nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

CẦN TÍNH SỔ VÀ KẾT THÚC NHỮNG TRIỀU ĐẠI ĐỘC TÀI

Bài đọc liên quan:
+ Syria - nơi khởi nguồn lại tranh bá đồ vương
+ Syria hậu triều đại al Assad
+ Những bài học từ Syria
+ Kiến tạo hòa bình Syria từ đâu?
+ Những bài học kinh nghiệm từ thế giới nửa thế kỷ qua
+ Tập và tản quyền với đơn và đa nguyên

Hai hôm nay có thông tin từ Do Thái rằng, Bashar al Assad đã trốn sang Ba Tư trên một chuyến bay cùng với vợ và 2 con, và các thân cận trong chính quyền của ông ta, nhưng nguồn tin được tung ra từ Li Băng chưa được bất kỳ quốc gia nào xác nhận.

9h30 sáng hôm nay giờ Hoa Kỳ trang Huffington Post đăng bài viết của phóng viên Steve Gutterman của Reuters về cuộc rút nhân sự của Nga ở căn cứ hải quân Tartous tại Syria bắt đầu từ tháng 6/2013. Và có hàng ngàn người Nga đã lập gia đình làm việc sinh sống ở Syria đã được sơ tán ra khỏi Syria từ hôm thứ Ba, 27/8/2013 này.

Một quyết định của Nga cho thấy nhiều vấn đề trong cuộc đối đầu giữa hia phe hắc bạch ở chốt chặn cuối cùng của Nga tại Địa Trung Hải, và là chốt chặn áp chót của Nga và Trung Hoa ở Trung Đông. Bây giờ chỉ còn lại một Ba Tư đang tranh thủ ngày đêm làm bom hạt nhân để tự lực, tự cường, hòng làm bá chủ Trung Đông là đồng minh với Nga và Trung Hoa.

Vấn đề đầu tiên mà chúng ta thấy ở đây là, sức mạnh quân sự của Nga đã không thể còn cầm cự với Hoa Kỳ, sau khi có tin đồn rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công Syria trong chỉ 3 ngày. Đối với Trung Hoa và Nga thì, ngay trên lãnh thổ của họ, thì Hoa Kỳ không có khả năng làm cuộc chiến để đi đến chiến thắng. Nhưng ở xa lãnh thổ, các quốc gia này hầu như không còn đủ khả năng để quyết định số phận của các đồng minh.

Nhiều lý do để Nga và Trung Hoa không thể quyết định số phận của đồng minh của mình vì, hầu hết các đồng minh của họ là những thể chế nhà nước độc tài. Lòng dân chán ngán để đi theo, trong khi sức mạnh mềm của Hoa Kỳ đã ngày càng hùng cường và chứng tỏ nó làm nhân loại phải ước ao.

Qua cuộc thử lửa những vũ khí tấn công nhanh và tiêu diệt gọn ở chiến trường Libya vào năm 2011, chính quyền Gaddafi sụp đổ và nhanh chóng bị tiêu diệt cũng cho thấy Nga và Trung Hoa không thể làm gì, nếu Hoa Kỳ mở cuộc tấn công Syria với sự hỗ trợ của phương Tây. Mặc dù theo Peter Gutterman thì có 8 lý do Hoa Kỳ sẽ không dại gì giây vào cuộc chiến ở Syria. Chủ yếu là có thể sa lầy vào một cuộc chiến không lối thoát, trong khi kinh tế đang nợ công lớn hơn GDP, và khủng hoảng chưa ra được.

Nhưng sau tuyên bố của tổng thống Obama là, vụ thảm sát dân thường ở ngoại ô Damascus bằng vũ khí hóa học - được nghi ngờ là chất độc sarin - hôm 21/8/2013 do chính quyền al Assad gây ra, thì tình hình Nga di tản dân mình ra khỏi Syria đã cho thấy mọi vấn đề đã đi đến kết cục cho một triều đại kéo dài 53 năm của dòng họ al Assad.

Chỉ mới năm ngoái Nga vẫn hùng hổ đưa tàu chiến đến Tartous, và tuyên bố sống chết với Syria, nhưng sau khi ký hợp đồng cung cấp vũ khí cho Syria thì Nga hôm nay tháo chạy rất đáng ngờ. Qua đó cho thấy nước Nga hôm nay thực dụng hơn và có phong cách kiểu Mỹ trong ngoại giao hơn là một Liên Xô thà chết, vẫn hết lòng với đồng minh.

Trung Hoa đang không thể làm Miến Điện nằm chung đường biên giới có thể đi theo chế độ độc tài quân phiệt. Và ngay cả bản thân Trung Hoa cũng đang sống cũng dở mà chết cũng dở trong cơn khủng hoảng tài chính do sai lầm chính trị của mình.

Cách đây 2 năm, tôi có viết bài, Syria - nơi khởi nguồn tranh bá lại đồ vương, nhưng hôm nay thì đã rõ. Vị trí siêu cường của Hoa Kỳ vẫn vững vàng như thời Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhờ vào cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm vô song của nó phù hợp với nguyện vọng của nhân loại văn minh.

Đã đến lúc cần tính sổ cho không chỉ Syria, mà cho cả những chế độ độc tài trên toàn cầu đang còn những thế lực phản động cố níu kéo những thể chế chính trị đơn nguyên và tập quyền để ăn trên xương máu dân tộc, và tài nguyên của tổ quốc. Vì chiến lược xoay trục châu Á Thái Bình dương của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ gieo rắc những cuộc cách mạng xã hội ở khu vực này như mùa Xuân Ả rập 2011.

Tư Gia, 21h13' ngày thứ Năm, 29/8/2013

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

TẬP VÀ TẢN QUYỀN VỚI ĐƠN VÀ ĐA NGUYÊN

+ Bài đọc liên quan:

Khi những phát minh khoa học kỹ thuật đẩy nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, thì cuộc cách mạng dân chủ tư sản cũng đánh đổ chế độ chính trị phong kiến đã trị vì hơn 1.000 năm. Nền chính trị của nhân loại chuyển hướng từ một chế độ phong kiến tập quyền vào tay vua, chuyển sang chế độ tư bản tản quyền kiểm soát tập quyền của giai cấp cầm quyền.

Tóm tắt lịch sử thế giới trong 2 giờ đồng hồ

Thuyết tập quyền ở Trung Hoa do Khổng Khâu - Khổng Tử - sống cách đây 2.500 năm đưa ra với cái gọi là tam cương - quân thần cương, phụ tử cương và phu thê cương - để phục vụ cho tầng lớp cầm quyền là hợp thời lúc con người còn đời sống nông nô, luật pháp chưa phân minh, và sự hiểu biết của con người chưa đủ để thấy sức mạnh dân sự trong một xã hội, và cho một nền chính trị đơn nguyên.

Chủ thuyết tản quyền đầu tiên trên thế giới được xây dựng bỡi John Lock một triết gia kiêm chính trị gia người Anh và Nam Tước Montesquieu, một nhà chính trị và xã hội người Pháp sống trong thời kỳ Khai Sáng vào giữa cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, họ đã viết ra trong một cuốn "Tinh thần pháp luật" - De l'esprit des lois - xuất bản ở Pháp năm 1748 dưới dạng nặc danh, và ở Anh 1750, mà nhà thờ công giáo đã liệt tác phẩm này vào thuộc loại sách cấm xuất bản. Hai ông đã đưa ra thuyết Tam đầu chế - hay còn gọi là tam quyền phân lập gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm tản quyền, khi điều hành xã hội để kiểm soát sự tập quyền trên nền tảng đa nguyên chính trị. Nó hợp với thời kỳ công nghiệp xuất hiện, cho ra đời những tập đoàn kinh tế và công nghiệp lớn của xã hội.

Nhưng đất nước non trẻ nhất lại là quốc gia áp dụng tập quyền trong tản quyền sớm nhất ở hình thái chính trị đa nguyên mẫu mực nhất - vào năm 1776, Hoa Kỳ. Trong khi đó, Pháp mãi đến 1789 mới có cách mạng dân chủ tư sản, đã thế, Napoleon còn làm nước Pháp quay lại phong kiến, cho mãi đến đầu thế kỷ XIX mới có thể chế tản quyền và tập quyền trên nền tảng đa nguyên chính trị. Còn Karl Marx mãi đến 1848 mới có được bộ phận duy vật lịch sử phi khoa học với chủ nghĩa cộng sản phi khoa học.

Nếu trong triết học có những cặp phàm trù khoa học chung nhất để làm nền tảng cho lý luận tìm ra những cái mới, gọi là phát kiến cho khoa học xã hội, hoặc phát minh cho khoa học tự nhiên, thì trong chính trị học các cặp nhị nguyên luận đơn nguyên đa nguyên; tập quyền và tản quyền là những nền tảng để đánh giá, thực hiện nghệ thuật của sự có thể.

Nếu thuyết tập quyền dùng để phục vụ cho sự cai trị độc tài, không minh bạch, không có pháp luật của giai cấp cầm quyền, thì thuyết tản quyền lại phục vụ cho một xã hội pháp quyền, công bằng, và văn mình.

Nếu đơn nguyên dành để giai cấp cầm quyền thu tóm quyền lợi trong một thể chế độc tài bất minh và vô pháp luật, thì đa nguyên là khái niệm đưa đến kiểm soát quyền lực trong một thể chế pháp trị, công bằng văn minh.

Nếu thể chế xã hội tập quyền, đơn nguyên là hợp thời với thời kỳ chiếm hữu nô lệ và phong kiến thì nó lại là một thể chế phản động trong thời kỳ văn minh hiện nay.

Các cặp nhị nguyên - tập quyền tản quyền và đơn nguyên đa nguyên - phải được sử dụng như các các mặt đối lập, nhưng không đối kháng mà nó cần sự tương hỗ cho nhau trong một học thuyết chính trị hiện đại theo quy luật mâu thuẫn và thống nhất các mặt đối lập để phát triển. 

Bằng chứng rõ nét nhất là xã hội đa nguyên, tản quyền tốt nhất ở Hoa Kỳ, vẫn còn sự ngự trị đơn nguyên và tập quyền trong tranh cử, ứng cử, bầu cử và điều hành đất nước. Ví dụ, trong tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2008, khi ông Obama và bà Hillary bất phân thắng bại trong đảng Dân chủ, thì buộc lòng đảng chính trị này phải sử dụng nguyên tắc tập quyền để quyết định bà Hillary phải hợp tác với ông Obama trong chính quyền mới, nếu đảng này thắng cử, và ông Obama là người đại diện cho đảng này ra tranh cử với ông Mc Cain.

Điều này có nghĩa là, trong cái đa nguyên tản quyền, có những thành tố đơn nguyên tập quyền để điều hành một tổ chức, xã hội. Không phủ định hoàn toàn đơn nguyên và tập quyền, nhưng đơn nguyên tập quyền phải là tập hợp con trong cái tập hợp cái đa nguyên và tản quyền. Chứ không phải là tập hợp con đơn nguyên tập quyền ôm lấy tập hợp cái đa nguyên và tản quyền mà nền chính trị Trung Hoa và Việt Nam đang đi theo và đang gây ra sự sụp đổ toàn diện như hiện nay. Đó là khoa học và chân lý trường tồn cho tiến bộ. Hya nói theo ngôn ngữ triết học là cái chung bao hàm cái riêng và cái riêng hỗ trợ cho cái chung.

Gần đây ở Việt Nam rộ lên 4 sự kiện - sửa đổi hiến pháp; thay đổi chính trị để kiểm soát quyền lực tốt hơn; đòi hỏi thành lập đảng Xã hội Dân chủ từ trong lòng đảng cộng sản cầm quyền; tái cơ cấu nền kinh tế để phù hợp với tình hình mới - sau 83 năm đảng cộng sản ở Việt Nam đi theo con đường đơn nguyên, tập quyền để cầm quyền. Nó làm ra những sai lầm toàn diện không thể sửa chữa được.

Tất cả 4 sự kiện trên đòi hỏi một thể chế chính trị được xây dựng trên nền tảng của 2 cặp nhị nguyên luận: đa nguyên và tản quyền, có nghệ thuật sử dụng cặp nhị nguyên đơn nguyên và tập quyền một cách thông minh, chứ không phải được xây dựng trên duy ý chí chỉ thuần cặp nhị nguyên, đơn nguyên và tập quyền như 83 năm qua. Vì:

Không thể duy trì một hiến pháp đơn nguyên và tập quyền để có thể kiểm soát được quyền lực, trong khi quyền lực chỉ một kẻ nắm quyền cai trị. Cũng như không thể tái cơ cấu nền kinh tế phù hợp với dòi hỏi với WTO và TPP khi nền kinh tế ấy bị tập quyền vào một nhóm lợi ích, mà không có một nhóm khác kiểm soát dưới một xã hội pháp quyền. 

Mọi sự trì hoãn và duy ý chí để bám víu vào cặp nhị nguyên - đơn nguyên và tập quyền - đều là những tư tưởng và hành động phản động với một chính quyền cần sửa đổi tốt đẹp hơn và tiến bộ hơn. 

Hành động đi ngược với văn minh của loài người trong việc sửa đổi từ thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền sang đa nguyên và tản quyền là một hành động phải bị lên án và phải chấm dứt. Văn minh của loài người cần được tiếp thu và áp dụng thông minh nhất, ấy mới là nghệ thuật của sự có thể.

Asia Clinic, 9h18' ngày thứ Ba, 27/8/2013

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THẾ GIỚI NỬA THẾ KỶ QUA

Bài đọc liên quan:
+ Trung Hoa không chốn dung thân
+ Bày bình bố trận
+ Thử nhìn toàn cục tình hình
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta
+ Thế cờ đã rõ

Thế giới như một gia đại đình thu nhỏ. Có chủ, có người làm ra của cải để sinh sống, có những đối tác và đối lập, có tớ để sai vặt và cũng có lắm bất công, nhưng để tất cả cùng nhau chung sống hòa bình là chuyện không phải dễ. Sau chiến tranh thế giới II, Hoa Kỳ trở thành đại ca của toàn cầu có lắm vợ, lắm bạn và cũng lắm đối thủ và kẻ thù. Nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ là bạn hay kẻ thù của bất kỳ quốc gia nào vĩnh viễn. Hãy điểm lại những nét chính xa, gần để có những bài học rút ra nhằm có cái nhìn lâu dài cho những ai nặng lòng với đất nước.

Tháng 12/1972 Nixon gặp Mao bàn tính chuyện bàn giao Đông Dương, và chuyển trục từ Thái Bình Dương sang Trung Đông, thì ngay sau đó, Việt nam Cộng Hòa sụp đổ. Trung Hoa tiếp quản Đông Dương. Mười hai năm kế tiếp, Việt Nam sau thống nhất quay lưng với Trung Hoa, bang giao với Liên Xô, phe cộng sản mất đoàn kết, chiến tranh nội bộ giữa Đông Dương và với Trung Hoa xảy ra. Kế tiếp, cuộc chạy đua vũ trang của chiến tranh lạnh đến cực điểm, khi tổng thống Ronald Reagan đưa ra chiến lược, chiến tranh trên các vì sao. Kết cục Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Chủ nghĩa cộng sản gục ngả ngay cái nôi của nó.

Sau khi chuyển trục của Hoa Kỳ sang Trung Đông, từ cuối thập niên 1970s đến nay, khu vực Trung Đông không ngừng tiếng súng. Hết Iraq với Iran, thì đến Iraq với Kuwait, rồi đến với Libya, sau cùng là hàng loạt cuộc cách mạng Bắc Phi Trung Đông. Đó là chưa kể chuyện Do Thái với khối Hồi giáo.

Nhưng đặc biệt là, sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Hoa Kỳ một mình múa gậy vườn hoang 20 năm, thì cũng là lúc Trung Hoa vươn mình đứng dậy. Và từ đó, thế giới lại phân cực trở lại, và một cuộc chiến tranh lạnh lần 2 lại bắt đâu.

Tháng 10/2010 bà Hillary Clinton đọc báo cáo chiến lược xoay trục châu Á Thái Bình Dương tại Trung tâm Đông Tây, Honolulu, Hawaii, thì mùa xuân 2011 các cuộc cách mạng xã hội ở Bắc Phi Trung Đông nổ ra như những con cờ domino đã được sắp sẵn, chỉ sau 2 bài phát biểu của Hillary và Obama ở 2 quốc gia Bắc Phi.

Người Mỹ luôn dự đoán, sắp đặt, và hành động trước thế giới một nước cờ, và luôn đạt kết quả mỹ mãn từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp ra đời, cho đến nay cuộc cách mạng tri thức - đại diện là không gian mạng - họ đã sử dụng nó thành công ở Bắc Phi Trung Đông.

Hai tháng nay, sôi động với những chuyến ngoại giao con thoi giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước vùng châu Á Thái Bình Dương, làm mọi con mắt đổ dồn về khu vực. Một số đổi màu sắc ngoại giao làm rõ vai trò chuyển trục châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. 

Việt Nam tuyên bố chung 9 điều với Hoa Kỳ, khi tuyên bố chung 10 điều với Trung Hoa chưa ráo mực. Phillipines sau 20 năm từ chối sự có mặt quân đội Hoa Kỳ, nay ký kết sự có mặt luân phiên của quân đội Hoa Kỳ ở nước này. Thủ tướng Nhật Bản làm một vòng công du hơn 10 quốc gia ở các châu lục Á, Phi, Âu và kể cả Mỹ. 

Trung Hoa vẫn hung hăng trên biển Nhật Bản và biển Đông về chủ quyền lãnh thổ, thậm chí đang hành động để muốn Đài Loan trở thành một Hongkong thứ hai trong tương lai gần, và trì hoãn đi đến thỏa thuận COC trên biển Đông. Trong khi 10 nước Asean họp nhau ở Thái Lan mà vắng mặt Cambodia để đi đến thỏa thuận COC sẽ đàm phán với Bắc Kinh vào tháng 9. Và một Cambodia đang sôi động sau thắng lợi mà, xem như thất bại trong bầu cử của đảng ông Hunsen sau 28 năm ông độc quyền lãnh đạo.

Trong 11 thành viên Asean mà theo ông Lý Quang Diệu phát biểu là, Asean đã sai lầm khi đồng ý cho Việt Nam, Lào, Cambodia và Miến Điện gia nhập. Nhưng hôm nay, đi đầu là Cambodia đã tách ra khỏi hình thái xã hội đơn nguyên rõ ràng nhất. Miến Điện cũng đang và sẽ trở thành một xã hội chính trị đa nguyên tự do dân chủ, với những quyết định cởi trói truyền thông và thả tù chính trị, cho phép đảng đối lập ngồi vào quốc hội để lo chuyện quốc gia, một cách rất êm thắm đến bất ngờ.

Mấy ngày hôm nay, ở Việt nam bắt đầu có nhiều nhân vật trong đảng cộng sản, tuyên bố muốn thành lập đảng mới để tạo lực lượng đối lập với đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam. Đó là quy luật của xã hội học phải chuyển động khi lượng đã chuyển thành chất, không tránh được. Mọi chống đối có tính cực đoan đều có thể dẫn đến tình trạng không tốt như ở các nước Trung Đông và Bắc Phi hiện nay.

Đàm phán vòng thứ 19 Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương ở cấp bộ trưởng đang diễn ra ở Brunei, xem như là vòng áp chót để đi đến kết thúc ở vòng thứ 20 trong tháng 10 tới, cho một Hiệp định kinh tế của Hoa Kỳ trong việc chuyển trục về Thái Bình Dương, sau đúng 40 năm bỏ Thái Bình Dương sang Trung Đông - 1973 - 2013.

Tháng Tám này thế giới lại đổ dồn về khu vực Bắc Phi Trung Đông, sau mùa Xuân Ả Rập 2011. Bắc Phi Trung Đông bấn loạn với cuộc đàn áp bất ngờ, đẫm máu những người ủng hộ đảng Anh Em Hồi giáo ở Ai Cập - 14 và 16/8/2013 - theo sau vụ lãnh đạo quân đội nước này phế truất ông Mohamed Morsi, tổng thống dân cử thuộc đảng Anh Em Hồi giáo, sau hơn 1 năm nắm quyền. Có đến khoảng 1.000 người tử vong và 5.000 người thương tích. Nhưng Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ chỉ lên tiếng quan ngại, và kêu gọi lãnh đạo quân đội nước này cần phải kiềm chế và ôn hòa hơn khi đối xử với dân mình.

Chưa hết, một chính quyền al Assad đệ nhị ở Syria dưới sự bảo trợ của Nga lại có chuyện đánh bom hóa học làm 1.300 người chết, trong đó có rất nhiều trẻ em. Liên Hiệp Quốc đã điều quan sát viên khẩn cấp đến Syria để thanh tra. Pháp khẳng định chính quyền al Assad đệ nhị đã là thủ phạm tội ác của loài người. Hoa Kỳ bình tĩnh hơn, tổng thống Obama đã ra lệnh cho CIA điều tra thủ phạm là al Assad hay quân nổ dậy, để có hành động cụ thể đối với thủ phạm, trong khi đó cả 2 bên đang đổ lỗi cho nhau.

Trong khi đó, ở châu Âu khủng hoảng kinh tế khối Liên Minh châu Âu vẫn chưa khắc phục được. Và một sự thai nghén Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương - Transatlantic Partnership: TAP - giữa Washington và Liên minh châu Âu đang hình thành, để các nước đã phát triển tự cứu lấy mình sau 3 thập niên nằm chờ sung rụng, từ việc lấy Trung Hoa làm cái xưởng sản xuất, đồng thời là nơi lao động nô lệ của mình. Hậu quả là gậy ông đập lưng ông. Các đại tư bản của họ ngày càng giàu hơn, nhưng chính phủ ngày càng nợ nần chồng chất. Việc làm cho dân chúng của họ bị cướp mất bỡi Trung Hoa, và Trung Hoa ngày càng mạnh lên nhờ kinh tế phát triển không ngờ.

Mặc dù vậy, kinh tế Trung Hoa bắt đầu giảm phát triển. Một chính sách bàn tay sắt của chính phủ mới ở Trung Hoa đang cố gắng tái cơ cấu lại nền kinh tế hướng nội trong tiêu dùng, giảm nợ, từ bỏ kích thích tăng trưởng bằng đầu tư công. Một nguy cơ giảm phát kinh tế có thể làm cho cả thế giới bị ảnh hưởng theo.

Tất cả điều trên, làm nên một thế giới đang phụ thuộc lẫn nhau, trong đó, quy luật xưa nay vẫn vậy, các cường quốc vẫn là nơi dựa dẫm tin cậy cho các nước nhỏ.

Bài học đầu tiên trong ngoại giao là, sách lược ngoại giao đa phương cho các quốc gia nhỏ bé, có địa chính trị quan trọng, vẫn là sách lược còn tương đối đúng đắn nhất cho tới hiện nay. Vì những quốc gia nhỏ có chính sách ngoại giao thiên lệch đều dẫn đến hậu quả khó lường. Điều này đã đúng từ sau chiến tranh thế giới II cho đến hôm nay.

Cũng qua đó cho thấy, khi ngoại giao dựa dẫm nghiêng hẵn về một phía hắc hoặc bạch thì hậu quả nồi da nấu thịt có thể diễn ra trong quá khứ ở bán đảo Triều Tiên và Việt Nam, giờ thì ở Bắc Phi Trung Đông. Chính quyền al Assad ở Syria đã dựa quá nhiều vào Nga, để làm những điều xằng bậy, mà từ 2 năm qua, mỗi ngày trung bình ở nước này có khoảng 1.000 người chết vì đồng bào tự giết nhau. Ai Cập đã hy vọng ở phương Tây, để rồi chính quyền độc tài quân sự ở đây vẫn tồn tại sau khi ông Mubarak đã ra đi. Tunisia, Jordan, Libya, Sudan, Arabia Saudi, Iraq, etc... vẫn còn nằm trong đe dọa hoặc hỗn loạn sau mùa Xuân Ả Rập.

Về đối nội, các quốc gia có chính quyền xem dân như kẻ thù - như Trung Hoa, Syria, Libya, ... - thi hầu như đều dẫn đến cảnh đổ máu.

Bài học thứ hai về chiến tranh là, Hoa Kỳ chuyển trục đến đâu thì y như rằng chỉ trong vòng một thập niên ở đó có chiến tranh. Chưa kể đến, hễ có đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì có chiến tranh thế giới. Nhưng điều này khó diễn lại, vì các yếu tố chiến tranh hủy diệt ngày nay làm cho khả năng chiến tranh thế giới khó xảy ra.

Bài học thứ ba về lực lượng quyết định cho cách mạng xã hội là không gì ngoài quân đội. Mọi lực lượng khác không là quyết định cho sự chuyển đổi bình yên hay loạn lạc, mà chỉ đóng vai trò góp phần vào cho tiến trình đi đến chỗ tốt hơn hay xấu hơn mà thôi.

Bài học thứ tư về sau cách mạng xã hội là, tất cả các cuộc cách mạng vô sản hoặc cách mạng bạo lực sau khi thành công đều không thể xây dựng thành công một xã hội dân chủ tự do, mà cuối cùng mâu thuẫn xã hội vẫn còn tiếp tục. Và xã hội mới hoặc diễn ra những cuộc nồi da nấu thịt mới, hoặc là quay về với nền chính trị độc tài.

Bài học cuối cùng là, các toan tính của các cường quốc trong vai trò phân chia thị trường, và cai trị toàn cầu. Đặc biệt, 3 quốc gia Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa đóng vai trò quyết định thế giới phân cực sau chiến tranh thế giới thứ II.

Những bài học trên, chúng như những tiếng chuông cảnh báo cho các nước nhỏ phải biết giữ mình, và cần sự khôn khéo trong ngoại giao, cũng như biết đặt quyền lợi tổ quốc và dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân.

Asia Clinic, 9h42' ngày thứ Bảy, 24/8/2013

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

XÓA CẤM VẬN, WTO VÀ TPP NHỮNG CƠ HỘI CHO VIỆT NAM TỪ HOA KỲ

Bài đọc liên quan:

Mấy hôm nay trò chuyện với một số người có am hiểu về tình hình chính trị và kinh tế nước nhà. Họ tỏ ra lo ngại cho việc Việt Nam khi được vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP: Transpacific Partnership. Song những mối lo ngại ấy chỉ là những lo ngại vô căn cứ và thiếu hiểu biết. Nên tôi có ý định viết bài này, hòng giúp cộng đồng thấy cái lợi, cái trở ngại khi Việt Nam chỉ còn đúng 4 tháng nữa để được kết thúc tiến trình đàm phán như ông chủ tịch nước đã cam kết với ông Obama trong chuyến viếng thăm nhà Trắng cuối tháng 7/2013 vừa qua.

Những tốt đẹp sau xóa cấm vận

Tôi có may mắn chứng kiến sự gặp gỡ giữa ông Phan Tường Vân với ông Richard Holbrooke hồi những năm đầu thập niên 1990s để chuẩn bị cho việc Hoa Kỳ xóa cấm vận đối với Việt Nam. Hồi đó, ông Holbrooke chỉ chịu đồng ý đàm phán riêng với ông Phan Tường Vân cho việc xóa cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Một thông tin mà hầu như các thành viên còn lại của nhóm thứ Sáu của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, cũng không hề hay biết. Giờ cũng là lúc nên bạch hóa công lao của ông Phan Tường Vân. Những gì công lao mà lịch sử chưa ghi nhận vì điều kiện cá nhân ông không cho phép, cũng nên ghi ra cho hậu thế. Vì tất cả 3 nhân vật lịch sử: Võ Văn Kiệt, Phan Tường Vân và Richard Holbrooke cũng đã trở về với cát bụi.

Cố tiến sỹ kinh tế Harvard Phan Tường Vân - 1936 - 2007 - người đã từ chối ra đi theo diện ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ vì lý do cá nhân ông. Ông ở lại Việt Nam sống thầm lặng sau cải tạo về dạy kèm tiếng Anh để sống. Ông được cố thủ tướng Võ Văn Kiệt mời vào nhóm thứ Sáu để đưa ra sách lược cởi trói kinh tế Việt Nam, với một điều kiện là không được làm ồn ào tên tuổi cũng như những gì ông đã đóng góp cho nước CHXHCNVN cũng vì lý do riêng tư. Hình của Sài Gòn Tiếp Thị

Thế mà đến nay đã hơn 20 năm từ những ngày đầu ông Holbrooke đến Việt Nam và yêu cầu gặp trực tiếp ông TS Phan Tường Vân để bàn về vấn đề xóa cấm vận với Việt Nam. Và có thể nói, người đặt nền tảng to lớn nhất để Việt Nam có hôm nay không ai khác là Tiến Sỹ Phan Tường Vân - cựu cố vấn kinh tế vĩ mô cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Người mà tôi có nhắc đến trong bài, Gương sáng ngành Y, thầy tôi BS Phan Tường Hưng ở phần bàn luận.

Có nhiều những cam kết, trong đó, ba điều lợi lớn nhất mà bên phía Hoa Kỳ yêu cầu mang lại cho người dân Việt Nam là, công dân Việt Nam được visa phổ thông đi du lịch, làm ăn, du học ra ngoài lãnh thổ một cách tự do theo pháp luật hiện hành, mà 20 năm sau thống nhất đất nước người dân Việt Nam chưa bao giờ được hưởng.

Sau đó là, người dân Việt Nam được tự do đăng ký làm ăn theo đúng pháp luật, mà trước đây chỉ có đảng cộng sản và các tổ chức của nhà nước của đảng cầm quyền tạo ra mới được làm ăn kinh tế độc quyền mọi mặt, từ quán bán hàng nhu yếu phẩm - được gọi là quầy hợp tác xã - đến các công ty lớn.

Thứ ba là, cuộc cách mạng internet cũng mở ra cho người dân Việt Nam một cách nhìn rộng hơn về thế giới, mà trước đó, với chỉ là những thông tin ao tù nước đọng phát ra từ chiến lược dân vận ở các loa làng từ địa phương tới trung ương. Người dân Việt trước đó không khác gì dân Bắc Hàn hiện nay. Người hiểu biết buộc phải đánh cược số phận với biển cả, cướp biển để được sống đúng nghĩa. Kẻ nghèo và thiếu hiểu biết cam phận làm một cổ có đến vạn tròng từ địa phương đến trung ương.

Từ đó đến nay, đời sống người dân Việt đã khá lên rất nhiều so với cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 trở về trước. Lúc mà người dân thôn quê cũng như thành thị của Việt Nam thiếu vải đến mức, mùa đông giá rét phải dùng bao cát của lính Mỹ viễn chinh, làm lô cốt để may áo quần mặc tránh rét. Lúc mà chỉ mang 5kg gạo đi từ huyện này sang huyện khác cũng bị cho là gian thương. Mọi kinh doanh buôn bán chỉ có đảng cộng sản buôn bán là hợp pháp, dân buôn bán là buôn lậu là gian thương, là phản quốc. Bữa cơm nhà cũng không dám nấu cơm chỉ thuần gạo, mà phải độn khoai để chứng minh nhà mình thuộc loại bần cố nông cho chính quyền không gây khó dễ, và rất nhiều khổ cảnh khác về lý lịch vào đại học, hộ khẩu đi lại trong nước của thanh niên chúng tôi thời ấy, v.v... Nhìn lại vấn đề này, để thấy có được hôm nay là một bước tiến khá dài nhờ vào những yêu cầu phía Hoa Kỳ đối với chính quyền cộng sản ở Việt Nam.

Rồi sau đó, Việt Nam đã mất 11 năm chuẩn bị, mà trong đó mất 8 năm đàm phán để đến 2007, vào được WTO mở ra một cánh cổng mới. Cánh cổng này đã và đang dạy cho đảng, nhà nước và dân Việt cách chơi đúng luật quốc tế. Nhưng trong 8 năm qua, việc thực hiện tiến trình WTO của nhà nước Việt Nam chưa đạt được. Một nền kinh tế sao y bản chính của Trung Hoa - tăng đầu tư công và dựa vào xuất khẩu chủ yếu dùm cho hàng Trung Hoa để tính tăng trưởng GDP - đã đẩy cả Việt Nam và Trung Hoa vào thảm họa cả mọi lĩnh vực sa sút nghiêm trọng, đe dọa cả việc sụp đổ chính quyền.

Trong cam kết vào WTO của Việt Nam có cam kết về kinh tế thì Việt Nam cần cải tổ cổ phần hóa 93 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2012, nhưng việc này chỉ thực hiện được có 12. Bây giờ ai cũng rõ, chính những doanh nghiệp nhà nước là con sâu đục cái thân còm cỏi của người dân Việt Nam, vì hoạt động kém hiệu quả, nhưng đầu tư quá nhiều, có đến 60% đầu tư làm nên nợ xấu từ các doanh nghiệp này.

Một nghịch lý của chung cho kinh tế Trung Hoa và Việt Nam là, doanh nghiệp nhà nước làm sụp đổ kinh tế dẫn đến có thể sụp đổ nền chính trị, nhưng không có chúng thì việc "chọn hiền tài" cho đảng cầm quyền lại khó khăn. Vì cái gọi là "chọn hiền tài" cho đảng cầm quyền ngày nay là phải lobby chính sách nhờ vào tiền tham nhũng lấy từ những đầu tư công cho các doanh nghiệp nhà nước. Bỏ chúng lấy đâu ra "nhân tài" lo cho đảng cầm quyền?

TPP rào cản ít nhưng cơ hội nhiều

Nếu tháng Năm năm 1994 Hoa Kỳ xóa cấm vận cho kinh tế và thương mại Việt Nam, nó như là một cánh tay chìa ra cứu vớt Việt Nam đang trong cơn nguy khốn bị Liên Xô bỏ rơi, phải sa vào vòng tay của một sở khanh Trung Hoa. Giờ đến cánh cửa TPP Hoa Kỳ lại mở ra cho Việt Nam một cơ hội rời khỏi vòng tay tên sở khanh Trung Hoa nhiều hơn là một cái để sợ sệt như một số người âu lo, e dè chưa dám đánh giá. Như vậy những rào cản và cơ hội ấy như thế nào?

Người ít hiểu biết cho rằng, nhân quyền là một yếu tố ràng buộc Việt Nam phải cải tổ một nền chính trị tốt hơn để được vào TPP. Nhưng đó là một trong những trạng thái tinh thần của lãnh đạo hai quốc gia ký kết với cái gọi là - 9 tuyên bố chung: Joint Statement - chứ không phải là Hiệp định chung - Joint Agreement. Từ trạng thái tinh thần hưng phấn tuyên bố với nhau trong lúc trà dư tửu hậu, đến lúc ràng buộc nhau thực hiện bằng hợp đồng ký kết 2 bên là một khoảng trống rất dài, nhiều khi không bao giờ thực hiện. Hay nói cách khác là những lời hứa hảo. Và nhân quyền không phải là rào cản cho Việt Nam được vào TPP, mà kinh tế và thương mại mới là chính.

Nếu tìm thông tin chính thống của đảng mọi người sẽ không tìm thấy bất kỳ một thông tin nào về những rào cản và cơ hội này. Có 3 rào cản cũng chính là 3 cơ hội lớn không thể bỏ qua.

Xuất siêu sang Hoa Kỳ tăng theo từng năm - Nguồn VOV

Rào cản đầu tiên cũng là cơ hội lớn là ràng buộc về nguồn gốc xuất xứ hàng xuất khẩu giữa các nước thành viên TPP. Trong thương mại 2 chiều giữa các thành viên quy định, hàng hóa xuất khẩu phải có nguồn gốc sản xuất từ 12 thành viên trong TPP. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu lớn nhất hiện nay là 2 thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Năm 2012 Hoa Kỳ mang lại cho xuất siêu Việt Nam lên đến hơn 10% GDP - tương đương khoảng 14,8 tỷ USD/tổng GDP là 138.1 tỷ đô la trong năm 2012. Trong khi đó, nhập siêu với Trung Hoa chiếm đến hơn 11.5% GDP - tương đương 16 tỷ USD/138.1 tỷ đô la trong năm 2012.

Hai lĩnh vực xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là hàng may mặc, giày da và nông hải sản. Về thuận lợi hàng nông hải sản Việt Nam tự sản xuất tốt. Vấn đề tồn tại là vấn đề sử dụng phân bón, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật cho đúng cách, để vượt qua hàng rào kiểm soát của FDA. Vấn đề này trách nhiệm của các nhà khoa học và nhà nước cần phải tổ chức làm việc để có quy trình sản xuất hợp chuẩn.

Tỷ lệ phần trăm nguồn gốc nhập khẩu nguyên liệu cho ngành may mặc và giày da xuất khẩu của Việt Nam hiện nay - Hình của Cafef

Lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc và giày da hầu hết còn vướn ở nguyên liệu sản xuất. 23 năm qua sau Hội nghị Thành Đô - 1990 - ngành may mặc và giày da của Việt Nam hầu như bị lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. WTO mở ra một điều kiện quá tốt, các doanh nghiệp FDI - đầu tư trực tiếp từ nước ngoài - đã giết chết các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu hàng dệt may và giày da của chúng ta bằng cách nhập hàng từ Trung Hoa, Hàn Quốc, Đài Loan chiếm tỷ trọng lớn nhất tương ứng 36%, 18% và 15%. Trong khi đó 2 đối tác trong TPP tương lai là Hoa Kỳ và Nhật chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn lần lượt là 4% và 5%.

Như vậy, rào cản này sẽ giúp ngành dệt, sản xuất dâu tằm tơ, trồng bông của chúng ta sẽ sống lại, nếu muốn còn giữ được sản lượng xuất khẩu cao vào thị trường Hoa Kỳ. Qua đó, nó sẽ giúp ngành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam phục vụ cho ngành may mặc và giày da tạo công ăn việc làm cho xã hội, giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp mà khoảng 100 ngàn doanh nghiệp đã phá sản và ngưng hoạt động trong 3 năm qua. Nếu nhìn đúng đắn và khách quan thì đây không phải là rào cản, mà là cơ hội cho một nền kinh tế Việt Nam tự đứng để đi vững bền.

Nếu doanh nghiệp, nhà khoa học và chính quyền Việt Nam biết tận dụng cơ hội tốt, thì TPP sẽ còn làm cho các ngành sản xuất nguyên liệu, cũng như ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam có thể trở thành là một cường quốc của khu vực, chứ không chỉ có nông hải sản và may mặc giày da.

Rào cản thứ hai cũng là cơ hội hơn là rào cản là, khi vào TPP tất cả các công ty xuất khẩu hàng sang các nước thành viên buộc phải là các công ty không chịu dưới sự hỗ trợ của nhà nước về giá, vốn đầu tư. Nó sẽ là động lực buộc nhà nước Việt Nam xem kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chính chủ đạo nền kinh tế quốc dân, mà lâu nay hiến pháp Việt Nam từ chối, trói buộc sức mạnh toàn dân, hòng độc quyền cai trị theo chính sách nghèo dân để trị. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân được rộng đường làm ăn, có sân chơi tương đối công bằng hơn, và học cách làm ăn lâu dài, có trách nhiệm với quốc gia dân tộc, hơn là kiểu làm ăn chụp giựt, thiếu tự trọng như hơn 20 năm qua. Đồng thời nó cũng là động lực góp phần cải tổ chính trị nửa dơi, nửa chuột của Việt Nam hiện nay.

Rào cản thứ ba cũng là cơ hội là, buộc các thành viên trong tổ chức TPP phải biết bảo vệ quyền lợi cho người lao động - giai cấp công nông mà lâu nay được đảng cộng sản cầm quyền luôn cho là tầng lớp lãnh đạo, nhưng là tầng lớp bị làm vật thế chấp chính trị và bị bóc lột thậm tệ nhất. Ràng buộc này buộc phải có các nghiệp đoàn độc lập với đảng cộng sản cầm quyền để kiểm soát quyền hành các ông chủ, và đem lại quyền lợi cho công nhân và nông dân. Nó sẽ góp phần không nhỏ để cải tổ chính trị Việt Nam trong tương lai, mà khó đánh giá được. Hãy nhìn từ các cuộc cách mạng từ Đông Âu sẽ rõ ràng của ràng buộc này. Công đoàn Đoàn kết Ba Lan đã giúp đất nước Ba Lan sáng lạng như hôm nay là một ví dụ. Hay nói đúng hơn, ràng buộc TPP thứ ba này là cơ hội của tổ quốc và dân tộc, nhưng là việc tháo vòng kim cô của chính quyền bị tên sở khanh Trung Hoa tráo trở đặt vào đầu 23 năm qua.

Kết thúc bài viết này chỉ còn là, việc đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam có vì quốc gia dân tộc hay là vì lợi ích riêng tư của các thành viên đang kiếm lợi nhuận trên xương máu của đồng bào, cơ hội hay ràng buộc cũng từ nguyên nhân này mà ra. Cơ hội cho dân tộc và tổ quốc cũng là cơ hội cho đảng cầm quyền gở gạt lại uy tín không còn gì để mất. Nhưng nếu xem là ràng buộc thì, xem như nó cũng là lưỡi hái tử thần kết liễu sự cai trị độc tài của đảng cộng sản ở Việt Nam, trong lúc nền kinh tế với đầy nợ xấu không thể giải quyết đang giảm phát, nhưng lạm phát lại tăng cao từ tháng 8/2013 này.

Asia Clinic, 18h16' ngày thứ Tư, 21/8/2013

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

MẤT NƯỚC HAY DIỆT VONG?

Bài đọc liên quan:

Hôm nay xem clip của BBC Vietnamese phỏng vấn ông cụ Nhạc Sư Vĩnh Bảo, 96 tuổi, một người sống trầm lặng suốt gần 4 thập kỷ qua. Nhưng hôm nay có những lời tâm huyết, đúng với thực tế nước Việt một thế kỷ qua.


Lẽ ra không cần phải làm thêm cái entry này, nếu tôi có cùng quan điểm của ông. Nhưng vì quan điểm của tôi còn nằm ở chỗ lớn hơn là dễ mất nước khi văn hóa một dân tộc bị đánh mất.

Văn hóa của một dân tộc là một lĩnh vực rất rộng, hầu như chưa có ai trên thế giới này định nghĩa hoàn hảo cho nó. Vì nó là sự hun đúc cả lịch sử, tiếng nói, chữ viết, lối sống, đạo đức, thuần phong mỹ tục, v.v... ngàn đời của một dân tộc mà thành. Rất khó mất, nhưng không phải không thể mất. Nhưng mất văn hóa là mất sạch một dân tộc. Lúc đó, tổ quốc và dân tộc là tổ quốc và dân tộc của kẻ khác.

Để hiểu văn hóa đơn giản nhất ta có thể lấy ví dụ, một bác nông dân có thể lại có văn hóa hơn một giáo sư tiến sĩ. Mặc dù, giáo sư tiến sĩ thì có trình độ học lực hơn bác nông dân.

Lược lại lịch sử nhân loại, thì nước mất thì còn có thể lấy lại được, nhưng văn hóa mất thì dân tộc ấy sẽ đi đến chỗ diệt vong. Nó còn ghê gớm hơn cả chuyện mất nước.

Diệt vong có 2 loại. Thứ nhất là, diệt vong do thiên nhiên gây ra, ví dụ như nạn Đại Hồng Thủy đã diệt vong nền văn minh Maya. Thứ hai là, diệt vong do một dân tộc này xâm lược và đồng hóa dân tộc khác.

Lịch sử Việt Nam, đế chế Champa hùng cường ở thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XIX - năm 192 đến năm 1832 - thì bị Đại Việt xâm chiếm, mất nước và nền văn hóa với Tháp Chăm, những điệu múa, lối ăn cách sống, phong tục tập quán, và chữ viết đến hôm nay xem ra gần như mất sạch, chỉ còn một dúm người sống và sinh hoạt ở vùng Nam Trung Bộ - Phan Rang. Và Champa xem như đã bị diệt vong.

Lịch sử Trung Hoa cũng thế. Mãn, Mông, Hồi, Tạng và Hán tộc chỉ mới vài trăm năm trước đây còn tồn tại độc lập, sinh sống với nhau dù có nhiều cuộc chiến tranh dành lãnh thổ. Nhưng chỉ mới từ 1949 đến nay, khi Mao Trạch Đông lấy cơ đồ, một loạt cuộc xâm lược, bành trướng lãnh thổ lớn hơn 3 lần so với thời Tần Thủy Hoàng. Người Hán nay hầu như đã đồng hóa gần hết 4 dân tộc còn lại cả chữ viết và phong tục tập quán. Chuyện Hán hóa 4 dân tộc còn lại sẽ bị diệt vong chỉ còn là thời gian.

Nhưng cũng có những dân tộc đã bị mất nước, đã bị ngoại bang thực hiện cuộc diệt chủng tàn khốc nhất thế kỷ XX - Do Thái bị Đức Quốc Xã với Hitler tàn sát. Nhưng họ vẫn lập lại tổ quốc và phục hồi lại văn hóa nước nhà. Vì người Do Thái tứ tán khắp thế giới, họ biết giữ cái văn hóa của họ, và biết hiệp quần gây sức mạnh để trở lại quê nhà lấy lại đất đai, và xây dựng lại nền văn hóa của Do Thái Giáo, nằm trong một khu vực Hồi Giáo đầy cực đoan.

Cho nên, mất nước thì nhà tan, nhưng mất văn hóa thì dân tộc ấy bị diệt vong, chứ không chỉ đơn thuần là dễ mất nước. 

Sau khi cái vòng kim cô của Mao tròng vào đầu của đảng cộng sản ở Việt Nam từ ngày nó được cụ Hồ thành lập cho đến nay. Cái vòng kim cô ấy gồm 3 tư tưởng hủy diệt nhân loại của Mao gồm có:

1. Họng súng đẻ nên chính quyền để cướp chính quyền và giữ vững ngai vàng.
2. Hai cái phàm là để xây dựng hệ thống ràng buộc quyền lợi trong đảng ăn chia.
3. Báo chữ to dùng để làm cái loa làng định hướng cả phần hồn của các dân tộc theo kiểu Joseph Goebbels.

Xem ra, dấu mốc lịch sử có đảng cộng sản ra đời ở Việt Nam là thời điểm bắt đầu cho một giai đoạn - mà dân tộc Lạc Việt hơn 2000 năm chật vật tồn tại và phát triển về phương Nam để tránh nạn diệt vong - cho sự đấu tranh sinh tồn của người Việt chống chọi lại nạn diệt vong Hán hóa.

Vấn đề còn lại là, đảng cộng sản ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện 83 năm qua, nhưng văn hóa nền của người Việt đã dần mai một. Đến hôm nay tình hình văn hóa nước nhà đã bị những cái loa làng, với mục tiêu dân vận của đảng cầm quyền đã phá nát nền văn hóa dân tộc đến mức đáng để báo động. Hậu quả là bây giờ văn hóa nước nhà không khác thời mà nhà văn Vũ Trọng Phụng viết tác phẩm Số Đỏ. Đó cũng là thời điểm dân Việt bắt đầu làm cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp sau 100 năm cai trị. 

Thế thì liệu cái đảng cầm quyền này nó muốn dân tộc này bị diệt vong như người Kinh đã từng diệt chủng Champa, hay là nó phải bị tiêu diệt ngay trên mãnh đất kiên cường này? Vấn đề này quả là khó lường, vì sự việc nó đã đi đến chỗ hoặc dân tộc sẽ bị diệt vong, hoặc đảng cộng sản ở Việt Nam phải bị tiêu diệt. Đã đến lúc dân tộc không thể ngồi yên cho văn hóa Hán hóa từ Trung Hoa được đảng cộng sản mang về tiêu diệt dân tộc Việt.

Asia Clinic, 9h56' ngày thứ Ba, 20/8/2013

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

NHỮNG PHÁT KIẾN "VĨ ĐẠI" NHẤT CỦA Y KHOA ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Bài đọc liên quan:

Mấy hôm nay, cộng đồng mạng chia sẻ nhau những lời thề tốt nghiệp bác sỹ y khoa. Ban đầu tôi còn nghi ngờ là tin bịa đặt, nhưng nhờ có các bạn trên cộng đồng mạng truy lùng, thì hầu hết tất cả các trường Y trên đất nước Việt đều có một lời thề mang màu sắc chính trị hơn là tôn chỉ của ngành Y - không biên giới, không chiến tuyến, chỉ vì người bệnh và một lòng vì sự phát triển y học toàn cầu.

Tôi đã cố tìm một công văn của nhà nước về sự ban bố lời thề chính trị hóa của lễ tốt nghiệp bác sỹ y khoa Việt Nam thời nay, nhưng không thấy. Nên không biết những lời thề vị phạm tôn chỉ của y khoa toàn cầu này từ một cái đầu "thông tuệ" nào đưa ra?

Như vậy, trong 83 năm "công ơn" của đảng cộng sản đóng góp cho ngành Y khoa Việt Nam nói riêng và y học thế giới nói chung 2 phát kiến "vĩ đại" nhất toàn cầu. 

Phát kiến "vĩ đại" đầu tiên là 12 điều y đức rối rắm, thiếu tư duy và điều nọ xọ lấy điều kia, mà chúng tôi thường hài hước với nhau rằng, có lẽ khi chưa có 12 điều y đức của ông cố bộ trưởng y tế Đỗ Nguyên Phương thì ngành Y Việt Nam toàn thầy thuốc vô đạo đức, kể cả Hải Thượng Lãng Ông Lê Hữ Trác. Tôi xin ghi ra đây 12 điều y đức để mọi người thấy hết tư duy thâm hậu của ông:

12 điều y đức
(Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế)
(Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.

6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.

9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

Như tôi đã từng viết, trong y học có 3 bậc:
1. Y học triết học.
2. Y học nguyên nhân.
3. Y học triệu chứng.

Lời thề Hyppocrates thuộc lĩnh vực triết y. Nó là tôn chỉ cho mọi thần dân làm Tây y trên toàn cầu. Không được xúc phạm bất kỳ ý tưởng nào của nó. Xúc phạm nó là không còn được phép đứng trong ngành Tây y nữa.

Bản gốc lời thề Hyppocrates bằng tiếng Hy Lạp

Phát kiến "vĩ đại" thứ hai là, cải biên bảy lời thề của ông tổ ngành Tây Y - Hippocrates - sau đây:

„Ὄμνυμι Ἀπόλλωνα ἰητρὸν, καὶ Ἀσκληπιὸν, καὶ Ὑγείαν, καὶ Πανάκειαν, καὶ θεοὺς πάντας τε καὶ πάσας, ἵστορας ποιεύμενος, ἐπιτελέα ποιήσειν κατὰ δύναμιν καὶ κρίσιν ἐμὴν ὅρκον τόνδε καὶ ξυγγραφὴν τήνδε.
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Æsculapius thần y học, trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:

1. Ἡγήσασθαι μὲν τὸν διδάξαντά με τὴν τέχνην ταύτην ἴσα γενέτῃσιν ἐμοῖσι, καὶ βίου κοινώσασθαι, καὶ χρεῶν χρηίζοντι μετάδοσιν ποιήσασθαι, καὶ γένος τὸ ἐξ ωὐτέου ἀδελφοῖς ἴσον ἐπικρινέειν ἄῤῥεσι, καὶ διδάξειν τὴν τέχνην ταύτην, ἢν χρηίζωσι μανθάνειν, ἄνευ μισθοῦ καὶ ξυγγραφῆς, παραγγελίης τε καὶ ἀκροήσιος καὶ τῆς λοιπῆς ἁπάσης μαθήσιος μετάδοσιν ποιήσασθαι υἱοῖσί τε ἐμοῖσι, καὶ τοῖσι τοῦ ἐμὲ διδάξαντος, καὶ μαθηταῖσι συγγεγραμμένοισί τε καὶ ὡρκισμένοις νόμῳ ἰητρικῷ, ἄλλῳ δὲ οὐδενί.
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

2. Διαιτήμασί τε χρήσομαι ἐπ' ὠφελείῃ καμνόντων κατὰ δύναμιν καὶ κρίσιν ἐμὴν, ἐπὶ δηλήσει δὲ καὶ ἀδικίῃ εἴρξειν.
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

3. Οὐ δώσω δὲ οὐδὲ φάρμακον οὐδενὶ αἰτηθεὶς θανάσιμον, οὐδὲ ὑφηγήσομαι ξυμβουλίην τοιήνδε. Ὁμοίως δὲ οὐδὲ γυναικὶ πεσσὸν φθόριον δώσω. Ἁγνῶς δὲ καὶ ὁσίως διατηρήσω βίον τὸν ἐμὸν καὶ τέχνην τὴν ἐμήν.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

4. Οὐ τεμέω δὲ οὐδὲ μὴν λιθιῶντας, ἐκχωρήσω δὲ ἐργάτῃσιν ἀνδράσι πρήξιος τῆσδε.
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho những người chuyên.

5. Ἐς οἰκίας δὲ ὁκόσας ἂν ἐσίω, ἐσελεύσομαι ἐπ' ὠφελείῃ καμνόντων, ἐκτὸς ἐὼν πάσης ἀδικίης ἑκουσίης καὶ φθορίης, τῆς τε ἄλλης καὶ ἀφροδισίων ἔργων ἐπί τε γυναικείων σωμάτων καὶ ἀνδρῴων, ἐλευθέρων τε καὶ δούλων.
Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

6. Ἃ δ' ἂν ἐν θεραπείῃ ἢ ἴδω, ἢ ἀκούσω, ἢ καὶ ἄνευ θεραπηίης κατὰ βίον ἀνθρώπων, ἃ μὴ χρή ποτε ἐκλαλέεσθαι ἔξω, σιγήσομαι, ἄῤῥητα ἡγεύμενος εἶναι τὰ τοιαῦτα.
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.

7. Ὅρκον μὲν οὖν μοι τόνδε ἐπιτελέα ποιέοντι, καὶ μὴ ξυγχέοντι, εἴη ἐπαύρασθαι καὶ βίου καὶ τέχνης δοξαζομένῳ παρὰ πᾶσιν ἀνθρώποις ἐς τὸν αἰεὶ χρόνον. Παραβαίνοντι δὲ καὶ ἐπιορκοῦντι, τἀναντία τουτέων.“
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.

7 lời thề gốc này được cải biên thành 9 hoặc 12 lời thề tùy theo mỗi quốc gia hay tổ chức, nhưng những cải biên đó không và chưa bao giờ đi ra khỏi tôn chỉ của nó.

Thế nhưng với chiến dịch đỏ hóa mọi ngõ ngách, công tác dân vận của đảng cộng sản cầm quyền đã không chỉ có nền chính trị mang màu sắc Trung Hoa, và nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, đã làm nên một phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại của ngành Y cho nhân loại toàn cầu, một lời thề mới gồm 5 điều mới mẻ. Các sinh viên trường Y trên khắp đất nước Việt hôm nay, không thề theo đúng tôn chỉ nghề y, mà thề lời thề chính trị.




Thực lòng tôi không biết phải nói gì, chỉ có nghẹn lời khi viết những dòng này. Những người làm y khoa chân chính khi nhìn thấy lời tuyên thệ của Hippocrates bị chính trị hóa như thế này là một điều sỉ nhục như một công dân bị mất tổ quốc. Vì đối với họ, lời thề ấy nó thiêng liêng như một triết lý sống của không chỉ của mỗi cá nhân làm nghề Tây y, mà còn là tôn chỉ cho cả nhân loại, không biên cương, lãnh thổ, hay ràng buộc sắc tộc, màu da cũng như thù địch.

Tôi xin cắn rơm, cắn cỏ lạy đảng cộng sản làm ơn, làm phước đừng phá nát những gì còn tốt đẹp sót lại ở mọi lĩnh vực ở đất nước và dân tộc này nữa. 

Tư Gia, 21h53' Chúa nhựt, 18/8/2013

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

VẬT THẾ CHẤP CHÍNH TRỊ



 Lời tuyên bố đầy bản lĩnh chính trị của cô gái trẻ Phương Uyên trong phiên tòa ngày 16/8/2013 là một bản án đanh thép đi vào lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam với chế độ độc quyền của đảng cộng sản ở Việt Nam
Bài đọc liên quan:

Từ ngàn xưa, khi con người bước ra khỏi cuộc sống của thời cộng sản nguyên thủy bầy đàn, để đấu tranh sinh tồn với hiểm họa vây quanh, cũng là lúc con người biết sử dụng vật thế chấp làm tin trong giao dịch.

Để được ngồi ngôi cao, hưởng ân sủng của thiên hạ, lấy uy tín với thần dân, các vua phong kiến sử dụng con mình để gả cho quốc gia lân bang làm vật thế chấp chính trị, để thực hiện phương án ngoại giao, chờ thời cơ xâm chiếm.

Trong làm ăn giao thương, tài sản cố định là vật thế chấp cho đối phương, ngân hàng để vay vốn làm ăn. Chỉ có những đối tác làm ăn lâu bền, uy tín lớn, tín chấp là một kiểu thế chấp cao cấp nhất của con người tới giờ này.

Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển vật thế chấp càng có nhiều hình thức tinh vi hơn. Tinh vi và ác độc nhất vẫn là các chính khách lấy đồng bào mình làm vật thế chấp chính trị trong bang giao. Trong khi họa cũng trút lên đầu dân, mà nguy cũng trút lên đầu dân, còn lộc thì chính khách và dòng họ an hưởng.

Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ngày nay, phương án dùng dân làm vật thế chấp để đi buôn chính trị của chính khách đều có, thời chiến cũng thế, và thời bình cũng thế.

Hoa Kỳ khi muốn lấy lòng toàn thế giới, vật thế chấp của họ gồm cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Đã thế, ở đâu có bất ổn, họ sẵn sàng đem tuổi trẻ của họ làm lính viễn chinh đến, với cái gọi là vì tự do dân chủ. Nhưng nếu nhìn về bản chất, những người trẻ lính viễn chinh này không ngoài là vật thế chấp.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam 83 năm qua, vừa ra khỏi ách đô hộ thực dân Pháp thì lao vào nội chiến. Hậu quả, hơn 3 triệu sinh linh đã ngả xuống, đến giờ này còn hơn 300 ngàn không tìm được xác, và còn hơn 200 ngàn đã tìm được xác, nhưng chưa rõ họ tên. Những chiến sỹ vô danh ấy, họ sinh ra, và lớn lên, không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng họ là vật thế chấp cho ngai vàng của các chính trị gia của cả 3 bên - thắng cuộc, bỏ cuộc, và thua cuộc trong nội chiến kéo dài 20 năm.

Hòa bình lập lại, chưa được yên ấm bao nhiêu ngày. Một nửa bên thua và bỏ cuộc trở thành vật thế chấp để các chính khách bên thắng cuộc tiếp tục nồi da nấu thịt, để người dân thà bỏ thây cho cá, cướp biển, để đi tìm đất sống. Và chỉ vì chính khách kém tầm trong ngoại giao, và mê muội trong men say thắng cuộc. Một cuộc chiến kéo dài 12 năm ở cả 2 biên giới Tây Nam và phía Bắc - 1978 đến 1990. Hàng triệu thanh niên nữa lại ngả xuống, không phải vì chén cơm manh áo của mình và gia đình mình, mà vì sai lầm của chính khách.

Vốn xuất thân từ giai cấp làm cách mạng triệt để nhất, nhờ không có gì để mất - giai cấp vô sản. Họ đã chọn con đường đã và đang đi theo 83 năm qua là con đường tăm tối. Nó đã sụp đổ ngay tại cái nôi sinh ra nó. Nhưng có một nghịch lý cuộc đời là, chính giai cấp vô sản là giai cấp làm cách mạng triệt để nhất, nhưng khi cướp được chính quyền, thì họ lại không có gì để có thể dựng xây đất nước. Thế cuộc buộc họ lại phải quay lại con đường mà họ đã đạp đổ nó - bất công, độc tài và tàn ác còn hơn cả thực dân.

Vì không có gì để dựng xây đất nước, và con đường đã chọn tăm tối ấy, họ lại quay sang lấy biên cương lãnh thổ, tài nguyên và cả đồng bào mình làm vật thế chấp cho việc bang giao.

Khi vào WTO và muốn ra khỏi các nước nằm trong danh sách các nước đặc biệt bị quan tâm - Country of Particular Concerns, gọi tắt là CPC - một số nhân vật bất đồng chính kiến như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Linh Mục Ngô Quang Kiệt, giáo dân Thái Hà, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật, v.v... được lấy để làm vật thế chấp trong đàm phán bang giao. Họ được thả và giảm án.

Sau khi ra khỏi danh sách CPC, và vào WTO cùng lúc vào tháng 11/2006,  thì tình trạng đàn áp tôn giáo và bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến lại diễn ra dày đặt, ngày càng gia tăng từ 2008 đến nay. Cụ thể là tháng 02/2005 Linh mục Nguyễn Văn Lý được giảm án và ân xá, thì đến 18 tháng Hai năm 2007 ông bị bắt và chính thức ngồi tù lại vào ngày 30 tháng Ba năm 2007. Luật sư Lê Quốc Quân cũng trở lại nhà tù vào tháng 12/2012, sau khi bị bắt vào tháng 3/2007, và còn bao nhiêu người khác nằm trong diện sẵn sàng "chờ đợi" làm vật thế chấp cho con buôn chính trị.

Hôm qua, câu chuyện giảm án của Phương Uyên từ 6 năm tù giam còn 3 năm tù treo cộng với 3 năm quản thúc, cũng là 6 năm từ nhà tù nhỏ sang nhà tù to. Với Nguyên Kha giảm án từ 8 năm tù còn 4 năm tù cũng không ngoại lệ là vật thế chấp chính trị trong bang giao. Vì nếu chế độ này đối xử tốt với dân thì cái án của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã không y án sau phiên phúc thẩm! Xem ra chế độ Phong kiến xưa kia tuy vậy mà vua lo cho dân, cho nước hơn nhiều.

Liệu những điều trên các quốc gia bang giao với Việt Nam họ có biết? Chắc chắn và đương nhiên là quá biết, và càng không tin cậy Việt Nam, khi đồng bào Việt Nam bị đối xử tệ thì làm sao họ là ngoại bang được đối xử tốt hơn?

Từ đó cho thấy, chế độ đảng cầm quyền này chưa và sẽ không bao giờ xem dân là gốc, mà luôn là vật thế chấp trong mọi cuộc bán buôn nhơ nhớp của chính trị. Chỉ có ngoại bang có ảnh hưởng đến sinh mệnh sống còn của đảng cầm quyền, mới có thể sai khiến được đảng cộng sản làm theo như kiểu con tắc kè đổi màu, để đấu tranh sinh tồn, rồi màu khát máu vẫn là màu của máu.

Một chế độ mà ở đó, xem người dân là vật thế chấp cho con buôn chính trị thì, bản chất của chế độ đó như Marx nói - chỉ có súc vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại, để chăm chút cho bộ lông của mình. Nhưng xem ra súc vật còn có lòng tin với gia chủ của nó được nuôi nấng, vỗ về. Còn với chế độ Việt nam hiện tại niềm tin dân chúng đã không còn 38 năm qua và mãi mãi.

Sức mạnh của một thể chế nhà nước là ở toàn dân, khi niềm tin dân chúng đã cạn kiệt thì, liệu chế độ đó tồn tại được bao lâu? Sức mạnh mềm của một quốc gia là vô hình và vô hạn. Liệu với cách cư xử với đồng bào đã từng vào sinh ra tử cho chế độ như thế thì, sức mạnh mềm của Việt Nam có còn?

Asia Clinic, 9h31' ngày thứ Bảy, 17/8/2013

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

CỘNG SẢN CHỈ CÓ SỤP ĐỔ, KHÔNG CÓ CHUYỂN ĐỔI

Bài đọc liên quan:

Trong một bài viết hôm 12/8/2013 của ông bác sỹ Benjamin S. Carson - một tài năng y học của thế giới - trên Real Clear World về chủ đề chính phủ mới ở Trung Hoa chống lại hiến pháp của Hoa Kỳ. Ông cho rằng, 3 bài viết trên các trang nhất Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo và Hỏa Tuyến Bình luận của một giả có bút hiệu là Ma Zhongcheng - 马众诚, có nghĩa là Trung thành với chủ nghĩa Marx - đều cho thấy là một kiểu sửa lại những bài tuyên truyền cũ của thời Mao Trạch Đông ở thập niên 1970.

Theo Bùi Mẫn Hân - Minxin Pei - một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Claremont McKenna College, gần đây đã viết, "Các lãnh đạo mới của Trung Hoa có thể bỏ qua một số cải cách về kinh tế, hành chính phù hợp với mục tiêu bảo tồn sự cai trị của Đảng Cộng sản. Nhưng nó sẽ không chấp nhận bất cứ sáng kiến ​​nào có thể gây nguy hiểm đến độc quyền chính trị của đảng cộng sản, mặc dù đảng cộng sản ở Trung Hoa bây giờ không còn lý tưởng của cộng sản".

Qua những chính sách cải tổ gần đây của Trung Hoa, nổi bật nhất là chiến lược kinh tế ba phàm là của Lý Khắc Cường - Likonomics: không kích thích kinh tế, giảm nợ và tái cơ cấu - cũng thấy thấy nó chỉ đơn thuần là 3 biện pháp tạm thời giải nguy cho nền kinh tế Trung Hoa. Không giống với chiến lược của ông Shinzo Abe - Abenomics - là một phức hợp cải cách gồm 3 mục tiêu chính trị song hành với 3 mục tiêu kinh tế cho nước Nhật. Càng không giống như Hoa Kỳ là, mỗi lần thay đổi lãnh đạo có trường phái khác nhau, thì chính trị và kinh tế cũng đổi theo.

Ở Việt Nam cũng vậy, trong bài viết Bàn về kỷ vật của chủ tịch nước trao cho tổng thống Obama của tôi, những sự kiện tôi đã liệt kê, chứng minh hùng hồn cho việc đối với đảng cộng sản thì không có chuyện chuyển đổi. Thậm chí, sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đảng cộng sản ở Việt Nam còn sửa đổi hiến pháp năm 1992, để thêm cái điều 4 nhằm khẳng định độc tôn cầm quyền ở Việt Nam, mà các hiến pháp 1946, 1959 và 1980 chưa bao giờ có điều này.

Lịch sử thế giới về các quốc gia có đảng cộng sản cầm quyền cũng cho thấy rõ điều này. Những năm 1950s, một số quốc gia Đông Âu như, Ba Lan, Tiệp Khắc và Nam Tư, họ đã chán chê đảng cộng sản, họ muốn ly khai và thay đổi nền chính trị theo phương Tây. Nhưng dưới sự kiểm soát của Liên Xô bằng mọi cách cả chính trị lẫn quân sự đã không cho phép họ chuyển đổi nền chính trị từ đơn nguyên sang đa nguyên, và nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường tự do. Mãi đến khi Liên Xô thất bại và sụp đổ vì sau một thời gian dài đi theo nền kinh tế bao cấp, mà phải chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ và phương Tây, trong khi phải bảo kê cả các đồng minh cộng sản trên toàn thế giới, thì sự sụp đổ thực sự mới diễn ra ở Đông Âu.

Nhưng dù, Trung Hoa đã từ bỏ nền kinh tế bao cấp từ 1978, sau khi Đặng Tiểu Bình thỏa thuận với Hoa Kỳ bằng Thông Cáo Thượng Hải 12/1972, và Liên Xô cùng Đông Âu sụp đổ 1990, đảng cộng sản ở Trung Hoa vẫn không từ bỏ con đường độc tôn cầm quyền của mình. Việt Nam nằm cạnh Trung Hoa cũng phải đi theo Trung Hoa bằng Hội nghị Thành Đô, để đảng cộng sản ở Việt Nam tiếp tục khẳng định độc tôn cầm quyền bằng hiến pháp sửa đổi 1992.

Hơn nửa triệu người trước Quảng trường Thiên An Môn ngày 04/6/1989 vẫn bị xe tank, súng đạn của Đặng tàn sát chỉ trong 1 đêm.

Bây giờ, Trung Hoa đang khủng hoảng tài chính do nền kinh tế định hướng thị trường xuất khẩu và sản xuất hàng hóa giá rẻ, đẩy tăng trưởng bằng đầu tư công từ tiết kiệm của hộ gia đình. Kinh tế Trung Hoa chắc chắn sẽ hạ cánh nặng nề, nhưng với ngôi vị độc tôn cầm quyền của đảng cộng sản không thể lung lay. Vì với tư tưởng của Mao, họng súng đẻ ra chính quyền, các quốc gia có đảng cộng sản nắm quyền sẵn sàng độc ác để giữ sự độc tôn cầm quyền. Thiên An Môn đẫm máu, mới đây nội loạn Tây Tạng, Tân Cương, họ đã đàn áp dã man. 

Việt Nam là bản sao tận tụy và trung thành nhất của Trung Hoa từ sau 1990, là đồng minh chiến lược của Trung Hoa cũng đang sụp vào vũng lầy của một nền chính trị nửa dơi, nửa chuột và kinh tế kiểu mang màu sắc Trung Hoa. Cho nên khi Trung Hoa không sụp đổ, thì đảng cộng sản ở Việt Nam vẫn còn độc tôn nắm quyền hành cai trị.

Tất cả những điều trên cho ta thấy rằng, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà đảng cộng sản cầm quyền, thì chỉ có sụp đổ mới có sự thay đổi thực sự về chính trị và kinh tế. Việc chuyển đổi từ một nền chính trị đơn nguyên và một nền kinh tế do nhà nước chỉ huy sang một nền chính trị đa nguyên và một nền kinh tế thị trường tự do, khi đảng cộng sản chưa sụp đổ là điều ảo tưởng.

Asia Clinic, 12h50' ngày thứ Sáu, 16/8/2013

THẤY GÌ QUA CUỘC BẦU CỬ Ở CAMBODIA?

Không biết đến khi nào ở Việt Nam và Lào có được hình ảnh các ủng hộ viên của 2 đảng đối lập, đi diễu hành chung nhau trong hòa bình như thế này, để vận động tranh cử cho đảng chính trị của mình ủng hộ như ở Cambodia?

Bài đọc liên quan:

So với kỳ bầu cử của 5 năm trước, đảng của ông Hunsen - đảng Nhân dân Cambodia: Cambodian People’s Party: CCP - đã mất đi hơn 20 ghế trong Quốc hội. Ngược lại, chính trị gia cực đoan Sam Rainsy ngày càng sử dụng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc cực đoan mạnh mẽ hơn, để được uy tín trong những lần bầu cử gần đây. Đảng Cứu Quốc Cambodia - CNRP: Cambodia National Rescue Party - của Sam Rainsy nhận 55 ghế so với 68 ghế trong quốc hội của đảng ông Hunsen là một bước tiến đáng kể của nền chính trị Cambodia. Một hình thái chính trị nhị nguyên dần hiện rõ trên đất nước Chùa Tháp, mà hai quốc gia còn lại - Việt Nam và Lào - của bán đảo Đông Dương cũng là thuộc địa cũ của Pháp không dễ gì có được. Đó là hiện tượng, còn bản chất của vấn đề nằm ở đâu?

Một báo cáo của Surya Subedi tại Liên Hiệp Quốc, đã cảnh báo rằng nếu không có cải cách, các cuộc bầu cử sắp tới ở Cambodia sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về tính hợp pháp. "Có những lỗ hổng lớn trong việc quản lý các cuộc bầu cử ở Campuchia, cần phải cải cách cấp bách và lâu dài là cần thiết để cung cấp cho người dân Cambodia tự tin trong quá trình bầu cử và trong các hoạt động của Uỷ ban bầu cử quốc gia,"

Thống kê gần đây nhất tại Cambodia, có đến 50% dân ở lứa tuổi dưới 25, và 70% ở lứa tuổi dưới 35. Cuộc diệt chủng dân của Polpot thừa lệnh Trung Hoa, tính đến nay đã bằng thời gian 35 năm. Đây là 2 mặt của một vấn đề trong xã hội học.

Cũng giống thế hệ trẻ Việt Nam sinh sau 1975. Một thế hệ sinh ra sau cuộc giải phóng nhân đạo của Việt Nam trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Họ chưa một lần chứng kiến Cánh Đồng Chết thời Polpot diệt chủng dân mình, rất dễ bị kích động, tuyên truyền theo kiểu, chân lý là hàng ngàn lần nói láo, của Joseph Goebbels.

Đây là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất, để cách tuyên truyền của Sam Rainsy kéo tuổi trẻ về với mình, khi ông kêu gọi tinh thần dân tộc cực đoan về biên cương lãnh thổ Cambodia bị Việt Nam xâm lấn.

Hơn nữa, sau 28 năm nắm quyền thủ tướng, dù ở một chế độ đa nguyên như Cambodia hay bất kỳ các quốc gia nào ở Bắc Phi và Trung Đông gần đây, tham nhũng và độc tài cũng làm cho ông Hunsen làm mất lòng dân chúng. Ba động tác phong tướng cho con trai của mình một cách thần tốc, với 2 lần chỉ trong 1 tháng lên thiếu tướng, rồi trung tướng - Hun Manet - ở tuổi 35. Bố trí đứa con thứ hai - Hun Manit - 31 tuổi lên chuẩn tướng, để nắm quyền tình báo. Cùng đứa con thứ ba - Hun Many - 30 tuổi vào chiếc ghế quốc hội ở một đất nước đa nguyên chính trị là một sai lầm làm mất lòng dân, và là cơ hội để các đảng đối lập dễ dàng hạ uy tín của ông Hunsen.

Đặc biệt ở một quốc gia theo nền chính trị đa nguyên, và nền kinh tế thị trường tự do, trong đó có Cambodia, công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của người dân là điều vô cùng quang trọng. Nó càng quan trọng hơn đối với một dân tộc vừa ra khỏi diệt chủng, và được trẻ hóa trong dân số học như Cambodia. Thế hệ sinh sau nạn diệt chủng, họ được học hành, họ tiếp cận với thế giới văn minh qua internet, họ bắt đầu đòi quyền làm người đích thực.

Nếu ai đã từng sống và chứng kiến 2 thời kỳ Cambodia vừa thoát nạn diệt chủng và hôm nay, sẽ thấy một điều trớ trêu là, người dân bản xứ Khmer lại chính là người chỉ làm những việc ở bậc thấp của xã hội. Tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Cambodia hầu hết là dân di cư từ các quốc gia khác. Nhiều thanh niên gốc Khmer tốt nghiệp đại học ra trường không kiếm được việc làm, hoặc chỉ làm chân waiter cho khách sạn, nhà hàng của người Hoa hoặc người Việt.

Một chiến lược tranh cử lần này của đảng ông Hunsen tập trung vào việc hứa sẽ tăng lương 30% cho  90 ngàn nhân viên công chức và tạo việc làm cho dân. Và vì thế, chúng ta không còn thấy lạ là, tại sao phổ thông đầu phiếu cho đảng cứu nguy dân tộc của ông Sam Rainsy đã thắng phiếu hầu hết ở các vùng nông thôn và tỉnh lẻ. Nơi mà người dân Khmer gốc đã bán nhà cửa, đất đai ở các thành phố lớn để quay về với ruộng vườn lam lũ. Đây là hậu quả của nạn diệt chủng Polpot gây ra, chúng đã giết hầu hết trí thức và tầng lớp giàu có Cambodia, người dân Khmer còn sống sót chỉ là dân nghèo và mù chữ. 

Sau khi NEC - Ủy ban bầu cử quốc gia Cambodia: National Election Committee - công bố kết quả trên, phe đối lập của ông Sam Rainsy liền bác bỏ kết quả, dù đây là cuộc bầu cử thắng lớn nhất của họ từ năm 1990 đến nay. Và một số nhà bình luận quốc tế cho rằng, một mùa xuân Ả Rập có thể xảy ra ở Cambodia. Nhưng với những ai từng chứng kiến và hiểu được nguồn gốc, sức mạnh của đảng Nhân dân Cambodia của ông Hunsen thì mới thấy hết không khí bình yên của một nền chính trị động mà vững bền của Cambodia.

Cuối cùng qua tranh cử công khai của một xã hội đa nguyên ở Cambodia vừa qua, nó còn cho chúng ta thấy, các đảng phái tranh cử đã tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ tài chính của cả 2 phe hắc bạch cho đất nước này.

Dù gì đi nữa thì, việc Cambodia có được hình thái chính trị và kinh tế tương đối tốt như hiện nay, một phần là nhờ vào ông cố Thái thượng hoàng Norodom Sihanouk đã làm được chuyện hòa hợp hòa giải dân tộc sau khi trở lại ngai vàng, mà ở Việt Nam suốt gần 40 năm qua chưa và sẽ hầu như không làm được.

Tất cả những điều trên cho thấy, dù ông Hunsen đang nắm hầu hết mọi quyền hành, nhưng lòng dân và sức mạnh dân sự trong một thể chế chính trị hợp với quy luật khoa học, vẫn là yếu tố quyết định trong tương lai cho một đất nước vừa thoát ra khỏi chế độ độc tài do cộng sản tạo ra 23 năm trước.

Asia Clinic, 14h09' ngày thứ Năm, 15/8/2013

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

BÀI TOÁN NAN GIẢI CHO KINH TẾ TRUNG HOA

Bài đọc liên quan:

Trong Likonimics của ông Lý Khắc Cường gồm 3 mục tiêu - không kích thích kinh tế, giảm nợ và cải cách cơ cấu - vấn đề giảm nợ là vấn đề đau đầu nhất, khi mới đây Quỹ tiền tệ Quốc tế thông báo tính cả nợ công lẫn nợ tư trong nước của Trung Hoa đã lên đến 200% GDP. Một bài viết của tôi tháng trước, Likonomics là một phương án tiến thoái lưỡng nan.

Để thực hiện giảm nợ, và thay đổi cơ cấu kinh tế, mà đặc biệt là giải quyết 39 triệu căn hộ ma của hơn 170 thành phố trống rỗng mà chính phủ Hồ - Ôn để lại, chính phủ mới Tập - Lý đã đưa ra một dự án cho thiên niên kỷ đối với Trung Hoa. Đó là, dự án lùa 250 triệu nông dân vào thành thị trong 12 năm tới trong một bài viết của nhà báo Ian Johnson đã từng nhận giải Pulitzer 2001, một chuyên gia về Trung Hoa viết rất đầy đủ và cặn kẽ. Một dự án mà các nước phương Tây cho là nó tương đương với việc thành lập 26 thủ đô hiện đại nhất trên toàn thế giới. Một dự án vô tiền khoáng hậu của một siêu cường nửa vời, nhưng hung hăng.


Thực chất của siêu dự án này thì mong muốn của chính quyền Tập - Lý là đưa 70% dân số Trung Hoa - tương đương 900 triệu dân - trở thành những công dân thị thành vào năm 2025. Một con số khoảng 450 triệu nông dân trong một thập niên tới, phải rửa gót chân lấm bùn của mình để mang giày tây, đi trên thảm trải sàn nhà.

Theo ông Ian Johnson, đến giờ này các lãnh đạo mới của Trung Hoa vẫn trung thành với việc điều hành đất nước đông dân nhất thế giới bằng ý chí của họ, bỏ qua tất cả mọi luật lệ và quy luật bàn tay vô hình của kinh tế học và những quy luật triết học.

Bằng vào ý chí của mình, các lãnh đạo mới của Trung Hoa hy vọng rằng, bằng vào cách họ mua lại đất của nông dân, sau đó buộc nông dân phải từ bỏ mảnh vườn của mình sống lâu nay, để mua lại 39 triệu căn hộ ma mà chính quyền địa phương xây nên lâu nay chưa có chủ mua, do bất động sản bị đóng băng - với cái gọi là đô thị hóa nông thôn. Nó sẽ giải quyết được nợ xấu của các chính quyền địa phương và nợ xấu của các doanh nghiệp bất động sản trong nước.

Nhưng người dân Trung Hoa có nhiều nỗi lo sợ. Đầu tiên là nông dân có học thức, họ sợ rằng một thời kỳ dồn dân lập ấp vào hợp tác hóa như thời kỳ cải cách ruộng đất 1950, hòng để chính quyền dễ dàng kiểm soát người dân, khi mà có quá nhiều bất cập, và bạo động xã hội gần đây xảy ra ở khắp nơi. 

Cái sợ thứ hai là, sau khi tháo củi sổ lồng cho nông dân được quyền canh tác và sống trên thửa ruộng của mình, giờ đây chính quyền mới của Trung Hoa quay trở lại diệt hết những chủ đất nhỏ ở nông thôn.

Nhưng cái lo lắng nhất của nông dân là, bao nhiêu năm nay họ chỉ biết sống bằng đôi tay canh tác trên mãnh đất của mình. Nay với việc lùa dân vào thành thị, ở những căn hộ chung cư, họ sẽ làm gì để sống, sau một thời gian tiêu hết số tiền bán đất cho chính quyền?

Về mặt chính quyền, một con số dự trù phải chi cho việc an sinh xã hội mới trong 12 năm tới về y tế, học đường và công trình công cộng khoảng 600 tỷ đô la/năm cho 250 triệu dân đổi đời trở thành thị dân. Đó là chưa tính đến lương hưu và chi phí an sinh xã hội cho những người sẽ đến tuổi về hưu trong 12 năm tới. 

Nhưng, trong 2 năm nay hầu hết những nông dân sau khi đã di chuyển vào các chung cư gần đây, họ chẳng biết làm gì, ngoài việc mua sắm tiện nghi tiêu dùng như xe cộ, truyền hình để chơi game! Một số thanh niên nông thôn may mắn, sau khi dời vào những căn hộ chung cư để sống, họ kiếm được việc làm giản đơn ở các khu công nghiệp với đồng lương 150USD/tháng.

Song làm việc trong các khu công nghiệp lại đẻ ra một vấn đề khá nhức nhối khác là, các nhà máy lại ở xa những khu tái định cư. Hơn thế nữa, tuổi cho phép cho công nhân ở các khu công nghiệp chỉ dừng ở độ 45 - 50 tuổi. Thế thì, giai đoạn sau lứa tuổi này, họ phải làm gì để kiếm sống, trong khi chế độ an sinh xã hội Trung Hoa vẫn còn đi học và khám chữa bệnh phải trả tiền túi.

Một nông dân ở thành phố Ankang thuộc tỉnh Thiểm Tây đã từng làm công nhân khu chế suất, và là nạn nhân của việc di dân vào những khu chung cư - ông Shifang - nói, tôi năm nay 45 tuổi đã thất nghiệp, không còn bất kỳ nhà máy nào tuyển tôi lao động, không có lương hưu, không an sinh xã hội. Trong khi đó, nếu ở nông thôn như xưa kia, cha mẹ chúng tôi có thể nuôi con gà, con heo, trồng cây ăn trái kiếm sống đến tuổi 70!

Hậu quả là, một số người dân đã tự thiêu, hoặc chống lại chính quyền địa phương, chứ nhất định không di dời. Đây là một siêu dự án làm tổn thương đến nền văn hóa và nông dân, cũng như tình hình chính trị lớn nhất Trung Hoa hậu thời đại Đặng Tiểu Bình. Chính phủ mới đã dự trù cho một cuộc họp vào tháng 6/2013 vừa qua để bàn làm sao bảo vệ được quyền lợi của nông dân, nhưng vẫn giữ quyền sở hữu công về tư liệu sản xuất về đảng cầm quyền, nhưng buộc phải hoãn, vì chưa có bất kỳ một giải pháp khả dĩ nào cho vấn đề này!

Giống như Việt Nam, 80% dân số Trung Hoa làm nông nghiệp vào thập niên 1980. Sau 30 năm đổi mới theo nền kinh tề định hướng thị trường, đã có 47% dân Trung Hoa đang ở các đô thị, nhưng có đến 17% những người dân sống ở đô thị vẫn còn mang cốt cách của một nông dân. Đây là một vấn đề nan giải không chỉ đơn giản là việc lùa dân vào thành phố, thì người dân sẽ rũ bỏ cái tư duy và văn hóa sống nông thôn!

Trong một khảo sát năm 2008 tại nhiều vùng nông thôn Trung Hoa, có 29% nông dân cho rằng chính quyền địa phương đã cướp đất của họ. Nhưng, một khảo sát làm lại mới đây vào năm 2011, thì có đến 43% nông dân có quan điểm này. Theo giáo sư Li Dun của Đại học Bắc Kinh, lý do là chính quyền địa phương sử dụng xe ủi để phá nhà dân và buộc dân phải bán đất và di dời đến nơi mà chính quyền đã xây dựng.

Một số người hoài nghi cho rằng, hậu quả của siêu dự án này sẽ để lại hậu quả giống như Mễ Tây Cơ và Ba Tây trong tiến trình đô thị hóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng hậu quả là sinh ra những tầng lớp dưới đáy xã hội và những bất ổn xã hội vệ mặt trật tự trị an.

Một ý tưởng đã được đề ra gần đây là, chính quyền địa phương chia cổ đông các nhà máy ở khu công nghiệp cho nông dân khi mua đất và di dời chỗ ở của họ, nhằm tạo cho họ có thu nhập suốt đời. 

Nhưng điều này đã được thử nghiệm ở ngoại ô Thành Đô, song cuối cùng nông dân không được nhận gì sau khi mất đất.Cuối cùng, việc đấu tranh biểu tình của nông dân với chính quyền diễn ra hằng ngày. Một nơi khác ở phía Nam Thành Đô, thì nông dân được hưởng chế độ cổ tức hằng tháng. Ở đây nông dân đóng góp vào nhà máy cứ 2.000 Bảng Anh thì mỗi ngày được hưởng lợi nhuận 8 đô la.

Một nông dân, Huang Zifeng, 62 tuổi, ở làng Paomageng đã từ bỏ mảnh đất của mình để làm việc trên các đồn điền cho biết. "Đó là cách ổn định hơn so với việc canh tác trên mảnh đất nông nghiệp của riêng bạn".

Theo ông Xiang Songzuo, kinh tế trưởng của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Hoa thì, đô thị hóa là con đường tạo ra giá trị cho nền kinh tế, và nó tạo dòng chảy tiền tệ lưu thông lớn để làm ra doanh thu.

Nếu điều này hiện thực thì chính quyền địa phương rất cần một nguồn tiền lớn để đầu tư các công trình. Cho nên mục đích đầu tiên là, không kích thích tăng trưởng của chính sách Lý Khắc Cường không thể hoàn thành. Theo ông Xiang Songzuo, gần đây chính phủ yêu cầu liệt kê tất cả các công ty cần tiền để hỗ trợ đầu tư. Lúc đó, lạm phát là vấn đề đau đầu cho chính quyền Tập - Lý.

Một thống kê cho thấy, đã có đến 53% nông dân bị chương trình đô thị hóa ở Trung Hoa thực hiện, nhưng chỉ mới có 35% dân số nhận được hộ khẩu và nơi cư trú. Một tiêu chuẩn tối thiểu để được quyền khám chữa bệnh và được đi học ở Trung Hoa. Song tất cả những yêu cầu tối thiểu đó đến nay chỉ thực hiện thông qua việc bán đất để trao đổi. Nó lại là vấn đề bế tắc cho những nông dân không có đất.

Dù sao thì theo Tom Miller, một tác giả của cuốn sách xuất bản gần đây - China's Urban Billion: Đô thị tỷ dân của Trung Hoa - kết luận rằng, đô thị hóa là phương pháp duy nhất để giải quyết tình trạng kinh tế và chính trị hiện nay của Trung Hoa. Nhưng vấn đề an sinh xã hội của ước mơ 70% dân chúng Trung Hoa được đổi đời thành dân thị tứ vẫn còn là vấn đề mà nhà nước Trung Hoa vẫn chưa có lời giải.

Asia Clinic, 18h25' ngày thứ Tư, 14/8/2013