% mới đến tay ngườ tiêu dùng. Khi bất động sản đã thu gôm hết tiền của nhà đầu cơ thì thị trường bão hòa, không ai trong dân có đủ tiền để mua.

Cho nên giá nhà hiện nay vẫn còn cao ngất ngưởng vì, do nhà đầu tư đội giá như đã viết ở trên. Hơn nữa, nếu hạ giá bất động sản thì trị giá thế chấp ngân hàng làm bất động sản từ 100 đồng chỉ còn lại 1 đồng. Lúc đó, ngân hàng sẽ sụp đổ vì đã cho vay vốn cho bất động sản lớn hơn nhiều lần giá trị thực.

Theo thống kê của toàn thế giới thì, giá nhà đất bắt đầu bảo hòa khi giá 1 căn chung cư cao cấp gấp 3,5 lần GDP/đầu người/năm của quốc gia đó. Giá nhà bắt đầu bảo hòa khi giá một căn nhà gấp 5 lần GDP/đầu người/năm. Khi giá căn chung cư lên 5 lần GDP/đầu người/năm và 10 lần GDP/đầu người/năm cho giá nhà, thì đó là thời điểm Minsky đã đến. Năm 2008, giá căn hộ chung cư của Hoa Kỳ lên gấp 5 lần GDP/đầu người/năm, và giá nhà tăng gấp 8 lần GDP/đầu người/năm là lúc bong bóng bất động sản nổ tung, vì dân Mỹ trung lưu làm cả đời cũng không thể có một căn nhà! Buộc Obama phải tuyên bố Đại Khủng Hoảng vì những yếu tố khác đi kèm, như nợ công quốc gia.

Hiện GDP/đầu người/năm của Việt Nam khoảng 2,000USD, như vậy giá căn chung cư chỉ nên là 7,000USD/căn, và giá căn nhà khoảng 10,000USD/căn. Nhưng ta thấy, giá căn hộ chung cư chỉ cần 1 mét vuông thôi đã cao hơn GDP/đầu người/năm. Nên giá bất động sản ở Việt Nam là giá ảo và rất ảo, nó là ngòi nổ cho ngân hàng tài chính rơi vào thời điểm Minsky.

Về bản chất thì, kẻ đầu tư chính cho bất động sản là tất cả các ngân hàng chứ không phải kẻ làm dự án, hay nhà đầu cơ. Toàn bộ hệ thống nhân hàng là sân sau của kinh tế quốc doanh, chứ không có cái ngân hàng nào là của tư nhân. Ngoại trừ 5 ngân hàng nước ngoài, và 2 ngân hàng trong nước trong lịch sử 28 năm cỡi trói - 2 ngân hàng tư nhân thực sự đó là, Ngân hàng Việt Hoa bị diệt từ đầu thập niên 2000s, và nay thì Sacombank đã bị thủ tiêu.

Bong bóng bất động sản lâu nay đang phình to, nhưng chưa nổ vì ngân hàng đang khoanh nợ, đảo nợ cho nhà làm dự án, và nhà đầu cơ, nhằm tự cứu ngân hàng, kéo dài sự sống con nợ để mong chờ có phép màu từ thiên đàng. Ngoài ra trò sáp nhập ngân hàng để dùng lá rách đùm lá nát - ngân hàng nợ xấu ít gánh ngân hàng mất khả năng thanh khoản, biến cục nợ xấu nhỏ thành cục nợ xấu to. Cách này đang kéo dài con bệnh sắp tử vong thành hấp hối với những liều thuốc tăng thu thuế phí, điện, nước, xăng dầu do đảng độc quyền ăn chia đối với dân chúng. Nhưng quỹ lương công chức ngày càng phình to, do tinh giảm biên chế 1 nhưng tăng thêm biên chế là 2, sức dân nào chịu nổi? Nên giá nhà chưa chịu hạ. Và ngân hàng đang là cái đích cuối cùng khi sức chịu đựng nợ xấu do bất động sản gây ra.

Thật lạ, ở một quốc gia mà GDP/đầu người/năm < 25 lần so với Hoa Kỳ, nhưng giá nhà cao hơn Hoa Kỳ gấp 25 lần, thì làm sao không sụp đổ nền kinh tế? Nhưng biết làm sao đây? Hạ giá nhà đất thì ngân hàng sụp, mà không hạ giá thì ôm nhà đất như con ếch muốn to thành con bò, ngân hàng cũng bể bụng - tiến thoái lưỡng nan!

Và theo dự đoán của tôi thì năm nay, và năm sau 2015, là năm mà hệ thống tài chính ngân phải sáp nhập để ngăn ngừa sụp đổ, vì không còn đủ khả năng ôm nợ xấu đang phình to. Trong khi đó, ngân hàng vay của dân, nhưng lại không có khách hàng đi vay, và không có khu vực đầu tư kiếm lãi. Ngân hàng vừa phải tự ăn thịt mình, vừa phải ôm nợ xấu của bât động sản ngày càng phình to. Nên phải nổ bong bóng nếu không hạ giá bât động sản sớm trước quý 3 năm 2014.

Các nhà dự đoán nổi tiếng cho rằng tài chính ngân hàng sẽ làm cho chính trị Việt Nam có thể có động loạn trong năm 2016. Đi sau Việt Nam sẽ là Trung Hoa vào khoảng 2019. Nhưng dự đoán vẫn là dự đoán, không có gì chắc chắn cả.

Song có thể kết luận là, thời điểm hiện nay không và chưa phải là thời điểm để mua nhà. Hãy chờ ngân hàng bức sô tịch thu bất động sản bán thanh lý giá rẻ để tự cứu ngân hàng, lúc đó là lúc mua nhà thích hợp.

Chúc may mắn,

Asia Clinic, 15h39' ngày thứ Năm, 17/4/2014

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

ĐỊNH MỆNH VIỆT NAM 3

Người dịch Trà Điêu từ Blog Xuyên Sơn

Bài đọc liên quan:

Trên thực tế, sự tồn tại tiếp tục của chính thể cộng sản trên bề mặt của một Việt Nam đang ở triền dốc của chủ nghĩa tư bản một phần nào có thể được giải thích là bởi lòng tin nơi tính quốc gia của đảng, một đảng từng lãnh đạo đất nước trong các cuộc kháng chiến chống lại Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa, như là trường hợp của Tito đối với Nam Tư hay Enver Hoxha đối với Albania, Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đi lên từ trong nước chứ không phải được đặt ngồi cai trị xứ sở bởi một đội quân xâm chiếm, như tại nhiều các quốc gia cộng sản còn lại. Hơn nữa, những người cộng sản Việt Nam luôn thể hiện sự tương đồng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với triết lý Khổng giáo, điều được xem trọng bởi gia đình và chính quyền. “Chủ nghĩa dân tộc được xây trên nền tảng Khổng giáo,” Lê Chí Dũng từ Bộ Ngoại giao nói. Neil Jamieson viết rằng “cái đặc tính “chuyên chế” chung ấy của người Việt Nam” mang dáng vẻ của một vài “trật tự đạo đức” cơ bản, đã được xác định trên thế giới.” Điều đó đến phiên nó, liên quan đến tinh thần chính nghĩa [chinh nghia, được tác giả viết trong nguyên bản tiếng Anh], có thể tạm dịch như là một nghĩa vụ xã hội, đối với gia đình của mỗi người và đối với một nhóm liên kết rộng hơn.

Một lý do khác khiến chủ nghĩa cộng sản bền vững ở đây chính là do bản chất thực sự của nó đã không còn, và một cuộc nổi dậy hiện nay là không cần thiết, dĩ nhiên sẽ phải trả giá cho một sự cải cách không đầy đủ. Việt Nam ở trong hoàn cảnh tương tự Trung Quốc: lãnh đạo bởi một Đảng Cộng sản có tất cả mọi thứ nhưng đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, và có một khế ước xã hội áp đặt lên dân chúng, qua đó đảng đảm bảo mức thu nhập đời sống cao hơn hoặc được giữ nguyên trong khi người dân đồng ý không phản kháng quá mức. (Việt Nam cuối cùng cũng không thể khác được Trung Quốc, do họ đã cùng dấn vào những trải nghiệm tương đồng: giải phóng cho giới tư bản giàu có trong một đất nước cai trị bởi đảng cộng sản.)

Hẵng nghĩ về điều này, ở đây đã có một xã hội đã đi từ chỗ phải đong đếm khẩu phần đến chỗ trở thành một trong những nơi có nguồn lương thực thặng dư lớn nhất thế giới trong vòng chỉ một phần tư thế kỷ. Việt Nam hiện nay về mặt thống kê thuộc nhóm các nước có thu nhập thấp hơn mức trung bình với GDP bình quân đầu người là 1.100 USD. Thay vì chỉ có một nhân vật lãnh đạo bị căm ghét với hình ảnh luôn xuất hiện mọi nơi, như trường hợp xảy ra tại Tunisia, Ai Cập, Syria và một số nước A rập khác, tại đây là hình thức tam đầu chế ít lộ diện của các lãnh đạo – Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, và Thủ tướng – và dẫn dắt một sự tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7% từ năm 2002 đến năm 2012. Ngay vào thời Đại suy thoái năm 2009, kinh tế nội địa có mức tăng trưởng 5.5%.  “Đó là một trong những kỷ lục ấn tượng nhất của các nước đang giảm nghèo trong lịch sử thế giới.” Một nhà ngoại giao Phương Tây phát biểu thế. “Họ đã chuyển từ đi xe đạp lên xe máy.” Điều đó đối với họ có thể là dân chủ. Và thậm chí nếu không phải thế, một người có thể nói nền độc tài của Việt Nam và Trung Quốc  không cướp bóc thành quả lao động của nhân dân như cái cách đã xảy ra tại Trung Đông. “Giới lãnh đạo Trung Đông ẩn mình trong tháp ngà quá lâu và để đất nước nằm trong tình trạng khẩn cấp hàng chụp thập kỷ, và điều đó không xảy ra ở đây,” một cựu viên chức cao cấp Việt Nam nói với tôi. “Nhưng vấn đề của tham nhũng, hố chênh lệch thu nhập sâu, thất nghiệp giới trẻ cao thì chúng tôi chung tình cảnh với Trung Đông.” Sự đe dọa đối với Đảng Cộng sản ở đây ít mang nguy cơ Mùa xuân A rập hơn cuộc nổi dậy của sinh viên xảy ra tại Trung Quốc năm 1989, thời gian mà lạm phát xảy ra tại Trung Quốc cũng cao như tại Việt Nam cho đến những năm gần đây, khi bệnh tham nhũng và thói con ông cháu cha được dân chúng nhận diện là không thể kiểm soát: trường hợp này lặp lại với Việt Nam. Và rồi, viên chức đảng cũng lo ngại rằng cải cách chính trị sẽ lái họ rơi vào lại con đường của Nam Việt Nam đã đi trước năm 1975, khi mà một chính phủ yếu, bị chia xẻ bởi nhiều phe cánh, đã dẫn đến việc đất nước sụp đổ; hoặc như Trung Hoa thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với một chính quyền trung ương yếu ớt đã dẫn đến việc bị ngoại bang đô hộ. Do vậy, các viên chức Việt Nam công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Singapore: một quốc gia-tập đoàn độc đảng thống trị đưa đến sự kỷ luật và một chính phủ trong sạch, là một cái gì mà một chính thể tham nhũng đang ngự trị như tại Việt Nam còn đang còn ở rất xa.

Mô hình Singapore đã thể hiện rõ ràng trước mắt  tôi qua Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore, cách Thành phố Hồ Chí Minh (hay còn gọi là Sài Gòn như tất cả những ai không liên quan đến các viên chức chính phủ) hai mươi dặm. Tôi chứng kiến hình ảnh một thế giới tương lai với những con đường quy hoạch chạy theo lề phải, được bảo trì và chăm sóc tốt, trong một môi trường được bảo vệ an ninh đầy đủ, tại đó 240 xí nghiệp sản xuất đến từ Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu, và từ Mỹ chế tạo ra dụng cụ golf cao cấp, vi mạch điện tử, y phẩm, giày cao cấp, điện máy không gian, và nhiều thứ khác. Trong giai đoạn mở rộng tiếp theo, các căn hộ cao cấp được lên kế hoạch xây tại chỗ cho lao động nước ngoài sống và làm việc. Một giám đốc sản xuất người Mỹ ở đây nói với tôi rằng công ty của ông ta chọn Việt Nam cho những vận hành kỹ thuật cao của họ qua một quá trình sàng lọc: chúng tôi cần hạ giá thành lao động. Chúng tôi không muốn đặt xưởng ở Đông Âu hay Châu Phi [nơi không có người lao động châu Á]. Tại Trung Quốc thì chi phí nhân công đã bắt đầu tăng cao. Indonesia và Malaysia theo đạo Hồi, và điều đó đã làm chúng tôi lo ngại mà tránh xa. Thái Lan gần đây trở nên bất ổn. Và Việt Nam hiện ra trước chúng tôi: nó giống như Trung Quốc hai thập kỷ trước, đang ở ngưỡng của sụ bùng nổ.” Ông ta nói thêm: “Chúng tôi đưa cho những nhân viên người Việt các bài test độ thông minh. Điểm của họ cao hơn các công nhân của chúng tôi ở Mỹ.”

Có ba Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore khác ở đất nước này, mà mục tiêu là đem các tập đoàn, đem sự sạch sẽ hoàn hảo, đem môi trường xanh, và mô hình quản lý phát triển kiểu Singapore đến cho Việt Nam. Nó nằm trong số bốn trăm Khu công nghiệp trên khắp Việt Nam, từ nam chí bắc, và tất cả chúng dù to hay nhỏ đều thể hiện việc thúc đẩy cùng một giá trị của mô hình quản lý theo kiểu Phương Tây và tính hiệu quả. Các siêu đô thị hiện tại là Sài Gòn và hành lang Hà Nội – Hải Phòng không thể tái sinh để mọi thứ có thể hoàn hảo hơn, những tồn tại của chúng không thể hoàn toàn loại bỏ: tương lai là các thành phố mới sẽ chia bớt sức ép dân số của các thành phố cũ. Sự hiện đại thực sự phải có nghĩa là phát triển nông thôn sao cho ít người muốn chuyển từ đó lên thành phố sinh sống hơn. Những Khu công nghiệp đó, với Singapore như hình mẫu chính, sẽ giúp thay đổi nông thôn Việt Nam. Do toàn bộ mong muốn của họ là có thể tự trang bị, nên họ đã đem theo với họ cả hạ tầng, như điện và nước, và cả một cửa hàng tiện ích cho các xí nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm giấy phép từ chính phủ.

Trong khi Việt Nam thống nhất về mặt chính trị qua việc những người cộng sản Bắc Việt chiếm được Sài Gòn và đổi tên nó thành Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1975, thì chỉ bây giờ, qua các khu công nghiệp và các ý nghĩa khác của sự phát triển, Việt Nam mới trở nên thống nhất về kinh tế và văn hóa, qua một tiêu chuẩn toàn cầu về sản xuất đã liên kết Hà Nội và Sài Gòn. Bởi vì giai đoạn mới nhất này của phát triển liên quan đến đầu vào trực tiếp từ các con hổ kinh tế Châu Á khác, Việt Nam trở nên hội nhập ngày càng nhiều với phần còn lại của khu vực và qua đó trở nên dễ dãi hơn với sự mất mát một phần chủ quyền mà một ASEAN lớn mạnh hơn trong tương lai có thể dẫn tới.

“Tinh thần dân tộc của Việt Nam chỉ chĩa vào Trung Quốc, một kẻ thù lịch sử, chứ không về phía các quốc gia khác trong khu vực,” Đặng Thành Tâm, một nhà doanh nghiệp hàng đầu Sài Gòn, nói với tôi. Tâm ngồi trước một bàn làm việc trống trải, sử dụng hai smartphone gần như cùng lúc, là hiện thân của Sài Gòn mới, mà, do việc mất  đi vai trò thủ phủ chính trị vào năm 1975, đã từ đó trở về sau đã dành hết tiềm lực của mình hoàn toàn cho thương mại. Trong lúc Hà Nội là Ankara của Việt Nam, Sài Gòn chính là Istanbul. Saigon Invest Group của Tâm đại diện cho hơn tỷ đô la đầu tư vào các khu công nghiệp, lĩnh vực viễn thông, sản xuất, và hầm mỏ.  Ông ta vừa khởi công hai mươi lăm khu công nghiệp dọc suốt hành lang nam – bắc Việt Nam. Ông nói với tôi: “Tương lai thuộc về sự phi tập trung hóa đi đôi với một chính phủ có trách nhiệm hơn, và gắn liền với một tỷ lệ sinh đẻ còn cao đối chiếu với dân số già của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.”

Trong khi ở Hà Nội bạn nghe nói đi nói lại là Việt Nam mong muốn trở thành một thế lực trong khu vực và một quốc gia quan yếu, tại Sài Gòn bạn sẽ nhìn thấy sự thể hiện của điều đó. Mọi thứ đều ở một quy mô to hơn ở Hà Nội, đường sá rộng rãi với cửa hiệu lập lòe đèn sáng, các salon bán ô tô đời mới, các nhà cao tầng được bao phủ bởi kính và thép. Những quán bar đầy phô trương, những tiệm ăn quy mô to lớn thể hiện hơi hướng Pháp, với chút gì đó cáu kỉnh tinh quái của một thành phố cựu thuộc địa Pháp. Khách sạn Continental, khung cảnh chính của tác phẩm Một người Mỹ trầm lặng năm 1955 của Graham Greene, và là nơi trú đóng của các ký giả ngoại quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam, - với sự hiện hữu của một sảnh cưới trắng toát và những chiếc cột kiểu tân cổ điển đang thì thầm nhỏ nhẹ và cười nhạo quá khứ - đơn giản là đã khuất lấp giữa những cám dỗ mới và những biển hiệu khách sạn mới mọc lên.

Thống kê của Mỹ nửa thế kỷ trước cho thấy Sài Gòn có 2,5 triệu dân và GDP đầu người là 180 USD; bây giờ có dân số tám triệu người, và GDP đầu người là 2,900 USD. Sài Gòn chiếm một phần ba GDP cả nước, mặc dù dân số chỉ chiếm một phần chín. Một trăm tỷ đô la sẽ được đổ vào đây cho một trung tâm thành phố mới quy hoạch bởi một công ty từ Boston, với một tòa nhà trăm tầng và năm cây cầu cùng đường hầm mới. Một công ty Nhật đang xây dựng hệ thống tàu điện ngầm với sáu tuyến. Các viên chức từ Viện Nghiên cứu Phát triển Sài Gòn nói với tôi rằng họ nhấn mạnh yếu tố phát triển “phù hợp”: một mô hình “xanh” với một hệ thống “toàn cầu – khu vực.” Những khu vực hạn chế sẽ ra đời, cũng như sẽ không cho sử dụng xe gắn máy và ô tô tư nhân tại nhiều nơi thuộc trung tâm thành phố mới và cũ. Lại một lần nữa mô hình Tập đoàn Singapore  lại được dẫn chiếu, để nói về một thành phố “đẳng cấp thế giới” nhưng già cằn về mặt thẩm mỹ học, với một sân bay mới và trung tâm trung chuyển hàng hóa đường không cho Đông Nam Á, và một hải cảng với công suất lớn hơn.

Hà Nội là kỳ vọng về địa chính trị và quân sự, Sài Gòn thịnh vượng kiểu tư bản sẽ không bao giờ thành hiện thực nếu thiếu đi kỳ vọng đó. Một Sài Gòn Mở rộng [hay Sài Gòn To lớn hơn, người dịch thêm vào]  sẽ là một mô phỏng của Singapore  giúp cho Việt Nam đối chọi lại với Trung Quốc, đối thủ và kẻ bắt nạt lịch sử. Đó chính là thông điệp ở đây.

Dĩ nhiên, Sài Gòn Mở rộng còn là một điều mất rất lâu để đạt được. Việt Nam hiện nay còn đang ở giữa cơn khủng hoảng kinh tế tương tự như trường hợp của Trung Quốc: trong khi cả hai đảng cộng sản đã đem đến cho nhân dân những gặt hái ấn tượng về mức sống trong những thập kỷ gần đây, những tiến bộ tiếp theo đòi hỏi những cải cách sâu sắc và tự do hóa chính trị, điều đó sẽ tạo nên những thách thức lớn hơn bao giờ hết.

Trong khi ấy, những lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang cố gắng dựa vào cái chất Phổ của họ, những chính sách kinh tế tư bản chủ nghĩa hà khắc của họ, và sự kiểm soát chính trị gắt gao để bảo toàn nền độc lập hằng khao khát của họ trước Trung Quốc. Họ biết rằng không giống với các nước của Mùa Xuân A rập, đất nước họ đối mặt với một kẻ thù bên ngoài đã xác định rõ (tuy rằng gần gũi về mặt ý thức hệ), và có thể làm dâng lên cao trào phản kháng chính trị của nhân dân họ. Nhưng giống như Ấn Độ, họ thận trọng trước mọi hình thức hiệp ước chính thức với Hoa Kỳ. Thật ra mà nói, sự cần thiết của một hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ một khi nảy sinh ra, điều đó có thể chỉ ra rằng tình hình an ninh tại vùng Biển Đông khi ấy đã trở nên bất ổn so với hiện tại. Trong bất cứ trường hợp nào, định mệnh của Việt Nam, và khả năng của họ để không trở thành bị Phần Lan hóa [thuật ngữ Phần Lan hóa hình thành từ mối quan hệ của Liên Xô và Phần Lan trước đây, xem thêm Wiki – lời người dịch] bởi Trung Hoa, sẽ nói lên rất nhiều về khả năng để Hoa Kỳ có thể lại hướng sức mạnh của mình vào khu vực Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI như định mệnh của Việt Nam đã dẫn dắt trong thế kỷ XX.

Asia Clinic, 9h10' Ngày thứ Ba, 15/4/2014

ĐỊNH MỆNH VIỆT NAM 2

Người dịch: Trà Điêu từ blog Xuyên Sơn

+ Bài đọc liên quan: Định mệnh Việt Nam 1

Tuy nhiên, trong khi mà Hoa Kỳ chỉ là một cấu thành bên lề của quá khứ Việt Nam, Trung Hoa lại là một thành tố cốt tử. Thuật ngữ đặc biệt Đông Dương [Indochina- người dịch lặp lại nguyên văn cho phù hợp logic phân tích của tác giả] đã phản ánh chính xác phạm vi mà ảnh hưởng của Ấn Độ đã hiện hữu suốt phần còn lại của Đông Nam Á, trong khi mà ảnh hưởng của Trung Hoa tập trung chủ yếu vào phần lớn của phía bắc Việt Nam. Có thể nói là sự “hỗn loạn kéo dài” của thời kỳ cuối Nhà Đường và thời kỳ chuyển tiếp mang tính bán hỗn độn tiếp theo sau của giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc vào thế kỷ X tại Trung Hoa đã tạo thời cơ cho nền độc lập của Việt Nam thành hình. “Lịch sử chính thống Việt Nam đã nhấn mạnh rất nhiều đến các cuộc phản kháng, chủ yếu là chống lại Trung Hoa.” Robert Templer đã viết như thế trong một quyển sách khảo cứu của ông về Việt Nam hiện đại: Bóng tối và cơn gió: một cái nhìn về nước Việt Nam mới. “Nỗi lo sợ bị đô hộ là bất biến và vượt qua mọi khác biệt về hệ tư tưởng, nó đã tạo ra cảm giác mỏng manh của sự lo âu và tinh thần phản kháng vì một cội gốc Việt.” Nỗi lo sợ của Việt Nam là một tất yếu sâu sắc vì Viêt Nam không thể chạy trốn thoát khỏi sự vây tỏa của người láng giềng khổng lồ phương bắc, có dân số đông gấp mười lăm lần Việt Nam. Người Việt Nam hiểu rằng vị trí địa lý đã chỉ định cho cách thức quan hệ với Trung Hoa: họ có thể chiến thắng trên chiến trường, nhưng sau đó vẫn phải cử người đến Bắc Kinh thể hiện sự thần phục. Đó là tình huống lạ lùng đối với một quốc gia trên thực tế là một hòn đảo như nước Mỹ.

Một nhà ngoại giao Việt Nam khác gỉải thích: “Trung Hoa xâm lấn Việt Nam mười bảy lần. Nước Mỹ xâm lấn Mexico chỉ có một lần, và hãy nhìn xem người Mexico nhạy cảm ra sao về điều đó. Chúng tôi lớn lên giữa những trang sách giáo khoa đầy ắp hình ảnh các anh hùng dân tộc chống lại ách đô hộ của Trung Hoa.” Hoặc như một chuyên gia Phương Tây về Việt Nam nhận xét: “hãy nghĩ xem người Canada ác cảm với Mỹ như thế nào, và rồi hãy tưởng tượng giả thử Hoa Kỳ đem quân vào Canada.”

Sự thù địch mang tính lịch sử của người Việt Nam đối với Trung Quốc, phần nào là do con người tạo ra, thời gian gần đây người Việt Nam thường nhấn mạnh đến những cuộc nổi dậy chống lại sự đô hộ của Trung Hoa trong thời kỳ cổ đại và cận đại, trong khi hạ thấp đi vai trò của nhiều thế kỷ “mô phỏng sát sao” Trung Hoa và những mối quan hệ tốt đẹp với nó, để phục vụ yêu cầu về một nguồn gốc quốc gia vững chắc. Tuy nhiên, ít có sự phủ nhận đối với việc Việt Nam hướng sự quan ngại của họ đến nước láng giềng phía bắc.

Nguồn gốc của Việt Nam thật là đặc thù vì nó đã hình thành “trên cơ sở và đối lập với” ảnh hưởng của Trung Hoa, theo như một bản tin của BBC. Việt Nam đã bắt đầu như là một tiền đồn phương nam của nền văn hóa Hoa hóa. Nó đã bị sát nhập bằng vũ lực vào Đế chế Hán của Trung Hoa vào năm 111 trước CN.  Từ đó về sau nó đã bị chiếm đóng bởi Trung Hoa hoặc bị buộc phải giữ vai phụ thuộc trong suốt gần một thiên niên kỷ, cho đến khi, như tôi đã đề cập, cuối cùng đã tự mình thoát ra khỏi ách đô hộ đó vào buổi hoàng hôn của Nhà Đường năm 939 sau CN. Từ đó trở về sau, các triều đại Việt Nam như Lý, Trần và Lê đã xác định vị thế to lớn của mình qua các cuộc kháng chiến loại bỏ sự kiểm soát của Trung Hoa ở phía bắc, đẩy lùi được những làn sóng xâm lăng của một đội quân to lớn hơn nhiều, như Neil L. Jamieson – cựu học giả của George Mason University đã viết trong Hiểu về Việt Nam. Không phải khi nào Việt Nam cũng thành công: đã có một thời kỳ Nhà Minh chiếm đóng từ 1407 đến 1427, điều đó minh chứng cho việc người Trung Hoa từ cuối thời kỳ Trung đại đã chưa bao giờ từ bỏ ý định xâm phạm nền độc lập của Việt Nam. Sự giải thích cho việc Nhà Thanh chấp nhận cho một Việt Nam độc lập vào thế kỷ XIX là ở chỗ do nước Pháp-“kẻ vẽ bản đồ” cứ khăng khăng vẽ phần lãnh thổ Đông Dương của mình vào phần này của Trung Hoa.

“Sự đóng góp mang tính Hoa hóa bao hàm tất cà mọi mặt của văn hóa, xã hội, và chính quyền, tử đôi đũa người nông dân cầm trên tay cho đến chiếc bút người học giả và viên chức sử dụng,” nhà nghiên cứu Keith Weller Taylor đến từ Cornell University đã viết như thế trong Sự ra đời của Việt Nam. Họ của người Việt Nam cũng như văn phạm và ngữ pháp, phong cách nghệ thuật và văn chương, đã phản chiếu sự ảnh hưởng sâu sắc của Trung Hoa. Thậm chí, văn học Việt Nam đã “thụ thai” với di sản Khổng giáo của Trung Hoa. Tiếng Hoa đã từng được sử dụng như ngôn ngữ của giới học giả như là chữ La tinh đã từng được sử dụng ở Châu Âu: và, cho dù gắn chặt với tiếng Hoa, tiếng Việt lại có ngồn gốc Môn – Khơ me và Thái. Trong suốt quá trình đó, văn hóa bình dânViệt Nam vẫn giữ được nét riêng biệt bên cạnh sự bành trướng của văn hóa xây nên bởi giới ưu tú của Việt Nam. Trong giới ưu tú, theo như lời chuyên gia Đông Nam Á Victor Lieberman của Michgan University, các quy tắc hành chính Trung Hoa đã được “tiếp thu tới mức nguồn gốc ngoại lai của nó là không thể chấp nhận.” Điều thúc đẩy cho mong muốn to lớn của Việt Nam tách khỏi Trung Hoa chính là sự tiếp xúc của họ với người Chăm và người Khơ me ở phương nam, những người mà bản thân họ chịu sự ảnh hưởng của các nền văn minh phi Hoa, đặc biệt là của Ấn Độ. Chính vì sự tương đồng quá to lớn với người Trung Hoa, người Việt Nam – như tôi đã đề cập - đã rất tự hào về những dị biệt nhỏ, và điều đó thậm chí đã có từ trong quá khứ và mãi tiếp thêm sức sống cho họ.

Chiến thắng quân sự ở phía bắc trước Trung Hoa, như chiến thắng của Hoàng đế Lê Lợi gần Hà Nội năm 1426, và ở phía nam chống lại người Chăm và người Khơ me vào những năm 1471 và 1778, tất cả những cái đó đã tạo nên một nguồn gốc quốc gia thật riêng biệt, được tô đậm thêm trong bối cảnh mà cho đến thời kỳ hiện đại, Trung Hoa hiếm khi để yên cho Việt Nam. Vào năm 1946, người Trung Hoa thông đồng với người Pháp để tiến quân chiếm đóng bắc Việt Nam để rồi sau đó được thay thế bởi quân Pháp. Năm 1979, như chúng ta đã biết, bốn năm sau khi Hoa Kỳ từ bỏ Việt Nam, 100 000 quân Trung Quốc đã tiến công xâm lược. Lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình “chưa bao giờ đánh mất sự căm thù tận xương tủy đối với người Việt Nam,” Robert Templer viết, và do đó đã âm mưu một chính sách “hút sạch máu Hà Nội”, qua việc đẩy Việt Nam vướng vào một cuộc chiến tranh du kích tại Cambodia. Hiện nay, những sự việc đang xảy ra như những xung đột tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông, việc tàu chiến Trung Quốc xâm phạm Vịnh Bắc Bộ, nỗi thèm khát của Trung Quốc đối với một bờ biển dài 1,900 dặm của Việt Nam mở rộng ra các tuyến giao thương nối liền Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, tất cả những cái đó trở thành lịch sử đang vận hành; trong khi cuộc chiến của Việt Nam với Mỹ thì đơn giản là không phải, ngoại trừ một điểm. Do Việt Nam đã từng chiến thắng nước Mỹ trong chiến tranh cho nên họ xem mình là bên chiếm ưu thế trong mối quan hệ song phương:  họ không có gì phải khổ tâm, đề phòng hay mất mặt trong một mối liên minh quân sụ trên thực tế trong tương lại với người Mỹ. Từ sâu thẳm, ngưởi Việt ít nhạy cảm với cuộc chiến với nước Mỹ vì họ đã là người chiến thắng.

Cuộc Kháng chiến chống Mỹ, như là cuộc xâm lược của Trung Quốc tiếp sau đó, và cuộc tiến chiếm của chính Việt Nam đối với Cambodia đã đưa cuộc xâm lược của Trung Quốc lên vị trí hàng đầu, tất cả là một phần của một quá trình lịch sử từ rất lâu đã là tương tự như thế. Đó là lịch sử của những cuộc chiến tranh trên bộ, phần nào dựa trên quá trình giải thực dân Phương Tây hóa. Ngày nay khi vấn đề biên giới trên đất liền đã được giải quyết, cuộc tranh đấu quốc gia chủ nghĩa tại nhiều nước Châu Á đã mở rộng ra biển; đặc biệt là tại Biển Đông. Thực tế là, Việt Nam có một truyền thuyết lập quốc qua đó đất nước được thành lập từ sự hợp nhất của Chúa Rồng Lạc Long Quân và nàng tiên Âu Cơ. Cùng nhau họ sinh ra 100 người con trai, năm mươi theo mẹ lên núi và năm mươi còn lại theo cha xuống biển. Di sản của người cha ngày nay dường như gắn chặt với số phận của Việt Nam, sau hàng mấy mươi năm bị chi phối bởi phần từ người mẹ.

“Biên giới trên bộ giờ đây không còn quan trọng đối với chúng tôi so với vấn đề Biển Đông,” Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới Chính phủ, phát biểu. Chiến thể hiện trước tôi một phong cách làm nhớ lại ấn tượng của Lý Quang Diệu về các nhà lãnh đạo Việt Nam những năm 1970 quá sức nghiêm trọng và đặc sệt Nho phong. Chúng tôi gặp nhau trong một văn phòng đơn sơ và giản dị. Chiến vận một bộ đồ đơn giản. Cuộc gặp gỡ bắt đầu và kết thúc đúng thời gian hạn định và ông ta đã dùng suốt thời gian để trình bày một bản PowerPoint thật chi tiết, liên tục phản bác  mọi luận điểm của Trung Quốc trên mọi khía cạnh có thể.

Chiến bắt đầu với một giới thiệu tổng quát về tình hình biên giới: hai trăm điểm tranh chấp với Trung Quốc đã được giải quyết qua tám năm thương lượng vào những năm 1990, với công tác phân chia hoàn tất vào năm 2008. “So với 314 cột mốc biên giới có với Nhà Thanh Trung Hoa [khi bước vào thế kỷ XX], thì nay đã có tới 1,971 cột. Vấn đề không phải ở trên đất liền, mà là ở ngoài khơi.” Một phần ba dân số Việt Nam sống dọc theo bờ biển, ông ta nói với tôi, và lĩnh vực liên quan đến biển chiếm 50% GDP của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu chủ quyền đối với một thềm lục địa hai trăm dặm tại Biển “Nam Trung Hoa” [ngoặc kép của người dịch] mà họ gọi là Biển Đông và bác bỏ chữ  “Trung Hoa” trong tên gọi đó. Điều dó cũng phù hợp với vùng đặc quyền kinh tế  theo định nghĩa của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển. Nhưng Chiến cũng nhấn mạnh, thềm lục địa này có “phần chồng lấn” với vùng biển tuyên bố của Trung Quốc và của Malaysia, cũng như với phần của Cambodia và Thái Lan kế bên Vịnh Thái Lan. Địa hình của Vịnh Bắc Bộ đã tạo ra một vấn đề nan giải, với bờ biển phía bắc Việt Nam bị án ngữ bởi đảo Hải Nam của Trung Quốc, Chiến giải thích rằng Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết vấn đề bằng việc phân chia vùng vịnh giàu tiềm năng này làm đôi, trong khi vấn đề phần cửa vịnh vẫn còn để ngỏ cần phân chia tiếp.

“Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận đường lưỡi bò – đường vẽ thô bạo của Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc nói rằng vùng biển này đang tranh chấp. Chúng tôi nói không. Đường lưỡi bò xâm phạm chủ quyền của năm quốc gia.”

Chiến giới thiệu với tôi hàng loạt bản đồ trên máy tính của ông, và nhắc lại một quá trình lịch sử dài. “Khi các vua Nhà Minh chiếm đóng Việt Nam trong một khoảng thời gian vào thế kỷ XV, họ đâu có cai quản Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu các quần đảo này thuộc về họ, sao các vua Nhà Minh không vẽ vào bản đồ của họ?” ông dẫn tiếp “ vào đầu thế kỷ XX tại sao bản đồ của các hoàng đế Nhà Thanh sao chẳng hề xuất hiện Hoàng Sa và Trưởng Sa nếu chúng thuộc về Trung Hoa?” Vào năm 1933, Pháp gửi quân đến Hoàng Sa và Trường Sa, ông ta nói với tôi, bởi vì đó là một phần của Đông Dương thuộc Pháp, ngày nay thuộc về Việt Nam. Ông ta thêm rằng vào năm 1956 và sau đó năm 1988, Trung Quốc đã dùng “sức mạnh quân sự” để chiếm lấy các bãi đá ở Hoàng Sa. Cuối cùng, ông ta giới thiệu một trang về nhà thờ Santa Maria del Monte tại Italy, nơi lưu trữ một tài liệu địa lý viết tay từ 1850, với một trang rưỡi trình bày rõ rằng Trường Sa thuộc về Việt Nam như thế nào. Sự quả đoán của ông với những chi tiết trình bày đó có một mục đích, như tại những bản đồ được trình bày tiếp theo trong bản PowerPoint, thể hiện phần lớn của Biển Đông, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, được chia thành những ô vuông tí hon thể hiện những khu mà Việt Nam có thể nhượng quyền khai thác dầu mỏ cho các tập đoàn quốc tế trong tương lai.

Một viên chức ngoại giao nói: “ Khi đến với Biển Đông, thái độ ban đầu của Trung QUốc là rất lúng túng, người của chúng tôi còn nhớ rõ về điều đó.” Phó Đô đốc hải quân Nguyễn Viết Nhiên, Phó tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam, gọi đường lưỡi bò là “vô căn cứ.” Gặp gỡ tại Bộ tư lệnh Hải quân tại Hải Phòng – nơi từng bị Hoa Kỳ ném bom dữ đội từ 1965 đến 1972 – Phó Đô đốc Nhiên cho tôi thấy một sự khẳng định cương quyết nữa của Việt Nam. Phía sau ông là một bức tượng bán thân to của Hồ Chí Minh và một tấm bản đồ lớn thể hiện mọi vùng tuyên bố cạnh tranh tại “Biển Đông” như ông thường xuyên nhắc đến. Với bốn mươi lăm phút trình bày, ông chỉ rõ từng hành vi quân sự của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa: đặc biệt là việc xâm chiếm phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 từ tay của chính thể Sài Gòn đang suy yếu. Đường lưỡi bò, ông cho rằng, là một “giấc mơ lịch sử” của Bắc Kinh hơn là một yêu cầu chủ quyền mang tính pháp lý, mà, cái việc đưa vào để tranh luận giữa các nhà lãnh đạo Bắc Kinh với nhau về điều đó, cuối cùng có thể sẽ khép lại toàn bộ hay một phần đề tài này trong các cuộc thương lượng trong tương lai. Thêm vào đó, việc Trung Quốc xây dựng một hạm đội mạnh và dẫn dắt kinh tế Đông Á theo cái cách mà họ đang làm, có thể dẫn tới việc Trung Quốc thống trị Biển Đông như Hoa Kỳ đã từng thống trị vùng biển Caribe vào thế kỷ XIX. Thiếu tướng Lê Kim Dũng giải thích rằng sự bành trướng của nền kinh tế Trung Quốc – dù chậm – sẽ dẫn đến sự hiện diện rõ rệt của hạm đội của họ tại Biển Đông, đi đôi với niềm khao khát khai thác nguồn năng lượng tại đây. Bày tỏ quan điểm đối mặt với sự bành trướng đó, Việt Nam dựa vào một tinh thần dân tộc đang dâng cao - với cường độ mãnh liệt – đã từng thể hiện trong các cuộc chiến tranh trên đất liền các thập kỷ trước đây.

Người Việt Nam rất thường nói với tôi rằng Biển Đông không đơn thuần là một sự tranh chấp lãnh thổ: đó là ngã tư đường của thương mại hàng hải, là yếu tố sống còn về nhu cầu năng lượng của Hàn Quốc và Nhật Bản, và chính là nơi mà một ngày nào đó Trung Quốc có thể nắn gân sức mạnh của Hoa Kỳ tại Châu Á. Việt Nam tán thành ý nghĩa lịch sử và văn hóa của cái cách mà các nhà làm chính sách quản lý của Obama đã đặt tên cho thuật ngữ “Indo-Pacific”: Ấn Độ cộng với Đông Á.

Không gì minh họa rõ nét hơn cho mong muốn của Việt Nam trở thành vai chính trong khu vực bằng hành động qua đó họ đã mua sáu tàu ngầm hiện đại lớp Kilo từ Nga. Một chuyên gia quốc phòng Phương Tây nói với tôi rằng việc mua chúng chưa mang ý nghĩa gì cả. “Người Việt Nam sẽ thực sự sốc khi họ biết được rằng việc bảo dưỡng những chiếc tàu đó sẽ tốn kém thế nào.” Quan trọng hơn, Việt Nam sẽ phải đào tạo đội ngũ thủy thủ biết sử dụng chúng, một việc sẽ mất cả một thế hệ để làm được. “Thay vì ngồi đếm số tàu ngầm của Trung Quốc, họ nên tập trung vào các khí tài chống tàu ngầm và phòng vệ bờ biển là tốt hơn.” Rõ ràng, việc Việt Nam mua tàu ngầm là để nâng cao thanh thế, để chỉ rõ rằng chúng tôi nghiêm túc.  Theo chuyên gia quốc phòng này, người Việt Nam “ đề cao cảnh giác” từ việc Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ tàu ngầm nguyên tử dưới đất tại đảo Hải Nam trong Vịnh Bắc Bộ.

Giao dịch nhiều tỷ đô là mua tàu ngầm của Nga bao gồm cà 200 triệu đô la cho việc cải tạo Vịnh Cam Ranh, một trong những nơi bỏ neo sâu nhất Đông Nam Á, trấn tọa những con đường hàng hải tại Biển Đông, và là căn cứ quan yếu của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Người Việt Nam nói rằng họ có ý định sử dụng Vịnh Cam Ranh cho các tàu nước ngoài. Ian Storey, Nghiên cứu sinh Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nói rằng một người Việt Nam không nêu tên đã phát biểu rằng việc đại tu Vịnh Cam Ranh sẽ “đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và tạo thuận lợi cho sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Đông Nam Á như là một đối trọng cho sức mạnh đang lên của Trung Quốc.” Vịnh Cam Ranh là một địa điểm hoàn hảo cho chiến lược “vị trí không đóng căn cứ” của Lầu Năm Góc, là căn cứ quân sự của nước ngoài mà tàu chiến và máy bay Mỹ có thể viếng thăm để sửa chữa và tiếp nhiên liệu mà không cần phải có những thỏa ước khung nhạy cảm về chính trị và nghi thức. Các tàu chiến Hoa Kỳ - hàng không mẫu hạm, khu trục hạm, tàu tiếp liệu, tàu cứu thương đã thường xuyên định kỳ ghé thăm các cảng của Việt Nam. Ngô Quang Xuân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bồi thêm: “Sự hiện diện của Hoa Kỳ là cần thiết cho một bối cảnh hàng hải tự do tại Biển Đông.”

Một mối quan hệ chiến lược trên thực tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được thể hiện  ít nhất là từ tháng bảy 2010 tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố rằng Hoa Kỳ có một mối “lợi ích quốc gia” tại Biển Đông, rằng Hoa Kỳ sẵn sàng tham gia vào nỗ lực đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, và rằng tuyên bố lãnh hải phải trên cơ sở yếu tố đất liền: nghĩa là, trên cơ sở trải rộng của thềm lục địa, một nguyên tắc đã bị vi phạm bởi đường  kẻ vạch hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi gọi ý kiến của Clinton  là “một sự chống đối lại Trung Quốc thật sự.” Các viên chức Hoa Kỳ cơ bản là coi thường phát biểu của Yang. Có lẽ không điều gì có thể minh chứng rõ việc Washington xích lại gần Việt Nam hơn là việc hai bên ký kết thỏa thuận năng lượng hạt nhân phục vụ dân sinh ba tháng trước mà theo đó về mặt lý thuyết Hoa Kỳ đồng ý hỗ trợ Việt Nam xây dựng một cơ sở năng lượng hạt nhân.

Thực tế là, không có quốc gia nào bị đe dọa bởi sự lớn mạnh của Trung Quốc bằng Việt Nam. Hãy nhìn việc Việt Nam tiếp cận ASEAN. Dĩ nhiên là Việt Nam muốn ASEAN mạnh hơn, để làm đố trọng với Trung Quốc, họ đã thực tế, họ nói với tôi như vậy. Họ biết rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ của tinh thần quốc gia chủ nghĩa ở Châu Á – đối lập với tư tưởng hậu quốc gia chủ nghĩa nhiều thập kỷ tại Châu Âu – đã ngăn cản sự hội nhập giữa các nước thành viên ASEAN. “ASEAN thậm chí không phải là một thể thống nhất thuế quan – điều đã làm cho nó trở thành một khối trao đổi thương mại ở mức thấp,” một viên chức nói. Giữa những tấm màn nhung đỏ của bộ ngoại giao, bên bộ ấm trà tráng lệ và trong khung cảnh kiến trúc kiểu Pháp –Á, tôi đã được nghe tham vấn về những chiến lược cơ bản của Trung Quốc, mà theo người Việt Nam, là nhằm trì hoãn mọi cuộc đối thoại đa phương với các nước Đông Nam Á liên quan đến các tranh chấp về Biển Đông trong khi mà Bắc Kinh khẩn trương lớn mạnh hóa quân đội của họ, và, một cách cố tình, lôi kéo sự nhượng bộ của từng quốc gia Đông Nam Á riêng biệt khỏi cuộc bàn luận đa phương  - chia cắt để chế ngự, nói một cách khác. Hạm đội  củaTrung Quốc, các viên chức quốc phòng Việt Nam nói với tôi, đã thực sự to lớn hơn của tất cả các nước ASEAN gộp lại.

Nhưng Việt Nam không có lý do gì để xa lánh Trung Quốc hay nằm vào vòng tay của Hoa Kỳ. Việt Nam đã quá phụ thuộc vào (và quan hệ mật thiết với) Trung Quốc. Như chuyên gia người Australia Carlyle Thayer phân tích, mối quan hệ quân sự Việt Nam – Trung Quốc đã phát triển song song với mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhiều hơn từ bất cứ quốc gia nào khác – vải vóc, máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử, da giày, một loạt sản phẩm tiêu thụ, ta có thể liệt kê. Nền kinh tế nơi đây đơn giản là không thể vận hành mà thiếu đi Trung Quốc, ngay cả khi Trung Quốc qua việc tràn ngập thị trường Việt Nam với hàng hóa giá rẻ, đã hạn chế sự phát triển của khu vực sản xuất nội địa. Hơn thế, các viên chức Việt Nam bị ấn tượng bởi hoàn cảnh bất cân xứng về địa lý của họ, như họ nói, nước xa không cứu được lửa gần. Trung Quốc thì ngay kế cận còn Hoa Kỳ thì cách nửa vòng trái đất, điều đó có ý nghĩa như là việc người Việt Nam phải nhẫn nhục chấp nhận việc tàn phá môi trường do Trung Quốc khai thác quặng bauxit tại vùng Tây Nguyên màu mỡ, một dự án như nhiều dự án khác khắp đất nước sử dụng lao động người Trung Quốc hơn là sử dụng lao động người Việt Nam. “Chúng tôi không thể chuyển [đất nước mình-người dịch] đi nơi khác, về mặt thống kê chúng tôi chỉ to bằng một tỉnh của họ.” Nguyễn Tâm Chiến, một cựu Thứ trưởng Ngoại giao nói với tôi.

Với việc Liên bang Xô viết đã không ra tay hỗ trợ Việt Nam năm 1979, người Việt Nam sẽ không bao giờ lại đặt niềm tin vào một thế lực xa xôi. Do địa lý, người Việt Nam ở một mức độ nền tảng cơ sở nào đó không thể tin vào Hoa Kỳ. Một quan chức nói với tôi rằng đơn giản là Hoa Kỳ đã yếu đi, và hoàn cảnh còn tệ hơn, ông ta biện luận, khi Hoa Kỳ đặt mối quan tâm vào vấn đề Trung Đông nhiều hơn là việc trỗi dậy của Trung Quốc tại Đông Á. Đó là một phân tích chủ quan, tuy nhiên cũng có thể đúng, hoặc đúng một phần. Và vẫn còn đó nỗi lo sợ Hoa Kỳ sẽ bán đứng Việt Nam để đổi lại mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc: Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, nhắc lại rõ sự kiện Nixon mở cửa quan hệ với Trung Quốc như là hành động trao cho Trung Quốc một bối cảnh chiến lược thuận tiện cho việc xâm lược Việt Nam. “Điều đó có thể lặp lại.” Ông ta gật gù thất vọng. Ngược lại, Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ đóng một vai diễn lạnh lùng, thực tế trong nên ngoại giao toàn cầu, như là họ [Việt Nam] vậy. “Trở lực lớn nhất trong quá trình đối thoại với người Mỹ là vấn đề dân chủ và nhân quyền,” một viên chức cộng sản chính phủ nói với tôi. Người Việt Nam lo sợ điều đó bởi vì do tác động từ Quốc hội, truyền thông, hay từ nhiều nhóm áp lực khác ở Washington, người Mỹ có thể một ngày nào đó bán họ ra đưởng như là thời gian qua tại các nước độc tài hay bị giới quân sự chi phối khác: Thái Lan, Uzbekistan, và Nepal, thí dụ như thế. Người Việt Nam nhìn nhận sự miễn cưỡng trước đây của Hoa Kỳ kéo dài hàng mấy chục năm trong việc cân bằng cán cân với Trung Quốc tại Myanmar là xuất phát từ vấn đề nhân quyền và sự bướng bỉnh của Rangoon. “ Giá trị to lớn nhất phải là sự vững mạnh của đất nước và nền độc lập. Chính là một quốc gia, chứ không phải là từng cá nhân, có thể đem lại tự do.” Lê Chí Dũng, một Phó vụ trưởng của Bộ Ngoại giao, nói với tôi, cố gắng giải thích về triết lý chính trị của đất nước mình.

Đón đọc Định mệnh Việt Nam 3

Asia Clinic, 9h01' Ngày thứ Ba, 15/4/2014