nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

RẮC RỐI CỦA TRUNG HOA VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

Bài viết gốc: China’s Trouble with the Neighbors

Bài viết của ông Zhu Feng là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược, thuộc Đại học Bắc Kinh.

BC KINH – Chính sách "láng giềng tốt" của Trung Hoa được đặt dưới một áp lực lớn chưa từng thấy; thực vậy, nó đang ở vào vị thế tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một tình hình khác, sau khi có những va chạm với các nước láng giềng đã phát sinh trong thời gian gần đây.

Từ những tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Phillipines trong vùng biển Đông, đến căng thẳng với Miến Điện và Thái Lan, những mối quan hệ được xem là chưa bao giờ thân thiện, đã trở nên căng thẳng. Việc Miến Điện quyết định hoãn dự án xây đập Myitsone(1) được Trung Hoa hậu thuẫn là cú sốc đối với Trung Hoa. Tương tự như vậy, việc giết chết 13 thuyền viên thuyền Trung Hoa trên sông Mekong(2) vào đầu tháng 10/2011 như một lời nhắc nhở ảm đạm rằng có lẽ hòa bình của Trung Hoa biên giới đất liền phía Nam, đã được bình yên gần 20 năm, bây giờ trở thành những láng giềng thù địch nhất.

Đập thuỷ điện Myitsone xây dựng ngay trên hội lưu của 2 dòng sông Mali Hka và N'Mai Hka tạo ra dòng chính của sông Irrawaddy. Đây là một quy định cấm tuyệt đối khi làm đập thuỷ điện của các hiệp hội các dòng sông thế giới, vì nó làm biến đổi khí hậu và huỷ diệt môi trường khu vực cũng như toàn cầu do nguồn nước bị cạn kiệt. (hình của Internet - ND)

Chính phủ và nhân dân Trung Hoa đặc biệt thất vọng bởi những vụ giết người trên sông Mekong, mà dường như để chứng minh, một lần nữa, nói lên sự bất lực của chính phủ trong việc bảo vệ công dân của mình bị giết ở nước ngoài, mặc dù đây là tình hình mới phát sinh trên toàn cầu của Trung Hoa. Kết quả là, hai câu hỏi quan trọng đã phát sinh: Tại sao các nước láng giềng của Trung Hoa chọn phương án bỏ qua lợi ích của họ? Và mặc cho sự trỗi dậy của Trung Hoa, nhưng tại sao các cơ quan chức năng của chính quyền Trung Hoa dường như ngày càng không thể đảm bảo được cuộc sống và lợi ích thương mại của người dân Trung Hoa ở nước ngoài?

Mối lo âu của Trung Hoa về những câu hỏi này tạo ra từ chính sách của Trung Hoa. Với sự sụp đổ chính quyền của Muammar el-Qaddafi ở Libya, các công ty Trung Hoa bị mất các khoản đầu tư trị giá khoảng 20 tỷ Mỹ kim, chính phủ mới của Libya đã bóng giónhững dự án này sẽ không được tiếp tục. Nhiều người Trung Hoa đã bất an khi chính phủ quyết định sơ tán công dân Trung Hoa Libya, và họ thích một nỗ lực táo bạo hơn để bảo vệ tài sản thương mại quốc gia ở đây.

Tương tự như vậy, lập trường thay đổi của chính phủ Trung Hoa sau này, và rất bất ngờ, khi công nhận Hội đồng chuyển tiếp quốc gia của quân nổi dậy như là một chính phủ Libya đã làm dấy lên sự giễu cợt đáng kể ở trong nước. Sau những gì mà Trung Hoa đã phí công về mặt chính trị để phản đối những cuộc không kích của NATO khi mới bắt đầu can thiệp vào Libya, để rồi lại quay sang ủng hộ những lực lượng NATO đã giúp cướp quyền lực ở Libya. Đây là một chính sách ngoại giao vì thực dụng thương mai rỗng tuếch nhất của Trung Hoa.

Đối với phần lớn người Trung Hoa, Libya là một
quốc gia ngoài khả năng kiểm soát của Trung Hoa, do năng lực hạn chế của Trung Hoa đối với thực thi quyền lực của dự án. Vì vậy, việc chú tâm vào việc khôi phục lại lợi ích thương mại của Trung Hoa ở Libya được quan tâm một cách miễn cưỡng, nếu không nói là hoàn toàn thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, Miến Điện và các quốc gia sống quanh sông Mekong khác phải được nâng tầm lên là những "láng giềng tốt", và việc này hoàn toàn nằm trong tầm tay quyền lực của Trung Hoa, vì vậy sự tức giận của công chúng về những mối đe dọa đến lợi ích của đất nước ở những nơi này là to lớn.

Những lợi ích đó bao gồm một đường ống dẫn dầu mới chạy từ Miến Điện đến Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Trong khi đó, Trung Hoa cũng đang làm việc trên các dự án "kết nối" - cụ thể là, mạng lưới đường sắt và đường cao tốc nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế và xã hội giữa Trung Hoa với các nước ASEAN. Những sự cố ở đập thủy điện Myitsone và sông Mekong bây giờ là vai diễn đen tối của các dự án này, thúc đẩy nỗi sợ hãi của một phản ứng dây chuyền có thể phá hỏng nỗ lực kéo dài hai thập kỷ của Trung Hoa để đạt được sự hội nhập khu vực sâu hơn.

Rõ ràng, chính phủ mới của Miến Điện không muốn làm trầm trọng thêm mối bất hoà trong vùng biên giới đã không ổn định của họ, nơi các nhóm nổi dậy đã sử dụng dự án đập thủy điện để tập hợp lực lượng làm ra những cuộc biểu tình mới. Nỗ lực của chính phủ mới ở Miến Điện là chia sẻ quyền lực với các lực lượng chính trị trong những vùng bất ổn Miến Điện, và như vậy sẽ làm giảm đi những cuộc tranh giành của các lãnh chúa địa phương với chính quyền, rõ ràng điều này là nguyên nhân để quyết định ngưng việc xây dựng đập thủy điện Myitsone.

Về phần mình, các nhà đầu tư của Trung Hoa vào việc xây dựng đập Myitsone, họ đã dựa quá nhiều vào chiều sâu của quan hệ song phương hai nước, mà quên đi các rủi ro chính trị của dự án. Hành vi của họ cũng phản ánh sự dựa và cái gọi là bảo đảm từ chủ nghĩa hám lợi (mercantilism) của chính phủ, cũng như sự tự mãn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Trung Hoa, nó giết chết (to account for something/somebody) hầu hết những đầu tư ở nước ngoài của Trung Hoa. Với tư duy là làm ăn dưới sự hổ trợ hoặc bảo lãnh của chính phủ khi các công ty này thất bại - họ đã đầu tư một cách phóng túng.

Sự kiện Mekong nói lên một câu chuyện ảm đạm khác. Con sông liên kết 5 quốc gia, đã từ lâu nổi tiếng là một nền tảng cho tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, cờ bạc, và buôn lậu. Nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Hoa đã mang lại sự tương tác ngày càng tăng giữa Trung Hoa và các nền kinh tế của thế giới ngầm khu vực sông Mekong. Vụ giết hại 13 thuyền viên Trung Hoa có liên quan đến xu hướng này. Nhưng Trung Hoa có thể tránh những thảm kịch tương tự tốt nhất không phải bằng cách chứng tỏ sức mạnh cơ bắp, bằng cách xây dựng hợp tác đa phương nhiều hơn để chống lại tội phạm xuyên quốc gia dọc theo sông Mekong.

Những sự kiện Myitsone và Mekong làm nổi bật một cách sắc nét mối quan hệ Trung Hoa với các nước láng giềng phía nam. Nó làm cho chính sách láng giềng tốt của Trung Hoa hướng theo vấn đề ngoại giao khu vực chú tâm đến những vùng sông nước chưa được ghi vào bản đồ địa lý (uncharted waters).

Thật vậy, những quốc gia láng giềng của Trung Hoa sẽ không đáng được tin cậy đối với lợi ích của Trung Hoa trừ khi và cho đến khi Trung Hoa bắt đầu cung cấp những lợi ích thiết yếu đến cộng đồng này Đó không chỉ là thương mại mà còn là việc xây dựng những chính quyền có nền quản trị khu vực trên cơ sở quy định của pháp luật, tôn trọng nhân quyền, và tăng trưởng kinh tế khu vực . Nếu không, sự đổ vỡ như những sự kiện ngưng xây dựng đập thuỷ điện Myitsone và giết người Trung Hoa dọc theo sông Mekong sẽ tái phát. Nó sẽ khoét sâu hơn theo hướng một Trung Hoa bị cách ly và hoảng loạn.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
1. Sự kiện đập thuỷ điện Myitsone: Vào ngày 30/9/2011 chính phủ Miến Điện thông báo ngưng dự án đang xây dựng đập thuỷ điện Myitsone trên sông Ayeryawady hay còn có tên là sông Irrawaddy. Nó là con sông lớn nhất ở Miến Điện chảy theo hướng Bắc Nam có độ dài khoảng 2170km. Sông Irrawaddy này hợp lưu bỡi 2 nhánh sông Mali Hka từ tây bắc Miến Điện và dòng N’Mai Hka từ phía đông bắc miến Điện. Dòng Mali Hka bắt nguồn từ phía tây nam dãy núi Hymalaya thuộc Tây Tạng. Dòng N’Mai Hka bắt nguồn từ bang Kachin phía Bắc Miến Điện nó cũng có nguồn gốc từ phía Nam Tây Tạng, nhưng ở đông nam dãy Hymalya. Đây là một thất bại lớn của ngoại giao Trung Hoa.

 Bản đồ sông Irrawaddy ở Miến Điện (hình của internet)

2. Sự kiện giết người dân Trung Hoa trên sông Mekong: Vào ngày 05/10/2011 13 công dân Trung Hoa là thuyền viên đã bị 9 binh sĩ Thái Lan giết chết. Chính phủ Thái Lan tuyên bố sau khi bắt 9 binh sĩ với lời khai báo là họ hành động theo lệnh của thế giới ngầm mafia của địa phương, chứ không phải do lệnh của chính quyền Thái Lan.

BS Hồ Hải dịch – Asia Clinic, 12h22’, ngày thứ Hai, 01/11/2011.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

LÀM Y KHOA HAY "LÀM TIỀN"?

Bài đọc liên quan:
Cảnh báo thẩm mỹ da bằng tế bào gốc
Sơ lược Nobel y học 2011
Giáo dục y tế cộng đồng bệnh vảy nến
Cần hiểu đúng thực phẩm chức năng và nước uống Collagen
Làm y khoa hay làm chính trị?

Tôi sẽ không viết bài này nếu như không có bài "Dốt lại thích khoe chữ" của vị bác sĩ quân y Phan Toàn Thắng ở viện 103 tại Hà Nội với những "học hàm học vị" đầy mình, nhưng kiến thức y học cơ bản lại không được trang bị. Bài này được một nặc danh vào đăng lên blog của tôi ở đây. Và nó cũng được nickname Sao Việt đăng lên ở facebook của cô ấy.

Muốn hiểu về công nghệ tế bào gốc thì ít nhất bất kỳ một bác sĩ y khoa nào cũng phải có kiến thức căn bản của 3 lĩnh vực chuyên môn sau: thứ nhất là, di truyền học (Genetics). Thứ hai là, phôi thai học trong y khoa (Embryology). Và thứ ba là, miễn dịch học (Immunology). Đó là chưa kể đến phải có một kiến thức căn bản vững vàng về những môn y học cơ sở khác như: Vi sinh học (Microbiology), Sinh Lý học (Physiology) và Sinh hoá học (Biochemistry), v.v... Bây giờ tôi xin ngắn gọn và tóm tắt sự bế tắc của y học hiện đại về công nghệ tế bào gốc còn nằm ở đâu? Và vì sao bác sĩ quân y viện 103 Hà Nội chưa hiểu về công nghệ này, nên đang đi theo con đường bá nghiệp làm tiền bằng nghề y.

Về di truyền học, khi một hợp tử được thụ tinh từ một nửa bộ nhiễm sắc thể của cha cho hoà chung với một nửa bộ nhiễm sắc thể của mẹ cho - tế bào gốc - sẽ nhân đôi thành nhiều tế bào gốc như nhau để sau đó biệt hoá thành các cơ quan cụ thể cho từng cá thể như: mắt, mũi, miệng, lông, móng, da, cơ, xương, tế bào máu, tim, gan, v.v... Rồi thành một phôi thai và một con người sau khi sinh ra. Một nguyên lý mà ai đã từng qua chương trình sinh học phổ thông trung học cũng dễ thấy là, tế bào gốc của tôi có chất liệu di truyền khác với tế bào gốc của ngay cả anh/em ruột của tôi - có nghĩa là, tế bào gốc của ai thì chỉ có người đó dùng mới là không phải vật lạ đối với cơ thể mình. Một nguyên lý thứ hai là, đã là tế bào gốc của tôi/hay của bạn thì, ở bất kỳ nơi đâu trong cơ thể tôi nó cũng có cùng một chất liệu di truyền như nhau, nó chỉ khác nhau ở chỗ là vị trí của tế bào gốc đó nằm ở cơ quan nào để làm nhiệm vụ biệt hoá thành cơ quan đó mà thôi. Có nghĩa là chỉ có một loại tế bào gốc được phân bổ nhiệm vụ đến từng cơ quan. Để dễ hiểu ta cứ tưởng tượng một loại lính hải quân, nhưng được giao tuần tra biển khác vị trí địa lý với tuần tra trên sông.

Về phôi thai học, như tôi đã viết trong bài phản biện về việc Thẩm mỹ da bằng tế bào gốc cách nay 2 tháng trên blog này. Có lẽ không nên nhắc lại cho dài dòng.

Về mặt miễn dịch học, như đã viết trong nhiều bài. Trong đó bài giải Nobel y học 2011 và bài Cần hiểu đúng về thực phẩm chức năng và nước uống Collagen. Đại khái là, bất kỳ vật gì không phải là của cơ thể mình mà, được đưa vào cơ thể mình đều được hải quan cửa khẩu kiểm tra phù hợp thì nhận, không phù hợp thì thải ra ngoài. Đó là 2 mặt của một vấn đề sức khoẻ của cơ thể con người. Nó rất quan trọng trong điều trị bệnh bằng cấy, ghép hoặc chống bệnh AIDS cũng như ung thư, hay bệnh tự miễn như tôi đã viết trong bài bệnh vảy nến, v.v... Ngoài ra, cứ mỗi phút đồng hồ ta đang sống có ít nhất hơn 10 tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể. Nhưng nhờ hệ thống miễn dịch cơ thể của chúng ta còn tốt, nên chúng tiêu diệt và dọn dẹp sạch môi trường cơ thể không bị ung thư. Khi hệ thống miễn dịch yếu đi, ung thư xuất hiện. Đây cũng lại là 2 mặt của một vấn đề trong chữa trị bệnh ung thư đang còn bế tắc hiện nay.

Nhìn ở góc độ 3 bộ phận trên tôi xin ví dụ, khi một bệnh nhân ung thư ví dụ như ung thư bạch cầu (Leukemia) dùng công nghệ tế bào gốc tự thân để điều trị thì sẽ tốt hơn vì không bị loại ghép. Nhưng, có 2 việc có tính nhị nguyên làm cản trở trong quá trình điều trị thất bại bằng ghép tế bào gốc tự thân. Thứ nhất là, khi một cơ thể đã bị ung thư rồi thì hệ thống miễn dịch tự lọc tế bào ung thư sinh ra của cơ thể đã quá yếu kém. Nên ung thư càng trẻ thì càng ác tính, khó chữa. Thứ hai là, người càng trẻ thì tế bào gốc càng trẻ và khỏe, nên người lớn hơn 40 tuổi hầu như giá trị tế bào gốc bị lão hóa khó lòng làm mầm để chữa bệnh. Và ung thư ở người tuổi già lại hiền hơn ở người trẻ. Điều này sẽ tốt hơn khi dùng tế bào gốc người khác gần giống với chất liệu di truyền của người bệnh, nhưng lại gặp vấn đề loại ghép.

Chính vì thế, cuộc họp thường niên vào tháng 02/2010 của các nhà khoa học trên thế giới thuộc hiệp hội vì tiến bộ khoa học để phục vụ cộng đồng (AAAS), giáo sư chủ nhiệm phòng thí nghiệm mang tên ông: Irving Weissman Laboratory của trường Y khoa thuộc Stanford University Hoa Kỳ - một trong những cha đẻ công nghệ tế bào gốc - đã tuyên bố: "Lập ngân hàng tế bào gốc từ dây rốn là trò lừa bịp"! được Thông Tấn Xã Việt Nam đăng tải.

Nếu ai đã từng xem phim Hàn Quốc: Chuyện tình Harvard, để ý một chút sẽ thấy cô sinh viên y khoa Lee Soo In do diễn viên Kim Tae Hui đóng ở những tập cuối, cô ta bị mắc bệnh Leukemia (Ung thư bạch cầu). Có một người nữ phương Tây có bộ gene di truyền gần giống với Lee Soo In. Và tỷ lệ này rất hiếm, chỉ có tế bào gốc của cô này mới có thể cứu cho cô bác sỹ trẻ Lee Soo In. Vì dùng tế bào gốc chính cơ thể của người bệnh hiện nay vẫn còn là một vấn đề nan giải ở khả năng khỏe mạnh về hệ thống miễn dịch sau khi cấy ghép và năng đỡ cơ thể yếu kém dễ bị tái phát và thất bại. Nhưng khi dùng tế bào gốc của người khác thì sẽ bị loại ghép phải dùng thuốc chống loại ghép. Nó lại làm suy yếu miễn dịch và ung thư dễ tái phát. Một bộ phim tình cảm của Hàn Quốc, nhưng họ làm có cố vấn chuyên môn tốt hơn là bác sĩ quân y của ta làm thẩm mỹ da bằng tế bào gốc. Nhưng dù sao phim vẫn là phim. Việc điều trị ung thư bạch cầu cho đến nay vẫn còn bế tắc vì những gì đã giải thích ở trên.

Thế thì, khi bác sĩ quân y Phan Toàn Thắng bảo là có "nhiều loại tế bào gốc khác nhau" là đã sai với kiến thức căn bản hàn lâm do Viện sức khỏe Hoa Kỳ (The National Institutes of Health: NIH) đã công bố: Stem Cell Basics. Và liệu tế bào gốc của ông bác sĩ quân y có sống được trong môi trường hộp kem thoa mặt không? Giả sử như nó sống được thì tế bào gốc của người khác có chất liệu di truyền đưa vào một người khác thì có bị loại ghép theo nguyên lý miễn dịch học của giải Nobel y học năm nay không? Hay là ông bác sĩ quân y sẽ là một ứng cử viên Nobel y học cho những thập niên tới? Khi mà ông đi làm lại những gì các bác sỹ thẩm mỹ trên thế giới đã làm hơn 1 thập kỷ qua và bây giờ họ vẫn đang mò mẩm nghiên cứu chưa ra về vấn đề thẩm mỹ da bằng tế bào gốc, nhưng bác sĩ Phan Toàn Thắng đã ứng dụng để kiếm tiền?

Thêm một giả sử nữa rằng thì là mà tại sao sản phẩm tế bào gốc của bác sĩ quân y Phan Toàn Thắng là sản phẩn tốt, hiệu quả cao - thực chất là collagen tự chế không liên quan gì đến tế bào gốc - mà ông lại liên kết với việc bán hàng đa cấp? Một ngành buôn bán mà, người bán hàng không ăn lương mà chỉ ăn hoá hồng trên giá bán của hàng hoá. Một loại kinh doanh phi đạo đức đang bị cả thế giới e dè và lên tiếng!

Như vậy thì, ai dốt mà lại thích khoe chữ để theo bá nghiệp y khoa để làm tiền? Tôi chỉ khuyên ông bác sĩ quân y nên làm đúng nghề và đúng y đức để sống bằng một lương tâm đúng tinh thần Hippocrates khi tuyên thệ lúc ra trường thuốc. Hay là sau này đào tạo y khoa Việt Nam không còn được vinh hạnh đứng ra tuyên thệ những lời thề của Hippocrates nên ông không giữ được mình chăng?

Asia Clinic, 16h10' ngày Chúa Nhật, 30/10/2011

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

CẦN HIỂU ĐÚNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ NƯỚC UỐNG COLLAGEN?

Bài đọc liên quan:
Quá trọng 1
Quá trọng 2
FDA cảnh báo thực phẩm chức năng
Ở các đô thị Việt Nam ăn sáng bằng gì?
Cảnh báo thẩm mỹ da bằng tế bào gốc

Tâm lý con người diễn biến rất phức tạp và đầy mâu thuẩn một cách vô thức chiếm đến từ 80 đến 90% trong mọi tác động của sự vật hiện tượng thực tế khách quan. Đây là một tổng kết về Phân tâm học của Freud từ hơn một thế kỷ qua. Phức tạp và mâu thuẩn một cách vô thức là vì có những quy luật tự nhiên không thể thay đổi được, nhưng con người vẫn cứ cố gắng tự dối mình để bị mắc vào cái bẫy lừa dối của một thiểu số "thông minh" hơn.

Cụ thể nhất là quy luật sinh lão bệnh tử của con người, tới giờ này chưa ai thoát được nó, dù có là Phật hay Chúa hay Thánh. Từ hàng ngàn năm trước, ước vọng trường sinh bất tử - một ước vọng đầy mâu thuẩn, nghịch lý và vô thức - chỉ xuất hiện ở bậc đế vương. Khi thế giới phát triển, thông tin tràn ngập, ước vọng ấy không chỉ còn dành cho những tầng lớp cao sang quyền quý, mà trở nên là ao ước của mọi tầng lớp xã hội.

Lợi dụng cái tư duy vô thức này của con người, một thiểu số "thông minh hơn" - hay nói cách khác là ranh ma hơn - nghĩ ra lắm trò để mưu cầu tư lợi, mà bất chấp những chuẩn mực đạo đức, văn hoá sống của cộng đồng. Hai lĩnh vực mà gần đây bị lạm dụng để thực hiện những chiêu thức kinh doanh là, thứ nhất kinh doanh thực phẩm chức năng - một loại thức ăn đồ uống không phải thuốc, nhưng được giới thiệu như thuốc trị bách bệnh và giá của nó có khi còn đắt hơn thuốc. Hai là vấn đề quảng cáo vô tội vạ miễn sao lấy được tiền. Mặc dù, cuộc sống có cầu thì có cung, nhưng cung cho cái sai trái, là điều cần phải lên tiếng. Vì sao?

Vì thứ nhất là, nếu là thuốc thì cần phải nghiên cứu thử nghiệm qua nhiều giai đoạn, và đầu tư hàng tỷ đô la để có được một sản phẩm được công nhận, rồi mới được công nhận sử dụng trên người bệnh thực thụ. Trong khi đó, thực phẩm chức năng chỉ cần đầu tư dây chuyền công nghệ, và quảng cáo mà không đòi hỏi phải nghiên cứu, thử nghiệm, và kiểm duyệt nghiêm ngặt, mà được dùng cho cả người lành cũng như người bệnh theo như quảng cáo, lại không đòi hỏi người có chuyên môn kê toa.

 Một hội thảo bán hàng đa cấp thuê cả trung tâm hội thảo quốc gia ở Mỹ Đình - nơi diễn ra hội nghị APEC của các nguyên thủ quốc gia - để làm hội nghị. Cho thấy lợi nhuận của ngành kinh doanh đa cấp rất có lợi nhuận - Ảnh nguồn từ Face Book.

Cái vì thứ hai là, trên đời này nếu nói về sản phẩm giá cao thì thuốc là loại sản phẩm được liệt vào một trong những hàng hóa tiêu dùng có giá cao nhất. Đơn vị tính bằng milligram, song giá tiền thì cao. Đó là thuốc để chữa bệnh. Còn thực phẩm chức năng thì, không phải là thuốc, nhưng được xem như thuốc về giá và công dụng, có khi còn được đánh giá cao hơn thuốc! Lợi nhuận khổng lồ từ đó sinh ra một ngành công nghiệp quảng cáo và bán hàng đa cấp - một loại buôn bán hàng cho ông chủ, nhưng không ăn lương mà chỉ hưởng theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán. Ngay từ bản chất của việc kinh doanh hàng đa cấp cũng nói lên sự không trong sạch của kinh doanh, vì nó không thực hiện đúng tiêu chí kinh doanh là, sản phẩm phải đến tận tay người tiêu dùng, mà phải thông qua nhiều trung gian ăn chia phần trăm lợi nhuận.

Gần đây phong trào quảng cáo thực phẩm chức năng ban đầu là viên uống, rồi đến nước uống tràn ngập trên các diễn đàn và báo chí. Đình đám hơn, họ thuê cả giáo sư tiến sĩ có kiến thức sinh học để quảng bá rình rang như vụ quảng cáo nước uống Collagen. Nhưng đằng sau quảng cáo đình đám là những khuôn mặt diễn viên, người đẹp để nói lên nước Collagen này như thuốc cải lão hoàng đồng.

Vậy collagen là gì? Chữ collagen bắt nguồn từ chữ Hy Lạp. Nó gồm 2 thành tố được Latinh hoá. Tiếp đầu ngữ Kolla: colla có nghĩa là chất keo, và tiếp vị ngữ Gennan: gen có nghĩa là tạo ra. Collagen có nghĩa đen là chất tạo keo. Nhưng về mặt sinh học phân tử để định nghĩa thì Collagen bản chất của nó là amino acide - là chất đạm - là thành phần chính của mô liên kết. Nó nâng đở cho hầu hết các cơ quan như gân, da, xương, sụn, dây chằng, thành mạch máu và mô đệm của các nội tạng, v.v... Khi bệnh xảy ra ở chất tạo keo thì, ngoài cái tên bệnh chất tạo keo (collagen disease) ra, người ta còn dùng một cái tên khác là bệnh mô liên kết (connective tissue disease).

Đã là đạm thì nó không hoà tan được trong nước. Trong 4 thành phần chính để cấu thành một bữa ăn: đường, đạm, mỡ và vi lượng thì, chỉ duy nhất có đường là tan hoàn toàn trong nước. Mỡ rất ít tan trong nước, để tạo thành huyền phù hoặc nhũ tương với nước. Vi lượng có chất tan và chất không tan trong nước. Còn đạm thì hoàn toàn không tan trong nước. Để dễ hiểu ta hãy liên hệ đến việc nấu một nồi canh thịt bò lá giang, thì đạm vẫn ở nguyên trong miếng thịt bò chứ đạm không ở trong nước canh! Vậy một dung dịch đạm là một dung dịch rất khó khả thi. Vì dung dịch được định nghĩa là gồm dung môi và chất tan!

Nhưng vấn đề chính của quá trình lão hoá là do, trong quá trình phân bào theo cách nhân đôi của các tế bào, mỗi lần phân bào gien chỉ huy mất đi một số amino acide. Từ đó gien này ngắn dần và thế hệ tế bào sau Fn già lão hơn thế hệ tế bào ban đầu F1. Đó là nguyên lý của quá trình lão hoá của các loài động vật chứ không phải collagen giúp cho người ta da dẻ căng mộng, dài tóc và trẻ mãi không già!

Bên cạnh đó, nếu sản xuất dung dịch đạm thì cần phải có hoá chất bảo quản để đạm trong dung dịch đó không bị quá trình phân huỷ - như xác chết bị phân huỷ. Vậy thì, trong những dung dịch collagen ấy người ta dùng gì để bảo quản? Có ai kiểm nghiệm công việc này trước khi được sử dụng không? Vì người ta bảo rằng đã là thực phẩm chức năng thì không có tác dụng phụ. Nhưng vẫn thấy rằng nước Collagen vẫn có những tác dụng phụ khi nó được sản xuất từ đạm của thịt bò điên, hoặc hoá chất bảo quản để không bị quá trình lên men thối, hoặc gây ngộ độc như ngộ độc thức ăn do quá trình lên men này. Đạm thì rất tanh - đã có ai uống sữa Ensure sẽ cảm được mùi tanh này. Nên chuyện làm nước giải khát collagen có mùi thơm thì ngay cả các hãng dược/và hoặc hãng sữa hàng đầu thế giới cũng chưa làm được!!!

Về mặt sinh lý bình thường của con người, muốn có các thành phần để cơ thể có nguyên liệu tạo ra collagen thì ăn đạm. Ăn vừa đúng nhu cầu cơ thể thì không bệnh tật. Ăn thừa hoặc ăn thiếu thì sinh bệnh. Dù có ăn collagen vào thì hệ tiêu hoá cũng phải cắt nó ra thành các amino acide, rồi được hấp thu vào máu đi đến gan, để tổng hợp thành collagen cho từng cơ quan để xây dựng nên mô liên kết - chất tạo keo - cho từng cơ quan. Chứ collagen được uống hay ăn vào không thể trực tiếp trở thành collagen cho cơ thể được, vì nó là chất lạ đối với cơ thể con người. Đã là chất lạ thì, gây ra bệnh tật và dị ứng hoặc bị loại ra khỏi cơ thể theo cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào như đã viết trong bài: giáo dục cộng đồng về bệnh vảy nến.

Bắt đầu từ thập niên 1980s ở trời Tây, thực phẩm chức năng nở rộ như là một ngành nghề thành đạt. Đến đầu thế kỷ XXI, chúng du nhập đến các nước đang phát triển sau khi đã bị nghi ngờ và từ bỏ ở các nước văn minh. Gần đây, thực phẩm chức năng đã bị Tổ chức thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ cảnh báo, và tôi có một bài viết từ năm 2010. Nhưng hồi tháng 7/2011, ở nước ta đã bị một công ty chuyên bán hàng đa cấp về thực phẩm chức năng của Hoa Kỳ làm cho các đại lý mất tiền tỷ vì phương cách bán hàng đa cấp.

Là một loài động vật, nhưng con người thuộc bộ linh trưởng khác với bộ nhai lại ở chỗ là lấy thức ăn với đầy đủ 4 thành phần: đường, đạm, mỡ và vi lượng, đã nói ở trên vào ống tiêu hóa. Sau đó được tiêu hoá hấp thu và sản xuất ra mô cho từng cơ quan phù hợp với từng cơ thể riêng biệt. Trong khi đó, bộ nhai lại chỉ ăn thực vật để tạo ra tất cả 4 thành phần trên. Như tôi đã từng viết rằng: "Ăn uống là thuốc. Nó trở thành thuốc bổ khi ăn uống đúng, và thuốc độc khi ăn uống sai". Nhân đây kể câu chuyện, hôm trước một ông bạn vong niên đã hơn tuổi thất thập cổ lai hy, đau khớp do thoái hoá và tiểu đêm ở tuổi già, điện thoại hỏi tôi: "Thuốc Lô Hội tụi nó bán để uống có tốt cho khớp và thận không?". Tôi trả lời: "Lừa đảo đấy, chứ có là thuốc thang gì? Anh muốn có Lô hội thì trồng cây Nha đam mà dùng. Mua làm chi mấy cái thực phẩm chức năng mà gọi là thuốc?".

Từ viên uống thực phẩm chức năng có nguồn gốc thực vật, gần đây được phát triển thành nước uống như nước yến, nước trà xanh. Bây giờ đến nước collagen có nguồn gốc động vật là "một bước tiến" trong sản xuất thực phẩm chức năng trong nước. Nhưng, việc cần phải hiểu đúng thực phẩm chức năng nói chung và nước uống collagen nói riêng bằng cái nhìn khoa học trong sản xuất và tiêu dùng. Nó phải được quan tâm ở các góc độ chính quyền, nhà sản xuất, đến người tiêu dùng một cách thấu đáo về chuyên môn và pháp luật. Không nên lạm dụng truyền thông, tâm lý vô thức của người tiêu dùng và kẽ hở của pháp luật để làm điều vi phạm đến đạo đức nghề nghiệp.

Để dễ hiểu thực phẩm chức năng là gì, mọi người hãy đơn giản nó chỉ là thức ăn đồ uống của thiên nhiên hằng ngày. Tại sao thay vì ăn, uống thực phẩm tươi sống, sạch của thiên nhiên giàu đường, đạm, mỡ và các yếu tố vi lượng, ta lại phải dùng thực phẩm chức năng sấy khô, chế biến với hóa chất không rõ nguồn gốc đóng gói đắc tiền hơn thuốc?

Asia Clinic, 18h12' ngày thứ Năm, 27/10/2011

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

GIÁO DỤC Y TẾ CỘNG ĐỒNG BỆNH VẢY NẾN!!!

Giải Nobel y học năm nay là một giải ghi nhận công lao to lớn của 3 nhà khoa học về hai loại đáp ứng miễn dịch của cơ thể con người để chống lại mọi tác nhân gây bệnh hay vật lạ xâm nhập vào cơ thể con người.

Cũng cần khái quát đơn giản về hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó được xem như một hệ thống an ninh quốc phòng của một quốc gia - ở đây là cơ thể con người - có nhiệm vụ phát hiện kẻ lạ xâm nhập vào cơ thể và huấn luyện binh lính để ghi nhớ và loại bỏ "kẻ thù" có thể là mầm bệnh hoặc một cơ quan của người khác được ghép vào cơ thể. Đây là 2 mặt của một vấn đề trong y học.

Hai ông BS Bruce Beutler người Mỹ và tiến sĩ sinh học phân tử Jules Hoffmann người  Luxemboug sống ở Pháp tìm ra đáp ứng miễn dịch nhanh (innate immunity) - một đáp ứng miễn dịch có chất hoá hướng động dẫn đầu, còn gọi là miễn dịch dịch thể (humoral Immunity) - nó không được ghi vào bộ nhớ của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nên 2 ông này được hưởng chỉ một nửa giải Nobel y học năm 2011.

Người còn lại là một bác sĩ y khoa người Canada sống và giảng dạy ở Hoa Kỳ - ông Ralph M. Steinman - ông qua đời trước khi công bố giải Nobel y học năm 2011 đúng 3 ngày. Đây là một trường hợp hy hữu trong lịch sử tồn tại của giải Nobel. Và phát minh của ông cũng đặc biệt không kém khi ông tìm ra đáp ứng điều hoà miễn dịch giai đoạn chậm - một đáp ứng miễn dịch do tế bào Lympho, mà đặc biệt là Lympho T làm nhiệm vụ hay còn gọi là miễn dịch tế bào - Loại đáp ứng miễn dịch này có chức năng ghi lại bộ nhớ của hệ thống miễn dịch của con người và giúp sản sinh ra kháng thể có tính đáp ứng lâu dài để chống lại mầm bệnh hay vật lạ. Và một nửa giải Nobel y học năm nay được trao cho ông.

Phát mình miễn dịch tế bào - đáp ứng miễn dịch chậm - của ông Ralph M. Steiman mở ra cho thế giới y học biết dùng vaccine để phòng bệnh. Nó cũng cho biết rằng ghép một cơ quan còn chức năng bình thường của người cho vào cơ thể người nhận không khó bằng chống loại ghép cơ quan đó sau khi ghép. Và còn nhiều điều mở ra cho phát mình này đang chờ phía trước để giải quyết các bệnh lý mà ngày nay y học hiện đại còn chưa thể điều trị triệt để. Trong đó có nhiều loại bệnh khác nhau - mà 3 loại bệnh thế giới đang rất quan tâm là: 1. tiêu diệt con HIV sau khi xâm nhập vào cơ thể gây nên AIDS(Acquired Immune Deficiency Syndrome), 2. ung thư và 3. bệnh tự miễn(autoimmune disease).

Bệnh tự miễn là bệnh lý mà, hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh bị quên đi những dữ liệu di truyền thời kỳ phôi thai khi biệt hoá tế bào thành các cơ quan của cơ thể, nhận nhầm tế bào của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể là kẻ thù. 

Ở bệnh vảy nến, tế bào Lympho T quên đi tế bào da của cơ thể người bệnh và chúng đi tấn công tế bào da bản thân của người bệnh là phe ta, nên nó tấn công như kẻ thù. Bình thường tế bào da bao phủ cơ thể trải qua tiến trình sinh ra và lão hoá khoảng 1 tháng thì bong ra sau khi sừng hoá và chết đi. Ở bệnh vảy nến tế bào da bị Lympho T tấn công huỷ diệt và loại trừ ra khỏi cơ thể chỉ 1-3 ngày. Nên dấu hiệu da bong tróc có màu hồng nhạt như vảy của nến đỏ chúng ta bào mỏng ra. Những vảy da đó là do tế bào Lympho T và da xếp thành từng lớp trên bề mặt của da. Bệnh cũng được ghi nhận có tính di truyền khi tìm thấy có nhiều người trong một gia đình mắc bệnh này. Các nhà khoa học tin rằng có hơn 1 gene chịu trách nhiệm gây ra bệnh vảy nến. Và đến nay đây vẫn còn là một điều bí ẩn khi bệnh vảy nến vẫn xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Y học thế giới vẫn còn đi tìm cây kim trong một đống rơm để điều trị bệnh này.

Ai đã bị bệnh vảy nến đều có những nỗi khổ về mặt tinh thần và thể xác. Tinh thần thì bị mặc cảm về da cơ thể của mình. Đặc biệt là phũ nữ - ông bà ta bảo: phụ nữ thì nhất dáng nhì da - mà da đó lại loang lỗ những quầng giống như da beo hoặc một tấm bản đồ trên quả địa cầu! Mặc dù nó thường hiện diện ở da đầu hoặc quanh các khớp tay chân, nhưng cũng không hiếm ở vùng da của cơ quan sinh dục hoặc quanh hậu môn và các nơi khác.

Triệu chứng lại xuất hiện khi có xúc động tâm lý, thay đổi thời tiết, dùng một số thuốc, tiếp xúc một số hoá chất hoặc những vết thương trên da bị nhiễm trùng, v.v... Khi triệu chứng xuất hiện thì ngứa là triệu chứng là cho bệnh nhân khổ sở nhất về mặt thể xác. Đó là chưa nói đến các viêm khớp kèm theo và biến chứng của vảy nến. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ lứa tuổi và giới tính nào.

Hôm qua, một ông bạn già vong niên thuộc lớp hơn tôi một thế hệ - là người đang mắc bệnh vảy nến - gửi cho tôi cái thứ mời của hiệp hội những người bệnh vảy nến Thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đăng lên blog này để mọi người - ai có bệnh vảy nến hay người thân có bệnh này - hãy thông báo cho nhau để đi dự buổi nói chuyện chuyên môn dành cho những người bệnh vảy nến biết sống chung với nó khi đang chờ y học có những bước tiến mới để điều trị triệt để bệnh này.  

 Gọi là giấy mời cho lịch sự khi đưa lên blog phải có thông báo rõ ràng. Nên ban tổ chức phải thiết kế giấy mời. Nhưng vào cửa tự do. Mời xem thời gian và địa điểm bằng cách click chuột vào hình này.

Trong buổi nói chuyện này có 2 bác sĩ chuyên môn của bệnh viện da liễu TPHCM nói về: một là những kiến thức cơ bản về bệnh vảy nến. Hai là điều trị và chăm sóc cho người bệnh vảy nến. Và ba là tư vấn và hỏi đáp cùng chia sẻ kinh nghiệm tuân thủ điều trị giữa các bệnh nhân với nhau. Cuối cùng là các bệnh nhân được khám và tư vấn miễn phí.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp một phần nhỏ kiến thức phổ thông về bệnh vảy nến cho cộng đồng và giúp được người bệnh vảy nến có một dịp được nghe, khám và tư vấn bệnh làm sao chung sống với nó một cách thoãi mái cả tinh thần lẫn vật chất.

Asia Clinic, 18h06' ngày thứ Bảy, 22/10/2011

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

CẢI CÁCH BẢNG XẾP HẠNG ĐẠI HỌC TOÀN CẦU VÀ NHỮNG ƯU TƯ


Xếp hạng đại học ở mỗi quốc gia thì có nhiều. Mỗi quốc gia có một cách xếp hạng dựa theo những tiêu chí khác nhau. Nhưng một bảng xếp hạng đại học để chuẩn hóa thứ hạng cho tất cả các trường đại học trên toàn cầu thì rất hiếm có trang uy tín. Một trang uy tín hàng đầu thế giới ra đời đã 8 năm nay đó là trang Times Higher Education (THE) của Anh quốc.

Các tiêu chí đánh giá xếp hạng đại học cũ của THE

Sau khi THE ra đời khoảng 4 năm thì một trang xếp hạng đại học của đại học giao thông Thượng Hải cũng cho ra đời một bảng xếp hạng dựa theo 4 tiêu chí chính của THE, nhưng thay đổi tỷ lệ % đánh giá cho mỗi tiêu chí. Nhưng năm nay, THE bắt đầu đổi mới những tiêu chí của mình chi tiết hơn và phù hợp hơn với tình hình tầm nhìn của thế giới.

Bảng xếp hạng của THE năm nay dựa trên 5 tiêu chí lớn: (xem hình biểu tượng của bài viết)

1. Giảng dạy và môi trường học tập: chiếm 30% tổng số điểm đánh giá.
2. Nghiên cứu và mức độ danh tiếng cùng thu nhập của trường: chiếm 30% tổng số điểm đánh giá.
3. Ảnh hưởng của nghiên cứu và số lượng tài liệu được trích dẫn nguồn: chiếm 30% tổng số điểm đánh giá.
4. Triển vọng quốc tế của trường về nhân lực và nghiên cứu có tính liên kết toàn cầu: chiếm 7,5% tổng số điểm đánh giá.
5. Sự đổi mới và thu nhập từ ngành công nghiệp nhờ vào áp dụng thực tế các nghiên cứu của trường: chiếm 2,5% tổng số điểm đánh giá.

Sau khi làm việc 1 năm bằng những thay đổi trong cách xếp hạng mới, bằng cách thu thập dữ liệu từ 137 quốc gia và hơn 17.000 chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới, cùng với hàng chục ngàn bảng khảo sát. Năm nay, THE cho ra một bảng xếp hạng có sự đảo lộn trật tự ở các hạng đầu của các đại học hàng đầu thế giới. Mặc dù, nước Mỹ vẫn giữ vị trí siêu cường ở bậc giáo dục đại học.

Điều đáng khích lệ đối với tôi là, California Institute of Technology, một trường đại học mà tôi đã từng đánh giá cao thuộc loại bậc nhất toàn cầu trên blog này hồi năm 2010, lại vượt lên tất cả các anh tài như: Harvard University, Stanford University, University of Oxford, University of Cambridge, Massachusetts Institute of Technology, v.v... để đứng số 1 thế giới.

Điều tôi đáng để ngậm ngùi là, trong top 400 của bảng xếp hạng trong 8 năm qua chưa bao giờ thấy hai chữ Việt Nam có mặt. Mặc dù mặt mũi các anh tài như: Singapore, Hongkong, Đài Loan, Đại Hàn - những lục địa mà trước ngày 30/4/1975 giáo dục của họ không hơn nền giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng Hòa - họ đã có mặt ở top 100, thậm chí top 50!

Như vậy, chỉ hơn 2 năm sau ngày các nhà cách mạng hừng hực khí thế thống nhất giang sơn, Việt Nam đã có tên là thành viên Liên Hiệp Quốc vào ngày 20/9/1977. Nhưng mãi hơn 36 năm với chuyện loay hoay "cải cách", nhiều "sáng kiến" của họ mà, bảng đồ giáo dục thế giới vẫn chưa thấy bóng dáng một Việt Nam.

Giáo dục Việt Nam chờ đến bao giờ?

Asia Clinic, 13h33' ngày thứ Tư, 19/10/2011

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

TRUNG HOA THỰC THI BÁ QUYỀN NGUỒN NƯỚC

Bài đọc liên quan:

Bài viết gốc: The Water Hegemon

Bài viết của ông Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại New Delhi, là tác giả của cuốn sách Sự hy sinh mù quáng của châu Á và Nguồn nước trong tương lai: Cuộc chiến mới của châu Á(Asian Juggernaut: [xem ghi chú ở bài: Những bất ổn sắc tộc Trung Hoa] and the forthcoming Water: Asia’s New Battlefield)

Cuộc thảo luận quốc tế về sự trỗi dậy của Trung Hoa đã tập trung trên sức mạnh thương mại ngày càng tăng của nó, tham vọng hàng hải đang phát triển, và mở rộng khả năng sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng, thường là thoát khỏi sự chú ý: sự trỗi dậy của Trung Hoa như là một thủy bá chủ không song hành với lịch sử hiện đại.

Không có quốc gia nào khác đã từng chế ngự các lục địa ven sông của các quốc gia khác bằng giả định mình đứng trên tất cả mà không bị thách thức bằng cách kiểm soát đầu nguồn của nhiều con sông quốc tế và thao túng các dòng chảy qua biên giới của họ. Trung Hoa xây dựng đập nhiều nhất thế giới - với số lượng hơn một nửa trong số khoảng 50.000 đập lớn trên hành tinh - đang nhanh chóng tích lũy sức mạnh chống lại các nước láng giềng bằng cách thực hiện các dự án thủy điện lớn trên các dòng sông xuyên quốc gia.

Bản đồ nguồn nước châu Á về cơ bản thay đổi sau khi chiến thắng của Cộng sản năm 1949 tại Trung Hoa. Hầu hết các con sông quốc tế quan trọng của châu Á bắt nguồn từ các vùng lãnh thổ bị thôn tính vào lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ví dụ như Cao nguyên Tây Tạng, là kho lưu trữ nước ngọt lớn nhất thế giới và nguồn của những con sông lớn nhất châu Á, chúng bao gồm cả những huyết mạch cho Trung Hoa đại lục, Nam Á và Đông Nam Á. Các vùng lãnh thổ khác của Trung Hoa cũng là đầu nguồn của các con sông như Irtysh, Illy, và Amur, chảy sang Nga và Trung Á.

Điều này làm cho Trung Hoa là nguồn của những dòng nước chảy qua biên giới với số lượng lớn nhất của những quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Hoa bác bỏ mọi khái niệm chia sẻ nguồn nước hoặc hợp tác để thể chế hoá với các quốc gia ở phía hạ lưu.

Trong khi, hàng xóm ven sông ở khu vực Đông Nam và Nam Á đang bị ràng buộc bởi hiệp định nguồn nước họ đã đàm phán với nhau, thì Trung Hoa không có một hiệp ước về nguồn nước với bất kỳ quốc gia nào chung sống ven sông. Thật vậy, với quan điểm, có bánh thì cứ ăn, Trung Hoa là một đối tác đối thoại, nhưng không phải là thành viên của Ủy ban sông Mekong, Trung Hoa nhấn mạnh mục đích của mình là không tuân theo quy tắc của cộng đồng lưu vực sông Mekong hoặc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào của Ủy ban này đưa ra.

Tệ hơn nữa, Trung Hoa đồng thời thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trên sân khấu thế giới, Trung Hoa đã có thái độ từ chối (cold shouder) hợp tác đa phương giữa các quốc gia lưu vực sông. Ví dụ như, các nước hạ lưu sông Mekong xem chiến lược của Trung Hoa như là một nỗ lực "chia để trị" (divide and conquer).

Mặc dù Trung Hoa công khai ủng hộ các sáng kiến ​​song phương đối với những tổ chức đa phương trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn nước, nhưng họ đã không thể hiện bất kỳ sự nhiệt tình thực sự cho hành động song phương có ý nghĩa nào. Kết quả là, nguồn nước đã ngày càng trở thành một sự chia rẽ chính trị mới trong quan hệ của quốc gia này với các quốc gia láng giềng như Ấn Độ, Nga, Kazakhstan, và Nepal.

Trung Hoa lại đẩy sự chú ý từ chối của nó để chia sẻ nguồn nước, hoặc tham gia vào hợp tác thể chế để quản lý những con sông chung một cách bền vững, bằng cách phô trương các hiệp định đã ký kết về chia sẻ số liệu thống kê dòng chảy với các nước láng giềng ven sông. Đây không phải là thỏa thuận hợp tác về chia sẻ tài nguyên, nhưng lại là những hiệp định thương mại để bán các dữ liệu thủy văn mà các nước thượng nguồn phải cung cấp miễn phí cho các quốc gia ở phía hạ lưu.

Trong thực tế, bằng cách thực hiện xây dựng đập một cách điên cuồng từ các con sông nội địa Trung Hoa đến các con sông quốc tế, ngày nay Trung Hoa khóa lại việc tranh chấp nguồn nước với gần như tất cả các quốc gia chung sống ven sông. Những tranh chấp chắc chắn trở nên tồi tệ hơn, khi Trung Hoa tập trung vào việc xây dựng những đập mới to lớn nhất, có tính biểu tượng nhất trên sông Mekong - các đập như đập Tiểu Loan 4.200 megawatts, được xem là một tháp Eiffel của Paris thu nhỏ về chiều cao và một con đập 38.000 megawatts đã được lên kế hoạch trên sông Brahmaputra tại hạt Metog thuộc tây Tạng, gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ. Đập thủy điện Metog có năng suất lớn gấp hai lần hơn 18.300 megawatts của một đập đang là lớn nhất thế giới là đập Tam Hiệp - việc xây dựng đập Metog làm phải di dân ít nhất 1,7 triệu người Trung Hoa.

Ngoài ra, Trung Hoa đã xác định một vị trí xây đập lớn bằng với đập Metog trên sông Brahmaputra tại Daduqia, đập Daduqia lấy một sức nước có chiều cao 3.000 mét làm thay đổi dòng chảy của con sông phía nam thuộc phạm vi dãy Hy Mã Lạp Sơn vào Ấn Độ, tạo ra một hẻm núi dài nhất và dốc nhất thế giới. Hẻm núi Brahmaputracó độ sâu gấp 2 lần so với hẻm Grand ở Hoa Kỳ - giữ một lượng dự trữ nước chưa được khai thác lớn nhất châu Á.

Các quốc gia có khả năng chịu gánh nặng của sự chuyển dòng nước to lớn này là những nơi nằm ở hạ nguồn xa nhất trên các con sông như sông Brahmaputra và sông Mê Kông - Bangladesh, có tương lai ảm đạm về việc bị đe dọa bởi khí hậu và thay đổi môi trường, và Việt Nam, một vựa lúa lớn của châu Á. Phân bổ nước của Trung Hoa từ sông Illy có nguy cơ biến Hồ Balkhash của Kazakhstan thành biển Aral - một biển nước mặn không thông với các đại dương, nên còn gọi là hồ nước mặn có nồng độ muối ngang bằng với đại dương. Ngày nay hồ này bị ô nhiễm và khô trầm trọng sau khi 2 con sông cấp nước cho nó bị chuyển dòng cho tưới tiêu là: sông Amu Dayar và Sir Dayar (ND) -  và làm lòng hồ Balkhash đã giảm xuống còn ít hơn một nửa kích thước ban đầu của nó.

Ngoài ra, Trung Hoa đã lên kế hoạch và chấp thuận "lộ trình Tây tiến vĩ đại” (Great Western Route), giai đoạn thứ ba của Dự án chuyển dòng nước Nam-Bắc vĩ đại (The Great South-North Water Diversion Project) - chương trình chuyển dòng giữa các lưu vực và những con sông nội địa Trung Hoa có tham vọng lớn nhất từ trước đến nay – ưu tiên hàng đầu của 2 giai đoạn là, liên quan đến các con sông nội bộ ở vùng đất trung tâm của người Hán Trung Hoa, dự kiến ​​sẽ được hoàn tất trong vòng ba năm. Lộ trình Tây tiến vĩ đại, tập trung trên cao nguyên Tây Tạng, được thiết kế để chuyển hướng dòng nước, bao gồm từ các con sông quốc tế, chảy đến sông Hoàng Hà, con sông chính cung cấp nước cho phía bắc Trung Hoa, cũng bắt nguồn ở Tây Tạng.

Ngày nay, với ngành công nghiệp thống trị thị trường thiết bị thủy điện toàn cầu, Trung Hoa cũng đã nổi lên như một nhà xây dựng đập lớn nhất ở nước ngoài. Từ những tiểu bang đã có chủ quyền như Kashmir của Pakistan đến những tiểu bang bị bất ổn còn đang tranh chấp như Shan và Kachin của Miến Điện, Trung Hoa đã mở rộng xây dựng đập của họ tới những khu vực tranh chấp hoặc bị tàn phá vì cuộc nổi dậy, mặc cho những phản đối dữ dội của các địa phương này.

Các đơn vị thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đang tham gia vào xây dựng đập và các dự án chiến lược khác trong khu vực bất ổn, ví dụ như vùng người Shia sinh sống đa số của Gilgit-Baltistan ở Kashmir mà Pakistan đang nắm giữ. Và xây dựng đập của Trung Hoa bên trong Miến Điện để tạo ra năng lượng nhằm xuất khẩu cho các tỉnh Trung Hoa đã góp phần vào cuộc chiến đấu đẫm máu mới gần đây, kết thúc một giai đoạn ngừng bắn đã 17 năm giữa quân đội Độc lập của bang Kachin và chính phủ Miến Điện.

Bằng vào tranh chấp lãnh thổ và hàng hải với Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, và những quốc gia khác, Trung Hoa đang tìm cách phá vỡ hiện trạng trên những dòng chảy của các con sông quốc tế. Thuyết phục để ngăn chặn sự chiếm đoạt đơn phương nguồn nước lại trở thành vấn đề quan trọng cho hòa bình và ổn định châu Á. Nếu không, Trung Hoa có thể sẽ nổi lên như là người kiểm soát nguồn nước của châu Á, qua đó giành được tác động rất lớn trên hành vi của các nước láng giềng.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 14h19', ngày thứ Bảy 15/10/2011

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

TƯ DUY GIÁO DỤC MIỀN SƠN CƯỚC

Bài đọc liên quan:
Chuột lang giáo dục I
Chuột lang giáo dục II
Chuột lang giáo dục III
Tư duy giáo dục bậc phổ thông
Tư duy giáo dục bậc đại học
Đánh tráo khái niệm và hậu quả
Một đánh tráo khái niệm nguy hiểm
Những bất cập của loài người
Tha hóa và tham nhũng
Công hữu tư hữu và hình thái xã hội loài người
Lại chuyện sở hữu
Triết học thật đơn giản
Tư duy giáo dục chân đất
Thưa các quan phụ mẫu

Câu chuyện người sơn cước - người vùng cao - họ quen đi với cột sống luôn phải ưỡn khi xuống dốc, và cột sống phải khom khi lên dốc. Nên cột sống của họ không quen tư thế thẳng đứng như cấu tạo ban đầu của loài người. Khi xuống đồng bằng, họ không quen tư thế đi thẳng, nên họ đau lưng.

Thời chiến tranh thế giới thứ hai, Đức quốc xã xuất hiện nhân vật Paul Joseph Goebbels - bộ trưởng thông tin truyền thông của Đức quốc xã - ông có câu nói rất nổi tiếng mà sau này các chính khách theo trường phái tả khuynh cực đoan dưới hình thái chủ nghĩa phong kiến quân phiệt kiểu mới như Stalin và Mao rất sùng bái và làm theo: "Chân lý là hàng nghìn lần nói láo".

Hai câu chuyện dáng đi đồng bào sơn cước là câu chuyện tập thành thói quen của một tư thế và câu chuyện tuyên truyền theo kiểu Goebbels là 2 câu chuyện theo kiểu phản xạ Pavlov trong sinh lý học. Ivan Petrovich Pavlov là một nhà sinh lý học, một nhà tâm lý học và một bác sĩ đã lãnh giải Nobel y học năm 1904 nhờ vào công trình nghiên cứu về phản xạ có điều kiện trong hệ tiêu hóa của động vật.

Vài hôm nay thông tin truyền thông trong nước nổi lên mối lo sợ một nền  giáo dục với các trường đại học đang mọc lên như nấm và tình trạng đại học Việt Nam cần đẩy mạnh sự phân tầng. Nó nói lên chúng ta đã quá quen với cái cách thọc tay quá nhiều vào một lĩnh vực trong cuộc sống bằng ý chí của con người. Cụ thể ở đây là ngành giáo dục đại học, trong khi chúng ta đang mong muốn giáo dục chuyển mình theo cơ chế thị trường.

Có một thời và kể cả hôm nay bàn tay lông lá của chính trị đã thọc quá sâu vào giáo dục bằng ý chí con người. Lịch sử, triết học, văn học, báo chí truyền thông, v.v... không còn là khoa học xã hội theo từng chuyên ngành, mà là chính trị học. Nó đã tạo ra những bộ não theo tư duy kiểu như những người đồng bào sơn cước. Nên chúng ta muốn tháo củi sổ lồng cho giáo dục mà, ta chưa quen với giáo dục của một thời đại tôn trọng những khác biệt. Khi xã hội hóa giáo dục bắt đầu, một nền giáo dục kinh tế thị trường nở rộ, thì chuyện trường tốt, trường chưa tốt và trường không tốt hiện diện là chuyện rất bình thường. Theo quy luật cung cầu một cách công bằng và minh bạch, ắt trường tốt sẽ tồn tại. Trường xấu ắt sẽ tự diệt vong. Không có gì phải ầm ĩ.

Vấn đề giải quyết nguyên nhân của những trái đắng giáo dục Việt nam là phải có một nền lập pháp, tư pháp  và hành pháp chuẩn để không có câu chuyện "phó bí thư tỉnh ủy học bằng giả, xin tiền thật", chứ không phải là chuyện đi lo trường tốt hay xấu. Giả sử như ông phó bí thư tỉnh ủy nọ bị cho về vườn đuổi gà mà, không thăng chức lên trung ương lo chuyện đảng ủy khối cơ quan doanh nghiệp thì liệu ngành giáo dục có ngày càng xấu hơn như hôm nay không?

Có lẽ sau hơn nửa thế kỷ với cách thọc tay chính trị vào giáo dục quá sâu, đã làm cho tư duy của chúng ta không nhìn ra nguyên nhân của giáo dục Việt Nam là trái đắng của một thời tư duy theo kiểu Paul Joseph Goebbels, chứ không phải là của những hiện tượng tự nhiên của kinh tế thị trường bình thường trong xã hội loài người.

Có lẽ tư duy giáo dục kiểu Paul Joseph Goebbels hay có thể gọi là tư duy giáo dục miền sơn cước đang ngự trị trong trí não chúng ta, khi chúng ta đang muốn thoát ra khỏi nó? Điều này không khác với một nghịch lý đau lòng là, hầu hết các cuộc cách mạng vô sản đều triệt để và thành công. Nhưng khi thành công rồi thì, giai cấp vô sản không có gì để ban bố cho đất nước và dân tộc mình ngoài sự độc ác và độc tài.

Hãy cứ trả giáo dục nước nhà về với cái tự nhiên của nó muôn đời, mà không vì quyền lợi của một nhóm người bằng ý chí, mà phải vì quyền lợi của đất nước và dân tộc, ắt nó sẽ tốt.

Tư gia, 23h00' ngày thứ Tư, 14/10/2011

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

THẤY GÌ QUA LUẬT VỀ CHỈ TỆ TRUNG HOA CỦA HOA KỲ?

Bài đọc liên quan:

Dù chỉ mới được thông qua ở thượng viện Hoa Kỳ, nơi mà đảng Dân chủ chiếm đa số đang ủng hộ luật này - luật trừng phạt về đồng nhân dân tệ Trung Hoa neo giá thấp. Nhưng luật này cần phải qua cửa ải cuối cùng từ hạ viện, nơi mà đa số phe Cộng Hoà đang nắm quyền - đảng đại diện cho các tài phiệt của nước Mỹ. Những tưởng cũng nên viết về vấn đề này để có một cái nhìn khách quan sau khi luật này nếu được thông qua và ứng dụng sẽ ra sao?

Quay lại một chút về 2 đảng cầm quyền chính của nước Mỹ mà, tôi đã từng viết trên blog này trong hơn 2 năm qua. Nếu công tâm mà nhìn thì, đảng Dân chủ nước Mỹ là một loại đảng Xã hội Pháp hay đúng nghĩa hơn là một loại đảng Cộng sản cấp tiến. Chủ lo cho giới trung và hạ lưu cho đất nước và thúc đẩy những dự án lớn cho cộng đồng về an sinh xã hội và giáo dục y tế. Đảng Cộng hoà Mỹ là hiện thân của tầng lớp nhà giàu mà, người ta thường gọi là tư bản giãy chết phái diều hâu. Nhưng Cộng hoà quan niệm phải ưu tiên cho giới giàu có để giới này tạo công ăn việc làm cho xã hội.

Từ đó, một hình thái xã hội đa nguyên hữu khuynh hình thành những tư tưởng cấp tiến thúc đẩy xã hội thay đổi, và ứng biến với hoàn cảnh nhanh chóng thông qua hiến pháp Hoa Kỳ đã qui định, mà các Quốc phụ Mỹ đã đề ra. Hai đảng chính cầm quyền ở Hoa Kỳ giống như bộ lọc của nhau trước khi bất kỳ một dự luật hay quyết định nào được áp dụng cho đất nước này. Vì vậy, mà các hành động của nước Mỹ với dân Mỹ và thế giới còn lại không tính bằng năm mà thường tính bằng thế kỷ. Có thể ngắn hạn người ta thấy sai, nhưng về dài hạn là mục tiêu giữ vững vai trò đại ca toàn cầu của nước Mỹ.

Cho nên chuyện thông qua dự luật trừng phạt đồng nhân dân của Trung Hoa là điều có thể phán đoán chắc chắn không trong tháng này, thì cũng sẽ thông qua trong tháng 11/2011 tới. Vì Trung Hoa đã 5 lần 7 lượt nâng rồi lại hạ tỷ giá đồng nhân dân tệ, mà đến nay vẫn như cũ.

Trong gần 6 năm qua, cuộc chiến tranh tiền tệ Hoa - Mỹ đã được Mỹ và phương Tây đưa ra nhiều chiêu thức khác nhau để làm sao cân bằng cán cân thương mại toàn cầu. Vì cái khó là đến giờ này đồng Yuan của Trung Hoa rất mạnh nhờ vào họ đã trở thành công xưởng sản xuất của thế giới, nhưng họ vẫn chưa chịu đưa đồng bạc của họ vào hoà nhập với dòng tiền tiêu dùng của toàn cầu - như các đồng bạc khác có vốn trong các tổ chức tài chính thế giới như IMF và World Bank - để có sự cân bằng tỷ giá, nhằm ổn định kinh tế toàn cầu. 

Sau những đòn đánh về cắt dần nguồn cung cấp nhiên liệu và khoáng sản thông qua các cuộc cách mạng hoa Nhài. Đòn tẩy chay hàng Trung Hoa độc hại và chất lượng kém. Đòn cho rằng đồng Yuan của Trung Hoa bị neo với đồng Mỹ kim giá thấp, nên hạ giá đồng Mỹ kim. Và đòn đánh vào Bin Laden để mở toang cánh cửa hậu thuẩn của Trung Hoa với các nhóm khủng bố thế giới thông qua Pakistan, thì đòn này sẽ là đòn tối hậu. Và có lẽ, luật trừng phạt đồng nhân dân tệ Trung Hoa là, chiêu cuối cùng có tính chất quyết định cho không chỉ cho Trung Hoa mà, cho cả Mỹ và thế giới còn lại phải thay đổi đường lối kinh tế của họ. Vì nhiều lý do 2 mặt của nó.

Về phía Hoa Kỳ, mặt lợi thứ nhất là hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước có thể cạnh tranh giá cả hàng hoá với hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa. Khi có quyền áp giá thuế nhập khẩu khi bộ tài chính Mỹ phát hiện ra sự bảo hộ đồng Yuan giá rẻ của chính quyền Trung Hoa.

Mặt lợi thứ hai mà cũng là mặt hại cho các đại gia Hoa Kỳ là, lâu nay các đại gia Hoa Kỳ đầu tư vào Trung Hoa để nhờ nhân công giá rẻ và đồng Yuan rẻ mà làm sản phẩm đem đi bán cho dân Mỹ và toàn cầu xài với giá đắt để kiếm lãi. Với các đại gia thì ngày càng giàu thêm. Nhưng với dân lao động Mỹ thì mất công ăn việc làm. Với chính phủ Mỹ thì thất thu ngân sách vì luật đầu tư cho phép miễn thuế khi các đại gia luôn có cố vấn luật để nghĩ những chiêu đầu tư trốn thuế. Cho nên nước Mỹ thì nghèo dần, tầng lớp trung và hạ lưu thì khó khăn, nhưng đại gia Mỹ thì cứ nứt vách đổ đố. Luật này buộc các đại gia đầu tư từ Trung Hoa phải di tản ra các nước khác hoặc trở về Hoa Kỳ, nếu còn muốn còn kiếm lợi nhuận. Có nghĩa là Hoa Kỳ - chủ sòng bài thế giới muốn chia lại bài như một dự đoán của tôi hồi tháng 7/2011 - để kết liễu sinh mạng kinh tế chính trị của Trung Hoa. Bằng chứng rất rõ là tập đoàn Intel đã sang Việt Nam.

Dĩ nhiên về phía Trung Hoa, đây là đòn đánh rất nặng từ phía Hoa Kỳ. Vì nếu, không tái cơ cấu kinh tế bằng cách kích thích tiêu dùng nội địa và chuẩn bị đủ khả năng nắm lấy khoa học kỹ thuật cao, thì khi các đại gia Hoa Kỳ cất bước ra đi sẽ sinh ra nhiều thảm hoạ. Thứ nhất là, nạn thất nghiệp sẽ gia tăng khi không còn công ăn việc làm mà, lâu nay Hoa Kỳ đã giúp dân Trung Hoa ở các khu đầu tư của họ. Hiểm hoạ này có thể dẫn đến bạo loạn chính trị của Trung Hoa.

Đối với thế giới còn lại, đây cũng có 2 mặt lợi và hại song hành. Đến giờ này các nhà chiến lược xem đây là cuộc chiến tranh lạnh lần hai. Nó là một cuộc tấn công tổng lực từ kinh tế đến chính trị và có cả sự đổ máu vạ lây của các nước có quan hệ chiến lược với Trung Hoa như Lybia, Sudan, Syria và tương lai sẽ còn những Venezuela, Iran, Bắc Hàn v.v... đều có thể bị vạ lây. Và các tiểu quốc như Việt Nam cần phải hoàn tất việc đón nhận những quân bài sẽ đến với mình. Đây là một cơ hội lớn.

Vậy thì phương án nào để có một sự cân bằng cán cân thương mại toàn cầu, nếu như đề nghị của ông Sarkozy hồi tháng 9/2011 vừa qua là, đồng nhân dân của Trung Hoa nên có mặt trong Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, để thế giới có thể quay về với hệ thống Bretton Woods?

Asia Clinic, 13h06', ngày thứ Tư, 12/10/2011