nha ban quan tan binh | mua nha quan tan binh

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

TẠI SAO TRUNG HOA SẼ KHÔNG THỐNG TRỊ THẾ GIỚI


Bài viết liên quan của tác giả khác:
Bài viết của chủ blog:

Bài viết gốc: Why China Won’t Rule

Bài viết của ông Robert Skidelsky, là giáo sư danh dự về Kinh tế chính trị tại Warwick University, Anh Quốc, và người đồng sự của British Academytrong cả hai lĩnh vực lịch sử và kinh tế, là một thành viên làm việc Thượng viện Anh. Tác giả của 1 cuốn tiểu sử của 3 ba cuõc hội thảo của nhà kinh tế nổi tiếng JohnMaynard Keynes, ông Robert Skidelsky bắt đầu sự nghiệp chính trị của ông trong các đảng Lao động, trước khi lập Đảng Xã hội Dân chủ trong một thời gian ngắn ngủi, và cuối cùng trở thành người phát ngôn cho tạp chí Treasury Affairs của Đảng Bảo thủ Anh trong Thượng Viện . Ông bị buộc phải ra khỏi Đảng Bảo thủ vì lập trường đối lập của ông trong việc can thiệp của NATO ở Kosovo vào năm 1999.

LUÂN ĐÔNLiệu Trung Hoa đã sẵn sàng để trở thành siêu cường tiếp theo của thế giới? Câu hỏi này ngày càng được đặt ra khi tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa ở mức hơn 8% hằng năm, trong khi thế giới các quốc gia đã phát triển vẫn còn sa lầy trong suy thoái hoặc gần suy thoái. Trung Hoa là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và sẽ là lớn nhất vào năm 2017. Và chi tiêu quân sự của Trung Hoa đang chạy đua trước tốc độ tăng trưởng GDP của nó.

Câu hỏi đặt ra ở trên là hợp lý nếu chúng ta không cho nó bện vào vòng xoắn Mỹ. Theo tư duy của Mỹ, chỉ có thể có một siêu cường, do đó, sự trỗi dậy của Trung Hoa sẽ tự động trở thành là sự trả giácủa Hoa Kỳ. Thật vậy, đối với nhiều người ở Mỹ, Trung Hoa đại diện cho một thách thức hiện thực.

Đây là cách để vượt lên đứng đầu. Trong thực tế, với sự sụp đổ bất ngờ của Liên Xô vào năm 1991, và sự tồn tại chỉ một siêu cường duy nhất là một bất thường. Tình trạng bình thường là cần một sự cộng sinh giữa các cường quốc, đôi khi hòa bình thỉnh thoảng gây chiến, giữa các cường quốc to lớn.

Ví dụ, Anh, nơi mà người Mỹ vẫn thường nói, không bao giờ là một "siêu cường" trong ý thức của người Mỹ. Mặc dù đã từng là một đế quốc uy quyền tối cao của hải quân, nước Anh đã vươn xa sức mạnh của mình, nhưng nước Anh của thế kỷ XIX chưa bao giờ có thể giành được chiến thắng một cuộc chiến tranh nào trong chống Pháp, Đức, Nga không có đồng minh. Thay vì, Anh là một cường quốc thế giới - nó lại là một trong những đế chế nhiều chiến tích lịch sử khác biệt với những cường quốc nhỏ hơn về phạm vi địa lý của những lợi ích và ảnh hưởng của chúng.

Sau nữa, một câu hỏi rất thực tế là, không phải là liệu Trung Hoa thay thế Mỹ hay không, mà là liệu Trung Hoa sẽ bắt đầu như thế nào để có được một số các thuộc tính của một cường quốc thế giới, đặc biệt là ý thức trách nhiệm đối với trật tự toàn cầu.

Thậm chí nếu nhìn theo cách khiêm tốn nhất thì, các câu hỏi không nhận được một câu trả lời rõ ràng. Vấn đề đầu tiên là nền kinh tế của Trung Hoa, năng động trên bề nổi, nhưng nền tảng bên dưới lại ọp ẹp.

Nhà phân tích La Trí(*)trình bày một cách rõ ràng một bức tranh về sự thành công vĩ mô bên cạnh với thất bại vimô của Trung Hoa. Gói kích thích kinh tế khổng lồ với 4 nghìn tỷ Mao tệ (tương đương 586 tỷ đô la) trong tháng 11 năm 2008, chủ yếu đổ vào mất mát để cho các doanh nghiệp nhà nước vay thôngqua ngân hàng cho vay được chỉ đạo, để duy trì tăng trưởng của Trung Hoa đối mặt với suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng cái giá phải trả là một phân bổ sai nguồn vốn ngày càng nghiêm trọng, kết quả trong danh mục đầu tư ngày càng tăng các khoản nợ xấu, trong khi đó có quá nhiều khoảng tiền tiết kiệm của các hộ gia đình Trung Hoa được dùng để đầu cơ và thổi phồng bong bóng bất động sản. Ngoài ra, La Trí lập luận rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 đã làm tiêu tan những mô hình tăng trưởng xuất khẩu của Trung Hoa, do suy giảm kéo dài từ nhu cầu ở các nước tiên tiến.

Trung Hoa hiện nay rất cần cân bằng lại nền kinh tế của mình bằng cách chuyển từ đầu tư công và xuất khẩu sang tiêu dùng công cộng và tư nhân. Trong ngắn hạn, một số tiết kiệm thặng dư cần phải được đầu tư vào tài sản thực tế ở nước ngoài, và không chỉ nằm yên tại Kho bạc Mỹ. Tuy nhiên, trong dài hạn, xu hướng tiết kiệm hộ gia đình Trung Hoa phải được giảm bằng cách phát triển một mạng lưới an sinh xã hội và những công cụ tín dụng tiêu dùng.

Hơn nữa, để một cường quốckinh tế thế giới, Trung Hoa cần có một đồng tiền mà người nước ngoài muốn đầu tư. Điều đó có nghĩa là phải đưa vào chuyển đổi đầy đủ và tạo ra một hệ thống tài chính sâu và có tính thanh khoản, một thị trường chứng khoán để huy động vốn, và một tỷ lệ lãi suất có tính thị trường có lợi ích cho việc cho vay. Và, trong khi Trung Hoa đã nói về "quốc tế hóa" đồng nhân dân tệ, thì họ lại thực hiện việc này rất ít cho đến nay. Trong khi đó, Trí viết, đồng USD vẫn còn được hỗ trợ bởi những mối quan hệ chính trị mạnh mẽ của Mỹ với hầu hết những quốc gia xem nó là đồng ngoại tệ dự trử lớn nhất toàn cầu”. Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả-rập Xê-út, Kuwait, Qatar, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, tất cả đều tìm nơinơi trú ẩn dưới sự bảo trợ của quân đội Mỹ.

Vấn đề thứ hai là một trong những giá trị chính trị. Tiếp tục "đi lên" của Trung Hoa sẽ phụ thuộc vào việc tháo dỡ các biểu tượng chính sách cộng sản cổ điển như công hữu tài sản, kiểm soát dân số, và áp chế tài chính. Câu hỏi tồn tại là bao lâu nữa những cải cách này sẽ được cho phép để thực hiện trước khi chúng thách thức độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản, đã được bảo đảm bởi hiến pháp 1978.

Hai giá trị văn hóa quan trọng củng cố hệ thống chính trị của Trung Hoa. Đầu tiên là đặc trưng tôn tri trật tựtính thân thế gia đình trong tư tưởng chính trị của Trung Hoa. Triết học Trung Hoa thừa nhận giá trị của sự không ràng buộc, nhưng cái không ràng buộc đó phải được đặt dưới sự lãnh đạo để công dân biết vị trí của mình. Luận ngữ của Khổng Tử đã nói: "Hãy để người cai trị là một người cai trị, dân là thần dân, cha là một người cha, và con con".

Ngoài ra còn có rất ít niềm tin vào sự thiêng liêng của đời sống con người: Phật giáo cho rằng không có sự khác biệt giữa con người với động vật và thực vật. Một cam kết bảo vệ nhân quyền đã được viết vào hiến pháp Trung Hoa trong năm 2004, nhưng, như trường hợp gần đây của nhà bất đồng chính kiến ​​Trần Quang Thành(Chen Guangcheng) đã minh họa, điều này hầu như là một thông điệp chết. Tương tự như vậy, sở hữu tư nhân đứng dưới sở hữu tập thể.

Rồi thì, có học thuyết Nho giáo nói về "quyền lực của thượng đế", mà nguyên tắc chính trị được hợp pháp hóa. Ngày nay, quyền lực của chủ nghĩa Mác đã diễn ra, nhưng không có bất kỳ chỗ cho một quyền lực của người dân. Sự mâu thuẫn về nguồn gốc của chính phủ hợp pháp không chỉ là một trở ngại lớn để dân chủ hóa, mà còn là một nguồn tiềm năng cho bất ổn chính trị.

Những di sản lịch sử làm hạn chế mức độ mà Trung Hoa sẽ có thể chia sẻ trong việc lãnh đạo toàn cầu, đòi hỏi một mức độ tương hợp giữa các giá trị Trung Hoa và phương Tây. Phương Tây tuyên bố rằng giá trị của họphổ quát của quy luật, Mỹ và châu Âu sẽ không ngừng tìm cách nhấn chìm những giá trị Trung Hoa. Thật khó để nhìn thấy quá trình này sẽ đảo ngược, với một Trung Hoa bắt đầu xuất khẩu các giá trị riêng của mình.

Trung Hoa có một sự lựa chọn: nó có thể hoặc là chấp nhận các giá trị phương Tây, hoặc có thể cố gắng để tạo ra một giá trị Đông Á để bảo vệ chính nó từ những giá trị này. Giá trị Đông Á của Trung Hoa sẽ kích động cuộc xung đột không chỉ với Mỹ, mà còn với các cường quốc châu Á khác, đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ. Cho nên, tương lai tốt nhất có thể của Trung Hoa rất có thể nằm trong việc chấp nhận các tiêu chuẩn phương Tây trong khi vẫn cố gắng vấn vươn với "màu sắc Trung Hoa."

Nhưng sự lựa chọn không phải là một kịch bản cho Trung Hoa "thay thế" Mỹ. Theo tôi, cũng không phải là những gì Trung Hoa muốn. Mục tiêu của nó là sự tôn trọng, chứ không phải thống trị.

Bản quyền Project – Syndicate 2012

Ghi chú của người dịch:
(*) La Trí ():là CEO của quỹ đầu tư tài chính của Hồng Kông, HFT Investment Management (HK) Ltd

BS Hồ Hải dịch – Tư Gia – 20h42' ngày thứ Tư, 30/5/2012

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

CỐT LÕI CỦA BÀNH TRƯỚNG TRUNG HOA


Bài viết liên quan của tác giả khác:
Bài viết của chủ blog:

Bài viết gốc: China’s Expanding Core

Bài viết của bà Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản, cựu Chủ tịch Hội Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản, và hiện đang lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội Nhật Bản.

TOKYO - Trung Hoa hiện đang tham gia trong các tranh chấp cay đắng với Phillipines trên bãi đá ngầm Scarborough(1)với quần đảo Senkaku(2) của Nhật Bản, cả hai đều có vị trí địa lý vượt ra xa ngoài vùng biển rộng 200 dặm lãnh thổ của Trung Hoa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Thật vậy, việc bành trướng của Trung Hoa như tuyên bố hiện nay làm nhiều người Châu Á đang tự hỏi những gì sẽ làm hài lòng với những tham vọng vô biên của Trung Hoa để bảo đảm những "lợi ích cốt lõi" của Trung Hoa. Có phải không có giới hạn của tham vọng Trung Hoa hay lànhận thức hiện nay của Trung Hoa là muốn phục hồi một Đế chế Trung Hoa, để làm cho toàn bộ thế giới phải  khấu đầu?

Cho đến nay, Trung Hoa đã chính thức gọi Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương là những "lợi ích cốt lõi", một cụm từ bao hàm một sự khẳng định chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ mà sẽ không cho phép bất kỳ sự thỏa hiệpnào. Trung Hoa hiện thời đang cố gắng áp dụng các thuật ngữ tương tự đối với quần đảo Senkaku trong tranh chấp với Nhật Bản, và là hiểm họa sát sườn đối với những yêu sách tương tự cho toàn bộ biển Nam Trung Hoa, thực sự, một số sĩ quan quân đội Trung Hoa đã có mặt ở đây.

Quần đảo Senkaku, nằm ở phía tây Okinawa trên biển Đông Trung Hoa và hiện đang không có người ở, đã sáp nhập vào Nhật Bản bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1895. Một thời ở đây, đã có cư dân thường xuyên làm việc tại một cơ sở sản xuất cá ngừ khô. Năm 1969, Ủy ban Kinh tế của Liên Hợp Quốc khu vực Châu Á và Viễn Đông (ECAFE) đã hoàn thành một cuộc khảo sát đáy biển của vùng biển Đông Trung Hoa, và báo cáo có thể có sự hiện diện tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất rộng lớn, bao gồm cả trữ lượng dầu hỏa và khí tự nhiên dồi dào gần quần đảo Senkaku. Hai năm qua, Đài Loan và Trung Hoa liên tục lập lại tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo từ năm 1971, nhưng lập trường của chính phủ Nhật Bản đã luôn luôn khẳng định chủ quyền của Nhật Bản là không bàn cãi.

Trong tháng tư vừa qua, Thống đốc Tokyo, Shintaro Ishihara, một người yêu nước nổi tiếng và ăn nói lưu loát, thông báo rằng chính quyền đô thị của ông đang có kế hoạch để có được bốn hòn đảo của quần đảo Senkaku, sẽ sở hữu tư nhân cho công dân Nhật Bản. Những tài trợ cho việc mua từ người dân Nhật Bản vượt quá 700 triệuYên Nhật (tương đương 8.4 triệu đô la Mỹ).

Trung Hoa phản ứng với đề nghị
của ông Ishihara bằng độ nhạy cảm thông thường của họ: từ chối nhận các chuyến thăm dự kiến ​​của con trai ông Ishihara, người đang là Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, một đảng đối lập chính của nước Nhật.


Hơn thế nữa, tại một cuộc họp ở Bắc Kinh hồi đầu tháng này giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Thủ tướng Trung Hoa Ôn Gia Bảo trong hội nghị thượng đỉnh ba bên với Hàn Quốc, Ôn Gia Bảo đề cập đến phong trào độc lập trong khu vực tự trị của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và quần đảo Senkaku trong cùng một ý nghĩa. "Điều quan trọng là tôn trọng lợi ích cốt lõi và các vấn đề của mối quan tâm lớn của Trung Hoa", họ Ôn nhấn mạnh.

Cho đến thời điểm đó, chính phủ Trung Hoa đã không bao giờ áp dụngthuật ngữ "lợi ích cốt lõi" đối với quần đảo Senkaku. Sau tuyên bố của Ôn Gia Bảo, hội nghị thượng đỉnh ba bên xấu đi. Nó làm cho cuộc đàm phán song phương giữa Tổng thống Hàn Quốc Lý Minh Bác(Lee Myung-bak) đã được chuẩn bị với Chủ tịch Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, cuộc hội đàm giữa Noda với H, và một cuộc họp dự kiến ​​giữa Chủ tịch Liên đoàn các Tổ chức Kinh tế Nhật Bản(Keidanren), Hiromasa Yonekura và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Dương Khiết Trì, cũng đã được hủy bỏ. Tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh đã bị trì hoãn một ngày, và bỏ qua tất cả các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên - một mối quan tâm hàng đầu của cả Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các nhà lãnh đạo Nhật Bản trị một Trung Hoa lỗ mãng không chỉ bằng một lời khiển trách về vấn đề quần đảo Senkaku, mà còn là việc cho đăng cai hội nghị chung lần thứ tư Đại hội người Duy Ngô Nhĩ trên toàn Thế giới tại Tokyo vào tháng năm. Trước đây, các cuộc họp như vậy đã được tổ chức tại Đức và Hoa Kỳ, và lần này, trong đó việc nhấn mạnh tầm quan trọng bảo vệ quyền con người và bảo tồn truyền thống, văn hóa, và ngôn ngữ của người Duy Ngô Nhĩ, mà chưa bao giờ Nhật Bản có bất kỳ cuộc tham dự nào về những trừng phạt hoặc tán thành chính thức.

Nếu ngoại giao cộc cằn chỉ là biểu hiện duy nhất bằng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của bành trướng Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo châu Á có thể yên ngủ trong hòa bình. Nhưng thực tế là hải quân Trung Hoa đang ngày càng hoạt động mạnh hơn ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tại quần đảo Senkaku và đặc biệt là bãi đá ngầm Scarborough, mà còn xung quanh quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Với ngân sách quân sự của Trung Hoa mọc lên như nấm và không minh bạch(secretiveness), sự quyết đoán của họ là tiếng chuông báo động cho các quốc gia có chung vùng biển Nam Trung Hoa.

Hơn nữa, sự bắt nạt của Trung Hoa đối với Philippines bao gồm không chỉ gửi các tàu chiến đến bãi đá ngầm Scarborough, mà còn áp dụng hạn chế nhập khẩu sản phẩm của Phillipines một cách bất ngờ. Và phản ứng của Trung Hoa đối với Nhật còn hoang tưởng hơn rất nhiều kể từ khi chính phủ đối lập với đảng Dân chủ Tự do lên cầm quyền ở Nhật Bản.

Các cuộc đấu tranh quyền lực trong Đảng Cộng sản cai trị Trung Hoa thông qua cuộc thanh trừng Bạc Hy Lai, và sự trốn thoát khỏi sự giam giữ của nhà hoạt động mù Trần Quang Thành(Chen Guangcheng) trong suốt thời kỳ đàm phán kinh tế với Hoa Kỳ, đã khẳng định dân tộc chủ nghĩa của các nhà lãnh đạo Trung Hoa thậm chí còn gay gắt hơn bình thường. Họ không muốn tỏ ra mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại và đối nội ở Trung Hoa với những gì được xem là những "lợi ích cốt lõi".

Cho đến nay, Trung Hoa đã không cho phép các cuộc biểu tình hàng loạt chống lại Nhật Bản và những nước khác nó đã từng được sử dụng trong quá khứ để truyền đạt sự không hài lòng của Trung Hoa. Nhưng vấn đề này lại có thể phản ánh trạng thái bồn chồn của các nhà lãnh đạo Trung Hoa trong bối cảnh của cuộc thanh trừng họ Bạc: họ không thể đảm bảo rằng một cuộc biểu tình chống Nhật Bản sẽ trở thành một cuộc biểu tình chống chính phủ cộng sản đang cai trị độc đoán ở Trung Hoa.

Những lợi ích cốt lõi thực sự của Trung Hoa là không bành trướng lãnh thổ và quyền bá chủ trên các nước láng giềng của nó, mà phải ủng hộ các quyền con người và cải thiện phúc lợi của công dân của mình, đó là lợi ích cốt lõi của thế giới ở Trung Hoa. Tuy nhiên, cho đến khi nào Trung Hoa chấp nhận tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) phải được thảo luận đa phương, để các nước nhỏ hơn như Philippines và Việt Nam không cảm thấy bị đe dọa, và bành trướng những “lợi ích cốt lõi” của Trung Hoa sẽ là gốc rễ của sự bất ổn ở Đông Á.

Bản quyền của Project - Syndicate 2012

Ghi chú người dịch:
1. Bãi đá ngầm Scarborough:Tên Trung Hoa là bãi đá ngầm Hoàng Nham. Bãi đá này thuộc chủ quyền trong hải phận Phillipines cách vịnh Subic 198km về phía Tây. Nhưng cách đảo Hải Nam Trung Hoa đến 1.100km. Song năm 1979 Trung Hoa đã tuyên bố là chủ quyền của họ. Hiện nay, Phillipine là nước đang nắm giữ bãi đá chìm này. Nó có tên là Scarborough là do cuối thế kỹ 18 bãi đá này đã làm chìm một con tàu buôn có tên Scarborough.

2. Quần đảo Sekaku: Tên Trung Hoa quần đảo này gọi là Điếu Ngư Đài. Trước thời Minh Trị quần đảo này thuộc đế chế Mãn Thanh. Nhưng từ khi Nhật xâm lược Trung Hoa quần đảo này thuộc về Nhật. Hiện Nhật đang chiếm giữ và thuộc địa phận hành chánh của tỉnh Okinawa.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 16h03’ ngày thứ Bảy, 26/5/2012

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

CHỨNG CUỒNG PHÓNG HỎA Ở TRẺ EM

Bài viết liên quan:

+ Phản biện tích cực và phản biện tiêu cực
+ Tâm bệnh của cộng đồng


Cả tháng nay hầu như tất cả các báo chính thống quan tâm đến cháu gái 12 tuổi “phát hỏa”. Hết các nhà cảm xạ học đến các giáo sự lịch sử của đại học phán đủ thứ loạn cào cào, đẩy xã hội Việt vào mê tín một cách mù quáng, như một dạng tâm bệnh của cộng đồng. Mặc dù chứng cuồng phóng hỏa ở trẻ con là một rối loạn tâm lý không hiếm, thường đi kèm theo khoảng 14% trong tất cả các trường hợp bệnh lý tâm thần khác. Và chứng này có 90% là nam, 10% là nữ bị mắc.

Nhưng ở trẻ vị thành niên, chứng cuồng phóng hỏa này có nguồn gốc từ những xung đột trong mối quan hệ gia đình và xã hội gây ra trầm cảm. Từ đó phóng hỏa là cách để các cháu giải tỏa tâm lý bị bế tắc trong việc giải quyết các xung đột này gây ra. Đôi khi nó chỉ là niềm vui khi phóng hỏa, có khi là căm giận lúc phóng hỏa, v.v… kiểu trẻ con.

Chứng cuồng phóng hỏa ở trẻ em có tên tiếng Anh là Child Pyromania. Chữ Pyromania có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp có 2 thành tố: Pyr, có nghĩa là lửa. Và Mania, có nghĩa là hưng cảm hoặc điên rồ. Ghép 2 chữ lại thành chữ Pyromania. Và ghép với chữ Child, là trẻ em thì thành cái bệnh Child Pyromania: Chứng cuồng phóng hỏa ở trẻ em.  Trong những cuốn sách giáo khoa ở các trường Y, như cuốn Sổ tay Thầy thuốc Lâm sàng ( The Clinician’s Handbook) của hai tác giả chủ biên Robert G. Meyer, và Sarah E. Deitsch hay cuốn Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán về Những Rối loạn Tâm thần (The Diagnostic and StatisticalManual of Mental Disorders) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đã viết về cách chẩn đoán chứng này gồm 6 tiêu chuẩn sau, khi có một trẻ có những biểu hiện của chứng này:

1. Một đứa trẻ đã được chứng kiến hơn một lần cố ý phóng hỏa. Ví dụ chuyện phát hỏa có liên quan đến những vật liệu tạo ra lửa ở cháu bé như hộp quẹt, xăng, v.v…

2. Trước khi phóng hỏa cháu bé phải có một số cảm giác căng thẳng hoặc kích thích thúc đẩy việc phóng hỏa.

3. Trẻ thấy việc làm nên ngọn lửa là một niềm thích thú, thu hút trẻ.

4. Trẻ phải thấy nhẹ nhõm và hài lòng khi chứng kiến việc làm ra ngọn lửa.

5. Trẻ không có động cơ nào khác để làm nên ngọn lửa như trả thù, lý do tiền bạc hay tổn thương não gây ra, mà chỉ là hành động giải quyết căng thẳng cá nhân.

6. Vấn đề trẻ làm nên ngọn lửa không phải vì các rối loạn nhân cách chống đối lại xã hội hay là rối loạn hành vi, mà chỉ là kiểu giải quyết căng thẳng của trẻ con, khi không thể giải bày, giải quyết vấn đề xung đột tâm lý của mình mà thôi.

Với những gì mà báo chí đã đưa tin trong gần 1 tháng qua, tôi cho rằng cháu gái mắc chứng cuồng phóng hỏa mà y học đã biết cả hàng trăm năm qua, chứ không phải cháu gái này có thể phát ra lửa một cách huyễn hoặc như đã nghi ngờ vô chứng cứ.

Cần phải phân biệt với trẻ mắc chứng cuồng phóng hỏa với trẻ con thích nghịch lửa. Đó là vấn đề khó khăn trong quyết định chẩn đoán chứng cuồng phóng hỏa ở trẻ em.

Vấn đề phân biệt này đòi hỏi thầy thuốc phải tìm hiểu và phân biệt rằng, một trẻ tòm mò về lửa thì chỉ muốn tìm hiểu về lửa và đốt để nhìn và suy nghĩ về lửa. Còn trẻ bị chứng cuồng phóng hỏa thì phải là trẻ phóng hỏa vì một tâm lý bất thường do xung đột xã hội và cố ý phóng hỏa để giải tỏa áp lực này. Và ở trẻ bị chứng cuồng phóng hỏa sẽ phóng hỏa làm hại đến tài sản, ngược lại trẻ thích tìm hiểu về lửa thì lại tìm nơi quang đảng để đốt lửa để mà tòm mò thích thú.

Việc giải quyết bệnh này không khó, vì nó chỉ là vấn đề rối loạn cách giải quyết vấn đề ở tuổi vị thành niên trong quá trình phát triển tư duy từ tư duy một bước sang tư duy 2 bước. Chỉ cần giải quyết vấn nạn làm trẻ bị căng thẳng và trầm cảm từ những quan hệ giữa trẻ với gia đình, xã hội và học đường là chính.

Thiết nghĩ, việc cháu gái 12 tuổi này nên được các nhà chuyên môn y học tâm thần hoặc chí ít là nhà tâm lý học theo dõi, khám xét và đưa ra kết luận đúng hơn là báo chí và các nhà cám xạ học như cả tháng nay ở nước ta đã và đang xử lý. Hy vọng với bài viết này sẽ làm sáng tỏ để xã hội, truyền thông và gia đình cháu bé yên tâm đem cháu đến đúng nơi để chẩn đoán và điều trị cho cháu gái mắc chứng này.

Asia Clinic, 12h05' ngày thứ Năm, 24/5/2012

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

CHIẾN LƯỢC BẢO TOÀN VỐN CỦA DÂN VIỆT ĐẾN CUỐI NĂM 2012

Bài viết liên quan:
+ Một dấu hỏi lớn chưa có ai trả lời
+ 600 tỷ đô la và những gì?
+ Mua bán vàng khi nào trong ngày?
+ Vàng lên vàng xuống thấy gì?
+ Bá Kiến Chí Phèo và chiến tranh tiền tệ
+ Đời không có chú Sam, đời mất vui
+ Câu chuyện "bình ổn giá"

Gần năm nay không mó vào một bài chính thức nào về kinh tài, vì có chuyên gia kinh tài Lý Toét lo toan. Hôm nay thấy cần phải viết bài này để bà con biết giữ mình lúc hoạn nạn gần kề.

Như những tin tức mà tôi đã điểm hằng ngày, câu chuyện một Hợp Chủng Quốc Châu Âu đang bắt đầu tan rã từ lúc nước Pháp có người nắm quyền cánh tả, và đảng cầm quyền cánh hữu của nước Đức đang trên đường gây thất vọng lòng dân. Dân chúng cái khối Liên Minh châu Âu đang biểu tình chống lại chính sách thắt lưng buộc bụng của các chính khách hòng níu kéo cái khối Eurozone và đồng Euro đang trên đà sụp đổ.

Hôm qua tổng thống Hy Lạp quyết định ông thẩm phán tòa án tối cao nước này nắm chức thủ tướng lâm thời để điều hành bầu cử quốc hội và thành lập chính phủ trong tháng tới với nguy cơ cánh tả cực đoan nước này lên nắm quyền. Nó báo hiệu một nước Hy Lạp chắc chắn hầu như 100% sẽ ra khỏi nhóm 17 nước dùng chung đồng Euro. Nó đã làm dân Hy Lạp kéo nhau đến ngân hàng rút ra 700 triệu Euro để tìm nơi trú ẩn an toàn là vàng, để chống lại lạm phát, một khi Hy Lạp sẽ lạm phát, lúc phải ra khỏi khối Eurozone để sử dụng lại đồng bạc của mình dưới một núi nợ gần 1,5 lần GDP.

Bên cạnh đó, Ý và Tây Ban Nha sẽ là những thành viên tiếp theo có thể nối bước Hy Lạp. Trong khi cuộc họp khối G8 vắng mặt tổng thống Nga, vì lý do bận việc sắp xếp chính phủ mới. Nhưng với khuynh hướng tả khuynh đang thắng lớn ở chính trường. G8 thiếu Nga đang bối rối, chưa đồng thuận với tăng trưởng hay thắt lưng buộc bụng để cứu Liên Minh Châu Âu và đồng Euro. 

Tăng trưởng thì cán cân thâm hụt thương mại sẽ tiếp tục diễn ra, và Trung Hoa sẽ ngày càng mạnh. Nó làm phá sản trong trứng nước chiến lược xuyên Thái Bình Dương của Mỹ và phương Tây đang muốn kiềm chế Trung Hoa. Nhưng thắt lưng buộc bụng thì sẽ làm châu Âu tan rã, vì quyền lợi của các thành viên trong khối, như đã đưa ra trong trường hợp của Hy Lạp. Vì cà khối Liên Minh châu Âu hiện nợ công lên đến 87,2% tổng GDP bằng 25% tổng sản lượng 70 ngàn tỷ toàn cầu. Các nước yếu và ngay cả Pháp cũng sẽ không chịu nhìn chỉ một mình Đức đang thực hiện chế độ Phát Xít kiểu mới thôn tính toàn Tây Âu bằng sức mạnh mềm.

Hay nói cách khác, một liên minh Châu Âu khác biệt về văn hóa và lịch sử không thể tồn tại để trở nên một cường quốc như người bạn Hoa Kỳ ở Tân lục địa.

Cùng lúc đó, thì người lãnh đạo quân sự của Mỹ ở Trung Đông tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ tấn công Iran bất kỳ lúc nào nếu đàm phán lần 2 về hạt nhân 5+1(5 thành viên thường trựccủa hội đồng bảo an  Liên Hiệp Quốc và Đức) với Iran trong tháng tới bất thành.

Trong khi đó, lừa nước đục thả câu, Trung Hoa chưa thể thỏa thuận với Iran mua dầu bằng đồng Mao chưa được thị trường toàn cầu công nhận. Họ đã tăng dự trữ vàng để dùng làm phương tiện thanh toán nhập dầu.

Ba yếu tố quan trọng trên, chúng đã làm giá vàng thế giới tăng vọt 34usd/oz trong đêm qua, và hứa hẹn sẽ còn tăng trong đêm chốt giá vàng cuối tuần này. Trong khi giá dầu hỏa xuống còn 92usd/thùng và chỉ tệ đồng đô la mạnh lên 82, sau khi chỉ số niềm tin tiêu dùng ở Hoa Kỳ tháng 4 tăng 0,8% so với dự đoán của Fed chỉ là 0,4%.

Nhưng việc tăng giá vàng thế giới chỉ là tâm lý bất an của dân châu Âu. Nên nó sẽ giảm trong tuần tới hoặc chấm nhất là tuần cuối tháng 5/2012 này. Vì

Hoa Kỳ và cả Trung Hoa đang chuẩn bị nước rút cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào chúa nhựt của tuần đầu tiên tháng 11/2012, còn Trung Hoa lo đại hội đảng cộng sản lần thứ 18 với nhiều thay đổi cơ cấu kinh tế tăng tiêu thụ, an sinh xã hội, giảm đầu tư công và sản xuất. Hai cường quốc này buộc lòng phải kéo giá dầu xuống, ổn định giá vàng trước kỳ bầu bán tranh hùng trong nước.

Tất cả các yếu tố trên có tác động, nhưng không làm ảnh hưởng lớn tình hình kinh tế trong nước Việt, vì kinh tế Việt có tiếng nói riêng của nó trong lúc nguy nan. Về mặt lý thuyết, đến đầu năm 2012, các ngân hàng nhóm 4 trong nước xem như đã khai tử. Nhóm 3 đến cuối quý 1 cũng xem như hết thuốc chữa. Nhóm 2 có thể khai tử vào cuối quý 3 và nhóm 1 có thể gượng đến cuối quý 4/2012.

Nhưng vì tác động của nghị quyết 11/2011 nên tình trạng ngân hàng trong nước hiện nay như Lý Toét đã bình, một bệnh nhân tiểu đường kháng thuốc. Ngoại tệ thì đầy ắp trong ngân hàng, nhưng lại thiếu thanh khoản vì phải ôm đống bệnh nhân bất động sản đang đóng băng. Nhưng chắc chắn chính phủ không để cho ngân hàng chết, dù phải hy sinh lạm phát, bằng cách in tiền cứu chúng!

Song do được độc quyền kinh doanh vàng, mà lại thiếu tầm chiến lược, nên giá vàng nhập trong tháng 4/2012 quá cao, hơn 1650usd/oz. Nó buộc cơ quan độc quyền nhập vàng phải liên kết với ngân hàng để giữ giá vàng trong nước luôn cao hơn thế giới để hòng gỡ vốn khi vàng đang xuống dưới 1600usd/oz. Cho nên dù thừa đô la trong ngân hàng, nhưng ngân hàng buộc phải nâng giá đô la lên 21.000VNĐ.

Trước những diễn biến trên, đây là thời điểm mà dân Việt cần phải thấy rằng, đặt niềm tin và tiền đồng ông Cụ. Tuy tiền đồng ít giá trị và nguy cơ lạm phát cao. Nhưng do thiểu triển, nhập khẩu giảm, ứ đọng đô la. Nên khả năng lạm phát là khó từ đây đến lúc Hoa Kỳ và Trung Hoa bầu bán.

Nên đợt tăng giá vàng kỳ này là cơ hội để những ai đang giữ vàng và đô la nhàn rỗi nên bán để giữ tiền ông Cụ, để gửi ngân hàng là tốt nhất. Đến lúc bầu cử Mỹ là lúc tính toán để quay lại vàng và đô la chốt lãi và phòng ngừa lạm phát quay lại vì cứu hệ thống ngân hàng cuối năm nay, nếu không sẽ sụp.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bà con cố thủ được ngay tại cái lô cốt của mình.

Tư Gia, 21h24' ngày thứ Sáu, 18/5/2012

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

HUYỀN THOẠI VỀ CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG HIỀN TÀI Ở TRUNG HOA


Bài viết cùng tác giả:

Bài viết liên quan của tác giả khác:

Bài viết của ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là Giáo sư về lĩnh vực Chính phủ tại Claremont McKenna College.

CLAREMONT, CALIFORNIA – Những vụ bê bối chính trị đôi khi thực hiện một chức năng có giá trị làm trong sạch chính phủ. Chúng phá hủy sự nghiệp chính trị của những cá nhân có nhân cách không đáng tin cậy. Quan trọng hơn, là những vụ bê bối ấy có thể vạch trần từ những huyền thoại chính trị trung ương  cho đến tính hợp pháp của một số chế độ.

Điều đó xảy ra đối với trường hợp Bạc Hy Lai ở Trung Hoa. Một trong những huyền thoại chính trị vĩnh viễn sụp đổ với họ Bạc, một cựu đảng trưởng Đảng Cộng sản của thành phố Trùng Khánh, mà có quan điểm cho rằng sự cai trị của Đảng được dựa trên chế độ sử dụng hiền tài.

Trong nhiều cách, Bạc nhân cách hóa khái niệm “chế độ sử dụng hiền tài” của Trung Hoa - những người được giáo dục tốt, thông minh, hợp thời, và có sức mê hoặc đám đông (nó là những tiêu chuẩn chủ yếu đối với những giám đốc điều hành của phương Tây). Tuy nhiên, sau khi ông ta sụp đổ, một hình ảnh rất khác biệt đã xuất hiện. Bên cạnh những gì ông bị cáo buộc liên quan trong các loại tội phạm. Họ Bạc được mô tả là một thành viên trong ban lãnh đạo đảng cộng sản(apparatchik) tàn nhẫn, thiên về bản ngã quá lớn nhưng không có tài năng thực sự. Ông bị kết tội như là một nhà quản trị địa phương tầm thường.

Sự trỗi dậy quyền lực của Bạc là nhờ phần nhiều vào phả hệ của mình (cha ông là một phó thủ tướng), người bảo trợ chính trị của ông, và sự lôi kéo đám đông bằng mánh khóe của ông bằng những giá trị của trò chơi chính trị. Ví dụ, du khách Trùng Khánh ngạc nhiên tại các tòa nhà chọc trời cao vút và cơ sở hạ tầng hiện đại được xây dựng trong nhiệm kỳ của họ Bạc. Nhưng họ không biết rằng chính quyền Bạc đã vay tương đương hơn 50% GDP của địa phương để tài trợ cho xây dựng, và một phần lớn nợ sẽ không khả năng thanh toán?

Thật không may, trường hợp của họ Bạc không phải là ngoại lệ ở Trung Hoa, mà là nguyên tắc chung. Trái ngược với nhận thức phổ biến ở phương Tây (đặc biệt là các nhà lãnh đạo kinh doanh), chính phủ Trung Hoa hiện nay là không chạm được đến những thành viên trong ban lãnh đạo đảng cộng sản thông minh như họ Bạc, những người mà đã có được vị trí của họ nhờ vào tham nhũng(corruption), gian lận(cheating), sự bảo trợ của chế độ lý lịch(patronage), và mánh khóe lôi kéo đám đông vô thức(manipulation).

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của hệ thống gian lận mà nhiều quan chức Trung Hoa sử dụng là mua lại các bằng cấp giả hoặc không đáng tin cậy để đánh bóng sơ yếu lý lịch của họ. Bởi vì ở Trung Hoa trình độ học vấn được coi là thước đo công đức(measure of merit), các quan chức tranh giành để có được bằng cấp cao hòng đạt được một lợi thế trong cuộc cạnh tranh quyền lực.

Đại đa số các quan chức này sẽ nhận được học vị tiến sĩ (bằng thạc sỹ không còn là vũ khí trong cuộc chạy đua vào vũ đài chính trị). Những học vị tiến sĩ được cấp thông qua các chương trình bán thời gian hoặc trong các trường đào tạo của Đảng Cộng sản. Trong số 250 thành viên của ủy ban chấp hành đang có địa vị của đảng cộng sản ở các tỉnh, một nhóm ưu tú bao gồm cả bí thư và chủ tịch tỉnh, đã có đến 60 vị có bằng tiến sĩ.

Đáng chú ý là, chỉ có 10 trong số họ đã hoàn thành nghiên cứu tiến sĩ của họ trước khi trở thành quan chức chính phủ. Phần còn lại đã nhận được học vị tiến sĩ của họ (chủ yếu là kinh tế, quản lý, pháp luật, và kỹ thuật công nghiệp) thông qua các chương trình bán thời gian trong khi đượng nhiệm chức vụ của mình như là quan chức chính phủ bận rộn. Họ đã xoay sở để hoàn thành bằng cấp của mình chỉ trong 21 tháng, một thành tích không thể xảy ra, thời gian cho quá trình làm việc một mình, mà chưa làm luận án, thông thường cần ít nhất hai năm trong chương trình lý thuyết cho tiến sĩ của hầu hết các nước. Nếu rất nhiều quan chức cấp cao Trung Hoa công khai phô trương bằng cấp gian lận hoặc không đáng tin cậy mà không bị nhận hậu quả, thì người ta có thể hiểu được là vì sao mà tham nhũng lan tràn.

Một thước đo khác phổ biến được sử dụng để đánh giá "công đức" của một quan chức Trung Hoa là,  khả năng làm ra tốc độ tăng trưởng kinh tế của ông ta. Về bề nổi của vấn đề, điều này có thể như là một thước đo khách quan. Trong thực tế, GDP tăng trưởng cũng dễ dàng uốn cong như các thông tin về học vấn của một quan chức.

Những con số tăng trưởng ở địa phương đang lạm phát là tình hình bệnh dịch cố hữu được báo cáo trong dữ liệu tăng trưởng GDP của các tỉnh, khi được cộng lại, nó luôn cao hơn so với các dữ liệu tăng trưởng quốc gia, một con số phi toán học. Và, ngay cả khi họ không làm thầy thuốc cho những con số thì, các quan chức địa phương có trò chơi hệ thống theo cách khác.

Bởi vì nhiệm kỳ tương đối ngắn trong một vị trí trước khi thăng chức (ít hơn ba năm, trung bình, cho một thị trưởng địa phương), các quan chức Trung Hoa đang chịu áp lực rất lớn để chứng minh khả năng của họ để tạo ra kết quả kinh tế một cách nhanh chóng. Một cách chắc chắn để làm được như vậy là phải sử dụng đòn bẩy tài chính, thông thường bằng cách bán đất hoặc sử dụng đất làm tài sản thế chấp để vay một số tiền lớn từ ngân hàng nhà nước theo kiểu cưỡng bức ban ơn, để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, như họ Bạc đã làm ở Trùng Khánh.

Kết quả là có sự thăng chức đối với những cán bộ như vậy, bởi vì họ đã cung cấp nhanh chóng tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, những chi phí kinh tế và xã hội lại rất cao. Những chính quyền địa phương đang gánh một núi nợ và các khoản đầu tư lãng phí, các ngân hàng tích lũy các khoản vay rủi ro, và nông dân bị mất đất.

Tệ hơn nữa, vì cạnh tranh cho thăng quan trong bộ máy quan liêu Trung Hoa đã leo thang, thậm chí giả mạo các bằng cấp và hồ sơ tăng trưởng GDP đã trở nên không đủ cho việc thúc đẩy sự nghiệp của một con người. Nên việc ngày càng xác định triển vọng của một quan chức cho việc tiến thân là thân thế (một cách chơi chữ tiếng Hoa sang tiếng Anh của tác giả: guanxi: 关系 có nghĩa là quan hệ hoặc thân thế)của mình, hoặc bè phái.

Dựa trên các cuộc điều tra sự bảo trợ của các quan chức địa phương, thân thế, không phải công đức, đã trở thành yếu tố quan trọng nhất trong quá trình bổ nhiệm. Đối với những người không có thân thế, cách duy nhất là để mua những sự bổ nhiệm và những sự tiến thân thông qua hối lộ. Trong cách nói của Trung Hoa, việc này được gọi là mại quan (lại một cách chơi chữ khác phiên âm tiếng Hoa ra thành chữ La tinh là: maiguan: 卖官: mua quan bán chức), nghĩa là "mua quan bán chức". Báo chí chính thức của Trung Hoa có đầy đủ các vụ bê bối tham nhũng của các loại này.

Do sự làm mất phẩm cách công đức của cán bộ một cách có hệ thống như vậy, nên công dân Trung Hoa bị lừa để tin rằng họ được quản lý  bỡi những thành phần tốt nhất và sáng giá nhất. Nhưng đáng ngạc nhiên là, huyền thoại của một chế độ sử dụng hiền tài của Trung Hoa vẫn còn sống động trong tâm trí của những người phương Tây đã gặp các quan chức ấn tượng như họ Bạc. Thời điểm chôn vùi nó đã đến.

Project - Syndicate 2012

BS Hồ Hải dịch – Tư Gia, 20h45gày 15/5/2012

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

CÓ CHỐNG ĐƯỢC THAM NHŨNG?

+ Cặp phạm trù hiện tượng - bản chất trong quản lý và điều hành
+ Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành

+ Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành

+ Duy vật luận về xã hội Việt đương đại

+ Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo

+ Thưa các quan phụ mẫu


Chưa có bao giờ mà tình hình căng thẳng như nhiệm kỳ XI của đảng cầm quyền ở Việt Nam. Mới chỉ sau 1 năm đại hội XI, nhưng đã có 5 kỳ hội nghị trung ương của các think tanks đang nắm quyền đất nước. Mặc dù, trong quá khứ, có những thời kỳ khủng hoảng như mành treo chuông, ví như kỳ đại hội VI, khi Liên Xô cũ bắt đầu đổi mới và sụp đổ sau đó vào cuối thập niên 1980. Nhưng lúc đó là khởi đầu một thời kỳ minh chứng rằng những hình thái chính trị xã hội đi ngược với quy luật xã hội học cuối cùng cũng sụp đổ.

Cũng nhờ thời kỳ Liên Xô sụp đổ mà, các thành viên còn lại đang đi theo con đường của Liên Xô cũ đã có những cải cách kinh tế, và nó đã mang lại những phát triển kinh tế đáng khích lệ. Đời sống nhân dân đã được nâng lên so với thời kỳ bế quan tỏa cảng. Nhưng cái gì là quy luật thì vẫn là khoa học và chân lý. Sau hai thập kỷ ở Việt Nam và ba thập kỷ ở Trung Hoa, hôm nay là lúc nền kinh tế của cả 2 quốc gia này đang minh chứng rằng, quy luật bàn tay vô hình của nó sẽ phá tan mọi ý chí chính trị đang không đáp ứng được kinh tế đã phát triển từ lượng chuyển sang chất đủ để đòi hỏi những chuyển động chính trị.

Vấn đề tham nhũng đang là vấn đề nhức nhối nhất, nó được xem như là giặc nội xâm của chế độ và đất nước. Không cần bất kỳ một thế lực thù địch nào ngoài chính quyền, mà chỉ cần một mình tham nhũng cũng đủ làm tự lật nhào chế độ chính trị mà, hai đảng cầm quyền ở Trung Hoa và Việt Nam đang nắm giữ, dù họ có đủ lực lượng chuyên chính vô sản để triệt hạ bất kỳ mọi nhu cầu bình thường của người dân hay bất cứ thế lực bên ngoài nào.

Hội nghị trung ương đảng lần 4 hồi tháng 01/2012, cách đây 4 tháng, ông tổng bí thư đã đưa ra một nghị quyết 4, nhằm đúng với cái bằng tiến sĩ xây dựng đảng của ông là củng cố chính quyền của đảng cầm quyền trong 4 giải pháp. Nhưng sau 3 tháng ra đời, nghị quyết chưa đi được đến thực tiễn, hoặc không có tác dụng với thực tế khách quan, nên nhiều vấn nạn xã hội ào ạt diễn biến với những tham nhũng, tranh chấp đất đai, hàng loạt những thua lỗ với con số hàng tỷ đô la ở các tổ chức tài chính kinh doanh công quyền, những tha hóa các nhân viên công quyền và những phá sản làm cho nhiều vấn nạn xã hội. Nó buộc phải có một hội nghị trung ương 5 cấp tốc diễn ra để bàn chuyện cần kiếp, chuyện hiến pháp mới cho phù hợp với tình hình mới.

Nhưng trong bài phát biểu có tính định hướng và quyết định cho hiến pháp mới của ngài tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam không có gì mới. Khi nó đưa ra cái cốt lõi của hiến pháp mới là nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân, của dân và vì dân, nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng, và không phải là một nhà nước có tam quyền phân lập. Có nghĩa là, đảng đứng trên hiến pháp và pháp luật để phân xử mọi việc trong nước.

Lâu nay, tham nhũng cũng bắt đầu từ các đảng viên nắm quyền ở khắp nơi trong xã hội. Hôm nay và ngày mai cũng là đảng viên nắm quyền lãnh đạo. Đồng thời cũng đảng kiểm tra, kiểm soát, phê và tự phê. Nhưng đó là đi ngược với quy luật mâu thuẩn và đối lập trong duy vật luận. Thế nhưng đảng vẫn cứ hết thành lập ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng với người đứng đầu là thủ tướng, thì hôm nay lại có ý kiến thành lập thêm cái ủy ban chống tham nhũng nữa. Như vậy, té ra cái ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, mà người đứng đầu hành pháp trong hơn 5 năm qua hoạt động không hiệu quả?

Nếu không hiệu quả thì nguyên nhân do đâu mà không hiệu quả? Không thấy ai nói đến nguyên nhân để giải quyết, mà chỉ thấy những kiến nghị chỉ làm cho bộ máy chính quyền cồng kềnh thêm, trong khi ngân sách công đang rất kếch sù, nó đã góp phần cho kinh tế suy thoái như hôm nay.

Lại có ý kiến các think tanks cho rằng phải cải cách tiền lương để hạn chế tham nhũng. Phải làm sao lương cao để đảm bảo 3 vấn đề. Một là đủ cho nhân viên công quyền đủ sống. Hai là lương phải đảm bảo tái tạo sức lao động của nhân viên công quyền. Ba là lương phải đảm bảo nhân viên công quyền nuôi sống gia đình. Một cơ cấu lương đảm bảo 3 vấn đề ấy thì tự động tham nhũng sẽ biến mất. Có lẽ, các think tanks về kinh tài đã quên đi yếu tố con người, như ông Karl Marx đã "lỡ quên" cái yếu tố này trong học thuyết của ông để ông suy diễn thế giới loài người sẽ đi đến chủ nghĩa cộng sản khoa học không tưởng, nên Liên Xô mới sụp đổ? Con người khác với con vật ở chỗ này. Trong khi con vật chỉ cần đủ để giải quyết bản năng sinh tồn là đủ, thì con người còn giải quyết những đòi hỏi cao hơn, xa hơn những bản năng. Hay nói cách khác là, những đòi hỏi của con người là không biết bao nhiêu cho đủ!

Phóng sự về một phần khối tài sản kết sù của ông bí thư đảng cộng sản tỉnh Hải Dương của báo Giáo Dục Việt Nam

Như tôi đã từng viết, bản chất của con người là, tư hữu và quyền lực. Nếu một tổ chức xã hội dù nhỏ nhất là gia đình - chưa cần nói đến một tổ chức lớn hơn là doanh nghiệp, hoặc một đất nước - mà ở đó không có một cơ cấu và hoạt động để các quy luật mâu thuẩn và đối lập diễn ra, thì gia đình ấy không thể phát triển, mà ngày càng tha hóa và suy yếu.

Thế thì, với tư tưởng của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà ngài tổng bí thư đưa ra là không có sự kiểm tra, không có điều kiện để các quy luật mâu thuẩn và đối lập diễn ra, thì liệu có chống tham nhũng được không? Hỏi tức là đã trả lời, chuyện chống tham nhũng và sửa chữa hiến pháp, từ cuộc họp trung ương đảng lần 5 có số phận cũng như cái nghị quyết trung ương 4, chưa thực thi đã phá sản ngay từ bài phát biểu của nhà kiến trúc sư cho tư tưởng, đường lối, và hành động của dân tộc.

Tư Gia, 22h01' ngày thứ Bảy, 12/5/2012

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

TẢ, HỮU VÀ TƯƠNG LAI TOÀN CẦU

+ Cặp phạm trù hiện tượng - bản chất trong quản lý và điều hành
+ Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành

+ Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành

+ Duy vật luận về xã hội Việt đương đại

+ Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo

+ Thưa các quan phụ mẫu


Có một quan niệm nhầm lẫn của phần đông dân chúng cánh tả là xấu. Đó là sự đồng nhất về hiểu biết giữa cánh tả là cộng sản, mà sau cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, nhóm cánh tả cực đoan hình thành đảng cộng sản dưới "ánh sáng" của chủ thuyết Marx - Engels. Từ đó tới nay, phát minh của phương Tây đã làm nên một chuỗi những mâu thuẩn quyền lợi của các giai cấp. Xoay quanh những mâu thuẩn đó là những cuộc chiến về ý thức hệ. Bom đạn đã nổ khắp toàn cầu, và dĩ nhiên máu đã chảy thành suối ở mọi nơi từ cuộc chiến tả hữu.

Nhưng nếu hiểu sâu hơn nữa thì, cánh tả là đại diện cho sự đổi mới. Khi có những bế tắc về kinh tế chính trị ở đâu là cánh tả là đội tiên phong đứng ra giải quyết vấn đề. Song trong cánh tả cũng phải hiểu là có tả cực đoan đại diện cho bảo thủ, duy ý chí, cuồng tín và khát máu. Tả trung dung đại diện cho cách mạng thực sự. Và tả cấp tiến dành cho những phái nông nỗi và hiếu chiến. Đảng cộng sản là loại tả siêu cực đoan, loại cực đoan như những bóng ma ám ảnh toàn cầu. Nên cả thế giới bị ám ảnh của những người cộng sản làm nên một quan niệm nhầm lẫn, hễ cứ cánh tả là xấu.

Nhìn một chút về khái niệm và đóng góp của cánh tả trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại trong hơn 200 năm qua, để chúng ta nhìn tình hình kinh tế chính trị toàn cầu trong những năm tới. Nhưng ở bài viết này, những vấn đề được đưa ra, không có khái niệm đảng cộng sản, vì chế độ cộng sản không nằm trong khái niệm cánh tả của nhân loại tiên tiến, mà cộng sản là phi cánh tả và dĩ nhiên là phi cánh hữu, mà là một tập đoàn phong kiến kiểu mới, nó đi lùi lại lịch sử phát triển của nhân loại.

Nước Pháp nhìn từ Hoa Kỳ

Từ 2008, nước Mỹ đã phải chuyển quyền cai trị từ một chính quyền cực hữu sang tả trung dung, vì kinh tế nước Mỹ bị sa lầy vào những cuộc chiến do cánh hữu gây ra. Một chính sách kinh tế tàn sát các tổ chức tài chính đang nằm trên bờ phá sản, kích cầu bằng nhũng gói kích cầu khổng lồ từ vay mượn. Ủng hộ đầu tư nội địa bằng chính sách thuế đang bị ngáng đường bỡi cánh hữu. Một cuộc chiến tranh về ý thức hệ xảy ra ngay trong lòng nước Mỹ. Câu chuyện vì sao có sự ngáng đường của cánh hữu vì, quan điểm của cánh hữu là bảo vệ người giàu, vì họ nghĩ rằng chỉ có người giàu mới là những người xứng để lãnh đạo xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho xã hội bằng các cơ sở kinh doanh sản xuất. Nếu đánh thuế cao người giàu thì họ sẽ đóng cửa hoặc di chuyển cơ sở làm ăn đến nước ngoài, nạn thất nghiệp sẽ gia tăng. Trong khi đó, cánh tả thì muốn san bằng cách biệt giàu nghèo trong xã hội.

Đồng minh Bắc Đại Tây Dương của Mỹ cũng không khá gì hơn, khi một hình thái chính trị mới, một Liên minh châu Âu ra đời, nhưng không san bằng được biên giới văn hóa và kinh tế của các thành viên. Hậu quả là, một số quốc gia trong khối dùng đồng tiền chung châu Âu bị khủng hoảng nợ công. Nguy cơ tan rã liên minh là có thật. Nước Pháp - nơi đã từng là cái nôi cho cuộc cách mạng xã hội để đáp ứng với những đòi hỏi kinh tế và cách mạng khoa học kỹ thuật hồi thế kỷ XVIII - lại đi theo sau nước Mỹ. Một thủ lĩnh chính trị đảng cánh tả vừa đắc cử tổng thống cách đây 3 hôm - Francois Hollande - ông ta cũng giống Obama, chưa từng là một lãnh đạo bất kỳ một tổ chức nào trước đó.

Nếu cuộc cách mạng Trà dẫn đến hình thành một nước Mỹ năm 1776, thì sau đó 13 năm, cuộc cách mạng tư sản Pháp ra đời. Nó dẫn dắt cựu lục địa đi vào một thời kỳ mới mà ở đó chủ nghĩa tư bản hình thành, để bỏ lại sau lưng chế độ phong kiến đã lỗi thời. Nếu đảng Cộng Hòa thuộc cánh hữu của Mỹ ra đời năm 1854, từ nhiều đảng phái khác nhau gộp lại để làm nên một nước Mỹ năm 1776, thì đảng Dân Chủ Mỹ ra đời năm 1790 sau khi thành lập nước Mỹ để làm nhiệm vụ lịch sử của nó ở phía tầng lớp trung lưu và bậc thấp dân chúng Mỹ. Ở Pháp, những đảng phái cánh tả ra đời lần lượt ở Pháp là Đảng Xã Hội năm 1905, đảng Cộng Sản Pháp 1920, v.v... sau những đảng cánh hữu đứng về phía nhà giàu. Chúng đã là những đối trọng quan trọng tham gia vào những quy luật xã hội, để thúc đẩy Hoa Kỳ và phương Tây phát triển đến hùng cường và dìu dắt thế giới chậm tiến đi lên như hôm nay, và sẽ còn tiếp tục diễn ra khi mâu thuẩn xã hội còn tồn tại.

Điểm lại chút lịch sử để thấy rằng, tình hình chính trị kinh tế hiện nay của nước Pháp là "sao y bản chính" của nước Mỹ, mà không phải trả tiền bản quyền. Điều đó không chỉ hôm nay, mà đã từ khi một nước Mỹ non trẻ hình thành và hứa hẹn lãnh đạo toàn cầu vì quyền lực mềm của nó. Nên sự có mặt của ông Hollande ở điện Elysee' không những không làm khó khăn cho Hoa Kỳ, mà còn có thể ngược lại là, sẽ có những chính sách đồng thuận của Pháp ở Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với Hoa Kỳ hơn thời ông Sarkozy nắm nước Pháp.

Nhưng liệu nước Pháp có thể làm được như Hoa Kỳ, nhanh nhạy trong đổi mới, để vực dậy nó, một thành viên chủ chốt trong liên minh châu Âu, đang giảm sút về sức mạnh mềm? Câu trả lời là rất khó.

Có người cho rằng khi cánh tả lên cầm quyền ở Pháp thì liên minh Đức Pháp sẽ mâu thuẩn quan điểm về chính sách kinh tài trong một liên minh châu Âu đang rã rịu nhanh đi đến sụp đổ. Điều này là không thể, vì ông Hollander không thể phá bỏ ràng buộc với liên minh châu Âu thông qua hiệp ước khu vực đồng tiền chung châu Âu là, thắt lưng buộc bụng để qua cơn khủng hoảng này. Ngoài ra, gói kích cầu sẽ làm nặng thêm nợ công đã lên đến 90% GDP, tương đương với hơn 1.700 tỷ Euro mà, người dân Pháp đang phải còng lưng trả nợ lại càng khó hơn. Cái còn lại mà ông Hollande có thể làm cho nước Pháp là, thực hiện một chính sách thuế của Obama đang bị vướng phải kỳ đà cản mũi của cánh hữu ở quốc hội Mỹ. Liệu ông Hollande có khả năng thuyết phục một quốc hội đang có tỷ lệ lớn hơn cánh hữu đang nắm giữ để vượt vũ môn cho việc này? Nhưng một nước Pháp tuy có tả hữu khuynh trong chính trường, mà lại ôn hòa hơn nước Mỹ, đây là một lợi thế trong khó khăn duy nhất cho bài toán của ông Hollande. Có thể một liên minh tả hữu trong chính phủ sẽ giúp ông Hollande đạt được điều này.

Hay nói cách khác, một khó khăn chồng chất cho chính sách tả khuynh thiên vễ xã hội của ông Hollander trong việc kích thích tăng trưởng nước Pháp như ông đã hứa. Mọi tuyên bố trong tranh cử chỉ là để đạt được mục tiêu nắm quyền điều hành xã hội. Nó là lý thuyết, còn cây đời vẫn xanh tươi, vì từ lý thuyết đi đến thực tế là một khoảng cách rất xa. Một tiên lượng sẽ không cần lâu hơn một năm, để nhân dân Pháp thất vọng với những gì ông Hollande làm sau khi ngồi vào điện Elysee'.

Nước Đức và toàn cầu

Là một trong hai nước chủ chốt điều khiển liên Minh châu Âu - một loại United States of European kiểu Mỹ, nhưng dị biệt về văn hóa và thủ cựu về tư tưởng - Đức còn hơn thế nữa khi được xem là đầu tàu mẫu mực về cả tư duy, cần mẫn và chi li trong từng sự việc. Một nước Đức bình yên sau chiến tranh thế giới II dưới sự hỗ trợ an ninh và kinh tế của Hoa Kỳ để phát triển. Bây giờ họ đã đủ lông cánh để lèo lái con tàu châu Âu trên biển cả đầy bảo táp.

Sau sự kiện thắng cử của cánh tả ở Pháp, mọi tuyên bố ở Đức hầu như yên ắng, ngoài điện thoại chúc mừng tân tổng thống. Nhưng những chuyển động của cánh trung hữu đang cầm quyền ở Đức là 2 đảng phái - Dân chủ Tụ do của ông bác sĩ phó thủ tướng phụ trách kinh tế, người Đức gốc Việt Phillip Roesler, và Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo của Bà Angela Merkel - đang lo lắng cánh tả, mà đại diện là đảng Xanh của ông Joschka Fischer sẽ có thể thành công trong kỳ bầu cử quốc hội vào năm tới 2013. Đã có thông tin ông Phillip Roesler sẽ bị mất chức chủ tịch đảng Dân chủ Tự do trong vài tháng tới vì thiếu khả năng lãnh đạo đảng này trong kỳ bầu cử liên bang tới.

Với tổng sản lượng chiếm 25% toàn cầu - khoảng 17.000 ngàn tỷ đô la trên cả Hoa Kỳ khoảng 15000 tỷ - và tiêu dùng chiếm 30% toàn cầu - khoảng 21 ngàn tỷ đô la hằng năm - một liên minh châu Âu đang mắc kẹt trên cạn, vì chi tiêu nhiều hơn sản xuất ở các nước yếu. Liệu nước Đức có còn là nơi mà cánh trung hữu hiện nay có thể nắm quyền, khi yêu cầu một đổi mới trong điều hành?

Khối BRICS và toàn cầu

Khối những nước mới nổi - BRICS: Brasil, Rusia, India, China và South Africa - chiếm cũng bằng liên minh châu Âu về tổng sản lượng toàn cầu - 25%, trong khi dân số chiếm 41% toàn cầu. Nhưng tỷ lệ tiêu dùng và an sinh xã hội chỉ chiếm khoảng 14,5%. Cho nên họ đã và đang là một đối trọng làm nghiêng cán cân kinh tài toàn cầu. Đó là động lực đòi hỏi Hoa Kỳ và phương Tây buộc phải đổi mới.

Đảng cầm quyền nước Nga suốt từ hơn 10 năm nay là đảng nước Nga thống nhất của ông Putin. Tuy tuyên bố trung lập, nhưng với những gì diễn ra trong thời kỳ nước Nga chuyển hướng từ đơn nguyên sang đa nguyên dưới sự lãnh đạo của cặp đôi Putin - Medvedev cho thấy, đảng này có chiều hướng hữu khuynh cực đoan hơn là tả khuynh hay trung dung. Hoàn cảnh chính trị nước Nga hiện nay không khác mấy ở Trung Hoa, ngoại trừ một cấu trúc đa nguyên đang làm cho cặp đôi Putin - Mevedev đang có chiều hướng trở thành những tài phiệt kinh tài của Hoa Kỳ thời 1920s, đang muốn một xã hội hài hòa hơn. Còn xa lắm để một nước Nga có thể chi phối kinh tế toàn cầu, ngoại trừ tiềm năng vũ khí mà Liên Xô cũ để lại có thể ngồi vào cán cân quyền lực cơ bắp.

Tuy không đề cập vào khái niệm cộng sản trong tả hữu ở bài viết này, nhưng với sức mạnh của một nước mới nổi cũng nên điểm qua. Với hơn 1,3 tỷ dân đang lão hóa, chế độ hộ khẩu, bất ổn sắc tộc, phân hóa giàu nghèo, tham nhũng từ sai lầm về kiến trúc thượng tầng kiểu phong kiến, Trung Hoa chỉ có thể có tác động toàn cầu trong tương lai bằng cơ bắp kiểu Mao, và lũng đoạn kinh tế toàn cầu thông qua nền kinh tế có chỉ huy một thời gian ngắn, nếu không thể thay đổi về chính trị như ông thủ tướng Ôn Gia Bảo hô hào gần đây. Vì với tình hình thắt lưng buộc bụng trong suy thoái hiện nay, liệu Trung Hoa có còn đủ khả năng chi phối kinh tế toàn cầu được bao lâu?

Ấn Độ, Brasil và Nam Phi luôn trung lập để phát triển, đó là những thành tố góp phần không nhỏ cho toàn cầu về sức mạnh cơ bắp và kinh tài. Nhưng họ còn phải một bước phát triển dài về an sinh xã hội để đạt đến những mong muốn của toàn dân.

Tuy vậy, khối BRICS còn những bất đồng về văn hóa và quyền lợi kinh tế cũng như hình thái chính trị, nên còn lâu khối này mới được bằng liên minh châu Âu hiện nay để có tác động lớn đến toàn cầu, ngoài những tác động đơn lẻ của từng quốc gia.

Tương lai một thế giới như thế nào?

Trong một bài viết của tôi cách đây 9 tháng, Một thế giới bế tắc vì tham vọng, tôi đã điểm lại lịch sử phát triển về khoa học kỹ thuật thúc đẩy phát triển kinh tế, buộc chính trị phải cho ra đời tư bản chủ nghĩa để đáp ứng với yêu cầu của kinh tế. Sau nền kinh tế nông nghiệp với chính trị phong kiến, loài người đã đi đến nền kinh tế công nghiệp đòi hỏi tư bản chủ nghĩa ra đời. Còn hiện nay, khi nên kinh tế tri thức ra đời và toàn cầu hóa, chưa có một hình thái chính trị phù hợp để giải quyết cho một nền kinh tế mới hình thành.

Nhưng rõ ràng, với suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ, buộc thế giới phải cải cách, nên cánh tả phải thực hiện nhiệm vụ của mình - đổi mới và làm cách mạng xã hội. Chủ nghĩa cộng sản khoa học của Marx là một ảo tưởng cho thế giới loài người, theo cách suy diễn của ông về lịch sử và duy vật luận mà, ông bỏ qua yếu tố nhân bản trong lý luận của mình. Cho nên chủ nghĩa tư bản vẫn là đỉnh điểm của hình thái xã hội loài người cho đến hiện nay.

Song một hình thái xã hội đa nguyên làm khoảng cách giàu nghèo nhỏ lại kiểu Bắc Âu là, một mô hình lý tưởng cho toàn cầu, như tôi đã viết trước và trong kỳ đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 11 vừa qua. Có thể xem nó là xã hội chủ nghĩa cũng đúng, hay chủ nghĩa tư bản cũng không sai. Nhưng mà xã hội chủ nghĩa của phương Tây, chứ không là xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô, và càng không là xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa! Lúc đó, động lực của sự phát triển xã hội vẫn còn theo quy luật xã hội bỡi sự cạnh tranh tả hữu, nhưng cùng một mục tiêu văn minh cho nhân loại.

Asia Clinic, 16h52' ngày thứ Ba, 08/5/2012